Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KHẢO sát một CHƯƠNG TRÌNH về VIỆC sử DỤNG chat lieu Văn học dân gian trong sang tao chuong trinh truyen hinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.25 KB, 15 trang )

TIÓU LUËN
KHẢO SÁT MỘT CHƯƠNG TRÌNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG
CHẤT LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TẠO
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH


MỤC LỤC

2


I-Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Báo chí đang ngày càng trở thành một lĩnh vực hoạt động tinh thần
quan trọng trong đời sống xã hội.Xã hội càng phát triển, nhu cầu nắm bắt
thông tin để nâng cao nhận thức và song song là nhu cầu hưởng thụ cái đẹp
của con người ngày càng lớn.Để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hôm nay,báo
chí phải không ngừng đổi mới,tìm tòi những phương thức phản ánh và tác
động từ những quy trình mang tính nghiệp vụ chuyên biệt,lâu nay trong hoạt
động báo chí các nhà báo vẫn thường xuyên khai thác,vận dụng sức mạnh của
các hình thức xã hội khác,trong đó có văn học.
Như chúng ta đã biết,báo chí và văn học Việt Nam hiện nay vốn cùng
ra đời trong một điều kiện văn hóa lịch sử,cùng chung đội ngũ,cùng sử dụng
chữ Quốc Ngữ làm chất liệu,cùng chung đội ngũ những người cầm bút,cùng
phục vụ một kiểu công chúng xưa nay vốn rất trrongj văn chương và ngàn đời
chỉ quen tiếp nhận văn chương nên giữa hai loại hình này có một mối quan hệ
khăng khít.Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ song song đa chiều.
Báo chí tuy bắt nguồn từ phương tây nhưng để trở thành báo chí Việt
Nam nó đã nhanh chóng được Việt hóa,để cho kĩ thuật làm báo phương tây
phải được trinh bày bằng phong cách Việt Nam.Một trong những nét đặc sắc
của báo chí Việt Nam là có rất nhiều văn trong báo,trong mỗi nhà báo dường


như có một nhà văn.Hiện tượng "hai trong một " này mang đến cho nền báo
chí nước nhà những nét độc đáo riêng.Văn học đã mang đến cho báo chí một
đội ngũ nhà báo đông đảo có tâm huyết và tài năng.Văn học cũng mang đến
cho báo chí nguồn đề tài hấp dẫn,vô tận cùng nhiều thủ pháp,nhiều chất liệu
quý báu.
Việc khai thác vận dụng những tri thức văn học đã mang lại cho đời
sống báo chí nhiều điều bổ ích,đặc biệt là nguồn sinh lực dồi dào.Cùng một
hiện tượng bao giờ văn chương cũng có một cái nhìn sâu sắc hơn,có khả năng
3


nắm bắt những chi tiết đắt giá và thể hiện một cách tinh tế hơn.Văn chương
nuôi dưỡng tâm hồn,nuôi dưỡng lòng yêu nghề bằng những xúc cảm làm cho
người làm báo không chỉ có cái đầu lạnh mà luôn giữ được trái tim ấm áp.Sự
kết hợp giữa cái đầu lạnh và trái tim ấm nóng sẽ tăng cường bút lực cho người
làm báo và tăng thêm sự hút hồn cho bài báo.Văn làm cho báo chí thêm sang
trọng và hấp dẫn,tạo nên hiệu ứng cao cho mỗi tác phẩm,bởi không có gì tồn
tại vĩnh cửa bằng nghệ thuật đích thực.
Có một điều thú vị là: giữa văn học dân gian và báo chí,tưởng là hai
loại hình rất xa nhau,rất khác nhau nhưng báo chí đã tìm thấy và kế thừa
nhiều ưu thế của văn học dân gian,đã nhận được những hỗ trợ không phải
không đắc lực từ văn hoc dân gian.Sự tiếp nhận tinh tế những thành quả của
văn học dân gian trong làm báo không chỉ là cách thức tối ưu để đưa báo
chí,một loại hình vốn hết sức xa lạ đến với công chúng Việt Nam mà còn góp
phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả thông tin và tăng cường sức hấp dẫn
cho báo chí.Ngoài ra, việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong sáng tạo
tác phẩm báo chí còn giúp tác phẩm đó thêm phần sâu sắc.
Dĩ nhiên,sự tiếp nhận nhứng ưu thế của văn học dân gian trên báo chí
mỗi thời một khác.Cùng với văn học viết,văn học dân gian đã góp phần không
nhỏ vào việc xây nền móng cho sự ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam.

Trên thực tế,văn học dân gian được sử dụng nhiều trên báo chí,đặc biệt
là các trò chơi trên truyền hình.Nhờ biết kết hợp hình thức hiện đại của báo
chí với những kinh nghiệm quý báu của dân tộc,nhờ khéo léo tình bày những
vấn đề nóng của thời đại bằng cách cảm,cách nghĩ của nhân dân nên báo chí
Việt Nam đã không ngừng nâng cao được hiệu quả phản ánh.
2.Đối tượng nghiên cứu
Chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các yếu tố văn học dân gian được áp
dụng một cách có hiệu quả vào chương trình "Đuổi hình bắt chữ".

4


3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận này nhằm mục đích nghiên cứu,kiểm nghiệm, tổng kết lợi
ích của việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong sáng tạo tác phẩm
truyền hình.
Thông qua lí luận về báo chí truyền hình,khảo sát thực tế rút ra những
thành công của chương trình.
4.Phương pháp nghiên cứu
Trong nội dung của tiểu luận tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu đó là:
+Khảo sát thực tế thông qua 2 số của chương trình "Đuổi hình bắt chữ "
của Đài phát thanh truyền hình Hà Nội.
+Phân tích,tổng hợp,đánh giá một cách cụ thể và khách quan,toàn diện
để nhằm rút ra những luận điểm trong quá trình khảo sát.

5


II-Kết cấu đề tài

Gồm 2 phần: khái quát văn học dân gian; tìm hiểu chung và khảo
sát 2 số của chương trình ''Đuổi hình bắt chữ."
1.Khái quát về văn học dân gian
Văn học mỗi dân tộc thường được cấu thành bởi 2 bộ phận: văn học
dân gian; văn học viết.Mỗi bộ phận có những đóng góp quan trọng riêng
nhưng văn học dân gian bao giờ cũng giữ vị trí mở đầu,vị trí nền móng,cội
nguồn,là dòng sữa mẹ nuôi dưỡng quá trình hình thành và phát triển của các
loại hình văn hóa tinh thần khác.
Trước đây Việt Nam,văn học dân gian có nhiều tên gọi khác nhau: văn
học truyền miệng, văn nghệ dân gian,…Năm 1958,Vũ Ngọc Phan đưa ra khái
niệm văn học dân gian và từ đó thuật ngữ này được giới nghiên cứu chấp
nhận.Dĩ nhiên khái niệm văn học dân gian cũng không phải dô Nguyễn Ngọc
Phan hoàn toàn đề xuất mà thuật ngữ này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Từ rất sớm văn học dân gian đã được nhiều nghành khoa học quan
tâm.Dường như mọi nhà văn hóa lớn của thế giới đều đánh giá rất cao giá trị
và khẳng định vị trí quan trọng của văn học dân gian đối với sự phát triển của
nền văn hóa mỗi dân tộc.Tất nhiên,các nghành khoa học khác chỉ quan tâm
đến văn học dân gian dưới góc độ khai thác tư liệu.Coi văn học dân gian như
một loại văn học ứng dụng,mỗi nghành chỉ chú trọng đến một vài loại cụ thể
nào đó chứ không quan tâm đến toàn bộ giá trị của văn học dân gian và ít để
tâm đến khái niệm văn học dân gian.
Văn học dân gian là gì ? Câu hỏi liên quan đến một chuyên môn hẹp là
folklore.Thuật ngữ do hai từ tiếng anh ghép lại.
Folk nghĩa là công chúng,đám đông,nhân dân.
Lore có thể hiểu là trí tuệ,trí khôn,hiểu biết,kiến thức của nhân dân.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm folklore nhưng có thể tạm
chia thành 2 khuynh hướng chủ yếu:
6



Theo khuynh hướng rộng:folklore bao gồm toàn bộ tất cả các hiện
tượng của nền văn hóa tinh thần và thậm chí cả một số hình thức của nền văn
hóa vật chất của nhân dân.
Theo khuynh hướng hẹp:folklore chỉ những sáng tác nghệ thuật ngôn
từ truyền miệng.
Tác giả Chu Xuân Diệu định nghĩa "Văn học dân gian là những sáng
tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động phát sinh từ thời kì công xã
nguyên thủy và phát triển mạnh mẽ trong các xã hội có giai cấp cho đến cả
thời hiện đại".
Muốn hiểu được khái niệm văn học dân gian là gì cần phải lần lượt
nghiên cứu các nội dung cơ bản sau: phạm vi của văn học dân gian,bản chất
của văn học dân gian,đặc trưng của văn học dân gian,hệ thống thể loại của
văn học dân gian.
2.Tìm hiểu chung và khảo sát 2 số của chương trình "Đuổi hình
bắt chữ".
2.1 Tìm hiểu chung
"Đuổi hình bắt chữ" là một trò chơi giải trí trên đài truyền hình Hà
Nội.Chương trình được phát vào 20h thứ 7 hàng tuần.
• Luật chơi: Mỗi chương trình có 2 người chơi giành quyền trả lời

bằng cách bấm chuông.Nhiệm vụ của người chơi là nhìn vào hình vẽ và liên
tưởng đến một từ,cụm từ,một câu tục ngữ,ca dao,tên một bài hát hay bộ phim.
• Các phần chơi:
+Ngẫu hứng:có 10 miềng ghép tương ứng với 10 hình vẽ.Các hình sẽ
xuất hiện không theo chủ đề nào.Mỗi thí sinh sẽ được quyền trả lời một lần
duy nhất.
+Theo chủ đề: các hình vẽ theo một chủ đề nhất định.Mỗi thí sinh chỉ
bấm chuông và trả lời một lần duy nhất.
+Đếm ngược: các hình xuất hiện,đồng hồ đếm lùi thời gian.Trả lời ở
giây thứ bao nhiêu thì giành được số điểm tương ứng.Càng sớm thì số điểm

7


càng nhiều.Đặc biệt các thí sinh được quyền bấm chuông đến khi có câu trả
lời đúng.
+Siêu tốc: ai đạt điểm cao hơn sau 3 vòng thi sẽ được đi tiếp vào vòng
này.Yêu cầu của vòng thi này là nhìn hình ảnh minh họa để đoán ra một câu.
2.2 Khảo sát thực tế 2 số của chương trình "Đuổi hình bắt chữ".
• Chương trình ngày 19 tháng 1 năm 2011
Trong phần thi thứ 2 BTC đưa ra chủ đề "Truyện cổ dân gian Việt
Nam":
+ Hình vẽ thứ nhất: Cạnh một con sông có một cây cau mọc ngay sát
một tảng đá.Trên thân cau có một dây leo quấn lấy.
=> Đáp án: Sự tích Trầu cau
Hình ảnh này gợi cho ta nhớ về:Đời thượng cổ có một chàng tên là
Quang Lang trạng mạo cao lớn.Quốc vương cho họ là Cao, nhân lấy chữ Cao
làm họ,sinh được hai con trai,người anh là Tân,người em là Lang.Cha mẹ chết
sớm,hai anh em sang trọ nhà thầy đạo họ Lưu.
Nhà họ Lưu có một người con gái,tuổi chừng mười bảy muốn tim đôi
bạn,nhưng không biết người nào là anh,người nào là em.Cô bèn bưng một bát
cháo và một đôi đũa mời hai người ăn để xem ai là anh ai là em.Thấy người
em nhường cho anh ăn trước cô bèn ghi nhớ lấy,đem tình thực trình bày với
bố mẹ.Cha mẹ gả cho người anh kết làm vợ chồng.Tình ái ngày càng mặn
nồng.Sau đấy người em thấy anh không đối đãi mình như lúc xưa,đêm lòng
hờn giận mà bỏ nhà ra đi.Đi đến một nơi thôn dã gặp một con suối lớn.Không
có thuyền để sang ngang người em ngồi khóc cho đến chết rồi hóa thành một
cái cây.Đến khi người anh mất em mới bỏ vợ đi tìm chỉ thấy em mình đã chết
gieo mình bên gốc cây.mà tự tận hóa thành một tảng đá quấn quanh gốc
cây.Sau đấy,người vợ lấy làm lạ sao chồng mình đi lâu mà chưa thấy về liền
bỏ đi tìm,thấy chồng đã chết nàng cũng gieo mình bên tảng đá mà chết

luôn,hóa thành một cây dây leo vấn vít trên đá,ngọn lá mùi thơm và say.

8


Trong khoảng tháng bảy tháng tám khí nóng còn nồng vua Hùng đi
tuần thường nghỉ chân ở đấy tránh nắng.Trông thấy cảnh ấy hỏi ra mới biết sự
việc như thế.Nhà vua lập tức bảo cận thần hái một trái cây,một lá dây leo,vua
nhai đi rồi nhổ trên đá,thấy có sắc đỏ tươi,biết là vị ngọn mới lấy đem về,bảo
lấy đá lửa nung làm vôi cùng với lá dây,trái cây hợp làm một mà ăn,thấy vị
ngọt béo,thơm cay,môi mép sinh đỏ.Từ đây nước Nam có tục ăn trầu.
+Hình vẽ thứ hai:" Một ông trạng nguyên vinh quy bái tổ về
làng,giữa đường dừng lại ngửi một khóm hoa quỳnh bên vệ đường."
=> Đáp án: Trạng Quỳnh
Hình ảnh này gợi ta nhớ đến Trạng Quỳnh là một ông trạng giàu trí
thông minh và trào phúng trong dân gian Việt Nam.Có rất nhiều giai thoại kể
về Trạng Quỳnh,nội dung chính là đả kích chế độ phong kiến thời chúa
Trịnh,tấm lòng thương người luôn cứu giúp dân chúng.
+Hình vẽ thứ ba: "Một con rùa rẽ nước chở một người trên lưng đi
xuống biển."
=> Đáp án: Nỏ thần
Hình ảnh này gợi ta nhớ đến câu chuyện: An Dương Vương còn có tên
là Thục Phán sau khi lên ngôi có một người hiền tài tên là Cao Lỗ ra giúp
sức.Nhờ bản vẽ của Cao Lỗ nên An Dương Vương mới xây xong thành Cổ
Loa có hình trôn ốc.Sau đó An Dương Vương mới biết rằng Cao Lỗ là vị Rùa
thần.Sau một lần ghé thăm nhà vua,Rùa thần mới tặng An Dương Vương 3 cái
móng vuốt của mình để làm một vũ khí để đánh giặc ngoại xâm.Từ đây,nỏ
thần ra đời.Sau lần ấy Triệu Đà từ phương Bắc sang xâm lược nước ta, nhờ có
nỏ thần mà quân ta đánh thắng mà không hề mất sức.Biết chuyện nỏ thần
Triệu Đà có một âm mưu mới: xin cưới Mỵ Châu -con gái An Dương Vương

cho con trai mình là Trọng Thủy.Sau một thời gian chung sống,Trọng Thủy
lân la hỏi về chuyện nỏ thần,vốn tính thật thà nên Mỵ Châu đã kể hết cho
chồng mình.Nghe lời cha Trọng Thủy lấy trôm nỏ thần về nước.Lấy được nỏ
thần Triệu Đà đem quân sang xâm lược nước ta lần nữa.Ỷ có nỏ thần nên An
9


Dương Vương rất chủ quan bảo rằng khi nào giặc đến chân thành rồi hãy
đánh.khi giặc đến chân thành nhà vua mang nỏ thần ra bắn thì mới biết rằng
nỏ thần đã bị đánh cắp.Đau đớn tột cùng An Dương Vương đưa con gái mình
chạy trốn.Đến bờ biển mới thấy Rùa thần rẽ nước lên bờ và nói rằng:"Kẻ ngồi
sau lưng nhà vua là giặc đó.".An Dương Vương rút gươm chém chết con gái
rồi theo rùa thần xuống biển.
+Hình vẽ thứ tư:"Một chàng trai mặc khố tay ôm một quả dưa hấu."
=>Đáp án: Sự tích quả dưa hấu
Hình vẽ gợi ta nhớ đến câu chuyện về Mai An Tiêm -một người con
nuôi mà vua Hùng hết mực yêu thương.Dần dần An Tiêm thành phú quý ai
cũng nể phục và chen nhau đến dâng lễ vật không thức gì là không có.An
Tiêm sinh ra kiêu ngạo và tự bảo rằng:"Của cải này là vật tiền thân của ta,ta
không từng trông nhờ vào ơn trời. ".Hùng Vương nghe được rất tức giận liền
sai quân tước hết của cải của An Tiêm,rồi đưa cả gia đình anh ra bỏ ngoài đảo
hoang.Ở đây tứ phía không có dấu chân người đến,lương thực mà quân triều
đình để lại rất ít ỏi.Vợ con An Tiêm khóc ầm lên và cho rằng cả gia đình sẽ
chết ở đây.An Tiêm thì khác chàng cho rằng trời sinh thì trời sẽ dưỡng.Ở chưa
được bao lâu, đương lúc tháng 4 bỗng thấy một con bạch hạc từ đâu bay tới
miệng nhả ra một ít hạt có màu đen.Ít lâu sau ở nơi đó mọc lên một loại cây
dây leo xanh rờn,bỗng chốc cây đơm hoa kết trái.An Tiêm lấy quả đó bổ cho
vợ con ăn thử thấy có vị rất ngọt,ăn rất mát.Vợ chông An Tiêm vô cùng vui
sướng,từ đó cả gia đình không phải lo chết đói nữa.Thỉnh thoảng có thuyền bè
qua lại An Tiêm đổi thứ quả đó lấy thực phẩm cho cả gia đình.Rồi một ngày

Hùng Vương được một thương nhân dâng lên nếm thử loại quả này. Nhà vua
thấy rất thích và hỏi nó ở đâu.Thương nhân đó bèn kể Hùng Vương mới Biết
là do chính tay An Tiêm trồng.Nhà vua liền sai người ra đảo hoang đón cả nhà
An Tiêm về.Sau đó Hùng Vương đặt tên là quả dưa hấu.
+Hình vẽ thứ năm:"Một chàng trai cưỡi ngựa bay lên trời.Bên dưới là
một lũy tre làng."
10


=> Đáp án: Thánh Gióng
Hình vẽ này gợi ta nhớ đến câu chuyện của làng Phù Đổng: có một đôi
vợ chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con.Một hôm,người vợ đi làm đồng
thấy một vết chân to bà liền ướm thử.Mấy ngày sau bà thụ thai.Sau đó bà sinh
được một người con trai bà đặt tên là Gióng.Lạ thay,con trai bà đã 3 năm mà
vẫn chưa biết nói,biết cười.Năm ấy,nước ta có giặc Ân sang xâm chiếm.Sứ
giả đi loan tin khắp nơi để tìm người tài giỏi đánh giặc.Bỗng nhiên đứa bé nói
với mẹ rằng ra bảo sứ giả vào nhà và bảo rằng:về rèn cho một cái áo giáp
sắt,một con ngựa sắt,một cái roi sắt để Gióng đi đánh giặc.Từ đó dân trong
làng cùng góp gạo nuôi Gióng.Gióng lớn nhanh như thổi phút chốc trở thành
một người khổng lồ.Khi giặc tấn công vào nước ta,Gióng mặc áo giáp sắt tay
cầm roi sắt,cưỡi ngựa sắt lên đường đánh giặc.Phút chốc trên đất nước ta
không còn một bóng giặc.Khi hoàn thành xong sứ mệnh Gióng cưỡi ngựa bay
về trời.
Qua những câu chuyện cổ tích này đã có tác dụng đánh thức trong
tiềm thức mỗi con người Việt Nam hiện đại một thời xa xưa của nước Việt
cổ.Từ khi lọt lòng,đến khi lớn lên ta được bà được mẹ kể cho biết bao câu
chuyện cổ tích.Nhưng không phải ai cũng luôn nhớ về miền kí ức đó,lớn
lên một tí và đến lúc trưởng thành,cuộc sống xô bồ làm con người ta dần
quên đi.Việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong chương trình này
tạo cảm giác gần gũi thân thuộc cho người xem,đưa con người ta nhớ lại

miền kí ức tuổi thơ. Qua những câu chuyện này dạy bảo ta bài học về lối
sống có tình nghĩa (sự tích Trầu cau);nghị lực sống của con người (sự tích
quả dưa hấu);sự đề cao cảnh giác,không nên chủ quan trước tất cả mọi
việc(Nỏ thần);sức mạnh quật cường,lòng yêu nước của nhân dân
ta(Thánh Gióng);tinh thần cộng đồng thương người như thể thương
thân(Trạng Quỳnh).Từ đây,chương trình có hiệu ứng rất tốt.
• Chương trình ngày 26 tháng 1 năm 2011

11


Trong phần thi thứ hai BTC đưa ra chủ đề "Ca dao, tục ngữ,thành
ngữ.".
+Hình vẽ thứ nhất:"Một chiếc tẩu cháy và có một hồn ma hiện ra."
=>Đáp án: Tẩu hỏa nhập ma
Tẩu hỏa nhập ma là các tai biến xảy ra ở mọi trình độ luyện công và
xảy ra nhiều ở trình độ sơ đẳng do kém hiểu biết về cách luyện,thiếu trình độ
để phát giác hầu kịp thời ứng phó.Người bị tẩu hỏa nhập ma sẽ trở nên điên
cuồng do các ảo ảnh huyễn hoặc chi phối.
+Hình vẽ thứ hai:"Một con trâu thấy một con lừa mang trên lưng một
lô hàng nặng.Trâu khen rằng: anhh lừa khỏe quá."
=>Đáp án: Thân lừa ưa nặng
Câu này có nghĩa ví người ương bướng,ngang ngạnh một cách ngốc
nghếch,phải để cho người ta có biện pháp mạnh mới chịu phục tùng nghe
theo.
+Hình vẽ thứ ba:"Có một dải yếm được bắc ngang một con sông
hẹp."
=>Đáp án: Ứơc gì sông hẹp một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Đây quả là một ước mơ táo bạo.Sức mạnh của tình yêu đã làm cho cô

gái mong muốn bản thân mình có một sức mạnh siêu nhiên,sức mạnh mà có
thể làm con sông hẹp một gang để người mình yêu thương được qua sông một
cách dễ dàng.Không những thế nàng thôn nữ này còn muốn dùng đôi dải yếm
bắc chiếc cầu cho người yêu vượt con sông ảo ….Qua lối nói ngoa dụ tài tình
ấy,dân gian khẳng định được một sức mạnh to lớn không gì sánh nổi bằng
tình yêu đôi lứa.
+Hình vẽ thứ tư: "Một bát canh có râu tôm và ruột bầu".
=>Đáp án: Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

12


Râu tôm và ruột bầu,chỉ là hai thứ thực phẩm bỏ đi,vậy mà trong cảnh
thuận hòa,cái nghịch lí ấy đã xảy ra một cách thật có lý.Hạnh phúc đâu phải
lúc nào cũng được dệt nên bởi những vật chất đủ đầy mà nhiều khi chỉ cần
một tấm lòng nhân hậu,một sự đồng cảm sẻ chia.
+Hình vẽ thứ tư: "Một người treo biển hiệu là bán thịt dê nhưng thực
đơn của cửa hàng là thịt chó."
=>Đáp án: Treo đầu dê bán thịt chó
Thành ngữ "Treo đầu dê bán thịt chó " muốn nói tới những kẻ thường
dùng những chiêu bài giả mạo để lừa bịp người khác,gian lận tráo trở trong
buôn bán,danh không phù hợp với thực.

13


III-Kết luận
"Đuổi hình bắt chữ" trong quá trình lên ý tưởng chương trình luôn có
ý thức khai thác,vận dụng các yếu tố văn học dân gian.Nhờ những yếu tố này

đã góp phần to lớn vào thành công của chương trình;tạo nên sự gần gũi, thân
thuộc trong lòng mỗi khán giả xem truyền hình.Không những vậy,việc kết
hợp chất liệu văn học dân gian trong sáng tạo tác phẩm truyền hình còn có ý
nghĩa tích cực trong việc thức tỉnh một phần tiềm thức của con người vốn rơi
vào quên lãng.Đây là một sự kết hợp thành công và nên được tiếp tục phát
huy.

***************************************

14


Tài liệu tham khảo
• Giáo trình văn học dân gian,NXB ĐHSP Hà Nội năm 2008-Trần
Thị Trâm.
• Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo
chí,NXB Văn hóa thông tin năm 2008-Trần Thị Trâm.

15



×