Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vấn Đề Bạo Lực Gia Đình Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.46 KB, 12 trang )

Vấn Đề Bạo Lực Gia Đình
Hiện Nay
1.Đặt vấn đề
Vấn đề bạo lực gia đình là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm và đề cập tới
bởi nó ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi gia đình.Gia đình là một tế bào của xã hội,là
một xã hội thu nhỏ.Gia đình yên ấm hòa thuận góp phần hình thành một xã hội phát triển
văn minh.Không ai muốn vấn đề bạo lực xảy ra trong gia mình.Dù vấn đề bạo lực có xảy
ra trong cuộc sống gia đình của mỗi cá nhân hay không thì dường như mọi người đang
lên tiếng và cùng chung tay đứng lên chống lại bạo lực trong gia đình.
Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến vấn đề bạo hành trong gia đình nhưng dù diễn ra ở
hình thức nào thì hậu quả của nó cũng hết sức trầm trọng và đó là vấn đề nhức nhối
nhưng hầu như những nạn nhân không dám lên tiếng hay chống lại nạn bạo hành gia đình
trong khi bạo lực gia đình là một trong những hành vi pháp luật cần được loại trừ nhất là
trong xã hội hiện đại văn mình.Để ngăn chặn và đẩy lùi hành vi bạo lực gia đình các cấp,
các ngành, các tô chức, cá nhân và từng gia đình đưa ra những giải pháp tích cực phòng
chống có hiệu quả bạo lực gia đình, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng nghiêm trọng
này.
Có thể thấy xã hội ngày càng phát triển, vì vậy mà vị trí của mỗi cá nhân trong gia đình
cũng thay đổi và tất cả đều mong muốn hướng tới sự bình đẳng trong gia đình, sự bình
đẳng giữa vợ chồng.Sự bình đẳng trong gia đình đang được cả xã hội khuyến khích.Song,
bên cạnh đó thì vấn đề bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn xảy ra ở khắp nơi, đang ở mức
báo động.Chính điều này gây ảnh hưởng lớn tới nền tảng xây dựng gia đình và xã hội.

2.Hiện trạng, nguyên nhân.hậu quả và giải pháp vấn đề bạo lực gia đình.

Khái niệm về bạo lực gia đình, có rất nhiều định nghia khác nhau về bạo lực gia đình
nhưng một định nghĩa mang tính pháp lý về bạo lực gia đình chưa được ban hành.


Bạo lực gia đình thông thường được mọi người hiểu là sử dụng vũ lực hoặc không bằng
vũ lực do những người trong gia đình thực hiện chống lại những thành viên lhacs trong


gia đình.

Bộ luật của Bang Georgia ( Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa bạo lực gia đình là một số hành vi
phạm tội thực hiện giữa những người có quan hệ với nhau.Các hình thức tội phạm bao
gồm hành hung, dọa nạt, rình rập, phá hoại tài sản mang tính tội phạm, xâm nhập mang
tính tội phạm và bất cứ tội hình sự nào khác.Các hành vi diễn ra giữa những con người có
liên hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùng một
đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài hiện
dang hoặc đã sống chung trong một gia đình.

Hiện trạng vấn đề bạo lực gia đình

Trên thế giới, vấn đề bạo lực gia đình đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ đang xảy ra ở
khắp nơi trên thế giới với rất nhiều dạng và hình thức.Mặc dù ngay ở những nước phát
triển và văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít người phải chịu namk bạo lực gia
đình này.

Ở Pháp những điều tra mới đây cũng cho thấy những tỉ lệ phụ nữ bị chồng ngược đãi là
2,5% tình ra khoảng 1,5 triệu người.Theo “ Liên đoàn đoàn kết phụ nữ quốc gia Pháp”
nhận định rằng: “ Chỉ riêng tại Paris,kinh đô ánh sáng của văn minh nhân loại , 60 phụ nữ
bị chồng hay người tình đánh giết mỗi năm”.Trên cả nước pháp có 450 phụ nữ chết do
bạo lực thể xác hay bạo lực tinh thần trong gia đình

Theo những tài liệu được công bố tại Hội nghị châu Âu lần thứ nhất về Phòng chống
thương tích và Nâng cao an toàn tại Viên, Áo từ ngày 25 đến 27 tháng 6 năm 2006 cũng
đưa ra những số liệu đáng quan tâm về vấn đề bạo lực gia đình, bạo lực giữa các đôi lứa
chiếm 40-70% các vụ án mạng ở phụ nữ, có 4 phụ nữ thì có 1 người ( tỉ lệ này ở nam là 1
trên 20 ) đã từng bị bạọ lực tình dục trong cuộc đời.



Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động.Bạo lực gia
đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo
hành trong tình dục, bạo lực kinh tế... Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn
thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện
kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở
những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng
chục năm.Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 1999 có một số tỉnh, trung bình
có khoảng 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng hay bị cưỡng bức theo nhiều hình thức do
chồng và những người thân trong gia đình, 15% các bà vợ bị ông chồng đánh, gần 80% bị
chồng chửi mắng, hơn 70% bị chồng bỏ mặc, gần 10% bị cấm tham gia vào các hoạt
động xã hội, gần 20% bị chồng cưỡng bức quan hệ tình dục.
( trích Xã hội học gia đình.Lê Thái Thị Băng Tâm.Hà Nội,năm 2012 )
Trong những năm 1992-2000, tại những địa phương đã xảy ra 11.630 vụ bạo lực gia đình
( theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao tại 18 tỉnh và thành phố).

Nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy có hơn 40% phụ nữ
trong mẫu khảo sát về vấn đề bạo lực gia đình đã từng bị chồng đánh đập hoặc chửi
mắng.
Có 3 dạng bạo lực gia đình chính:
-

Bạo lực thể xác: Nhằm gây thương tích cho nạn nhân.

-

Bạo lực tình dục: ép bạn đời làm tình và xem hình ảnh khiêu dâm; ép quan hệ tình
dục sau khi đánh đập.Coi người phối ngẫu như một thứ đồ chơi...

-


Bạo lực tinh thần: Bắt bạn đời sống trong bầu không khí sợ hãi, đe đọa nạn nhân
đến hoảng loạn tâm thần, như nhục mạ trước công chúng,dùng lời lẽ chỉ trích quá
đáng liên tục truy hỏi, nói nặng lời để hạ nhục nhân phẩm...

Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam từng kết hôn như
sau: 32% bị bạo lực thể xác trong cuộc đời và 6% bị bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng
trước điều tra ( bạo lực hiện tại ).
Đối với bạo lực tình dục: trong số những phụ nữ từng kết hôn, tỷ lệ bạo lực trong cuộc
đời và trong vòng 12 tháng trước điều tra lần lượt là 10% và 25%.
Đối với bạo lực tinh thần: trong số những phụ nữ từng kết hôn, tỷ lệ bạo lực trong cuộc
đời và trong vòng 12 tháng trước điều tra lần lượt là 54% và 25%.


Kết hợp 2 loại bạo lực thể xác và bạo lực tình dục, 34% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ
đã bị bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục do chồng gây ra ít nhất một lần trong đời,
trong khi đó 9% cho biết bị bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục trong vòng 12 tháng
trước điều tra.
Phụ nữ cho thường cho rằng bạo lực tinh thần có ảnh hưởng đến họ nhiều so với bạo lực
thể xác hay tình dục.Những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, trong nhiều
trường hợp cũng là nguyên nhân xảy ra bạo lực gia đình.Và bạo lực gia đình lại là nguyên
nhân khiến mâu thuẫn càng trầm trọng hơn.
( Theo tài liệu Xã hội học gia đình.Lê Thái Thị Băng Tâm.Hà Nội,năm 2012 ).

Khó để phân tích một cách rạch ròi các nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình.Lý do là ở
chỗ bạo lực gia đình là hệ quả của tổng hợp một loạt các yếu tố, các chiều tác động khác
nhau từ điều kiện kinh tế- xã hội khách quan để nhận thức chủ quan của con người, từ
những nhân tố về văn hóa, gia đình đến những nhân tố về đạo đức và định hướng giá trị
(Theo Bạo lực gia đình – Bất bình đẳng trong quan hệ giới.Lê Thị Quý.Tạp chí khoa học
& phụ nữ.Số 4/2000).
Ngoài ra các hành vi bạo lực rất khó xác định do nó có thể xuất hiện dưới nhiều dạng

khác nhau,và theo Phạm Thanh Nhiễm là do các hành vi bạo lực xuất hiện từ trong gia
đình đến ngoài xã hội, từ viêc lớn đến việc nhỏ,từ những bất ngờ ngẫu nhiên đến những
quá trình lâu dài ( Theo Phạm Thanh Nhiễm, 1993)
Nguyên nhân, liệu rằng nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình có phải là do tư tưởng
bất bình đẳng giới "trọng nam khinh nữ" và lối cư xử gia trưởng phong kiến còn tồn tại.Ở
Việt Nam, trong mối quan hệ hôn nhân, rất nhiều trường hợp vị thế và vai trò của phụ nữ
được quyết định bởi người chồng. Một nghiên cứu cho thấy "Bạo lực gia đình cũng như
các dạng bất bình đẳng khác giữa nam và nữ tại Việt Nam là do hơn 1000 năm lịch sử của
phong tục gia trưởng cho phép nam giới kiểm soát phụ nữ." (Lê Thị Quý, 2000).Hay do
xã hội ngày càng phát triển vai trò của người phụ nữ ngày nay được đánh giá cao hơn, họ
tìm được chỗ đứng cho mình trong xã hội.Khác với phụ nữ ngày xưa giá trị của người
phụ nữ không được công nhận, họ chỉ biết chăm lo cho gia đình,không được tham gia vào
các hoạt động xã hội, không được tới trường nên trình độ học vấn thấp nên sự hiểu biết
về xã hội cũng bị hạn chế ngược lại hoàn toàn so vơi phụ nữ của xã hội ngày nay họ được
giao lưu và tiếp xúc nhiều hơn với xã hội,ngoài việc chăm lo cho gia đình của mình phụ
nữ ngày nay còn cố gắng vươn lên nắm giữ những chức vụ quan trọng trên mọi lĩnh vực
của xã hội, khả năng nhận thức, nắm bắt mọi tình hình biến đổi của xã hội.Họ biết tự cân
bằng việc chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội sao cho có thể hoàn thành
nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất.Với vai trò của phụ nữ hiện nay nó chiếm một vị trí
quan trọng vì vậy mà đàn ông sợ mất đi chỗ đứng của mình trong gia đình, họ sợ tiếng


nói của mình không còn trọng lượng và họ không còn được coi trọng như ngày
trước.Dường như đây cũng là một phần của nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực gia
đình.Và một vấn đề tưởng chừng như nghịch lý nhưng nó cũng là nhân tố chủ yếu đển
việc bạo lực gia đình tồn tại, đó là người vợ bao che cho hành vi bạo hành của chồng.Khi
được chính quyền và hàng xóm can thiệp thì họ thường che giấu, hoặc giảm nhẹ tội thậm
chí họ còn nhận lỗi về mình, đồng tình với kẻ bạo hành và cho rằng là chuyện gia đình
nên có thể giải quyết được và hơn nữa tục ngữ thường có câu “ Xấu chàng hổ ai”.Với tư
tưởng cam chịu đó, có không ít phụ nữ đã sống hết cuộc đời làm vợ trong sợ hãi và đau

đớn mà không tìm được chỗ dựa về tinh thần cũng như sự bảo vệ của pháp luật.Chính vì
tâm lý này của người vợ càng góp phần tăng cao mức độ bạo lực gia đình.
Yếu tố thất nghiệp cũng là một trong những yếu tố gây nên vấn đề bạo lực gia đình
Bảng 1: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và các hành vi bạo lực gia đình

Công
nhân viên
chức
Số vụ
Đánh đấm, tát tai
Chửi mắng, nhục mạ, xỉ vả
Cấm tham gia các hoạt động
xã hội, quan hệ với mọi người
Ngăn chặn sử dụng các biện
pháp tránh thai
Bắt mang, phá thai theo ý
muốn
Phớt lờ, thờ ơ, vô trách nhiệm
Kiểm soát thu nhập, chi tiêu
Không đóng góp vào kinh tế
gia đình

Nghề Nghiệp
Lực
Buôn bán Lao động
lượng vũ
dịch vụ phổ thông
trang
Số vụ
Số vụ

Số vụ

Thất
nghiệp
Số vụ

9
8
9

15
13
12

23
27
21

30
51
31

26
32
22

4

3


3

25

7

4

1

1

3

14

10
10
12

12
12
16

23
16
27

34
37

46

18
23
33

Bất bình đẳng giới cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực trong gia đình.
Trong gia đình, người vợ có vị thế và quyền lực không nganh bằng với người chồng,
người vợ không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, khiến họ dễ bị bạo
lực do người chồng gây ra.
Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bạo lực gia
đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành
viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý


phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế
là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu
nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả nhưng
bạo lực vẫn xảy ra.
Các nguyên nhân về tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…và các
nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông…cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn
tới bạo lực gia đình.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế.
Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ phận người dân còn thấp
cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp tục xảy ra. Nhiều
người do thiếu hiểu biết về pháp luật nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng
con cái, chồng có quyền đánh vợ…Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức được
đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực. Tuy nhiên, cũng
giống như nguyên nhân về kinh tế, bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra ở cả những gia đình
mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật.

Bảng 2: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và các hành vi bạo lực gia đình thường gặp

Trình độ học vấn

Đánh đấm, tát tai
Chửi mắng, nhục mạ, xỉ vả
Cấm tham gia các hoạt động
xã hội, quan hệ với mọi người
Ngăn chặn sử dụng các biện
pháp tránh thai
Bắt mang, phá thai theo ý
muốn
Phớt lờ, thờ ơ, vô trách nhiệm
Kiểm soát thu nhập, chi tiêu
Không đóng góp vào kinh tế
gia đình

Cấp 1 - 2

Cấp 3

Trung Cấp

Cao đẳng
Đại học

Số vụ

Số vụ


Số vụ

Số vụ

87
96
61

15
23
12

2
4
5

9
11
28

31

7

2

2

18


4

0

1

65
70
87

16
13
22

6
3
8

18
18
21

Sự quan tâm của cộng đồng tới phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đầy đủ. Cộng
đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và


người ngoài không nên can thiệp. Chính vì vậy, phản ứng của cộng đồng đối với các hành
vi bạo lực gia đình còn thờ ơ, chưa mạnh mẽ. Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và
xử lý hành vi bạo lực gia đình còn chưa kịp thời, nghiêm minh, vì thế bạo lực vẫn tiếp tục
xảy ra mà không bị ngăn chặn.

Tham khảo một số kết quả của một số cuộc điều tra để cho thấy vấn đề bạo lực gia đình
hiện nay.
Theo kết quả điều tra của Ủy ban về các Vấn đề xã hội tại 8 tỉnh thành phố năm 2006 cho
thấy:
Hình thức bạo lực

Tỉ lệ

Lạm dụngvề thể chất

23%

Sự bạo lực tinh thần

25%

Sự lạm dụng tình dục

30%

Và theo báo cáo của Bộ Công an năm 2005 thì 14% các trường hợp giết người đều liên
quan đến bạo lực gia đình.Có 1.011 bệnh nhân đã có dấu hiệu tử tự vì bạo lực gia đình
( Theo Bộ Y tế năm 2005 ).Bằng chứng cho thấy tỉ lệ bạo lực gia đình đã tăng lên trong
những năm gần đây.Trước năm 1993, bạo lực gia đình đẫn tới chết người chiếm khoảng
14- 15% tổng số vụ giết người.Trong giai đoạn 1994-1997, các vụ giết người liên quan
đến bạo lực gia đình bao gồm 17-20% trong tất cả các vụ giết người (Theo Luật năm
1997 ).Theo nghiên cứu của Chính phủ Việt Nam (2010) tỉ lệ bạo lực gia đình đối với
phụ nữ chiếm 34%.
Các số liệu điều tra mới đây cũng cho thấy tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam đang
rất phổ biến.Có 7,4% số người được hỏi cho biết từng chứng kiến bạo lực tại cộng đồng,

25% số gia đình từng xảy ra tình trạng bạo lực tinh thần, gần 30% số gia đình được hỏi
cho biết có tình trạng bạo lực tình dục.Những theo đánh giá của nhóm nghiên cứu về bạo
lực gia đình của Vụ các vấn đề xã hội thuộc Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội,
những con số này còn có thể cao hơn nến người dân hiểu biết hơn về các khái niệm bạo
lực gia đình.
Bảng 3: Phân bố bạo lực gia đình theo giới trong hôn nhân
Xúc phạm bằng lời

Nam

Không



41%

59%


Nữ

56%

44%

Chung

49%

51%


Bạo lực mức độ nhẹ
Không



Nam

57%

43%

Nữ

85%

15%

Chung

72%

28%

Bạo lực nghiêm trọng
Không



Nam


66%

34%

Nữ

86%

14%

Chung

77%

23%

Lạm dụng tình dục
Không



Nam

81%

19%

Nữ


92%

8%

Chung

87%

13%

Từ bảng phân bố bạo lực gia đình theo giới trong hôn nhân, đã đưa ra nhận xét rằng có
28% sử dụng bạo lực về thể chất ở mức độ nhẹ và 23% hành vi bạo lực nghiêm trọng về
thể chất.Tỉ lệ nam giới sử dụng bạo lực thể chất gồm hai loại gần như gấp 3 lần so với
phụ nữ.
Về vấn đề bạo lực lam dụng tình dục trong gia đình.Có 13% người đã nói rằng họ đã ép
đối tác của họ quan hệ tình dục và quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su.Tuy tỉ lệ
này không cao so với các loại bạo lực gia đình khác nhưng có thể hiểu được tình dục là


vấn đề nhạy cảm và họ thường cảm thấy ngại khi thảo luận vấn đề đó với người
khác.Ngay khi cả điều đó xảy ra nhiều người nghĩ rằng nó chỉ là vấn đề của gia đình
mình.Tỉ lệ nam giới vẫn cao hơn nữ giới 19% so với 8% nữ khi lạm dụng tình dục.
Tham khảo nghiên cứu về tỉ lệ bạo lực gia đình và mối quan hệ với tư tư tưởng gia trưởng
là một phần của nguyên nhân dẫn đến vấn đề bạo lực gia đình.Do ảnh hưởng bởi tư tưởng
gia trưởng trong thời gian dài, nhiều người Việt Nam còn có tư tưởng gia trưởng khá cao,
bất kể tuổi tác, giới tính, trình độ giáo dục và thu nhập.Có tới 80,8% số người được hỏi
tin vào một số giáo lý của phong tục gia trưởng, đặc biệt số phụ nữ tin vào phong tục gia
trưởng còn rất cao ( 74,2%)( Theo Bạo Lực Gia Đình- />Đặc điểm của vấn đề bạo lực gia đình, qua những cuộc khảo sát cho thấy nhóm gia đình
có trình độ văn hóa thấp, việc làm không ổn định thì bạo lực gia đình thường diễn ra dưới
hình thức bạo lực thể chất, nhóm gia đình có trình độ văn hóa cao, việc làm ổn định thì

bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thức bạo lực tinh thần.Bạo lực gia đình xảy ra
ở tất cả các nhóm xã hội cơ bản như nông thôn, thành thì, trong các gia đình khá giả hay
trong các gia đình nghèo, trong các gia đình có học vấn thấp hay có học vấn cao.Người
gây ra bạo lực gia đình thường là đàn ông, còn phụ nữ và trẻ em là nạn nhân.Tuy nhiên
cũng có một số trường hợp nam giới là nạn nhân.
Hậu quả, phụ nữ là người có ảnh hưởng rất lớn tới gia đình và con cái, nên khi họ phải
lãnh chịu những hậu quả nặng nề và dai dẳng từ bạo lực gia đình thì con cái và gia đình
họ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Theo kết quả khảo sát, bạo lực gia đình đã khiến cho gần
30% trẻ em trong các gia đình đó học hành sút kém, thường xuyên gây gổ, đánh nhau với
bạn bè. Nguy hại hơn, có tới 3,3% số trẻ em đó còn sử dụng bạo lực lại với chính bố của
mình.
Theo những số liệu từ những nghiên cứu về nguyên nhân về bạo lực gia đình có thể thấy
một con số báo động về thực trạng bạo hành gia đình ngày nay.Vấn đề bạo lực gia đình
đã gây ra một hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến con cái
Nhân cách của trẻ em đòi hỏi một môi trường lành mạnh để phát triển.Những đứa trẻ
sống trong môi trường bạo hành gia đình sẽ khó phát triển tâm sinh lý một cách bình
thường, do có những nỗi đau, những khuyết tật trong tâm.Về tâm lý, chúng luôn phải
sống trong sự sợ hãi nghiêm trọng.Nhiều đứa trẻ thấy mẹ bị cha đánh đập, khuyên ngăn
không được chỉ còn biết chạy vào ôm mẹ mà khóc. Người cha thấy vậy có thể nương tay
vì sợ đụng vào con mình. Từ đó tinh thần những đứa trẻ này luôn bất an với những nỗi
ám ảnh.


Trong bạo hành gia đình, tổn hại về nhân cách, tư tưởng, tình cảm là điều không thể tránh
khỏi.Phần lớn trẻ em có xu hướng lánh xa người cha với thái độ ghét bỏ. Khi cha mẹ
được xem là những hung thần, chúng sẽ không còn kính trọng mà rơi vào tình trạng trầm
uất, biểu hiện qua vẻ thụ động. Một trong những hậu quả xấu là những đứa trẻ này không
muốn đi học nữa vì ở nhà đã quá căng thẳng rồi.Chúng tìm cách lẩn trốn cha mẹ bằng

cách giao du ra bên ngoài và gặp những thành phần xấu.Từ đó đi vào con đường bụi đời.

Tan vỡ và thương tổn
Bạo lực gia đình làm cho quan hệ gia đình bị sứt mẻ, có thể dẫn tới li hôn.bạo lực gia
đình khiến cho các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam bị suy giảm.Gây xói mòn
đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hẹ trong tương lai.Theo thống kê,
khoảng 89% nạn bạo hành gia đình dẫn đến tình trạng ly thân.Trong đó 51% trường hợp
ly thân dẫn đến ly dị.Đây là một điều rất đau đớn. Trong vòng năm năm qua có khoảng
352.050 vụ ly hôn, trong đó có khoảng186.000 vụ phát xuất từ bạo hành gia đình. Hậu
quả của sự tan vỡ gia đình không chỉ làm cho vợ chồng trở thành nạn nhân mà những đứa
con không đủ cha mẹ sẽ sống trong hoàn cảnh tình cảm không trọn vẹn.
Tâm lý, sức khỏe, thể xác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Từ 80% đến 87% các vụ bạo lực
gia đình làm giảm tuổi thọ cho cả hai.Nếu phải sống trong gia đình có tình trạng bạo hành
kéo dài từ năm đến mười năm thì hầu như tuổi thọ của người bị ảnh hưởng sẽ giảm tối
thiểu hai năm.Nếu từ lúc kết hôn sống với nhau ba mươi năm trong bạo hành thì tuổi thọ
sẽ càng bị giảm sút.

Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình.
Nhu cầu trợ giúp:
-

Huy động sức mạnh dư luận xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình

-

Định hướng dư luận xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình.

-

Những nạn nhân nên nhờ gia đình phía tác nhân gây nạn bạo hành như cha,

mẹ, anh, chị, em; sau đó nhờ hàng xóm, hội phụ nữ, hoặc những cơ quan
chức năng có thẩm quyền

Huy động nội lực nạn nhân bị hại
-

Tìm cho nạn nhân chỗ dựa tinh thần vững chắc.


-

Giúp nạn nhân nhận biết cách hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương khi họ
bị bạo lực.

-

Giúp nạn nhân nhận ra những nguyên nhân dẫn đến vấn đề bạo lực gia đình trong
gia đình mình.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản về luật phòng chống bạo lực gia đình và tuyên
truyền, giáo dục pháp luật.
-

Phổ biến sâu rộng cho mọi người biết về Luật phòng, chóng bạo lực gia đình đặc
biệt ở những vùng nông thôn ( làng, xã)..

-

Hoàn thiên lại hệ thống văn bản về Luật phòng, chống bạo lực gia đình.


Vấn đề bạo lực gia đình trong 3-5 năm tiếp theo, cùng vơi sự phát triển của xã hội không
ngừng, bản thân mỗi cá nhân tự trang bị cho mình những kiến thức để phòng, chống lại
vấn đề bạo lực gia đình.Luật pháp được hoàn thiện hơn thì việc phòng, chống lại nạn bạo
lực gia đình sẽ tốt hơn.Tình trạng vấn để bạo lực gia đình sẽ giảm chứ không còn như
những con số đáng báo động như hiện nay.Khi xã hội phát triển hơn thì tạo ra một sự
trung hòa giữa nam giới và nữ giới.Giá trị của người phụ nữ trong xã hội phát triển được
đánh giá cao.Những người đàn ông nhận thức được rõ hơn giá trị của người phụ nữ.Khi
mỗi người tìm được cho mình một cái giá trị của mình thì họ sẽ phát huy hết sức những
giá trị mà minh có, họ hăng say lao vào công việc, mải miết với công việc mà họ không
còn cần thiết đến nhu cầu lập gia đình vì khi đó đối với họ việc lập gia đình như một sự
ràng buộc sự tự do, ràng buộc họ có bước phát triển về công danh và sự nghiệp, đặc biệt
là ở những người phụ nữ, họ không phải bận bịu lo lắng về vấn đề chăm sóc cho gia đình,
dạy dỗ con cái cũng với vô số những công việc không tên...Và xu hướng của họ là sẽ tìm
đến cuộc sống đơn thân.Cuộc sống đơn thân giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.Vấn đề của
xã hội sẽ không còn là vấn đề bạo lực gia đình nữa mà xã hội sẽ phải đối mặt với tình
trạng kết hôn thấp.Ở một số nước phát triển như Mỹ, Pháp và Nhật Bản cũng đang phải
đối đầu với nguy cơ già hóa dân số, họ đang tìm ra biện pháp rằng bỏ ra một số tiền từ
quỹ ngân sách của nhà nước ra để chi trả cho những ai chấp nhân đăng kí kết hôn.Quay
ngược lại với một nước đang phát triển như Việt Nam chỉ vào khoảng 20 năm nữa thì tình
trạng dân số Việt Nam sẽ rơi vào loại già hóa dân số.


3.Kết luận.
Vấn đề bạo lực gia đình là một vấn đề cần phải được giải quyết một cách triệt để trách để
lại những hậu quả nghiêm trọng.Nhưng có rất nhiều yếu tố dẫn đến vấn đề bạo lực gia
đình, để giảm vấn đề bạo lực gia đình cần giải quyết từng yếu tố tạo nên nạn bạo lực gia
đình như yếu tố tôn giáo, trình độ học vấn hay yếu tố nghề nghiệp.Cộng đồng phải ý thức
được rằng bạo lực gia đình không phải là chuyện nội bộ của mỗi gia đình và tạo ra nhận
thức rằng vấn đề này đang tồn tại ngày càng có xu hướng gia tăng và là một trở ngại lớn
trong tiến trình hưởng ứng tới mục tiêu vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ.Hơn nữa

nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển và văn minh của xã hội.

Sinh viên: Nguyễn Huyền My.
Mã SV: 11031598.
Lớp: K56_Xã Hội Học.
Nhóm: k56 xhh.



×