Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành nhân cách của trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.27 KB, 14 trang )

Họ và tên: Bùi Thị Hoàn
MSV: 10030281

1.

Dẫn nhập.

Bác Hồ đã từng nói: “ trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành
là ngoan”.Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, trẻ cần được sự yêu
thương, quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, gia đình và toàn xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em,
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em. Mặc dù trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn về vật chất nhưng Việt
Nam đã cam kết thực hiện các điều khoản của công ước trên cơ sở nhận thấy các
điều khoản này phù hợp với mục tiêu và định hướng của sự phát triển xã hội Việt
Nam.
Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em vẫn còn là nạn nhân của các dạng bạo lực
hữu hình và vô hình từ chính những người thân yêu trong gia đình. Gia đình là tế
bào của xã hội, là nơi trẻ sinh ra và nương tựa vững chắc nhất trong những năm
tháng đầu đời. Trẻ em luôn cần nhận được sự yêu thương chăm sóc của bố mẹ,
những người thân trong gia đình. Nhưng không phải trẻ em nào cũng được hưởng
trọn vẹn tình yêu thương của bố mẹ và đang là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Trong cuộc thăm dò dư luận trẻ em của viện Thanh thiếu niên năm 1998
cho thấy trong 1240 trẻ thì có tới 90.52% trẻ thường bị cha mẹ đánh khi có lỗi
trong đó vừa đánh vừa mắng là 25.6%, đánh đau là 64.92%.
Tuy chưa có số liệu điều tra, thống kê số nạn nhân bạo lực gia đình trẻ em,
song những vụ bạo lực gia đình với trẻ em đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng và
phổ biến, gây hậu quả xấu về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển trí tuệ
của trẻ, khiến dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và bức xúc. Theo báo cáo của Bộ
Lao Động Thương Binh Và Xã Hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về
phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em ở nước ta cho thấy, số lượng vụ xâm hại trẻ


em bị cơ quan chức năng phát hiện hàng năm càng ngày càng tăng với những con
số giật mình. Năm 2009 là 3.000 vụ đến năm 2011 đã tăng lên hơn 7.000 vụ. Đây
là theo con số thống kê các vụ việc bị phát hiện, được đưa ra ánh sáng, bị xử lý,
còn con số thực sự có thể lớn hơn rất nhiều.
Văn hoá ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi″ bấy lâu nay khiến
cho người ta coi chuyện đánh con là bình thường là quyền của cha mẹ là cho con
lên người; do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em
nói riêng; về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cộng đồng, gia đình
1


và chính bản thân các em đã dẫn tới mọi người vẫn cho rằng cha mẹ có quyền dạy
con bằng đòn roi, bằng sự xỉ nhục, hành hạ.
Pháp luật hiện nay chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi
bạo lực, như Điều 110 Luật Hình sự có quy định ″Người nào đối xử tàn ác với đối
tượng là trẻ em lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ 1
năm đến 3 năm″. Mức án như vậy là quá nhẹ.
Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn tồn tại nhiều khoảng trống: chưa có quy
định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt
trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em.
Đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm
túc. Tiếng nói và cách xử lý của chính quyền với các vụ cha, mẹ bạo hành với con
cái còn yếu. Cùng với thái độ thờ ơ, vô cảm của cộng đồng đã dẫn tới nhiều trẻ em
bị bạo lực nhiều lần, gây hậu quả khá nghiêm trọng mà vẫn không bị xử lý trong
khi Nghị định 114/2006/NĐ - CP đã quy định mức phạt rất cụ thể.
Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như:
cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn
hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. Sự lan truyền của văn
hoá bạo lực, đồi truỵ qua nhiều kênh dẫn đến các hành vi, hành xử tiêu cực, bạo
lực mà nạn nhân thường là trẻ em và lẽ tất nhiên sẽ tác động tới tư tưởng, đạo đức,

lối sống và nhân cách của trẻ em.
Gia đình nghèo, kinh tế khó khăn cũng là nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình
vì kinh tế khó khăn sẽ gây ra nhiều áp lực, căng thẳng, bế tắc dẫn đến mâu thuẫn
trong gia đình, hậu quả trẻ em phải hứng chịu.
Một số nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng của bạo lực gia đình lên trẻ
em. Trẻ em cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình do việc chính các em cũng bị
bạo lực hoặc bị tác động bởi việc sống trong ngôi nhà mà mẹ các em bị bạo lực.
25% phụ nữ có con dưới 15 tuổi cho biết các con của họ cũng thường xuyên bị bố
tát. Trẻ em 6-11 tuổi sống trong các gia đình mà mẹ bị bạo lực cũng cho thể hiện
nhiều vấn đề về hành vi hơn so với các trẻ khác ví dụ như gặp ác mộng, đái dầm,
hung hãn và học kém.
Theo số liệu điều tra trong 2209 học sinh trường giáo dưỡng thì có tới
48,81% học sinh sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số
em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần), bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%.
Bất cứ những hành vi bạo lực gia đình nào cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và
tâm lý của trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, bạo hành trong cách cư sử của bố mẹ
cũng có ảnh hưởng lớn tới trẻ, làm tổn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi có những
trường hợp trẻ ám ảnh suốt cả cuộc đời. Bạo lực gia đình ảnh hưởng trực tiếp đối
2


với tâm lý, sức khỏe và tương lai của trẻ sau này. Có thể nói bạo lực gia đình ảnh
hưởng trực tiếp tới việc hình thành nhân cách của trẻ.
Chính vì những lý do trên mà tôi chọn chủ đè bài viết là bạo lực gia đình
và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành nhân cách của trẻ em
để làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của bạo lưc gia đình đến
việc hình thành nhân cách của trẻ để từ đó các bậc cha mẹ có một cách nhìn nhận
mới trong cách cư sử giữa các thành viên trong gia đình cũng như trong việc nuôi
dạy con cái để trẻ có thể phát triển nhân cách và trí tuệ tốt nhất.
2. Nhận thức của các bậc cha mẹ về bạo lực đối với trẻ em.

Theo nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố năm 2010, cứ ba phụ
nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã
từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia
đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%.
Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng –
thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58 %) phụ nữ Việt Nam cho biết
đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp
ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Như vậy có thể thấy tình trạng
bạo lực gia đình là rất phổ biến và đang trở thành một vấn đề mà xã hội cần quan
tâm.
Theo quan niệm của Nho giáo, cha mẹ là người có quyền dạy con từ thuở
còn thơ, thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Mọi người cho rằng đó là
cách giáo dục hữu hiệu nhất để cho con họ phục tùng mọi ý kiến của họ và có thể
sửa chữa sai lầm khi con mắc lỗi. Cho đến nay, những người làm cha, làm mẹ vẫn
coi việc hành hạ, đánh đập hoặc sử dụng các hình phạt dã man đối với trẻ là quyền
của họ. Khi trẻ có lỗi họ đánh, khi đang có sự buồn bực vì mưu sinh họ đánh, khi
không vui vì các mối quan hệ xã hội họ cũng đánh.
Khi đánh con, có người tỉnh táo thì tránh chỗ phạm cho trẻ không bị nguy
hiểm, họ có thể đánh ở mông đít, chân, tay. Có người thì túm tóc hoặc đập đầu trẻ
vào tường, có khi đánh thì lột hết quần áo để bêu rếu.
Những nguyên nhân trẻ bị đánh là do:
Trẻ em bị đánh là do lỗi của chúng:
3


Có thể thấy nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng trừng phạt thân thể và
tinh thần ở trẻ em là do trẻ em mắc lỗi, không nghe lời cha mẹ. Nhưng đằng sau lý
do về sự sai phạm này của trẻ em là những nguyên nhân mang tính bản chất đó là

vấn đề nhận thức và quan niệm về giáo dục trẻ em, về quyền của cha mẹ trong
việc giáo dục và nuôi dạy con cái. Cha mẹ đánh trẻ để uốn nắn những hành vi ứng
sử của trẻ theo đúng khuon mẫu mà họ cho rằng đó là đúng đắn. Đánh đòn để
trừng phạt cho nhưng lỗi của đứa trẻ mà cha mẹ cho là hư hỏng và cần phải có sự
trừng phạt, đánh để bảo vệ trẻ. Vì lo cho con mà các bậc cha mẹ thường cấm trẻ
đến những nơi nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ nhưng vô tình họ lại
đánh con mình khi trẻ vi phạm lời dặn, họ đánh con để trút giận hoặc thất vọng vì
con cái.
“ Con tôi, tôi đẻ, tôi nuôi, tôi có quyền đánh”. Đó là câu trả lời của người
mẹ đã đánh con.
Em T, 9 tuổi học lớp 3 đã ngạc nhiên khi bị bố đánh vì bị điểm kém môn
toán. Em không thích học môn toán vì môn toán khó. Bố bảo: “ mày phải học giỏi
vì mày học cho mày chứ học cho ai”.
Hiện nay, khi mà cha mẹ hoặc người bảo trợ của trẻ em quá bận vì hoạt
động mưu sinh và các hoạt động khác thì thời gian dạy dỗ của cha mẹ dành cho trẻ
càng ít, trong khi đó, trẻ em còn non nớt, nhận thức càng hạn chế thì việc trẻ mắc
lỗi là không tránh khỏi. Tình trạng nghèo nàn về đời sống tình cảm của gia đình là
một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến trẻ mắc nhiều lỗi như hiện nay.
Khi bị đánh, trẻ thường cho rằng mình bị oan, trẻ thường ấm ức rất lâu, có
trẻ còn có ý nghĩ đến việc tự tử để trừng phạt cha mẹ. Khi tưởng tượng đến cảnh
cha mẹ đau khổ rầu rĩ bên xác của mình chúng rất mãn nguyện. Trong số liệu điều
tra của viện Thanh Niên, có 45% số em nói rằng mình bị đánh oan và chúng rất
tức giận bố mẹ.
Trẻ bị hành hạ hoặc đánh đập, ngược đãi vì những bế tắc hoặc xung
đột của cha mẹ:
Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên cãi cọ, hoặc thường
xuyên xảy ra bạo lực gia đình khiến trẻ bị tổn thương rất lớn.
Trong nghiên cứu về trẻ em lang thang đường phố ở Hà Nội, số trẻ phải bỏ
nhà ra đi kiếm sống vì cha mẹ li dị nhau là 40%, do cha mẹ không còn tình yêu


4


thương cho nhau nữa, vì vậy chúng thường xuyên phải chịu áp lực: “ ăn theo, ăn
bám”. Chúng trở thành cái gai, cái trút giận khi xung đột giữa bố mẹ xảy ra.
Nhiều trẻ bị đánh mà không phải là lỗi của mình mà là do cha mẹ giải tỏa
những uất ức, tức giận, xung đột, mâu thuẫn. Những trận đòn oan sẽ in sâu trong
trái tim non nớt của trẻ thơ, làm tổn thương tinh thần và làm tổn hại đến mối quan
hệ giữa trẻ và bố mẹ.
Những ông bố, nhất là những ông bố ở nông thôn say rượu, thường xuyên
đánh đập, hành hạ vợ con gây tổn thương sâu sắc trong tâm hồn của trẻ thơ. Những
bậc cha mẹ uống rượu bia thường hay nóng giận và không kiềm chế được nên dẫn
tới mắng chửi hoặc đánh đập con cái.
Có thể lấy ví dụ về tình trạng bạo lực trong gia đình mà hậu quả của nó rất
nghiêm trọng như trường hợp của Anh Lê Mạnh Hùng, vì nghi ngờ vợ ngoại tình
trong thời gian anh ta đi nước ngoài đã đổ xăng vào hai đứa con và cả mình rồi
châm lửa, giết chết cả hai bố con. Những đứa trẻ vô tội đã bị chết oan uổng vì những
bế tắc của cha mẹ và vì không ai bảo vệ
3. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành nhân cách của
trẻ em.
Hiện nay nhiều trẻ em phải thường xuyên chứng kiến cảnh bạo hành gia
đình. Điều này làm tổn hại rất lớn đến tư tưởng, tâm hồn và tình cảm trong sáng và
ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ
Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ:
Cơ thể trẻ đang phát triển mọi hành vi bạo lực đối với trẻ đều ảnh hưởng
đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó hành vi bạo lực làm
cho tinh thần trẻ sa sút cũng là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất ở
trẻ.
Trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình làm tâm lí trẻ lo sợ, buồn
chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng. Đồng

thời sự căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối
loạn trong hoạt động như vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ.
Kết quả nghiên cứu trên hơn 1 nghìn trẻ em tuổi từ 5 đến 11 tại Vĩnh Phúc
đo chỉ số IQ và phát triển ngôn ngữ cho thấy ngoài yếu tố dinh dưỡng thì điều kiện
5


môi trường gia đình trong đó có bạo hành gia đình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
trí tuệ ở trẻ em.
Cuộc điều tra được tiến hành với 1167 trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đang học tại
một số trường mẫu giáo và tiểu học ở thị xã Vĩnh Yên, Lập Thạch thuộc địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc Năm học 2002 – 2003 đã cho thấy phong cách ứng sử của gia đình
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
Nhóm trẻ thuộc các gia đình có bạo hành thì tỷ lệ học lực yếu kém là
42.2%, nhiều gấp 7 lần so với nhóm trẻ không có bạo hành gia đình (6.3%).
Ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ:
Bất cứ những hành vi bạo lực gia đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và
tâm lý của trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, hành vi bạo lực trong cách cư xử của
bố mẹ cũng gây tác hại to lớn, làm tổn thương tâm thần ở trẻ em, có khi kéo dài
suốt cả cuộc đời. Trong đầu óc non nớt của trẻ mới chỉ hiểu được gia đình là chỗ
che chở, bao bọc chúng bấy lâu nay, đột nhiên phải chứng kiến những cảnh cha mẹ
đánh chửi nhau thì chúng chưa từng có cảm giác ấy và rất sợ hãi.
Ánh mắt thơ ngây của trẻ sẽ không còn trong sáng khi tận mắt chứng kiến
những hình ảnh bạo lực gia đình. Con cái trong những gia đình bố mẹ cư xử với
nhau bằng bạo lực thường không có cơ hội tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, khó
hoà nhập với cuộc sống cộng đồng trong tương lai, cũng như không sao khắc phục
được tư tưởng trầm uất triền miên trong cuộc sống riêng tư.
Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn
và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng
về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và

căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống
chế thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Theo các nhà nghiên cứu, trẻ từ 5 đến 10 tuổi dễ bị tổn thương tinh thần
nhất. Ở lứa tuổi này, trẻ hiểu tất cả mọi việc, nhưng do còn quá nhỏ và yếu đuối
nên trẻ không thể làm được gì ngoài việc bắt buộc phải chứng kiến cảnh ẩu đả của
cha mẹ xảy ra trước mắt mình. Và hệ quả là sự suy sụp tinh thần và sự suy kiệt thể
chất của trẻ, bởi những hình ảnh ấy tạo ra một ấn tượng kinh hoàng khó phai mờ
trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, trẻ dễ trở thành người bị căng thẳng thần kinh,

6


tính tình cục súc hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những trẻ lớn lên trong một gia đình
yên ổn.
Có thể lấy ví dụ về bạo lực gia đình đã làm tổn thương sâu sâc tâm hồ của
trẻ thơ đó là tuổi thơ của H bị đánh cắp. Không biết từ khi nào bố mẹ H đã có
những bất đồng, đã có những lời lăng nhục, chửi rủa rồi cả đánh đập nhau... Chỉ
biết trong tiềm thức non nớt của trẻ thơ, H nhớ lúc đó anh trai H học lớp 3 còn H
vẫn được ông bà thay nhau dỗ dành, chăm sóc. Lớn hơn một chút H cảm nhận
được nỗi khổ của mẹ sau những trận đòn roi, mắng chửi của cha. Giờ mới 8 tuổi
đầu nhưng H đã có những tháng ngày oằn mình với đòn roi tàn nhẫn của mẹ kế.
Ảnh hưởng đến tương lai và tính cách của trẻ
Gia đình là nơi cá nhân được sinh ra và nuôi dưỡng cả về thể chất và tinh
thần. Những bài học đầu tiên về cuộc sống được cung cấp cho các cá nhân từ
những mối quan hệ gia đình, từ những người thân. Trẻ em như một tờ giấy trắng
và những nét chữ đầu tiên có tính chất định hướng cả cuộc đời được viết nên từ tổ
ấm gia đình. Những khuôn mẫu hành vi trong gia đình sẽ quy định cách xử sự,
tính cách của đứa trẻ sau này. Nếu các em ngày ngày phải chứng kiến cảnh người
thân như cha mẹ mình xung đột bằng những hành động, lời nói bạo lực thì dần dần
các em sẽ nghĩ rằng các quan hệ trong cuộc sống chỉ có thể phần nhiều giải quyết

bằng bạo lực.
Ánh mắt thơ ngây của trẻ sẽ không còn trong sáng khi tận mắt chứng kiến
những hình ảnh bạo lực của gia đình. Nó trở thành nỗi ám ảnh khó phai, nhiều khi
ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cả ở tuổi trưởng thành. Di chứng của bạo lực gia
đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của trẻ. Thực tế cho thấy nhiều
trẻ phạm tội là do ảnh hưởng của việc phải chứng kiến hành vi bạo lực gia đình.
Những hình ảnh bạo lực gia đình trở thành một vết thương khó phai mờ
trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị căng
thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất. Những bé trai
dần dần sẽ hình thành nhận thức rằng làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và
rồi khi trở thành chồng cũng có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Với các bé gái,
chứng kiến cảnh mẹ bị cha mắng chửi, đánh đập thì có thể sau này sẽ cam chịu
cảnh bạo lực hoặc ác cảm với đàn ông.
Những đứa trẻ là bản sao của cha mẹ trong tương lai hay những đứa trẻ bắt
chước. Học theo các khuôn mẫu từ cuộc sống là một đặc điểm chung của trẻ em.
7


Sống trong bạo lực gia đình trẻ em cũng không tránh khỏi. Con cái thường học
theo tấm gương của cha mẹ, ảnh hưởng của cha mẹ đối với trẻ là rất lớn, muốn
giáo dục trẻ thì cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng về phẩm chất và hành vi với
trẻ, những hành vi sai trái, những hành động bạo lực hay những lời mắng chửi
thậm tệ đều có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ, trẻ có thể học theo những
hành vi đó của cha mẹ hoặc cha mẹ đã làm mất uy tín của mình với trẻ khi trẻ
chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ. Như vậy cha mẹ sẽ không giáo dục được
cho con những phẩm chất tốt khi trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực từ chính cha
mẹ.
Trong gia đình, bố mẹ là tấm gương, là mẫu người để con cái noi theo. Đứa
trẻ là “bản sao” của chính bố mẹ chúng. Một đứa trẻ bình thường để trở thành
người bình thường, phát triển cân bằng về mọi phương diện: thể chất, trí tuệ và

tinh thần thì trẻ cần được lớn lên trong một gia đình hoà thuận hành phúc, tình
thương yêu, sự chấp nhận và hơn nữa là sự bao dung và độ lượng của cha mẹ.
Trong gia đình trẻ sẽ học từ cha mẹ các hành vi và các chuẩn mực đạo đức.
Gia đình có ảnh hưởng sâu nặng đến đời sống tình cảm, đạo đức của đứa
trẻ. Qua cách giao tiếp và hành vi của trẻ, ta có thể hiểu được một phần gia đình
của các em sống như thế nào. Nghiên cứu hành vi và ngôn ngữ của trẻ chúng ta
nhận thấy nhiều em bắt chước từ cử chỉ, hành vi đến ngôn ngữ của cha mẹ. Ở một
số trẻ thì sự bắt chước đó lúc đầu là rất vô tư, hồn nhiên nhưng sau chuyển sang
giai đoạn cao hơn có sự nhận thức của lí trí, có ý thức và động cơ, mục đích cụ
thể. Khi mà những thói xấu được đứa trẻ bắt chước trở thành thói quen thì rất khó
sửa chữa. Do vậy, nếu trong một gia đình mà cha mẹ bất hoà, hay cãi cọ, đánh
chửi nhau thì chính những gương xấu đó sẽ làm cho các em dần dần coi thường
pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội.
Đối với trẻ sống trong một gia đình mà thường xuyên sảy ra cãi cọ, bạo lực
gia đình thì trẻ có những áp lực tâm lý tiêu cực, gây cho trẻ cảm thấy thiếu thốn
tình cảm, cô đơn, tự ti, chán nản, thiếu hụt… Nếu trẻ có bản lĩnh thì dù rất đau khổ
vì sự mất mát đó thì vẫn có thể vượt qua sau một thời gian. Nhưng phần lớn trẻ bị
tổn thương nặng nề về tâm lý, nhất là những đứa trẻ sống trong cảnh gia đình
nghèo túng, trẻ thường hay bỏ nhà đi lang thang kiếm sống ở các thành phố lớn.
Những trẻ này rất dễ bị rơi vào con đường phạm pháp.
Bạo lực gia đình cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu
thống kê của Viện kiểm sát tối cao năm 2008 cho thấy 71% trẻ em phạm pháp là
8


do không được quan tâm, chăm sóc đúng mức. Trong đó nguyên nhân phạm tội
của trẻ xuất phát từ bi kịch của chính gia đình nơi trẻ sinh sống: 8% trẻ phạm tội
có bố mẹ li hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra
2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49.81% trong số này sống trong cảnh
bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ.

Việc bạo hành trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ. Tất cả những hành động như đánh đập, chửi mắng của cha
mẹ khiến trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái hoảng hốt. Bị bạo lực thường
xuyên dần dần trẻ sẽ hình thành một tính cách nhút nhát và thiếu tự tin, thiếu sự
khẳng định mình trong khi cuộc sống thì con người cần phải khẳng định bản thân
mình. Riêng trong học tập cũng là một thử thachs nặng nề đối với trẻ. Nếu suốt
ngày bị đánh đập và chửi bới trẻ sẽ bị ảnh hưởng tinh thần rất lớn. Một đứa trẻ
không được yêu thương liệu nó có biết yêu thương mọi người hay không? Và liệu
rằng một đứa trẻ lớn lên bằng roi bằng vọt dễ có hành vi độc ác khi chúng trưởng
thành hay không?. Sống trong môi trường gia đình không lành mạnh, bị bạo hành
hoặc chứng kiến cảnh bạo hành của những người thân yêu trong gia đình, trẻ sẽ có
quan niệm sống lệch lạc và không biết tôn trọng người khác, thậm chí không biết
tôn trọng bản thân mình.
4. Xu hướng của bạo lực gia đình trong những năm tới và ảnh hưởng
của nó đến việc hình thành nhân cách của trẻ em
Phát triển trí tuệ và nhân cách thời thơ ấu được xem là tiềm lực quan trọng
nhát của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và suy rộng ra là cả cộng đồng, nhất là trong
tiến trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa như hiện nay. Gia đình và môi trường gia
đình là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách
và trí tuệ ở trẻ em.
Ở Việt Nam, chưa có cuộc khảo sát trên toàn quốc về tình trạng bạo lực gia
đình. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 1/1/2000 đến 31/12/2005
các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ
việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình. Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực
gia đình, chiếm tới 53.1% tổng số vụ ly hôn. Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly
hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60.3%. Trên
địa bàn Hà Nội từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2000, trung tâm cảnh sát 113 đã nhận
được 517 tin tố cáo, cầu cứu của nạn nhân bạo lực gia đình. Theo số liệu chưa
thống kê đầy đủ năm 2008, tỉnh Long An có 293 vụ bạo lực gia đình được đưa ra
9



xét xử, trong đó có 38 vụ chuyển sang hình sự, còn lại 355 vụ ly hôn do có hành
vi bạo lực gia đình.
Một điều tra khác ở 8 tỉnh Hội liên hiệp Phụ Nữ vào năm 2008, có 23% số
gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất, 30% số gia đình có bạo lực về
tình dục và 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ
nữ là nạn nhân chiếm 97%.
Như vậy, bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề bức thiết mà xã hội quan tâm
mà hiện nay, bạo lực gia đình vẫn có xu hướng tăng về số lượng và hình thức. Bạo
lực gia đình không những chỉ là chồng đối với vợ, với con cái mà còn là bạo hành
ngược giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái.
Nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu về bạo lực gia đình, vừa qua Trung
tâm nghiên cứu Giới và Phát triển - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tiến
hành trưng cầu ý kiến 300 hộ gia đình, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung
tại ba địa bàn Hà Nội, Thái Bình và Phú Thọ nhằm tìm hiểu và làm rõ vấn đề này.
Dưới đây là một số kết quả phân tích số liệu từ cuộc nghiên cứu.
Tìm hiểu về mối quan hệ gia đình và bạo lực gia đình, kết quả điều tra 300
hộ gia đình cho thấy 67.4% người trả lời cho rằng gia đình mình tương đối hoà
thuận, 30.6 % thừa nhận gia đình có mâu thuẫn, xung đột, trong đó 2.7% khẳng
định có bạo lực gia đình.
Như vậy, qua số liệu điều tra cho thấy bên cạnh những gia đình gìn giữ
được mối quan hệ hoà thuận và tích cực, cũng có không ít các gia đình đang gặp
những mâu thuẫn, rắc rối và có hành vi sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề
của gia đình.
Trong loại hình xung đột và bạo lực gia đình ở địa phương, dựa trên nhận
xét của người trả lời cho thấy hiện tượng chồng đánh vợ là hiện tượng phổ biến
nhất chiếm tỷ lệ 81.1%. Các hiện tượng khác cũng có tỷ lệ người trả lời khá cao
như chồng chì chiết chửi mắng vợ ( 68.7%), vợ chì chiết chửi mắng chồng
(66.1%), cha mẹ đánh đập con cái (63.5 %) và anh em đánh nhau (41.1%). Đáng

lưu ý là hành vi bạo lực nghiêm trọng đáng bị lên án là con cái đánh đập cha mẹ
cũng chiếm tới 14.5%.
Như vậy trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, cùng với sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bên cạnh những biến đổi tích cực thì nền kinh tế thị
trường cũng kéo theo những biến đổi tiêu cực tròn những chuẩn mực của xã hội,
từ đó những giá trị truyền thống trong gia đình cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là
10


trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có sự lỏng lẻo hơn, tỷ lệ các vụ ly
hôn ngày càng gia tăng, tỷ lệ trẻ em phải sống trong cảnh gia đình có bạo lực và
trẻ bị bạo lực cũng có xu hướng gia tăng trong những năm tới.
Cùng với sự gia tăng của tỷ lệ ly hôn là sự gia tăng của một loại hình gia
đình kết hợp giữa những người đã từng có gia đình với những đối tượng khác. Gia
đình mới này đòi hỏi nhiều hơn sự thông cảm và tình thương yêu giữa các thành
viên. Đặc biệt là giữa ông bố, bà mẹ mới và những đứa trẻ. Nếu cả hai bên cùng có
sự yêu thương, chia sẻ và thái độ thân thiện thì không khí êm ấm trong gia đình sẽ
hình thành. Tuy nhiên, thực tế không phải đơn giản như vậy, sự xa lạ, những mặc
cảm giữa các thành viên có thể nhanh chóng biến thành những mâu thuẫn, xung
đột. Những mâu thuẫn giữa người cha, người mẹ mới và những đứa con riêng có
thể xảy ra rất gay gắt. Tình trạng cha dượng hay dì ghẻ đánh đập, hành hạ con
riêng của người vợ, người chồng của mình ngày càng tăng lên. Bạo lực đối với trẻ
em trong các gia đình như thế không chỉ về mặt thể chất mà nặng nề hơn là ở khía
cạnh tinh thần khi các em phải chịu đựng sự ghẻ lạnh hay mắng mỏ của bố mẹ
mới.
Bạo lực gia đình có thể xảy ra ở tất cả các loại hình gia đình, công nhân,
nông dân hay trí thức.. và những mức sống khác nhau. Tuy nhiên, hoàn cảnh kinh
tế khó khăn cũng có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự chăm sóc trẻ em thiếu chu
đáo và gia tăng bạo lực gia đình. Cảnh nhà quẫn bách gây ra những căng thẳng
trong tâm lý cha mẹ và đôi khi trẻ em chính là "nới" để trút giận. Đáng lưu ý là đôi

khi vì sự bế tắc, không giải quyết được vấn đề của mình, một số bậc cha mẹ đã tự
tử và buộc con cái phải chết theo. Trẻ em đã phải trả giá đắt cho những vấn đề
riêng của người lớn.
Tại Việt Nam, Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được quốc hội thông
qua năm 2007, có hiệu lực từ ngày 01/07/2008 nhưng việc thực hiện vẫn còn khó
khăn, việc tuyên truyền, giáo dục chưa đạt được nhiều thành công. Vẫn còn rất
nhiều thành viên trong xã hội quan niệm bạo lực gia đình là chuyện riêng của từng
gia đình, vì vậy mà việc xử lý và phát hiện nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.Tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn là một bài
toán khó của toàn xã hội.
5. Kết luận

11


Bạo lực gia đình là một vấn đề mà hiện nay toàn xã hội đang rất quan tâm
và cần lên án. Bạo lực gia đình ngày càng gia tăng không những về số lượng mà
còn gia tăng cả về hình thức và mức độ vi phạm.
Bạo lực gia đình không những làm mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ, ảnh hưởng
đến tâm hồn của trẻ, ảnh hưởng đến tính cách và tương lai của trẻ sau này.

12


Danh mục tài liệu tham khảo
1.
Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Tiến Thắng, Môi trường gia đình và phát triển
trí tuệ trẻ em, tạp chí gia đình và trẻ em, 2010.

2.
Chi Lan, Trừng phạt trẻ em – Giáo dục hay xâm hại, Tạp chí gia đình và trẻ
em, năm 2010.
3.
Lê Thị Quý, “Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đến tâm lý và việc hình
thành nhân cách của trẻ”. Tạp chí Tâm lý học, năm 2001.
4.
Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đến việc hình thành nhân cách trẻ
em, tạp chí phụ nữ và trẻ em, năm 2008.
5.
Nguyễn Phương Thảo, Nghiên cứu về trừng phạt thân thể và tinh thần ở trẻ
em Việt Nam, Tạp chí gia đình và giới, năm 2009.
6.
/>7.
/>
13


14



×