Bài tiểu luận cuối kỳ môn Xã hội học gia đình.
Tên dề tài nghiên cứu: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành
nhân cách của trẻ.
Dẫn nhập:
Gia đình là “hạt nhân” của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội sẽ văn minh. Gia
đình hạnh phúc là ở đó mỗi cá nhân đều có được những điều kiện sống đầy đủ cả về vật
chất lẫn tinh thần. Đây cũng là điều mà mọi người mong muốn, tuy vậy cuộc sống không
như mong muốn. Những áp lực về cuộc sống thường ngày ( chủ yếu là về kinh tế ) khiến
cho con người ta thay đổi cả về tâm lý lẫn hành động, trong gia đình thì đó là nguyên
nhân cơ bản nhất dẫn đến hiện tượng bạo lực gia đình.
Ở đây trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận nhỏ của mình tôi xin phép chỉ
tìm hiểu một hệ quả, một phần trong cả hệ thống những hệ quả xấu của “bạo lực gia
đình”. Mặc dù là một phần nhỏ nhưng lại mang trong nó những hệ quả mang tính lâu dài
về sau, đó là: “ Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành nhân cách của trẻ ”.
Tại sao lại nói vấn đề này lại mang tính quan trọng quyết định về lâu dài là vì tuổi
trẻ hay trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn đất nước văn minh
và phát triển thì cần phải chú trọng đầu tư cho tương lai, và con người chính là yếu tố
quyết định quan trọng nhất.
“Bạo lực gia đình” đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong gia đình Việt, nó là
hệ quả của tổng hòa nhiều yếu tố tác động xung quanh một gia đình, đồng thời nó cũng
giống như một hệ quả mà ở đó những áp lực cuộc sống thương ngày quá lớn hay những
quan niệm hủ túc từ thời kỳ phong kiến trước đây khiến cho những gia đình vốn là nơi
“đơm hoa kết trái” của tình yêu xuất hiện mâu thuẫn, mâu thuẫn gia đình này đến một
mức nào đó sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng của con người và khiến họ đưa ra những hành
động mang tính tiêu cực để giải tỏa căng thẳng. Trên đây là cách nhìn đơn giản nhất về “
bạo lực gia đình ”.
Bạo lực gia đình là hành vi tấn công của một người ( thường là người đần ông ) đối
với người khác có quan hệ tình cảm đối với họ bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng
vũ lực để kiểm xoát người khác. Người có hành vi bạo lực thường kiểm xoát cả về tài
chính và các quan hệ xã hội của người là đối tượng của hành vi bạo lực ( Bùi Thu Hằng
2011 ).
Bạo lực gia đình là bất kỳ hành động nào trong gia đình, do các thành viên của gia
đình gây ra, làm tổn thương đến sức khỏe thể xác, tinh thần hoặc xâm phạm quyền tự do
của các thành viên khác.
Bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa chồng và vợ, giữa bố mẹ chồng và con dâu,
giữa an hem ruột với nhau, giữa con dâu với bố mẹ chồng, bố mẹ và con cái…Tuy nhiên,
theo các số liệu nghiên cứu thì có tới hơn 90% các trường hợp bạo lực gia đình là do nam
giới ( đa số là chồng ) gây ra với vợ và con cái.
Theo các nhà nghiên cứu thì bạo lực gia đình thường đi lại bạo lực chống lại phụ
nữ và bạo lực trên cơ sở do nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em gái mặc dù
đàn ông cũng là nạn nhân của vấn đề này ( Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh 2008
).
Bạo lực gia đình hiện đang ngày càng có tình toàn cầu ( Phạm Thanh Nhiễm, 1993;
Lê Thị Quý, 2000) với những hậu quả to lớn đối với gia đình và xã hội.
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này tôi chỉ xem xét một khía cạnh của bạo lực
gia đình, đó là bạo lực gia đình đối với trẻ em và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc
hình thành nhân cách của trẻ.
Hay còn được biết đến là “nạn bạo hành trẻ em”
Nguyên nhân của nạn bạo hành trẻ em:
Văn hoá ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi″ bấy lâu nay khiến cho
người ta coi chuyện đánh con là bình thường là quyền của cha mẹ là cho con lên người;
do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng; về kỹ
năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cộng đồng, gia đình và chính bản thân các
em đã dẫn tới mọi người vẫn cho rằng cha mẹ có quyền dạy con bằng đòn roi, bằng sự xỉ
nhục, hành hạ.
Pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi bạo lực, như
Điều 110 Luật Hình sự có quy định ″Người nào đối xử tàn ác với đối tượng là trẻ em lệ
thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 3 năm″. Mức án
như vậy là quá nhẹ.
Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống: chưa có quy định cụ thể về
bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận
tố giác từ trẻ em.
Đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm túc.
Tiếng nói và cách xử lý của chính quyền với các vụ cha, mẹ bạo hành với con cái còn
yếu. Cùng với thái độ thờ ơ, vô cảm của cộng đồng đã dẫn tới nhiều trẻ em bị bạo lực
nhiều lần, gây hậu quả khá nghiêm trọng mà vẫn không bị xử lý trong khi Nghị định
114/2006/NĐ - CP đã quy định mức phạt rất cụ thể.
Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ
bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn,
lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. Sự lan truyền của văn hoá bạo lực, đồi truỵ
qua nhiều kênh, đặc biệt là qua Internet … dẫn đến các hành vi, hành xử tiêu cực, bạo lực
mà nạn nhân thường là trẻ em và lẽ tất nhiên sẽ tác động tới tư tưởng, đạo đức, lối sồng,
nhân cách của trẻ em.
Gia đình nghèo, kinh tế khó khăn cũng là nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình vì kinh
tế khó khăn sẽ gây ra nhiều áp lực, căng thẳng, bế tắc dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình,
hậu quả trẻ em phải hứng chịu.
Yêu đương sớm, quan hệ tình dục bừa bãi có thai ngoài ý muốn cũng là một
nguyên nhân dẫn tới tội ác (giết chết, chối bỏ, hành hạ trẻ sơ sinh). Có người nói tình
trạng này đang ở mức ″Báo động đỏ″, nó cảnh báo một vấn đề xã hội nghiêm trọng, hệ
quả của suy thoái đạo đức và lối sống của giới trẻ.
Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự loại bỏ thai nhi khi biết
là gái, vứt bỏ trẻ sơ sinh là gái và bạo lực với trẻ em gái.
Hiện nay ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Dân số Gia đình và Trẻ em cùng với nhiều
ban ngành có liên quan nhanh chóng hoàn thành đề án khung, thực hiện quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về xây dựng đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số Việt Nam
về thể lực, trí lực và tinh thần. Bộ chỉ số để đánh giá Chất lượng dân số sẽ không dừng lại
ở HDI (thu nhập bình quân, tuổi thọ, giáo dục) mà con quan tâm đến những vấn đề quan
trọng khác nữa[1].
Bạo hành sẽ làm trẻ bị ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách.
Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ
sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn
trọng chính bản thân mình. “Một trong những vấn đề “nghiêm trọng” được xác định có
ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng dân số Việt Nam hiện nay là tỉ lệ dân số bị thiểu năng
thể lực và trí tuệ chiếm tới 1,5% và đang tiếp tục tăng thêm hàng năm.
Trong đó “rối nhiễu tâm lý, tự thương, tự tử, vi phạm pháp luật do có vấn đề về sức
khỏe tinh thần ở giới trẻ đang nổi lên đầy thách thức”[2]. Có rất nhiều nguyên nhân gây
rối nhiễu tâm lý, hành vi của trẻ, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ gia đình đặc biệt
là vấn đề bạo hành trong gia đình. Gần đây báo chí đăng rất nhiều trường hợp cha mẹ
đánh đập con cái, làm nhục con bằng cách trói con vào cột, đánh vào chỗ kín, bắt con đi
ăn xin, cắt gân chân, hoặc tệ hơn là vì giận chồng mà giết con… Những tội ác ấy diễn ra
hàng ngày và đang có chiều hướng gia tăng.
Bất cứ những hành vi bạo hành đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý
của trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, hành vi bạo hành trong cách cư xử của bố mẹ cũng
gây tác hại to lớn, làm tổn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời.
Người lớn không thể hiểu hết nỗi khổ và khiếp sợ của con trẻ khi phải chứng kiến
cảnh bạo hành gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ
hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo hành của bố với mẹ.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ
Cơ thể trẻ đang phát triển mọi hành vi bạo lực đối với trẻ đều ảnh hưởng đến sức
khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó hành vi bạo lực làm cho tinh thần trẻ
sa sút cũng là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ.
Trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình làm tâm lí trẻ lo sợ, buồn chán không
muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng. Đồng thời sự căng thẳng
tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối loạn trong hoạt động như
vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ.
- Ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái
Con cái thường học theo tấm gương của cha mẹ, ảnh hưởng của cha mẹ đối với trẻ
là rất lớn, muốn giáo dục trẻ thì cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng về phẩm chất và
hành vi với trẻ, những hành vi sai trái, những hành động bạo lực hay những lời mắng
chửi thậm tệ đều có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ, trẻ có thể học theo những hành
vi đó của cha mẹ hoặc cha mẹ đã làm mất uy tín của mình với trẻ khi trẻ chứng kiến hành
vi bạo lực của cha mẹ.
Như vậy cha mẹ sẽ không giáo dục được cho con những phẩm chất tốt khi trẻ phải
chứng kiến cảnh bạo lực từ chính cha mẹ.
Bạo lực gia đình có thể gây ra cho trẻ những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng
kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình – những rối loạn tâm lý và sự sa sút
trong học tập. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo
lực gia đình thường rất cao.
Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách
của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có
hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối
không nhỏ.
- Ảnh hưởng đến tương lai và tính cách của trẻ
Ánh mắt thơ ngây của trẻ sẽ không còn trong sáng khi tận mắt chứng kiến những
hình ảnh bạo lực của gia đình. Nó trở thành nỗi ám ảnh khó phai, nhiều khi ảnh hưởng
đến tâm lý của trẻ cả ở tuổi trưởng thành. Di chứng của bạo lực gia đình đã in sâu vào
tiềm thức và điều khiển hành vi của trẻ. Thực tế cho thấy nhiều trẻ phạm tội là do ảnh
hưởng của việc phải chứng kiến hành vi bạo lực gia đình.
Những hình ảnh bạo lực gia đình trở thành một vết thương khó phai mờ trong trí
não trẻ. Khi trưởng thành, chúng khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị cẳng thẳng thần kinh,
dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất. Những bé trai dần dần sẽ hình thành
nhận thức rằng làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và rồi khi trở thành chồng cũng
có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Với các bé gái, chứng kiến cảnh mẹ bị cha mắng
chửi, đánh đập thì có thể sau này sẽ cam chịu cảnh bạo lực hoặc ác cảm với đàn ông.
Bạo hành cũng ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai của trẻ. Trước hết,
những cách giáo dục phản giáo dục, giáo dục sai phương pháp là một tác nhân quan trọng
khiến trẻ không thích đến trường, không thích đi học. Khi không thích học, trẻ không thể
tiếp thu kiến thức. Điều này rất tai hại. Học kém, bị điểm thấp, bị trách phạt từ gia đình
đến nhà trường, trẻ trở nên kém tự tin, dần dẫn đến u lì, mụ mị đầu óc, dễ bị những cám
dỗ bên ngoài ảnh hưởng đến như: Kết bè đảng với những đứa trẻ giống mình, bỏ nhà đi
lang thang, hút thuốc lá, thậm chí nghiện ma túy.
Một điều mà các bậc phụ huynh nên lưu ý: Hút thuốc khi còn ở tuổi vị thành niên
cũng là một biểu hiện rối loạn hành vi. Càng bị trách phạt, trẻ càng có nguy cơ rối loạn
hành vi nhiều hơn. Chỉ một cái tát của cô giáo đôi khi cũng là một vết thương khó phai
mờ trong tâm trí của trẻ, khiến trẻ trở nên tự ti. Cá biệt có trường hợp còn làm thay đổi cả
tính cách của một con người.
Một tác hại cũng không thể không nhắc tới, đó là việc bạo hành, làm nhục có thể
khiến trẻ trở nên mất lòng tự trọng. Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục
dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất lòng tự trọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi
chuyện vi phạm lỗi là quan trọng. Trẻ sẵn sàng không tôn trọng người khác nơi công
cộng, có những hành vi mà người có lòng tự trọng không bao giờ làm. Trẻ cũng trở nên
vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác.
Những hành vi nào được coi là bạo hành đối với trẻ?
Bạo hành trẻ bao gồm nhiều hành vi. Có thể là những hành vi trực tiếp gây tổn hại
đến thân thể trẻ như: Đánh đập lên thân thể, bắt quỳ, úp mặt vào tường, nhịn ăn, chửi
mắng, miệt thị, khinh rẻ, chê bai. Bạo hành cũng có thể là bắt trẻ chứng kiến sự bạo hành
người khác như: Cha mẹ đánh nhau, chửi nhau, người lớn đánh trẻ em, hành hạ súc vật
trước mắt trẻ…
Tất cả những gì diễn ra trong quãng đời thơ ấu của trẻ, chúng ta tưởng như nó trôi
qua nhưng đều để lại những dấu ấn khó phai trong tâm trí trẻ. Khi trưởng thành, những
điều này sẽ rất dễ lặp lại. Một người từng bị bạo hành khi còn nhỏ dễ lặp lại sự bạo hành
đối với thế hệ sau. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, bạo hành có thể tạo ra nhiều
thế hệ nạn nhân.
Bạo hành có thể xuất phát từ hành vi của người thiếu đạo đức và độc ác, nhưng
phần nhiều, bạo hành xuất phát từ sự sai lầm của nhận thức. Quan niệm “thương cho roi
cho vọt” đã được nhiều người giữ trẻ áp dụng, đôi khi còn được chính những bậc cha mẹ
đồng tình trong một giới hạn nào đó. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, dù với bất cứ lý do gì,
với mức độ nào, với luận thuyết nào, bạo hành là hành vi giáo dục sai lầm, là cách giáo
dục thất bại.
Để thay đổi nhận thức này, chúng ta cần phải làm gì?
Trách nhiệm thuộc về cả gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu mọi người biết được
tác hại cực kỳ to lớn của nạn bạo hành và những gì có thể coi là bạo hành trẻ thì mọi
người sẽ biết phải làm gì để tránh những điều này. Đối với trẻ, điều quan trọng nhất là
được sống trong một môi trường lành mạnh, được yêu thương, được tôn trọng và được
coi học hành là một sự hưởng thụ. Hãy để các hành vi bạo hành trẻ, dù ở mức độ nào,
cũng bị lên án. Việc đưa những hình ảnh trẻ bị bạo hành tại nhà trẻ tư nhân vừa qua lên
T.V quả thật là một điều gây sốc trong dư luận.
Tuy nhiên, điều này cũng góp phần cảnh tỉnh nhiều người, từ các bậc phụ huynh
cho đến những nhà quản lý. Những nhà trẻ tư không được cấp phép với những người
nuôi dạy trẻ không có trình độ, cũng chưa hề được kiểm tra về nhân cách nhất định phải
loại bỏ. Việc gửi các cháu ở đâu thuộc về trách nhiệm của các nhà quản lý.
Ở đâu có trẻ em, ở đó phải có nhà trẻ. Bộ Giáo dục đã quan tâm rất nhiều đến chất
lượng giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, nhưng theo tôi, cấp học cần được quan tâm
nhất chính là cấp học mầm non. Đây là nơi đầu tiên trẻ học cách sống cuộc sống tập thể,
nơi hình thành cho trẻ một nhân cách sống giữa cộng đồng. Nơi đây, trẻ phải nhận được
sự yêu thương, chia sẻ để trẻ có thể lớn lên biết chia sẻ, yêu thương và sống vị tha, đầy
lòng nhân ái. Và vì vậy, việc tuyển chọn, đào tạo giáo viên mầm non là điều đặc biệt quan
trọng.
Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ vượt qua những khó khăn
- Tránh cho trẻ chứng kiến những trận “đấu khẩu”. Nhiều cặp vợ chồng không hài
lòng về người bạn đời của mình cũng không nên chỉ trích nhau trước mặt con. Nếu vợ
chồng có mâu thuẫn, cần biết chọn không gian và thời gian thích hợp để cả hai cùng tranh
luận, có thể chọn phương pháp “đóng cửa bảo nhau” hoặc lựa lúc con vắng mặt để nói.
- Cha mẹ cũng cần biết kiềm chế bản thân để tránh gây tổn thương cho con từ
những lời nói, hành vi nóng nảy của mình.
- Việc xây dựng cho con những suy nghĩ tốt đẹp về hình ảnh người cha, người mẹ
là điều rất cần thiết. Đứa trẻ nào cũng muốn xem bố mẹ là hình mẫu lý tưởng của mình,
người mình có thể tự hào và tôn trọng, yêu thương, đừng vì những phút nóng giận của
người lớn mà vô tình cướp đi quyền ấy của trẻ. Tuyệt đối không nói xấu người vợ hoặc
chồng của mình với con cái.
- Nếu trẻ đã phải chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ thì cha mẹ nên cố gắng
hàn gắn lại và giúp con xoá bỏ nỗi sợ hãi ám ảnh này. Tuyệt đối là không để hành vi này
tái diễn.
- Khi cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện bạo lực thì tuyệt đối không đánh mắng trẻ mà
cần xem xét lại xem có phải hành vi đó là xuất phát từ việc trẻ chứng kiến hành vi bạo
hành từ cha mẹ không hay là trẻ học tập ở đâu? Nếu thấy hành vi đó là do cha mẹ thì cha
mẹ nên thẳng thắn nhận lỗi với trẻ là hành vi bạo hành của cha mẹ là sai và nhắc nhở trẻ
không nên làm theo những cái sai đó, nếu do trẻ bắt chước người khác hoặc phim ảnh thì
cha mẹ nên phân tích cho trẻ thấy đó là hành vi sai và cần phải thay đổi.
Xu hướng của vấn đề trong tương lai:
Xét trong nhiều khía cạnh thì đây là một vấn đề “bạo hành trẻ em” mang tính phụ
thuộc bởi nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh tác động vào.
Nó phụ thuộc vào nhận thức của những bậc phụ huynh, những đấng sinh thành đến
vấn đề quyền trẻ em. Ở đó những đứa trẻ khi sinh ra đều có những quyền riêng, quyền
được hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn, được đến trường, được yêu thương…
Xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển, cuộc sống vật chất cũng như tinh thần
ngày càng được nâng cao, dân trí cải thiện và cùng với đó là các vấn đề xã hội sẽ được
quan tâm cũng như xem xét thấu đáo hơn. Hi vọng vấn nạn bạo hành trẻ em sẽ được nhà
nước cũng như xã hội quan tâm xâu sắc hơn để đem lại cho trẻ em những chủ nhân tương
lai của đất đước có được cuộc sống cũng như điều kiện tốt nhất để phát triển cả về thể
chất lẫn tinh thần.
Nhà nước cũng như các nhà hạt động xã hội cần phải vào cuộc mạnh hơn nữa trong
việc nâng cao dân trí. Tất cả mọi người phải cùng nhau chung tay vun đắp những mầm
non tương lai của đất nước.
1] Sức khỏe tinh thần trẻ em – Vấn đề của chất lượng dân số Bài viết của Hà Dương Trích báo
Hà Nội mới, Số 13957, ra ngày 25-12-2007
[2] Sức khỏe tinh thần trẻ em – Vấn đề của chất lượng dân số Bài viết của Hà Dương Trích báo
Hà Nội mới, Số 13957, ra ngày 25-12-2007.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh
Giáo trình xã hội học chưa xuất bản : Xã hoọi học gia đình. Lê Thái Thị Băng Tâm. Hà Nội,
2012. ( chương 11 ).