Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chứng minh tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.08 KB, 6 trang )

BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Anh/chị hãy chứng minh tâm lý người là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào não người thông qua chủ thể.
Theo quan điểm duy vật biện chứng:
 Tâm lí người không phải do Thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải
là do não tiết ra như gan tiết ra mật, tâm lí người là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào não con người thông qua “lăng kính chủ quan”.
 Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và
luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng
đang vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác động
qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình
ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng
hạn:
− Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và
ngược lại bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn (phản ánh cơ
học).
− Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí ôxi, đó là phản
ánh (phản ứng) hóa học để lại một vết chung của hai hệ thống là nước
(2H2 + O2 = 2H2O).
− Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn
nhau, từ phản ánh cơ, vật lí, hóa học đến phản ánh sinh vật và phản
ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lí.
 Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt:
− Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ
thần kinh, bộ não người – tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ
thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện
thực khách quan, tạo ra trên não người hình ảnh tinh thần (tâm lí) chứa
1


đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hóa ở trong hệ


thần kinh vào não bộ. C. Mác nói: tinh thần, tư tưởng, tâm lí… chẳng
qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà
có.
− Phản ánh tâm lí tạo ra “hình ảnh tâm lí” (bản “sao chép”, “bản chụp”)
về thế giới. Hình ảnh tâm lí là kết quả của quá trình phản ánh thế giới
khách quan vào não. Song hình ảnh tâm lí khác về chất so với các hình
ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ:
+ Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động – sáng tạo, thí dụ: hình ảnh
tâm lí về cuốn sách trong đầu một con người biết chữ, khác xa về
chất với hình ảnh vật lí có tính chẩt “chết cứng”, hình ảnh vật chất
của chính cuốn sách đó có ở trong gương.
+ Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân
(hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lí đó, hay nói cách khác,
hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính
chủ thể của hình ảnh tâm lí thể hiện ở chỗ: Mỗi chủ thể trong khi
tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh
nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng, tính khí,
năng lực)… vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc
chủ quan. Hay nói cách khác, con người đã phản ánh thế giới bằng
hình ảnh tâm lí, thông qua “lăng kính chủ quan” của mình. Tính
chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ:
·

Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực
khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những
hình ảnh tâm lí với những mức độ, sắc thái khác nhau.

·

Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một

chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở
những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh
2


thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện các sắc thái
tâm lí khác nhau ở chủ thể ấy.
·

Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm
nghiệm và thể hiện nó rõ nhất. Cuối cùng thông qua các mức độ
và sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi
khác nhau đối với hiện thực.

 Tâm lí người này khác tâm lí người kia về thế giới – Điều đó do nhiều
yếu tố chi phối. Trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về
cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống
khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân
thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong
cuộc sống. Vì thế tâm lí người này khác tâm lí người kia.
 Từ luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận thực tiễn
sau:
− Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu,
cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lí người phải nghiên cứu hoàn
cảnh trong đó con người sống và hoạt động.
− Tâm lí người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng
như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (chú ý
đến cái riêng trong tâm lí mỗi người).
− Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt
động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển

tâm lí con người.
Câu 2: Anh/chị hãy cho biết hoạt động chủ đạo là gì? Phân tích ảnh hưởng
của hoạt động chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người.
1. Khái niệm “hoạt động chủ đạo”:
3


 Trong tâm lí học, nhờ sự phân tích các đặc điểm lứa tuổi để xác định dạng
hoạt động chính và ý nghĩa của nó đối với sự hình thành và phát triển tâm
lí, nhân cách, khái niệm “hoạt động chủ đạo” đã ra đời.
Hoạt động chủ đạo là hoạt động quyết định những biến đổi chủ yếu nhất
trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách
con người ở giai đoạn phát triển nhẩt định.
 Hoạt động chủ đạo có ba đặc điểm cơ bản:
− Hoạt động này lần đầu tiên xuất hiện trong đời sống cá nhân. Khi đã là
hoạt động chủ đạo thì trong lòng nó đã nảy sinh yếu tố của hoạt động mới
khác – dạng hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi tiếp theo.
− Một khi đã nảy sinh, hình thành và phát triển thì không mất đi mà tiếp tục
tồn tại mãi.
− Đó là hoạt động quyết định sự ra đời thành tựu mới (cấu tạo tâm lí mới)
đặc trưng cho một lứa tuổi.
 Sự thay đổi hoạt động chủ đạo:
− Thời điểm xác định sự thay thế từ hoạt động chủ đạo này sang hoạt động
chủ đạo khác được đặc trưng bởi vị trí của con người trong mối quan hệ
với thực tại xung quanh. Trong quá trình phát triển, đến một lúc nào đó,
con người nhận thức được vị trí của mình đang chiếm giữ trong các mối
quan hệ không còn phù hợp với khả năng của mình và xuất hiện nhu cầu
thay đổi vị trí hiện tại. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa khả năng phát triển
của con người với chính mức độ phát triển mà họ đang có do hoạt động
hiện thời đang tạo ra. Việc giải quyết mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến thay

thế hoạt động chủ đạo này bằng hoạt động chủ đạo khác trong các giai
đoạn phát triển.
− Việc đưa khái niệm hoạt động chủ đạo vào giáo dục có ý nghĩa thực tiễn
to lớn: Mỗi hoạt động chủ đạo sẽ mang lại thành tựu mới, một cấu trúc
tâm lí đặc trưng và chủ thể sử dụng nó như là phương tiện để thực hiện
4


hoạt động của mình. Do đó nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là tổ chức tốt
quá trình hình thành các hoạt động chủ đạo của học sinh trong quá trình
phát triển. Trong công tác giáo dục, nếu không xác định đúng hoạt động
chủ đạo của mỗi lứa tuổi thì dễ làm thui chột đi một số phẩm chất tâm lý
của các em mà sau đó rất khó hình thành và phục hồi.
2. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động chủ đạo đối với sự hình thành và
phát triển tâm lý người.
Sự phát triển tâm lí của con người gắn liền với sự phát triển hoạt động của
con người trong thực tiễn đời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng
vai trò chính (chủ đạo) trong sự phát triển, một số hoạt động khác chỉ giữ vai
trò phụ. Sự phát triển tâm lí của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động
chủ đạo. Các nhà tâm lí học đã chỉ rõ:
− Hoạt động chủ đạo ở tuổi sơ sinh (từ 0 – 1 tuổi) là hoạt động giao lưu
cảm xúc trực tiếp với người lớn, trước hết là với cha mẹ.
− Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 – 6
tuổi). Tuy nhiên các lứa tuổi khác cũng có hoạt động vui chơi nhưng nó
giữ một vị trí khác. Đối với tuổi mẫu giáo, thông qua hoạt động vui chơi
để nhận thức thế giới, để phát triển cơ thể, để tạo ra các cấu tạo tâm lý
mới,… Lứa tuổi này các em chơi để mô phỏng lại thế giới, chơi để phát
triển nhận thức và thể chất…
− Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh.
Đây là hoạt động tạo ra các cấu tạo tâm lý mới ở học sinh tiểu học. Nhờ

hoạt động học tập các quá trình của hoạt động nhận thức được phát triển.
Nhận thức lý tính ngày càng chiếm ưu thế tạo điều kiện cho quá trình
nhận thức thế giới, các quá trình trí nhớ, chú ý, tưởng tượng từ không chủ
định là chủ yếu chuyển sang chủ định là chính. Chính nhờ quá trình học
tập mà con người không chỉ nhận thức được thế giới mà còn nhận thức
được chính bản thân mình, tạo điều kiện cho sự phát triển của ý thức và
5


tự ý thức. Học tập cũng là hoạt động để con người cải tạo thế giới và bản
thân.
− Hoạt động lao động và hoạt động xã hội là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi
thanh niên và người trưởng thành.
Có thể nói lao động là hoạt động đặc trưng nhất của con người. Chính lao
động đã sáng tạo ra con người, sáng tạo ra nền văn minh của xã hội. Lao
động cũng là điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá thể. Trong giáo dục,
lao động là con đường, là phương thức quan trọng để giáo dục toàn diện
nhân cách. Lao động của con người hết sức đa dạng và phong phú, nhằm
tạo ra của cải vật chất và các sản phẩm tinh thần phục vụ cho cuộc sống
cá nhân và xã hội.
Các hoạt động chủ đạo có tác dụng quyết định chủ yếu nhất đối với sự
hình thành những nét căn bản và đặc trưng cho giai đoạn hoặc thời kỳ lứa
tuổi, đồng thời quy định tính chất của các hoạt động khác.

6



×