Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Rèn luyện kỹ năng giải bài toán este dựa vào khai thác mối quan hệ giữa số mol CO2 với số mol h2o và độ bất bão hòa của phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.98 KB, 20 trang )

Mục lục
1. Mở đầu
1.1.

Lý do chọn đề tài …………………………………………………….. 1-2

1.2.

Mục đích nghiên cứu …………………………………………………. 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….. 2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu………………………………………………. 2

2.

Nội dung sáng kiến

2.1.

Cơ sở lí luận của sáng kiến ……………………………………………. 3

2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ………………………. 3-4

2.3.



Các sáng kiến, giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng biểu thức mối quan hệ giữa số mol CO2, số mol H2O và độ
bất bão hoà của phân tử. ......................................................................... 5
2.3.2. Bài tập minh họa .......................................................................... 5-10
2.3.3. Bài tập vận dụng và đáp số .......................................................... 11-14

2.4. Hiệu quả của sáng kiến ............................................................................. 15-16
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận....................................................................................................... 16
3.2. Kiến nghị .................................................................................................... 16

1


1.

Mở đầu
1.1.

Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần việc đổi mới thi cử của Bộ GD&ĐT thời gian làm bài
thi rút ngắn, số lượng câu hỏi bài tập nhiều để đạt được điểm số cao thì các em học
sinh phải có kiến thức vững vàng, có lối tư duy mạch lạc. Tuy nhiên khi mới vào
THPT những kiến thức về Hóa học của các em rất hạn chế gây không ít khó khăn
cho giáo viên trong quá trình bồi dưỡng kiến thức để các em thi ĐH-CĐ. Để khắc
phục những khó khăn đó thì các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học ra đời và
không ngừng phát triển. Vì vậy dạy học không chỉ dạy về kiến thức, dạy các
phương pháp giải bài tập mà phải dạy cả phương pháp học tập nghiên cứu để hoàn

thiện kỹ năng sử dụng phương pháp và hình thành tư duy sáng tạo.
Bài toán đốt cháy các hợp chất hữu cơ nói chung và bài toán đốt cháy este
nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong bài tập Hoá học Hữu cơ ở
trường THPT. Qua quá trình dạy học, bằng sự trải nghiệm của bản thân, tôi thấy có
một số vấn đề nổi lên sau đây về phản ứng cháy:
- Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính và định lượng là người ta
sẽ chuyển các hợp chất Hữu cơ thành các hợp chất Vô cơ đơn giản thông qua phản
ứng cháy để rồi nhận ra chúng, định lượng chúng bằng các phép tính toán.
- Việc “hiểu biết” về phản ứng cháy cũng có ảnh hưởng đến việc học. Học
sinh nếu không biết việc sử dụng ''Quan hệ giữa số mol CO 2, số mol H2O và độ bất
bão hoà”' là một phương pháp hiệu quả để giải một số bài toán đốt cháy sẽ gặp khó
khăn và bế tắc khi làm bài tập.
- '' Sử dụng mối quan hệ giữa số mol CO 2, số mol H2O và độ bất bão hoà của
phân tử '' là một nội dung mới lạ, nhưng rất hiệu quả khi giải bài tập đốt cháy đặc
biệt là các bài tập khó về este trong kỳ thi THPTQG những năm gần đây.
- Phân tích và xây dựng phương pháp giải tối ưu dựa trên mối quan hệ này
sẽ rút ngắn thời gian giải các bài tập este tạo cho các em động lực và tích cực học
tập nghiên cứu.
Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức cơ bản về
phản ứng cháy và vận dụng linh hoạt vào giải toán khó về este nên tôi lựa chọn đề
tài: "Rèn luyện kĩ năng giải toán este dựa vào mối quan hễ giữa số mol CO 2, số
mol H2O và độ bất bão hoà của phân tử".
Hi vọng với đề tài nhỏ này sẽ giúp các bạn đồng nghiệp dạy học hiệu quả
hơn, giúp các em học sinh tự tin hơn trong việc học bộ Hoá học Hữu cơ và tự tin
trong kỳ thi THPTQG năm 2017.
2


1.2.


Mục đích nghiên cứu

Xây dựng biểu thức mối quan hệ về số mol CO 2, số mol H2O và độ bất bão
hoà của phân tử.
Chỉ ra một số dạng bài tập Este có thể ''Sử dụng mối quan hệ giữa số mol
CO2, số mol H2O và độ bất bão hoà của phân tử '' để giải nhanh
Rèn luyện kĩ năng giải toán este, phhân loại và nhận dạng bài tập từ đó thể
áp dụng để giải nhanh và đưa ra kết quả chính xác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài tập đốt cháy Este ở chương trình lớp 12 THPT.
- Học sinh lớp 12A, 12B Trường THPT Hà Trung năm học 2016-2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
như: sách giáo khoa, tài liệu về phương pháp dạy học Hoá Hữu cơ, sách tham khảo
về chuyên đề Hoá hữu cơ
Phương pháp điều tra quan sát: Tìm hiểu về việc vận dụng các phương pháp
dạy học tích cực ở một số trường phổ thông.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm trong
tổ bộ môn, tham dự các buổi họp chuyên đề, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm ở các lớp 12A, 12B,
Trường THPT Hà Trung trong năm học 2016 -2017.

3


2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận
Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang diễn ra ở tất cả
các trường học, việc đổi mới PPDH đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong giảng
dạy. Đổi mới PPDH ở trường THPT được diễn ra theo bốn hướng chủ yếu sau:

+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập của học sinh.
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học.
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Trong đó hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập của
học sinh được xem là chủ đạo, chi phối đến ba hướng còn lại.
Đề tài được nghiên cứu thực hiện trên thực tế các tiết dạy chuyên đề. Khai
thác cách nhìn mới mẻ về bài toán đốt cháy este, Qua bài học Giáo viên chỉ cho
học sinh thấy cách nhìn mới mẻ nhưng đầy logic và hứng thú trong tư duy.
Giáo viên cần xây dựng một hệ thống các hoạt động từ dễ đến khó để học
sinh dần dần lĩnh hội kiến thức từ đó phát triển tư duy cho học sinh, phát huy tính
tích cực chủ động, tăng cường khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo của học sinh.
2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Qua quá trình quan sát, dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, thăm dò từ phía
học sinh. Tôi rút ra một số vấn đề sau:
Về giáo viên: Phần lớn các giáo viên dạy đúng theo các nội dung trong sách
giáo khoa, thậm chí sử dụng nguyên vẹn các hoạt động trong SGK mà không có
thêm các hoạt động bổ trợ, dẫn dắt giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới. Thêm vào
đó việc sử dụng phương tiện dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin rất hạn chế
do việc soạn một bài giảng điện tử mất khá nhiều thời gian nên hiệu quả dạy học
không cao.
Về phía học sinh: Đối với học sinh khá, giỏi thì nắm vững kiến thức cơ bản,
vận dụng vào giải được bài tập. Đối với học sinh trung bình trở xuống việc tiếp thu
rất khó khăn, hay nhầm lẫn không linh hoạt trong xử lý bài tập.
Trong quá trình dạy học, tôi đã chọn ra hai lớp 12A và 12B làm bài kiểm tra với
cùng một đề bài như sau thu được kết quả như sau:
4


Lớp


Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

Số bài

%

Số bài

%

Số bài

%

Số bài

%

12A

6

15


8

20

20

50

6

15

12B

2

4,8

10

23,8

20

47,6

10

23,8


Lớp 12A

Lớp 12B

(1. Điểm giỏi 2. Điểm khá 3. Điểm trung bình

4. Điểm yếu)

Qua khảo sát trên có thể thấy rằng tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình
còn cao, nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản. Như vậy nếu giáo viên
không có một phương pháp dạy học tích cực thì sẽ không đạt được mục tiêu.
2.3. Các sáng kiến, giải pháp thực hiện
1. Đưa kiến thức bổ trợ và bài tập đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh giải
2. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của cách giải.
3. Hướng dẫn học sinh ''Sử dụng mối quan hệ giữa số mol CO 2, số mol H2O
và độ bất bão hoà của phân tử '' để giải nhanh bài tập este.
4. Bài tập minh họa cho dạng toán trong phạm vi áp dụng
5. Bài tập tự rèn luyện và đáp số

5


2.3.1. Xây dựng công biểu thức về mối quan hệ giữa số mol CO2, số mol
H2O và độ bất bão hoà của phân tử.
Xét phản ứng cháy hợp chất hữu cơ X có CTTQ dạng: CxHyOz
(y

2x+2, chẵn; z


0)

Phương trình phản ứng:
CxHyOz

+

(x + - )O2

x CO2

a (mol)

ax(mol)

Đặt T =

+

+ a.

H2O (1)

(mol)

(2)

Áp dụng công thức tính số số liên kết kết và vòng:
k=
Ta có:


(3)

Từ (2) và (3) suy ra:
k = 1+ T
2.3.2. Các bài tập minh hoạ.
Bài 1: X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một nối đôi
C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 10,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng
10,08 lít O2 (đktc) thu được 6,48 gam nước. Mặt khác đun nóng 10,56 gam E với
dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp muối chứa x
gam muối A và y gam muối B (MA< MB). Tỉ lệ của x : y gần nhất với giá trị
nào sau đây ?
A. 0,9
B. 1,2
C. 1,0
D. 1,5
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Giải bài toán dựa vào tính theo phản ứng cháy
Gọi CTPT của X là: CnH2nO2 : a mol; CTPT của Y là: CmH2m-2O2: b mol
Phương trình phản ứng cháy:
6


CnH2nO2 +

O2

n CO2




a

+

n H2O

an

CmH2m-2O2 +

O2

m CO2



b

an
+

bm

(m-1) H2O
b(m-1)

Ta có:
Áp dụng btkl: 


(10,56 + 0,45.32) – 6,48 = 18,48 (gam)


Hệ phương trình:

bt.O:

2a + 2b + 2.0,45 = 2.0,42 + 1.0,36 

Theo CO2 : an + bm = 0,42

a= 0,09
b = 0,06

Theo H2O: an + b(m-1) = 0,36
 Số nguyên tử C trung bình: =
Hai este là:

X: HCOOCH3 :

.
0,09 mol

Y : R2 COOCH3: 0,06 mol
Gọi số nguyên tử Cacbon của Y là n  Phương trình theo bảo toàn nguyên tố C
0,09. 2 + 0,06. n = 0,42  n = 4. Vậy Y có CTCT: CH2=CH-COOCH3.
Suy ra:

= 1,085  chọn B


Cách 2: Sử dụng mối quan hệ giữa số mol khí CO2, số mol H2O và độ bất bão
hoà k của phân tử
E gồm:

X : R1 COOR

(k = 1): a mol

Y : R2 COOR : (k = 2): b mol
Ta có:

7


Áp dụng btkl: 

(10,56 + 0,45.32) – 6,48 = 18,48 (gam)


Hệ phương trình:
bt.O:

2a + 2b + 2.0,45 = 2.0,42 + 1.0,36

Theo : (1-1).a + (2-1).b =

X: HCOOCH3 :

a = 0,09 (mol)
b = 0,06 (mol)


 Số nguyên tử C trung bình: =
Hai este là:



.
0,09 mol

Y : R2 COOCH3: 0,06 mol
Gọi số nguyên tử Cacbon của Y là n  Phương trình theo bảo toàn nguyên tố C
0,09. 2 + 0,06. n = 0,42  n = 4. Vậy Y có CTCT: CH2=CH-COOCH3.
Suy ra:

= 1,085  chọn B

Nhận xét:
- Ban đầu khi chưa hướng dẫn học sinh về mối quan hệ giữa số mol khí
CO2, số mol H2O và độ bất bão hoà k của phân tử tôi cho học sinh làm bài tập này.
Các em giải được bài tập này thì đều giải bằng cách viết phương trình phản ứng
cháy và tính theo phương trình phản ứng cháy.
- Sau khi giới thiệu cách xây dựng, phân tích cách lập phương trình dựa vào
mối quan hệ giữa số mol khí CO2, số mol H2O và độ bất bão hoà k của phân tử thì
học sinh giải bài toán này rất nhanh,không cần viết phương trình phản ứng cháy,
tiết kiệm thời gian và cho kết quả chính xác không lúng túng như ban đầu khi
chưa biết cách này.
Bài 2: X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một
liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit Y (X, Y, Z, đều
mạch hở, số mol Y bằng số mol Z). Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần
dùng 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74 gam. Mặt

khác, a gam E làm mất màu tối đa dung dịch chứa 0,14 mol Br 2. Khối lượng của
X trong E là
A. 8,6 gam.

B. 6,6 gam.

C. 6,8 gam.

D. 7,6 gam
8


Hướng dẫn giải
E gồm:

X: HCOOR (k = 1):

a mol

Y: R1 COOH (k = 2):

b mol

Z: (R1 COO)2C2H4 (k = 4): b mol.
Đặt
Ta có hệ phương trình:

44x + 18y = 19,74
a + b + 2b = 0,14
2a + 2b + 4b + 2. 0,335 = 2x + y

(1-1).a + (2-1).b + (4-1).b = x –y

Giải hệ phương trình ta được: x = 0,33; y = 0,29; a= 0,11; b = 0,01
 Số nguyên tử C trung bình:

= 2,5. Vậy X phải là HCOOCH3.

 chọn B



Bài 3: X là axit đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Y là axit no,
hai chức, Z là este no, hai chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 17,84 gam hỗn
hợp E chứa X, Y, Z với 120 gam dung dịch MOH 12% (M là kim loại kiềm), cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn F chỉ chứa 2 muối. Đốt cháy hoàn
toàn rắn F thu được H 2O; 0,18 mol M2CO3 và 0,26 mol CO2. Mặt khác đốt
cháy 17,84 gam E thu được 0,48 mol CO2. Phần trăm khối lượng của muối có
phân tử khối lớn trong hỗn hợp F là
A. 85,08%.

B. 76,89%.

C. 70,63%.

D. 86,30%.

Hướng dẫn giải
E gồm: X: RCOOH (k = 2):
Y: R1(COOH)2 (k = 2):


a mol
b mol

Z: R1(COOR2)2 (k = 2): c mol.
Áp dụng bảo toàn nguyên tố cho M 
Do F chỉ có 2 muối nên NaOH phản ứng hết
Ta có hệ phương trình:
17,84 + 23.

= 0,48. 44 + 18.

2.0,36 + 2.

= 2.0,48 +



= 0,26 (mol)
9


Hệ phương trình:
(2-1).a + (2-1).b +(2-1). c =

= 0,2

a + 2b + 2c = 0,36
 a = 0,04 (mol); b + c = 0,16 (mol)
Bảo toàn nguyên tố C  nC(ancol) = 0,48 – 0,44 = 0,04
Phương trình theo số mol C trong E

0,04. CX + 2b + 2c + 0,04 = 0,48  CX = 3 (CH2=CH-COOH)
Vậy F gồm: CH2=CH-COONa: 0,04 (mol) và (COONa)2: 0,16(mol)
 phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong F là

Bài 4: X là este đơn chức; Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 21,2
gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,52.
Mặt khác đun nóng 21,2 gam E cần dùng 240 ml dung dịch KOH 1M thu được
một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2 ancol đều no. Dẫn toàn bộ F qua bình
đựng Na dư sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam. Số nguyên tử H
(hiđro) có trong este Y là
A. 14.

B. 12.

C. 10.

D. 8.

(Đề thi thử THPTQG lần 3– THPT Âu Lạc – TP. Hồ Chí Mính, năm 2015)
Hướng dẫn giải
Ta có:
Khi thuỷ phân E bằng dung dịch KOH vừa đủ thì toàn bộ nhóm OH- của KOH đã
chuyển thành nhóm –OH của ancol




Dẫn F qua bình đựng Na dư sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam thì
mtăng = m thêm vào - m tách ra


mtăng = m ancol -

10


 m ancol = 8,48 + 0,24 = 8,72 (gam) 
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
m X + m KOH = m muối + m ancol
 m muối = 21,2 + 0,24.56 – 8,72 = 25,92 (gam)
Theo bảo toàn nguyên tố K: n muối = n K = 0,24 (mol)
Phương trình theo khối lượng mol của muối:
R + 83 =

= 108  R = 25 (CH

 X là: CH

Vậy E gồm: X: CH
Y:

Hệ phương trình:
2a + 4b = 0,48

a = 0,16 (mol)



(3-1)a + (6-1).b = 0,52

b = 0,04 (mol)


Suy ra
x – y = 0,52



x = 1,04 (mol)

12x +2y + 0,48.16 = 21,2

y = 0,52 (mol)

Gọi m là số nguyên tử C của YPhương trình theo số mol CO2:
0,16. 4 + 0,04. m = 1,04  m = 10.
Vậy ancol tạo Y là etilenglicol  Số nguyên tử H trong Y là 10  chọn C
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol X là trieste của glixerol với các axit đơn chức,
mạch hở, thu được b mol CO2 và c mol H2O (Biết: b – c = 4a). Hiđro hóa m 1 gam
X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam este Y no. Đun nóng m 1 gam X với
dung dịch chứa 0,7 mol NaOH cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m 2 gam
chất rắn. Giá trị của m2 là
A. 57,2.

B. 42,6.

C. 53,2.

D. 52,6
11



(Trích đề thi minh hoạ lần 1 của Bộ GD&ĐT năm 2017)
Hướng dẫn giải
Theo giả thiết X tạo bởi glixerol và các axit đơn chức mạch hở, khi X cháy có

Trong số 5 có 3 trong các nhóm chức este –COO- còn lại 2

nằm trong gốc

hiđrocacbon của các axit. Cứ 1 thì cộng với 1 phân tử H2 nên:
. Vậy NaOH dư
Theo bảo toàn khối lượng ta có: (39-0,3.2)+0,7.40 = m. 0,15.92  m 52,6 gam

12


3.2.3 Bài tập vận dụng và đáp số
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 22,9 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch
hở tạo bởi cùng một ancol với hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng, thu được 1,1 mol CO2 và 15,3 gam H2O. Mặt khác, toàn bộ lượng X trên
phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn
dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m có thể là
A. 20,4

B. 23,9

C. 18,4

D. 19,0

(Đề thi thử THPTQG lần 2 – THPT Chuyên Vinh – Nghệ An, năm 2015)

Bài 2: X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit
fomic; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 12,52 gam hỗn hợp
E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 8,288 lít O2 (đktc) thu được 7,2 gam
nước. Mặt khác đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M.
Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH) 2. Phần
trăm số mol của X có trong hỗn hợp E là
A. 60%

B. 75%

C. 50%

D. 70%

Bài 3: X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic; Z là
axit no hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa
X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O2 (đktc) thu được 7,56 gam nước.
Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu
đun nóng 0,2 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản
ứng, lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng
bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 11,34.

B. 7,50.

C. 10,01.

D. 5,69.

Bài 4: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no hai chức, mạch hở; hai ancol no

đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và cả 2
ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X trên thu được 7,26 gam CO 2 và 2,70
gam H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M,
sau phản ứng thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH
dư. Cô cạn phần dung dịch thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896
ml hỗn hợp ancol (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là
A. 4,595
B. 5,765.
C. 5,180.
D. 4,990.
Bài 5: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (M X < MY
< MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam
hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa
đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun
nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng
hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn
13


dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 38,04.

B. 24,74.

C. 16,74.

D. 25,10.


Bài 6: Cho m gam hỗn hợp E gồm X, Y, T trong đó X, Y là hai axit cacboxylic
đơn chức, mạch hở (MX < MY). T là este tạo bởi X, Y và 1 ancol no hai chức
mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng oxi dư thu được a mol CO2 và (a –
0,49) mol H2O (biết a < 1,65 mol). Mặt khác m gam E tác dụng với
AgNO3/NH3 dư thu được 54 gam Ag. Khi cho m gam E tác dụng vừa đủ với
300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì khối lượng muối thu được là
A. 70,6 gam

B. 76,5 gam

C. 81,4 gam

D. 77,2 gam

Bài 7: X là este no; Y là este không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều đơn
chức và mạch hở). Đốt cháy 14,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 0,62 mol
O2. Mặt khác 14,16 gam E tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M thu
được 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng và m gam hỗn hợp chứa 2 muối.
Giá trị của m là
A. 19,6.

B. 18,4.

C. 18,8.

D. 17,2.

Bài 9: X, Y là 2 axit cacboxylic đều hai chức (trong đó X no, Y không no chứa
một liên kết C=C); Z là este thuần chức tạo bởi X, Y và ancol no T. Đốt cháy
21,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol của Y gấp 2 lần số mol của Z) cần

dùng 0,275 mol O2. Mặt khác đun nóng 21,58 gam E với 440 ml dung dịch
NaOH 1M (vừa đủ) thu được một ancol T duy nhất và hỗn hợp F gồm a gam
muối A và b gam muối B (M A < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy
khối lượng bình tăng 1,76 gam; đồng thời thu được 0,672 lít khí H 2 (đktc). Tỉ lệ
a : b gần nhất là
A. 3,9

B. 4,0

C. 3,6

D. 3,8

Bài 10: X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng
đẳng kế tiếp; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và
Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MT). Đốt cháy 17,28 gam hỗn hợp E
chứa X, Y, Z, T cần dùng 10,752 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 17,28 gam E
cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,2 gam hỗn hợp gồm 3 ancol có
cùng số mol. Số mol của X trong E là
A. 0,05 mol

B. 0,04 mol

C. 0,06 mol

D. 0,03 mol

Bài 11: X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một nối đôi
C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 10,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng
10,08 lít O2 (đktc) thu được 6,48 gam nước. Mặt khác đun nóng 10,56 gam E với

dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp muối chứa a
gam muối A và b gam muối B (MA< MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị
nào sau đây ?
A. 0,9
B. 1,2
C. 1,0
D. 1,5
14


Bài 12: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó X, Y cùng dãy đồng
đẳng; Z không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy 13,08 gam hỗn hợp E chứa
X, Y, Z (số mol Y lớn hơn số mol của Z) cần dùng 0,51 mol O 2. Mặt khác đun
nóng 13,08 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được hỗn hợp
chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp chứa 2 muối gồm a mol muối A và b gam muối
B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,4.
B. 6,5.
C. 6,6.
D. 6,3.
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn a mol chất hữu cơ X (C, H, O) thu được x mol CO2
và y mol H2O với x = y + 5a. Hiđro hóa hoàn toàn 0,15 mol X thu được 32,4 gam
chất hữu cơ Y. Đun nóng Y với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được hỗn hợp E chứa 2 muối natri của 2 axit cacboxylic có cùng số
nguyên tử cacbon và phần hơi chứa ancol Z. Đốt cháy toàn bộ E thu được CO2;
9,45 gam H2O và 23,85 gam Na2CO3. Tổng số nguyên tử có trong X là
A. 23.

B. 25.


C. 27.

D. 21.

Bài 14: Hỗn hợp R chứa các chất hữu cơ đơn chức gồm axit (X),ancol (Y) và
este (Z) (được tạo thành từ X và Y). Đốt cháy 2,15 gam este (Z) rồi hấp thụ sản
phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư được 19,7 gam kết tủa và khối lượng
dung dịch giảm 13,95 gam. Mặt khác, 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với NaOH
được 1,7 gam muối. Axit X và ancol Y tương ứng là
A. CH3COOH và C3H5OH
B. C2H3COOH và CH3OH
C. HCOOH và C3H7OH

D. HCOOH và C3H5OH

(Đề thi thử THPT Quốc Gia – Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM, năm 2015)
Bài 15: X là một axit cacboxylic, Y là một este hai chức, mạch hở (được tạo ra
khi cho X phản ứng với ancol đơn chức Z). Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X và Y
phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO 3 lấy dư, thu được 0,11 mol CO 2. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp trên thu được 0,69 mol CO 2 và m gam
H2O. Giá trị của m là
A. 6,21.
B. 10,68.
C. 14,35.
D. 8,82.
(Đề thi thử Đại học lần 2 – THPT Minh Khai – Hà Tĩnh, năm 2014)
Bài 16: X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic; Z là
axit no hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa
X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O 2 (đktc) thu được 7,56 gam nước.
Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br 2. Nếu

đun nóng 0,3 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản
ứng, lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng
bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,00.

B. 10,50.

C. 8,50.

D. 9,00.

Bài 17: Đốt cháy este 2 chức mạch hở (X được tạo từ axit cacboxylic no, đa
chức, phân tử X không có quá 5 liên kết π) thu được tổng thể tích CO2 và H2O
gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml
dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn Y.
Giá trị lớn nhất của m là
15


A. 28,0.

B. 26,2.

C. 24,8.

D. 24,1.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2015)
Bài 18: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số
nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít O 2 thì

thu được 17,472 lít CO2 và 11,52 gam nước. Mặt khác m gam X phản ứng với
dung dịch KOH dư thì thu được 0,26 mol hỗn hợp ancol. Biết X không tham gia
phản ứng tráng gương. Giá trị V là bao nhiêu? (các khí đo ở đktc)
A. 21,952

B. 21,056

C. 20,384

D.19,600

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Nguyễn Khuyến 2015)
Bài 19: Cho 11 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở A và B tác dụng
hết với 200 gam dung dịch KOH 5,6% đun nóng, thoát ra hỗn hợp ancol Y đồng
đẳng kết tiếp, cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn khan. Cho Y đi qua
bình Na dư thì khối lượng bình tăng 5,35 gam và có 1,68 lít khí thoát ra ở đktc.
Mặt khác, 16,5 gam X làm mất màu tối đa a gam brom. Giá trị (m + a) là
A. 40,7.

B. 52,7.

C. 32,7.

D. 28,7.

(Đề thi thử THPT QG lần 2 – THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa, năm 2015)
Bài 20: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cừng một ancol Y và 3 axit
cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng
kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi
C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH,

thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư,
sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt
khác, nếu đối cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO 2 và 3,96 gam H2O.
Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
A. 34,01%.
B. 38,76%.
C. 40,82%. D. 29,25%.
(Đề thi Trung học phổ thông Quốc Gia năm 2015 – Bộ Giáo dục và Đào tạo)

16


2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Năm học 2016-2017 tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Hoá ở các lớp
12A,12B với đa số học sinh chăm ngoan và có ý thức học. Sau một thời gian tiến
hành thực nghiệm sáng kiến của mình tại các lớp dạy, tôi đã thu được nhiều kết quả
khả quan. Hoạt động học tập của học sinh diễn ra khá sôi nổi, đa số học sinh hiểu
bài và vận dụng được vào giải toán. Riêng các em học sinh khá giỏi đã biết tự tìm
tòi, nghiên cứu thêm giải được một số bài toán ở mức độ vận dụng cao.
Kết quả kiểm tra:
Lớp

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu


Số bài

%

Số bài

%

Số bài

%

Số bài

%

12A

18

45

12

30

9

22,5


1

2,5

12B

11

26,2

15

35,7

15

35,7

1

2.4

So sánh kết quả kiểm tra hai lớp trước và sau khi áp dụng đề tài:

Lớp 12A

Lớp 12B

17



Qua khảo sát trên ta thấy, số học sinh đạt từ điểm trung bình trở lên chiểm hơn
90%, số học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng và số học sinh đạt điểm yếu giảm rõ rệt.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1.

Kết luận

Qua thực tiễn giảng dạy, bằng thực nghiệm sư phạm bản thân tôi nhận thấy
được tính khả thi của đề tài. Đa số học sinh không còn e ngại trước các bài toán
khó về phản ứng cháy Este bởi các em đã được cung cấp một hệ thống kiến thức
cơ bản, các dạng bài tập đa dạng cùng với phương pháp giải rõ ràng, dễ hiểu. Các
em chủ động và tích cực hơn trong mỗi giờ học, các hướng suy nghĩ và vận dụng
phương pháp cũng trở nên linh hoạt hơn.
3.2.

Kiến nghị

Trên cơ sở học sinh làm một số bài toán cụ thể giáo viên đi tới khái quát
chung và trình bày hoàn thiện phương pháp, đưa ra một số ví dụ để phân tích một
số sai lầm khi sử dụng phương pháp cho học sinh tránh
Giáo viên thường xuyên cho học sinh làm các bài tập theo nhóm để các em
hỗ trợ nhau trong việc vận dụng quan hệ giưũa số mol CO2 với số mol H2O và độ
bất bão hoà của phân tử từ đó có thể mở rộng cho các bài toán khác.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu
sót. Kính mong hội đồng khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp góp ý xây dựng,
bổ sung cho bản kinh nghiệm của tôi đạt chất lượng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh hoá, Ngày 12 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Phạm Quang Việt

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hoá học 12 nâng cao Nâng cao; Nhà xuất bản Giáo dục 2008.
2. Mạng Internet, trang
3. Giới thiệu đề thi tuyển sinh/ Nguyễn văn Thoại, Nguyễn Hữu Thạc/NXB Hà nội
4. Báo Hóa học và ứng dụng/ Tạp chí của Hội Hóa học Việt Nam
5. Phân loại và phương pháp giải toán Hóa học Hữu cơ / Quan Hán Thành/
NXB Trẻ.

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Phạm Quang Việt
Chức vụ và đơn vị công tác: TKHĐ – THPT Hà Trung


TT

Tên đề tài SKKN

Phương pháp quy đổi về nguyên
1.

tử trong bài tập hoá Vô cơ

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở

C

2010 - 2011

Sở


C

2015 - 2016

Hướng dẫn học sinh lớp 11 phân
2.

tích tỉ lệ mol để giải nhanh bài tập
hoá học Vô cơ

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.

----------------------------------------------------

20



×