Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Xung đột trong quan hệ vợ chồng ở các gia đình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.16 KB, 12 trang )

Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

Danh mục
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………...2
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu…………………………………………….3
Vận dụng lý thuyết để giải thích vấn đề……………………………………..6
Biện luận xu hướng của vấn đề trong tương lai………………………….....11
Kết luận………………………………………………………………..……14
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………….....16

Bài tiểu luận cuối kì

1


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

Đề tài: Xung đột trong quan hệ vợ chồng ở các gia đình hiện nay.
Bài viết:
1.Tính cấp thiết của đề tài:


Gia đình vốn là tế bào của xã hội, là ngôi tr ường đầu đ ời đ ối v ới m ỗi m ột con
người. Ngay từ khi loài người xuất hiện, con người đã buộc phải liên k ết v ới nhau
thành nhóm để sinh sống. Sự liên kết ấy bao gồm từ nhỏ đến l ớn nh ư gia đình, làng,
xã Trong sự liên kết ấy có một qui luật tự nhiên là người đàn ông liên k ết v ới ng ười
đàn bà để sản sinh ra những con người mới nhằm để duy trì nòi gi ống. Tr ước đây, v ợ
chồng liên kết theo kiểu quần hôn, dần dần gia đình đ ược phát tri ển tr ở thành gia
đình tiến bộ là một vợ một chồng như hiện nay. gia đình vốn được k ết h ợp b ởi hai
người khác giới : một người nam và một người nữ khi đến tuổi tr ưởng thành họ k ết
hợp với nhau để tạo thành một gia đình mới, tr ước sự ch ứng ki ến c ủa h ọ hàng hai
bên và chấp nhận cũng như chứng giám của pháp luật . Khi m ột gia đình m ới xu ất
hiện thì lúc đó cũng chính là lúc có thêm bao nhiêu mối quan h ệ m ới đ ối v ới hai
người nam nữ này nhưng có lẽ điều cần nói là quan h ệ tr ực ti ếp c ủa v ợ ch ồng trong
gia đình mới ( về cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần). Khi truy ền l ại s ự
sống con người cho dòng dõi mình, ngưòi nam và người n ữ có t ư cách là v ợ ch ồng và
cha mẹ. Tục ngữ ca dao Việt Nam cũng có viết về vợ chồng “ V ợ chồng, là nghĩa già
đời”
Gia đình và quan hệ vợ chồng gắn liền với một chế độ xã hội. Nó phát tri ển và
biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, phản ánh trạng thái phát tri ển c ủa ch ế
độ xã hội đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển m ạnh mẽ c ủa xã h ội
đã kéo theo những biến đổi to lớn trong đời sống gia đình.Xã h ội thay đ ổi, con ng ười
thay đổi, lối sống của họ thay đổi… và liền theo đó là bao vấn đ ề khác liên quan đ ến
con người cũng thay đổi.Chính vì vậy mà vấn đề mâu thuẫn gia đình t ất nhiên không
nằm ngoài phạm vi ấy. Mâu thuẫn gia đình là một vấn đề muôn thu ở, con người
sống với nhau không ít thì nhiều bao gi ờ cũng có mâu thu ẫn. Khi hai ng ười chung
sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại và điều gì làm cho họ r ời xa nhau? Mâu
thuẫn gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa số ng ười và đ ược nhi ều ng ười
quan tâm. Mỗi con người đều muốn giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc s ống
hôn nhân của mình, sự giải quyết này có thể làm cho người ta gần nhau h ơn ho ặc
làm cho người ta xa nhau. Sự ổn định và phát triển c ủa quan h ệ hôn nhân và gia đình
phụ thuộc vào việc giải quyết những mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường nhi ều chi ều và

phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân, nếu người này không chú ý đ ến nhu c ầu c ủa
người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho
hôn nhân trở nên xấu đi.
Dưới góc độ xã hội học , gia đình được coi là hạt nhân c ủa xã h ội.M ối quan h ệ
giữa vợ và chồng trong gia đình có vai trò quan tr ọng đến độ bền vững c ủa hôn nhân
và sự phát triển của xã hội.Một gia đình hạnh phúc là m ột gia đình hòa thu ận , trong
đó các thành viên luôn biết quan tâm , cảm thông , chia s ẻ và là ch ỗ d ựa v ững ch ắc
cho nhau.Sự phát triển bền vững của gia đình là n ền tảng phát tri ển b ền v ững cho

Bài tiểu luận cuối kì

2


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

sự phát triển xã hội nói chung và sự tăng trưởng kinh tế nói chung.Quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển đã kéo theo nh ững s ự bi ến đ ổi trong
mọi mặt của đời sống xã hội , trong đó có sự biến đổi về lối sống , văn hóa uwgs x ử…
Điều đó dẫn đến những xung đột trong đời sống gia đình hi ện nay , trong đó có xung
đột vợ chồng. Mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng thực ra chỉ là một bước đi t ự
nhiên của lịch sử, để tìm hướng đi mới vào tương lai, đạt đến một trình đ ộ phát
triển cao hơn, phù hợp hơn. Gia đình, muốn t ồn tại và phát tri ển b ền v ững, ph ải tr ở
thành một thực thể hài hòa, biết chấp nhận và quản lý mâu thu ẫn m ột cách h ợp lý.
Nếu giải quyết tốt, các mâu thuẫn có thể giúp cho các quan hệ được c ủng cố. Trái
lại, khi mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột có thể gây nên nh ững
chấn thương về tâm lý, làm bùng lên ngọn lửa thù địch và gây nên sự ph ẫn u ất và
chia ly. Mâu thuẫn vừa có khả năng tạo ra sự xây d ựng cũng nh ư phá ho ại trong các

quan hệ. Điều này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát tri ển xã h ội ở Vi ệt
Nam.Chính từ những điều trên tôi quyết định chọn hướng làm đề tài “ Xung đ ột
trong quan hệ vợ chồng ở các gia đình hiện nay”.
2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Gia đình luôn là đề tài vừa đa d ạng , phong phú , v ừa g ần gũi nh ưng cũng ch ứa
đựng nhiều mới lạ .Trên nhiều khía cạnh , xung đột vợ chồng còn t ồn t ại nhi ều vấn
đề nan giải cho các nhà nghiên cứu quan tâm t ới vấn đề này. Đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về xung đột hay mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình.Đ ầu tiên ph ải
kể đến một công trình lớn về gia đình mang tầm chất vĩ mô đó là “ Vi ệt Nam phong
tục” (1915) của Phan Kế Bình và “ Việt Nam văn hóa s ử c ương “ (1938) c ủa Đào Duy
Anh.Các tác phẩm này đã nêu lên mối quan hệ v ợ ch ồng , cha con , vi ệc giáo d ục con
cái trong gia đình Việt Nam truyền thống và những xu hướng biến đổi của nó tr ước
ảnh hưởng của văn hóa phương Đông.
Trong cuốn “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và nh ững y ếu t ố ảnh h ưởng” –
TS Vũ Huy Tuấn – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội – 2003 , tác gi ả phân tích d ựa trên
các số liệu trong các nghiên cứu định tính và định lượng về gia đình khoảng 10 năm
trở lại đây .Tác giả đã nêu được mức độ mâu thuẫn , nguyên nhân d ẫn đến nh ững
mâu thuẫn , đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến mâu thu ẫn .Tuy
nhiên đề tài dựa trên kết quả nghiên cứu , ỏ nhi ều địa phương khác nhauu nên các
hình thức mâu thuẫn không mang tính đặc trưng cho từng vùng mi ền mà ch ỉ mang
tính khái quát.
Ngoài ra có rất nhiều đề tài nghiên c ứu khoa h ọc liên quan đ ến v ấn đ ề xung đ ột
vợ chồng điển hình như đề tài của “Tìm hiểu xung đột vợ chồng trong gia đình người
dân xã Lộc Hòa , thành phố Nam Định , tỉnh Nam Định hiện nay”- Hoàng Th ị Lan
Phương - 2005.Luận văn tốt nghiệp.Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ,
Đại học quốc gia Hà Nội.Kết quả cho thấy phần lớn thì v ợ chồng đ ều nh ận th ấy giá
trị của gia đình và hôn nhân , sự cần thiết của việc duy trì m ột gia đình hòa thu ận
hạnh phúc.Cách nhìn nhận về vị thế người phụ nữ của các gia đình ở đây đã có s ự
tiến bộ , tuy nhiên vẫn chưa trên quan điểm bình đẳng gi ới.Các hình th ức bi ểu hi ện
của xung đột xảy ra phổ biến trong các gia đình là cãi nhau , m ắng ch ửi và im l ặng ,

chiến tranh lạnh.Những hình thức này ít mang tính bạo l ực v ề th ể ch ất nh ưng có

Bài tiểu luận cuối kì

3


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần.Các hình thức xung đột mang tính ch ất
bạo lực hơn như nhạo báng, đánh-tát-xô ngã, cấm đoán , đuổi ra khỏi nhà ít xảy ra.
Nghiên cứu cũng cho thấy tính phổ bi ến c ủa xung đ ột v ợ ch ồng không ch ỉ x ảy ra
ở mọi gia đình , mà còn nhiều vấn đề trong đời sống của m ột gia đình.Trong vi ệc
thực hiện chức năng kinh tế , quản lí chi tiêu , t ừ vi ệc phân công lao đ ộng , nuôi d ạy
con cái đến sự giao tiếp giữa vợ và chồng , những quan hệ của các thành viên trong
gia đình , những quan hệ bên ngoài gia đình đều có thể dẫn đến xung đột vợ chồng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hạnh (2009) “ Th ực tr ạng mâu thu ẫn
vợ chồng trong gia đình hiện nay” .Báo cáo thực t ập .Khoa Xã h ội h ọc , Tr ường đ ại
học Khoa học xã hội và nhân văn ,Hà Nội cho thấy xung đột trong quan h ệ v ợ ch ồng
là một hiện tượng khách quan thường diễn ra trong thực tiễn cuộc sống.Nh ững s ố
liệu thống kê của đề tài này cho thấy :Mặc dù đa số các gia đình đ ều yên ấm , v ới
bầu không khí chân tình , quan tâm và hi ểu biết l ẫn nhau , tuy nhiên xung đ ột v ợ
chồng vẫn diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các gia đình .Th ời đi ểm x ảy ra các hi ện
tượng này phân bố dọc theo đời sống vợ chồng theo quy luật gi ảm d ần cùng s ố năm
kết hôn.Cao điểm của nó là 1-3 năm đầu sau khi kết hôn , t ập trung nhi ều vào lúc
xuất hiện đứa con đầu lòng.Kết quả cũng chỉ ra các nguyên nhân hàng đầu gây ra
hiện tượng xung đột trong quan hệ vợ chồng ở các khách thể đ ược kh ảo sát đó là
ngoại tình , khó khăn kinh tế , thiếu thốn vật chất , thi ếu kĩ năng giao ti ếp ứng x ử ,

thiếu tôn trọng , tin cậy lẫn nhau . Sự khác biệt gi ữa hai v ợ chồng về nhi ều mặt cũng
là một nguyên nhân quan trọng.Cách xử lý xung đột trong quan h ệ v ợ ch ồng r ất đa
dạng , phụ thuộc vào từng hoàn cảnh , tùy tính chất mối quan h ệ , trình đ ộ nh ận
thức cá nhân trong những thời điểm cụ thể .Đại đa số các khách thể chọn ph ương án
“ chờ lúc bình tĩnh , trao đổi một cách ôn hòa cởi mở”
Chúng ta có thể thấy xã hội thay đổi đồng hành với nó là s ự thay đ ổi nhi ều m ặt
của đời sống và cả các quan hệ trong gia đình cũng sẽ thay đ ổi mâu thu ẫn gia
đình.Những mâu thuẫn đó dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ d ừng
lại việc làm đảo lộn văn hóa của gia đình nó còn gây ảnh h ưởng t ới các th ế h ệ khác
trong gia đình có những cặp vợ chồng mâu thuẫn hậu quả l ớn nhất c ủa nh ững mâu
thuẫn đó là tình trạng li hôn diễn ra cũng khá phổ bi ến trong nh ững năm g ần
đây.Theo một bài đăng trên báo phụ nữ “ Các dạng mâu thuẫn gia đình và hâu qu ả
của sự ly hôn” tìm hiểu được qua mục tâm tình với chị THANH tâm trên báo ph ụ n ữ
việt nam có viết:“Trong cơ cấu đổi mới, con người cũng phải thay đổi cùng với xã hội.
Rất nhiều nhà khoa học xã hội đã lo lắng về vấn đề con người; có thể có quá nhiều thay đổi
làm con người bị” ngợp” và làm con người đội khi không kiểm soát nổi bản thân. Xã hội
thay đổi, con người thay đổi , lối sồng của họ thay đổi v.v… và liền theo đó là bao vấn đề
khác liên quan đến con người cũng thay đổi Vấn đề mâu thuẫn gia đình và ly hôn tất nhiên
không nằm ngoài phạm vi ấy. Con số ly hôn hiện nay ở mức báo động; cùng với mức ly
hôn là vấn đề liên quan : con cái, nhà cửa, kinh tế, việc làm.. cũng thay đổi theo. Đôi khi,
cái thay đổi chưa bao giờ chúng ta gặp. Hậu quả sau ly hôn ngay chính người ly hôn cũng

Bài tiểu luận cuối kì

4


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học


không thể biết trước một cách đầy đủ được.Mâu thuẫn gia đình là một vấn đề muôn thưở,
con người sống với nhau không ít thì nhiều bao giờ cũng có mâu thuẫn. Khi hai con người
chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại , và điều gì đã làm cho họ rời xa nhau? Mâu
thuẫn nào là mâu thuẫn ở dạng nhẹm khó đưa đến ly hôn, và mâu thuẫn nào là mâu thuẫn
nặng, dễ đưa đến ly hôn? mâu thuẫn gia đình của những năm trước khác với các mâu thuẫn
của những năm sau. Mâu thuẫn gia đình có thể do kinh tế, vô sinh ,do không chung thuỷ…
nhưng bao giờ cũng vậy, mâu thuẫn gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa số người
và được nhiều người quan tâm”
Vấn đề xung đột từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội học , là mối
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Nhìn chung thì các công trình nghiên cứu , các đề
tài khoa học và các bài viết về gia đình Việt Nam đã phản ánh khá co bản và toàn diện về
gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.Những công trình nghiên cứu giàu hàm
lượng tri thức , được phản ánh công phu trong nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc ,
người nghiên cứu những cái nhìn tổng thể , bao quát về hình ảnh gia đình Việt Nam xưa và
nay.Trên cơ sở nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây tôi quyết định chọn hướng
nghiên cứu của mình với đề tài “ Xung đột trong quan hệ vợ chồng ở các gia đình hiện
nay”.Vì chỉ là hướng nghiên cứu nên bài viết của tôi chỉ mang tính tổng quát kết quả của
các nghiên cứu trên cơ sở vận dụng lý thuyết để giải thích.
3: Vận dụng lý thuyết để giải thích vấn đề.
3.1: Lý thuyết xung đột:
Lý thuyết xung đột trong xã hội học chỉ ra rằng xung đột là tự nhiên và không thể
tránh khỏi trong tất cả các quan hệ tương tác của con người.Do vậy, khác với việc nhấn
mạnh đến trật tự , cân bằng , hòa hợp hoặc duy trì hệ thống của thuyết chức năng ,lý thuyết
xung đột tập trung vào việc nghiên cứu , kiểm soát và giải quyết các xung đột.Xem xung
đột không phải là có tính tiêu cực , phá vỡ hệ thống và sự tương tác của con người , mà
đúng hơn xung đột là vốn có trong tất cả các hệ thống và sự tương tác , kể cả trong quan hệ
hôn nhân và gia đình .Nếu các chuẩn mực và mục tiêu trong hôn nhân và gia đình thường
xảy ra xung đột , vấn đề không phải là lảng tránh xung đột mà đó mà là giải quyết nó.Khi
xung đột được giải quyết nó không còn là yếu tố phá vỡ quan hệ hoặc chỉ mang lại những

hậu quả tiêu cực , mà trái lại nó củng cố các quan hệ , tạo sự thay đổi và kết quả là quan hệ
trở nên có ý nghĩa hơn trước. Gia đình cơ bản của lý thuyết xung đột trong xã hội học cho
rằng mâu thuẫn là tự nhiên và hông thể tránh khỏi tất cả các quan hệ tương tác của con
người.Do vậy , khác với việc nhấn mạnh trật tự , cân bằng , hòa hợp hoặc duy trì hệ thống
của thuyết chức năng , lý thuyết xung đột tập trung vào việc nghiên cứu , kiểm soát và giải
quyết các xung đột.
Vận dụng quan điểm trên vào đề tài ta thấy mâu thuẫn , xung đột là quy luật phổ biến
trong đời sống xã hội .Xét dưới góc độ đời sống vợ chồng , mâu thuẫn , xung đột là biểu
hiện của sự không thống nhất giữa hai cá nhân kể cả trong nhận thức , thái độ và hành

Bài tiểu luận cuối kì

5


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

vi.Nghiên cứu về xung đột vợ chồng trong các gia đình hiện nay cho thấy , sự bất đồng
giữa vợ và chồng là điều không tránh khỏi .Vấn đề ở chỗ , phải biết đối diện với hiện thực
và cải tạo nó .Sự đa dạng trong các nguyên nhân , hình thức , cách thức giải quyết xung đột
sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau.
Theo số liệu nghiên cứu về xung đột trong các gia đình trẻ được thực hiện từ tháng 3
đến tháng 5 năm 2003 tại các phường Thành Công , Giảng Võ , Ngọc Khánh , Đội Cấn
thuộc quận Ba Đình – Hà Nội của Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh và sinh viên Nguyễn Bích
Hòa cho thấy tần số xuất hiện mâu thuẫn , xung đột gia đình thường xuyên chiếm 21,4% ,
rất thường xuyên là 2,9% hiếm khi là 14,3% ( Nguồn: Tạp chí Khoa học về phụ nữ - số 2 /
2004,tr.21).Số liệu khảo sát cho thấy hiện tượng mâu thuẫn xung đột trong gia đình là rất
phổ biến , tính chất của mâu thuẫn xung đột vợ chồng rất nghiêm trọng chiếm 2,0% ;

nghiêm trọng là 17,9% ; ít nghiêm trọng là 53,6% ( Nguồn: Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 2/2004 , tr.21).Tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét mức độ biểu hiện của xung đột
trong gia đình hiện nay là:chửi mắng chiếm 14,3% , chiến tranh lạnh và cãi cọ chiếm %
lớn nhất ( 44,3% và 46,4%), ngoài ra còn có các biểu hiện khác là đập phá đồ đạc , xô xát
đánh đập…
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Lan Phương “ Tìm hiểu xung đột vợ chồng trong gia
đình người dân xã Hòa Lộc , thành phố Nam Định , tỉnh Nam Định hiện nay” nghiên cứu
cho thấy hình thức xung đột xảy ra phổ biến trong gia đình hiện nay là cãi nhau , mắng
chửi , chiến tranh lạnh.Tuy nhiên theo tác giả thì mức độ xảy ra hình thức này có sự chênh
lệch về số năm kết hôn của các cặp vợ chồng : hình thức cãi nhau nhiều nhất trong các vợ
chồng kết hôn dưới 1 năm (87,5%) , trong khi đó hình thức này ở các vợ chồng kết hôn 10
năm là (68,7%).Hình thức mắng chửi xảy ra ở những vợ chồng kết hôn từ 5-10 năm
(36,4%), mức độ các hình thức im lặng và chiến tranh lạnh tăng dần theo các năm kết hôn
ở những gia đình kết hôn dưới 1 năm là 25% , kết hôn từ 1-5 năm tăng lên 39,1% ; kết hôn
từ 5-10 năm là 40,9% và trên 10 năm là 43,3%.
Qua các số liệu trên cho ta thấy rõ được các hình thức xung đột hiện nay rất phổ biến
đó là chửi mắng , chiến tranh lạnh và cãi cọ các hình thức này có chiều hướng thay đổi
khác nhau với số năm kết hôn của các cặp vợ chồng.Nhũng mâu thuẫn này gây ra những
hậu quả tiêu cực trong quan hệ hôn nhân và gia đình , xung đột gia đình giống nhu con dao
hai lưỡi nó ảnh hưởng tới mức nào là do người sử dụng nó.Ảnh hưởng đầu tiên đó là tới
con cái những mâu thuẫn gia đình của vợ chồng dễ gây cho trẻ tổn thương về tâm lý mất đi
chỗ dựa vững chắc cho nó.Theo bài viết : “ Phát hiện và chữa trị rối nhiễu tâm lý ở trẻ em”
được đăng trên Báo Nhân dân số 11/04/2007 đã đưa tin: “ Trong nhiều gia đình , các mâu
thuẫn , xung đột về quan điểm , chuẩn mực giá trị xã hội , sự ly thân , ly hôn , sự thiếu
gương mẫu , bạo lực trong gia đình , thô bạo trong việc dạy com … chiếm 2/3 nguyên
nhân gây rối loạn hành vi , chống đối , trầm cảm , nghiện hút…ở trẻ em….Tình trạng này
kéo dài sẽ khiến trẻ em kém phát triển về trí tuệ.”Khi cha mẹ xung đột , con cái sẽ không
được chăm sóc đầy đủ làm trẻ cảm thấy buồn chán , ảnh hưởng đến việc nhân cách của đứa
trẻ.Việc này xảy ra thường xuyên cũng dẫn tới việc hình thành ở đứa trẻ tính cách thích

Bài tiểu luận cuối kì


6


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

dùng bạo lực , nóng giận , ích kỷ , ít quan tâm đến người khác.Tiếp tới là ảnh hưởng đến
quan hệ hôn nhân của họ làm cho cả 2 lúc nào cũng trong tình trạng buồn chán , mệt mỏi ,
không tập trung được vào công việc , làm rạn nứt tình cảm , quan hệ vợ chồng trở nên căng
thẳng tệ hơn là dẫn tới ly hôn.
Có thể thấy xung đột vợ chồng mang đến những hệ quả rất lớn làm rạn nứt tình cảm ,
ảnh hưởng tới con cái , gây đổ vỡ gia đình làm cho cả hai mất tập trung vào công việc và
luôn trong tâm lý mệt mỏi chán nản.
3.2. Lý thuyết vai trò:
Theo nhà tâm lý học , xã hội học Herbert Mead , vai trò giống như là kết quả của quá
trình tương tác mà trong đó các vai trò vừa tập tành , vừa sang tạo.Bất cứ vai trò nào cũng
tham gia vào các quan hệ với các vai trò khác nhau .Vận dụng quan điểm vào đề tài này ,
chúng ta thấy trong quan hệ hôn nhân và gia đình , mỗi người vợ và người chồng đều có
một vị thế - vai trò nhất định được xã hội và gia đình kỳ vọng .Với địa vị là người chồng
trong gia đình , tương ứng với vị thế đó là người có quyền quyết định lớn nhất .Vai trò của
người chồng được kì vọng là người trụ cột về kinh tế , gánh vác công việc trọng đại , là
một người mạnh mẽ , quyết đoán .Trong khi với vị thế của người vợ , hành vi được mọi
người kì vọng là người tề gia nội trợ trong gia đình , đảm nhiệm các công việc nhẹ nhàng ,
là chỗ dựa tinh thần cho gia đình và phụ thuộc vào người chồng.Đối với nam giới thì đi
làm đồng nghĩa với việc họ cũng đang chăm sóc con cái , đang chăm lo cho gia đình ,
trong khi đó việc phụ nữ đi làm thường bị coi là giảm sự chú ý đến vai trò làm mẹ , nói
cách khác cùng đi làm kiếm sống nhưng ở mỗi giới việc đó lại được gán cho những ý
nghĩa khác nhau bởi với xã hội họ đã có những địa vị khác nhau.Những vị thế mà xã hội đã

gán cho họ cũng là một trong những ảnh hưởng nguyên nhân gây nên các mâu thuẫn của
vợ chồng.
3.3: Lý thuyết biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội là sự thay đổi xã hội từ một ngưỡng phát triển này sang một ngưỡng
phát triển khác ( cao hơn hoặc thấp hơn) về chất , xét dưới góc độ tổng thể các thiết chế và
cấu trúc xã hội.Lý thuyết chức năng : Theo thuyết này , sự biến đổi xã hội là do sự biến đổi
các thiết chế xã hội , bình thường các thiết chế phát triển cân đối , hài hòa và tạo ra sự phát
triển ổn định của xã hội.Nhưng khi xảy ra sự biến đổi đột ngột của một thiết chế nào đó ,
nó sẽ kéo theo sự biến đổi của toàn xã hội .Vận dụng lý thuyết này vào đề tài ta thấy gia
đình Việt Nam luôn biến đổi và phát triển theo sự biến đổi của xã hội.Từ gia đình truyền
thống chuyển sang gia đình hiện đại với sự kết hợp cả bản sắc văn hóa trong nước và văn
hóa ngoại lai.Do đó , nghiên cứu xung đột vợ chồng trong gia đình được đặt trong sự biến
đổi chung của gia đình và xã hội , của truyền thống và hiện đại , của phong tục tập quán và
khoa học kĩ thuật …để có thể đánh giá về vấn đề xung đột một cách sâu sắc.
Trong đề tài “ Thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình nông thôn”- Nguyễn Thị
Nhàn – 2007.Luận văn tốt nghiệp khoa Xã hội học , Trường Đại học Công Đoàn , Hà Nội

Bài tiểu luận cuối kì

7


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

có nhắc tới ảnh hưởng của phong tục tập quán tới mâu thuẫn vợ chồng “ Biến đổi xã hội là
kết quả của những thay đổi về công nghệ , thay đổi định hướng giá trị và những yếu tố
khác làm xuất hiện những chuẩn mực mới , những điều kiện mới và những cơ hội mới cho
sự lựa chọn .Sự tồn tại đồng thời của những chuẩn mực truyền thống và những chuẩn mực

mới là cơ sở xã hội cho sự tồn tại của những xung đột giữa các cá nhân và nhóm.Khi cá
nhân hoặc nhóm định hướng mạnh đến những chuẩn mực , giá trị truyền thống thì sẽ nảy
sinh xung đột với những cá nhân hoặc nhóm định hướng mạnh đến những chuẩn mực và
giá trị mới”.Có thể thấy khi người vợ hoặc người chồng có những nhận thức khác nhau về
vai trò của gia đình thì xung đột vợ chồng sẽ nảy sinh , dù đó là chuyện nhỏ hay chuyện
lớn . Nó bắt nguồn từ chính những chuẩn mực xã hội về những đặc điểm tính cách khác
nhau giữa nam giới và nữ giới được hình thành trong quá trình xã hội hóa.Những kỳ vọng
về đặc tính nam giới và nữ giới , hành vi vai trò trong gia đình và những yếu tố quyết định
sự thành đạt của nam giới và nữ giới , tất cả gắn kết với nhau phản ánh những giá trị truyền
thống.Tuy nhiên những đặc điểm và vai trò của của nam giới nói chung được đánh giá cao
hơn và uy tín hơn , dẫn đến khả năng kiểm soát các nguồn lực và ra quyết định lớn hơn so
với địa vị , quyền lực tương ứng của phụ nữ .Khi những vấn đề càng được đánh giá cao
trong thang bậc giá trị của gia đình và xã hội mà sự khác biệt giữa kỳ vọng và hành vi của
người chồng và người vợ càng lớn thì xung đột càng lớn.
Theo kết quả nghiên cứu đề tài của Nguyễn Thị Nhàn cho thấy nguyên nhân gây nên
các mâu thuẫn chủ yếu là do trình độ học vấn , quan niệm về giá trị , lối sống…; quan niệm
của xã hội ( quan niệm về thu nhập trong gia đình , cách dạy con cái.) . Từ đây chúng ta có
thể thấy rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn , xung đột trong gia đình là
khi người vợ và người chồng có quan điểm về lối sống , quan niệm về giá trị khác
nhau.Tiếp đó là sự chênh lệch về học vấn như ta thấy thì các cặp vợ chồng với trình độ học
vấn từ cấp I –III thì mức xung đột xảy ra rất thường xuyên trong khi ở mức từ cao đẳng đại
học trở nên thì mức độ thỉnh thoảng lại chiếm % lớn.Quan niệm về thu nhập cũng vậy
người phụ nữ thường bị coi là có thế yếu hơn nên khi cả 2 cùng đi làm nhưng vai trò của
mỗi người khác nhau bị gắn những vai trò khác nhau có ý nghĩa khác nhau hi cùng chăm
sóc con cái.Quan niệm về giáo dục con cái trong gia đình thì đối với gia đình Việt Nam thì
việc giáo dục con cái chủ yếu là do người vợ bởi mỗi khi con cái của họ làm sai việc gì thì
trách nhiệm lại được đổ lên người mẹ “ con hư tại mẹ”.Đó chính là những cách nhìn nhận
sai lệch về vai trò giáo dục con cái trong gia đình đáng nhẽ đó phải là trách nhiệm của cả 2
bên , cả 2 người cần có sự bàn bạc để tìm ra biện pháp và cách giáo dục con cái tốt nhất
chứ không nên ỷ nại vào một bên và gắn cho họ trách nhiệm như xã hội và những giá trị

truyền thống đã áp đặt.Chúng ta có thể thấy có một số lĩnh vực khác cũng gây nên tình
trạng mâu thuẫn gia đình như là việc quản lý chi tiêu trong gia đình , tình dục , những quan
hệ với họ hàng …Việc quản lý chi tiêu trong gia đình rất hay gây nên mâu thuẫn , việc
người chồng đi làm và việc chi tiêu dành cho người vợ là một vấn đề rất hay nảy sinh mâu
thuẫn đó là do cách nhìn nhận của người nam giới họ chỉ biết đi làm mà không hề biết các
khoản phải chi tiêu cho gia đình làm cho nảy sinh mâu thuẫn liên quan tới tiền bạc.Họ cảm
thấy việc mình đi làm vất vả mà số tiền dành dụm lại không được như họ mong muốn từ
đó dẫn đến sự nghi ngờ lẫn nhau , từ đó xuất hiện xung đột.Hay các quan hệ với họ hàng

Bài tiểu luận cuối kì

8


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

nếu như có sự xích mích giữa vợ hoặc chồng với một thành viên trong họ hàng cũng có thể
là nguyên nhân gây nên xung đột vợ chồng.Tất cả các lĩnh vực gây nên mâu thuẫn trên có
thể tóm lại các nguyên nhân gây nên các xung đột đó là do khó khăn về kinh tế , thiếu thốn
vật chất , thiếu kĩ năng giao tiếp ứng xử , thiếu tôn trọng , tin cậy lẫn nhau.Chất lượng hôn
nhân và sự ổn định có mối quan hệ với nhau.Tuy nhiên vì những nguyên nhân khác nhau ,
hôn nhân có thể tan vỡ hoặc kéo dài mặc dù có nhiều xung đột .Chừng nào những vấn đề
xảy ra không đến mức nghiêm trọng , hôn nhân được xem là tương đối thành công.
4.Biện luận về xu hướng của vấn đề trong tương lai.
Có thể nói xung đột là người bạn đồng hành của gia đình và cuộc sống vợ chồng.Khi loài
người co hôn nhân thì cũng xuất hiện xung đột.Xung đột có nhiều dạng khác nhau và mức
độ ảnh hưởng của nó tới gia đình cũng khác nhau.Mỗi người đều lựa chọn cho mình cách
giải quyết nó.Sự giải quyết này có thể làm cho người ta gần nhau hơn hoặc làm cho người

ta xa nhau. Người xưa có câu “ bát đũa còn có khi xô” huống chi là cuộc sống vợ chồng
với rất nhiều những quan hệ phức tạp , chịu sự chi phối của nhiều yếu tố .Xung đột vừa là
sự thử thách của hôn nhân , vừa là sự điều chỉnh .Nhờ có xung đột mà vợ chồng hiểu nhau
hơn , xung đột làm cho vợ chồng nhận ra được những điểm khác biệt ,những điều không
hài lòng , những kỳ vọng , những bất mãn của mỗi con người để từ đó điều chỉnh cho hòa
hợp .Tuy nhiên xung đột chỉ có ảnh hưởng tích cực hi nó không gây tổn hại lớn đến nhân
cách , phẩm chất đạo đức của mỗi người. Với một đất nước đang trên đà phát triển như
Việt Nam thì sự thay đổi của xã hội sẽ ngày càng nhanh chóng cũng chính vì vòng quay
nhanh liên hồi này nó sẽ kéo theo sự thay đổi rất nhiều thứ trong xã hội trong đó sẽ bao
gồm cả xung đột vợ chồng.Vấn đề này sẽ càng trở nên căng thẳng và có thể trở nên tệ hại
hơn nếu như các cặp vợ chồng không rút ra được những kinh nghiệm để có thể cùng nhau
tìm biện pháp để cải thiện.Một hệ quả rất nghiêm trọng hiện nay của các xung đột trong
quan hệ vợ chồng đó là ly hôn ngay hiện tại bây giờ hệ quả này cũng chiếm một phần trăm
không nhỏ trong tất cả các hệ quả của xung đột vợ chồng và dự báo trong tương lai nó có
thể sẽ chiếm % lớn hơn khi cơ chế thị trường phát triển hơn các quan niệm xã hội cũng
rộng hơn thoáng hơn trong suy nghĩ hay chính như những giá trị truyền thống sẽ ngày càng
nhạt dần trong cuộc sống của họ. Một ví dụ cụ thể chúng ta có thể thấy rõ hiện nay đó
chính là sự bình đẳng bình quyền cho cả hai giới nam và nữ , chính sự bình quyền này rất
dễ là nguyên nhân gây nên xung đột trong quan hệ vợ chồng khi đó người chồng cảm giác
như mình mất đi vai trò vị thế trụ cột , có quyền quyết định tất cả mọi việc trong gia đình
bởi sự bình đẳng trong tất cả các công việc trong gia đình từ chăm sóc con cái đến nội
trợ…Điều đó có thể làm chon nam giới trở nên tự ái từ đó gây nên xung đột làm cho gia
đình luôn trong cảnh chiến tranh lạnh hay xảy ra cãi cọ rùi thậm chí là xô xát…Có thể nói
xã hội càng phát triển thì kéo theo mọi thứ đều phát triển ngay cả mâu thuẫn gia đình cũng
không là ngoại lệ , đặc biệt trong thời thế đồng tiền của chúng ta đang dần mất giá làm cho
cuộc sống càng trở nên khó khăn trong khi việc chi tiêu cho gia đình cho con cái lại rất lớn
đó cũng là một áp lực rất lớn đối với các cặp vợ chồng đặc biệt là đối với người chồng sẽ
làm cho họ luôn trong tâm trạng mệt mỏi đó cũng là lý do rất dễ xảy ra mâu thuẫn.Ngoài ra
còn rất nhiều những vấn đề có thể nảy sinh dẫn đến mâu thuẫn gia đình nhưng những vấn


Bài tiểu luận cuối kì

9


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

đề chủ yếu vẫn là việc thực hiện chức năng kinh tế , quản lý chi tiêu , phân công lao động ,
chăm sóc con cái đến sự giao tiếp giữa hai vợ chồng dù trong thời nào hiện tại hay tương
lai thì đây vẫn là những vấn đề chủ yếu rất dễ làm nảy sinh mâu thuẫn , xung đột trong
quan hệ vợ chồng.Trong tương lai thì các mâu thuẫn gia đình sẽ càng ngày càng phát triển
mạnh hơn đòi hỏi cần nhiều hơn nữa sự tăng cường hơn nữa việc đa dạng hóa các hình
thức , biện pháp giải quyết các xung đột là rất cần thiết.Đặc biệt là đối với những hộ gia
đình có thu nhập thấp thì khả năng xảy ra mâu thuẫn là rất lớn bởi áp lực kinh tế làm cho
cả hai người cảm giác nặng nề tâm trạng mệt mỏi làm cho người chồng nhiều lúc mất kiểm
soát không kìm chế được dẫn đến những cãi vã và bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.
Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn trong tương lai có thể theo xu hướng bạo lực hơn
so với hiện nay bởi theo những dư luận hiện nay cho thấy các mâu thuẫn vợ chồng có xu
hướng giải quyết bằng bạo lực.Các hình thức xung đột mang tính bạo lực nhiều hơn như
nhạo báng , làm bẽ mặt , đánh tát xô ngã , cấm đoán , đuổi ra khỏi nhà có xu hướng nhiều
hơn.Cũng đã có rất nhiều bằng chứng về việc sử dụng bạo lực trong giải quyết mâu thuẫn
vợ chồng thậm chí hậu quả là tước đi cả sinh mạng của người thân.Các nguyên nhân gây
mâu thuẫn hiện nay chủ yếu dẫn tới việc gây ra những hậu quả nghiêm trọng như do việc
cặp bồ đánh ghen , hay mâu thuẫn với họ hàng đó là những nguyên nhân dễ gây mâu thuẫn
và hậu quả giải quyết cũng nặng nề.Nhưng cũng không hẳn chỉ có tác động tiêu cực như
vậy có thể trong tương lai Đảng và Nhà nước ta có những chính sách hỗ trợ đầu tư phát
triển kinh tế đối với gia đình có thu nhập thấp chú ý quan tâm đến người dân trong tất cả
các lĩnh vực khác của đời sống từ văn hóa đến xã hội và có các vấn đề bảo vệ quyền lợi

phụ nữ và trẻ em thì có thể giảm áp lực cho các cặp vợ chồng từ đó tránh gây nên các mâu
thuẫn trong gia đình.Từ đó có thể đảm bảo được hạnh phúc trong cuộc sống gia đình , tạo
nên sự phát triển bền vững của xã hội.Đặc biệt trong xu hướng chung tiến đến bình đẳng
giới trong mọi lĩnh vực của đời sống , trong gia đình và ngoài xã hội , việc thực hiện lại tùy
thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình để đảm bảo hạnh phúc trong hôn nhân là
mụcđích tối cao và phù hợp với xu thế chung này.Có thể thấy rằng , việc thực hiện các vai
trò gia đình giữa vợ và chồng mang tính chất bổ sung , chia sẻ hơn là sự tách biệt nhằm
giảm căng thẳng vai trò đối với cả người vợ và người chồng.Trên hết , trong cuộc sống gia
đình , nhu cầu tình cảm , sự yêu thương tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ giữa các thành
viên , đặc biệt giữa người vợ và người chồng , phải trở thành nhu cầu cao nhất.
5.Kết luận
Chất lượng hôn nhân và sự ổn định có mối quan hệ với nhau.Tuy nhiên vì những
nguyên nhân khác nhau , hôn nhân có thể tan vỡ hoặc kéo dài mặc dù có nhiều xung
đột.Xung đột chính là đỉnh điểm của sự chín muồi những mâu thuẫn tích tụ từ trước trong
quan hệ vợ chồng , nó phá vỡ thế cân bằng hiện hữu của nhóm nhỏ này.Đằng sau những
cung đột thực chất luôn là những nhu cầu cơ bản của cá nhân không được thỏa mãn ,
những trở ngại này , nâng cấp sự hiểu biết lẫn nhau giữa họ , bằng cách trang bị cho họ khả
năng tự phát hiện ra bản thân , kahr năng đồng cảm với trạng thái tinh thần cuả người bạn
đời , những hiểu biết và chuẩn mực mới về hôn nhân , sẽ tạo những tiền đề tâm lý cho một

Bài tiểu luận cuối kì

10


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

sự hòa nhập sâu sắc , có thể ngăn ngừa , vô hiệu hóa những căng thẳng , xung đột phát sinh

trong gia đình .Sự cởi mở trong lĩnh vực này có ý nghĩa then chốt , nó nâng mỗi người và
quan hệ vợ chồng lên một tầm cao mới .Quan hệ vợ chồng sẽ thay đổi căn bản về bản
chất , dần dần tạo lập được thế cân bằng mới , trở nên ổn định một cách tương đối.
Qua việc nghiên cứu về các đề tài trên thì chúng ta thấy các nguyên nhân gây nên hiện
tượng xung đột trong quan hệ vợ chồng chủ yếu là do khó khăn về kinh tế , thiếu thốn vật
chất , kỹ năng giao tiếp ứng xử , thiếu tôn trọng , thiếu tin cậy lẫn nhau , sự khác biệt giữa
hai vợ chồng…là những nguyên nhân căn bản dẫn tới những mâu thuẫn xung đột trong
quan hệ vợ chồng hiện nay.Các biểu hiện của xung đột xảy ra phổ biến trong các gia đình
là cãi nhau , mắng chửi và im lặng , chiến tranh lạnh.Những hình thức này ít mang tính bạo
lực về thể chất nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần. Cách xử lý trong quan
hệ vợ chồng hiện nay cũng rất đa dạng và phụ thuộc vào từng hoàn cảnh , tùy tính chất mối
quan hệ , trình độ nhận thức cá nhân trong những thời điểm cụ thể.Tính phổ biến của xug
đột vợ chồng không chỉ xảy ra ở mọi gia đình, mà còn ở nhiều vấn đề trong đời sống của
một gia đình.Trong việc thực hiện chức năng kinh tế , quản lý chi tiêu , từ việc phân công
lao động , nuôi dạy con cái đến sự giao tiếp giữa vợ và chồng , những quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình , những quan hệ bên ngoài gia đình đều có thể dẫn đến xung đột
vợ chồng.
Qua hướng nghiên cứu cùng những kết quả mà các nghiên cứu trước đã đưa ra tôi nhận
thấy xung đột vợ chồng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày với những nguyên nhân khác
nhau.Chính vì vậy , việc đa dạng hóa các hình thức , biện pháp giải quyết các xung đột là
cần thiết đối với cả Nhà nước cũng như về phía gia đình.Đối với Nhà nước cần nâng cao
chất lượng kinh tế , đặc biệt là xóa bỏ hết tàn dư của các quan niệm lạc hậu không phù hợp
với thời đại mới nên loại bỏ.Đặc biệt xã hội cần có cái nhìn công bằng hơn đối với phụ nữ ,
tạo điều kiện để họ được phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.Về phía gia đình thì việc
người chồng tham gia trong các lĩnh vực nội trợ, chăm sóc con cái nhiều hơn là điều kiện
để giảm gánh nặng cho người phụ nữ.Biết xây dựng tình yêu sau hôn nhân lại càng có vai
trò quan trọng , mỗi người cần đề cao tinh thần trách nhiệm , nhường nhịn lẫn nhau , tự
điều chỉnh cá tính của mình , hy sinh vì nhau “ một điều nhịn là chin điều lành”.Bao dung ,
rộng lượng , vị tha , làm lành với nhau khi có va chạm , đó là bí quyết thành công , là nghệ
thuật giữ ngọn lửa hạnh phúc của gia đình


Bài tiểu luận cuối kì

11


Nguyễn Kim Liên

K55 Xã hội học

& Danh mục tài liệu tham khảo &
1.Lê Thái Thị Băng Tâm - “ Giáo trình xã hội học gia đình”
2. TS Vũ Huy Tuấn -“Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng”
–– NXB Khoa học xã hội – Hà Nội – 2003.
3. Nguyễn Thúy Hạnh - “ Thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình hi ện nay”
.Báo cáo thực tập .Khoa Xã hội học , Tr ường đại học Khoa h ọc xã h ội và nhân văn ,Hà
Nội, 2009.
4. Nguyễn Thị Nhàn - “ Thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình nông thôn”.Luận
văn tốt nghiệp khoa Xã hội học , Trường Đại học Công Đoàn , Hà Nội,2007.
5. Theo số liệu nghiên cứu về xung đột trong các gia đình trẻ được thực hiện từ tháng 3 đến
tháng 5 năm 2003 tại các phường Thành Công , Giảng Võ , Ngọc Khánh , Đội Cấn thuộc
quận Ba Đình – Hà Nội của Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh và sinh viên Nguyễn Bích Hòa.
6.Thu Nguyệt ( lược thuật) - “ Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh
hưởng”.Thông tin Khoa học xã hội 3(291), 2007.
7.Lê Minh – “ Thực trạng văn hóa gia đình Việt Nam” , NXB Lao động , 1994.

Bài tiểu luận cuối kì

12




×