Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho con cái ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.16 KB, 16 trang )

Họ và tên: Trần Thị Hằng
Lớp : K55 – XHH
Mã số SV: 10030212

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn : XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
Đề bài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách
cho con cái ở Việt Nam hiện nay.
Bài làm
1.

Đặt vấn đề

Như chúng ta đã biết, gia đình bao gồm những người sống chung dưới một
mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau
trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức
năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách
con người. Tuy vậy, quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách của mỗi người
là khác nhau, ngay cả với anh em trong một nhà.
Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt
Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của
nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là
chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình,
nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên
hình thành nhân cách cho trẻ em

1


2.
2.1.



Giải quyết vấn đề
Tính cấp thiết của vấn đề

Nhìn một cách khách quan, nhân cách của con người được hình thành từ
ngay khi còn nhỏ, tức là từ khi biết nhận thức trẻ em đã bắt đầu được hình thành
nhân cách. Và hơn nữa, nhân cách được hình thành từ chính sự giáo dục của cha
mẹ, của các thành viên khác trong gia đình, vì thế mà gia đình chính là cái nôi của
sự hình thành nhân cách cho trẻ em.
Có thể nói rằng, những năm gần đây do sự phát triển nhanh của kinh tế, cũng
như sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ… đòi hỏi con người cũng phải
tiếp thu một cách nhanh chóng các phương tiện khoa học kỹ thuật để theo kịp sự
phát triển của thời đại. Thế nhưng, con người quá mải mê chạy theo sự phát triển
của xã hội mà quên đi mất sự phát triển của gia đình trong xã hội hiện đại, vì thế
mà vấn đề gia đình hiện nay là vấn đề rất được quan tâm. Một trong những vấn đề
đó là “ vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho con cái ở
Việt Nam hiện nay.”
Nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên ở Việt Nam cần phải xem xét
lại, bởi lẽ một thực tế cho thấy hiện nay không ít gia đình nhận thức chưa đúng về
vai trò của mình trong vấn đề này. Xem việc hình thành và phát triển nhân cách là
do bản thân của mỗi người con, là trách nhiệm của nhà trường, xã hội và các tổ
chức đoàn thể; thờ ơ hoặc không quan tâm đến vấn đề này... Đặc biệt, trong điều
kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sự lo toan, bôn ba về cuộc sống đã cuốn hút
các bậc phụ huynh vào vòng xoáy của kinh tế, mà chủ yếu là “đồng tiền”; sự khá
giả trong đời sống vật chất của không ít gia đình đã tạo cho nhiều thanh niên có lối
sống ích kỷ, coi thường, xa lánh mọi người xung quanh... Chính điều đó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách ở thế hệ thanh niên Việt Nam hiện
nay.
2



Một thực tế cho thấy, tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng
những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương
tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này.
Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô
giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng.
Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế
còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video
clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một
nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh
chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn
vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại
đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt
Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động
hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những
giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục
giảng chém trọng thương.
Hay một thực trạng khác, đó là vấn đề sống thử của giới trẻ ngày càng tăng,
nhất là tập trung chủ yếu vào các bạn trẻ sống xa gia đình, là sinh viên hoặc là
những người đi làm. Hành vi sống thử của các bạn trẻ là do lối sống quá dễ dãi,
buông thả thiếu sự giáo dục của cha mẹ. Điều đó đã đánh mất truyền thống tốt đẹp
của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Ngoài ra, số lượng người phạm tội và vi phạm pháp luật ở độ tuổi từ 16 -18
tuổi hiện nay là tương đối cao, chủ yếu là các hành vi : đánh nhanh trộm cướp tài
sản, cờ bạc, nghiện hút, nguy hiểm hơn là các hành vi mại dâm, hiếp dâm….
Ví dụ: một vụ án cách đây cũng không lâu, cũng đã từng gây ồn ào dư luận
đó là vụ án của Lê Văn Luyện, đối tượng phạm tội vẫn dưới 18 tuổi. Đây đối tượng
phạm tội cực nghiệm trọng với tội danh giết người man rợ và cướp tài sản. vấn đề
3



đã để lại một hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với người bị hại, mà còn đối với
cả bị cáo và gia đình. Như vậy, có thể thấy xét về mặt đạo đức nhân cách thì đối
tượng này cần phải xem xét, nó đi sai với chuẩn mực đạo đức cũng như chuẩn mực
pháp luật. Tuy nhiên vấn đề này cũng cần phải xem xét ở sự giáo dục của gia đình,
và nguyên cớ nào dẫn đến hậu quả như vậy.
Vì vậy, một thực trạng cho thấy nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên
bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Đạo đức lối sống đi xuống đã để lại nhiều
hậu quả không chỉ riêng đối với gia đình mà còn cho cả xã hội. Do đó, nhân cách
của trẻ em ( thanh thiếu niên )trước hết phải được xem xét từ góc độ gia đình.
2.2.

Một số khái niệm liên quan

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy
trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống hoặc nuôi dưỡng, giáo dục.
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát
triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có
được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
Nhân cách là tư cách và phẩm chất con người.
Nhân cách của mỗi con người được hình thành là kết quả của giáo dục gia
đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai trò rất quan trọng.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục
nhân cách cho con cái là việc tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh
thần, thể chất của các thành viên trong gia đình nhằm hình thành lên những con
người có tư cách và phẩm chất đạo đức tốt.
2.3.Vai trò của gia đình trong việc trong việc giáo dục nhân cách.

4



Có thể nói, giáo dục nhân cách cho con người trong gia đình là vấn đề rất
rộng, bao hàm nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Tuy nhiên bài viết chỉ tập trung làm rõ
vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em ở Việt Nam
hiện nay.
Giáo dục bao gồm hai quá trình đó là quá trình tiếp nhận giáo dục và quá
trình tự giáo dục. Giáo dục trong gia đình bao gồm cả hai quá trình này, mỗi con
người chịu ảnh hưởng lớn từ quá trình giáo dục của gia đình, song bản thân con
người cũng tự giáo dục để hoàn thiện mình, hình thành một nhân cách tốt nhất.
Nhân cách không phải là bẩm sinh, nó được hình thành và phát triển dưới sự tác
động của nhiều yếu tố từ việc phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền
học một cá thể sống cao nhất của giới hữu sinh; từ thế giới quan của mỗi thanh
niên và tập trung nhất là từ môi trường xã hội, trong đó vai trò của gia đình là đặc
biệt quan trọng. Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách là sự thống nhất
của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để xác lập cái tôi của mỗi cá nhân; là
trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả sự nổ lực, phấn đấu của bản
thân mỗi thanh niên. Trong đó gia đình luôn đóng vai trò trực tiếp và quan trọng.
Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe
lời ru ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi
cất tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói, hướng dẫn trẻ những
bước đi đầu tiên.. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng
nói của cha mẹ.
Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông
bà và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn
tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề
đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người xưa nói
5



“rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất
lớn đến trẻ em.
Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ.
Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở
bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con cái không thể chỉ
bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống
của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của
trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể.
Vì thế yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu
của cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu
ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho rằng
muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần
trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành cướp tức là
nó theo câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính
giáo dục đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc
người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi
phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy,
trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường
pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật.
Chỉ có những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được
đúng sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó.
Tiếp cận lý thuyết tương tác – biểu trưng để giải thích vì sao nhân cách của
con trẻ ngày càng đi xuống. Theo thuyết vai trò đặt trong mối quan hệ xã hội học
gia đình, thì gia đình được xem là một hệ thống các vai trò. Và vai trò của gia đình
ở đây chính nhiệm vụ của cha mẹ trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho
con cái. Cha mẹ là những người sinh ra con cái và nhiệm vụ hay nói cách khác là
6


vai trò của ho chính là nuôi dưỡng, dạy bảo, giáo dục con cái về mọi mặt. Vai trò

này đã được ấn định, vì thế mà hiện tượng nào buộc thành viên trong gia đình thay
đổi vai trò thì nó ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình. Ví dụ khi cha
mẹ ly hôn, thì con cái sẽ dẫn đến tình trạng chán chường, thất vọng mất niềm tin về
gia vì vậy làm cho con cái dễ lao vào những vòng xoáy của xã hội : đua đòi, chơi
bời, không chịu học hành, dễ tiếp cận với những cái xấu….Do đó lý thuyết tương
tác biểu trưng áp dụng vào nghiên cứu quá trình xã hội hóa trẻ em, đặc biệt hữu ích
khi phân tích quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Thuyết tương tác biểu trưng coi xã
hội hóa là một quá trình theo đó trẻ em tham gia vào sự hình thành bản sắc của
mình, coi đứa trẻ là một chủ thể hành động tích cực.
Thực chất vai trò của gia đình trong xây dựng và hình thành nhân cách cho
thanh niên, đó là sự truyền thụ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê
hương, gia đình bởi thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau; là sự giáo dục không có lớp
học, không thành chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm hình thành cách ứng xử, thái
độ đúng đắn trong cuộc sống; nội dung và hình thức phong phú, gắn liền với thực
tiễn cuộc sống hằng ngày... Với đặc điểm đó, gia đình có vai trò quan trọng trong
hình thành nhân cách cho thanh niên hiện nay. Vai trò đó thể hiện các nội dung cơ
bản như:
Thứ nhất, gia đình là môi trường đầu tiên trực tiếp và thường xuyên giáo dục
cho thanh niên về những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của quê hương và gia đình góp
phần hình thành thế giới quan ở mỗi thanh niên. Đó là tình yêu quê hương, đất
nước, yêu cộng đồng, gia đình, làng xóm, nơi chôn nhau cắt rốn, biết quý trọng
nhân cách con người Việt Nam; là truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ
nhau trong cuộc sống; là thái độ tôn trọng giá trị của lao động, biết tự đứng vững
và vươn lên trên đôi chân của chính mình; là thái độ nghiêm túc và yêu cầu cao đối
với bản thân trong nhận thức và hành động… Tất cả những giá trị đó sẽ được mỗi
7


thanh niên, với tính cách là thành viên trong gia đình, lĩnh hội một cách thường
xuyên, liên tục. Điều đó giúp mỗi thanh niên có nhận thức đúng đắn về những giá

trị phổ biến của văn hóa xã hội, góp phần hình thành hệ thống các giá trị tốt đẹp
trong mỗi cá nhân tiến tới hình thành nhân cách ở mỗi thanh niên. Bởi nhận thức
đúng là cơ sở cho hành động đúng.
Con người bắt đầu từ gia đình và cha mẹ là người đầu tiên biến đứa trẻ từ
một thực thể sinh vật thành thực thể xã hội. Mặt khác, với chức năng giáo dục, gia
đình đã trở thành môi trường gần gũi nhất, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng con
người, nơi mỗi con người sinh ra và hình thành nền tảng nhân cách. Giáo dục của
gia đình với những tình cảm hết sức cụ thể sẽ đó là nền tảng giúp thanh niên phát
triển, hoàn thiện mọi mặt khi bước vào thực tiễn xã hội, và là hành trang giúp con
em họ vững bước ở tương lai.
Thứ hai, gia đình góp phần to lớn trong hình thành những biểu tượng về con
người với những phẩm chất và năng lực cụ thể trong hoạt động thực tiễn. Cùng
chung sống dưới một mái nhà, mỗi lời nói, hành động, cách ứng xử của từng thành
viên đều có sự tác động đến các thành viên khác. Đối với thế hệ trẻ, tất cả những
điều đó sẽ tác động đến họ qua lăng kính thị giác hay thính giác như những hình
mẫu, những bài học đầu đời không thể nào quên, hình thành nên những biểu tượng
ban đầu về cách sống trong thực tế. Và chính những biểu tượng đó sẽ chi phối đến
cách sống cũng như nhân cách của mỗi thanh niên khi bước vào đời.
Tuy nhiên, nếu xét theo góc độ là giá trị, chuẩn mực của xã hội, những biểu
tượng về con người với những phẩm chất và năng lực cụ thể mà mỗi thanh niên
tiếp nhận được có thể chia thành hai khuynh hướng khác nhau. Nếu những biểu
tượng mà mỗi thanh niên tiếp nhận được là tích cực, là những lời nói, hành động
của các bậc phụ huynh phù hợp với các chuẩn mực của xã hội thì sẽ tác động theo
chiều hướng tích cực đối với sự hình thành nhân cách tốt đẹp của thanh niên.
8


Ngược lại, nếu những biểu tượng đó là tiêu cực, trái với các chuẩn mực của xã hội
thì sẽ tác động theo chiều hướng tiêu cực đối với thanh niên, và sẽ dễ làm cho mỗi
thanh niên có lối sống không tốt trong tương lai.

Như vậy, quá trình trình hình thành phẩm chất nhân cách cho thanh niên
phải dựa vào những mẫu mực cụ thể, sống động biểu hiện những tư tưởng và giá
trị đạo đức, nhân văn của dân tộc và thời đại. Vì thế, trong từng gia đình đòi hỏi
các thành viên, trước hết là các bậc cha mẹ, các thế hệ đi trước phải thực sự là
những gương sáng cả trong lời nói và hành động. Những gương sáng cụ thể và
thiết thực có ảnh hưởng giáo dục rất lớn; nó tác động mạnh mẽ đến lý trí, cảm xúc
- tình cảm và ý chí của thanh niên; nó trở thành nhu cầu bên trong và người thanh
niên mong muốn: “bắt chước”, noi theo. Mặt khác, mỗi gia đình phải biết lựa chọn,
sử dụng những tấm gương tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, hoạt động
xã hội để giáo dục cho thanh niên: gương học tập, lao động sản xuất, gương các
doanh nhân trong lịch sử dân tộc và thế giới,...đặc biệt, cuộc đời và sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương to lớn để tất cả mọi người noi theo.
Thứ ba, sự phối kết hợp của gia đình với nhà trường và xã hội tạo nên môi
trường rộng lớn, toàn diện trong tác động xây dựng, hình thành nhân cách ở mỗi
thanh niên. Một cá nhân từ khi chào đời đến khi trưởng thành hình thành nhân cách
tốt hay xấu phụ thuộc vào sự giáo dục của ba địa chỉ hợp thành chỉnh thể thống
nhất là gia đình, nhà trương và xã hội. Nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội
có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi công dân, trong đó có
sự hình thành và phát triển của nhân cách. Trên thực tế, nhiều nội dung được khái
quát hóa, trừu tượng hóa, mang tính khoa học và cách mạng được hệ thống thành
chương trình cụ thể nhằm giáo dục, định hướng nhân cách tốt đẹp cho thanh niên
trong các nhà trường và tổ chức đoàn thể xã hội (đoàn thanh niên, đơn vị quân
đội…) mà mỗi gia đình không có được. Đó là hệ thống những quan điểm, lý luận,
9


tri thức khoa học, kiến thức tổng hợp; là truyền thống của dân tộc, ý thức độc lập
sáng tạo; là ý thức giác ngộ giai cấp, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì Tổ
quốc, phẩm chất tốt đẹp của người quân nhân cách mạng, phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ”… Tất cả những nội dung đó sẽ trang bị cho mỗi thanh niên về thế giới quan

khoa học, phương pháp luận biện chúng và nhân sinh quan cộng sản. Từ đó mỗi
thanh niên có khả năng độc lập trong xem xét, đánh giá đúng bản chất của các vấn
đề xảy ra trong cuộc sống; có cách giải quyết khoa học, phù hợp với đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuẩn mực giá trị của xã
hội.
Vì vậy, mỗi gia đình phải chủ động liên hệ với nhà trường, các tổ chức đoàn
thể xã hội để nắm tình hình mọi mặt của con cái mình, làm cơ sở để đánh giá chính
xác con cái, có biện pháp giáo dục đúng hướng. Sự kết hợp đó bằng nhiều hình
thức khác nhau như: gia đình phải thường xuyên tham gia các cuộc họp, sinh hoạt
của nhà trường, đoàn thể xã hội; nên trao đổi thư từ hoặc đến thăm đơn vị mà con
em mình đang đóng quân; qua bạn bè của con em mình hoặc thông qua các phong
trào... để cùng trao đổi, bàn bạc thống nhất các biện pháp giáo dục định hướng
nhân cách tốt đẹp cho con cái mình.
Thứ tư, gia đình góp phần phát hiện, ngăn chặn và khắc phục các biểu hiện
tiêu cực, những sai lệch trong nhận thức và hành động ở mỗi thanh niên. Nhận thức
đúng là cơ sở của hành động đúng, nhưng không phải tất cả những nhận thức đúng
đều mang lại kết quả hành động đúng. Bên cạnh vấn đề nhận thức lệch lạc về các
giá trị của xã hội, hằng ngày, hằng giờ sự tác động của các yếu tố tiêu cực khách
quan như: mặt trái của kinh tế thị trường, môi trường xã hội không lành mạnh,
cuộc sống khó khăn… cũng dễ làm cho thanh niên hiện nay nhận thức bị lệch lạc
hay bị “khúc xạ” các giá trị của xã hội, hoặc hành động sai trái, đánh mất nhân
cách, thậm chí vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc các bậc phụ huynh thường xuyên
10


nắm bắt tư tưởng, hành vi của con em mình để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đẩy
lùi những tiêu cực trong lối sống của con em mình là hết sức cần thiết.
Trong mỗi gia đình các thành viên gắn bó với nhau bằng hôn nhân và huyết
thống, ý thức trách nhiệm về sự phát triển của từng thành viên luôn được đề cao, là
môi trường trực tiếp, thường xuyên từng thành viên thể hiện rõ tính cách của mình.

Do đó, gia đình là nơi phát hiện kịp thời các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội
mà con em mình bị ảnh hưởng, mắc phải. Từ đó, các bậc cha mẹ có sự định hướng,
điều chỉnh và phát triển cho con em mình theo đúng các chuẩn mực giá trị của xã
hội, góp phần định hướng nhân cách đúng đắn cho con em mình. Mặt khác, gia
đình có thể kết hợp với nhà trường và xã hội khắc phục những tiêu cực, tệ nạn xã
hội, giáo dục thanh niên thành những công dân tốt, góp phần xây dựng gia đình
văn hóa, làng xã văn hóa.
Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên hiện nay là cả
một quá trình và cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Song, vai trò to lớn của
gia đình là không thể phủ nhận. Dẫu biết rằng, hiệu quả của quá trình giáo dục hình
thành nhân cách cho thanh niên ở mỗi gia đình đạt được ở mức độ nào luôn phải
đặt trong mối quan hệ với các lực lượng, các tổ chức xã hội. Trong đó, gia đình giữ
vai trò trực tiếp và quan trọng. Khẳng định vai trò của gia đình trong giáo dục nói
chung, giáo dục xây dựng và hình thành nhân cách nói riêng.
3.

Đánh giá

Như vậy, gia đình luôn có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân
cách con người. Tuy nhiên, nhìn lại thực tế một xã hội như hiện nay, thì vai trò của
gia đình đang bị suy giảm, vì vậy mà làm nảy sinh nhiều thực trạng đáng lo ngại
cho xã hội. Nhìn nhận một cách khách quan ta có thể thấy là mối quan hệ trong gia
đình hiện nay quá phức tap, lợi ích cá nhân được đặt lên trên hết, cha mẹ thì quá
11


mải mê với việc kiếm tiền rồi bỏ mặc con cái thậm trí là từ khi còn rất nhỏ, đã
thiếu sự quan tâm từ cha mẹ rồi, thực trạng này ngày nay rất phổ biến, vì thế mà nó
ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Nhiều
thực trạng khác cho thấy :

Nhiều gia đình, bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người
chết…dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ,
không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang
bướng, bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình
bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc
dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực, lo
lắng và trút đòn roi vào con trẻ… hay thậm chí là Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã
nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử
sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở
lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó
trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Xã hội ngày nay có nhiều đứa trẻ rất hư, nhưng đều xuất phát từ cách dạy
bảo, hoặc được quá nuông chiều từ bố mẹ chúng, tức là con cái muốn gì thì đều
được bố mẹ đáp ứng mà không cần phải suy xét xem những yêu cầu của con mình
có phù hợp không. Bên cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến trẻ
hình thành tính ỷ lại, dực dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách
nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không
thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm
chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ
trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những
nhu cầu không chính đáng như: cờ bạc, rượu chè, hút chích…làm tha hóa nhân
cách con người.
12


Mặt khác, Ngày nay với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế
thị trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của
đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm
tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng,

làm cho gia đình không được bền vững. Hay việc quá đề cao vật chất, làm cho con
cái dựa dẫm vào đồng tiền và ỷ lại, thiếu trách nhiệm với gia đình, làm cho suy
nghĩ của con người trở nên ích kỷ, chỉ biết lợi ích cá nhân. Và điều này đang tồn tại
ở một số gia đình Việt Nam, vì thế nó mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trong
đó xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm pháp luật mang tính
tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng (chiếm
15-18%); điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây lại
phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn
bán ma tuý, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
cưỡng đoạt tài sản… ngày càng có xu hướng tăng lên; theo số liệu thống kê của
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm giết người
ngày càng tăng lên, nguy hiểm và đáng báo động là trong thời gian gần đây nhiều
đối tượng thực hiện tội phạm giết người lại rơi vào một số bị can, bị cáo có tuổi đời
còn rất trẻ và số lượng này không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây; phải
chăng đó chính là những dấu hiệu đã đến lúc phải báo động về việc giá trị đạo đức
của một bộ phận trẻ vị thành niên đã bị xuống cấp nghiêm trọng.hưởng rất nhiều
đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Do sự xuống cấp nhanh
chóng về nhân cách nó đã dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Qua điều tra của
các cơ quan công an cũng như các tòa án thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hậu quả
như vậy là do : Xã hội phát triển, mỗi con người, mỗi gia đình đều quý trọng thời
gian, công việc, quan hệ, kiếm tiền… vì thế, các bậc cha mẹ, và những người lớn
tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những
13


niềm vui nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên
trong gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Đã có nhiều gia đình bị rạn nứt về
chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không được hạnh phúc… Các thành viên trong
gia đình không có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ
tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần

phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân
mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái như trước đây, đó cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên
đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên
lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội…
với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới trong xã hội vốn đã đầy
rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu. Đó cũng chính là nguyên nhân không
nhỏ làm trẻ hoá tội phạm. Hơn nữa, trong thời gian gần đây đã có nhiều gia đình,
trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần
lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô
giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và
chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái
và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên,
giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình.
Yêu cầu đặt ra cho các bạn trẻ là phải làm gì trước những thách thức của xã
hội? . Trước hết chính các bạn phải biết trau dồi những giá trị văn hóa tốt đẹp từ
gia đình, xã hội để hình thành những giá trị đạo đức giúp hoàn thiện nhân cách. Về
phía gia đình, muốn con cái có một nhân cách tốt thì gia đình phải là nơi mọi người
sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống phải
biết quan tâm tới nhau, thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Hay nói cách khác,
giới trẻ sống trong gia đình đó sẽ rập theo nếp sống của cha ông dòng họ. Đồng
14


thời, gia đình phải sống hạnh phúc, nơi đó cha mẹ và con cái sống hài hoà với
nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe,
yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau…Góp phần
hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người.
4. Kết luận
Như vậy, có thể khảng định gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục

và hình thành nhân cách cho con cái. Gia đình chính là môi trường văn hóa đầu
tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời và quá trình phát triển, liên tục được tiếp
nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Gia đình truyền thụ
cho các cá nhân những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như những giá trị văn
hóa hiện đại tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Trong
nền kinh tế thị trường, phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế cần phải phát huy tốt những truyền thống tốt đẹp của giáo dục gia
đình góp phần hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và đúng
chuẩn.Và đặc biệt gia đình truyền thống Việt Nam nhất thiết phải hòa nhập vào xu
thế hiện đại, hiện đại hóa, nhưng vẫn phải giữ được sắc thái riêng không bị trộn lẫn
vào cái chung và kế thừa, tiếp thu có chọn lọc. Tuy nhiên để có thể làm được điều
đó, cần phải củng cố thiết chế gia đình, điều kiện khách quan để xã hội hóa cá nhân
trong gia đình, thiết lập mạng lưới giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình
thành nhân cách cho cá nhân.

15


Tài liệu tham khảo
1. Xã hội học gia đình, Lê Thái Thị Băng Tâm, Hà Nội, năm 2012
2. Vai trò của gia đình trong việc phát triển nhân cách cho trẻ em hiện nay,
Dương Thị Kim Toan, tạp chí khoa học, 2011
3. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con tuổi vị thành
niên, tạp chí khoa học, 2010.
4. Vai trò của gia đình trong việc hình thành và giáo dục nhân cách con
người Việt Nam, tạp chí gia đình, 2012.
16




×