MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
Trang 2
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trang 3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các biện pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Tuyên truyền, giáo dục các em học sinh thực hiện tốt các quy
định của Đảng, Đoàn, của nhà nước, nội quy của ngành, của trường,
lớp. Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp tình hình thực tế của nhà
trường.
2.3.2. Phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp
giáo dục học sinh.
2.3.3. Tăng cường xây dựng tổ chức đoàn, chú trọng phát triển công
tác đoàn viên. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm quản lí nề nếp học
sinh .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trang 4
3.2 Kiến nghị
Trang 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
Trang 12
PHỤ LỤC
Trang 13
Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 8
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
1
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông từ xưa đến nay
là một vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng. Bác Hồ cũng đã dạy : “ Dạy cũng
như học, phải biêt chú trọng cả đức lẫn tài, đạo đức là cái gốc của con người
cách mạng; Đạo đức cũng là cái gốc của con người phát triển toàn diện, mà nhà
trường phổ thông có nhiệm vụ đào tạo” ( Trích lời Bác Hồ ngày 21/10/1964).
Trong các trường học việc xây dựng nề nếp học sinh là mục tiêu chính trong
công tác trồng người vì theo ông cha ta đã nói “ Tiên học lễ, hậu học văn ” và
Bác Hồ cũng nói “ Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Có
tài mà không có đức là người vô dụng ”. Như vậy rèn luyện đạo đức là vấn đề
quan trọng trong việc trồng người. Vì vậy trường học là nơi rèn luyện tài đức cho
học sinh. Học sinh được giáo dục tốt đạo đức thì việc học tập gặp nhiều thuận lợi
hơn.
Giáo dục đạo đức học sinh không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm
vụ của toàn xã hội. Chúng ta làm sao hình thành ở các em những phẩm chất tốt
của người công dân, biết sống, lao động và học tập, thích ứng với sự đổi mới của
xã hội. Có lòng nhân ái, vị tha. Biết tương thân tương trợ, thương yêu, giúp đỡ
lẫn nhau. Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết thân ái với mọi người. Sống tự
tin, hồn nhiên trung thực, năng động, sáng tạo. Có ý thức “mình vì mọi người”.
Để đạt được mục tiêu ấy thì vấn đề quản lý nề nếp học sinh phải thực sự được
Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm.Một trường muốn có chất lượng tốt
thì nề nếp học sinh phải tốt.
Trường THPT Hậu Lộc I đóng trên địa bàn Xã Phú Lộc – Huyện Hậu Lộc
– Tỉnh Thanh hóa. Nguồn học sinh tuyển vào là học sinh các xã vùng màu và
một phần học sinh vùng biển, nhiều học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn bố
mẹ phải đi làm ăn xa hoặc bố mẹ đi biển nên ở nhà với ông bà, cô chú dẫn đến
không có sự quan tâm sát sao của bố mẹ nên nề nếp thực hiện nội quy của nhà
trường chưa tốt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập. Bản thân tôi là một
Bí thư đoàn trường – phó ban nề nếp phụ trách nề nếp học sinh. Tôi nhận thấy
rằng vấn đề quản lý nề nếp học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó
phản ảnh sự chấp hành kỷ cương nề nếp của học sinh trong nhà trường, xuất phát
từ thực tế. Tôi thấy học sinh của trường mình một số còn vi phạm các nề nếp như
sau:
- Ý thức thực hiện nội quy của học sinh còn chưa tốt như: đi học muộn, không
mặc đồng phục khi đến trường, tóc còn nhuộm màu vàng hoặc cắt tóc ngổ ngáo,
nghỉ học, bỏ tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra, sử dụng điện thoại
trong giờ học...
- Một số học sinh vi phạm các điều cấm như: hút thuốc, đánh nhau, vi phạm
luật giao thông, đặc biệt là có học sinh vô lễ với giáo viên...
2
- Tham gia các hoạt động tập thể còn yếu, ý thức chưa cao.
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ học thì một trong
những việc làm cần thiết của người quản lý nề nếp là tạo những thói quen, xây
dựng tốt nề nếp trường học. Bởi trường có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự
lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học tập
của các em, nâng cao vai trò của Ban nề nếp. Mặt khác, nề nếp tốt sẽ làm tăng
chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt
góp phần hình thành nhân cách con người .
Với các lý do trên ngay từ đầu năm học 2014 - 2015 tôi đã chọn đề tài cho
mình là: Một số biện pháp quản lý nề nếp học sinh của trường THPT Hậu Lộc
I nhằm nâng cao chất lượng học tập.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp các em học sinh :
- Học sinh thực hiện tốt nội quy trường học, biết lễ phép với người lớn, biết vâng
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, …
- Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của đoàn trường …
- Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt động vui
chơi …
- Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân.
- Học sinh trung thực, đoàn kết.
- Hình thành một số kĩ năng sống cho học sinh.
- Chăm học chăm làm , tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động, thể
dục thể thao, văn nghệ …
- Tự giác học tập ở trường cũng như ở nhà.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh trường THPT Hậu Lộc I năm học 2014 – 2015
- Học sinh trường THPT Hậu Lộc I năm học 2015 – 2016
- Học sinh trường THPT Hậu Lộc I năm học 2016 – 2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát nhận xét.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét.
- Phương pháp trò chuyện.
- Tuyên dương, khen thưởng.
- Điều tra, tổng hợp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
3
Nề nếp là thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lí và sự sinh hoạt có
kỉ luật, có trật tự, có tổ chức.
Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho việc
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc quản lý nề nếp
học sinh cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và
phát triển học sinh toàn diện sau này. Bậc trung học phổ thông học sinh đang độ
tuổi phát triển về tâm sinh lý chúng ta cần coi trọng việc quản lý nề nếp học sinh
để lớn lên các em sẽ hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có ích cho
xã hội.
Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và
dựa vào cả hệ thống chính trị của nhà trường
Để quản lý tốt nề nếp học sinh thì người quản lý phải hiểu về tâm sinh lý
của học sinh, gần gũi học sinh nắm bắt được hoàn cảnh của các học sinh cá biệt,
cần phải biết sáng tạo, năng động, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện
pháp giáo dục để các em sớm đi vào nề nếp tốt và nâng dần tầng nhận thức cho
các em học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Thuận lợi
- Học sinh ngoan, lễ phép nghe lời thầy cô giáo.
- Thực hiện phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm tạo điều kiện
cho học sinh mạnh dạn, sôi nổi.
- Cơ sở vật chất nhà trường đã đáp ứng cho quá trình dạy học
- Nhà trường đã lắp hệ thống Camera đến từng phòng và các khu vực học sinh
học tập vui chơi như sân thể dục, nhà đa năng, sân trường ...
- Nhà trường sử dụng hệ thống sổ liên lạc điện tử của VNPT Hậu Lộc trong
mạng vn.edu thường xuyên cập nhật nề nếp và kết quả học tập của học sinh cho
phụ huynh biết qua tin nhắn điện thoại.
- Tập thể cán bộ giáo viên trong trường trẻ tuổi, nhiệt huyết với nghề, đoàn kết
luôn quan tân đến học sinh coi nề nếp là nền tảng để nâng cao chất lượng học tập
- Được sự quan tâm và ủng hộ của Cấp ủy,BGH và toàn thể giáo viên nhà
trường.
b. Khó khăn
- Trường THPT Hậu Lộc I nằm trên địa bàn của một xã vùng màu điều kiện
kinh tế của các gia đình học sinh còn nghèo chưa đầu tư quan tâm đúng mức đến
việc học tập cũng như sinh hoạt của con cái
- Một bộ phận học sinh vùng bãi ngang và vùng biển thì bố mẹ đi biển dài ngày
hoặc đi làm ăn xa học sinh ở với ông bà nên thiếu sự quan tâm sát sao dẫn đến
học sinh lười học ham chơi đua đòi
4
- Các hàng ăn và quán chơi game nằm kinh doanh gần trường cũng gây khó khăn
trong việc quản lý.
- Khu giáo dục thể chất của nhà trường không nằm chung với khu học tập học
sinh học TDQP phải di chuyển ngang qua đường dẫn đến việc quản lý học sinh
bỏ giờ ra quán ăn hoặc quán game rất khó khăn.
- Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách sống mới
bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực
- Một số gia đình còn khó khăn, lo làm kinh tế chưa có thời gian quan tâm đến
con em mình.
Với những thực trạng trên, để quản lý nề nếp học sinh đòi hỏi người quản
lý phải nhiệt tình, tính dứt khoát, quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh . Bên
cạnh đó người quản lý còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết thương yêu
học sinh như con mình. Phải biết huy động sức mạnh tập thể đặc biệt là đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, công đoàn và
đặc biệt là hội phụ huynh.
2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề:
2.3.1. Tuyên truyền, giáo dục các em học sinh thực hiện tốt các quy định của
Đảng, Đoàn, của nhà nước, nội quy của ngành, của trường, lớp. Xây dựng
kế hoạch hoạt động phù hợp tình hình thực tế của nhà trường:
- Tham mưu với Chi bộ Đảng, BGH nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội
quy của nhà trường, ký cam kết ngay từ đầu năm học như: ký cam kết không vi
phạm luật ATGT, không hút thuốc lá trong khu vực nhà trường, không tàng trữ,
sử dụng, vận chuyển chất cháy nổ, ma túy, không sử dụng điện thoại trong giờ...
- Tham mưu BGH nhà trường xây dựng nội quy học sinh, quy chế khen thưởng
kỉ luật học sinh.
- Tham mưu BGH nhà trường thành lập Ban nề nếp thành phần của ban là:
Trưởng ban là đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nề nếp, phó ban là đồng chí bí
thư Đoàn trường, thư ký là đồng chí phó bí thư Đoàn trường, ban viên là các
đồng chí giáo viên dạy chưa đủ số giờ theo quy định 17 tiết/ tuần
+ Ban nề nếp sẽ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại nề nếp năm học và
thông qua trong hội nghị viên chức đầu năm ( Phụ lục tiêu chuẩn đánh giá xếp
loại nề nếp ). Từ tiêu chuẩn đó sẽ viết phần mền tính điểm nề nếp để đánh giá
xếp loại thi đua tường lớp mỗi tuần và thông báo kết quả vào tiết chào cờ thứ 2
của tuần tiếp theo có biểu dương khen thưởng 5 tập thể đứng đầu nề nếp tặng cờ
thi đua và nhăc nhở nề nếp 3 tập thể đứng cuối bảng xếp hạng. cuối năm căn cứ
vào thứ hạng các lớp để xét thi đua cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh ( Phụ
lục bảng xếp loại nề nếp tuần, tháng, học kì và cả năm )
5
+ Phâm công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban nề nếp như:
đồng chí trưởng ban phụ trách chung, đồng chí phó ban lên lịch trực nề nếp cho
các đồng chí ban viên có sổ trực theo dõi, theo dõi qua hệ thống camera của nhà
trường để kịp thời nhắc nhở những học sinh vi phạm nề nếp và cuối tuần đồng
chí thư ký tổng hợp sổ trực và sổ đầu bài trên lớp nhập vào phần mền tính ra điển
thi đua và xếp hạng từ cao xuống thấp. ( Phụ lục lịch trực nề nếp )
2.3.2. Phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp giáo dục
học sinh:
- Kiện toàn tổ chức đoàn, xây dựng đội thanh niên tình nguyện thành viên nòng
cốt là bí thư các chi đoàn để tham gia kiển tra chéo giữa các Chi đoàn trong hoạt
động nề nếp cũng như các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT do đoàn trường tổ
chức hay quản lý nề nếp trong các hoạt động ngoại khóa , các ngày lễ lớn của
nhà trường…,. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tôt trong hoạt
động công tác đoàn, đồng thời kiển trách, phê bình, cảnh cáo học sinh vi phạm
kỷ luật của nhà trường, pháp luật...
- Tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa giáo dục như: các cuộc thi, ngoại khóa,
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong các giờ chào cờ, hoạt động
GDNGLL, tổ chức hoạt động vui chơi vừa có tính chất học tập vừa có tính chất
giáo dục như tìm hiểu luật ATGT, phòng chống ma túy, sức khỏe sinh sản, các
câu lạc bộ học tập có hiệu quả. ( Phụ lục kết qủa các hoạt động đoàn )
- Có quy chế phối hợp với hội phụ huynh nhà trường để chung tay giáo dục học
sinh vì ngoài thời gian học ở trường thì các em ở nhà cần có sự quan tâm của cha
mẹ để các em không vướng vào các tệ nạn xã hội không nghiệm game..Hội
trưởng hội phụ huynh phải đến tham gia sinh hoạt với lớp 1 tháng 2 lần để nắm
bắt tình hình nề nếp của học sinh lớp mình. Phối hợp với GVCN, cán bộ lớp, ban
nề nếp, Đoàn thanh niên, BGH để giáo dục những học sinh cá biệt.
- Đoàn thanh niên xây dựng tiêu chí thi đua từ đầu năm sau khi tổ chức đại hội
để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội có quy chế phối hợp với các tổ chức
trong nhà trường.Phối hợp tốt với các đoàn xã, thị trấn trong việc quản lý bàn
giao đoàn viên về tham gia sinh hoạt hè tại địa phương cũng như trong các hoạt
động khác.
2.3.3. Tăng cường xây dựng tổ chức đoàn, chú trọng phát triển công tác
đoàn viên. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm quản lí nề nếp học sinh :
- Duy trì nề nếp, sĩ số của lớp chủ nhiệm, không để tình trạng học sinh không
mặc đồng phục, vắng học nhiều buổi mà chưa biết lí do.
- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tình
hình từng em để có biện pháp uốn nắn, giáo dục có hiệu quả. Lập hồ sơ xử lí
6
những học sinh thường xuyên, vi phạm nội quy học sinh theo quy định của nhà
trường.
- Tích cực tham gia các phong trào thi đua thực hiện nề nếp và phong trào thi đua
học tập của đoàn trường phát động. Tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, HN
một cách có hiệu quả. Kết hợp với GVCN thông báo cho gia đình học sinh
thường xuyên vi phạm khuyết điểm có biện pháp xử lý kịp thời.
- Xây dựng môi trường học tập của lớp lành mạnh, có hiệu quả và cùng với BGH
thực hiện phong trào xã hội hóa giáo dục.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cùng giáo dục
học sinh lớp mình tham gia giảng dạy, quản lí giờ học trên lớp, nhắc nhở học
sinh vi phạm trong giờ học và giờ ra chơi khi phát hiện học sinh có biểu hiện vi
phạm nội quy học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Từ những biện pháp quản lý học sinh trên đây từ năm học 2014 – 2015
đến nay nề nếp trường tôi đã đạt được những kết quả đáng kể :
- Học sinh thực hiện tốt nội quy trường học, biết lễ phép với người lớn, biết vâng
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, …
- Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của đoàn trường …
- Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt động vui
chơi …
- Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân.
- Học sinh trung thực, đoàn kết.
- Hình thành một số kĩ năng sống cho học sinh.
- Chăm học chăm làm , tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động, thể
dục thể thao, văn nghệ …
- Tự giác học tập ở trường cũng như ở nhà.
Sau 3 năm học áp dụng tỉ lệ học sinh có hành kiểm yếu, kém đã giảm rõ
dệt, số lượng học sinh tham gia vào hội đồng kỷ luật của nhà trường cũng giảm
dần, tỉ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi tăng hàng năm, chất lượng mũi nhọn luôn
giữ vũng trong tốp 10 của Tỉnh trường đã đủ tiêu chuẩn để trở thành trường
đạt chuẩn Quốc Gia cụ thể qua các bảng số liệu sau:
Bảng 2.4.1 Kết quả xếp loại Hành kiểm 3 năm học từ 2014 đến 2017
STT Năm Tổng
Tốt
Khá
Trung
Yếu
Kém
học số học
bình
sinh
SL
%
SL
%
SL % SL % SL %
1. 2014- 1008 804 79.7 147 14.5 44 4.3 13 1.2
0
0
2015
8
8
6
8
7
2. 20152016
3. 20162017
963
776
1048
869
80.5
8
82.9
1
137
134
14.2
2
12.7
9
40
36
4.1
5
3.4
4
10
9
1.0
5
0.8
6
0
0
0
0
Bảng 2.4.1 Kết quả xếp loại Học lực 3 năm học từ 2014 đến 2017
STT Năm Tổng
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
học
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL % SL %
học
sinh
1. 2014- 1008 37 3.67 580 57.5 372 36.9 19 1.8 0 0
2015
5
8
2. 2015- 963
45 4.68 560 58.1 341 35.4 17 1.7 0 0
2016
5
1
6
3. 201656.9
1.4
2017 1048 110 10.5 597
7 326 31.1 15
3 0 0
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua ba năm thực hiện công tác quản lý nề nếp học sinh, bản thân rút ra
những bài học kinh nghiệm sau.
- Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao.
- Những ngày đầu của năm học, giáo viên cần phải bám trường bám lớp, theo dõi
nắm bắt những yếu điểm của từng lớp để có biện pháp kịp thời.
- Tổ chức ổn định giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp và đưa lớp đi vào nề nếp
càng sớm càng tốt.
- Giáo viên làm gương học sinh noi theo.
- Giáo viên phải xây dựng tiêu chí đánh giá nề nếp học sinh ngày từ đầu năm
học, xây dựng đội ngũ theo dõi nề nếp ,có tổng kết đánh giá hàng tuần, có hình
thức khen thưởng kịp thời để động viên và góp ý nhẹ nhàng.
- Gần gũi, yêu thương học sinh.
- Muốn xây dựng nhà trường có nề nếp tốt và trở thành trường chuẩn Quốc Gia
thì trước hết đòi hỏi giáo viên quản lý nề nếp học sinh phải có kiến thức vững
vàng, có kỹ năng sư phạm, có khả năng giao tiếp tốt, hiểu đặc điểm sinh lý, hoàn
cảnh của học sinh để nhanh chóng đưa ra các biện pháp giáo dục học sinh tốt
nhất .
- Không những thế giáo viên quản lý nề nếp học sinh phải có kế hoạch cụ thể
cho mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kỳ và cả năm học.
8
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình, nhà
trường và xã hội .
- Kết hợp với ban giám hiệu và Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và giáo
viên bộ môn.
- Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương.
Qua quá trình trực tiếp quản lý nề nếp học sinh ở trường THPT Hậu
Lộc I ba năm từ năm học 2014 – 2015 đến nay . Tôi thấy rằng, việc rèn nề nếp
cho học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, ở nhiều môi trường khác
nhau, và liên quan nhiều đến nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người
thầy giáo phải khéo léo trong ứng xử, có tính kiên trì, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm
hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm
chân thành. Cần cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng học sinh, thể
hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có được sự tin tưởng tuyệt
đối với giáo viên. Với một số biện pháp quản lý nề nếp học sinh mà tôi đã áp
dụng ở trường THPT Hậu Lộc I ít nhiều đã mang lại hiệu quả, trường luôn được
đánh giá là ngôi trường có nề nếp và thành tích số 1 trong Huyện Hậu Lộc và
trong tốp 10 các trường trong Tỉnh. Luôn là địa chỉ tin cậy để phụ huynh học
sinh gửi gắn con em mình, luôn xứng đáng với bề dày thành tích 53 năm xây
dựng và phát triển. Tôi tin tưởng rằng sáng kiến của mình sẽ được các bạn đồng
nghiệp trong và ngoài tỉnh sẽ học hỏi được nhiều để áp dụng thành công vào đơn
vị mình.
3.2.Kiến nghị:
3.2.1. Đối với giáo viên:
Muốn cho học sinh có được nề nếp tốt, thì người quản lý nề nếp phải biết
kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối
tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn luyện nề
nếp thích hợp cho từng cá nhân.
Cần có sự hợp tác cao của giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn
và các đoàn thể trong nhà trường, sự tạo điều kiện, quan tâm sâu sát khích lệ
động viên kịp thời của BGH nhà trường.
Phụ huynh học sinh cần phải quan tâm nhiều đến học sinh nhất là trong
thời buổi công nghệ số, mạng internet phát triển học sinh đang tuổi phát triển
tâm sinh lý mạnh các thông tin video xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành
nhân cách của học sinh. Hiện tượng học sinh đánh nhau quay video tung lên
mạng đang là vấn nạn của ngành giáo dục hiện nay
Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ
trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con
9
người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi mà toàn xã hội đang
chờ mong.
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo:
Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được như cầu dạy học cũng như các hoạt
động vui chơi của học sinh để học sinh có các hoạt động ngoại khóa bổ ích qua
đó rèn luyện cho các em các kỹ năng sống cần thiết qua đó giúp các em tránh xa
được các trò chơi game các tệ nạn xã hội.
Sở giáo dục cần mở nhiều lớp đào tạo các kỹ năng quản lý cũng như các
kỹ năng tổ chức các hoạt động các kỹ năng sống cho các cán bộ quản lý nề nếp
để có thể đáp ứng được với sự phát triển hiện nay.
Bộ giáo dục đào tạo cần xây dựng chương trình mới đáp ứng được nhu cầu
của xã hội phát triển nhiều hơn nữa các môn học thực tiễn các môn học giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, giảm tải chương trình học của học sinh tăng
cừng rèn luyện đạo đức sức khỏe cho học sinh, ít lý thuyết hàn lâm tăng lý thuyết
thực hành.
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Tác giả
Nguyễn Thành Luân
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tâm lí sư phạm.
10
2. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thị Vân Hương Tài liệu bồi dưỡng và phát triển
năng lực nghề nghiệp của giáo viên: .NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên), Nguyễn Văn Luỹ, Giáo trình tâm lí học đại
cương. NXB Đại học Sư phạm.
4. Những điều Giáo viên chủ nhiệm cần biết, NXB Lao Động.
5. Sổ chủ nhiệm lớp.
6. Sổ đầu bài
7. Nguồn internet, Báo Giáo dục thời đại
DANH MỤC
11
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thành Luân
Chức vụ và đơn vị công tác: Bí thư Đoàn trường THPT Hậu Lộc I
TT
Tên đề tài SKKN
1.
Ứng dụng công nghệ thông
tin để dạy phần vẽ kĩ thuật cơ
sở
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở
C
Năm học
đánh giá xếp
loại
2011- 2012
PHỤ LỤC
1. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại nề nếp:
12
SỞ GD& ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI NỀN NẾP
NĂM HỌC 2016 -2017
I. ĐIỂM NỀN NẾP : ( Tổng điểm tối đa 60 điểm )
1. Duy trì sỹ số :
- Lớp duy trì tốt sỹ số các giờ học, học sinh tham gia đi học đầy đủ, đúng giờ
không có học sinh bỏ giờ, ra vào lớp đúng hiệu lệnh đạt điểm tối đa là 20 điểm.
- Lớp có học sinh vi phạm các lỗi sau sẽ trừ điểm tương ứng :
*Học Chính khóa ( Buổi Sáng )
+ Lớp có học sinh nghỉ học có phép hoặc tham gia học dưới 50% số tiết trong
buổi học thì 1 lượt/tuần trừ 1 điểm ( Học sinh nghỉ yêu cầu phải có giấy phép
được xác nhận của GVCN hoặc GVCN đồng ý cho học sinh nghỉ phải báo với
GV trực, ban nền nếp trước tiết 1)
+ Lớp có học sinh nghỉ học vô lý do từ 01 lượt / tuần trừ 03 điểm ( không quá 03
lượt/ tuần).
+ Lớp có học sinh đi học chậm, vào lớp sau hiệu lệnh từ 02 lượt/ tuần trừ 01
điểm ( không quá 10 lượt/ tuần).
+ Lớp có học sinh bỏ giờ từ 01 lượt / tuần trừ 03 điểm (không quá 03 lượt /
tuần).
* Học bồi dưỡng ( Buổi chiều ): điểm trừ các mục bằng ½ buổi sáng
+ Lớp có học sinh nghỉ học có phép thì 01 lượt/ tuần trừ 0,5 điểm
+ Lớp có học sinh nghỉ học vô lý do thì 01 lượt/ tuần trừ 1,5 điểm
+ Lớp có học sinh đi chậm, vào lớp chậm sau hiệu lệnh thì 01 lượt / tuần trừ 0,25
điểm
+ Lớp có học sinh bỏ giờ từ 01 lượt/ tuần trừ 1,5 điểm
+ Lớp có học sinh ốm nằm viện có xác nhận của trạm xá hoặc bệnh viện nếu
nghỉ cả tuần thì tính số ngày nghỉ bằng 50%
2. Trang phục ,vệ sinh , hoạt động ngoại khoá, tham gia xây dựng khuôn viên
trường lớp:
Lớp có nền nếp thực hiện tốt các nội dung : Trang phục học sinh gọn gàng, sạch
sẽ, đúng quy định, đến trường đeo phù hiệu đầy đủ, lớp học vệ sinh sạch sẽ trước
, trong và sau mỗi giờ học, Đoàn viên đeo Huy hiệu Đoàn TNCSHCM đầy đủ
nhân các ngày sinh hoạt Đoàn đạt điểm tối đa : 40 điểm.
2.1 Trang phục , tư cách học sinh đến trường :
13
- Học sinh đến trường phải : Đi dép có quai hậu hoặc giày thể thao, mặc áo theo
quy định ( chính khóa áo đồng phục, học thêm áo sơ mi có cổ), quần sẫm mầu (
quy định : áo dài qua thắt lưng, quần dài đến mắt cá chân), không mặc quần sooc
lửng đến trường, đeo phù hiệu đầy đủ, không để tóc tốt, nhuộm tóc, không để
móng tay dài, không sơn móng tay, móng chân, đeo đồ trang sức bằng vàng hay
các đồ trang sức có giá trị kinh tế khác, không uống rượu bia, hút thuốc lá, thuốc
lào, không nói tục, không đi xe trong trường ( khi học chính khóa, học thêm, học
ca 3, lao động…), để xe ngay ngắn đúng nơi quy định, không được mang thức
ăn, nước giải khát vào trường, không la cà quán xá, không đi xe máy trong và
ngoài trường, học sinh nam không được đeo khuyên tai, không xịt keo, vuốt mốt,
không sử dụng điện thoại, nghe tai phôn trong giờ học, không tụ tập trước khu
vưc cổng trường gây mất an toàn giao thông, ngồi xe máy phải có mũ bảo hiểm,
đi xe đạp điện phải đội mũ đúng quy định, không để xe ngoài nhà trường. Học
sinh nam phải sơ vin gọn gàng. Lớp có học sinh thực hiện tốt các nội dung trên
được tính tối đa 15 điểm.
- Lớp có học sinh đi dép lê , mặc quần áo, đeo phù hiệu không đúng quy định,
học sinh nam không (sơ vin gọn gàng, đeo khuyên tai, xịt keo, vuốt mốt), đi xe
trong trường, tập trung ngoài cổng trường gây mất an toàn giao thông, ngồi xe
máy, đi xe đạp điện không đội mũ đúng quy định, để tóc tốt, để móng tay dài,
sơn móng tay, móng chân, đeo đồ trang sức bằng vàng hay các đồ trang sức có
giá trị kinh tế khác …trừ 01 điểm / lượt vi phạm/ tuần.
- Học chính khóa học sinh mặc đồng phục theo quy định. học sinh vi phạm trừ
01 điểm/lượt vi phạm
- Lớp có học sinh nói tục , ồn, vẽ bẩn , ăn quà, mang thức ăn, nước giải khát vào
lớp, la cà quán xá ,sử dụng điện thoại , đọc truyện, làm việc riêng, chơi game
trong giờ học, vi phạm quy chế thi trong giờ kiểm tra tại lớp trừ 02 điểm/ lượt vi
phạm.
- Lớp có học sinh uống rượu bia, hút thuốc lá, thuốc lào, nhuộm tóc màu, đi xe
máy, để xe ngoài nhà trường ( áp dụng cho học sinh đã đăng ký gửi xe) trừ 04
điểm/ lượt vi phạm..
- Lớp có học sinh tham gia gây gổ đánh nhau, vô lễ với giáo viên, nhân viên nhà
trường không được tính điểm nền nếp.
2.2 Trang trí, vệ sinh:
- Lớp học phải vệ sinh sạch sẽ trước mỗi giờ học, bàn giáo viên phải có lọ hoa
( lọ hoa phải đảm bảo không bị sứt, vở, hoa nhựa không được nhầu nát…), có
chậu rửa tay sạch sẽ, khăn lau bảng, phấn viết đảm bảo cho giáo viên dạy học,
bàn ghế học sinh kê ngay ngắn, thẳng hàng, đảm bảo khoảng cách giữa các hàng.
Khi được phân công trực tuần phải tham gia đầy đủ và có trách nhiệm. Lớp thực
14
hiện đầy đủ các nội dung trên được tính điểm tối đa là 10 điểm. Mỗi lượt vi
phạm trừ 01 điểm.
- Vệ sinh lớp học bẩn hoặc chậm từ 03 buổi / tuần không tham gia tính điểm mục
này.
- Lớp trực tuần không đảm bảo về chất lượng công việc, sỹ số, hát Quốc ca ,thu
sổ đầu bài cuối tuần nộp về ban nề nếp phải sẽ thực hiện lại trong tuần tiếp theo
( Lớp trực tuần có nhiệm vụ thu sổ đầu bài học chính khóa trong 15 phút cuối
giờ sinh hoạt nộp về ban nề nếp )
- Lớp không sinh hoạt do GVCN nghỉ thì lớp trưởng hoặc cán bộ lớp có trách
nhiệm nộp sổ đầu bài học chính khóa về ban nề nếp. Nếu không nộp sổ đầu bài
coi như không được tính điểm mục này
2.3 Sinh hoạt ngoại khoá:
- Các giờ hoạt động tập thể hay hoat động ngoại khoá của Nhà trường, Đoàn
trường các lớp phải tham gia một cách tích cực và đầy đủ, đảm bảo về sỹ số. Tập
trung nghiêm túc đúng giờ. Không gây ồn ào, mất trật tự, có đầy đủ cờ, khẩu
hiệu theo yêu cầu của từng đợt. Giờ chào cờ đầu tuần 100% học sinh đội mũ cối,
đồng phục, giày dép… đúng quy định. Di chuyển ra học tập các môn TDQP
phải xếp hàng nghiêm túc, đúng sỹ số. Các đơn vị thực hiện tốt các nội dung
trên được tính tối đa 10 điểm.
- Lớp có học sinh không đội mũ cối trong giờ chào cờ, lễ hội… trừ 01điểm/ lượt
vi phạm.
- Lớp ra sân TDQP không có dày đúng quy định trừ 1 điểm/ 2 lượt vi phạm
( Không quá 15 lượt/ tuần)
- Lớp di chuyển ra sân tập TDQP không xếp hàng ngay ngắn, không nghiêm túc,
không đảm bảo sỹ số trong quá trình di chuyển trừ 02 điểm/ 1 lượt vi phạm.
- Lớp tập trung chậm từ 3 phút đến 5 phút sau hiệu lệnh trống hoặc hiệu lệnh
của cán bộ phụ trách, nói chuyện gây mất trật tự bị ban tổ chức nhắc nhở 1 lần
trừ 05 điểm.
- Lớp thiếu cờ trong các ngày lễ trừ 3 điểm/ 1 lá cờ thiếu
Nếu vi phạm nhiều lần một trong các nội dung trên thì không được tham gia
tính điểm nền nếp mục này.
2.4 Tham gia bảo vệ , giữ gìn và xây dựng trường lớp học :
- Học sinh đến trường phải biết bảo vệ tài sản nhà trường, giữ gìn của công và
tham gia xây dựng trường học ngày một khang trang và sạch sẽ. Những đơn vị
lớp thực hiện tốt điều này tính điểm tối đa 05 điểm.
- Nếu sau mỗi buổi học lớp ra về không tắt điện, đóng cửa ( kể cả cửa sổ và cửa
chính) mỗi lượt trừ 01 điểm.
- Lớp ra học TDQP mà không tắt điện, quạt trừ 1 điểm/ 1 lượt vi phạm
15
- Lớp vi phạm quá 3 lượt / tuần không tham gia tính điểm mục này.
II. ĐIỂM NỀN NẾP GIỜ HỌC ( Tổng điểm tối đa là 40 điểm)
- Nếu đơn vị lớp nào có tất cả các giờ đều được xếp loại tốt, các giờ tự quản
( nếu có ) thực hiện tốt tính 40 điểm.
- Cứ 01 tiết học xếp loại khá trừ 02 điểm
- Cứ 01 tiết học xếp loại trung bình trừ 04 điểm.
- Cứ 01 tiết học xếp loại Yếu trừ 06 điểm.
- Mỗi giờ tự quản chưa tốt trừ 03 điểm.
Lớp không nộp sổ đầu bài về Ban nề nếp cuối tuần thì không được tính điểm nề
nếp giờ học
III. CÁCH TÍNH ĐIỂM :
Điểm tổng = 100 – ( tổng điển trừ )
* Cách xếp loại :
- Loại A = 80 điểm
- Loại B = 65 đến dưới 80 điểm
- Loại C = 50 đến dưới 65 điểm
- Loại D = dưới 50 điểm.
* Các giờ giáo viên không ký sổ xem như giờ tự quản của học sinh. Ban nền nếp
có trách nhiệm thống kê các giờ như trên sau mỗi tuần báo cáo BGH.
* Ban nền nếp thực hiện đánh giá, xếp loại thi đua theo tuần, tháng, học kỳ. Có
trách nhiệm tham mưu với BGH về tình hình thực hiện nền nếp của các đơn vị,
đề nghị Hiệu trưởng biểu dương, khen thưởng 5 đơn vị dẫn đầu xếp hạng thi đua.
Nhắc nhỡ, phê bình 3 đơn vị đứng cuối.Sau một tháng thi đua 3 đơn vị đứng cuối
bảng thi đua của tháng có điểm dưới 70 điểm sẽ tham gia lao động ½ ngày.
Lưu ý : Trường hợp các lớp trong tốp 5 đứng đầu mà 2 đơn vị có cùng số điểm
thì xét đến các chỉ số phụ sau: so sánh giờ học , mục duy trì sỉ số, trang phục,
sinh hoạt ngoại khóa, bảo vệ giữ gìn lớp học ( Nếu các tiêu chí đều giống nhau
thì ưu tiên cho lớp tuần trước thứ hạng nề nếp thấp hơn sẽ được nhận cờ )
DUYỆT HIỆU TRƯỞNG
BAN NỀN NẾP
2. Bảng xếp loại nề nếp tuần, tháng, học kỳ và cả năm:
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
TỔNG HỢP XẾP LOẠI NỀ NẾP HỌC SINH
16
THÁNG 9
BAN NỀ NẾP
Chi
đoàn
12A1
12A2
12A3
12A4
12A5
12A6
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần
4
89.25
82
98.75
88.25
91.75
88.5
Tuần Tuần
5
6
91.75
92
94.25 93.5
98
92
93.5 88.5
95.75 83.25
86.75 82.5
91.79
91.92
96.5
89
92
87.92
Thứ
hạng
14
13
3
18
12
20
86
98.5
91.5
90.83
91
88.79
17
16
19
95 95.5 95.75
98.75
95 88.5
83 68.5 78.25
98.75 92.5
98
86.75 83.75 87.75
91.75
97
92
86.75 77.5 84.5
92
94 88.5
94.5 99.5 94.5
90.5 84.75 84.5
85.5 87.5 83.00
97
97
95
96
91
95
94.25 93.5 89.5
93.5 96.75
99
96
94
99
95.96
93
79.46
94.13
86.71
95.29
84.29
87.92
95.75
91.08
84.5
97.58
92.92
93.79
96.46
97.63
5
10
25
8
22
7
24
20
6
15
23
2
11
9
4
1
96.5
92.5
97.5
83.5
91
96
88.5
92.5
94.5
80.5
96.5
84.5
92.75
96.75
98.25
99.75
93.75
89.25
12A7
11A1
11A2
93
94
86
87
81
86.5
95.5
92 91.5
92.5 95.75 84.25
75.75
99
94
11A3
11A4
11A5
11A6
11A7
11A8
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
10A7
10A8
10A9
10A10
92.5
85.5
83
92.5
83
98
89.5
84
94.5
97.5
88
99.5
84
97.5
99.5
99
98
93
90
93
89
97
93
88
97
93.5
86.5
97
100
96
94
99.5
99
97.25
74
90
90
96
74.5
81
94.5
95.75
76.5
100
91.5
92
96
98.25
ĐTB
3. Lịch trực nề nếp:
THỜI KHÓA BIỂU TRỰC NỀ NẾP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 -2017
BUỔI SÁNG: THỰC HIỆN TỪ : 9/1/2017
17
DUYỆT : BAN GIÁM HIỆU
THỨ
GIÁO VIÊN TRỰC
BAN NỀ NẾP GIÁM HIỆU GHI
CHÚ
CA 1 TỪ 6H50
CA 2 TỪ
ĐẾN 7H50
7H50
( được tính 2 tiết ĐẾN 10H25
trực )
( được tính 3
tiết trực)
Nguyễn Thị Lệ
Nguyễn Thành
Hai
Nguyễn Thị
Nguyễn Thị
Luân
Nguyễn
Doan
Hòa
Trịnh Thị Thu Mạnh Tuấn
Nguyễn Thị Hải Nguyễn Thị Nguyễn Thành
Nguyễn
Ba
Vân Anh
Luân
Mạnh Tuấn
Nguyễn Thị
Lê Thị Dung Trịnh Thị Thu
Nguyễn
Tư
Doan
Mạnh Tuấn
Bùi Thị Hạnh
Nguyễn Văn Nguyễn Thành
Nguyễn
Năm
Đặng
Luân
Mạnh Tuấn
Bùi Thị Hạnh
Sáu
Bảy
Nguyễn Thị
Thùy
Nguyễn Thành
Luân
Nguyễn Thành
Luân
Trịnh Thị Thu
Nguyễn
Mạnh Tuấn
Nguyễn
Mạnh Tuấn
Nguyễn Thị Vân Nguyễn Thị
Anh
Lệ
Yêu Cầu:
- Giáo viên trực đến trực đúng giờ, nhận sổ trực từ phòng nề nếp từ đầu
buổi trực. Trực các nội dung lỗi vi phạm của học sinh trong sổ trực quy
định, ghi chép tên học sinh vi phạm vào sổ trực. cuối buổi trực giáo viên
trực kí vào sổ trực và để sổ trực tại phòng nề nếp.
- Giáo viên trực ca1 đầu buổi phải đứng ở cổng chú xuân để kiểm tra lỗi học
sinh đi chậm và lên lớp lấy sỉ số cũng như theo dõi các nội dung khác qua
hệ thống camera. Giáo viên trực ca2 đầu buổi phải đi kiểm tra trên lớp các
nội dung theo dõi trong sổ trực, kiểm tra xong về phòng Camera để quan
sát.
4. Kết quả các hoạt động đoàn:
Đoàn viên thanh niên trường THPT Hậu Lộc 1 tham gia diều hành trong lễ
đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của Hoa Lộc
18
Đội văn nghệ đoàn trường tham gia biểu diễn trong lễ kỉ niệm 20/11
Vòng chung kết cuộc thi: Tìm kiếm tài năng
19
Câu lạc bộ Tiếng anh tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức.
20