Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.23 KB, 18 trang )

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1.1: Tồng quan về BHXH.
1.1.1: Nguồn gốc ra đời và Sự cần thiết khách quan của BHXH.
Trong xã hội, con người muốn tồn tại, trước hết phải ăn mặc ở… Để thỏa mãn
nhu cầu này, con người cần phải lao động sáng tạo không ngừng tạo ra của cải vật chất
phục vụ những nhu cầu tối thiểu này.Của cải càng nhiều thì nhu cầu ngày càng tăng, có
nghĩa là việc thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào khả năng lao động của con người.Trong
thực tế không phải lúc nào con người cũng đủ khả năng để lao động sản xuất đảm bảo
cuộc sống ổn định, rủi ro thường mang tính bất ngờ nên có thể xảy ra bất cứ khi
nào,chẳng hạn như: tai nạn lao động, ốm đau, thai sản, già yếu…và người lao động
không thể làm chủ được tình huống này do đó dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng trong
cuộc sống. Bên cạnh đó, khi gặp phải rủi ro, những nhu cầu tối thiểu của con người
không những không giảm đi mà còn gia tăng thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu
mới.Để giảm bớt rủi ro bất hạnh thì ngoài việc bản thân người lao động khắc phục, cần
phải có sự hỗ trợ của cộng đồng và xã hội.
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển của xã hội, sự tương trợ cũng phát triển và mở
rộng theo nhiều hình thức khác nhau.
Thời kỳ công xã nguyên thủy, con người sống tập trung thành bầy đàn, hình thức
sinh sống chủ yếu là săn bắn hái lượm, sản phẩm được phân phối bình quân cho mọi
người nên khó khăn bất lợi của mỗi người được cả xã hội san sẻ.
Đến thời kỳ xã hội phong kiến, quan lại thì dựa vào chế độ bổng lộc của nhà vua,
còn dân cư thì dựa vào sự đùm bọc lẫn nhau trong họ hàng, cộng đồng làng xã, ngoài ra
họ có thể đi vay đi xin. Tuy nhiên đó mới chỉ là khả năng, có thể có và cũng có thể
không, không hoàn toàn chắc chắn.
Sức sáng tạo của con người ngày càng tăng, xã hội cũng ngày càng phát triển lên
trình độ cao hơn, xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, mọc lên nhiều cơ sở sản xuất và nhu
cầu nhân công gia tăng.Điều này làm cho xã hội xuất hiện hai giới cơ bản : giới những
người thuê lao động (giới chủ) và giới những người lao động (giới thợ ).
Giữa hai giới này tồn tại những mâu thuẫn rất gay gắt mà nguyên nhân chủ yếu là
do bất đồng quan điểm trong việc thỏa thuận lợi ích hai bên. Trong số rất nhiều mâu


thuẫn khác nhau thì mâu thuẫn sau càng trở nên gay gắt:
+ Mâu thuẫn về việc kéo dài thời gian lao động.
+ Mâu thuẫn về tiền lương tiền công.
+ Mâu thuẫn về thu nhập khi người lao động nghỉ việc.
+ Mâu thuẫn khi người lao động về già chết.
Cuộc tranh giành diễn ra gay gắt và tác động đến nhiều mặt của đời sống, xã hội,
hậu quả là sản xuất bị đình đốn, thể chế chính trị bị lung lay, các nguồn lực trong xây
dựng sản xuất bị xâm phạm. Chính vì vậy, chính phủ các nước phải can thiệp bằng cách
:
+ Thứ nhất, yêu cầu giới chủ trích một phần từ lợi nhuận của mình để đóng góp
vào nguồn quỹ mang tính xã hội.
+ Thứ hai, vận động người lao động đóng góp một phần từ khoản thu nhập của
mình nộp vào quỹ xã hội chung đó nhằm mục đích giải quyết khó khăn cho người lao
động trong trường hợp không may có biến cố rủi ro xảy ra.
Thời gian đầu cả giới thợ và giới chủ đều không chấp nhận cách giải quyết này,
cuộc đấu tranh diễn ra càng gay gắt với quy mô rộng khắp hơn. Chính vì vậy Chính
phủ các nước phải can thiệp lần hai, với tư cách là bên thứ ba đóng góp vào quỹ tài
chính chung đó. Khi đó cả người lao động và giới chủ nhận thấy mình đều có lợi và
mục đích ban đầu đã đạt được. Cả ba bên đưa ra bản cam kết về việc xây dựng và hình
thành nguồn quỹ này nhằm bảo vệ người lao động khi rủi ro biến cố xảy ra.
Tất cả những vấn đề trên được thế giới quan niệm là Bảo hiểm xã hội cho người
lao động
Như vậy, sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan, do sự đòi hỏi của
cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh,khi mà mọi thành viên trong xã hội đều
cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH. Vì vậy BHXH đã trở thành nhu
cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách
quan. Vì vậy khái niệm “ Bảo hiểm xã hội ” trở nên gần gũi gắn bó với mọi người đặc
biệt là người lao động. Do đó có thể hiểu BHXH theo các cách như sau:
- “ BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất

khả năng lao động hoặc sức lao động không sử dụng được, thông qua việc hình thành
và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và và các
nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động
và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
- “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên trong xã hội thông qua
một loạt các biện pháp công cộng ( bằng pháp luật, trách nhiệm của Chính phủ ) để
chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi
ốm đau , mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết đi. Hơn nữa, BHXH còn phải
bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khỏe và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết”. Đây
là khái niệm về BHXH của Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO ), phản ánh một cách tổng
quan về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu
cuối cùng của BHXH là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội, thể
hiện sự gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân trong cộng đồng và của toàn xã
hội đối với mỗi con người.
Ngoài ra còn có một số khái niệm về BHXH xét trên các khía cạnh khác:
+ Xét trên khía cạnh pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao
động, sử dụng tiền đóng của người lao động, người sử dụng lao động, và được sự tài trợ
bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ
trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động
bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật ( hưu ) hoặc
chết.
+ Xét trên giác độ tài chính: BHXH là thuật ( kỹ thuật ) chia sẻ rủi ro và tài chính
giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của Pháp luật.
+ Xét trên giác độ chính sách xã hội : BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm
bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các rủi ro xã hội ,
nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
1.1.2: Đối tượng của BHXH:
Ở đây cần phân biệt rõ đối tượng của BHXH và đối tượng tham gia BHXH.
BHXH là một hệ thống đam bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc mất đi do người lao động
bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như ốm đau, tai

nạn, già yếu… Chính vì vậy đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động
bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
của người lao động tham gia BHXH.
Còn đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy vậy, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc
một bộ phận những người lao động nào đó.
Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các
viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt Nam cũng không vượt
khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là chưa công bằng với tất cả những người
lao động. Nếu xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao động còn
có người sử dụng lao động và cơ quan BHXH được sự bảo trợ của Nhà nước. Người sử
dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho người
lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của người sử dụng lao
động và người lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công
việc về BHXH đối với người lao động. Mối quan hệ ràng buộc này chính là đặc trưng
riêng có của BHXH, nó quyết định sự tồn tại và phát của BHXH một cách ổn định và
bền vững.
1.1.3: Bản chất của BHXH.
Như đã trình bày ở trên, BHXH ra đời là do những mối quan hệ ràng buộc,
những mâu thuẫn mà người lao động và người sử dụng lao động không thể giải quyết
được, đòi hỏi Nhà nước phải đứng ra can thiệp.Bản chất của BHXH thể hiện ở những
vấn đề sau đây:
- BHXH là nhu cầu khách quan, là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng
hóa.Kinh tế càng phát triển thì hệ thống BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì vậy có
thể cho rằng sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế
hay BHXH không vượt qua trạng thái kinh tế của mỗi nước. Một nền kinh tế càng phát
triển,. đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh được.
Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng
mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú.
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và

diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
Bên tham gia BHX H có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và
người sử dụng lao động.
Bên BHXH ( bên nhận nhiệm vụ BHXH ) thông thường là cơ quan chuyên trách
do Nhà nước lập ra và bảo trợ.
Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng
buộc cần thiết.
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động , mất việc làm trong
BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người: ốm
đau, tai nạn…hoặc những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên: thai sản, tuổi
già…Đồng thời những biến cố có thể xảy ra cả trong và ngoài quá trình lao động.
- Phần thu nhập bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những rủi ro biến cố sẽ được bù
đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH, gọi là quỹ BHXH Nguồn quỹ này do các bên tham gia đóng góp là
chủ yếu, ngoài ra còn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.Như vậy, BHXH cũng là
quá trình phân phối lại thu nhập.
- Mục tiêu của BHXH là đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình
họ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp mất
hoặc giảm thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này được tổ chức ILO cụ thể hóa như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu
sinh sống thiết yếu của họ.
+ Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật.
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu khác đặc
biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Tóm lại, BHXH mang cả bản chất kinh tế và bản chất xã hội.Về mặt kinh tế, nhờ
sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn
được đảm bảo trước những bất trắc rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự san sẻ rủi ro
của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một phần nhỏ trong thu nhập của mình
cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có lượng vật chất đủ lớn để trang trải những rủi ro xảy
ra, ở đây BHXH đã thực hiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít.

1.1.4: Chức năng của BHXH.
BHXH có chức năng chủ yếu sau:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm
khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Đây là
chức năng cơ bản nhất của BHXH , nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ
chức hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả người sử dụng lao động.
Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một
số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng người này
thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy
luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và
chiều ngang. Phân phối lại giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập
thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc và những người ốm yếu phải nghỉ
việc. Thực hiện được chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng
xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng say sản xuất nâng cao năng suất lao
động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khỏe mạnh, tham gia lao động được
người sử dụng lao động trả tiền lương tiền công. Khi ốm đau bệnh tật, tai nạn lao động,
thai sản, hưu trí đã có BHXH trợ cấp thay thế phần thu nhập đã bị mất. Vì vậy họ và gia
đình họ luôn được đảm bảo ổn định. Chính vì thế, người lao động an tâm làm việc và
gắn bó với công việc hơn, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.Chức năng
này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất
lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao với người sử dụng lao động, giữa người lao động
với xã hội. Thông qua BHXH, những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương , tiền
công, thời gian lao động… được điều hòa và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới đều thấy
nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn
bó lợi được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi
ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người

lao động và gia đình họ, góp phần ổn định sản xuất kinh tế, chính trị và xã hội được
phát triển an toàn hơn.
1.1.5: Hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội.
Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ
thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người
lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật hóa về đối
tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể. Tuy
nhiên, dù có cụ thể đến đâu thì các chế độ BHXH cũng khó có thể bao hàm được đầy
đủ mọi chi tiết trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Vì vậy, khi thực hiện mỗi
chế độ thường phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của BHXH, để đảm bảo
tính đúng đắn và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH.
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động Quốc tế đã nêu trong Công ước số 102
tháng 06 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm:
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tuổi già
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ
8. Trợ cấp khi tàn phế
9. Trợ cấp cho người còn sống
Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH . Tùy theo điều
kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó
ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải
có một trong năm chế độ ( 3 ); ( 4 ); ( 5 ); ( 8 ); ( 9 )
Đặc điểm chủ yếu của hệ thống BHXH:
- Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước.
- Hệ thống các chế độ mang tính chất san sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính.
- Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên

tham gia BHXH và quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả thì mức chi trả
sẽ là cao và ổn định.
- Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ và tiền mặt được sử dụng làm phương
tiện chi trả và thanh toán. Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH.
- Các chế độ BHXH thường được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự thay đổi
của điều kiện kinh tế xã hội.
Đối với Việt Nam hiện nay, cơ bản chúng ta quy định có 5 chế độ:
1. Chế độ ốm đau
2. Chế độ thai sản
3.Chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
4. Chế độ tử tuất
5. Chế độ hưu trí
Năm 2006, BHXH bước sang giai đoạn mới, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI,
ngày 26 tháng 6 năm 2006, Quốc hội thông qua một số Luật quan trọng trong đó có
Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký lệnh số

×