Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội của Robert Merton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.42 KB, 4 trang )

Họ và tên: Vũ Thị Huệ - MSSV: 10030318.
Vi Phương Hồng - MSSV: 10031074.
Lớp: K55 Xã hội học – trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
(ĐH Quốc Gia Hà Nội).
SĐT liên hệ: 01676386022 (Huệ).
Địa chỉ Gmail:

Bài tập giữa kỳ môn lý thuyết xã hội học hiện đại.
Câu hỏi: Chọn và trình bày bằng sơ đồ và ví dụ một lý thuyết xã hội học
hiện đại.

Bài làm:
Nhóm em xin lựa chọn thuyết cấu trúc - chức năng của Robert
Merton – cụ thể là lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội để trình bày.

1


Cực bình thường, đúng
mực

Xã hội chấp nhận – kết quả
đúng

Kiểu thỏa hiệp

Kiểu đổi mới

Kiểu nghi thức

Do nhận thức, thái độ đánh


giá của xã hội đối với từng
biểu hiện của mục tiêu văn
hóa, phương tiện được lựa
chọn để thực hiện mục tiêu

Kiểu thoái lui

Kiểu nổi loạn

Cực bất thường, sai lệch

Xã hội không chấp nhận –
kết quả sai

Sơ đồ: 5 kiểu hành động thích nghi với xã hội của Robert Merton.

1


Giải thích sơ đồ 5 kiểu hành động thích nghi với xã hội cuả Robert Merton.
Robert Merton (1910 – 2003) đã sử dụng triệt để các phân tích chức năng luận để
đưa ra lý thuyết về sự sai lệch xã hội. Theo ông “sự lệch chuẩn” là sự không phù hợp, sự
lệch pha giữa mục tiêu văn hóa và phương tiện được thiết chế hóa. Do xác định sai mục
tiêu văn hóa hoặc chọn sai phương tiện mà hành động bị coi là lệch chuẩn, là sai lệch,
thậm chí là tội phạm. Như vậy, sự lệch chuẩn xã hội là do sự lệch lạc so với chuẩn mực
xã hội trong việc lựa chọn một trong hai thành tố quan trọng nhất của cấu trúc hành động,
đó là mục tiêu và phương tiện.
Từ cách giải thích mang tính chức năng luận về sự lệch chuẩn. Merton đưa ra bảng
phân loại hành động để nhận diện các kiểu hành vi sai lệch xã hội. Căn cứ vào việc xã hội
chấp nhận (ký hiệu là dấu +) hay bác bỏ (ký hiệu là dấu -) mục tiêu và phương tiện.

Qua sơ đồ, Merton chia ra 5 kiểu hành động thích nghi với xã hội, đó là:
-

-

-

-

Kiểu thỏa hiệp (++): Khi cả mục tiêu văn hóa và phương tiện được chủ thể lựa
chọn đều phù hợp với hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội và do vậy được xã hội
hoàn toàn chấp nhận.
VD: Để đạt mục tiêu làm giàu chính đáng, được xã hội chấp nhận, không phản
đối mục tiêu thì cá nhân này có thể lựa chon phương tiện được xã hội chấp
nhận là học hành đến nơi đến chốn và tìm kiếm được một chỗ làm việc tốt.
VD: Cá nhân muốn làm giàu thì có thể kinh doanh, buôn bán thì họ phải tuân
theo quy định của pháp luật như nộp thuế, buôn bán các mặt hàng đúng pháp
luật.
Kiểu đổi mới (+-): Đây là kiểu hành động nhằm mục tiêu đã được chấp nhận
nhưng bằng những phương tiện và cách làm mới mà xã hội có thể chưa hay
không chấp nhận.
VD: Việc làm giàu bằng cách đổi mới công nghệ hay mở rộng doanh nghiệp
mà lúc đầu chưa được mọi người thừa nhận.
Kiểu nghi thức (-+): Đây là kiểu hành động tuân theo các thủ tục, các quy định
và sử dụng các phương tiện được thừa nhận, nhưng lại không nhằm vào mục
tiêu văn hóa được xã hội chấp nhận.
VD: Giám đốc quản lý công ty một cách máy móc, khuôn mẫu nên không đem
lại kết quả tốt, gây thua lỗ, phá sản trong kinh doanh.
Kiểu thoái lui (--): Đây là kiểu hành động mà cả mục tiêu và phương tiện của
nó đều không được chấp nhận.

VD: Buôn bán – tàng trữ các chất ma túy trái phép, thanh niên ngày nay luôn
tìm “cảm giác mới” bằng cách sử dụng chất ma túy, thuốc lắc, đua xe tìm cảm
giác mạnh.

1


-

Kiểu nổi loạn (+- +-): Đây là kiểu hành động hướng tới mục tiêu mới được đặt
ra để thay thế cho những mục tiêu cũ và sử dụng phương tiện mới thay thế cho
phương tiện cũ.
VD: Hành động bãi công, đình công, khởi nghĩa cách mạng hay việc thành lập
doanh nghiệp – công ty mới nhằm thay thế bộ máy già cỗi, không phù hợp.

Năm kiểu hành động này theo sơ đồ được đặt trên cùng một trục đường thẳng,
trong đó kiểu hành động thỏa hiệp nằm ở cực bình thường – đúng mực, đối lập với kiểu
nổi loạn ở cực bất thường – sai lệch. Cực bình thường – đung mực được xã hội chấp nhận
và kết quả tốt. Cực bất thường – sai lệch thì xã hội không chấp nhận, kết quả sai. Các
kiểu hành động còn lại nằm trên trục dọc này, lần lượt như sau: Thỏa hiệp, đổi mới, nghi
thức, thoái lui và nổi loạn.
Cuối cùng tất cả các kiểu hành động phụ thuộc vào đánh giá do nhận thức, thái độ
đánh giá của xã hội đối với từng biểu hiện của mục tiêu văn hóa, phương tiện được lựa
chọn để thực hiện mục tiêu. Tiêu chuẩn để xác định mức độ đúng mực hay sai lệch của
hành động phụ thuộc vào hệ quả của nó đối với xã hội.

1




×