Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học một số nội dung của chương trình hình học lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.39 KB, 6 trang )



Vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học
một số nội dung của chương trình hình học lớp
10 trung học phổ thông




Nguyễn Thị Tâm

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Chí Thành
Năm bảo vệ: 2009



Abstract: Trình bày định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Toán trung
học phổ thông, làm rõ sự cần thiết phải áp dụng PPDH theo quan điểm tích cực và vị trí
của lý thuyết tình huống (LTTH) trong lý luận dạy học hiện đại ở Việt Nam đáp ứng nhu
cầu và định hướng đổi mới PPDH. Nghiên cứu khả năng vận dụng LTTH theo hướng đổi
mới PPDH vào việc dạy và học môn Toán nói chung, dạy học hình học 10 nói riêng. Tiến
hành thiết kế một số bài giảng trong chương trình hình học 10 trung học phổ thông theo
hướng vận dụng PPDH tình huống. Nghiên cứu cách tiến hành giảng dạy hình học 10
THPT bằng PPDH tình huống và đánh giá hiệu quả giảng dạy bằng thực nghiệm sư
phạm. Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hình học lớp
10 bằng việc vận dụng lý thuyết tình huống như: cung cấp và bồi dưỡng thường xuyên
cho giáo viên về các PPDH hiện đại nói chung và PPDH tình huống trong LTTH nói
riêng; thực hiện dạy học môn Toán vận dụng LTTH trong một bài giảng cụ thể; hình thức
kiểm tra đánh giá trong dạy học sử dụng PPDH tình huống cũng cần linh hoạt; để hoạt


động nhóm có hiệu quả cần lượng học sinh trong một lớp học không quá đông, nên ở
khoảng 20 – 25 học sinh

Keywords: Giáo dục trung học; Hình học lớp 10; Lý thuyết tình huống; Phương pháp
dạy học; Toán học

Content
1. Lý do chọn đề tài
Một yêu cầu cấp thiết đang được đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo của nước ta trong
thời gian gần đây chính là việc đổi mới phương pháp dạy học. “Phải đổi mới phương pháp giáo


dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học
sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy
học.” (Nghị quyết hội nghị II, BCHTƯ Đảng CSVN-khóa VIII, 1997). Theo Nguyễn Bá Kim,
2007 [14], cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng vào hoạt động hoá HS: “Phương pháp dạy học
cần hướng vào việc tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác,
tích cực, chủ động, sáng tạo”. Việc đổi mới PPDH môn Toán hiện nay ở trường THPT cũng
không nằm ngoài quan điểm chung đó.
Để góp phần đổi mới PPDH, cần thiết phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và thực tiễn
dạy học không chỉ ở trong nước mà còn cả ở ngoài nước để tìm ra những PPDH có hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đổi mới PPDH cần được thực hiện theo định hướng “hoạt động
hoá học sinh”, “phát huy tính tích cực của học sinh”. PPDH bằng tình huống trong LTTH, là
một hướng tiếp cận của đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH môn Toán nói riêng.
LTTH nhấn mạnh đến khả năng thích ứng tích cực của HS (qua hai cơ chế đồng hoá và điều
ứng) với những yêu cầu thường xuyên đổi mới của môi trường thông qua việc giải quyết
những tình huống được GV xây dựng có dụng ý sư phạm. Đó cũng chính là bản chất của
PPDH tình huống, một trong những PPDH hiện đại, hướng đến sự phát triển toàn diện của
HS.
Các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đặc biệt tại Pháp, đã và đang vận dụng LTTH

trong dạy học và đạt được hiệu quả nhất định trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng dạy
học. Còn tại Việt Nam, tuy nghiên cứu LTTH đã được bắt đầu từ những năm 90 bởi các bài báo
giới thiệu của một số tác giả như Nguyễn Bá Kim, Trần Thúc Trình nhưng việc vận dụng vào
trong dạy học còn khá mới mẻ. Vận dụng LTTH trong giảng dạy các môn học nói chung, đối với
môn Toán nói riêng ở bậc THPT còn hiếm hoi. Các ví dụ về tình huống adidactic, tình huống
didactic trong lý thuyết này theo chương trình Toán THPT hầu như chưa có.
Trong chương trình môn Toán THPT, môn hình học lớp 10 có nhiều kiến thức mới mẻ và
khó đối với HS. Do HS đang quen với môn hình học tổng hợp trong một thời gian khá dài ở bậc
THCS nên khi chuyển sang hình học giải tích ở lớp 10 thì với HS đó là một bước chuyển mới. Vận
dụng LTTH có nhiều khả năng giúp GV tổ chức các tình huống hướng dẫn HS vượt qua các bước
chuyển đó một cách hiệu quả.
Do vậy, nhận thức được khả năng ứng dụng của LTTH trong dạy học đáp ứng nhu cầu
đổi mới PPDH môn Toán, cũng như sự mới mẻ của việc nghiên cứu lý thuyết này để áp dụng


trong dạy học môn Toán THPT ở Việt Nam, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “VẬN DỤNG
LÝ THUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHƢƠNG
TRÌNH HÌNH HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
2. Lịch sử nghiên cứu
LTTH là một trong những lý thuyết dạy học hiện đại, do các nhà nghiên cứu Didactic của
Pháp, đứng đầu là Guy Brousseau, khởi đầu nghiên cứu và phát triển. LTTH được nhiều nhà lý luận
dạy học ở Pháp, trong đó có Claude Comiti, Annie Bessot, Francoise Richard, Claire
Margolinas,…giới thiệu ở Việt Nam từ những năm 1990. Từ đó đến nay một số cán bộ nghiên cứu
lý luận dạy học bộ môn Toán như Lê Thị Hoài Châu, Đoàn Hữu Hải, Nguyễn Bá Kim, Lê Văn Tiến,
Nguyễn Chí Thành, Trần Thúc Trình đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển lý thuyết đó ở Việt Nam.
Trong tài liệu “Phương pháp dạy học môn Toán”, NXB ĐHSP 2007, tác giả Nguyễn Bá
Kim đã trình bày một số yếu tố của LTTH chủ yếu dựa theo Comiti 1991 và Bessot 1997, nhiều
thuật ngữ chuyên môn được tác giả Việt hoá căn cứ vào nội dung khái niệm chứ không câu nệ
nghĩa từ điển. Cùng với việc giới thiệu tóm tắt LTTH, tác giả còn đưa ra một hệ thống kết luận
sư phạm có tính chất chỉ dẫn hành động cho GV, nhờ đó ý nghĩa của lý thuyết này được sáng tỏ

hơn. Những ví dụ minh họa LTTH còn hiếm, đặc biệt là rất khó tìm được những ví dụ tổng hợp
đặc sắc mà lại thích hợp trong chương trình Toán THPT ở Việt Nam. Điều này có lẽ là do sự bó
hẹp về thời lượng chương trình giảng dạy, do các nghiên cứu tại Việt Nam chưa có nhiều.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Nêu rõ định hướng đổi mới PPDH môn Toán THPT, sự cần thiết phải áp dụng PPDH
theo quan điểm tích cực, vị trí của LTTH trong lý luận dạy học hiện đại đáp ứng nhu cầu
và định hướng đổi mới PPDH.
 Hệ thống hoá một cách rõ ràng và đầy đủ LTTH về các mặt: cơ sở khoa học của LTTH,
một số khái niệm cơ bản của LTTH, các giả thuyết về dạy học của LTTH.
 Nghiên cứu khả năng vận dụng LTTH theo hướng đổi mới PPDH vào việc dạy và học
môn Toán nói chung, dạy học hình học 10 nói riêng.
 Thiết kế một số bài giảng trong chương trình hình học 10 THPT theo hướng vận dụng
PPDH tình huống.
 Đưa ra cách tiến hành giảng dạy hình học 10 THPT bằng PPDH tình huống và đánh giá
hiệu quả giảng dạy bằng thực nghiệm sư phạm.
4. Phạm vi nghiên cứu


 Nghiên cứu một số khái niệm cơ bản của của LTTH;
 Nghiên cứu vận dụng LTTH trong giảng dạy một số nội dung trong chương trình hình học 10
THPT hiện hành theo định hướng đổi mới PPDH;
 Thực nghiệm được thực hiện đối với một số lớp và GV giảng dạy môn Toán ở trường
THPT Chuyên Hưng Yên trong năm học 2008-2009.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Vận dụng LTTH trong dạy học môn Toán THPT như thế nào để nâng cao chất lượng dạy
và học môn Toán THPT?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng dạy và học môn Toán nói chung, môn hình học 10 THPT nói riêng sẽ
nâng cao khi GV vận dụng LTTH bằng cách sử dụng PPDH tình huống và vận dụng hợp lý
các cơ sở của LTTH vào dạy học môn học đó.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về LTTH; PPDH môn Toán; đo
lường và đánh giá trong giáo dục; các luận văn, luận án có liên quan.
 Phương pháp thực nghiệm kiểm tra, so sánh: Thiết kế và tổ chức thực nghiệm sư phạm để
đánh giá tính khả thi và hiệu quả của PPDH tình huống vào dạy học hình học 10 THPT.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày thành ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Vận dụng lý thuyết tình huống vào dạy học một số nội dung của chương trình
hình học 10 THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm






References
1. Calter. Technical mathematics with alculus. Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ
07632, 1990.


2. Comiti, Lê Thị Hoài Châu (và cộng sự). Lý thuyết didactic. Nxb ĐHSP Tp HCM,
2009.
3. Commission on Behavioral and Social Sciences and Education. Phương pháp học
tập tối ưu. (Ngƣời dịch: Nguyễn Vĩnh Trung, Lê Thu Giang). Nxb tổng hợp TP Hồ
Chí Minh, 2007.
4. Brouseau. Edited and translated by Nicolas Balacheff, Martin Cooper, Rosamund
Sutherland, Virginia Warfield. Theory of didactical situation in mathematics. Kluwer

Academic Pulishers, 1997.
5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (Thực hiện chương trình lớp 10
THPT- Toán học ). Nxb Giáo dục, 2006.
6. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán THPT.
Nxb Giáo dục, 2003.
7. ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh và ĐH Joseph Fourier, France (2008), Tập bài
giảng thạc sĩ Didactic Toán.
8. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà
Nội, 2006.
9. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Văn Đoành,
Trần Đức Huyên. Hình học 10-Sách giáo viên. Nxb Giáo dục, 2006.
10. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Văn Đoành,
Trần Đức Huyên. Hình học 10. Nxb Giáo dục, 2006.
11. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Tập bài giảng lý luận dạy học hiện đại. Đại học quốc gia Hà
Nội, 2005.
12. Đặng Thành Hƣng. Dạy học hiện đại- lí luận, biện pháp, kỹ thuật. Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, 2005.
13. Đỗ Thế Hƣng. Tình huống dạy học môn Giáo dục học. Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội,
2006.
14. Nguyễn Bá Kim.Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội,
2007.
15. Nguyễn Phú Lộc. Sự“thích nghi”trí tuệ trong quá trình nhận thức theo quan điểm của
J. Piaget. Tạp chí Giáo dục số 183( kì 1-2/2008).


16. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Dƣơng Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh. Tâm lí học trí tuệ.
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
17. Phạm Thanh Phƣơng. Dạy và học Toán với phần mềm cabri. Nxb Giáo dục, 2006.
18. Vũ Đình Phƣợng. Sử dụng biến dạy học trong việc thiết lập những tình huống dạy học
theo quan điểm của Lý thuyết tình huống. Tạp chí giáo dục số 184 (kì 2-2/2008).

19. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Văn Nhƣ Cƣơng (Chủ biên), Phạm Vũ Khuê, Bùi
Văn Nghị. Hình học 10 nâng cao. Nxb Giáo dục, 2006.
20. Đoàn Quỳnh( Tổng chủ biên), Văn Nhƣ Cƣơng (Chủ biên), Phạm Vũ Khuê, Bùi
Văn Nghị. Hình học 10 nâng cao- Sách giáo viên. Nxb Giáo dục, 2006.
21. Nguyễn Chí Thành. Tập bài giảng Phương pháp dạy học bằng tình huống. Khoa Sư
Phạm, Đại học quốc gia Hà Nội, 2008.
22. Nguyễn Chí Thành. Môi trường tích hợp công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy
và học môn Toán. Tạp chí KHGD số 7, tháng 4 - 2007.
23. Lê Văn Tiến. Môi trường trong sư phạm tương tác và trong lý thuyết tình huống. Tạp
chí KHGD số 8, tháng 5 - 2006.
24. Lê Văn Tiến. Mối liên hệ giữa tình huống gợi vấn đề và tình huống lý tưởng.Tạp chí
KHGD số 4, tháng 1-2006.
25. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng. Quá trình
dạy - tự học. Nxb Giáo dục, 1997.
26. Đào Văn Trung. Làm thế nào học tốt Toán phổ thông. Nxb Giáo dục,1996.
27. Thái Duy Tuyên. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục, 2006.
28. Trần Vui (chủ biên)-Lê Quang Hùng. Khám phá Hình học 10 với The GEOMETER’S
SKETCHPAD. Nxb Giáo dục, 2006.
29. Nguyễn Nhƣ Ý. Bước đầu tìm hiểu Lý thuyết tình huống và vận dụng vào dạy học một số
nội dung chủ đề đại số tổ hợp. Luận văn Thạc sĩ khoa học Toán Học, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.



×