Họ và tên: Hà Thị Hương
Lớp: K55- Xã hội học
Mã số sinh viên: 10030359
Đề bài: Vai trò của phụ nữ trong gia đình Việt Nam ngày nay
Bài làm
1. Đặt vấn đề
Gia đình là tế bào của xã hội và tồn tại cùng sự tồn tại của xã hội. Người phụ nữ là
người thiết tha nhất với hạnh phúc gia đình, đóng vai trò rất quan trọng giữa gia đình và
xã hội trong mọi thời đại.Trong lịch sử loài người từ xưa đến nay phụ nữ bao giờ cũng
là lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động tạo dựng lên
xã hội. Phụ nữ thể hiện vai trò quan trọng của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Bác Hồ đã từng nói: “ Non sông gấm vóc Việt Nam đều do phụ nữ ta trẻ cũng như
già ra sức thêu rệt mà thêm rực rỡ”. Nghị Quyết số 04/ Q- TW của Bộ Chính Trị ra ngày
27/7/1993 đã khẳng định : “ phụ nữ vừa là người công dân, người lao động, vừa là
ngừoi mẹ, và là người thầy đầu tiên của con người”, “ Phụ nữ có vai trò quan trọng
trong xây dựng gia đình cần tạo điều kiện để phụ nữ kết hợp hài hoà giữa nghĩa vụ công
dân và chức năng người mẹ trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng tiến bộ và
hạnh phúc ”.Đặc biệt từ ngày 1-7-2007 luật bình đẳng giới chính thức có hiệu lực ở Việt
Nam. Luật này đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng của mình cũng như
tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ngoài xã hội. Nếu như ngừoi phụ nữ trước đây
chủ yếu ở nhà và làm công việc gia đình: nội trợ, cơm nước giặt giũ… thì người phụ nữ
ngày nay đã năng động hơn. Họ không chỉ tham gia vào các hoạt động xã hội, mà đồng
thời còn tham gia vào hoạt động kinh tế của gia đình. Cũng vì vậy mà vai trò của người
phụ nữ trong gia đình ngày càng được nâng cao nhưng làm thế nào để phát huy hơn nữa
vai trò của họ trong xu hướng gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi như hiện nay là một
vấn đề bức thiết cần đặt ra vì vậy tôi xin chọn vấn đề “ Vai trò của phụ nữ trong gia đình
Việt Nam ngày nay”
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chủ đề về người phụ nữ là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình quan
tâm.Liên quan đến vấn đề vai trò của phụ nữ trong gia đình Việt Nam ngày nay đã có rất
nhiều bài viêt, bài nghiên cứu đề cập đến.
Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí giới và gia đình số 3/2011 tác giả Võ Thị
Mai có bài viết : “ Mối quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và công danh sự nghiệp đối với
cán bộ nữ”. Bài viết đã đề cập đến mối quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và công danh
sự nghiệp đối với ngừi phụ nữ nói chung và cán bộ trong hệ thống chính trị nói riêng.
Tác giả cho rằng mối quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và công danh là một bài toán nan
giải bởi để giải quyết mối quan hệ này ngừoi phụ nữ không chỉ phải nỗ lực vượt qua
những cản trờ từ phía gia đình, xã hội và từ chính bản thân họ để làm sao hài hoà được
công việc gia đình và phát triển sự nghiệp thì người phụ nữ cần rất nhiều sự ủng hộ và
tạo điều kiện từ phía gia đình, cộng đồng và xã hội. Bài viết đã cho chúng ta thấy được
những khó khăn của một bộ phận phụ nữ để hài hoà giữa công việc gia đình và sự
nghiệp.
Trong bản báo cáo : “ Sự thay đổi về vai trò và vị trí của phụ nữ trong thời kí công
nghiệp hoá tiến dần tới nền kinh tế tri thức và chính sách giới ở một số nước - một số
khuyến nghị về công tác xây dựng chính sách nữ tri thức Việt Nam”. Tác giả Nguyễn
Ngọc Uý đã tạo ra một bức tranh ngắn gọn về sự phát triển của phụ nữ cũng như sự thay
đổi vai trò của phụ nữ tại các nước Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan. Qua đó có sự so sánh
ngầm với vai trò của phu nữ Việt Nam và phụ nữ các nước khác trong giai đoạn đất
nước đang phát triển hiện nay.Các khuyến nghị về thể chế và các bài học rút ra từ đó
thấy được những thế mạnh và thuận lợi của phụ nữ Việt Nam trên con đường hội nhập.
Đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả Khuất Thị Hương “ Phát huy vai trò
của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoá ở ngoại thành Hà Nội hiện nay”. Tác
giả đã nêu lên thực trạng vai trò của người phụ nữ hiện nay trong các gia đình ở ngoại
thành Hà Nội và những vấn đề đặt ra để làm sao phát huy được vai trò của họ trong việc
xây dựng gia đình văn hoá. Bài viết này chủ yếu đề cập đến những vai trò của ngừoi
phụ nữ trong gia đình như nuôi dạy con cái, chăm sóc chồng, cha mẹ chồng và dung hoà
các mối quan hệ trong gia đình
Bài nghiên cứu : “ Nâng cao vị thế của ngừơi phụ nữ Việt Nam trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” đăng trên tạp chí cộng sản tháng 10/2010
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoà đã chỉ rõ phụ nữ là một lực lượng lao động đông
đảo, phụ nữ Việt Nam ngày nay đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo cảu mình trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập
quốc tế. Đồng thời tác giả đưa ra một bức tranh toàn cảnh về những vai trò mà ngừoi
phụ nữ ngày nay đang gánh vác trong từng lĩnh vực như lĩnh vực kinh tê, chính trị, khoa
học công nghê, giáo dục và trong gia đình. Bên cạnh đó tác giả còn đề cập đến vai trò
của các ban ngành liên quan trong việc nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ
trong giai đoanh hiện nay.
Qua các bài viết và bài nghiên cứu của các tác giả chúng ta đã thấy được phần nào
vai trò của ngừơi phụ nữ ngày nay trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong bài viết của mình tôi xin làm rõ hơn những vai trò của người phụ nữ trong gia
đình ngày nay khi hình thái gia đình Việt Nam đang có những thay đổi to lớn.
Về mặt lí thuyết tôi xin sử dụng lí thuyết vai trò để phân tích vấn đề này. Theo
Steven L. Nock một cách tiếp cận đặc biệt thành công của các nhà tương tác biểu trưng
là nghiên cứu về gia đình như một hệ thống những vai trò. Các nhà xã hội học thấy rằng
nó rất có ý nghĩa nếu ta coi gia đình như một màn kịch, trong đó các thành viên đóng
vai trò nhất định. Như vậy mỗi thành viên phụ thuộc vào các thành viên khác trong khi
đóng vai trò của mình. Và gia đình như một hệ thống những vai trò. Đối với người phụ
nữ họ phải đóng nhiều vai trong màn kịch đó. Với chồng người phụ nữ có vai trò là một
người vợ, đối với các con người phụ nữ là một người mẹ, đối với bố mẹ chồng người
phụ nữ là một người con dâu. Và với xã hội hiện đại ngày nay thì phụ nữ còn đóng vai
trò quan trọng trong vấn đề kinh tế của gia đình.
2. Nội dung
Có lẽ chưa bao giờ người phụ nữ lại đóng nhiều vai trong gia đình như hiện nay,
phụ nữ có vai trò quan trọng không thể thiếu trong mỗi gia đình, ảnh hưởng của phụ nữ
tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và ngày càng trở lên quyết định hơn.
Trước tiên với vai trò là người vợ trong gia đình người phụ nữ sẽ là người tổ chức,
sắp xếp mọi công việc, từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, quét dọn,… đảm đang mọi công việc
nội trợ trong gia đình, làm sao để ngôi nhà ngăn nắp và sạch sẽ nhất. Bên cạnh đó để
làm một người vợ tốt thì người phụ nữ phải là người luôn bên cạnh chồng, động viên,
chia sẻ những khi người chồng gặp khó khăn, áp lực cũng như cảm thông và chăm sóc
chồng tạo mọi điều kiện để người chồng phát huy năng lực trong công việc. Bởi sau một
người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ biết hi sinh.
Bên cạnh vai trò một người vợ trong gia đình thì đối với con cái phụ nữ còn là một
người mẹ. Thiên chức và xã hội đã trao cho phụ nữ phần việc lớn hơn nam giới trong
gia đình đó là việc sinh nở và duy trì nòi giống. Một ngừơi phụ nữ khi về nhà chồng
phải hoàn thành tốt vai trò đó là sinh con đẻ cái duy trì nòi giống cho gia đình nhà
chồng. Và khi đã làm mẹ thì vai trò của bố hay mẹ luôn được ấn định bởi hàng loạt sự
mong đợi cuả xã hội. Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của trẻ và người mẹ sẽ
là người ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hình thành tình cảm cũng như nhân cách của đứa
trẻ. Mẹ là người sinh thành, giáo dưỡng, chăm sóc, gần gũi con cái từ khi đứa trẻ lọt
lòng đến khi trưởng thành. Con nhỏ thì bế ẵm, cho con ăn, tắm giặt… con cái lớn một
chút thì đưa đón đi học, dạy dỗ con cái, chăm sóc con cái không chỉ về mặt vật chất mà
còn cả tinh thần và tình cảm đó đều là vai trò của người mẹ, người phụ nữ trong gia
đình. Người mẹ phải là người luôn lắng nghe con cái, thấu hiểu chúng cũng như là nơi
để con cái trút bầu tâm sự. Những đức tính của người mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự
hình thành nhân cách con cái sau này, mẹ là cái nôi, cuội nguồn tình cảm, bến bờ bình
yên của mỗi người vì vậy vai trò của người mẹ là rất quan trọng và để làm tốt vai trò ấy
của mình thì người phụ nữ phải nỗ lực, cố gắng thật nhiều.
Không chỉ là một người vợ, một người mẹ trong gia đình mà người phụ nữ còn
đóng vai trò là một người con. Vì vậy họ có vai trò trọng yếu trong việc điều hoà các
mối quan hệ gia đình. Trong gia đình nhà chồng người phụ nữ với vai trò là người con
dâu phải có cách cư xử phù hợp để vừa lòng bố mẹ chồng, gia đình nhà chồng cũng như
họ hàng hai bên. Phải là người điều hoà các mối quan hệ, giữ lửa giúp mọi thành viên
tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, sự cân bằng trong cuộc sống, là người giữ lửa cho
ngôi nhà. Nam giới sau một ngày công tác bận rộn, có lúc vui nhưng cũng có những lúc
căng thẳng. Khi về nhà họ cần nghỉ ngơi cần đượ hưởng không khí ấm cúng của gia
đình cần nhìn thấy những đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn họ cũng cần những bữa cơm
ngon, nhà cửa ngăn nắp gọn gang và nhất là một người vợ dịu dàng ân cần chăm sóc
cha mẹ chồng cư xử tế nhị với gia đình nhà chồng. Từ xưa mối quan hệ mẹ chồng nàng
dâu đã có nhiều bất đồng vì vậy chỉ cần người phụ nữ với vai trò là người con cư xử
không hợp lý mâu thuẫn gia đình rất có thể sẽ nảy sinh. Gia đình có mâu thuẫn sẽ không
còn là tổ ấm của mỗi người, không còn là chốn về bình yên của mỗi người.
Ngày nay người phụ nữ không chỉ làm vợ, làm mẹ, chăm sóc gia đình, mà còn
tham gia giữ các vai trò khác trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Người phụ nữ vừa phải lo
hoàn thành nhiệm vụ xã hội vừa phải chăm lo cho gia đình chu đáo đề giữ gìn hạnh
phúc. Để giữ gìn và phát huy các chuẩn mực gia đình người phụ nữ hiện đại phải là
những người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, để góp phần xây dựng gia đình ấm no,
hạnh phúc. Đất nước phát triển, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ điều đó tạo điều kiện
cho người phụ nữ ngày nay có nhiều cơ hội hơn trong việc học tập cũng như tham gia
vào các hoạt động xã hội và từ đó vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình cũng
được nâng cao. . Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi
tiếng, nhà quản lý năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là
không thể thiếu như ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ …Theo thống kê
hiện nay phụ nữ chiếm hơn 50% dân số, gần 50% lực lượng lao động, 33,1% đại biểu
nữ trong Quốc hội khoá XIII cao nhất châu á và là một trong những nước có đại biểu
Quốc hội là nữ cao nhất thế giới. Hơn 90% phụ nữ biết đọc biết viết, tỷ lệ nữ tốt nghiệp
đại học là 36,24%, thạc sĩ là 33,95%, tiến sĩ là 25,69%. Trong đội ngũ trí thứcphụ nữ
chiếm 36,64% trong khoa học tự nhiên, 43,42% trong lĩnh vực khoa học nông – lâmthuỷ sản, 33% trong khoa học công nghê, 38,27% trong khoa học xã hội và nhân văn,
10% đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm 1. Như vậy nếu
trước đây người phụ nữ bị hạn chế trong việc tiếp cận các hoạt động xã hội, cũng như
trong gia đình vai trò kinh tế của người phụ nữ rất mờ nhạt thì ngày nay họ đã có sự
khẳng định vai trò của mình trong kinh tế gia đình. Đặc biệt xã hội ngày càng phát triển,
nhu cầu của con người ngày càng cao và để đáp ứng những nhu cầu đó thì vai trò kinh
tế của người đàn ông trong gia đình là không đủ. Vì vậy mà người phụ nữ ngày nay
không chỉ dừng lại ở vai trò nội trợ trong gia đình mà họ còn cùng với người chồng
gánh vác vai trò làm kinh tế. Ngày nay rất ít phụ nữ chấp nhận việc chỉ ở nhà chăm sóc
con cái, đi chợ nấu cơm giặt giũ quần áo và làm những công việc gia đình. Không chỉ
riêng những phụ nữ có trình độ học vấn, có năng lực, khả năng mà mọi phụ nữ đều
mong muốn được khẳng định bản thân cũng như mong muốn được tham gia vào các
hoạt động xã hội, được cùng chồng chia sẻ gánh nặng kinh tế. Và nhiều người phụ nữ đã
rất thành đạt trong nhiều lĩnh vực.
Phân tích, biện luận về xu hướng của vấn đề trong tương lai
1
:Nguồn. />
cao-vi-the-cua-phu-nu-Viet-Nam-trong-thoi-ky.aspx
Theo lí thuyết vai trò các vai trò trong gia đình là sự mặc cả và luôn luôn phát
triển. Nội dung vai trò luôn đươc ấn định bởi hàng loạt sự mong đợi của xã hội. Và nội
dung cụ thể của nó là kết quả của sự mặc cả hình thức và độ dài cuả tương tác. Các vai
trò ngoài gia đình thường được ấn định bởi sự mong đợi hình thức, các vai trò nhiều khi
đối lập nhau. Và bản thân người phụ nữ nào cũng muốn mình hoàn thiện, muốn gia đình
là tổ ấm của các thành viên và vì vậy luôn có cố gắng để làm tốt các vai trò của mình.
Thuyết vai trò cũng cho rằng khi các thành viên trong gia đình được nhận định
trong các vị trí nhất định các vị trí biểu hiện sự thoả hiệp của họ. Khuynh hướng của sự
phát triển các vai trò thoả hiệp để tránh đi sự phá vỡ vai trò hay là bỏ bớt những ham
muốn để thực hiện các vai trò. Nhu cầu của các thành viên càng tăng thì áp lực gánh
nặng của người phụ nữ cũng tăng.
Tuy nhiên việc đóng nhiều vai trò cùng lúc trong gia đình như vậy sẽ tạo ra nhiều
áp lực đối với người phụ nữ. Cũng như những nhu cầu, đòi hỏi của xã hội ngày càng
cao thì áp lực đối với từng vai trò của người phụ nữ cũng tăng lên. Người phụ nữ vừa
muốn hoàn thành tốt công việc ở cơ quan cũng vừa muốn hoàn thành vai trò của một
người vợ đảm. một người mẹ hiền, một nàng dâu hiếu thảo . Vì vậy mà không ít phụ nữ
không còn thời gian cho bản thân mình. Đi làm về lại tất bật co cái, cơm nước, dọn dẹp
nhà cửa giặt giũ. Tổng thời gian lao động của phụ nữ cao hơn nam giới rất nhiều.
Người xưa có câu: “ Đàn ông xây nhà, Đàn bà xây tổ ấm” quả không sai. Vai trò
của người phụ nữ hiện đại trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ là hết
sức nặng nề. Để tạo dựng một gia đình hòa thuận, mọi thành viên trong gia đình đều
phải có trách nhiệm đóng góp công sức nhưng người phụ nữ phải là người khéo léo sắp
xếp để làm sao tất cả mọi người trong gia đình đều thấy được trách nhiệm của mình đối
với gia đình.
Với vai trò là tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội phụ
nữ khi về nhà chồng phải có trách nhiệm sinh con duy trì nòi giống và dạy dỗ con cái.
Mặc dù xã hội ngày càng tiến bộ nhưng trong gia đình Việt Nam do ảnh hưởng tư tưởng
Á đông đặc biệt xu hướng gia đình hạt nhân hoá và chương trình kế hoạch hoá gia đình
mỗi đôi vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con. Ít con nên việc sinh được con trai là rất quan trọng
nhất là trong những gia đình con trưởng. Và vẫn có quan niệm sinh con trai hay con gái
là do người phụ nữ vì vậy áp lực phải sinh được con trai là rất lớn đối với người phụ nữ.
Bên cạnh áp lực sinh con trai thì việc nuôi dạy con cái cũng sẽ là một áp lực đối
với người phụ nữ trong tương lai. Xã hội ngày càng phát triển các loại hình dịch vụ giải
trí ngày càng nhiều thì kéo theo đó là các tệ nạn gia tăng. Người phụ nữ là người mẹ
trong gia đình có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với con cái. Không chỉ dừng lại là
người mẹ mà người phụ nữ còn đảm nhiệm vai trò là người thầy đầu tiên của con cái. Vì
ngay từ khi lọt lòng đứa trẻ đã tiếp xúc “da thịt” và cảm nhận được tình yêu mà người
mẹ dành cho nó. Đồng thời trong quá trình hình thành và phát triển đứa bé sẽ được mẹ
chăm lo từ miếng ăn giấc ngủ. Vì vậy khi đứa con có những hành vi sai lệch, vi phạm
những chuẩn mực đạo đức của xã hội thì ngừoi mẹ sẽ là người chịu trách nhiệm hơn cả.
Người xưa đã có câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” hay “ con dại cái mang” để nói lên
trách nhiệm của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Đây sẽ là một áp lực lớn đối với
người phụ nữ để hoàn thành tốt vai trò của một người mẹ khi những giá trị trong xã hội
đang biến đổi quá nhiều. Những nhu cầu của con trẻ ngày càng đa dạng và tâm lí của
chúng cũng khó nắm bắt hơn yêu cầu cha mẹ lại phải dành thời gian hơn để quan tâm và
giáo dục con cái. Nhưng nếu dành thời gian cho con cái nhiều thì lại không thể làm tốt
vai trò kinh tế, mà nếu cố gắng làm tốt những vai trò khác thì lại xao nhãng việc chăm
sóc con cái. Một người phụ nữ cũng chỉ có 24 tiếng 1 ngày họ không thể có nhièu thời
gian hơn những người đàn ông, vì vậy để làm tốt vai trò của một ngừoi mẹ trong gia
đình đòi hỏi người phụ nữ phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi về mặt kiến thức kĩ
năng cũng như phải biết cân bằng thời gian cho con cái và cho các vai trò khác.
Vai trò kinh tế của người phụ nữ cũng sẽ có những thay đổi và có những áp lực.
Nếu như hiện nay khi xã hội vẫn còn ảnh hưởng bởi những quan niệm Á đông và những
định kiến giới nhưng người phụ nữ đã có những vị trí nhất định trong xã hội có những
thành công trong công việc và họ kiếm ra không ít tiền hơn nam giới thì trong tương lai
khi xã hội ngày càng phát triển những định kiến giới không ảnh hưởng nhiều và nhất là
luật bình đẳng giới ngày càng phổ biến thì vai trò kinh tế của người phụ nữ sẽ không
dừng lại ở đó. Nhận thức được vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong đời sống xã hội,
Đảng, Nhà nước và cộng đồng đã có nhiều chính sách, biện pháp để bảo đảm sự bình
đẳng và phát triển của nữ giới. Từ lúc đi học đến khi làm việc, tỷ lệ nữ học sinh ở các
trường tiểu học là 48,6%, ở bậc trung học cơ sở 48,5%, ở bậc trung học phổ thông còn
cao hơn, đã đạt tới 53,2%
Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định
phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, và
tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình
hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW). Mạng lưới cán bộ tư vấn về giới hoạt động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo
đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được tăng cường, Luật Bình đẳng giới chính thức có
hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Sẽ có nhiều hơn nữa những người phụ nữ thành đạt, làm ăn
kinh tế giỏi và vai trò kinh tế của ngừoi phụ nữ cũng sẽ không thua kém gì những người
đàn ông. Tuy nhiên bên cạnh vai trò kinh tế thì người phụ nữ vẫn còn rất nhiều những
vai trò khác trong gia đình và do vậy để điều hoà giữa các vai trò là rất khó khăn. Đặc
biệt trong điều kiện công việc gia đình luôn đè nặng lên vai người phụ nữ.
Cấu trúc gia đình là một thể thống nhất hoàn chỉnh giữa các chỉnh thể cấu tạo nên
nó mà ở đó người phụ nữ đảm nhiệm vai trò của người mẹ, người vợ. Chính do chức
năng phải đảm nhiệm tốt vai trò làm mẹ mà người phụ nữ hạn chế hơn trong cơ hội trau
dồi kiến thức và khả năng quyết định của họ. Gánh nặng và áp lực gia đình đè nặng lên
vai người phụ nữ không chỉ về lượng thời gian họ phải bỏ ra để làm mà còn ở những
công việc khác nhau nhưng lặp lại, tẻ nhạt “ nhiều việc vặt” , “ trăm việc không tên”.
Ann Oakley – nhà xã hội học người Anh khi nghiên cứu về lao động nội trợ của phụ nữ
đã cho thấy : “ Một số mặt của công việc nội trợ: rửa ráy, là quần áo và lau chùi chẳng
khác nào một công nhân dây chuyền lắp ráp; trên thực tế thì họ phải chịu đựng sự đơn
điệu, vụn vặt và nhanh chóng quá mức trong công việc của mình” . Chính do những
mặc định về mặt cấu trúc gia đình mà người phụ nữ phải đảm nhiệm nhiều chức năng
cùng một lúc. Làm những công việc “ không tên và vụn vặt” để chăm lo cho gia đình
2
được êm ấm. Chính vì lẽ đó mà người phụ nữ hầu như không có thời gian dành riêng
cho bản thân mình. Có ít thời gian nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động. Chăm sóc
sức khoẻ của bản thân cũng phần nào không được chú trọng và coi nhẹ.
Ngày nay, cuộc sống của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện. Nhịp sống, và sự
giao lưu văn hoá rộng mở, tác động thường xuyên, nhiều chiều …Vấn đề đặt ra là phải
tiếp thu, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như thế nào? Đây là vấn đề
đòi hỏi người phụ nữ phải có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoá
mới; là người chọn lọc, phát triển và nhân lên những giá trị văn hoá tốt đẹp cho các
thành viên trong gia đình.
Áp lực đối với những vai trò của người phụ nữ ngày càng lớn vì vậy đòi hỏi người
phụ nữ phải nỗ lực nhiều mặt: có tri thức, có văn hoá, có kĩ năng sống tự lập, biết đối
mặt với áp lực và vươn lên mọi khó khăn thử thách. Bên cạnh đó vai trò của các thành
viên khác trong gia đình cũng vô cùng to lớn, mọi người trong gia đình cần động viên,
thông cảm và thấu hiểu cho gánh nặng của người phụ nữ. Gíup đỡ họ để họ có thể hoàn
thành tốt những vai trò của mình. Áp lực đối với những vai trò của người phụ nữ sẽ
giảm đi khi có sự giúp đỡ, động viên của mọi người để người phụ nữ thực sự trở thành
người thắp lửa cho mỗi nhà.
Bên cạnh những áp lực vai trò của người phụ nữ thì khi đảm nhiệm nhiều vai trò
cùng lúc sẽ dẫn tới hiện tượng xung đột vai trò. Trong gia đình người phụ nữ có vai trò
là một người vợ, người mẹ nhưng đồng thời cũng là một người con và cũng là một
người làm kinh tế. Đặc biệt khi phụ nữ được bình đẳng trong cơ hội nghề nghiệp cũng
như cơ hội thăng tiến. Những người phụ nữ có vị thế trong xã hội, những nhóm phụ nữ
lãnh đạo sẽ là những người dễ có những xung đột vai trò hơn cả. Bởi ở bên ngoài xã hội
họ là những người lãnh đạo, chỉ đạo và ra lệnh cho câp dưới. Mọi ý kiến chỉ đạo của họ
đều được cấp dưới nghe và làm theo nhưng khi về gia đình họ lại đóng vai trò là một
2
: : />
người vợ, một người con những gì họ nói hay làm đều phai tuân thủ những chuẩn mực
đạo đức, những giá trị truyền thống của gia đình. Sẽ có những lúc họ không đóng đúng
vai trò của mình, nhầm lẫn vai trò hay xung đột vai trò giữa một bên là vai trò một
người con, một người vợ, với một bên là vai trò người lãnh đạo. Sự xung đột này
thường xảy ra với nhóm phụ nữ lãnh đạo.
Hay khi với vai trò là một người mẹ người phụ nữ cần phải dành nhiều thời gian
cho con cái nhưng nếu như vậy thì họ lại không có thời gian cho công việc, đặc biệt với
một người làm lãnh đạo thì thời gian cho công việc của họ lại nhiều hơn những người
chỉ làm công nhân bình thường
Ngoài những áp lực và xung đột vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì còn
xảy ra những xu hướng khác như:
Thời gian mà người phụ nữ dành cho gia đình sẽ ngày càng giảm đi. Vì thời gian
đó họ dành cho công việc và những hoạt động ngoài xã hội. Nếu hiện nay thời gian
trong bếp và thời gian làm những công việc gia đình đang chiếm quá nhiều thời gian
của phụ nữ thì trong tương lai công việc nội trợ của phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi. Một
mặt thời gian vào bếp của phụ nữ sẽ giảm đi do vai trò kinh tế của họ được cai thiện nên
họ sẽ trang bị những thiết bị để tăng tính tiện ích của căn bếp, mặt khác do bận rộn với
những hoạt động và công việc ngoài xã hội nên người phụ nữ sẽ có những sự lựa chọn
khác. Có thể thay vì nấu cơm cho chồng con thì họ có thể đi ăn ngoài hoặc mua đồ ăn
sẵn. Tuy nhiên hiện tượng này có thể dẫn đến những tiêu cực có thể nảy sinh trong gia
đình khi thiếu bàn tay người phụ nữ. Tâm lí các ông chồng đều thích có một người vợ
chu đáo, chắm sóc chồng con, nấu những bữa cơm ngon cho gia đình. Nên khi người
phụ nữ trong gia điình quá bận rộn không dành nhiều thời gian cho chồng con thì sẽ dễ
nảy sinh các vấn đề như ngoại tình, ly hôn. Tỷ lệ các vụ ly hôn sẽ tăng cao.
Đồng thời khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ
hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham
gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia
đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian
nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội
hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động.
Với những cơ hội việc làm và khả năng kinh tế ngày càng độc lập người phụ nữ
trong tương lai sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc có nên lập gia đình hay không.
Xã hội hiện đại với nhiều ngành nghề đang mở mang từng ngày như ngân hàng, hàng
không, bưu chính viễn thông, thị trường chứng khoán… ở đó ưu thế về cơ bắp của phái
mạnh hầu như chẳng có nghĩa lý gì, trong khi sự khéo léo, vững vàng về tâm lý, sự
duyên dáng, uyển chuyển của phái đẹp lại được ưa chuộng đã khiến cho nếu hai ứng
viên một nam, một nữ có năng lực ngang nhau, cùng tranh vào một vị trí công tác thì
thường phái mạnh bị đánh bật ra ngoài. Cơ hội tìm việc làm của phụ nữ ngày một gia
tăng. Cùng với công việc là thu nhập cao, là tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, là một cuộc
sống lôi cuốn với bao nhiêu thú vui. Trong khi lại có nhiều những áp lực đối với người
phụ nữ khi lập gia đình thì một xu hướng khó tránh khỏi đó là tỷ lệ phụ nữ sống độc
thân ngày càng nhiều .Trong cuốn sách "Những sự chọn lựa của cuộc sống vợ chồng
trong thế giới hậu hiện đại", giáo sư xã hội học người Ba Lan Krystyna Slany báo động,
hình thái gia đình truyền thống đang bị đe doạ bởi lối sống "gia đình một thành viên".
Trước đây, khi sinh ra mỗi người đã được "lập trình" theo trật tự: lập gia đình và
sinh con cái. Song hiện nay, con người trở thành homo optionis - tức là những thực thể
có quyền lựa chọn cho mình lối sống không phụ thuộc vào bất cứ ràng buộc nào của xã
hội.
Cuộc sống vợ chồng trong xã hội các quốc gia phát triển ngày càng được nhìn
nhận như một "công ty liên doanh" không đem lại nhiều "lợi nhuận" như người ta kỳ
vọng.Do đó, cuộc sống độc thân đang trở thành cách lựa chọn của đa số thanh niên và
trung niên.Theo như tờ " La Vanguardia", ngày càng có nhiều người ở độ tuổi thanh
niên và trung niên tại các nước phát triển đã chọn lựa cuộc sống độc thân.Theo kết quả
khảo cứu của tờ báo này, tại Mỹ số hộ gia đình do vợ chồng tạo lập giảm từ 80% của
những năm 50 xuống còn 50%.Tại New Jork, có tới 70% dân chúng sống "cuộc sống
độc thân". Theo thống kê nhà nước, tại Tây Ban Nha, có trên 26% đàn ông và 18% phụ
nữ ở tuổi 35 - 39 sống độc thân, 13% đàn ông và 10,26% phụ nữ ở tuổi 45 -50 sống một
mình. Đội quân "độc thân" tại quốc gia xinh đẹp này đã lên tới con số 6 triệu.
Theo số liệu thống kê của Eurostar, số người sống độc thân tại các nước Tây Âu
lên tới 158 triệu (năm 2002), quốc gia có nhiều người sống độc thân nhất phải kể tới, đó
là nước Mỹ - chiếm 58,1% dân số, kế đến là Irlandia - chiếm 55% dân số, Phần Lan chiếm 50% dân số, Thuỵ Điển - 50% dân số, Pháp - 46% dân số.
Theo nhận xét của các nhà xã hội học, kinh tế càng phát triển thì số người chọn lựa
lối sống "độc thân" càng nhiều. Điều này sẽ tạo ra những khó khăn mới cho một đất
nước đang phát triển. Đó là việc, ngày càng có ít trẻ con được sinh ra, thế hệ trẻ ngày
càng "teo" lại, nguồn nhân lực trẻ ngày càng trở nên hạn chế.
3. Kết luận.
Đời sống của mỗi cá nhân luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và
suốt cuộc đời họ, gia đình là môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu gia đình
được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này.
Đồng thời, gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người
phụ nữ.
Người phụ nữ chịu sự tác động của của môi trường xã hội và ngược lại, người phụ
nữ cũng tác động tới sự vận động của xã hội. Sự tác động của xã hội đối với phụ nữ bao
gồm cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể
tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ
mới thể hiện, thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia
đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả
năng của mình. Đó là: người phụ nữ có công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ
hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, tham gia ngày càng nhiều hơn vào
các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn
nghệ, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho bản thân...
Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người
phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình.
Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con
cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian
làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh
thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở
một số đối tượng phụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có.
Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ
nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của
phụ nữ bị tổn thương.
Để người phụ nữ đảm đương được vai trò của mình, đồng thời phát huy
được hết khả năng bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi phụ
nữ là rất quan trọng. Chỉ khi nào tính tích cực, chủ động của người phụ nữ được khơi
dậy, phụ nữ mới vừa có thể đảm đương tốt công việc ngoài xã hội, vừa duy trì được mối
quan hệ gia đình bền chặt, một tổ ấm hạnh phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Huy Bích.2009. Gíao trình xã hội học gia đình. NXBĐHQGHN
2. Lê Ngọc Hùng.2011. Lịch sử và lý thuyết xã hội học. NXBĐHQGHN.2011
3. Nguyễn Thị Thanh Hoà.2010. “ Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong
thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Tạp chí cộng sản 10/2010
4. Khuất Thị Hương.2012. “ Phát huy vai trò của ngừoi phụ nữ trong xây dựng
gia đình văn hoá ở ngoại thành Hà Nội hiện nay”. Luận văn thạc sĩ
5. Võ Thị Mai. “Mối quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và công danh sự nghiệp đối
với cán bộ nữ”. Tạp chí giới và gia đình số 3/2011
6. Nguyễn Ngọc Lý. “ Sự thay đổi về vai trò và vị trí của phụ nữ trong thời kì
công nghiệp hoá tiến dần tới nền kinh tế tri thức và chính sách giới ở một số
nước”. />N27598/?35
7. Lê Thái Thị Băng Tâm. Xã hội học gia đình.HN 2012
8. />9. />option=com_content&view=article&id=1262:phu-n-viet-nam-trong-xu-th-hinhp-va-phat-trin&catid=81:phu-nu-tren-cac-linh-vuc&Itemid=213
10. />11. />option=com_content&view=article&id=2260:nguoi-phu-nu-trong-gia-dinhviet-nam-ngay-nay-&catid=51:cac-bai-vit-lien-quan-n-hot-ng-congoan&Itemid=7
12. />13. />