Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận hết môn Xã hội học tôn giáo: Tìm hiểu về tính tôn giáo, thái độ về tính không chắc chắn, thái độ đối với rủi ro trong cuộc sống của người được phỏng vấn và thái độ của họ đối với định hướng giá trị trong kinh doanhhoạt động kinh doanh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.78 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: XÃ HỘI HỌC
------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN THI HẾT MÔN
XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VIỆT ANH
KHOA: XÃ HỘI HỌC
MÃ SINH VIÊN: 12031110


1. Đề cương phỏng vấn sâu
1.1. Thao tác hóa các khái niệm: Tính tôn giáo, Thái độ, Tính
không chắc chắn/ Tính rủi ro trong cuộc sống, Giá trị trong kinh
doanh/hoạt động kinh doanh
– Tính tôn giáo: Glock (1964, 1965) đã phân biệt năm chiều kích hay
nhân tố để có thể cụ thể hóa tính tôn giáo: Lòng tin, nghi lễ (thực
hành), nhận thức, kinh nghiệm và sự quy thuộc.1 Năm nhân tố ấy được
coi như độc lập với nhau.
+ Lòng tin: Nói chung, người ta hiểu lòng tin tôn giáo là toàn bộ
những thái độ của các cá nhân đối với một thực thể tối cao hay
một sức mạnh được cảm nhận là siêu việt hay huyền bí.
Những biến số được dùng để thể hiện lòng tin tôn giáo:
˖ Lòng tin vào một thực thể có sức mạnh siêu nhiên
˖ Tên đặt cho thực thể ấy
˖ Mức độ tin vào thực thể ấy
˖ Lòng tin vào thực thể ấy trong bối cảnh xã hội – văn hóa
làm chỗ dựa cho người được hỏi
Những chỉ báo trực tiếp và gián tiếp về lòng tin tôn giáo:


- Trực tiếp:
˖ Tin vào một thực thể tối cao
˖ Tin rằng thế giới do một thực thể tối cao tạo ra
˖ Tin vào một văn bản thần khải
˖ Tin vào thế giới bên kia
˖ Tin rằng cái xấu và cái chết là do những sai lầm tổ
tông

1

Sabino Acquaviva & Enzo Pace (1998), Xã hội học tôn giáo (Lê Diên dịch), Nhà xuất bản khoa học xã hội,
Hà Nội, 89 - 154.

2


˖ Tin vào những vị cứu tinh, những nhà tiên tri, những
nhà sáng lập tôn giáo
- Gián tiếp:
˖ Tin vào mối liên hệ giữa sự tồn tại của cái ác và sự tồn
tại của ma quỷ
˖ Nghèo và giàu là do ý Thượng đế
˖ Quan tâm tới những ý nghĩ cuối cùng: Có Thượng đế,
Có cái gì sau khi chết, Ý nghĩa cuối cùng của cuộc
sống, Nguồn gốc của vũ trụ,…
+ Thực hành tôn giáo: Một tín đồ thực hiện một tập hợp những
quy định về nghi thức mà một tín ngưỡng tôn giáo nào đó, ít hay
nhiều thể chế hóa, bắt phải thực hiện để cho việc theo tín
ngưỡng tôn giáo đó có thể nhìn thấy và kiểm tra được.
Chiều kích và thang đo thực hành tôn giáo:

˖ Khó lòng trải qua một kinh nghiệm tôn giáo thực sự ở bên
ngoài Giáo hội thể chế của mình.
˖ Dành thời gian nghiên cứu giáo lý
˖ Dành thời gian tham gia vào các nghi thức tôn giáo
˖ Cầu nguyện đều đặn
+ Nhận thức tôn giáo: Nhận thức tôn giáo có thể được hiểu theo 2
quan điểm:
- Thứ nhất, bằng kiểu kinh nghiệm về cái thiêng liêng của
một người. Hiển nhiên là người nào nghiệm thấy được
một sự hiện hữu cao cả một cách thần bí, người đó sẽ
dựng lên một “khoa học” về thần thánh tương ứng với
kiểu kinh nghiệm thần bí. Cũng giống như người nào đã
có một kinh nghiệm về cái thiêng liêng trong thời gian và
có tính nội tại trong tự nhiên, người đó sẽ thỏa mãn nhu

3


cầu nhận thức của mình theo những hình thức trực giác
khác nhau (ví dụ nghệ thuật, thi ca, âm nhạc)
- Thứ hai, nhận thức tôn giáo có thể được coi như một tập
hợp ý nghĩa và công thức được các chuyên gia (các nhà
thần học, các tăng lữ, các nhà tiên tri, các thầy truyền
phép…) hệ thống hóa, và do đó trở thành một tri thức
chuyên môn hóa chỉ thỏa mãn một phần tín đồ (bên cạnh
tri thức của những “nhà thông thái”, trong mọi tôn giáo
đều có sự phát triển của một tri thức “dân gian”, ít chặt
chẽ và có tính trực tiếp).
Phân định những giới hạn lý tưởng về những nội dung của một
nhận thức tôn giáo:

- Nhận thức về thế giới bên kia
- Nhận thức về nguồn gốc của vũ trụ
- Nhận thức về nguồn gốc của cái thiện và cái ác
- Nhận thức về nguồn gốc của con người
+ Kinh nghiệm tôn giáo:
Các chiều kích và các thang đo những mục về kinh nghiệm tôn
giáo:
˖ Kinh nghiệm tôn giáo đem lại cho cuộc đời tôi một mục
đích không thể khác thế được.
˖ Thường xuyên có ý thức gần gũi với Thượng đế
˖ Tôn giáo đem lại cho tôi một sự an tâm trước cái chết.
˖ Tôn giáo đem lại cho tôi một sự giải thích có giá trị về cuộc
đời con người.
˖ Điều căn bản đối với một kinh nghiệm về niềm tin tôn giáo
là tin rằng có những điều người ta không nhìn thấy nhưng
lại đem tới ý nghĩa cho cuộc sống.
4


Những chỉ báo trực tiếp và gián tiếp về kinh nghiệm tôn giáo:
(Đo bằng thang đo cường độ)
- Trực tiếp: Kinh nghiệm chủ quan với sức mạnh cao siêu:
˖ tạo ra tình cảm, sự sung mãn, an bình, niềm vui hoặc
sợ hãi, cảm giác huyền bí, bất lực
˖ đưa tới những biến đổi trong đời sống tình cảm, đạo
đức và trong các ứng xử: định hướng lại các giá trị,
cảm giác về niềm vui, sự an bình nội tâm
- Gián tiếp:
˖ Những cảm giác và kinh nghiệm tương tự trong những
bối cảnh khác

˖ Những kinh nghiệm trong lĩnh vực tình yêu (đem lòng
yêu, eros,…)
˖ Kinh nghiệm về cái thăng hoa và cái hùng mạnh trong
giới tự nhiên và trong giới nghệ thuật
+ Sự quy thuộc: Sự quy thuộc được hiểu là toàn bộ những thái độ
đánh dấu sự “tham gia” một nhóm hay một thể chế kiểu tôn
giáo, cũng như toàn bộ những cơ chế gia nhập, cam kết và tham
gia về hình thức vào đời sống của một cấu trúc ít nhiều có tổ
chức thuộc kiêu tôn giáo.
– Thái độ: Thái độ là cách nghĩ, cách cảm nhận và cách hành động theo
một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình hình cụ thể. Hay nói
cách khác, thái độ bao gồm nhận thức, cảm xúc và hành vi.
+ Nhận thức: Là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện
thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết
thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó.

5


+ Cảm xúc: Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con
người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của
hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân.
+ Hành vi: Hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể
trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
– Tính không chắc chắn/ Tính rủi ro trong cuộc sống: Rủi ro là những
thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm,
khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Chỉ báo thái độ về tính không chắc chắn/tính rủi ro:
˖ Nhận thức về sự không chắc chắn/ sự rủi ro: Rủi ro là điều tất
yếu trong cuộc sống/ rủi ro chỉ là ngẫu nhiên,…

˖ Cảm xúc khi gặp rủi ro: thất vọng, lo lắng, sợ hãi,…
– Giá trị trong kinh doanh/hoạt động kinh doanh: Giá trị trong kinh
doanh là hệ thống các nguyên tắc luân lý được áp dụng trong thế giới
thương mại, chỉ dẫn các hành vi được chấp nhận trong cả chiến lược và
vận hành hàng ngày của tổ chức. Phương thức hoạt động có đạo đức
ngày càng trở nên cần thiết trong việc tìm kiếm thành công và xây
dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp2.
Chỉ báo thái độ về giá trị trong kinh doanh/định hướng kinh doanh:
˖ Nhận thức về nhiệm vụ của người kinh doanh, về những giá trị
đạo đức mà người kinh doanh cần phải tuân thủ.
˖ Ưu tiên cho khách hàng những quyền lợi gì
˖ Người kinh doanh theo đuổi hình thức lợi nhuận nào, có dự định
mở rộng hoạt động kinh doanh hay không,…

1.2. Xây dựng đề cương phỏng vấn sâu

2

( Mạng kinh doanh trực tuyến)

6


– Mục tiêu phỏng vấn: Tìm hiểu về tính tôn giáo, thái độ về tính không
chắc chắn, thái độ đối với rủi ro trong cuộc sống của người được phỏng
vấn và thái độ của họ đối với định hướng giá trị trong kinh doanh/hoạt
động kinh doanh.
– Chọn mẫu: Thực hiện phỏng vấn sâu đối với một người thuộc nhóm
Người theo tôn giáo/ Người không theo tôn giáo
– Nội dung phỏng vấn sâu:

1. Thông tin cá nhân (đặc điểm nhân khẩu xã hội) của người
được phỏng vấn:
– (Ghi nhận giới tính), họ tên, tuổi, dân tộc, tôn giáo, trình độ
học vấn, tình trạng hôn nhân, số con, nghề nghiệp,…
– Đặt một vài câu hỏi chung nhất để người được phỏng vấn kể
một số thông tin về bản thân cũng như gia đình, qua đó tiếp tục
tìm hiểu các nội dung sau đây:
2. Thái độ đối với định hướng giá trị trong kinh doanh/hoạt
động kinh doanh của người được phỏng vấn
– Một vài thông tin cơ bản về hoạt động kinh doanh (Bắt đầu
kinh doanh từ năm nào, ai là người khởi nghiệp, lý do quyết
định kinh doanh, mặt hàng kinh doanh chính,…)
– Những dự định phát triển hoạt động kinh doanh (có tiếp tục mở
rộng kinh doanh hay không, nếu có thì sẽ phát triển như thế
nào, nếu không thì tại sao?)
– Niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng đến những định hướng giá trị
trong kinh doanh như thế nào (có đặt lợi nhuận lên đầu không,
ưu tiên cho khách hàng những quyền lợi gì,…)
3. Thái độ của người được phỏng vấn về tính không chắc
chắn/thái độ đối với rủi ro trong cuộc sống:

7


– Quan niệm về rủi ro trong cuộc sống (nguyên nhân dẫn tới rủi
ro, thái độ khi gặp phải rủi ro trong cuộc sống…)
– Trước những việc đại sự có thường làm lễ xem ngày tốt, địa
điểm tốt để bắt đầu công việc không?
– Khi gặp những khó khăn, rủi ro đã từng tìm đến một hoạt động
tôn giáo nào đó để giải trừ hay chưa? Kết quả đạt được và cảm

giác sau khi thực hiện hoạt động đó ra sao,…
4. Tính tôn giáo của người được phỏng vấn
– Về mức độ tham gia (Có theo tôn giáo nào không - Lý do?,
Tham gia nhằm mục đích gì, Khi cầu nguyện thường khấn xin
những điều gì, Chi phí và thời gian dành cho các hoạt động
tôn giáo,…)
– Về lòng tin tôn giáo (Các giáo lý đúng ở mức độ nào, có tin
vào các hình tượng tôn giáo như Thần Phật, ma quỷ, bùa chú,
thế giới bên kia,… không?)
– Những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà người được
phỏng vấn đã từng tham gia (hình thức sinh hoạt gì, ở đâu, vào
thời gian nào, mục đích tham gia hoạt động đó, mức độ tham
gia,…)
– Về kinh nghiệm tôn giáo (Việc tham gia những sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo đó đã đem lại những kinh nghiệm tôn giáo
gì?)

2. Bối cảnh cuộc phỏng vấn
– Ngày thực hiện phỏng vấn: Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2014
– Thời gian phỏng vấn: Trong khoảng 90 phút, từ 15h30’ đến 17h00’
– Địa điểm phỏng vấn: Tại kiốt bán hàng của người được phỏng vấn.

8


– Cách thức tiếp cận đối tượng được phỏng vấn:
Qua một số trao đổi mở đầu làm quen, người phỏng vấn tự giới thiệu
mình là sinh viên của khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn đang thực hành môn học. Người phỏng vấn giải thích lý
do cuộc gặp gỡ nhằm tìm hiểu những câu chuyện thật về định hướng

hoạt động kinh doanh, thái độ về tính rủi ro trong cuộc sống và về
những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của người được phỏng vấn. Việc
xin phỏng vấn là sự lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên, những thông tin do
người được phỏng vấn cung cấp sẽ được hoàn toàn giữ kín và chỉ phục
vụ cho mục đích nghiên cứu. Người phỏng vấn xin phép ghi âm để có
thể ghi nhận đầy đủ thông tin một cách khách quan và nhận được sự
chấp thuận của người được phỏng vấn.
– Nhận xét về bối cảnh cuộc phỏng vấn:
Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại kiôt bán hàng của người được
phỏng vấn, vào thời gian kiôt đang mở cửa. Bối cảnh cuộc phỏng vấn
vì vậy phần nào tạo ra sự thoải mái cho người được phỏng vấn. Tuy
nhiên đôi lúc cuộc phỏng vấn bị gián đoạn vì người được phỏng vấn
phải bán hàng và mải trò chuyện, tán gẫu với khách hàng của mình.

3. Kết quả phỏng vấn
Người được phỏng vấn là cô Đỗ Thị Ánh, 43 tuổi, là một tiểu thương
kinh doanh hoa quả. Gia đình cô có bốn người, cô hiện sống cùng chồng và
hai con gái tại ngã ba Đuôi Cá, Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Trình độ học vấn của cô là tốt nghiệp phổ thông trung học, trước khi lấy
chồng cô từng đi làm công nhân tại nhà máy dệt mồng 8 tháng 3. Cô Ánh là
người không theo tôn giáo, lý do cô đưa ra là trong gia đình cô cũng không
có ai theo tôn giáo nào.

9


Về việc kinh doanh của cô Ánh: Người khởi nghiệp là mẹ chồng cô,
sau khi cô Ánh lấy chồng thì cô tiếp quản việc bán hàng. Cô Ánh đã bán hàng
được khoảng 10 năm tại chợ Trương Định, nhưng trong giai đoạn cuối năm
2013 – đầu năm 2014, chợ Trương Định bắt đầu xây mới lại nên cô cùng các

tiểu thương trong chợ phải chuyển địa điểm bán hàng trong thời gian chờ xây
chợ mới. Hiện tại kiôt mới của cô dựng lên ở khu chợ tạm – gần chợ đầu mối
phía Nam, Hoàng Mai, Hà Nội. Kiôt của cô có diện tích khá nhỏ, khoảng 4 –
5 m2, mặt hàng kinh doanh chính của cô Ánh là các loại hoa quả, số lượng
hàng hóa mà cô bày bán là tương đối nhiều, các loại hoa quả khá phong phú.
Đối với những rủi ro trong cuộc sống, cô Ánh tin rằng rủi ro là điều
không thể tránh khỏi, cuộc sống của bất kỳ ai cũng có thể gặp phải những rủi
ro ít nhất là một lần trong đời. Cô Ánh cũng vậy, cô cũng đã trải qua những
khó khăn trắc trở, và sau khi vượt qua rồi thì cô không còn muốn nghĩ lại về
chuyện đó nữa. Cô cho rằng mỗi người sống trên đời đều đã được định sẵn số
mệnh. Khi gặp những khó khăn trong cuộc sống riêng, cô thường đi lễ chùa
để tìm sự bình an, che chở.
Đối với việc định hướng giá trị trong kinh doanh, cô cho rằng điều
quan trọng đối với việc kinh doanh của cô là phải bán những loại trái cây tươi
ngon cho khách hàng. Cô không dự định mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình vì không có vốn. Với cô, công việc kinh doanh hiện tại cũng chứa đựng
khá nhiều rủi ro. Và là một người kinh doanh nên theo cô, việc cúng lễ rất
cần được coi trọng. Cô cho rằng người kinh doanh cần phải duy tâm, có cúng
lễ thì mới yên tâm làm ăn, chỉ cần không quá mê tín.
Mặc dù là người không tham gia bất kỳ một tôn giáo nào, nhưng cô
Ánh tin là tồn tại thế giới bên kia, một thế giới huyền bí. Hàng tháng vào
ngày mồng một và ngày mười lăm âm lịch, cô thường đi lễ chùa. Ngoài ra
vào đầu năm mới, cô Ánh thường cùng với những tiểu thương khác trong chợ

10


lập hội để cùng đi lễ ở một số đền, phủ khác. Ngoài ra cô còn đi xem bói, làm
lễ cúng sao giải hạn cho chồng. Lý giải cho việc tìm đến với những hoạt động
tín ngưỡng tôn giáo, cô cho biết cô tham gia vào các hoạt động đó để tìm

được một sự thanh thản bình an trong tâm hồn, để cầu xin may mắn và phước
lộc cho việc làm ăn của mình. Cô Ánh đồng ý rằng lễ càng lớn càng chứng tỏ
lòng thành, theo lời kể của cô thì chi phí cho việc cúng lễ ở mỗi đền, phủ cô
đi vào dịp đầu năm mới là khá lớn, khoảng vài triệu.
4. Những phát hiện và bàn luận
Qua những câu chuyện của cô Ánh, có thể thấy rằng giữa tính tôn giáo
và thái độ đối với tính rủi ro/tính không chắc chắn và thái độ đối với giá
trị/định hướng kinh doanh có mối liên hệ; tính tôn giáo có thể gây ra những
ảnh hưởng rất lớn đến thái độ về tính rủi ro và thái độ về những giá trị/định
hướng trong kinh doanh của một người. Có thể thấy rằng, mặc dù cô Ánh cho
rằng mình không thực sự quy thuộc tôn giáo nào nhưng cô lại có niềm tin tôn
giáo, kinh nghiệm tôn giáo và cô cũng là người thường xuyên tham gia các
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Trước hết, việc cô Ánh lựa chọn tìm đến những hoạt động tín ngưỡng
tôn giáo khi gặp phải những khó khăn, trắc trở, những rủi ro trong cuộc sống
có thể được giải thích bằng lý thuyết chức năng trong xã hội học. Nhìn chung
các nhà chức năng luận đều đặt ra vấn đề về vai trò của tôn giáo trong đời
sống của cá nhân và xã hội. Một trong những chức năng của tôn giáo đó là
chức năng hỗ trợ xã hội. Nội dung chính của lý thuyết này là con người luôn
đối diện với những thất bại và mất mát nên tôn giáo có thể đem lại sự điều
chỉnh cho con người vào những thời điểm khủng hoảng trong cuộc sống.
Thực tế là con người luôn phải đương đầu với quá nhiều vấn đề về thiên tai,
bệnh tật, những rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán... Tất cả những
điều ấy khiến cuộc sống của con người trở nên bất ổn hơn. Trong những lúc

11


như thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa. Niềm tin tôn
giáo giúp con người không bị rơi vào tuyệt vọng. Họ gửi niềm tin và cả

những nỗi lo lắng thường nhật vào các vị thần thánh, họ tìm đến tôn giáo như
tìm kiếm một sự an toàn về tinh thần trong cuộc sống, cái lợi có thể cảm nhận
được trước mắt nằm ở sự yên ổn về mặt tâm lí, có niềm tin vào sự che chở
của thần linh nên cuộc sống trở nên thanh thản hơn. Bên cạnh đó, các sinh
hoạt tôn giáo cũng góp phần cân bằng đời sống vật chất và tinh thần của con
người thông qua cảm nhận tâm linh, và do đó làm cho con người có năng lực
hướng thiện. Tôn giáo không chỉ là liều thuốc giảm đau, là sự “đền bù hư ảo”
mà nó còn là biện pháp khắc phục sự tha hoá của con người. Thực tế tôn giáo
nào cũng đều xuất phát từ đời sống, đều phản ánh thế giới hiện thực, do đó,
bao giờ cũng tác động trở lại thế giới xã hội.
Bên cạnh đó, tính tôn giáo cũng ảnh hưởng tới thái độ, định hướng giá
trị trong kinh doanh. Ta có thể sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội
học để giải thích cho mối quan hệ giữa tính tôn giáo và thái độ đối với giá
trị/định hướng kinh doanh của cô Ánh. Lý thuyết lựa chọn hợp lý được đặt
nền móng bởi Stark và Bainbridge vào những năm 1980. Lý thuyết của Stark
và Bainbridge được dựa trên lý thuyết trao đổi, họ trình bày mối quan hệ rất
tự nhiên rằng người sùng bái và Chúa trời của họ có một quan hệ trao đổi. Họ
giả sử rằng khi những con người không thể tự mình thỏa mãn những mong
muốn của họ, thì bản thân họ sẽ tự tìm kiếm để thỏa mãn bằng cách tạo ra các
mối liên hệ qua lại, trao đổi với người khác. Khi những người khác đó không
thể thỏa mãn những mong muốn của họ, họ sẽ sáng tạo ra những thứ khác để
bù lại như là những đấng siêu nhiên – người có thể thỏa mãn những mong
muốn này. Ở đây, con người đã thực hiện một quá trình trao đổi với các đấng
siêu nhiên – Chúa trời: Để được thỏa mãn những ước muốn của mình thì họ
phải đi theo Chúa trời đó. Khi đó thì Chúa trời mới thực hiện những yêu cầu
của con người, đem đến cho con người những đặc ân ngay lập tức hoặc sau
12


này. Nếu bằng mọi cách mà những đặc ân vẫn không thể đạt được thì Chúa

trời vẫn được hướng tới để che chở từ đó hình thành một mối quan hệ bền
chặt giữa con người (người muốn được che chở) với Chúa trời (người che
chở). Tiền đề chính của lý thuyết này là cá nhân luôn hành động hợp lý bằng
cách so sánh lợi hại của mọi hành vi và đưa ra quyết định nào tối đa hoá nhất
quyền lợi của mình.
Lý thuyết này góp phần giải thích tại sao cô Ánh lại coi trọng đến việc
thực hiện cúng lễ khi tham gia hoạt động kinh doanh đến vậy, đặc biệt là cô
cho rằng lễ càng lớn càng chứng tỏ lòng thành, bởi vì con người luôn hành
động theo sự tính toán hợp lý. Theo lý thuyết lựa chọn hợp lý, cô Ánh tích
cực tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên cơ sở tính toán hợp lý
cái được (sự an tâm về mặt tâm lý, sự may mắn trong kinh doanh...) và cái
mất (sự tham gia, tuân thủ các chuẩn mực và các hành vi tôn giáo, đóng góp
tiền bạc...), nhằm thoả mãn nhu cầu là việc buôn bán được thuận lợi. Con
người luôn có nhu cầu về tôn giáo, vì con người có ước muốn vượt qua
những hạn chế của thân phận người, nhưng những ước muốn này không hoàn
toàn được đáp ứng lại, do đó con người đi tìm những nhân tố đền bù. Và
trong các nhân tố đền bù thì tôn giáo vượt trội các nhân tố thế tục khác vì nó
qui chiếu đến một sự giải thoát cuối cùng.

5. Kinh nghiệm phỏng vấn
– Những điều đã làm được
+ Cuộc phỏng vấn trước hết đã đạt được cơ bản những mục tiêu
ban đầu đề ra, đó là tìm hiểu được những thông tin về tính tôn
giáo, thái độ về tính không chắc chắn/tính rủi ro trong cuộc
sống, thái độ và định hướng giá trị kinh doanh/hoạt động kinh
doanh của người được phỏng vấn.

13



+ Tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm (về cách làm quen đối
tượng cần phỏng vấn, cách lựa chọn thời điểm phỏng vấn, cách
đặt câu hỏi,…) để phỏng vấn lần sau tốt hơn.
– Những điều chưa làm được
+ Người được phỏng vấn dường như còn cảm thấy khá khó khăn
và cung cấp rất ít thông tin khi nói về những vấn đề có phần
riêng tư (Ví dụ như khi người phỏng vấn đề cập đến các câu hỏi
như, “Ưu tiên cho khách hàng của mình những quyền lợi gì?”,
“Kể về rủi ro đã trải qua?”…), do đó người phỏng vấn chưa khai
thác sâu và hiệu quả ở một số vấn đề.
+ Với một số câu hỏi người phỏng vấn đưa ra, người được phỏng
vấn còn cảm thấy khó hiểu và phải hỏi lại nhiều.
– Những điều cần làm để lần sau phỏng vấn tốt hơn
+ Về cách làm quen đối tượng phỏng vấn: Cần có thái độ cởi mở,
chân thành, phải giải thích thật rõ ràng những lý do và mục đích,
nội dung của cuộc phỏng vấn để người được phỏng vấn hiểu và
có thể hợp tác tích cực nhất.
+ Về việc lựa chọn thời điểm phỏng vấn: Cần có sự tìm hiểu trước
về giờ giấc sinh hoạt, thời gian làm việc của đối tượng được
phỏng vấn để buổi phỏng vấn có thể diễn ra vào thời điểm thuận
lợi nhất, không bị cắt ngang, gián đoạn giữa chừng. Trong
những lần phỏng vấn sau có lẽ cần hẹn trước thời gian phỏng
vấn với người được phỏng vấn.
+ Về cách đặt câu hỏi: Cần đặt những câu hỏi ngắn và rõ ràng, dễ
hiểu để người được phỏng vấn cung cấp những thông tin đầy đủ
và đúng theo mong muốn nhất, không nên đặt các câu hỏi gộp
nhiều ý hỏi. Người phỏng vấn cần thể hiện sự chân thành, chăm
chú lắng nghe những câu trả lời.

14



+ Về việc chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật: Cần chuẩn bị tốt hơn
máy ghi âm (về pin và thẻ nhớ), thử máy trước khi sử dụng,
mang theo dự trữ một máy ghi âm, và dù có ghi âm nhưng vẫn
phải thực hiện ghi chép.

6. Phụ lục
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 3
– Họ tên người được phỏng vấn: Đỗ Thị Ánh
– Giới tính: Nữ
– Năm sinh: 1971
– Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

– Trình độ học vấn: Phổ thông trung học
– Tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn
– Nghề nghiệp: Tiểu thương
– Thời gian, địa điểm phỏng vấn:
+ Thời gian: Từ 15h30’ đến 17h ngày thứ ba, 21/5/2014
+ Địa điểm: Tại kiốt bán hoa quả của người được phỏng vấn
Nội dung cuộc phỏng vấn
H (Hỏi): Cô có thể giới thiệu cho cháu một số thông tin cơ bản về cô
được không ạ? Cô hiện đang sống ở đâu?
Đ (Đáp): Cô là Ánh, nhà ở ngã ba Đuôi Cá.
H: Xin cô cho cháu biết về trình độ học vấn của cô ạ?
Đ: Cô đi học hết cấp 3.
H: Gia đình cô có mấy người ạ? Cô có thể giới thiệu cho cháu biết
một số thông tin về các thành viên trong gia đình cô không?


15


Đ: Nhà cô có bốn người. Cô có hai con gái, chị lớn thì học Cao đẳng
sư phạm còn con bé con thì đang học cấp 2. Chồng cô làm lái xe taxi.
H: Cô có thể cho cháu biết tuổi của cô được không ạ? Cô có theo tôn
giáo nào không cô?
Đ: Cô năm nay 43 tuổi, không có tôn giáo.
H: Vì sao cô lại không theo một tôn giáo nào ạ?
Đ: Vì nhà cô không ai theo cả.
H: Cô bán hàng đã lâu chưa ạ? Vì sao cô lại chọn bán hoa quả?
Đ: Cô đi bán cũng độ chục năm rồi. Chọn bán hoa quả vì ngoài nghề
này ra thì còn biết làm gì nữa đâu, mình học thấp lại không có sức
khỏe ai người ta thuê làm.
H: Ý cháu muốn hỏi là vì sao cô lại quyết định bán hoa quả chứ
không phải là bán một mặt hàng nào khác ạ?
Đ: Vì là trước bà mẹ chồng cô vốn đã bán hoa quả ở chợ này, có mối
nhập hàng, có khách quen từ trước rồi. Sau bà để lại cho cô thì cô vẫn
cứ bán như cũ thế thôi, chứ cũng không có lí do gì cả.
H: Như vậy là sạp hàng đã có từ lâu, và người khởi nghiệp kinh
doanh là mẹ chồng cô phải không ạ?
Đ: Ừ, chồng cô kể là từ ngày chú với các anh chú còn bé thì bà đã mở
sạp này buôn bán rồi.
H: Cô có biết lý do nào khiến bà quyết định kinh doanh buôn bán
không ạ?
Đ: Cô cũng không rõ.

16



H: Vậy còn cô ạ, tại sao cô lại quyết định kinh doanh giống như bà
ạ? Trước khi làm kinh doanh như bây giờ cô có làm nghề gì không
cô?
Đ: Thì cũng vì mưu sinh, kiếm sống. Mình tự buôn tự bán, tự làm chủ
bản thân không phải ràng buộc, mà cũng kiếm được khá hơn là đi làm
thuê. Hồi xưa chưa lấy chú thì cô làm công nhân ở dệt mồng 8/3, sau
lấy chồng thì cô nghỉ làm rồi đi bán. Làm công nhân lương thấp mà vất
vả lắm.
H: Cháu được biết đây là khu chợ tạm để chờ xây xong chợ mới. Vậy
thì hiện tại việc làm ăn có thuận lợi không cô?
Đ: Độ này cô cũng bán ế lắm. Chợ chuyển xuống đây chẳng có ai mua.
Cô thì vẫn cố bán để giữ sạp thôi, không thì bây giờ ra ngoài chả biết
làm gì.
H: Cô ơi, khi bán hàng cô có ưu tiên cho khách hàng của mình
quyền lợi gì không cô? Ví dụ như, về chất lượng và giá cả sản
phẩm…?
Đ: Cô thì chỉ biết bán hàng thôi. Nhưng cô nghĩ mình cũng phải bán đồ
tươi ngon thì người ta mới mua chứ. Còn giá thì cũng khó nói, lúc nhập
giá cao lúc nhập giá thấp nên cũng tùy hôm thôi cháu ạ.
H: Khi kinh doanh, nếu như trái cây bán không hết mà lại sắp bị
hỏng thì cô sẽ làm thế nào ạ?
Đ: Thì lúc nhập về bán mình cũng phải tính trước đi. Có bán không hết
thì cô bán rẻ lại cho mấy quán cà phê, sinh tố hoa quả, mà vẫn không
có ai mua nữa thì cô đem về nhà ăn hoặc chia luôn cho mấy bác trong
chợ.
H: Cô có dự định phát triển việc bán hàng không ạ?

17



Đ: Phát triển thì phải có tiền mới phát triển được, chứ như cô thì làm gì
có.
H: Cô đã từng gặp những điều rủi ro trong cuộc sống chưa ạ? Cô
nghĩ thế nào về những điều rủi ro trong cuộc sống?
Đ: Có chứ. Rủi ro là một phần của đời người thật sự là thế. Cuộc sống
ai cũng phải có lúc này lúc khác.
H: Nếu như không ngại, cô có thể chia sẻ cho cháu về một rủi ro cô
đã từng trải qua có được không cô? Cô cảm thấy như thế nào sau
khi gặp phải chuyện như vậy?
Đ: Nói chung là chuyện đã qua rồi thì thôi, cô cũng không nghĩ nữa.
H: Cô đánh giá thế nào về tính rủi ro của mặt hàng hiện tại cô đang
bán?
Đ: Vấn đề này cô cũng không biết, cô chưa nghĩ đến bao giờ. Nhiều
lúc thì làm ăn cũng khó khăn lắm, cũng rủi ro, nhưng đến giờ này thì
vẫn đủ sống, thế là được.
H: Cô nghĩ mình có thể làm gì để tránh những rủi ro trong cuộc đời
không cô?
Đ: Theo cô thì việc gì đến sẽ đến rồi cũng qua, con người sống là có số
cả rồi, tránh làm sao được.
H: Cô ơi, trước khi làm những việc quan trọng trong cuộc sống,
chẳng hạn như khi con gái cô sắp đi thi đại học, cô có đi lễ chùa hay
thắp hương khấn xin ông bà tổ tiên không cô? Vì sao cô lại làm như
thế ạ?
Đ: Có, cô xin ông bà tổ tiên để ông bà phù hộ độ trì con cháu cho mọi
việc suôn sẻ, hanh thông.

18



H: Vậy khi gặp những khó khăn trắc trở trong cuộc sống, cô có tìm
đến các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo không ạ? Vì sao?
Đ: Cô cũng thường hay đi lễ chùa. Nếu mình thành tâm thì sẽ được
phù hộ, che chở, hạn có lớn mấy thì mình cũng tai qua nạn khỏi được.
H: Trong nhà cô có bàn thờ chứ ạ? Đó là bàn thờ ai ạ?
Đ: Nhà cô có một bàn thờ gia tiên với một bàn thờ ông Địa.
H: Cô có tin rằng trên đời này có ma quỷ, có thế giới bên kia không
cô? Vì sao cô lại nghĩ thế?
Đ: Cô tin là có một thế giới huyền bí, có thế giới bên kia. Vì cô nghĩ
không có bất cứ một vật gì tự nhiên mà có được.
H: Dù không theo tôn giáo nào, nhưng trong cuộc sống thường ngày
cô vẫn tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo chứ ạ? Từ
đầu năm đến nay cô đã tham gia vào những hoạt động nào, cô có thể
kể lại cho cháu không? (chẳng hạn như đi lễ chùa, đi lễ đền phủ,
v…v…)
Đ: Có, hàng tháng cô vẫn đi lễ chùa. Đầu năm mới thì còn đi lễ vài
đền, phủ nữa, cuối năm thì cô làm lễ tạ.
H: Còn hoạt động nào nữa không cô, kể cả là đi xem bói hoặc đi hầu
đồng, đi gọi hồn, cúng sao giải hạn, v…v…?
Đ: Đi xem bói thì có đi một lần, đi hầu đồng với đi gọi hồn thì cô chưa.
Cúng sao giải hạn thì cũng tùy năm thôi, như năm nay đúng năm chồng
cô gặp sao La Hầu nên phải cúng.
H: Cô thường hay đi lễ ở những đâu ạ?
Đ: Ngày rằm, mùng một thì cô đi thắp hương ở chùa Pháp Vân gần
nhà. Đầu năm thì cô đi phủ Tây Hồ, đi chùa Hương, chùa Đồng, rồi

19


cùng hội với mấy bác cũng bán hàng ở chợ như cô này, các bác lại rủ

đi cả đền Bà Chúa Kho, Ông Hoàng Mười nữa, nhiều lắm. Cuối năm
lại đi một đợt.
H: Vì sao cô lại tham gia các hoạt động đó ạ? Khi khấn xin cô
thường cầu mong những điều gì?
Đ: Thì cầu xin may mắn, bình an cho gia đình mình, rồi cô xin các
ngài phù hộ cho làm ăn khấm khá. Đi là cốt để cái tâm được thanh
thoát, mát mẻ, mình cũng thấy yên tâm hơn.
H: Cô có nghĩ với những người làm ăn buôn bán thì việc cúng lễ là
rất quan trọng không ạ?
Đ: Mình là người làm ăn thì cũng phải duy tâm, có cúng lễ chu đáo thì
mới yên tâm làm ăn được. Các cụ có dạy rồi, có thờ có thiêng. Miễn là
đừng mê tín, mê tín quá thì không tốt, cô nghĩ thế.
H: Liệu cô có thể cho cháu biết bình thường chi phí cô dành cho
việc cúng lễ là bao nhiêu không ạ?
Đ: Riêng cô thì Tết nào cũng phải đi lễ mấy đền, phủ, mỗi nơi dăm
triệu mới xong. Năm nay cô thấy ai cũng bỏ tiền ra lễ nhiều hơn mọi
năm vì làm ăn khó khăn mà.
H: Cô có nghĩ lễ càng lớn thì càng chứng tỏ lòng thành không ạ, vì
sao?
Đ: Cô nghĩ lễ cũng quan trọng, vì trần sao thì âm vậy, mình đã xin lộc,
đã xin các ngài phù hộ che chở cho thì mình cũng phải đáp lễ cho trọn.
Nhưng mà lễ nhiều mấy mà không thành tâm thì cũng không ăn thua,
quan trọng nhất vẫn là phải thành tâm.
Xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ cháu!

20




×