Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nhân học đại cương: Tiếp cận Nhân học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.21 KB, 3 trang )

Bài 1: Tiếp cận Nhân học
1. Khái niệm
− Thuật ngữ nhân học bắt nguồn từ từ ‘anthropo’ trong tiếng Hy Lạp, có

nghĩa là ‘loài người’ và từ logia, thường được dịch là ‘tri thức về’ hay
‘nghiên cứu về’ cái gì đó
− Nhân học là một ngành khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về con
người.
2. Sự phân ngành trong nhân học
 Nhân học hình thể
− Là một lĩnh vực nghiên cứu gắn liền với khoa học tự nhiên nghiên cứu về

sự tiến hóa và đa dạng của con người.
− Nhân học hình thể nghiên cứu về sự đa dạng của con người hiện đại qua
việc xem xét kích cỡ cơ thể, nhóm máu, màu da, tóc, …
− Nhân học hình thể lại gồm các chuyên ngành hẹp:
• Cổ nhân học – Paleo-anthropology nghiên cứu về sự tiến hóa của con
người nhằm tái tạo lại qúa trình tiến hóa và các lối sống của tổ tiên
loài người.
• Linh trưởng học nghiên cứu về các loài động vật cùng dòng với con
người như vượn, khỉ, đười ươi, tinh tinh, v.v., trong môi trường sống
tự nhiên của chúng
 Khảo cổ học
− Nghiên cứu về các hiện vật còn lại của các xã hội trong qúa khứ, còn gọi
là các xã hội đã chết, để tìm hiểu về lối sống, lịch sử, tiến hóa của các xã
hội này.
− Khảo cổ học tiền sử: Tập trung vào các xã hội cổ xưa không có chữ viết
− Khảo cổ học lịch sử: Nghiên cứu về các nền văn minh cổ đại có chữ viết,
như nền văn minh Hy Lạp, thời đại Hùng Vương ở Việt Nam - Xem các
hình ảnh đào khảo cổ khu Ba Đình – Hà Nội.
 Nhân học ngôn ngữ: Là một lĩnh vực nghiên cứu khác của nhân học,


nghiên cứu về ngôn ngữ, tôi sẽ đi sâu phân tích chủ đề này trong một bài
khác của môn học.


 Nhân học văn hóa-xã hội: Là một trong các lĩnh vực cơ bản của nhân

học, nhân học văn hóa nghiên cứu văn hóa - xã hội loài người.
 Khái niệm ‘văn hóa’:
− Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Edward. B. Tayor, nhà nhân
học đầu tiên người Mỹ, đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
là một phức hợp rộng bao gồm tri thức, niềm tin, đạo đức, nghệ thuật,
luật pháp, phong tục, và bất kỳ khả năng và thói quen nào con người học
được với tư cách là thành viên của một xã hội.”
− Tương đối văn hóa: Văn hóa là đa dạng, không có văn hóa cao và thấp,
như vậy văn hóa không thể mang ra so sánh với nhau.
− Văn hóa là học hỏi. Nghĩa là văn hóa không phải tự nhiên mà có, mà phải
học mới biết. Như vậy, văn hóa là một trong các yếu tố làm cho con
người khác với động vật.
− Văn hóa là chia sẻ. Nghĩa là văn hóa bao gồm các thói quen, hiểu biết và
hành xử mà con người trong xã hội chia sẻ với nhau, mang tính cộng
đồng, chứ không phải cá nhân.
− Phân loại văn hóa: hầu hết các nhà nhân học chia văn hóa thành 2 loại
• Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
- Văn hóa vật thể là các sản phẩm hữu hình của xã hội loài người, như
-

quần áo, lối sống, đồ trang sức, v.v.
Văn hóa phi vật thể là các sản phẩm vô hình của xã hội con người,
gồm các giá trị, niềm tin, tín ngưỡng, chuẩn mực, văn học dân gian,


âm nhạc, v.v.
 Tính đặc thù của Nhân học
− Thứ nhất: Là một ngành khoa học nghiên cứu một cách tổng thể, toàn
diện về con người, nên nhấn mạnh đến “tính toàn diện” (holistic).
− Thứ hai: Nhấn mạnh đến điền dã, so sánh, mô tả. Một vấn đề cần nhấn
mạnh là sự dịch chuyển từ điền dã đơn diện (truyền thống) sang điền dã
đa diện (multi-sited ethnography) trong nghiên cứu nhân học
− Thứ ba: Có quan hệ với nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn: Lịch
sử, xã hội học, tâm lý học, chính trị học, nghiên cứu phát triển, v.v.
3. Phương pháp nghiên cứu


 Một nghiên cứu nhân học gồm 3 bước:
1. Bước 1: Đề cương nghiên cứu: Chọn đề tài, đọc và phân tích tài liệu liên

quan, xây dựng đề cương nghiên cứu
2. Bước 2: Điền dã (để thu thập tài liệu)
3. Bước 3: Phân tích và đọc thêm tài liệu, trình bày kết qủa nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu nhân học (là các phương pháp sử dụng trong

bước thứ 2): Trước hết, cần chú ý các điểm sau:
− Sự đa dạng về địa lý/không gian.
− Những khác biệt về thời gian.
− Sự đa dạng về tộc người.
− Sự đa dạng về văn hóa (đa văn hóa – tương đối văn hóa).
− Mức độ phát triển kinh tế khác nhau.
− Khác biệt về đề tài nghiên cứu.
− Khác biệt về khả năng của người nghiên cứu
 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH
− Quan sát tham gia

− Phỏng vấn bán cấu trúc
− Thảo luận nhóm
− Khảo sát bằng bảng hỏi (hay phỏng vấn có cấu trúc)
4. Lịch sử ra đời và phát triển
− Ở các quốc gia phương Tây: Các truyền thống nhân học – dân tộc học:

Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga (cuối thể kỷ XIX – nay).
− Dân tộc học Việt Nam: Thời kỳ Pháp thuộc (thế hệ thứ nhất), thời kỳ
trước đổi mới – (thế hệ thứ hai, 1954-1986), và dân tộc học/nhân học kể
từ sau đổi mới - thế hệ thứ ba (1990s đến nay).



×