Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mối quan hệ Mẹ chồng nàng dâu xưa và nay trong gia đình Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.75 KB, 14 trang )

Đề tài: Mối quan hệ Mẹ chồng nàng dâu xưa và nay trong gia đình Việt.

BÀI LÀM
Dẫn nhập:
Hẳn mỗi chúng ta ít ai không biết đến bài thờ “ người đàn bà thứ hai” của
Phạm Thị Vĩnh Hà bài thơ nói lên nỗi lòng của nàng dâu và mẹ chồng, mặc dù
trong xã hội hiện nay chuyện mẹ chồng nàng dâu không còn khắt khe như trước
nhưng ít ai có may mắn tìm được mẹ chồng tâm lý, hoặc dung hòa được mối
quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng - nàng dâu.
NGƯỜI ĐÀN BÀ THỨ HAI
( Phạm Thị Vĩnh Hà )
Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con anh ấy là của mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đời yêu mẹ - mẹ ơi !
Mẹ đã sinh ra anh ấy ở trên đời
Hình bóng mẹ lắng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ có được yêu đến vậy
Con vẫn chỉ là người đàn bà thứ hai.
Mẹ đừng buồn mỗi hoàng hôn mỗi ban mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Con chỉ là một cơn gió nhẹ
Mẹ là bến bờ thương nhớ của đời anh.

1


Con chỉ là một cơn mưa mong manh
Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu âm ỷ cháy
Anh chỉ dành cho mẹ - mẹ ơi !


Anh ấy có thể sống với con suốt đời
Nhưng có thể chia tay - ngày mai có thể
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai !
Trong xã hội xưa chuyện mẹ chồng - nàng dâu “ khác máu tanh lòng”
không hiếm những oái oăm oan nghiệt mà đến tân bây giờ mỗi chúng ta được
nghe ông bà, cha mẹ kể lại mà lạnh sống lưng, cũng do quan niệm “ xuất giá
tòng phu” lấy chồng phải theo họ chồng mà nàng dâu trong xã hội xưa phải chịu
đựng không ít những thiệt thòi của lễ giáo phong kiến, quan niệm cổ hủ và độc
đoán của những bà mẹ chồng khó tính. trong xã hội hiện đại mặc dù mối quan
hệ mẹ chồng nàng dâu đã thoáng hơn rất nhiều so với xưa, nhưng không ít
những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống hiện đại, và chuyện mẹ chồng nàng
dâu trong gia đình Việt là đề tài muôn thủa của báo chí và nỗi lòng của những cô
gái đang ngấp nghé thềm hôn nhân. Vậy mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
trong xã hội xưa và nay có gì thay đổi? và làm thế nào để mẹ chồng - nàng dâu
xích lại gần nhau hơn?

2


Lý thuyết áp dụng:
*Lý thuyết xung đột:
-Nội dung lý thuyết.
Thuyết xung được xem như một bước phát triển của thuyết cấu trúc chức năng Thuyết xung đột có nhiều nguồn gốc khác nhau như thuyết
Marx, tác phẩm của Simmel về xung đột xã hội…
Trong những năm 1950-1960 nó đã thay thế cho thuyết cấu trúc - chức
năng.Thuyết xung đột được xem như một bước phát triển của thuyết cấu trúc chức năng Thuyết xung đột có nhiều nguồn gốc khác nhau như thuyết
Marx, tác phẩm của Simmel về xung đột xã hội… Trong những năm 19501960 nó đã thay thế cho thuyết cấu trúc - chức năng.
. -Gia đình tiếp cận dưới góc độ lý thuyết xung đột:
Gia đình là một nhóm xã hội gồm nhiều cá nhân có nhân cách, lý

tưởng, giá trị, sở thích, mục đích… khác nhau.
Xung đột là một bộ phận tự nhiên trong đời sống gia đình. Mỗi cá nhân
không phải bao giờ cũng hòa hợp với nhau. Các gia đình thường có bất đồng từ
nhỏ đến lớn. Họ chỉ khác nhau về tần số, mức độ, tính chất, biểu hiện và cách
giải quyết xung đột.
-Cơ sở xung đột của gia đình.
⇒ Cá nhân nào nắm được quyền lực sẽ đạt được mục đích của
mình trong xung đột
Trong các gia đình thời xưa cũng như gia đình hiện đại thì mâu thuẩn
giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng rất phổ biến. Chính việc xác định được cơ sở
của mâu thuẩn đã tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẩn mẹ chồng nàng dâu
được tốt hơn.
*Lý thuyết tương tác biểu trưng:
3


Khái niệm lý thuyết tương tác biểu trưng là quan điểm cho rằng các cá
nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với
các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lý giải chúng. Tất cả các
nhà tương tác biểu trưng đều nhất trí về vai trò trung tâm của con người là khả
năng tạo nên và sử dụng những biểu trưng.
Theo Steven L. Nock (1978), một cách tiếp cận đặc biệt thành công
của các nhàtương tác biểu trưng là nghiên cứu về gia đình như một hệ thống
các vai trò.
Vận dụng lý thuyết này vào xử lý các vấn đề gia đình, các nhà xã hôi học
thấy rằng sẽ rất có ý nghĩa nếu ta coi gia đình như một màn kịch, trong đó các
thành viên đóng vai trò nhất định. Như vậy mỗi thành viên đều phụ thuộc vào
thành viên kjacs khi đóng vao trò của mình. Khi đó:Mỗi thành viên phải xác
định vai trò của mình
Những đòi hỏi chức năng của gia đình

Khi các thành viên được nhận định trong các vị trí nhất định, sẽ biểu
hiện sự thỏa hiệp của họ, để tránh đi sự phá vỡ vai trò.
Muốn tạo nên sự bình đẳng thì sự đòi hỏi của vai trò nên đặt trong sự phù
hợp giữa các tài năng và kỹ năng. Không có sự ngang bằng nhau ở mọi sự vật
(hiện tượng) có vai trò dễ dẫn tới uy tín và thành công, có vai trò dễ thực hiện
hơn vai trò khác. Như vậy các vai trò nhận được những phần thưởng không
ngang nhau, khi đó gia đình phải mặc cả, thỏa thuận.Các vai trò trong gia đình là
sự mặc cả và luôn luôn phát triển.
Như vậy, khi áp dụng vào xử lý vấn đề mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng
dâu ta có thể để hai bên xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ bổn phận của mình
trong gia đình. Hơn nữa, mối quan hệ này ngày nay đã không còn là mối quan
hệ quyền uy nữa mà là mối quan hệ tình cảm nên việc điều chỉnh tâm lý, tình
cảm của mỗi người là cần thiết. Dưới đây là những việc mọi người trong gia

4


đinh nên làm, đặc biệt là mẹ chồng – nàng dâu cần thực hiện với vai trò của
mình để tránh mâu thuẫn, cải thiện mối quan hệ.
Việc xác định được nguyên nhân gây ra xung đột giữa mẹ chồng và nàng
dâu là điều kiện để giải quyết những bất hòa trong gia đình được tốt hơn.
Nội dung chính:
Trong xã hội xưa mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã đi vào ca dao tục
ngữ như thế dăn dạy truyền lại cho con cháu đời sau những bất cập về mối quan
hệ này
Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng.
Để ám chỉ mối quan hệ không lấy gì làm tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng
dâu. Những kẻ lái trâu (buôn trâu) ít khi thật thà, được so sánh với mẹ chồng
quả là mỉa mai! Người phụ nữ ngày xưa bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến,

nào “tam tòng, tứ đức”. Đó là: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng
tử”, và công, dung, ngôn, hạnh; nào nam tôn, nữ ti với “nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô”. v.v. Đã thế nàng dâu còn phải chịu biết bao sự khắt khe do mẹ
chồng đặt ra. Thậm chí khi chồng chết, tuổi xuân còn chan chứa sức sống cũng
đành khóa buồng xuân, nếu mẹ chồng và con cái không cho đi bước nữa. Có
nàng dâu đã phản kháng lại:
Khi xưa ai cấm duyên bà
Bây giờ bà già, bà cấm duyên tôi.

Trong chế độ cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh
hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phog kiến với quan niệm hôn nhân gả bán
cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào mua người lànm không công, trả
cái nợ đồng lần mà chính người mẹ chồng trước đây phải gánh chịu:

5


- “Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan”

- “Trách cha, trách mẹ nhà chàng
Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
Thực vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng”

Trong hoàn cảnh ấy đại đa số những người phụ nữ phải cam chịu, nín
nhịn nhưng cũng có trường hợp, người con dâu tỏ thái độ phản kháng có phần
quyết liệt, cô “đội nón về nhà mình” dẫu biết hành động ấy sẽ bị lên án, bị
không ít tiếng thị phi, cay độc vì trong xã hội xưa còn gì đáng sợ hơn bằng tội
“trốn chúa, lộn chồng”:


“Cô kia đội nón đi đâu
Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi”
Vì hệ thống các tri thức mà người Việt thu thập được đều xuất phát từ
kinh nghiệm của nhiều thế hệ đúc kết thành nên người có kinh nghiệm rất được
coi trọng, và không ai khác đó chính là những người lớn tuổi. Nói cách khác,
trong xã hội nông nghiệp, tri thức tỉ lệ thuận với tuổi tác. Và truyền thống trọng
tuổi già chính là hệ quả của lối tư duy cảm tính, chủ quan và trọng kinh nghiệm
trong văn hóa nhận thức của người Việt Nam.
6


Trong cộng đồng, nếu như các cụ già được tham gia vào bộ máy chính trị làng
xã, được ngồi chiếu trên khi làng có việc,… thì trong gia đình, tiếng nói của
người già lại càng có giá trị. Họ là người truyền kinh nghiệm sống, kinh nghiệm
làm ăn và cách đối nhân xử thế cho con cháu. Bù lại, con cháu có trách nhiệm
chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Với truyền thống và quan niệm “Sống
lâu lên lão lãng” đã ngự trị từ lâu, khi nàng dâu bước vào nhà chồng, trọng trách
giáo dục, hướng dẫn thành viên mới không ai khác chính là người mẹ chồng,
giống như trước đây bà được mẹ chồng của mình trực tiếp hướng dẫn, để rồi sau
này nàng dâu sẽ lại là người uốn nắn con dâu của mình. Để hòa nhập vào gia
đình mới, cô dâu phải thay đổi thói quen và lối sống của mình, phục tùng sự dạy
dỗ và kiểm soát nghiêm khắc của mẹ chồng, và “mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
rất khó tránh khỏi và thường gay gắt khi một bên là quyền uy và sự đòi hỏi quá
cao, còn một bên là tình cảm, lòng tự trọng bị tổn thương, khả năng đáp ứng
cũng như sức lực và sự chịu đựng của con người chỉ có hạn” [Đặng Cảnh
Khanh, Lê Thị Quý 2007: 327]. Nhiều cô dâu vì quá bất bình và uất ức đã phải
rủa thầm một cách cay nghiệt:


Mẹ chồng là mẹ chồng tôi,
Năm bảy cái quạ nó lôi mẹ chồng.
Ngày xưa, trước khi về làm dâu, cô gái còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa
biết đâu là buồng, đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng… Người chồng lại rụt rè, thậm
chí chưa biết mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà
là hợp lý nhất. Mới bước vào nhà chồng đã được ông bà, tổ tiên, cha mẹ chồng
ban phước lộc dồi dào như nước, quan tiền chính là biểu tượng vốn liếng của
riêng mà mẹ chồng trao cho. Có thể nói đây là một phong tục đẹp, vừa hợp lý lại
hợp tình, là bước đầu tạo thiện cảm và sự thân thuộc giữa mẹ chồng và con dâu,
tạo tiền đề cho một mối quan hệ tốt về sau.

7


Tuy nhiên, trong quá trình sống chung, những va chạm do sự khác biệt về tâm
lý, thói quen và quan điểm sẽ không thể tránh khỏi, nhất là giữa hai kẻ vốn
“Khác máu tanh lòng”. Thêm vào đó, với đặc trưng âm tính của mình, phụ nữ lại
càng coi trọng yếu tố tình cảm hơn các thành viên khác. Ai cũng cảm thấy tình
cảm của người con trai – người chồng không dành trọn vẹn cho mình vì người
kia:
“Nhìn từ góc độ tình cảm, người mẹ nào cũng muốn độc chiếm tình cảm của con
trai, người vợ nào cũng muốn độc chiếm tình cảm của chồng, hai người đàn bà
này đều không muốn mất đi hạnh phúc được yêu. Có lẽ vì thế, giữa mẹ chồng
nàng dâu mới tồn tại một chút gay cấn, đôi lúc đề phòng, đôi lúc xa cách, đôi lúc
ghen tỵ nhau, làm cho quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất khó thật sự trở nên gần
gũi và thân mật” [Đỗ Quyên 2009: 88].

“Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu khởi phát ngay từ những ngày đầu của
cuộc hôn nhân với tục thử dâu mới. Có nhiều cách thử con dâu… Về thử tính

nết, mẹ chồng vờ đánh rơi tiền rồi sai con dâu quét nhà xem có trả lại không;
giao thóc đã đong cho con dâu xay giã rồi đong lại; hoặc đưa tiền sai đi chợ mua
bán rồi theo dõi xem có ăn bớt không. Thử ý tứ có thể gồm: bỏ kim khâu và
ngõng cối xay để xem trước khi đem xay con dâu có đưa tay vào khua sờ trong
cối hay không, bắc sẵn nồi chõ lên bếp rồi sai nấu cơm thổi xôi xem có làm cháy
nồi do không soát lại nước trong nồi,… Sau đó là đến việc mẹ chồng chửi mắng,
thậm chí đánh đập con dâu” [Mai Huy Bích 2009: 35].
Câu “Chê mẹ chồng trước đánh đau, gặp mẹ chồng sau mau đánh” đã
khái quát được phần nào sự phổ biến của cảnh mẹ chồng ngược đãi nàng dâu,
đến mức dù có may mắn được lựa chọn một cuộc hôn nhân khác thì nàng dâu
cũng không thể tránh khỏi.

8


Sau khi nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo, văn hóa Việt Nam đã chịu
ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa Trung Hoa. Tư tưởng Nam tôn nữ ti, Trọng
nam khinh nữ, thuyết Tam tòng tứ đức cũng theo đó mà du nhập vào và làm thay
đổi sâu sắc địa vị của người phụ nữ. Nếu như phụ nữ là người có địa vị thấp
kém nhất trong xã hội nói chung và trong từng gia đình nói riêng thì nàng dâu
lại còn có địa vị thấp kém nhất trong số những người phụ nữ. Họ bị chi phối bởi
chồng và gia đình chồng mà trong đó, người mẹ chồng là người đại diện cho gia
đình đối xử với con dâu:
“Quan hệ mẹ chồng nàng dâu là quan hệ giữa hai người phụ nữ với nhau, nhưng
lại ẩn chứa và biểu hiện sự áp bức giới. Vì sự áp bức giới này, nó đã được xã hội
hóa ngấm sâu vào người mẹ chồng, thể hiện ở sự đối xử với con dâu theo khuôn
mẫu định sẵn của xã hội tư tưởng phụ quyền” [Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý
2007: 326].
Chỉ khi cô dâu trở thành mẹ chồng thì họ mới cải thiện được địa vị của mình, và
họ chỉ có thể khẳng định được uy quyền của mình đối với con dâu mà thôi. Hơn

nữa, việc khẳng định uy quyền với con dâu còn là sự trả thù cho những ngược
đãi mà bản thân bà đã chịu đựng trong quá khứ khi về làm dâu nhà chồng. Do
đó mà quan hệ mẹ chồng nàng dâu thường đầy khó khăn và căng thẳng.
Tư tưởng Tam tòng, tứ đức không chỉ quy định cuộc sống lệ thuộc của
người vợ khi chồng còn sống mà còn đeo bám và ràng buộc cuộc sống của họ
ngay khi chẳng may chồng chết. Lúc đó, không ai khác chính bà mẹ chồng sẽ là
người quản lý và kiểm soát cô con dâu. Câu chuyện của nhân vật Nhung trong
tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh là một ví dụ điển hình. Chồng mất sớm,
nàng vò võ nuôi con và vẫn phải làm tròn bổn phận của một nàng dâu trong gia
đình chồng. Dư luận xã hội, rồi sự kiểm soát của bà mẹ chồng và cái gia phong
với tấm bảng vua ban bốn chữ Tiết hạnh khả phong của một bà cụ tổ ở vậy thờ

9


chồng đã khiến nàng không thể nào vượt qua để đến với tình yêu mới!
Nói tóm lại, quan hệ mẹ chồng nàng dâu xưa vốn đã bị chi phối bởi các yếu tố
trong văn hóa bản địa thì nay lại chịu ảnh hưởng của các tư tưởng và học thuyết
của Nho giáo Trung Hoa nên càng trở nên phức tạp và gay gắt hơn. Đến lúc này,
những mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu chính là sản phẩm gián tiếp của
thiết chế xã hội phụ quyền, là sự thể hiện sự bất bình đẳng giới và địa vị thấp
kém trong gia đình của người phụ nữ nói chung và nàng dâu nói riêng.
Trong xã hội ngày nay tuy rằng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không
còn gay gắt như xưa, và không ít mẹ chồng yêu thương con dâu như con gái của
mình, do sự giao lưu văn hóa và tiến bộ xã hội của phương tây nên ít nhiều các
nàng dâu thời hiện đại không bị ám ảnh bởi lễ giáo phong kiến, và những tư duy
cổ hủ.
Trong bài thơ Mẹ của anh của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

Phải đâu mẹ của riêng anh,

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi.
Mẹ tuy không đẻ không nuôi,
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
Bởi vì cô thấu hiểu được công lao của mẹ trong việc sinh thành dưỡng
dục nên người đàn ông yêu quý nhất của đời mình:
Chắt chiu từ những ngày xưa,
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.
Có nàng dâu lại trực tiếp tâm sự cùng mẹ chồng:

Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con,

10


Vì trước con anh ấy là của mẹ.
Và cô nguyện làm một người phụ nữ thứ hai trong lòng người con trai
của mẹ với lý do:

Anh ấy có thể sống với con suốt cả cuộc đời,
Nhưng cũng có thể chia tay ngay ngày mai, có thể.
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ,
Dẫu thế nào con cũng chỉ thứ hai.
(Người đàn bà thứ hai – Phan Thị Vĩnh Hà).
Thực tế cho thấy nếu mẹ chồng nàng dâu đều vượt qua tâm lý coi nhau là
người ngoài và cùng có ý thức vun vén cho hạnh phúc chung của gia đình thì
mọi sự đều tốt đẹp không còn những mâu thuẫn đáng tiếc sảy ra.
Nhìn chung, các nàng dâu trong xã hội hiện đại may mắn hơn nhiều các
thế hệ trước. Đó là mặt tích cực của sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây và quá
trình hiện đại hóa đối với mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Tuy nhiên, trên thực
tế, chính vì sự đề cao lối sống cá nhân và thực dụng kiểu phương Tây đã làm

cho quan hệ gia đình nói chung và quan hệ mẹ chồng nàng dâu nói riêng có
nhiều sự thay đổi theo hướng tiêu cực. Việc các cặp vợ chồng tách hộ ngay sau
khi cưới cộng với sự bề bộn, hối hả của nhịp sống hiện đại đã khiến cho nàng
dâu ít có cơ hội tiếp xúc và thăm nom cha mẹ chồng, mối quan hệ gia đình cũng
trở nên lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết của các thành viên. Bên cạnh đó, chính vì độc
lập về kinh tế, hiện nay lại có thực trạng “nàng dâu áp bức mẹ chồng” thay vì
cảnh “mẹ chồng áp bức nàng dâu”. Đây là một biểu hiện của sự xuống cấp về
đạo đức, bởi trong xã hội nào thì gia đình cũng là nền tảng, cội nguồn của mỗi
thành viên và có lễ nghĩa, tôn ty trật tự và nề nếp gia phong của nó. Do đó, dù
quan niệm Tam tòng tứ đức đã lỗi thời thì nàng dâu hiện đại vẫn phải giữ được
những phẩm chất cần thiết để gìn giữ và xây dựng hạnh phúc gia đình, đó là:
11


“Thứ nhất, có văn hóa, đạo đức, ý tứ đảm đang, biết quán xuyến việc nhà, biết
nuôi dạy con cái; thứ hai, biết tạo không khí đầm ấm thuận hòa trong gia đình,
biết yêu thương chăm sóc chồng con; thứ ba, đối với cha mẹ chồng phải biết
quan tâm, hiếu thuận, lễ độ” [Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý 2007: 330].
Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn đâu đây một số mẹ chồng bảo thủ với đầu
óc nặng sự phân biệt đối xử giữa nàng dâu với con đẻ của mình. Có mẹ chồng
bắt bẻ từng ly, từng tí và luôn lấy nỗi khổ của mình khi xưa để làm thước đo, so
sánh với nàng dâu thời hiện đại. Nào là: Khi xưa tao khổ gấp trăm lần chúng
mày bây giờ, nào là bắt con trai phải dạy vợ theo nếp: “Dạy con từ lúc còn thơ/
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” (ca dao). Nào là: Sao vợ mày không biết sanh con
trai v.v.
Ngược lại cũng có những nàng dâu chưa hiểu đúng nghĩa hai chữ “bình
đẳng”, nên cái gì cũng xử sự kiểu cá mè một lứa thiếu tôn trọng đối với mẹ
chồng. Bởi thế càng làm cho khoảng cách với mẹ chồng ngày một lớn hơn. Và
đến một lúc nào đó thì cuộc “chiến tranh lạnh” sẽ không có đối thoại mà tất yếu
chuyển thành đối đầu. Sự tức giận sẽ “bốc lửa” thui rụi hạnh phúc. Cái gì cũng

có ngưỡng của nó, quá mù ra mưa. Nếu cả mẹ chồng và nàng dâu ở hai thái cực
quá tả hoặc quá hữu thì khó tránh khỏi bi kịch.
Ngày xưa cũng như ngày nay có hơn 1001 lý do để tạo nên sự mâu thuẫn
giữa mẹ chồng và nàng dâu, và nhiều khi ta không thể hòa giải nổi. Lúc đó
người con trai thật tội nghiệp, khó xử. Nếu bảo vệ mẹ để tròn chữ hiếu theo
quan niệm xưa thì đôi khi lại bị vợ hờn giận. Nếu nghiêng về phía vợ thì lại bị
mẹ rầy la: mày sợ vợ, coi vợ hơn cả mẹ, mày là loại “nhất vợ nhì trời”…
Để bảo vệ hạnh phúc gia đình, trong ấm ngoài êm không gì tốt hơn là sự
nhường nhịn “một sự nhịn là chín sự lành”. Mẹ già như chuối chín cây, như đèn
trước gió. Cuộc đời xưa các cụ nếm trải nhiều cực khổ đắng cay, mà đôi khi
nàng dâu chưa thấu hiểu được, nên mới bùng nổ mâu thuẫn. Nhưng đó chỉ là
mâu thuẫn “nội bộ” chứ không phải là mâu thuẫn “đối kháng” như địch và ta. Vì
12


thế, rất cần sự tỉnh táo để điều hòa và giải quyết những mâu thuẫn ấy một cách
có tình có lý. Và bao giờ cũng thế, người con trai cũng như nàng dâu phải luôn
đặt chữ hiếu, chữ nghĩa, chữ tình lên trên trong mối quan hệ ba chiều này.
Người con dâu càng có văn hóa, đã từng trải sóng gió cuộc đời, đã từng
làm mẹ thì càng hiểu rõ tâm lý của mẹ hơn. Và ngược lại những mẹ chồng càng
thương con trai, càng cảm thông với nàng dâu thì mẹ sẽ coi nàng dâu như chính
con đẻ của mình, sẵn sàng chia sớt với nàng dâu mọi vất vả, gian lao, quyết xóa
tan những quan niệm, những ứng sử xấu mà dân gian từ xưa đã gán cho mẹ
chồng, nàng dâu.
Như vậy là, quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ khi văn hóa Việt Nam chịu
ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến nay đã dần được cải thiện và khác về
chất so với trước đây. Việc mẹ chồng đối xử cay nghiệt với nàng dâu, nàng dâu
luôn đối phó với mẹ chồng đã và đang có sự thay đổi theo bước phát triển, nhịp
sống văn minh của xã hội ở đất nước ta. Tuy nhiên, nếp sống, nếp nghĩ cũ cũng
chưa hẳn đã được xóa bỏ. Ở đâu đó trong từng gia đình, mâu thuẫn và va chạm

giữa mẹ chồng nàng dâu vẫn xảy ra. Dù các nàng dâu hiện đại đã thoát khỏi
phận “ăn nhờ ở đậu” nhưng họ lại vấp phải những khó khăn mới mà không phải
ai cũng vượt qua được như mâu thuẫn về tiền bạc, chăm sóc con cái, sự khác
biệt về tính cách, tâm sinh lý,…. Và “số vụ ly hôn gần đây có nguyên nhân
không phải do mâu thuẫn vợ chồng mà do nàng dâu mâu thuẫn với mẹ chồng
hoặc gia đình chồng chiếm một tỉ lệ không nhỏ” [Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị
Quý 2007: 327].
Do đó, quan hệ mẹ chồng nàng dâu vẫn đóng một vai trò hết sức lớn
trong việc tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình, và hơn thế nữa, mối quan hệ
này và hệ quả của nó không chỉ là vấn đề của gia đình mà còn là vấn đề chung
của toàn xã hội.
Kết luận:

13


Dù ở thời đại nào gia đình cũng phải có nền tảng nguồn cội của nó, có
lễ nghĩa, phép tắc và tôn ti trật tự, nề nếp gia phong đàng hoàng, kể cả cách đối
nhân xử thế, giữa cha mẹ, con cái trong gia đình. Người phụ nữ là người giữ lửa
trong gia đình.
Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu hòa thuân thì gia đình êm ấm, mẹ chồng
– nàng dâu mâu thuẫn dẫn đến xung đột, cãi vã, đôi khi làm hạnh phúc gia đình
tan vỡ. Vì vậy mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không chỉ là vấn đề trong gia
đình mà còn là vấn đề xã hội. Việc mẹ chồng đối xử cay nghiệt với nàng dâu và
nàng dâu luôn đối phó với mẹ chồng không thể tồn tạ mãi và thưc tế đang có
những thay đổi theo bước phát triển, nhịp sống văn minh của xã hội, ở đất nước
ta.
Nguồn Tài liệu tham khảo:
-


Lịch sử & lý thuyết xã hội học / Lê Ngọc Hùng : Đại học Quốc
gia, 2002

-Gia đình học, Đặng Cảnh Khang – Lê Thị Quý, Nhà xuất bản Chính trị .
-Hành chính.Đề tài: Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu trong gia đình Việt
Nam hiện đại
-Giáo trình Xã hội học gia đình Mai Huy Bích Đại học Quốc gia, 2009
-Đạo ứng xử Mẹ chồng nàng dâu Đỗ Quyên 2009

14



×