Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.07 KB, 14 trang )

1 gia đình
Xã hội học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA : XÃ HỘI HỌC
LỚP : K55 XÃ HỘI HỌC

BÀI TẬP TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN : XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Đề: Quan điểm về hôn nhân đồng tính

GV Hướng dẫn : Ths. Lê Thái Thị Băng Tâm
SV thực hiện: Dương Văn Tâm

HÀ NỘI 01/2013
1. ĐẶT VẤN ĐỀ


2 gia đình
Xã hội học
Từ những năm cuối của thế kỷ 20, vấn đề Gia đình đã được nhân loại đặc biệt quan tâm,
ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội. Vấn đề gia đình đã
thành vấn đề quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 15-5 (1994) làm ngày Quốc tế gia
đình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng đã nhấn mạnh: “Chúng ta quay trở lại những yếu tố cơ
bản của xã hội loài người nhằm hướng đến một chương trình rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn cho
công bằng xã hội''. Bên cạnh chức năng duy trì nòi giống, gia đình còn có rất nhiều chứa năng
khác như : tái sản xuất sức lao động xã hội, chức năng giáo dục…Chính gia đình là nơi diễn ra
quá trình xã hội hóa đầu tiên của con người, trong môi trường gia đình con người bắt đầu học hỏi
những chuẩn mực, đạo đức và những hành vi mà xã hội mong đợi. Xã hội có phát triển hay
không, những con người trong xã hội có còn xem những chuẩn mực của xã hội như là một


phương châm sống của mình hay không thì cần nhìn vào sự giáo dục trong gia đình.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, khoa học kỹ thuật-công nghệ, thì
các vấn đề xã hội nhất là vấn đề về gia đình cũng nảy sinh và điều đó không chỉ có ở các nước
phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Ngày nay, gia đình hạt nhân, gia đình đơn thân, gia
đình không con hay các vấn đề về thụ tinh nhân tạo không còn là vấn đề hiếm hoi trong xã hội.
Th.S Đinh văn Quảng (Phó vụ trưởng Vụ Gia đình Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em VN) cũng
đã viết: “Đời sống gia đình hiện nay đang xảy ra nhiều mâu thuẫn với mức độ ngày càng phức
tạp và diễn biến dưới nhiều hình thức. Tình trạng kết hôn bất hợp pháp, bạo lực gia đình, ly thân,
ly hôn... đang có chiều hướng gia tăng. Các kiểu sống gia đình không bình thường so với lối
sống truyền thống đang nảy sinh và trở thành vấn đề xã hội nan giải, như sống chung không kết
hôn, không muốn sinh con, lối sống thử, sống độc thân hoặc kết hôn đồng tính mà hậu quả của
nó đã để lại nhiều tiêu cực đối với việc ổn định thiết chế gia đình.” [1]
Ở xã hội Việt Nam truyền thống , người xưa quan niệm về hôn nhân gia đình là : “ cha mẹ đặt
đâu con ngồi đó” do vậy mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc
chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là
quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền
giống về sau để "vĩnh truyền tông tộc". Ngày nay, người trẻ tự do hơn trong việc lựa chọn người
bạn đời cho mình, vì vậy họ cũng tự do hơn trong tình yêu. “Sống thử trước hôn nhân” là một
trong những xu hướng đã và đang được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Bên cạnh đó thì mô hình gia đình


3 gia đình
Xã hội học
cũng có nhiều sự thay đổi, gia đình đơn thân không còn là chuyện hiếm hoi trong xã hội hiện
nay.
Hôn nhân đồng giới [HNĐG] là một hiện tượng xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ
cùng với những xu hướng hôn nhân mới ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay.
Chính vì là một hiện tượng xã hội, HNĐG cần được tìm hiểu, xem xét dưới góc nhìn của xã hội
học.
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Trong lĩnh vực này cũng đã có một số tài liệu đề cập. Cụ thể như quyển sách của ALVIN
TOFFLER có nhan đề Future shock (cú sốc tương lai), NXB thông tin luận, năm 1992. Trong
quyển sách này, tác giả đề cập đến những vấn đề xã hội sẽ xảy ra trong tương lai và cách chúng
ta thích nghi với chúng. Với những thông tin đầy ắp và những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết
phục, tác phẩm đã miêu tả, phân tích và nhận định về xã hội trong khung cảnh những đổi thay
đến mức kỳ lạ, làm đạo lộn lối sống, cách nghĩ của con người từ xưa đến nay đồng thời rút ra
những nhận định về đặc điểm của thời đại chúng ta đang sống.
Future shock đề cập đến các vấn đề xã hội như: những thay đổi về văn hóa, lối sống nhanh,
vội vã của người đô thị cũng như sự khác biệt về mặt xã hội của con người ngày càng cao hơn,
nền kinh tế thị trường và dịch vụ phát triển mạnh mẽ, con người sử dụng dịch vụ cho tất cả hoạt
động, nhu cầu của mình ngay cả trên lĩnh vực tình cảm… Bên cạnh đó, tác phẩm còn đề cập đến
gia đình truyền thống sẽ dần bị thay đổi bởi một loạt các mô hình gia đình mới như: gia đình hạt
nhân, gia đình đơn thân, gia đình không có con trẻ :“Trong tương lai, nhiều đôi vợ chồng sẽ đặt
vấn đề con cái sang một bên bằng cách đợi khi về hưu mới nuôi trẻ con”(Future shock, chương
11, trang 82). Hiện tượng HNĐG cũng được đề cập như một xu hướng mới và ngày càng được
xã hội chấp nhận: “ĐTLA càng ngày càng được xã hội giảm bớt thành kiến, nên trong tương lai
có thể có gia đình đồng tính nuôi con nuôi”(chương 11, trang 83). Tác giả cũng cung cấp một số
những chiến lược nhằm thích nghi hoặc ngăn chặn các vấn đề xã hội nêu trên. Tác giả đã đề cập
đến ý thức của cá nhân về sự thay đổi của xã hội, mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển xã hội do vậy cần có những hành vi tương xứng nhằm giảm bớt hoặc thích nghi với
những thay đổi, yếu tố giáo dục trong nhà trường cũng được tác giả xem trọng, nhất là giáo dục
về giới tính, xã hội hóa về giới cho học sinh, các kỹ năng sống cho thanh niên…Như vậy, Avin


4 gia đình
Xã hội học
Toffler đã phần nào dự đoán được những vấn đề xã hội hiện đang xảy ra trong đó có hiện tượng
HNĐG như là một xu hướng gia đình trong tương lai, đồng thời nêu lên những phương cách đối
phó. Tuy nhiên do lượng thông tin cung cấp trong tác phẩm quá nhiều nên tác giả chưa đi sâu

vào từng vấn đề cụ thể cũng như phân tích nguyên nhân xã hội của từng vấn đề.
Ngoài ra trên một số tờ báo trong nước, cũng có một số bài viết về vấn đề hôn nhân đồng giới
nói riêng và hiện tương đồng tính nói chung. Chẳng hạn tác giả Lê Minh Tiến, “Ủng hội hay
không ủng hộ hôn nhân đồng giới?”, Thời báo Kinh tế sài gòn, ngày 10-3-2011: trong bài viết
này, ThS. Lê Minh Tiến đã nêu lên con số thống kê do P.Krémer công bố trên tờ Le Monde
(Pháp) từ gần mười năm trước cho biết ở Pháp có khoảng 50% số người đồng tính đang sống cặp
đôi với nhau, 10% đang có con cái và 40-50% số người đồng tính muốn được làm cha mẹ. Như
vậy hiện tượng cặp đôi đồng tính đã tạo ra một mô hình gia đình mới mà cha mẹ là người đồng
giới (homoparental) và con cái không phải là người có quan hệ máu mủ với cha mẹ (do các cặp
vợ chồng đồng tính không thể sinh con từ hành vi tình dục đồng tính của mình). Và đây là một
vấn đề xã hội cần xem xét.(Thời báo kinh tế sài gòn). Tác giả cũng đã trình bày một quan niệm
khoa học mà các công trình nghiên cứu về HNĐG ở Mỹ cũng cho ra kết quả tương tự, đó là
những trẻ em trong các gia đình có cha mẹ là người đồng giới thì không thể phát triển bình
thường như những trẻ khác. Từ đó, để cho mọi người nhất là các bạn trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn
trước vấn đề này và từ đó hình thành quan niệm, lối sống thích hợp với chuẩn mực của xã hội.
Kế đến là tác giả Nguyễn Chính, Cởi vỏ bọc đồng tính, báo Người Lao Động ra ngày 18-4-2011:
trong bài viết tác giả có đưa ra các con số theo kết quả thống kê năm 2010 tại Việt Nam của Viện
Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE), 67,25% trong tổng số 3.231 người đồng tính
trả lời hoàn toàn bí mật hoặc gần như bí mật về bản dạng đồng tính của mình. Hai lý do chính để
người đồng tính nam muốn giữ bí mật xu hướng tình dục là lo sợ bị xã hội kỳ thị (41%) và gia
đình không chấp nhận (39%).
Như vậy do sợ bị kỳ thị nên những người đồng tính thường tạo cho mình một vỏ bọc như là kết
bạn với một người khác giới hay cố gắng để dấu mối quan hệ đồng tính của mình. Trong bài viết
tác giả nêu lên quan điểm của mình và kêu gọi mọi người không nên xa lánh, dè bĩu người đồng
tính “họ cũng là những thành viên hết sức bình thường trong xã hội, cũng có tình yêu thương và
những khát khao sống. Họ chỉ khác về xu hướng muốn “quan hệ” với người cùng giới chứ chẳng
là đối tượng nguy hại cho xã hội”.


5 gia đình

Xã hội học
Bài viết có nêu lên những ví dụ cụ thể về một số người đồng tính đang phải sống trong vỏ
bọc che dấu xu hướng tình cảm của mình, đồng thời là một lời kêu gọi mọi người đừng quá khắt
khe với người đồng tính. Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu vào phân tích vấn đề về người đồng tính
như: sức khỏe, lối sống hay những khía cạnh khác trong xu hướng hôn nhân của họ.
Năm 2009, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu xã hội- Kinh tế và môi trường (ISEE) đã công bố kết quả
đồng tính nữ ở thủ đô, cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 40 người “nữ yêu nữ” tại Hà Nội,
chủ yếu họ ở tuổi từ 21 đến 30:
ISEE cho biết rằng, nếu tính theo một tỷ lệ khiêm tốn thì ở Việt Nam hiện có hàng trăm ngàn
người có xu hướng yêu người cùng giới, họ có mặt ở tất cả các ngành nghề, làm nhiều công việc
khác nhau, có trình độ văn hóa và hoàn cảnh gia đình khác nhau và họ sống đan xen trong xã hội;
công trình nghiên cứu này nhằm mục đích hòa nhập người đồng tính vào xã hội và đóng góp
thực tiễn trong việc hướng đến việc thành lập các trung tâm giúp đỡ cho người đồng tính.
Nghiên cứu "Kỳ thị đồng tính luyến ái trong một số nhóm xã hội ở Việt Nam":

Bên cạnh

đó, ISEE đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá mức độ và nguyên nhân kỳ thị đồng tính luyến ái
trong một số nhóm xã hội ở Việt Nam” từ 10/2009 đến 10/2010 với sự tài trợ của Ford
Foundation. Nghiên cứu cũng phân tích các cản trở và cơ hội trong việc thay đổi các thái độ. Kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, dựa trên khung lý thuyết kỳ thị của Link
và Phelan, nhóm nghiên cứu và các chuyên gia của ISEE đã phát triển thang đo kỳ thị xã hội đối
với đồng tính. Sau khi thử nghiệm độ tin cậy và tính giá trị của thang đo kỳ thị đồng tính tại thực
địa, thang đo được đưa vào bảng hỏi điều tra cùng các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học xã hội,
mức độ trải nghiệm, tiếp cận thông tin về đồng tính và tác động nhận thức của gia đình và cộng
đồng về đồng tính lên cá nhân. Nghiên cứu thực hiện trên 650 người độ tuổi 18-60, phân theo
giới giới (nam, nữ) và nơi sinh sống (thành thị, nông thôn và Bắc, Nam).
Đây là nghiên cứu lần đầu tiên đưa ra khái niệm và công cụ đo lường mức độ kỳ thị đồng
tính tại Việt Nam. Mục đích của việc nghiên cứu nhằm tìm kiếm những kết quả để xây dựng các
can thiệp truyền thông, vận động xã hội nhằm hướng tới một xã hội công bằng và tôn trọng sự đa

dạng tính dục. Nhìn chung hôn nhân đồng giới là vấn đề được nghiên cứu rất nhiều ở nước
ngoài, nhất là ở Mỹ. Ở Việt Nam thì vấn đề này vẫn còn ít các công trình nghiên cứu nhưng lại là
một vấn đề xã hội hiện đang phát triển mạnh mẽ.


6 gia đình
Xã hội học
2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

HNĐG là một xu hướng hôn nhân mới và là một hiện tượng xã hội đang lan rộng và phát triển
trong xã hội hiện nay. Xu hướng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của xã hội vì gia
đình chính là tế bào của xã hội, gia đình có phát triển thì xã hội mới phồn thịnh. Chính vì lẽ đó,
tôi đã chọn đề tài: “Nhận diện quan niệm của giới trẻ tại Tp.HCM về hôn nhân đồng giới” để có
được sự đánh giá ban đầu về định hướng của giới trẻ về xu hướng hôn nhân này cũng như các
mối tương quan ảnh hưởng đến quan niệm của họ. Chúng tôi nghĩ rằng để nhận biết được quan
niệm của xã hội Việt Nam hiện nay như thế nào về HNĐG thì nên bắt đầu từ giới trẻ vì họ là lực
lượng tiên phong của Đất nước.Từ đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị nhằm định hướng về
hôn nhân nơi giới trẻ sao cho phù hợp với chuẩn mực, đạo đức của xã hội Việt Nam chúng ta.
Như chúng ta đã biết Xã hội học là một bộ môn nghiên cứu khoa học về xã hội con người, về
các ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm, trong các tổ chức hình thành nên xã hội.
Xã hội học luôn đi sát với các vấn đề thực tiễn của xã hội, bất kỳ hiện tượng xã hội nào cũng cần
được tìm hiểu và nghiên cứu theo góc nhìn của xã hội học để từ đó có thể khám phá ra các quy
luật, các mối tương quan của vấn đề và tìm ra xu hướng giải quyết. HNĐG cũng không nằm
ngoài quy luật trên. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay bàn rất nhiều về vấn
đề này nhất là sau đám cưới của hai sinh viên nữ ở Hà Nội (youtube.com) đã làm xôn xao dư
luận và chiếm được đa số lời bình ủng hộ cho sự can đảm của hai bạn trẻ. Nguyên nhân của hiện
tượng đồng tính cũng được rất nhiều các nhà khoa học tìm hiểu. Năm 1991, Bác sỹ LeVay khoa
Thần Kinh viện Salk (Mỹ) đã công bố nghiên cứu giải phẫu một phần não vùng dưới đầu của 41

tử thi. Đây là những người đã tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số họ, có 16
người ĐTLA. Bác sĩ phát hiện ra rằng, những người ĐTLA, thành phần INH3 (cấu trúc nhỏ
được biết đến như một yếu tố điều khiển thái độ tính dục ở động vật có vú) nhỏ =1/2 lần so với
những người khác.
Thực ra nguyên nhân của hiện tượng ĐTLA là một câu hỏi khó trả lời đối với bất kỳ nhà
nghiên cứu về Sinh lý,Tâm lý hay Xã hội. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ rằng nguyên nhân của hiện
tượng này không chỉ đơn thuần do sinh lý cơ thể của con người, mà là do bởi nhiều nguyên nhân
khác nhau. Xu hướng hôn nhân này đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống xã hội và được nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Hiện nay HNĐG đang phát triển rất mạnh mẽ trong xã hội,
nhất là trong xu hướng chọn lựa, ủng hộ của giới trẻ. Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu xu


7 gia đình
Xã hội học
hướng này từ góc độ xã hội, qua đó góp phần định hướng lại những quan niệm không phù hợp
với nền đạo đức, chuẩn của xã hội. Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào quan niệm, định hướng
của giới trẻ vì họ là nhóm xã hội tiêu biểu, góp phần cho sự phát triển cho xã hội, là những người
chủ tương lai của đất nước, do vậy họ cần được định hướng đúng đắn hơn nhất là trong vấn đề
hôn nhân gia đình, chứ không đơn thuần là chạy theo những trào lưu nhất thời, không đúng với
chuẩn mực xã hội.
3. LÝ THUYẾT ÁP DỤNG

Lý thuyết cơ cấu chức năng
Mô hình lý thuyết này quan niệm xã hội là một hệ thống có nhiều bộ phận khác nhau, chúng
liên kết với nhau nhằm đưa đến cố kết xã hội và ổn định xã hội. Mô hình lý thuyết này dựa trên 2
tiền đề:
Trước hết nó giả định xã hội bao gồm bao gồm những cơ cấu xã hội, thường được định
nghĩa như khuôn mẫu hành vi khá ổn định.
Thứ hai, mỗi yếu tố của cơ cấu xã hội phải được hiểu dưới góc độ chức năng xã hội, xét
như là kết quả của sự vận hành xã hội với tính cách là một đoàn thể. Như vậy, mỗi bộ phận xã

hội có một hay nhiều chức năng để xã hội tồn tại.
Những người tiên phong trong mô hình lý thuyết này là H.Spencer và É.Durkheim. Theo É.
Durkheim, xã hội học là khoa học của các sự kiện xã hội, do vậy phải phân tích các hiện tượng
xã hội một cách khách quan và xét từ góc độ xã hội đến cá nhân. É. Durkheim còn quan niệm về
các hiện tượng lệch lạc hay phi chuẩn mực trong xã hội là do quá trình chuyển đổi từ xã hội nông
nghiệp sang xã hội đô thị hiện đại đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ về mặt cấu trúc xã hội. Sự
phát triển của các đô thị, sự phân công lao động trong xã hội, sự đề cao cá nhân…tất cả những
yếu tố đó đã làm xuất hiện trình trạng anomie - tức là sự rối loạn các chuẩn mực xã hội. Một xã
hội anomie có nghĩa là xã hội đó đang trải qua tình trạng lộn xộn, tình trạng suy thoái các chuẩn
mực đạo đức cũng như các giá trị truyền thống.
Khi đó, con người ta lâm vào tình trạng anomie và họ dễ có xu hướng nổi loạn hoặc thực hiện
các hành vi lệch lạc. HNĐG là một hiện tượng lệch lạc vì không theo đúng chuẩn mực của xã hội
về hôn nhân ở nước ta và đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội nhưng chưa bao giờ trở nên phổ


8 gia đình
Xã hội học
biến như hiện nay. Như vậy có thể nói hiện nay đất nước ta đang phải trải qua một quá trình thay
đổi về mặt xã hội cùng với những thay đổi về mặt kinh tế.
4.1 Định nghĩa các khái niệm


Hôn nhân

Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam nói
riêng, việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về hôn nhân có ý nghĩa quan trọng. Nó phản ánh quan
điểm chung nhất của Nhà nước về hôn nhân; tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp lý
của hôn nhân.
Theo pháp luật Việt Nam cụ thể là luật HN & GĐ năm 2000 qui định: “ hôn nhân là quan
hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (Điểm 6 Điều 8).

Theo từ điển Tiếng việt: hôn nhân là việc người nam và người nữ kết thành vợ chồng với
nhau.


Đồng tính

Hiện nay khái niệm về “đồng tính” hầu như chưa có sự thống nhất về định nghĩa ĐTLA giữa
các nhà khoa học, các nhóm tôn giáo hoặc ngay cả giữa những người đồng tính với nhau. Sau
đây là một số khái niệm về “đồng tính”:
ĐTLA, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc
việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh
nào đó hoặc một cách lâu dài. Gay (từ tiếng Anh) chỉ người đồng tính nam, lesbian hay đọc ngắn
là les là chỉ người đồng tính nữ. Đồng tính luyến ái được coi là một dạng trong thang liên
tục của thiên hướng tình dục.


Hôn nhân đồng giới

Hiện nay trên thế giới có 10 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới đó là: Hà Lan, Bỉ, Tây
Ban Nha, Canada, Nam phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina.
Theo từ điển Tiếng Anh( Oxford English Dictionary . Oxford University Press ): hôn nhân
đồng giới ( samsex marrige) là hôn nhân giữa 2 người cùng giới tính được pháp luật, xã hội công
nhận.


9 gia đình
Xã hội học
Ở Việt Nam không có khái niệm về hôn nhân đồng giới vì Pháp luật Việt Nam cấm kết hôn với
những người cùng giới tính (Luật Hôn nhân-Gia đình, điều 10). Nhưng trong khuôn khổ của đề
tài nghiên cứu thì thuật ngữ hôn nhân đồng giới dùng để chỉ mối quan hệ như vợ chồng của

những người cùng giới tính hiện nay ở Việt Nam.
4. QUAN ĐIỂM VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

Tại buổi đối thoại trực tuyến hôm 24/7 vừa qua, bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trả lời
nhiều câu hỏi, trong đó có nêu vấn đề về việc nên hay không nên công nhận quan hệ hôn nhân
đồng tính. Vấn đề này đang được cộng đồng người đồng tính bàn tán, và hầu hết họ đều mong
muốn được pháp luật thừa nhận hôn nhân đồng tính như một thực thể không thể tách rời của xã
hội hiện nay.
Trên thế giới có 23 nước đã công nhận quyền của người đồng tính. Hiện, Luật Hôn nhân và Gia
đình của Việt Nam cấm hết hôn đồng tính. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại hai luồng ý kiến.
Thứ nhất, cho rằng đã đến lúc phải nhìn nhận thực tế, thậm chí có thể sửa luật để cho phép hôn
nhân đồng tính. Luồng ý kiến thứ hai là không đồng ý sửa luật, đặc biệt là ở Việt Nam. Thực tế,
đã có 23 nước công nhận quyền của người đồng tính, 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hợp pháp
hóa hôn nhân đồng giới, 44 nước khác thừa nhận quan hệ chung sống giữa những người cùng
giới tính. (Hôn nhân đồng tính nên hay không?, , truy cập ngày
7.1.2012)
Vẫn mập mờ việc công nhận hay không công nhận?
Và về mặt pháp lý, luật cấm kết hôn, nhưng không thể cấm họ “chung sống như vợ chồng”, thiết
lập tài sản chung, thậm chí là “con chung” (con nuôi với cặp đôi đồng tính nam) và con đẻ của
một bên (với cặp đôi đồng tính nữ)… Với những đám cưới đồng tính, việc họ chỉ làm lễ kết hôn
theo phong tục thì chính quyền cũng khó có thể cho rằng họ “kết hôn trái pháp luật” vì họ không
đăng ký kết hôn và vi phạm các điều cấm của Luật Hôn nhân và Gia đình. Mặc dù xã hội đã có
cái nhìn cởi mở hơn về người đồng tính nhưng Bộ Tư pháp và một số cơ quan chức năng vẫn
chưa chấp nhận việc kết hôn giữa họ.
Trong Hội thảo khoa học cấp bộ “Nhận diện những bất cập trong Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000 nhìn từ thực tế” do Bộ Tư pháp tổ chức, TS.Nguyễn Phương Lan (ĐH Luật Hà Nội)
cho biết, cá nhân bà chưa ủng hộ việc kết hôn đồng tính. Theo TS.Lan, việc kết hôn đồng tính
không chỉ chi phối cuộc sống của người đồng tính mà còn tác động ảnh hưởng đến người khác
có liên quan. Chính vì vậy, pháp luật chỉ thừa nhận quyền sống chung của họ. Pháp luật bảo vệ
quyền lợi của họ là không ngăn cấm việc họ sống chung nhưng không thừa nhận hôn nhân.



10 gia đình
Xã hội học
Hội thảo “Quan điểm của xã hội Việt Nam về đồng tính và hôn nhân cùng giới” do Viện nghiên
cứu iSEE tổ chức.
Theo kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Thu Nam thuộc iSEE, 77% người được hỏi ở… 4 tỉnh,
thành phố ủng hộ việc pháp luật cần thừa nhận và bảo vệ người đồng tính nói chung, tán đồng
việc người đồng tính có quyền thỏa mãn nhu cầu tình cảm và cho rằng điều này không ảnh
hưởng đến xung quanh.
TS Nam thừa nhận: “Số đối tượng và địa phương được khảo sát còn ít do nguồn lực hạn chế của
nhóm nghiên cứu, và chưa thể đại diện cho cả Việt Nam”. Mặc dù vậy, tên hội thảo vẫn là “Quan
điểm của xã hội Việt Nam về đồng tính và hôn nhân cùng giới” khiến nhiều người dự cảm thấy
chưa thỏa đáng.
Phạm vi khảo sát chưa rộng (chỉ 4 tỉnh thành), số người khảo sát quá ít, thành phần chưa đa dạng
- đó là những lý do khiến kết quả khảo sát, dù nghiêng về chiều hướng nào, cũng khó thuyết
phục.
Ủng hộ chung chung nhưng phản đối các quyền cụ thể
Một mâu thuẫn được nghiên cứu nhìn nhận là mức độ ủng hộ giảm nhiều khi đề cập các quyền
cụ thể của người đồng tính, đặc biệt là quyền kết hôn - chỉ có 36% ủng hộ và 58% kiên quyết
phản đối.
Theo TS Thu Nam, các đối tượng được hỏi ủng hộ quyền chung của người đồng tính vì cho rằng
việc đó không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của xã hội dị tính. Nhưng với quyền kết hôn, người dị
tính cảm thấy thể chế hôn nhân và gia đình dị tính truyền thống bị ảnh hưởng nên phần đông
phản đối.
Thế nhưng quyền nhận con nuôi của người đồng tính lại được khá nhiều người ủng hộ, 79% và
68% tương ứng với hai nhóm đồng tính nữ và nam.
Thêm vào đó, dù tiến hành ở các vùng miền khác nhau (Nam - Bắc, thành thị - nông thôn),
nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt vùng miền không tạo nên sự khác biệt trong quan điểm về
người đồng tính. Thậm chí đôi khi, người ở nông thôn lại cởi mở hơn thành thị.

Quan điểm xã hội = quan điểm của người dị tính?
Câu hỏi của một người đồng tính nam có lẽ khiến những người thực hiện phải suy ngẫm: “Tại
sao chỉ khảo sát trong số dị tính mà không hề hỏi ý kiến người đồng tính?”.
Bởi nếu chỉ hỏi người dị tính thì việc đa số không hiểu biết và có thái độ tiêu cực với người đồng
tính không phải là khó đoán.
TS Nam cho biết một số khảo sát với cộng đồng người đồng tính đã được thực hiện trên mạng
nhưng kết quả trên mạng không nhiều ý nghĩa với các nhà làm luật.


11 gia đình
Xã hội học
Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi để đo lường thái độ xã hội của TS Thu Nam, dù được xây dựng
trên các nguyên tắc quốc tế, cũng khiến một đại biểu nước ngoài thắc mắc: “Liệu các câu hỏi để
đánh giá có phù hợp với điều kiện xã hội và tâm lý người Việt hay chưa?”.
Ngoài ra còn một nghiên cứu (Nhận diện quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hôn nhân đồng
giới, Nguyễn Hồ Phương Trâm, “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” năm 2011.
Qua kết quả khảo sát của tác giả về nhận thức của giới trẻ đối với hiện tượng HNĐG, kết quả là
có 76.8% số người cho rằng hiện nay Việt Nam đã có HNĐG và 23.2% cho rằng chưa có hiện
tượng này.
Bên cạnh đó, khi được hỏi về quan niệm đối với HNĐG trên 4 thang điểm là: 1.Rất ủng hộ,
2.Ủng hộ, 3.Không ủng hộ, 4. Rất không ủng hộ thì giá trị trung bình Mean=2.61, độ lệch chuẩn
Std.Deviation =0.71. Như vậy số người trả lời không ủng hộ HNĐG cao hơn số người ủng hộ
HNĐG, độ lệch chuẩn thấp(0.71) nên các giá trị trên thang điểm phân phối đồng đều nhau. Tuy
số người không ủng hộ HNĐG chiếm số lượng cao hơn nhưng số người ủng hộ trong nghiên cứu
cũng khá cao: có 40% giới trẻ từ ủng hộ cho đến rất ủng hộ HNĐG hiện nay (bảng 4).
Bảng 4: Quan niệm giới trẻ về HNĐG
Quan niệm

Số người


Tỷ lệ %

Rất ủng hộ

12

6.3

Ủng hộ

64

33.7

Không ủng hộ

100

52.6

Rất không ủng hộ

14

7.4

Tổng

190


100

Nguồn:Cuộc khảo sát tháng 4 năm 2011
Tương tự như vậy, khi được hỏi giới trẻ có ủng hộ hay không khi bạn bè của họ có xu
hướng HNĐG thì giá trị trung bình của thang điểm Mean=2.7, độ lệch chuẩn Std.Deviation
=0.67, cho thấy số người ủng hộ khi bạn bè có HNĐG ít hơn số người không ủng hộ nhưng sự


12 gia đình
Xã hội học
chênh lệch là không nhiều, có 33.7% người từ ủng hộ cho đến rất ủng hộ nếu bạn bè của họ có
xu hướng HNĐG, và có 6.3% người ủng hộ cho HNĐG nhưng khi bạn bè của họ có xu hướng
này thì họ không ủng hộ.
Sự mâu thuẫn này có thể giải thích như quan điểm của nhà xã hội học É.Dukheim, theo ông
thì những hành vi lệch lạc/tội phạm xảy ra khi xã hội rơi vào tình trạng rối loạn chuẩn mực. Như
vậy khi các giá trị chuẩn mực bị lưu mờ thì mọi người trong xã hội nói chung và giới trẻ Việt
Nam nói riêng không có cơ sở để đánh giá những hành vi hay quan điểm của mình, do vậy họ rơi
vào tình trạng đứng giữa hai ranh giới tốt và xấu nên đôi khi ủng hộ cho một trào lưu hay lối
sống nào đó, nhưng đôi lúc lại không, tức là không có sự rõ ràng trong quan điểm của họ về
HNĐG, họ có thể ủng hộ khi được hỏi vì sợ quan điểm của mình không hợp thời hay bị cho là
bảo thủ…nhưng khi nghĩ đến những người gần gũi với họ như bạn chẳng hạn thì họ còn e ngại
và chưa thể chấp nhận được.
Qua kết quả nghiên cứu cho ta một nhận thức là một số các chuẩn mực đang đang mất dần và
không còn là cơ sở cho hành vi để mọi người có thể dựa vào đó mà điều chỉnh lối ứng xử của
mình. Bên cạnh đó thì sự kiểm soát xã hội ngày nay không còn chặt chẽ như ngày xưa nữa, ngày
xưa mặc dù nền kinh tế chưa phát triển nhưng những chuẩn mực xã hội được phân minh rõ ràng,
mọi người dựa vào đó để sống. Ngày nay, sự kiểm soát xã hội có phần lỏng lẻo hơn, con người
không biết dựa vào chuẩn mực nào, và đó là một mãnh đất màu mỡ cho các hành vi lệch lạc/tội
phạm. Điều này được chứng qua thực tế khi các tình trạng bạo lực học đường ngày càng nhiều và
khó kiểm soát, tình trạng emo, đinh tặc và nhiều hành vi hay lối sống mất định hướng về các

chuẩn mực khác.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hôn nhân đồng giới, có quan điểm thì đồng tình,
có quan điểm phản đối, còn nhà nước vẫn chưa công nhận, nhưng cũng không đưa ra quyết định
nghiêm cấm một cách hà khắc. Mặc dù trên thế giới có rất nhiều nước đã thừa nhận hôn nhân
đồng giới, nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn chưa được thừa nhận, mà người đồng tính thì rất
nhiều, nếu như bị xã hội kỳ thị thì cuộc sống của họ sẽ ra sao. Chính vì thế, cần có những biện
pháp, những hướng giải quyết để cho người đồng tính có chỗ đứng trong xã hội, có thể hòa nhập
được như người bình thường.
5. GIẢI PHÁP

Với sự phát triển của xã hội chúng ta không thể nào cưỡng lại được, xu thế HNĐG là một điều
tất yếu, cái gì ban đầu cũng chưa thể chấp nhận ngay được, nhưng nếu như cứ để nó diễn ra theo


13 gia đình
Xã hội học
tự nhiên “rồi người ta cũng chấp nhận” thì cuộc sống của những người đồng tính hiện tại sẽ đi
đến đâu khi không được chấp nhận, bảo vệ. Chính vì lẽ đó chúng ta cần đẩy nhay tư duy tiếp
nhận và làm thay đổi suy nghĩ, quan điểm của con người về HNDG.
Để làm thay đổi hành động của xã hội chúng ta cần tác động đến các đối tượng, tầng lớp người:
Thứ nhất, bộ máy lãnh đạo nhà nước, đây là bộ phận đưa ra những quy định, luật pháp, hiến
pháp, để làm sao cho phù hợp. Muốn bộ phận này thay đổi thì trước tiên phải được sự ủng hộ,
đồng tình của đông đảo nhân dân, khi nhân dân đã chấp nhận thì việc thay đổi những quy định sẽ
được tiến hành.
Thứ 2, nên tập chung vào đối tượng giới trẻ vì họ là nhóm xã hội tiêu biểu, góp phần cho sự phát
triển cho xã hội, là những người chủ tương lai của đất nước, do vậy họ cần được định hướng
đúng đắn hơn nhất là trong vấn đề hôn nhân gia đình, chứ không đơn thuần là chạy theo những
trào lưu nhất thời, không đúng với chuẩn mực xã hội.
Cà hai đối tượng này đều là đối tượng nhạy cảm với những vấn đề xã hội, và là những thành
phần quyết định xã hội. Chính vì thế nên có những chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, những

nghiên cứu mang tính chuyên sâu với những số liệu chính xác cụ thể. Từ đó sẽ làm thay đổi được
tư duy, quan điểm của họ.
6. KẾT LUẬN

Từ những kết luận trên, chúng tôi thiết nghĩ rằng để người dân Việt Nam ngày nay có được quan
niệm cũng như xu hướng hôn nhân phù hợp với những giá trị, chuẩn mực về hôn nhân của xã hội
thì sự truyền tải các thông tin, nội dung về vấn đề của các phương tiện truyền thông đại chúng
đóng vai trò quan trọng. Những thông tin truyền tải về HNĐG cần được phân tích một cách khoa
học cũng như có sự phân minh rõ ràng về các giá trị, chuẩn mực của xã hội. để từ đó mà giới trẻ
nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung có cơ sở để điều chỉnh quan niệm cũng như hành
vi của mình phù hợp với giá trị chuẩn mức của xã hội.
Bên cạnh đó thì sự giáo dục về giới tính- sức khỏe trong gia đình chiếm vị trí quan trọng. Nếu
trẻ em được giáo dục tốt về phương diện này thì việc hình thành lối sống phù hợp với những
hành vi mong đợi của xã hội, những giá trị chuẩn mực của xã hội sẽ tốt hơn. Thiết nghĩ các gia
đình nên chú ý hơn trong việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con .


14 gia đình
Xã hội học

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Th.S Đinh Văn Quảng, “Toàn cầu hóa và vấn đề gia đình”, chuyên mục Gia đình và xã

hội, ĐH Sư Phạm Hà Nội, ngày 14/3/2007.
2. Future shock (cú sốc tương lai), NXB thông tin luận, năm 1992
3. Lê Minh Tiến, “Ủng hội hay không ủng hộ hôn nhân đồng giới?”, Thời báo Kinh tế sài

gòn, ngày 10-3-2011
4. Nguyễn Chính, Cởi vỏ bọc đồng tính, báo Người Lao Động ra ngày 18-4-2011

5. Hà Phương, Giới tính-Tình dục-Tình yêu và những câu hỏi, Nhà xuất bản thanh niên,
năm 2005
6. Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng, Trung Tâm Từ điển học.năm 2004
7. Nguyễn Hồ Phương Trâm , Nhận diện quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hôn nhân
đồng giới, “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”NĂM 2011
8. Ths.Lê Minh Tiến, Xã hội đang rối ren chuẩn mực, báo Sài Gòn Tiếp Thị ra ngày

7 tháng 1 năm 2009

Các wed:
-

http: thuvienluanvan.com.vn

-

www.frc.org. Family research council.

-

Lesbian.com.vn.

-

Apa Help Center.org.

-

Vietbao.com.


-

Tuoitre.com.vn

-

vnexpress.net

-

Dantri.com.vn



×