Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận dân số học đại cương: Đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.76 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐÔ THỊ HÓA
Môn: Dân số học đại cương
NHÓM 8 – K57 Xã hội học


I. CÁC KHÁI NIỆM
1. Đô thị hóa: Là sự tăng lên về tỉ lệ dân số sống ở các địa bàn thành thị –
quá trình người dân chuyển đến các thành thị hoặc các địa bàn định cư
đông dân khác.
2. Thành thị: Các nước định nghĩa về thành thị có khác nhau, tuy xét chung
đối với dân số thành thị là những người sống ở thành phố và thị xã có
2000 người trở lên, đặc biệt là nếu dân số ở đây phần lớn là phi nông
nghiệp. Ở đất nước Nhật dân số dày đặc, từ “thành thị” chỉ là dân số ở các
thành phố có 50.000 người trở lên. Ở Mỹ, những nơi có 2.500 người trở
lên coi là thành thị.
3. Khu đô thị: Một khu đô thị được định nghĩa là nơi tập trung lớn dân số,
thường là địa bàn có 100.000 người trở lên với một thành phố quan trọng
làm nòng cốt cộng thêm địa bàn ngoại thành và “vỏ ngoại thành” bao
quanh thành phố đó và liên kết về kinh tế và xã hội với nó.
4. Tỷ lệ phần trăm đô thị: Dân số sống ở các địa bàn thành thị có thể biểu
thị bằng một con số phần trăm của tổng số dân số. Dân số còn lại thường
được coi là nông thôn, tuy một số nước còn có một loại trung gian gọi là
“bán đô thị”.
Số người sống ở các địa bàn thành thị
Tổng số dân

× 100%


Bảng 1: Số lượng và tỷ trọng dân số Thành thị, 1979 – 2009
Năm

Số lƣợng (nghìn ngƣời)

Tỷ trọng (%)

1979

10 094

19.2

1989

12 463

19.4

Đô thị hóa – Nhóm 8

2


1999

18 077

23.7


2009

25 374

29.6

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu, Tổng
cục DS – KHHGĐ, Trung tâm Thông tin và Tư liệu Dân số, HN 2010)
II. ĐẶC TRƢNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Đô thị hóa là một hiện tượng toàn cầu và có những đặc trưng chủ yếu sau:
1. Số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn có xu hướng tăng nhanh,
dân số tập trung cao độ. Điều này gắn liền với quá trình phát triển sản
xuất, phát triển kinh tế – xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật và phân
công lao động xã hội, phát triển các luồng di dân với sự phát triển dân số.
2. Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh do cường độ quá trình di dân
nông thôn – thành thị, đang làm thay đổi tương quan dân số thành thị và
nông thôn.
Bảng: Số lượng dân số,dân số thành thị, tỷ trọng dân số thành thị chia theo
các vùng kinh tế năm 2009

Các vùng kinh tế – xã hội

Toàn quốc

Tổng số dân
(nghìn người)

Tổng số dân
thành thị
(nghìn người)


Tỷ trọng dân
thành thị (%)

85790

25374

29,6

Trung du và miền núi phía Bắc

11064

1772

16

Đồng bằng sông Hồng

19578

5721

29,2

Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung

18835


4530

24,1

Tây Nguyên

5107

1419

27,8

Đông Nam Bộ

14025

8009

57,1

Đồng bằng sông Cửu Long

17179

3922

22,8

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu, Tổng
cục DS – KHHGĐ, Trung tâm Thông tin và Tư liệu Dân số, HN 2010)

Đô thị hóa – Nhóm 8

3


3. Mức độ đô thị hóa biểu thị trình độ phát triển xã hội nói chung, song có
các đặc thù riêng cho mỗi nước. Đối với các nước đang phát triển, đô thị
hóa diễn ra chủ yếu theo chiều sâu, chất lượng cuộc sống ở các thành phố
ngày càng hoàn thiện. Trong các nước đang phát triển, tốc độ đô thị hóa
rất cao, quá trình đô thị hóa diễn ra theo chiều rộng đang đặt ra nhiều vấn
đề khó khăn cần giải quyết như thất nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm môi
trường và nhiều tệ nạn xã hội.
III. TIÊU CHÍ VÀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở
hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị
hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
1. Chức năng đô thị:
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp
vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong
tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc
một vùng lãnh thổ nhất định.
2. Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4000 người trở lên.
3. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại
đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng,
tập trung của thị trấn.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội
thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với
tổng số lao động.
5. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm: Hệ thống công trình hạ tầng xã
hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:

a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ
và có mức hoàn chỉnh theo từng loại đô thị.
Đô thị hóa – Nhóm 8

4


b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng
đồng bộ mạng hạ tầng và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát
triển đô thị bền vững.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị:
Việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị
được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị,
có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô
thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với
môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
Dựa vào 6 tiêu chí trên các đô thị ở nước ta được phân làm 6 loại: Đô thị loại
đặc biệt, Đô thị loại 1, Đô thị loại 2, Đô thị loại 3, Đô thị loại 4, Đô thị loại
5.
CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI ĐÔ THỊ:
1. Chức năng đô thị:
Là thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành
Đô thị loại

chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao

đặc biệt

thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế – xã hội của cả nước.

 Đô thị trực thuộc Trung ương: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
– kỹ thuật, hành chính, giáo dục, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển

Đô thị loại 1

kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
 Đô thị trực thuộc tỉnh: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế – xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.

Đô thị loại 2

 Đô thị trực thuộc Trung ương: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học

Đô thị hóa – Nhóm 8

– kỹ thuật, hành chính, giáo dục, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao

5


thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực
đối với cả nước
 Đô thị trực thuộc tỉnh: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên

tỉnh.
Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục,
Đô thị loại 3

đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, vùng liên
tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng trong
tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục,

Đô thị loại 4

đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong
tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của
một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành chính,

Đô thị loại 5 văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, dịch vụ. Có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.

2. Quy mô dân số toàn đô thị:
Đô thị loại 1

Đô thị

Đô thị

Đô thị

Đô thị


loại 3

loại 4

loại 5

ĐT trực

ĐT trực

ĐT trực

đặc biệt thuộc TƯ

thuộc tỉnh

thuộc TƯ

thuộc tỉnh

5 triệu

1 triệu

500.000

800.000

300.000


150.000

50.000

4.000

người

người trở

người trở

người trở

người trở

người

người

người

trở lên

lên

lên

lên


lên

trở lên

trở lên

trở lên

loại

ĐT trực

Đô thị loại 2

Đô thị hóa – Nhóm 8

6


3. Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành:
Đô thị loại 1

Đô thị

ĐT trực

Đô thị loại 2

ĐT trực


ĐT trực

ĐT trực

đặc biệt thuộc TƯ

thuộc tỉnh

thuộc TƯ

thuộc tỉnh

15.000

10.000

10.000

8.000

loại

12.000

người/

người/

người/km


km2 trở

km2 trở

trở lên

lên

lên

2

người/

người/km

km2 trở

trở lên

2

lên

Đô thị

Đô thị

Đô thị


loại 3

loại 4

loại 5

6.000

4.000

2.000

người/

người/

người/

km2 trở

km2 trở

km2 trở

lên

lên

lên


4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị:
Đô thị loại

Đô thị loại 1

Đô thị loại 2

Đô thị loại 3

Đô thị loại 4

Đô thị loại 5

Tối thiểu đạt

Tối thiểu đạt

Tối thiểu đạt

Tối thiểu đạt

Tối thiểu đạt

Tối thiểu đạt

90% so với

85% so với

80% so với


75% so với

70% so với

65% so với

tổng số lao

tổng số lao

tổng số lao

tổng số lao

tổng số lao

tổng số lao

động

động

động

động

động

động


đặc biệt

5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị:
 Được đầu tư xây dựng đồng bộ tiến tới hoàn chỉnh.
 Các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được
trang bị các trang thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. (Đối với đô
thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, 2, 3 tỷ lệ này phải đạt 100%)
 Với đô thị loại đặc biệt; đô thị loại 1, 2, 3, 4: Khu vực ngoại thành được
đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế các dự án gây ô nhiễm; bảo vệ
những khu vực đất đai thuận lợi phát triển nông nghiệp, các vùng xanh,
các vùng cảnh quan sinh thái…

Đô thị hóa – Nhóm 8

7


6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị:
 Đối với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, 2, 3:
 Phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
 Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu.
 Trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn
minh đô thị – đối với đô thị loại đặc biệt (Đô thị loại 1 là trên 50%, loại 2
và loại 3 là trên 40%)
 Có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần nhân dân.
 Có các công trình kiến trúc tiêu biểu.
 Đối với đô thị loại 4, 5: Từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị
theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
IV. CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ

HÓA Ở VIỆT NAM
1. Thiếu cơ sở hạ tầng
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam làm thay đổi diện mạo
các thành phố. Tuy nhiên nhìn chung cơ sở hạ tầng của các thành phố ở Việt
Nam đã lỗi thời và không thể đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Thiếu cơ sở hạ tầng ở các khu đô thị như: Thiếu chỗ vui chơi cho trẻ
em, trẻ con thường thì bị nhốt trong nhà còn người lớn không có chỗ để thư
giãn, trường học thiếu các trang thiết bị giảng dạy,… Các khu nhà tập thể thì
ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, chưa đươc khắc phục, tình trạng mất
điện thiếu nước vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
của người dân.
Hầu hết các đô thị chỉ có một hệ thống cống dùng chung cho cả nước
mưa và nước thải, thậm chí, nhiều tuyến cống được xây dựng trong các thời
kỳ khác nhau, nên không hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và đã xuống cấp nghiêm
Đô thị hóa – Nhóm 8

8


trọng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước. Tình trạng ngập úng
đang là mối quan tâm hàng ngày của các đô thị lớn, nhất là ở TP. Hồ Chí
Minh và Hà Nội, nhưng đến nay, vẫn chưa có giải pháp có tính khả thi để
giải quyết. Các hệ thống ống thoát nước chưa đảm bảo về khoa học dẫn đến
khi xảy ra mưa lũ thì sẽ bị ngập úng và gây ảnh hưởng đến quá trình tham
gia giao thông, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Nước thải, đặc biệt nước
thải từ các khu công nghiệp lại chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây ô
nhiễm nặng nề cho các dòng sông lớn, như: sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị
Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch…
Cần có biện pháp để giải quyết vấn đề trên là quy hoạch đô thị, rà soát
lại quy hoạch tổng thể nhằm bảo đảm phát triển các đô thị bền vững. Điều

chỉnh, bổ sung các quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các vùng kinh tế
trọng điểm, các khu công nghiệp, các điểm dân cư nông thôn, đảm bảo công
tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước, hạn chế tình trạng đô thị hoá tự
phát, thiếu khoa học, thiếu định hướng…
2. Quản lý đô thị
Thành phố là nơi có cơ sở hạ tầng tốt nhất, dân số đông, hoạt động
kinh tế văn hóa đa dạng. Trong những năm qua quản lý đô thị có nhiều tiến
bộ. Những văn bản quy hoạch xây dựng thành phố, quản lý và sử dụng đất,
quản lý đầu tư xây dụng các công trình đô thị, bảo vệ môi trường, cảnh quan
đô thị và co sở hạ tầng đã được ban hành. Nhờ đó trật tự giao thông đô thị,
an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, công tác bảo đảm an
toàn giao thông trên địa bàn có chuyển biến.
Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã đạt được một số kết
quả, nhưng sự chuyển biến chưa nhiều, chưa rõ nét. Ùn tắc giao thông vẫn
xảy ra vào các giờ cao điểm sáng, chiều. Mặc dù thành phố đã đẩy mạnh
công tác tuyên truyền nhưng ý thức chấp hành các quy định bảo đảm an toàn
Đô thị hóa – Nhóm 8

9


giao thông của người dân vẫn rất kém và lực lượng chức năng vẫn phải xử lý
vi phạm với số lượng lớn. Ngay trong khi các lực lượng chức năng đang tăng
cường kiểm tra, xử lý mà vi phạm trật tự đô thị vẫn diễn biến phức tạp. Tại
một số địa bàn vẫn còn xảy ra tình trạng sử dụng hè phố, lòng đường làm nơi
kinh doanh, buôn bán. Tại các khu vực địa bàn giáp ranh còn xảy ra nhiều vi
phạm về trật tự đô thị...
Trên nhiều tuyến phố vỉa hè vẫn còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè lề
đường làm nơi buôn bán ảnh hưởng tới an toàn giao thông và cảnh quan đô
thị. Các vi phạm trong việc xây dựng, các công trình không có giấy phép

hoăc xây dựng cả ở noi công cộng. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng tăng với số lượng tiếng ồn cao, khí thải xe cộ, rác thải công nghiệp,
sinh hoạt chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng xả rác thải ra môi
trường tùy tiện bừa bãi, xả thải trực tiếp ra ao, hồ, sông, chôn lấp chất thải
không đúng nơi quy định. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng như ma túy, mại
dâm, trộm cắp… làm xấu đi hình ảnh thành phố, chứng tỏ trình độ quản lý
đô thị nước ta nhìn chung vẫn còn yếu kém.
3. Môi trƣờng
Trong các thành phố lớn vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến môi
trường cần giải quyết: Vệ sinh chưa tốt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn của các
phương tiện giao thông và của các nhà máy trong các khu dân cư. Tiếng ồn,
theo đà phát triển của thành phố, ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra
cũng cần phải kể đến rác thải công nghiệp chưa đươc xử lý.
Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể
đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: Tài
nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây
xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh
hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước;
Đô thị hóa – Nhóm 8

10


nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại
thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc; mở rộng không gian đô
thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn
lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân ngoại thành; sản xuất
công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó
chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô
nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng; đô thị hóa làm tăng

dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở
và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà "ổ chuột" và khu nghèo đô
thị. Sức khỏe người dân đô thị do đó cũng bị ảnh hưởng. Đô thị loại 1 và 2
đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, điều kiện
sống xấu, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng.
Một cuộc điều tra cơ bản được tiến hành năm 2002 ở tất cả các công
ty kinh doanh nước sạch ở Việt Nam cho thấy, chỉ có 50% dân cư đô thị có
nước máy đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tỷ lệ này dao động từ 67% ở những thành
phố lớn cho tới mức 11% ở những thị trấn nhỏ. Không một đô thị nào ở Việt
Nam có hệ thống xử lý nước thải mặc dù đây là một trong những ưu tiên của
chính phủ. Môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe
nảy sinh do thiếu xử lý chất thải sinh hoạt và do các chất thải công nghiệp đổ
bừa bãi. Ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp
chưa qua xử lý đang gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe
người dân và suy thoái môi trường. Ngoài ra không khí đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng khi Việt Nam được báo cáo là quốc gia có tỷ lệ xe gắn máy
bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.
Để bảo vệ môi trường trong sạch chúng ta phải quy hoạch đất đai cũng
như các vùng chức năng: Di chuyển các cơ sơ sản xuất gây ô nhiễm nặng
trong các khu dân cư ra khu vực ngoại ô, xóa bỏ những khu nhà ổ chuột nằm
gần các kênh rạch và trong các khu nghĩa trang, đồng thời giảm sức ép dân
Đô thị hóa – Nhóm 8

11


số, làm cho đường phố thông thoáng sạch đẹp hơn và cải thiện điều kiện
sống. Phân bố lại dân cư và di chuyển các nhà máy phải thực hiện đồng thời
với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố. Di dời dân và nhà máy là
một việc làm nhạy cảm vì nó liên quan đến điều kiện sống và việc làm của

một số lượng lớn dân cư.
Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các loại đô thị
Việt Nam năm 2007
3.54%
21.14%
45.24%

Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại I

Đô thị loại II

19.42%

Đô thị loại III
10.66%

Một số các đô thị loại IV

4. Số dân đô thị trong các thành phố lớn
Quy mô dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là từ sau năm
2000. Tính đến năm 2010, dân số đô thị tại Việt Nam là 25.584,7 nghìn
người, chiếm 29,6% dân số cả nước. Sự gia tăng dân số đô thị cả nước do 3
nguồn chính đó là: Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; Di cư từ khu vực
nông thôn ra thành thị; Quá trình mở rộng địa giới của các đô thị. Khi các đô
thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, thì dân số càng tăng, dòng
dịch cư càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị cũng đang
tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) dẫn đến
sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có. Bên cạnh đó là việc
hình thành các khu dân cư nghèo quanh đô thị gây ô nhiễm môi trường và

nguy an mất an toàn lương thực không ngừng tăng cao. Có ba tỉnh, thành

Đô thị hóa – Nhóm 8

12


phố có quy mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là Tp.HCM với 7,163 triệu
người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hóa là 3,401 triệu người.
Trên giác độ phát triển, việc dân số đô thị tăng quá nhanh cũng có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển. Ở tầm vĩ mô, việc tập trung hóa mọi nguồn
lực cho đô thị một mặt sẽ dẫn tới tăng trưởng kinh tế cho đô thị, mặt khác
cũng tạo ra nhiều vấn đề về môi trường xã hội đi kèm với sự phát triển đô
thị. Hơn nữa, việc thất bại trong phân bố dân số và phân bố nguồn lực sẽ dẫn
tới sự phát triển mất cân đối giữa các vùng trong phạm vi cả nước và kết quả
là phần đông dân số không được hưởng lợi từ sự phát triển này.
Cần phải có chính sách phân bố dân cư hợp lý, cân bằng tỷ lệ dân số
đô thị và nông thôn, giải quyết vấn đề việc làm cho người thất nghiệp, cải tạo
lại hệ thông cơ sở hạ tầng đô thị đáp ứng yêu cầu của người dân, có chính
sách quy hoạch đô thị phù hợp.
5. Sự thiếu đồng bộ trong việc cải tạo môi trƣờng
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các đô thị là các vấn đề môi trường chưa được đề cập đầy đủ và
quan tâm đúng mức trong quy hoạch xây dựng đô thị. Ngoài việc quy hoạch
sử dụng đất và phân khu chức năng, các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị,
như hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác, xử lý nước thải, giảm ô
nhiễm không khí và tiếng ồn,... chưa được chú ý đúng mức. Mặc dù việc lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các đồ án quy hoạch đô thị đã
được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, nhưng công tác triển khai thực
hiện cho đến nay vẫn còn chậm, chưa hiệu quả và chưa chứng tỏ được tầm

quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô
thị. Tình trạng xây dựng lộn xộn tại các đô thị lớn là một vấn đề bức xúc đòi
hỏi những biện pháp quản lý cấp bách và hiệu quả, nếu không sẽ làm ảnh
hưởng lớn đến môi trường.
Đô thị hóa – Nhóm 8

13


Kế hoạch, quy hoạch xây dựng thành phố đã tồn tại từ lâu. Nhưng các
công trình xây dựng tự phát của người dân, sự biến đổi các “thành phố tiêu
thụ” thành “thành phố sản xuất” cùng với sự yếu kém trong quản lý xây
dựng đã làm xáo trộn các dự án. Hơn nữa, trước nhu cầu phát triển đô thị
hiện nay và tương lai, dân số đô thị gia tăng nhanh chóng, cần có ngay
những đồ án mới về quy hoạch, cải tạo và xây dựng. Gần đây, Nhà nước đã
quyết định quy hoạch lại các thành phố để chuẩn bị cho thời kỳ phát triển
mới.
6. Lối sống đô thị
Sự tăng tốc, mở rộng quá trình đô thị hóa trong thời gian gần đây đã
có tác động nhiều chiều đến văn hóa và lối sống ở các đô thị Việt Nam, đặc
biệt là ở các đô thị lớn. Sự thay đổi của đời sống đô thị đang tác động mạnh
mẽ đến đời sống văn hóa và lối sống của người dân đô thị. Những biến đổi
này đang chứa đựng trong nó cả những nhân tố tích cực lẫn tiêu cực. Vấn đề
đặt ra là phải nhận thức đúng thực trạng văn hóa và lối sống đô thị hiện nay
để định hướng, phát huy các mặt tích cực, giảm thiểu các mặt tiêu cực của
nó, hướng tới mục tiêu phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, để xây dựng văn hóa
và lối sống đô thị theo hướng văn minh, tiến bộ trong quá trình đô thị hóa
mạnh mẽ hiện nay, một yêu cầu bức thiết là phải đánh giá đúng thực trạng
văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam.

Đặc trưng lối sống đô thị của nước ta rất phức tạp vừa có chung của
những người ở đô thị lại vừa có nét riêng của tưng giai cấp trong xã hội. Dân
số tại các đô thị phần lớn là những người từ những nơi khác đến và họ mang
theo văn hóa của mình hòa nhập cùng lối sống đô thị tạo nên lối sống phức
tạp. Lối sống ở đô thị cũng nhanh nhạy tiếp cận nền văn hóa khác nhau, chịu
ảnh hưởng của các nền văn hóa đó chi phối. Ngược lại văn hóa đô thị cũng

Đô thị hóa – Nhóm 8

14


tác động lại tới các văn hóa khác làm thay đổi đời sống của một bộ phận dân
cư.
Trước hết do trình độ đô thị hoá còn thấp, trong lối sống đô thị hoá
của thành phố Việt Nam còn nhiều dấu vết của cộng đồng làng xã nông thôn.
Các quan hệ xã hội vẫn còn dựa trên nhiều quan hệ sơ cấp hơn là quan hệ
chức năng biểu hiện rõ trong lối sống ở các chung cư, cư xá, các khu nhà tập
thể.
Các chuẩn mực hành chính xã hội còn chưa mang tính chất đô thị cao,
phần nào còn bị nông thôn hoá, do thành phần dân cư đô thị phức tạp, nhiều
người là dân nông thôn mới nhập cư vào thành phố ở thế hệ đầu tiên.
Nhìn chung tuy vẫn chưa hết tính chất quá độ từ nông thôn sang đô thị,
nhưng lối sống đô thị Việt Nam ngày càng đa dạng hóa, biến đổi nhanh hơn,
phức tạp hơn theo chiều hướng hiện đại, hội nhập với thế giới.
Tính tự do tùy tiện, vô kỷ luật, bừa bãi, hành xử theo thói quen, theo
lệ, tục,… đang chi phối mạnh mẽ lối sống của người dân đô thị hiện nay.
Các hiện tượng vi phạm cảnh quan, kiến trúc đô thị, xây dựng trái phép, vi
phạm quy tắc, luật lệ giao thông, vi phạm các quy định về trật tự, an ninh đô
thị, bảo vệ môi trường,... xảy ra khá phổ biến. Việc xử lý các vi phạm này

chưa hiệu quả và còn thiếu tính chuyên nghiệp. Là một xã hội phức tạp, đa
tầng cấp, đa văn hóa, nghề nghiệp và đông dân cư, nếu không được quy
hoạch, xây dựng và quản lý tốt, xã hội đô thị sẽ trở thành nơi nảy sinh các
vấn nạn đô thị. Khi đó, lối sống đô thị văn minh, tiến bộ sẽ không đồng hành
cùng quá trình đô thị hóa.
Một số biện pháp xây dựng lối sống đô thị như thay đổi các điều kiện
sống, lao động của người đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, tiến bộ, cũng
như chú trọng xây dựng các quy tắc, chuẩn mực xã hội đô thị dựa trên pháp
luật, lấy pháp luật làm nền tảng, không ngừng nâng cao mức sống, chất
Đô thị hóa – Nhóm 8

15


lượng sống của người dân, tăng cường hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý
đô thị, nhất là công tác quản lý nhà nước về đô thị; gấp rút hoàn thiện để áp
dụng trên diện rộng mô hình chính quyền đô thị nhằm nâng cao hiệu quả,
hiệu lực quản lý đô thị.
7. Về vấn đề việc làm
Ở khu vực thành thị lực lượng lao động có sự gia tăng đáng kể cả về
tương đối và tuyệt đối. Sự gia tăng này do tác động của đô thị hóa và ảnh
hưởng của luồng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm. Sự
phát triển quá nhanh của lực lượng lao động ở thành thị trong bối cảnh nước
ta hiện nay đang gây sức ép lớn về nhu cầu đào tạo và việc làm cho người
lao động ở đô thị, để làm giảm bớt các tệ nạn xã hội. Khu vực đô thị tập
trung rất nhiều người dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội nếu không tạo việc làm
cho họ.
Năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp của dân cư đô thị từ 15 tuổi trở lên là
4,6%. Tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt cao hơn trong các nhóm tuổi trẻ (tỷ lệ thất
nghiệp ở độ tuổi 15 – 19 tại khu vực đô thị là 11,2% và 8,9% đối với độ tuổi

20 – 24). Các con số đáng báo động này phản ánh tình trạng đang tăng lên
của lực lượng lao động trẻ và cấu trúc kinh tế quốc gia đã không đủ khả năng
cung cấp việc làm cho những người lao động trẻ đang tham gia vào thị
trường lao động. Thất nghiệp trong khu vực thành thị dao động từ 5 – 8%
trong đó có một số tỉnh thành có tỉ lệ thất nghiệp cao như: Hà Nội, Hải
Phòng, TPHCM, Cần Thơ…
Số lượng lao động ở khu vực đô thị ngày càng tăng trong khi đó chất
lượng lao động thì thấp phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo:
Năm 2000 số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2578,4 nghìn
người chiếm 33,7% so với tổng lực lượng trong khu vực, so với năm 1998
tăng thêm 210,25 nghìn người; tốc độ tăng là 9,31%, so với lực lượng trong
khu vực thêm được 1,07%.
Đô thị hóa – Nhóm 8

16


Trong tình hình cơ chế hiện trường như hiện nay thì cần phải nâng cao
chất lượng nguồn lao động để đáp ứng tình hình đất nước trong thời kì mới.
Trong khi đô thị dư thừa rất lớn lao động phổ thông, lại thiếu nghiêm trọng
lao động có trình độ kỹ thuật cao cấp, lao động chất xám cung cấp cho các
khu xí nghiệp, khu chế xuất. Nhu cầu đào tạo loại lao động này càng lớn nếu
không quan tâm đúng mức thì sẽ thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật cao và
đồng thời xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám.
Thất nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Trước hết xét về mặt kinh tế thất nghiệp gắn chặt với nghèo đói, gây thiệt hại
lớn đến kinh tế và đời sống cá nhân người lao động, nguồn thu nhập gia
đình. Xét về mặt xã hội thất nghiệp gây nên hậu quả rất nặng nề làm gia tăng
tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy, mại dâm, trộm cắp…). Thất nghiệp gây khó
khăn đối với công tác quản lý xã hội làm đảo lộn nhiều nếp sống lành mạnh

ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc… Đặc biệt hơn nó tác động
mạnh mẽ tới kinh tế, kìm hãm kinh tế phát triển, tác động đến tâm tư tình
cảm suy nghĩ của người lao động.
Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động tại các đô thị cần
phải thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tổ chức lại toàn bộ lao
động xã hội để phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, phân bố lại lao
động cho các vùng kinh tế, tăng cường xuất khẩu lao động, đào tạo lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Bảng: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người di cư, phân bố theo phần
trăm người di cư có việc làm và người di cư thất nghiệp chia theo loại hình di
cư và nhóm tuổi năm 2009
Di cư chung (các loại)
Nhóm tuổi

Di cư nông thôn – thành thị

Tỷ lệ tham

Phân bố

Phân bố

Tỷ lệ tham

Phân bố

Phân bố

gia lực


phần trăm

phần trăm

gia lực

phần trăm

phần trăm

Đô thị hóa – Nhóm 8

17


lượng lao

người có

người thất

lượng lao

người có

người thất

động

việc làm


nghiệp

động

việc làm

nghiệp

Tổng số

73,1

100,0

100,0

67,8

100,0

100,0

15–19

52,8

13,8

13,7


47,9

15,5

16,1

20–29

74,6

55,6

63,0

69,0

56,5

63,5

30–49

92,1

27,2

18,0

91,2


25,4

16,2

50–64

62,3

3,2

4,5

60,6

2,6

3,3

65+

18,6

0,3

0,8

15,6

0,2


0,8

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu, Tổng
cục DS – KHHGĐ, Trung tâm Thông tin và Tư liệu Dân số, HN 2010)
Bảng: Số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp, 9 tháng đầu năm
2012

Đối với mức sinh
Sự chuyển đổi từ mức sinh cao sang mức sinh thấp gắn liền với đô thị hóa
và công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa đã dẫn đến quá trình phát triển kinh tế,
tăng thu nhập, tăng năng suất lao động và cải tiến điều kiện lao động. Trình độ
Đô thị hóa – Nhóm 8

18


giáo dục, y tế, dinh dưỡng do đó cũng được nâng lên. Chính vì vậy, mức sinh
giảm xuống cùng với quá trình phát triển kinh tế này. Ngoài ra, giá trị kinh tế
của trẻ em giảm đi do cấm sử dụng lao động trẻ em và chi phí cơ hội để nuôi
dưỡng một đứa trẻ đến khi trưởng thành tăng lên rõ rệt. Điều này làm cho số
con của các cặp vợ chồng giảm đi.
Cùng với quá trình đô thị hóa, trình độ văn hóa giáo dục cho người phụ
nữ được nâng cao, thái độ xã hội đối với người phụ nữ cũng như thái độ của
người phụ nữ đối với bản thân họ cũng thay đổi, phụ nữ bắt đầu tham gia vào
các công việc xã hội, điều này cũng dẫn đến mức sinh giảm. Chính vì vậy ở hầu
hết các nước, mức sinh ở đô thị đều thấp hơn ở nông thôn.
Đối với mức chết:
Đô thị hóa gắn liền với sự tiến bộ trong y học, sự đầy đủ về lương thực
thực phẩm đã làm cho sức khỏe của người dân tốt hơn. Hơn nữa, điều kiện vệ

sinh và cung cấp y tế ở thành thị tốt hơn do đó mở rộng được y tế cộng đồng và
công tác chăm sóc sức khỏe cho dân cư. Có thể nói yếu tố y tế, điều kiện vệ
sinh, điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố phát triển khác tốt hơn trong các đô thị
đã làm cho mức chết giảm đi, đặc biệt là mức chết trẻ em. Quá trình đô thị hóa
góp phần làm giảm mức chết.
Đối với di dân
Đô thị hóa tạo động lực cho người dân di chuyển từ nông thôn ra thành phố. Có
hai quan điểm khác nhau về tác động của những người di dân. Theo quan điểm
thứ nhất, những người dân nông thôn khi di dân ra thành phố thường làm gia
tăng tình trạng đói nghèo, gia tăng tỷ lệ nhà ổ chuột, tội phạm và ô nhiễm môi
trường. Quan điểm thứ hai cho rằng người di dân là nguồn lực thiết yếu để duy
trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Đô thị hóa – Nhóm 8

19


Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng người di dân là nhóm đối tượng có tính cơ
động cao, có động lực lớn, vì vậy khả năng cải thiện điều kiện kinh tế của người
di cư là khá lớn. Ngoài ra họ thường nhanh chóng kiếm được việc làm ở khu
vực đô thị.
Ở Việt Nam, kết quả điều tra di dân ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh có tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động cao hơn so với dân cư
sống ở hai thành phố đó. Đời sống của họ cũng được cải thiện hơn nhiều so với
khi họ sống ở nông thôn. Vì dân di cư là lực lượng thanh niên có tuyển chọn –
những người cố gắng tiết kiệm tối đa số tiền kiếm được và do đó họ có tỷ lệ tích
lũy cao và tiêu dùng ít nguồn lực của khu vực đô thị.
So sánh với các nước khác trên thế giới và ngay cả với các nước trong khu vực,
mức độ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn còn rất thấp. Năm 2001, dân số đô thị ở

nước ta chỉ chiếm 25% dân số. Trong khi đó tỷ lệ này ở Trung Quốc là 37%,
còn ở Inđônêxia là 42%. Tới năm 2003, dân số thành thị gồm cả những người
chưa được đăng ký cư trú (không được tính trong dữ liệu tổng điều tra dân số
chính thức) là khoảng 23 triệu người. Mặc dù các số liệu dự báo về đô thị rất
khác nhau nhưng chính phủ cũng đã thừa nhận rằng tốc độ gia tăng dân số đô
thị ở Việt Nam sẽ rất cao. Dự tính mỗi năm sẽ có khoảng 1 triệu cư dân đô thị.
Điều này cũng có nghĩa là dân số đô thị sẽ tăng gấp đôi tính đến năm 2020.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam được ghi nhận là đã có những tác động tích cực
đối với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tốc độ tăng GDP bình quân
hàng năm trong một thập kỷ từ 1993 đến 2003 khoảng 7.5%. Việt Nam được
coi là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam
Á (Vietnam News, 17/04/2004). Khoảng 70% GDP được tạo ra từ các khu vực
đô thị. Khả năng sản xuất kinh tế của các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh vượt quá tỷ lệ dân số tương ứng ở các thành phố
này.
Đô thị hóa – Nhóm 8

20


Bảng: So sánh GDP của các thành phố ở châu Á
Thành phố

% trong GDP

% trong dân số

toàn quốc

toàn quốc (năm 2000)


Thượng Hải

11

1

Bắc Kinh

6

1

Quảng Châu

4

1

Băng Cốc

40

12

Gia-các-ta

7

5


NCR (Phi-lip-pin)

30.8

13

Thành phố Hồ Chí Minh

19.3

6

8

3

Hà Nội

(Nguồn: “Việt Nam – Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng – Ngân hàng thế
giới 2005”)
Tuy nhiên theo báo cáo của tổ chức Ngân hàng thế giới, mặc dù tỉ lệ đói nghèo
ở thành thị thấp hơn ở nông thôn nhưng mật độ đói nghèo ở đô thị lại cao hơn.
Điều đó cũng có nghĩa là trên 1km2 ở đô thị có nhiều người nghèo hơn, đặc biệt
là những đô thị nằm sâu trong nội địa có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh chóng.
Năm 2005 ở Việt Nam có khoảng một phần tư dân số đô thị sống trong các điều
kiện nhà ở không đạt tiêu chuẩn hay nhà tạm, có tới 30% dân số chỉ có chưa tới
3m2 nhà bình quân đầu người.
V. CÁC MỤC TIÊU ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
Báo cáo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII nêu rõ:

“Mục tiêu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa là đưa Việt Nam trở thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất và kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
một đất nước mà nhân dân có đời sống vật chất và tinh thần cao, an ninh quốc
phòng đảm bảo, một đất nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Trong vài chục

Đô thị hóa – Nhóm 8

21


năm, từ nay đến 2020 chúng ta sẽ làm hết sức mình để đưa đất nước ta trở
thành một nước công nghiệp” (1996)
VI. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐÔ THỊ HÓA TRONG TƢƠNG
LAI GẦN
1. Quan điểm
Nghị quyết 7 của Hội nghị Trung ương Đảng VII, Đại hội Đảng VIII đề
cập đến một quan điểm quan trọng về phát triển đô thị:
 Đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cải thiện thu nhập
quốc dân.
 Mau chóng chấn chỉnh quy hoạch mạng lưới đô thị.
 Cải tạo, phát triển, hiện đại hóa các thành phố hiện nay.
 Phát triển đô thị đòi hỏi phải có nguồn kinh phí đáng kể, khuyến khích
các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hợp tác với các đối
tác nước ngoài để phát triển các loại hình dịch vụ…
2. Định hƣớng cho việc phát triển đô thị:
 ĐTH phải kết hợp chặt chẽ với công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
 Phát triển mạng lưới các thành phố liên kết chặt chẽ trong tất cả các vùng,
miền của đất nước, hạn chế các thành phố quá lớn.

 Đầu tư thỏa đáng cho các thành phố trọng điểm nằm trong vùng chiến
lược và đầu mối giao thông quan trọng.
 Huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện môi
trường và tạo việc làm.
 Xây dựng đề án quy hoạch.
 Quản lí nhà nước.
Đô thị hóa – Nhóm 8

22


Đô thị hóa – Nhóm 8

23



×