Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 12, tiết 19,20 phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ 1919 1925(lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.73 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU ………………………………………………………………. 2
1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………….. 2
1.2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………….. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ………………………………… 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài …………………………….. 3
2. NỘI DUNG ……………………………………………………………. 4
2.1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………… 4
2.1.1 Cơ sở lý luận …………………………………………………. 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………….. 4
2.2. Thực trạng của vấn đề .................................................................... 6
2.3. Giải pháp thực hiện ........................................................................ 7
2.3.1. Định hướng sử dụng kiến thức văn học và các đoạn phim tư liệu, vi
deo có liên quan đến nội dung bài 12 tiết 19,20“ phong trào dân tộc dân chủ ở
Việt Nam từ 1919 -1925" ............................................................................. 7
2.3.2. Một số lưu ý khi khai thác và vận dụng kiến thức văn học và các
đoạn phim tư liệu, video vào bài dạy ........................................................... 7
2.4. Biện pháp tổ chức thực hiện .......................................................... 8
2.4.1. Đối với mục 1.1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp: Tôi vận dụng đoạn phim tư liệu để học sinh làm rõ nội dung
kiến thức bài học ........................................................................................... 8
2.4.2. Đối với phần 1.3. Những chuyển biến lớn về kinh tế, và giai cấp xã
hội ở Việt Nam: ở mục này giáo viên vừa vận dụng đoạn phim tư liệu và kết hợp
kiến thức văn học để học sinh làm rõ trọng tâm kiến thức bài học .............. 10
2.4.3. Đối với mục 2.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ................... 13
2.5. Kiểm nghiệm thực tế ........................................................................ 16
2.5.1. Phương pháp kiểm nghiệm ....................................................... 16
2.5.2. Kết quả kiểm nghiệm ................................................................ 17
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. ...... 18
3.1. Kết luận ........................................................................................... 18


3.2. Đề xuất ............................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết
Trung ương số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang chỉ
đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học,
học và thi. Sự đổi mới gần đây nhất của Bộ giáo dục và đào tạo đối với bậc
trung học phổ thông là đã áp dụng kì thi quốc gia chung, và chuyển một số
môn từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Đây là hình thức thi mới tiết kiệm được
nhiều tiền của cho nhà nước nhân dân, mở ra cho học sinh nhiều cơ hội lựa
chọn ngành nghề. Tuy nhiên để thích ứng được với yêu cầu đổi mới như hiện
nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo,
vận dụng kiến thức liên môn linh hoạt, sử dụng và kết hợp có hiệu quả các loại
phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Chủ trương đổi mới của
Bộ giáo dục hiện nay là nhằm khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc, hướng tới phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức liên môn trong học tập, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, sinh
động mà vững chắc.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học
tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”, trong những năm gần đây việc ứng dụng
công nghệ thông tin và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang

được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, nguyên tắc này được thực hiện ở
tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Lịch Sử, một môn học
quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Tuy nhiên, thực tế dạy học môn Lịch sử nói chung và Lịch sử lớp 12 nói
riêng việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức liên môn vào
bài dạy còn gặp nhiều lúng túng dẫn đến chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục
đề ra. Bên cạnh đó, còn nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập
trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ
môn khác cũng như việc tìm phương pháp, phương tiện dạy học, vận dụng kiến
thức liên môn để dạy học bộ môn Lịch sử còn hạn chế, nên giờ học chưa gây
được sự hứng thú học tập cho học sinh, dẫn đến hiệu quả giáo dục của bộ môn
chưa thực sự đạt được theo yêu cầu. Đặc biệt trong năm học 2016 -2017, là năm
đầu tiên Bộ giáo dục và đào tạo sử dụng hình thức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối
với bộ môn Lịch sử và hơn nữa môn Lịch sử lại nằm trong bài thi tổ hợp khoa
học xã hội để xét công nhận tốt nghiệp và đại học cho học sinh trung học phổ
thông. Vì vậy, để phù hợp với những đổi mới hiện nay của Bộ và giúp các em
học sinh khối 12 có hứng thú đối với bộ môn sử, giúp các em ghi nhớ kiến thức
một cách chủ động nhẹ nhàng, chuẩn bị một hành trang cho kì thi có nhiều điểm
mới đang là một nỗi trăn trở của đội ngũ giáo viên.
2


Bản thân là một giáo viên dạy Lịch sử có kinh nghiệm đứng lớp 12 năm,
được dự nhiều tiết dạy của bạn bè đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, qua đó tôi
đã rút ra được những cái hay và những mặt hạn chế trong các tiết được dự đồng
thời đúc rút cho mình những kinh nghiệm giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất cho các tiết dạy. Trong khuôn khổ của bài viết này tôi cũng mạnh dạn chia
sẻ những kinh nghiệm của mình về vấn đề: Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết
hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng học tập cho học sinh khi
dạy bài 12- tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến

1925”(Lịch sử lớp 12 cơ bản), đến bạn bè và quý thầy cô.Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin
và vận dụng tích hợp liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực tôi
đã mạnh dạn áp dụng trong các tiết dạy thực tế của mình để từ đó hiểu rõ hơn
vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật
dạy học tích cực trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT nhằm gây hứng thú
học tập cho học sinh. Trong đề tài này, tôi không đi sâu vận dụng tất cả các đoạn
phim tư liệu và kiến thức liên môn có liên quan tới bài 12- tiết 19, 20: “ Phong
trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12- ban cơ bản) mà chỉ
tập trung vào vận dụng kiến thức bộ môn gần gũi có sự giao thoa như Văn học,
sử dụng các đoạn phim tư liệu để cũng cố và khắc sâu bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Là quá trình “ Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến
thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khối 12 những lớp do tôi
trực tiếp phụ trách: 12A1,12A2 và 12A5,12A6 khi dạy bài 12 tiết 19,20: Phong
trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12 cơ bản).
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; so sánh, tổng hợp kiến
thức, kết luận thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lí số liệu, phương
pháp điều tra khảo sát thực tế…

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1 Cơ sở lý luận:
Đề tài của tôi được dựa trên cơ sở các quan điểm, nghị quyết của Đảng,

của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
hiện nay.
Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ
giáo dục và đào tạo đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn
học, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; Bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; Rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[4]
Thực hiện công văn số 7736/BGDĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 Bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo về việc “ Tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết tình huống thực tiễn và dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo
viên trung học”.[3] Mục đích khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng
hợp của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn; tăng cường
khả năng vận dụng tổng hợp, khă năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, thúc
đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời
sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “Học đi đôi với hành”
Công văn số 3535/BGĐT –GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương
pháp “ Bàn tay nặn bột” với các phương pháp dạy học tích cực khác
2.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng tích hợp
kiến thức liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau, những khái niệm, hình ảnh, tư tưởng chung giữa các môn học, tức
là con đường tích hợp những nội dung, một số hình ảnh từ một số môn học có
liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX người ta đã đưa vào giáo dục
ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học.
Nhìn chung trên thế giới nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, GDCD …để thành môn học
mới với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai
là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới, đại diện

cho xu hướng này là Cộng hoà Liên bang Đức, Hà Lan…
Ở Việt Nam thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong
một số môn học của trường tiểu học, từ những năm 1987 việc nghiên cứu xây
dựng môn tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp được thực hiện và được
thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, cho đến nay việc nghiên cứu quan
điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống,
đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do yêu
1

Trong trang này mục 2.1.1 được tham khảo trong TLTK [3], [4]

4


cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn nhất là đối với
môn lịch sử yêu cầu này cũng rất cần thiết. Thế nhưng trong thực tế nhiều giáo
viên cho rằng bộ môn Lịch sử là môn có dung lượng kiến thức nhiều, nặng nề về
các sự kiện vì vậy phần lớn giáo viên chỉ tập trung cố gắng để học sinh ghi
được đầy đủ nội dung bài học mà không quan tâm đến phương pháp làm cho
học sinh thực sự được sống với không gian lịch sử của bài học ấy. Hoặc một số
giáo viên có áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn và ứng dụng công
nghệ thông tin nhưng chỉ áp dụng một cách sơ sài, hầu hết mới dừng lại ở mức
độ cung cấp hình ảnh, phim tư liệu, liên hệ thông thường mà chưa làm cho học
sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và mối liên hệ giữa kiến thức của bài với
những tư liệu đã có nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học
sinh, dẫn đến tiết dạy của giáo viên chưa đạt được hiệu quả trong quá trình dạy
học. Chính những nguyên nhân này đã khiến cho học sinh ngại học, thậm chí là
sợ học lịch sử ngày càng nhiều.
Dựa trên quan điểm của ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020:
“Tiếp tục đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục” và sự chỉ đạo chuyên

môn của lãnh đạo các cấp ngành giáo dục, đặc biệt là việc quán triệt sâu sắc
công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được ban giám hiệu thống nhất
đến các tổ nhóm và từng cá nhân trong việc sử dụng phương pháp, phương tiện,
kĩ thuật dạy học tích cực, vận dụng kiến thức liên môn một cách phù hợp đối với
từng bộ môn nhằm nâng cao chất lương dạy và học tại trường THPT Hoằng Hoá
4, nên tôi đã “Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn với ứng dụng công nghệ
thông tin” vào công tác dạy học của mình.
Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã áp dụng rất nhiều phương pháp
và phương tiện dạy học tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các tác
phẩm văn học và đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử là vô cùng ý nghĩa.
Cách dạy học này đã tạo nên hứng thú của học sinh trong tiết học lịch sử. Cả cô
và trò đều nhận thấy tiết học lịch sử diễn ra nhẹ nhàng nhưng vẫn hiệu quả, học
sinh không bị áp lực mà vẫn hiểu rõ sự kiện và ghi nhớ được những sự kiện
trong bài học. Các tác phẩm văn học và đoạn phim tư liệu không những không
làm ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức mà còn làm cho tiết học sinh động
hơn vì .
“ Các tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử,
giúp học sinh hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng
hình tượng tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, góp phần quan
trọng làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho
học sinh”.[1]
Các đoạn phim tư liệu hoặc vi deo là tư liệu sống trong dạy học lịch sử
bởi qua những thước phim này các em biết được về thời kì quá khứ hào hùng
của dân tộc, đồng thời còn có tác dụng thay đổi không khí của tiết học.
Quá trình sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với vận dụng tích hợp
kiến thức của Văn học được tôi áp dụng ở cả ba khối lớp, nhưng trong khuôn
2

Trong trang này : mục 2.1.2 được tham khảo trong TLTK [1]


5


khổ bài viết chia sẽ kinh nghiệm nhỏ tôi xin áp dụng cụ thể vào học bài 12 tiết
19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ từ 1919 -1925 ở Việt Nam ” (Lịch sử 12 cơ
bản) phương pháp dạy học của tôi giúp học sinh học bài với niềm say mê và
hứng thú hơn. Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực,
sinh động về cách mạng việt Nam giai đoạn 1919 -1925.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Để hiểu rõ thực trạng thái độ hứng thú học tập của học sinh sau khi học
bài 12 tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925”
(Giáo viên không vận dụng tích hợp kiến thức liên môn và không chiếu phim tư
liệu vào giảng dạy). Giáo viên đã chọn 2 lớp đối chứng 12A1 và 12A2 kết quả
cho thấy thái độ hứng thú học tập của học sinh qua điều tra được thể hiện thông
qua bảng sau:
Lưu ý: Mẫu Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
Bảng 1: Bảng thống kê về thái độ hứng thú học tập của học sinh 2 lớp
đối chứng ở Trường THPT Hoằng Hoá 4. ( Phụ lục 1)
Mức độ hứng thú
Rất thích
Bình thường
Không thích
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%

12A1
40
8
20
13
32,5
19
47,5
12A2
42
9
21,4
15
35,7
18
42,9
Tổng
82
17
20,7
28
34,1
37
45,2
Qua số liệu kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh trả lời “ Không thích”
với tiết dạy bài 12 tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919
-1925” của giáo viên ở 2 lớp đối chứng tỉ lệ rất cao, cụ thể là chiếm tới 45,2%
trong tổng số học sinh được lấy ý kiến, xét thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến kết quả học sinh không thích giờ học đó. Song nguyên nhân chủ yếu nhất là
do chất lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư cho

chuyên môn dẫn đến tiết học không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻ…
do đó không đủ sức gây được sự hứng thú từ phía người học, chưa phát huy
được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học.
Như chúng ta đều biết trong các phương pháp dạy học truyền thống chỉ
chú ý đến người giáo viên mà ít quan tâm tới học sinh, học sinh được ví như
“Cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy cái “lọ” này như thế nào, điều đó thể hiện
tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng.
Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến
thức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán
trong từng nội dung của bài học. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn lịch
sử phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với
từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu
tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT. Do đó,
dạy học theo chủ đề “ Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp với
tích hợp kiến thức liên môn ” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong
dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nhất là dạy bài 12 tiết 19,20 “ Phong
6


trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 -1925” (Lịch sử 12 cơ bản) nói riêng, đây
được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Chính vì vậy ở năm học 2016 - 2017 tôi đã “Sử dụng các đoạn phim tư
liệu kết hợp với tích hợp kiến thức văn học nhằm gây hứng thú học tập cho học
sinh khi dạy bài 12 tiết 19,20: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919
-1925” (Lịch sử 12 cơ bản), đã bước đầu thu được những tín hiệu tích cực đáng
khích lệ từ phía học sinh, đa số các em rất hào hứng, chờ đợi các tiết học khi cô
giáo sử dụng phương pháp ở trên vào giảng dạy cho học sinh, được các em kích
thích khai thác, lĩnh hội kiến thức một cách đầy hứng thú.
2.3.Giải pháp thực hiện:

2.3.1. Định hướng sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với tích hợp kiến
kiến thức văn học có liên quan đến nội dung bài 12 tiết 19,20“ phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925".
Phần kiến thức lịch Kiến thức văn học sẽ áp dụng Các đoạn phim tư
sử
vào mục kiến thức lịch sử
liệu, vi deo sẽ áp
dụng vào bài dạy
I.1,Chính sách khai
- Đoạn phim tư liệu:
thác thuộc địa lần
Chính sách khai
thứ hai của thực dân
thác thuộc địa của
Pháp.
thực dân Pháp.
I.3. Những chuyển biến mới về kinh tế
- Đoạn phim tư liệu:
và giai cấp ở xã hội
Những biến đổi về
Việt Nam.
kinh tế Việt Nam sau
a. chuyển biến về
chương trình khai
kinh tế.
thác thuộc địa của
b. Những chuyển - Hình ảnh chị Dậu trong tác
thực dân Pháp.
biến về xã hội.
phẩm “ Tắt Đèn” của Ngô Tất

Tố( văn học lớp 8)
- Ca dao: Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo
Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ khi về mất con
Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công
nhân
II.3. Các hoạt động - Trích đoạn bài thơ “ Theo chân - Đoạn phim tư liệu:
của Nguyễn Aí Bác” của Tố Hữu
Tiểu sử về cuộc đời
Quốc.
và hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc từ
( 1890 -1925)
7


2.3.2. Một số lưu ý khi khai thác các đoạn phim tư liệu, video và kiến thức
văn học vào bài dạy.
* Đối với kiến thức văn học:
- Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu không sa
đà vào khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho
bài học lịch sử. Tránh tình trạng biến giờ học lịch sử thành giờ giảng văn, làm
loãng kiến thức đang học.
- Sử dụng tài liệu văn học phải đảm bảo về mặt dung lượng sao cho phù
hợp không quá lạm dụng việc sử dụng tài liệu này. Không phải trong bài học
nào, chương mục nào, giáo viên cũng phải sử dụng tài liệu văn học mà phải biết
chọn lọc và sử dụng khéo léo để tránh gây nhàm chán cho học sinh và thực hiện
được mục tiêu đề ra.

- Giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử phải đảm bảo
cảm xúc văn học tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu bộ mang sức biểu cảm
cao. Nếu việc sử dụng tài liệu văn học không có và không đúng cảm xúc của sự
kiện hiện tượng lịch sử thì mục tiêu của giờ học không những không đạt được
mà còn gây căng thẳng, nhàm chán cho học sinh. Có thể nói, kĩ năng ngôn ngữ
khi sử dụng tài liệu văn học của giáo viên góp phần quan trọng nhất làm nên
hiệu quả của việc sử dụng loại tài liệu tham khảo này.
* Đối với việc sử dụng phim tư liệu, video:
- Các đoạn phim tư liệu hay đoạn video như một nguồn tư liệu sống trong
dạy học lịch sử, bởi chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình
ảnh và lời nói với âm nhạc tác động vào các giác quan của học sinh, cung cấp
một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn không nguồn tư liệu nào có thể sánh kịp.
Qua những thước phim này các em hình dung được lại thời kì quá khứ hào hung
của dân tộc. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạn
phim tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay
đổi không khí trong một giờ học lịch sử. có hai hình thức sử dụng vi deo và
phim tư liệu:
+ Xem phim tư liệu bổ sung kiến thức vừa học.
+Xem phim tư liệu rút ra nội dung kiến thức cơ bản của bài học.
- Nội dung của phim phải có hình ảnh chân thực, âm thanh rõ ràng.
- Sau khi xem phim xong giáo viên cần tổ chức cuộc trao đổi ngắn hoặc
làm bài tập thu hoặch nhỏ. Như vậy việc học lịch sử mới có kết quả theo yêu
cầu giáo dục bộ môn.
- Không sử dụng những đoạn phim tư liệu tiểu thuyết mang nhiều tính
chất hư cấu, làm cho kiến thức lịch sử dễ sai lệch, nhầm lẫn.
2.4. Biện pháp tổ chức thực hiện:
Như đã chú thích ở phần mục đích đề tài, trong khuôn khổ bài viết này tôi
không trình bày hết các kiến thức mà chỉ tập trung vào những nội dung có liên
quan đến việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong bài 12 tiết 19,20
“ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 919 -1925”.

8


2.4.1. Đối với mục 1.1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp: Tôi vận dụng đoạn phim tư liệu để học sinh làm rõ nội dung
kiến thức bài học.
Cho đến nay, việc sử dụng các đoạn phim tư liệu trong dạy học vẫn chưa
được giáo viên áp dụng nhiều và phổ biến, vì các thầy cô cho rằng việc làm này
mất rất nhiều thời gian và không cần thiết. Nhưng thực tế đối với một số bài học
hình thức này lại rất quan trọng, bởi qua kênh phim tư liệu với những hình ảnh
sống giúp các em hình dung lại quá khứ một cách chân thực. Những hình ảnh cụ
thể sẽ thay thế cho phương pháp truyền đạt thụ động của thầy cô, phim tư liệu sẽ
tác động trực tiếp vào giác quan của các em, từ đó giúp các em chủ động tìm
hiểu kiến thức bài học, hiểu rõ hơn về hiện tượng lịch sử .
Ví dụ: Sau khi cô trò tìm hiểu xong hoàn cảnh của chương trình khai thác
thuộc địa lần thứ hai, chuyển sang mục nội dung khai thác giáo viên yêu cầu học
sinh vừa kết hợp sách giáo khoa với việc xem đoạn phim tư liệu trên màn hình:
“Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông
Dương” ( Phụ lục 2 - Nguồn từ đĩa phim tư liệu trong dạy học lịch sử dân tộc
giai đoạn 1858 - 1945 của ThS Nguyễn Mạnh Hưởng, ThS Nguyễn Văn Ninh)
[9].

Hình ảnh GV cho học sinh xem đoạn tư liệu: chính sách khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp(Phụ lục 3)
Sau khi học sinh xem phim tư liệu xong giáo viên tổ chức cuộc trao đổi
ngắn bằng hệ thống câu hỏi: ?Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp diễn ra trong các lĩnh vực nào? Ngành nào được Pháp chú trọng nhất? vì
sao?
Dựa trên câu trả lời của học sinh giáo viên nhận xét và chốt ý:
- Vốn đầu tư: Tăng cường đầu tư vốn với qui mô lớn, tốc độ nhanh, trong

6 năm 1924- 1929 đầu tư tăng 4 tỉ frăng.
- Nông nghiệp:Thu hút vốn nhiều nhất,chủ yếu đầu tư vào đồn điền cao
su.
3

Trong trang này mục 2.4.1 được tham khảo trong TLTK [9]

9


- Công nghiệp: Coi trọng khai thác mỏ và một số ngành chế biến.
- Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền ngoại thương.
- GTVT: Được phát triển nhất là đô thị.
- Pháp còn tăng thuế để tăng ngân sách Đông Dương.
- Sau khi học sinh hoàn thiện và giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: ? Vậy em
có nhận xét gì về chính khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?
Hs trả lời giáo viên nhận xét và chốt ý: => Nhận xét: Pháp hạn chế phát triển
công nghiệp nặng, những chính sách chỉ nhằm khai thác bóc lột phục vụ lợi ích
của thực dân Pháp, dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Như vậy đoạn phim tư liệu này sẽ tác động trực tiếp vào các giác quan
của học sinh, kích thích hứng thú học tập của các em, giúp các em hình dung lại
thực trạng kinh tế Việt Nam thời kì (1919 -1929) bị thực dân Pháp khai thác như
thế nào, hiểu rõ bản chất của vấn đề từ đó các em sẽ ghi nhớ nội dung bài học
một cách nhanh chóng và sâu sắc hơn. Đặc biệt phương pháp này còn tạo một
hứng thú học tập liền mạch cho mục tiếp theo của bài học.
2.4.2. Đối với phần I.3. Những chuyển biến lớn về kinh tế, và giai cấp xã
hội ở Việt Nam: ở mục này giáo viên vừa vận dụng đoạn phim tư liệu và kết
hợp kiến thức văn học để học sinh làm rõ trọng tâm kiến thức bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy mục I.3.a. Những chuyển biến về kinh tế: Tương tự
mục 1 giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp theo dõi sách giáo khoa và tiếp tục

chiếu trên màn hình cho các em xem đoạn phim tư liệu: “ Những chuyển biến
kinh tế Việt Nam sau chương trình khai thác của thực dân Pháp”( Phụ lục 4 Nguồn từ đĩa phim tư liệu trong dạy học Lịch sử dân tộc giai đoạn 1858 – 1945
của ThS Nguyễn Mạnh Hưởng và ThS Nguyễn Văn Ninh)[9].

Hình ảnh học sinh xem đoạn vi phim tư liệu: Biến đổi kinh tế Việt Nam trong và
sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam(Phụ lục 5)
Nội dung của đoạn phim tư liệu này ghi lại những biến đổi sâu sắc của
nền kinh tế Việt Nam trong và sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
4

Trong trang này mục 2.4.2, ví dụ 1 được tham khảo trong TLTK [9]

Pháp.Với phương thức sản xuất tiến bộ đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn,
tuy nhiên khối lượng sản phẩm này bị Pháp chuyển về chính quốc và ra thị
10


trường thế giới. Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường cung cấp nguyên vật
liệu, là mảnh đất màu mỡ góp phần làm giàu cho nền kinh tế chính quốc Pháp.
Vì vậy sau khi học sinh xem xong đoạn phim tư liệu giáo viên đặt học
sinh vào tình huống để giải quyết vấn đề của bài học bằng câu hỏi: ? Qua đoạn
phim tư liệu vừa xem kết hợp với sách giáo khoa em hãy cho biết cuộc khai
thác lần thứ hai đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
Hs : trả lời - GV nhận xét và kết luận
+ Tích cực: Du nhập phương thức sản xuất mới TBCN vào Đông Dương,
thúc đẩy kinh tế của Pháp ở Đông Dương phát triển.
+ Tiêu cực: Do chính sách kìm hãm của thực dân Pháp mà kinh tế Việt
Nam phát triển mất cân đối lạc hậu, nghèo, mang nặng tính lệ thuộc vào kinh tế
Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.
Như vậy với cách làm này học sinh sẽ làm rõ được kiến thức trọng tâm

kiến thức một cách dễ dàng theo lối tư duy logic vì các em hiểu rõ được bản chất
của hiện tượng lịch sử. Và đặc biệt với việc cho học sinh xem đoạn phim tư liệu
với những hình ảnh cụ thể trong chính sách khai thác của thực dân Pháp còn tạo
cho các em học sinh một xúc cảm căm phẫn để từ đó tự bản thân các em hòa
mình vào phần hiện tượng lịch sử để cảm nhận và phân tích, khiến bài học trôi
đi rất nhẹ nhàng sinh động.
Ví dụ 2: Khi dạy mục I.3b, Những chuyển biến về xã hội: Đối với mục
này giáo viên có thể vận dụng kiến thức văn học để làm rõ thái độ chính trị đối
với cách mạng của giai cấp nông dân và công nhân.
Ở phần này giáo viên tiến hành thảo luận nhóm: gv chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về sự phân hóa và thái độ chính trị đối với cách
mạng của giai cấp địa chủ - phong kiến?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu sự phân hóa và thái độ chính trị đối với cách mạng
của giai cấp nông dân?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm , thái độ chính trị đối với cách mạng của
giai cấp công nhân?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về đặc điểm và thái độ chính trị của giai cấp tư sản
và tiểu tư sản?
Sau khi học sinh nhóm 1 lên báo cáo kết quả thảo luận, giáo viên nhận xét
và phân tích thêm về thái độ chính trị của giai cấp nông dân đối với cách mạng.
Khi phân tích về tình cảnh bần cùng không lối thoát của giai cấp nông dân giáo
viên có thể sử dụng một vài chi tiết ở hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt
Đèn” của Ngô Tất Tố( Văn học lớp 8): Chính sách sưu cao thuế nặng đã buộc
chị Dậu phải bán cái Tý - con gái đầu lòng vừa tròn 7 tuổi đi ở cho nhà Nghị
Quế để lấy tiền nộp thuế cho chồng chị. Sự đè nặng của chính sách thuế khóa và
sự bần cùng đã buộc chị tiếp tục phải đi làm một công việc mà chị không muốn:
vắt sữa nuôi quan cụ đã rụng hết răng (trong khi đứa con ở nhà của chị đang
5

Trong trang này: ví dụ 2 được tham khảo trong TLTK [7]


khát sữa). Nhưng sự khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ vẫn chưa buông tha cho
chị, cuối cùng chị đã phải “ vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực
như chính cái tiền đồ của chị”.[7]
11


Sau khi điểm xong một số chi tiết ở hình ảnh chị Dậu giáo viên đặt câu
hỏi để học sinh khai thác vấn đề: ? Những hình ảnh của chị Dậu mà cô vừa
nhắc gợi cho em biết gì về tình cảnh người nông dân Việt Nam sau hai chương
trình khai thác thuộc địa?
Học sinh trả lời giáo viên chốt ý:
=> Những chi tiết này cho thấy tình cảnh của chị Dậu nói riêng và người
nông dân Việt Nam nói chung sau hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp bị đẩy vào sự bần cùng cả về kinh tế và sự bế tắc cả về tư tưởng.
Việc sử dụng hình ảnh chị Dậu sẽ có tác dụng tố cáo lớn rạch toang cái màn
nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại, cường hào, địa chủ sống phè phỡn,
dâm dục trên xương máu, mồ hôi nước mắt của nông dân. Tức nước thì vỡ bờ,
điều đó ắt sẽ dẫn tới người nông dân phải vùng dậy đấu tranh.

Hình ảnh chị Dậu bán ổ chó và con gái( Phụ lục 6)[10]
Với phương pháp này giáo viên có thể khắc sâu được đời sống bần cùng
khổ cực của giai cấp nông dân dưới chính sách bóc lột của chính quyền phong
kiến và qua hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân pháp. Từ đó giáo viên đặt
câu hỏi để học sinh lột tả thái độ cách mạng của giai cấp nông dân:
?Vậy theo em thái độ chính trị của giai cấp nông dân đối với cách mạng
Việt Nam như thế nào?
Giáo viên nhận xét và chốt ý:
=> Giai cấp nông dân: họ bị bóc lột tận xương tủy, bị đè nén của ba tầng
áp bức vì vậy họ sẵn sàng đấu tranh chống đế quốc, phong kiến và giai cấp nông

dân trở thành động lực to lớn của cách mạng.
Hoặc: Sau khi học sinh nhóm 3 trình bày phần thảo luận, giáo viên nhận
xét bổ sung thêm. Đặc biệt để làm bật thái độ chính trị của giai cấp này giáo
viên có thể sử dụng một số câu ca dao:
Công nhân cao su đi dễ khó về
6

Trong trang này: hình ảnh chị Dậu được tham khảo trong TLTK [10]

Khi đi trai tráng khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ khi về mất con
Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
12


(Phụ lục 7 - Nguồn: ca dao Việt Nam)[12].
Những câu ca dao này lột tả tình cảnh khốn khổ của những người công
nhân Việt Nam thời đó. Họ bị đánh đập bóc lột rất tàn ác giữa “ rừng địa ngục”,
lao động trong một môi trường rừng thiêng nước độc lại liên tục bị hành hạ.
Sau khi nêu qua tình cảnh qua ca dao, chỉ ra đặc điểm chung và riêng của
giai cấp công nhân Việt Nam xong, giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh tiếp
tục khai thác vấn đề: ? Theo em với đời sống và tình cảnh như vậy giai cấp công
nhân sẽ thể hiện thái độ chính trị của mình đối với cách mạng Việt Nam như thế
nào?
? Tại sao giai cấp công nhân Việt Nam lại có thái độ cách mạng triệt để
nhất và nhanh chóng vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Trên cơ cơ trả lời của học sinh giáo viên nhận xét và chốt ý:
- Giai cấp công nhân có 5 đặc điểm chung và riêng…

- Đây là giai cấp có thái độ chính trị đối với cách mạng triệt để nhất
=> Cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển, đến năm 1929 có 22 vạn
người, trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng tiến bộ của
thời đại – khuynh hướng cách mạng vô sản.
2.4.3. Đối với mục 2.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: Ở mục này giáo
viên sử dụng kiến thức văn học để giới thiệu nội dung bài học và sử dụng phim
tư liệu để học sinh làm rõ nội dung kiến thức bài học.
Ví dụ 1: Vận dụng kiến thức văn học để giới thiệu nội dung bài học.
Cho đến nay, việc mở bài hay dẫn vào bài ít được giáo viên chú ý, hoặc
đôi khi việc mở bài còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Nhưng thực
chất đây là một biện pháp rất hiệu quả để gây hứng thú cho học sinh chuẩn bị
tiếp cận một nội dung mới của bài học.
Trước khi vào phần II.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 -1925,
giáo viên có thể thay đổi không khí lớp học bằng một trò chơi vui nhộn: Đọc
thơ đoán nhân vật. Giáo viên sẽ chiếu một đoạn trích trong bài thơ “ Theo chân
Bác” của Tố Hữu( giáo viên không giới thiệu tên bài thơ trước – vì nếu giáo viên
nhắc tên bài thơ học sinh sẽ biết tên nhân vật):
[…Từ đó, Người đi những bước đầu
Lênh đênh bốn biển một con tàu
Cuộc đời sóng gió, trong than bụi
Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.
Mở mắt trông quanh, màu sắc mới
Những bờ bến lạ nước nông sâu
7

Trong trang này: các ví dụ được tham khảo trong TLTK [11], [12]

Á, Âu đâu cũng lòng trong đục
Vàng máu chia hai cảnh khổ giàu.
Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen

Bâng khuâng đêm lạnh thức bên đèn
Một hòn gạch nóng nung tâm huyết
13


Một mẩu mì con nuôi chí bền…]
(Phụ lục 8 - Nguồn: Bài thơ theo chân Bác – Tố Hữu.)[11].

Hình ảnh giáo viên cho hs đọc thơ và đặt câu hỏi tìm nhân vật trong thơ.
( Phụ lục 9)
Sau khi học sinh đọc xong đoạn thơ trên màn hình xong giáo viên đưa ra
câu hỏi tạo tình huống: Đoạn thơ này cô đang muốn nhắc tới nhân vật nào?
Hs trả lời gv hỏi tiếp: Những hình ảnh trong đoạn thơ gợi cho em biết gì về
nhân vật ?
Hs trả lời - Gv nhận xét: Như vậy đoạn thơ giới thiệu về Nguyễn Áí Quốc
và quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người từ 1919 -1925. Vậy quá trình
ấy cụ thể như thế nào cô mời các em cùng tìm hiểu ở mục II.3, Hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc từ 1919 -1925.
Cách dẫn vào nội dung mới này cũng thật sự hiệu quả trong việc thu hút
học sinh và sẽ có tác dụng tái hiện lại một phần những khó khăn, vất vả trong
quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Ví Dụ 2: Sử dụng phim tư liệu để gây hứng thú học tập và rút ra
trọng tâm kiến thức ở mục 3.3.
Ở phần II.3, Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: Đối với mục này kiến thức
liên quan tới vị lãnh tụ có uy tín lớn đối với dân tộc Việt Nam nên các em học
sinh cũng đã có những hiểu biết nhất định về nhân vật. Vì vậy để tránh sự chủ
quan nhàm chán, và thu hút sự chú ý tuyệt đối tinh thần học tập của các em giáo
viên thay việc trình bày miệng bằng việc tiếp tục chiếu cho học sinh một đoạn
phim tư liệu về: “ Tiểu sử về cuộc đời và họat động của Nguyễn Ái Quốc (1890
-1925)” ( Phụ lục 10 - Nguồn từ những đoạn phim tư liệu về Chủ Tịch Hồ Chí

Minh trong dạy học Lịch sử dân tộc ở trường THPT của PGS.TS Nguyễn Thị
Côi và ThS Nguyễn Văn Hưởng)[8].

14


Hình ảnh học sinh xem đoạn phim tư liệu: tiểu sử và hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc(1919 -1925) ( Phụ lục 11)
Sau khi xem xong giáo viên tổ chức cuộc phát vấn nhanh để làm rõ nội
dung kiến thức bài học thông qua hệ thống câu hỏi:
?Bằng hiểu biết của em và đoạn phim vừa xem em hãy nêu những hiểu biết của
em về tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc?
Học sinh trả lời - Gv nhận xét và và tiếp tục đặt câu hỏi
?Em có nhận xét gì về hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
so cới các bậc tiền bối?
?Tóm tắt những hoạt động chính của quá trình hoạt động cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc từ 1919 -1925?
Học sinh trả lời – Giáoviên nhận xét và chốt ý
Để kiểm tra nhanh xem học sinh có nắm được bài và bản chất hiện tượng lịch
sử sau khi xem vi deo giáo viên phát phiểu học tập cho học sinh ( Phụ lục 12):
PHIẾU HỌC TẬP
1. Vai trò, công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt
Nam?
8

Trong trang này: ví dụ 2 được tham khảo trong TLTK [8]

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
2.Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô có ý nghĩa như thế

nào cho cách mạng Việt Nam về sau?

15


Hình ảnh học sinh trả lời phiếu học tập cho thấy đa số học sinh đều hiểu bài
( Phụ lục 13)
Như vậy cũng nội dung này nếu giáo viên chỉ dạy theo sách giáo khoa và
trình bày theo lối truyền thống không vận dụng công nghệ thông tin và phương
pháp dạy học tích cực thì bài học sẽ diễn ra với xúc cảm nhàm chán, chủ quan,
đơn điệu. Nhưng cũng là nội dung này và giáo viên sử dụng phim tư liệu sống
về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chắc chắn tiết học sẽ tạo ra một
hứng thú học tập cho học sinh, các em sẽ rất xúc động khi mắt thấy tai nghe
quãng thời gian của Bác lúc ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Các em sẽ
ghi nhớ sự kiện về cuộc đời và hoạt động của Người một cách tốt nhất, đặc các
em còn rút ra công lao to lớn đầu tiên và ý nghĩa của những hoạt động tại Liên
Xô đối với cách mạng Việt Nam sau này.
2.5. Kiểm nghiệm thực tế:
2.5.1. Phương pháp kiểm nghiệm:
Để hiểu rõ thực tiễn việc “ Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp vận
dụng tích hợp kiến thức văn học ” khi áp dụng vào dạy học bài 12 tiết 19,20:
“Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925”(Lịch sử 12 cơ bản)
nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh thu được kết quả một cách khách quan.
Giáo viên đã tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát thực tế mức độ hứng thú học
tập của học sinh ở 2 lớp được chọn dạy thực nghiệm 12A5 và 12A6 ở trường
THPT Hoằng Hoá 4 với câu hỏi : Em có thích giờ học của tiết 19,20 bài 12:
16


“ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925”(Lịch sử 12 cơ bản)

không?” và các em sẽ trả lời với 3 mức độ (Rất thích, bình thường, không
thích).
2.5.2. Kết quả kiểm nghiệm:
* Đối với lớp thực nghiệm:
Bảng 2: Bảng thống kê về mức độ hứng thú học tập của học sinh sau khi
học tiết 19,20 bài 12: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919
-1925”(Giáo viên vận dụng tích hợp kiến thức văn học và các đoạn phim tư
liệu). kết quả thu được như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp
Sĩ số Rất thích
Bình thường Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
12A5
40
25
62,5 12
30
3
7,5
12A6
38
23
60,5 11
28,9 4

10,6
Tổng
78
48
61,5 23
29,5 7
9
Dựa vào bảng ta thấy sự yêu thích của học sinh ở 2 lớp thực nghiệm đối
với giờ học như sau: Có 61,5 % học sinh lựa chọn rất thích, trong khi đó số học
sinh không thích chỉ có 9 % . Như vậy, số học sinh lựa chọn thích và không
thích chênh lệch khá cao Với kết quả trên, cho thấy chất lượng dạy học lớp thực
nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến
thức hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm, không khí học tập rất sôi nổi, các
em tích cực sử dụng kiến thức của môn văn học để giải thích, chứng minh nội
dung kiến thức của tiết học. Các em ở lớp thực nghiệm hăng hái phát biểu, xây
dựng bài, tiếp thu bài nhanh và hiểu bài sâu sắc.
Vì vậy, thực tế cho thấy việc “ Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp với
vận dụng tích hợp kiến thức văn học” nhằm gây hứng thú học cho học sinh trong
dạy học Lịch sử ở trường THPT Hoằng Hoá 4 như đề tài đưa ra đã đem lại hiệu
quả cao trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc đầy hứng
khởi và điều đó đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng.

17


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Từ kết quả thu được và hơn nữa từ bản thân môn Lịch sử (một môn học
quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam). Thiết nghĩ việc ứng dụng công nghệ
thông tin và tích hợp, lồng ghép các nội dung kiến thức liên quan vào bài học là

không khó, hoàn toàn có tính khả thi trong viêc phát huy hơn nữa khả năng tự
học của người học, cũng như góp phần hình thành và rèn luyện các kỹ năng
sống cho học sinh, đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay.
Do đó, dạy học theo chủ đề “Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết
hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực” là một trong những nguyên tắc quan
trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nhất là dạy học bài 12
tiết 19,20: “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925” (Lịch sử 12
cơ bản) nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích
cực, phim tư liệu hình ảnh minh hoạ có hiệu quả không chỉ giúp học sinh nắm
vững kiến thức sâu sắc, mà còn phát triển kĩ năng học tập và tình cảm, nhận thức
của học sinh đối với bộ môn, tự bản thân các em thấy đây là môn học thực sự bổ
ích, giúp các em hình thành thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện
chứng, biết sống có lí tưởng, có mục đích, sống là để cống hiến, đồng thời đã
góp phần nâng cao được hiệu quả vận dụng kiến thức liên môn, kĩ thuật dạy học,
hình ảnh minh hoạ trong trường trung học phổ thông hiện nay.
3.2. Đề xuất:
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây, tôi xin mạnh dạn đề xuất một
số kiến nghị sau:
Môt là: Đối với Bộ Giáo dục và Đào taọ.
+ Nội dung sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới, nhưng đối với các bộ
môn có nội dung liên quan mà trùng lặp cần phải lược bớt.
+ Nội dung sách giáo khoa Lịch sử còn khô khan, nặng về trình bày
kiến thức và lí luận. Vì vậy, theo tôi cần bổ sung các tài liệu tham khảo có kiến
thức liên môn vệ tinh để sách giáo khoa thực sự phong phú, hấp dẫn đối với cả
người dạy và người học.
Hai là: Đối với Sở Giáo dục và đào tạo.
+ Cần tổ chức tập huấn cho giáo viên về việc đổi mới phương pháp, ứng
dụng CNTT vào giảng dạy mang tính thường xuyên.

+ Cần cung cấp kinh phí để các trường tổ chức hoạt động ngoại khoá
cho học sinh.
+ Cần tăng thời lượng môn Lịch sử 10,11,12 để các giáo viên có thể
thoải mái hơn trong việc giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học
sinh.
18


+ Bên cạnh đó, đề nghị cấp quản lí không nên kiểm tra các loại hồ sơ, sổ
sách, nếu bỏ việc kiểm tra này, giáo viên được giải phóng năng lượng và tâm lí,
tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh, khi đó giáo viên có thêm thời gian
cho việc tự đào tạo, học hỏi, trau rồi chuyên môn một cách tích cực.
Ba là: Đối với nhà trường.
+Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất trang thiết bị hỗ trợ giáo viên
trong giảng dạy
+Tổ chức các cuộc thi làm đồ dung dạy học, cuộc thi giáo viên giỏi để
nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.
+ Cần quản lí kế hoạch giảng dạy, giáo viên việc lên lớp và vấn đề thao
giảng của giáo viên.
+ Khuyến khích giáo viên (trong tổ, nhóm) chủ động trong việc giảng
dạy, kiêmt tra…đảm bảo chất lượng học tập cho học sinh.
+ Cân đối kinh phí tổ chức ngoại khoá cho học sinh.
+ Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên có nhiều sáng
kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy
Bốn là: Đối với giáo viên.
+ Chủ động, mạnh dạn trong việc giảng dạy ( thay đổi phương pháp ,
đóng góp ý kiến nâng cao, hiệu quả, giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm...) đảm
bảo chất lượng giảng dạy và học có tinh thần trách nhiệm trong việc của mình.
+ Cần phối hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong quá
trình dạy học, đối mới phương pháp theo hướng tích cực hoá người học.

+ Cần tạo bầu không khí thoải mái tích cực tronh giờ học, tạo mối quan
hệ gần gũi thân thiết với học sinh
+ Tạo mọi điều kiện để học sinh tương tác lẫn nhau, học sinh bày tỏ ý
kiến và bảo vệ ý kiến của mình.
+ Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan
tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên bộ môn Lịch sử cũng như các môn
học xã hội có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác
nhau để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Năm là: Đối với học sinh.
+ Học sinh cần phải có nhu cầu và động cơ đúng đắn, luôn ý thức được
việc học tập là những tiền đề rất quan trọng để các em bước vào ngưỡng cửa của
cuộc đời.
+ Học sinh cần có tinh thần tự giác học tập, hợp tác, phối hợp trong giờ
học với giáo viên.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Thủy
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học môn Lịch sử tập I, II (Phan Ngọc Liên chủ biên và
Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi) NXB ĐHSP Hà Nội.
2. Dạy học các môn theo quan điểm liên môn: Tạp chí nghiên cứu giáo dục.
3. Công văn số 7736/BGDĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 Bộ trưởng Bộ giáo dục

và đào tạo
4.Quyết định: 16/2006/QĐ-BGDĐT.
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo.
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử 12 cơ bản, Chuẩn kiến thức kỹ năng
Lịch sử 12 cơ bản.
7. Sách giáo khoa văn học lớp 8.
8. PGS. TS Nguyễn Thị Côi, ThS. Nguyễn Mạnh Hưởng - Những đoạn phim tư
liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông
9.ThS. Nguyễn Mạnh Hưởng, ThS Nguyễn Văn Ninh - Những đoạn phim tư liệu
trong dạy học lịch sử dân tộc (1858 - 1945).
10. Mạng internet (Youtube.com)
11. Bài thơ: “ Theo chân Bác” –Tố Hữu, in trong tập “ Ra Trận” xuất bản năm
1972.
12. Ca dao Việt Nam.

20


Báo cáo các đề tài SKKN
đã được hội đồng khoa học ngành xếp loại.
Họ tên:
Nguyễn Thị Thủy
Ngày sinh:
30/10/1983
Ngày vào ngành: 01/12/2005
Chức vụ:
Giáo viên
Môn giảng dạy:
môn Lịch sử.

Đơn vị:
Tổ Sử - Địa – Công dân , Trường THPT Hoằng Hóa 4.
TT
1

2

Tên đề tài

Cấp ĐG

Kinh nghiệm sử dụng hệ thống HĐKH
câu hỏi để phát huy tính tích
ngành
cực trong dạy học Lịch sử bậc
THPT
Cuộc thi dạy học theo chủ đề
tích hợp dành cho giáo viên
TH cấp Tỉnh

HĐKH
ngành

Kết quả
XL

Năm ĐGXL

C


2012 - 2013

C

2013 – 2014

Hoằng Hóa, ngày 30/05/2017

Nguyễn Thị Thủy

21



×