Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền trong thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính có giảm phân số tống máu thất trái (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.42 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN DUY TOÀN

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM VÀ RỐI LOẠN DẪN
TRUYỀN TRONG THẤT Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN
TÍNH CÓ GIẢM PHÂN SỐ TỐNG MÁU THẤT TRÁI

Chuyên ngành: NỘI TIM MẠCH
Mã số: 62.72.01.41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Oanh Oanh
2. PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Đức Công
Phản biện 2: PGS.TS. Trương Thanh Hương
Phản biện 3: GS.TS. Huỳnh Văn Minh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào


hồi giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Học viện Quân y


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTG

Bệnh cơ tim giãn

BMV

Bệnh mạch vành

BNP

B-type Natriuretic Peptide (peptit lợi niệu týp B)

DADs

Delayed afterdepolapolarizations (Hậu khử cực muộn)

ĐMV

Động mạch vành

ĐTĐ


Đái tháo đường

EADs

Early afterdepolapolarizations (Hậu khử cực sớm)

ESC

European Society of Cardiology (Hội tim mạch châu Âu)

ICD

Implantable Cardioverter Defibrillator
(Máy phá rung tự động)
Left bundle branch block (blốc nhánh trái)

LBBB
LVDd

NTT

Left ventricular end diastolic diameter
(đường kính thất trái cuối tâm trương)
Left ventricular end systolic diameter
(đường kính thất trái cuối tâm thu)
Left ventricular ejection fraction
(phân số tống máu thất trái)
Nonsustained ventricular tachycardia
(nhanh thất không bền bỉ)

Ngoại tâm thu

NYHA

New York Heart Association

PAPs
RAA

Pulmonary Arterial Pressure systolic
(Áp lực động mạch phổi tâm thu)
Renin – Angiotensin – Aldosteron (Hệ RAA)

RBBB

Right bundle branch block (Blốc nhánh phải)

RLDT

Rối loạn dẫn truyền

RLN
THA

Rối loạn nhịp
Tăng huyết áp

LVDs
LVEF
NSVT




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là hội chứng bệnh lý thường gặp trong lâm sàng, tại
Mỹ hiện có khoảng 5,3 triệu người mắc suy tim, trong đó suy tim
giảm phân số tống máu chiếm tỉ lệ 50-60%. ở Việt Nam ước tính có
khoảng 360,000 – 1,8 triệu người mắc suy tim. Suy tim là một trong
những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và làm giảm chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân.
Rối loạn nhịp tim rất thường gặp ở bệnh nhân suy tim, làm
tình trạng suy tim nặng hơn, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim
giảm phân số tống máu thất trái. Mức độ suy tim càng nặng, các
buồng tim càng giãn, phân số tống máu thất trái càng giảm thì tỉ lệ
rối loạn nhịp càng tăng, mức độ rối loạn nhịp càng phức tạp. Các rối
loạn nhịp là yếu tố độc lập trong tiên lượng khả năng tử vong và tỉ lệ
tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim. Theo thống kê có tới 50-60% bệnh
nhân suy tim đột tử là do các rối loạn nhịp thất nặng. Cùng với rối
loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền trong thất với biểu hiện thay đổi hình
dạng và độ rộng của phức bộ QRS, đặc biệt blốc nhánh trái hoàn toàn
thường gặp trong suy tim và gây ra tình trạng mất đồng bộ cơ tim,
góp phần làm nặng thêm tình trạng suy tim. Rối loạn dẫn truyền
trong thất có thể là cơ sở để tiên lượng và lựa chọn các biện pháp
điều trị suy tim.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ, đặc điểm rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn
truyền trong thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính giảm phân số tống
máu thất trái (LVEF < 50%).

2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm rối loạn nhịp tim và
rối loạn dẫn truyền trong thất với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính giảm phân số tống máu thất trái.


2
* Những đóng góp mới của luận án
- Tỉ lệ rối loạn nhịp thất, rối loạn nhịp thất nặng và nhanh
thất không bền bỉ ở bệnh nhân suy tim LVEF <50% cao hơn so với
bệnh nhân suy tim LVEF≥50% lần lượt là 90,4% so với 72,9%;
82,2% so với 54,2% và 27,4% so với 6,3% với (p<0,05).
- Độ rộng QRS, tỉ lệ QRS≥ 120 ms và tỉ lệ blốc nhánh trái ở
nhóm suy tim giảm LVEF lớn hơn so với nhóm suy tim LVEF còn bảo tồn
lần lượt là 101,2 ± 26,1 ms so với 89,7 ± 25,4 ms; 26,1% so với 10,4% và
17,2% so với 4,2% (p < 0,05).
- Xác định được mối liên quan giữa tỉ lệ và mức độ rối loạn
nhịp tim, rối loạn dẫn truyền trong thất với phân số tống máu thất
trái, kích thước buồng tim trái và nồng độ BNP huyết tương ở bệnh
nhân suy tim giảm phân số tống máu thất trái
* Bố cục của luận án: Luận án gồm 138 trang (chưa kể tài liệu tham
khảo và phụ lục) trong đó: Đặt vấn đề: 02 trang, Chương 1 Tổng
quan: 45 trang, Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 22
trang, Chương 3 Kết quả nghiên cứu: 33 trang, Chương 4 Bàn luận:
33 trang, Kết luận: 02 trang, Kiến nghị: 01 trang. Luận án có 55
bảng, 8 biểu đồ, 17 hình và 195 tài liệu tham khảo (32 tài liệu tiếng
Việt và 153 tài liệu tiếng Anh).
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 .1. Đại cương suy tim giảm phân số tống máu và suy tim phân
số tống máu thất trái bảo tồn
1.1.1. Định nghĩa suy tim

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp xảy ra do rối
loạn cấu trúc hay chức năng của tim làm giảm khả năng nhận máu
và/hoặc tống máu của tâm thất.


3
1.1.3. Nguyên nhân suy tim
Bảng 1.1: Nguyên nhân gây suy tim
Suy tim giảm LVEF
- Bệnh động mạch vành
- Tăng huyết áp
- Bệnh van tim
- Bệnh cơ tim giãn
- Rối loạn nhịp: nhịp tim nhanh
hoặc nhịp chậm thường xuyên
- Viêm cơ tim
- Bệnh tim bẩm sinh có luồng
thông trái  phải
- Bệnh chuyển hoá: đái tháo
đường, thiếu vitamin B1 (beribéri)
- Do thuốc và hoá chất: rượu,
doxorubincin...

Suy tim LVEF bảo tồn
- Tăng huyết áp
- Bệnh mạch vành
- Bệnh van tim
- Đái tháo đường
- Bệnh cơ tim hạn chế, bệnh cơ
tim phì đại

- Viêm màng ngoài tim co thắt

1.1.4. Phân loại suy tim
- Suy tim mạn tính là tình trạng suy tim tiến triển từ từ, thời
gian kéo dài, trong đó có những giai đoạn ổn định xen kẽ với những
đợt suy tim nặng lên.
- Suy tim giảm LVEF: Theo khuyến cáo Hội tim mạch
Hoa Kỳ, suy tim giảm LVEF khi có các triệu chứng của suy tim
và LVEF ≤ 40%. Theo Hội tim mạch Châu Âu suy tim giảm
LVEF khi có triệu chứng của suy tim và LVEF < 50%.
- Suy tim có LVEF bảo tồn: Trong số những bệnh nhân có
triệu chứng suy tim, có khoảng 50% (từ 40%-70%) bệnh nhân có
LVEF còn bảo tồn.
1.1.5. Chẩn đoán suy tim giảm phân số tống máu thất trái và suy
tim phân số tống máu thất trái bảo tồn


4
* Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim của ESC năm 2008
Chẩn đoán suy tim khi có đủ ba nhóm triệu chứng sau:
- Có các triệu chứng điển hình của suy tim như: khó thở khi
nghỉ ngơi hoặc gắng sức, mệt mỏi, phù mắt cá chân
- Có các dấu hiệu của suy tim như: nhịp tim nhanh, khó thở
kiểu nhanh nông, phổi có rale, tràn dịch màng phổi, tĩnh mạch cổ nổi,
phù ngoại vi, gan to
- Có những bằng chứng khách quan về bất thường cấu trúc
hoặc chức năng tim lúc nghỉ như: tim to, có tiếng ngựa phi (T3),
nghe tim có tiếng thổi, có bất thường trên siêu âm tim, tăng nồng độ
natriuretic peptide.
* Chẩn đoán suy tim giảm phân số tống máu thất trái.

Theo ESC 2012, suy tim giảm LVEF khi có đủ các điều kiện
sau: có các triệu chứng điển hình của suy tim, có các dấu hiệu của
suy tim và LVEF< 50%.
* Chẩn đoán suy tim có phân số tống máu thất trái bảo tồn.
Theo ESC 2012, suy tim có LVEF bảo tồn khi đủ các điều
kiện sau: có các triệu chứng điển hình của suy tim, có các dấu hiệu
của suy tim, LVEF bình thường hoặc giảm nhẹ với thất trái không
giãn, có biến đổi cấu trúc tim và/hoặc rối loạn chức năng tâm trương
thất trái.
1.2. Cơ chế RLN và RLDT ở bệnh nhân suy tim
1.2.1. Cơ chế rối loạn nhịp tim chung
Cơ chế RLN bao gồm: rối loạn hình thành xung động, rối
loạn dẫn truyền xung động, cơ chế phối hợp cả rối loạn hình thành và
dẫn truyền xung động.
1.2.2 Cơ chế RLN và RLDT trong thất ở bệnh nhân suy tim.
* Cơ chế RLN ở bệnh nhân suy tim:
Cơ chế RLN ở bệnh nhân suy tim gồm: bất thường về cấu
trúc và huyết động, rối loạn chuyển hoá, thay đổi điện sinh lý cơ tim,
do dùng một số thuốc điều trị suy tim


5

Hình 1.6 : Cơ chế rối loạn nhịp ở bệnh nhân suy tim
Biến đổi cấu trúc trong suy tim (vòng ngoài cùng) dẫn đến
thay đổi điện sinh lý tim (vòng giữa) từ đó khởi động các cơ chế rối
loạn nhịp (vòng trong cùng).
* Cơ chế RLDT trong thất ở bệnh nhân suy tim:
RLDT trong thất biểu hiện thay đổi hình dạng và độ rộng
QRS. Biến đổi QRS đặc biệt là LBBB có liên quan đến mức độ, tiên

lượng và lựa chọn phương pháp điều trị suy tim. Suy tim thường có
biến đổi cấu trúc làm các buồng tim giãn, xơ hoá cơ tim và hệ thống
đường dẫn truyền trong tim, giảm sự dẫn truyền xung động giữa các
tế bào cơ tim từ đó làm thay đổi hình dạng và độ rộng của QRS.
1.3. Tình hình nghiên cứu về RLN tim và RLDT trong thất ở
bệnh nhân suy tim
1.3.1. Tình hình nghiên cứu RLN tim ở bệnh nhân suy tim
* Các nghiên cứu về RLN trên thất.
Mathew J (2000) nghiên cứu 7788 bệnh nhân suy tim mạn
tính có nhịp xoang theo dõi trong 37 tháng, có 11,1% bệnh nhân xuất
hiện nhịp nhanh trên thất (bao gồm cả rung nhĩ). Nguy cơ tử vong ở
nhóm có nhịp nhanh trên thất tăng 2,45 lần và tăng nguy cơ tái nhập


6
viện vì suy tim nặng với RR 3,00. Tỉ lệ rung nhĩ tăng dần theo mức
độ suy tim, 10% với suy tim độ II lên 50% với suy tim độ IV.
* Các nghiên cứu về RLN thất.
Theo Bharat K Kantharia (2010), bệnh nhân suy tim tỉ lệ
NTT thất là 87 %, nhanh thất không bền bỉ 45 – 80%. Marcos R.
và cộng sự (2008), phân tích tổng hợp từ 11 nghiên cứu, hơn 4000
bệnh nhân suy tim hoặc có LVEF giảm thấy rằng: tỷ lệ gặp nhanh
thất không bền bỉ từ 19 – 61 %, tỷ lệ nhanh thất/rung thất hoặc đột tử
từ 5 – 14%, tỷ lệ RLN tăng dần theo mức độ suy tim và giảm LVEF.
1.3.2. Tình hình nghiên về cứu RLDT trong thất ở
bệnh nhân suy tim
Heather J.Shenkman (2002), nghiên cứu 3471 bệnh nhân suy
tim LVEF < 45 % thấy rằng: tỷ lệ bệnh nhân suy tim có QRS rộng
chiếm 20,8%. LVEF càng giảm thì tỷ lệ QRS giãn rộng càng cao. QRS
giãn rộng thì tỷ lệ tử vong do tim mạch cao.

1.3.3. Các nghiên cứu về RLN tim và RLDT trong
thất ở trong nước
Một số nghiên cứu trong nước về RLN ở bệnh nhân THA,
BMV, ĐTĐ, bệnh van tim, trong đó có điểm qua về mối liên quan
RLN tim với LVEF và mức độ suy tim. Tuy nhiên, chưa có nghiên
cứu nào đầy đủ về RLN và RLDT ở bệnh nhân suy tim giảm LVEF
so với suy tim LVEF còn bảo tồn.
Phạm Thái Giang (2011), nghiên cứu RLN ở 365 bệnh nhân
THA, tỷ lệ NTT trên thất ở nhóm LVEF < 50% cao hơn nhóm LVEF ≥
50% (97,6% so với 87,3%, p < 0,05), NTT thất phức tạp ở nhóm LVEF
< 50% cao hơn nhóm LVEF ≥ 50% (88,1% so với 22,9%, p < 0,001).
Trần Thái Hà (2012), ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau 1
năm tỉ lệ RLN trên thất 80,2% RLN thất 82,5%, RLN thất nặng
33,7%. Quyền Đăng Tuyên (2011), nghiên cứu rối loạn động bộ tim ở
104 bệnh nhân suy tim thấy 26,9% bệnh nhân có QRS ≥ 120 ms.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 205 bệnh nhân suy tim mạn tính, điều trị tại khoa Tim
mạch – Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2014.
- Nhóm 1: 157 bệnh nhân suy tim có LVEF < 50%


7
- Nhóm 2: 48 bệnh nhân suy tim có LVEF ≥ 50%
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Chọn bệnh nhân suy tim mạn tính theo tiêu chuẩn của ESC
năm 2008.
Nguyên nhân suy tim do: THA, BMV mạn tính, BCTG
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mắc: bệnh van tim, bệnh màng ngoài tim, bệnh

tim bẩm sinh, bệnh cơ tim nhưng không phải bệnh cơ tim giãn , tâm
phế mạn tính, có các bệnh cấp tính hoặc ác tính, COPD, hen phế
quản. Bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim trước khi vào nghiên
cứu, Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, cắt ngang
2.2.2. Các bước tiến hành
Các bệnh nhân nghiên cứu được lấy theo mẫu ngẫu nhiên,
thuận tiện, thu thập số liệu thống nhất theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.2.2.1. Hỏi khám lâm sàng
2.2.2.2. Khám xét cận lâm sàng
- Công thức máu, Glucose, ure, creatinin, cholesterol,
triglyceride, LDL-C, HDL-C, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-).
- Định lượng nồng độ BNP huyết tương,
* Ghi điện tim 12 đạo trình khi bệnh nhân vào viện và đã được nghỉ
ngơi 15 phút, bằng máy NIHON KOHDEN –CardiofaxS, phân tích
các RLN, RLDT trong thất như hình dạng QRS, độ rộng QRS.
* Siêu âm tim: đánh giá kích thước các buồng tim, vận động thành
tim, tình trạng van tim, đo LVEF% theo phương pháp Simpson’s.
* Ghi Holter ECG 24 giờ: Holter nhịp Rozinn – Mỹ, phương pháp
ghi 3 kênh V5, V1 và DIII sửa đổi. Đặt máy Holter ECG khi bệnh
nhân được chẩn đoán xác định suy tim, không trong tình trạng cấp
cứu đe doạ tính mạng, không dùng các thuốc dopamin, dobutamin,
digoxin, cordarone.
- Phân tích các dữ liệu trên Holter ECG 24 giờ: tần số tim, các
RLN trên thất, số lượng và tỉ lệ NTT trên thất. Các RLN thất, số lượng
và tỉ lệ NTT thất, tính chất RLN thất theo phân độ của Lown.


8

2.3. Một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu
2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ suy tim và một số thông số
siêu âm tim
* Chẩn đoán mức độ suy tim theo NYHA
* Một số tiêu chuẩn siêu âm tim
- Theo ESC 2012: phân số tống máu thất tráingiảm
LVEF<50%, giãn thất trái cuối thì tâm trương LVDd/BSA ≥ 32
mm/m2, giãn thất trái cuối thì tâm thu LVDs/BSA > 25 mm/m 2. Phì
đại thất trái được xác định theo tiêu chuẩn Framingham chỉ số khối
cơ thất trái (LVMI) > 131 g/m2 ở nam và > 100 g/m2 ở nữ.
2.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nguyên nhân suy tim
* Chẩn đoán THA: theo hướng dẫn của Hội tim mạch Việt Nam
2008, khi đo huyết áp tại phòng khám bệnh hoặc bệnh viện, huyết áp
tâm thu ≥ 140 mm Hg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mm Hg.
* Chẩn đoán bệnh mạch vành: Các bệnh nhân BMV trong nghiên
cứu của chúng tôi là những bệnh nhân: hẹp ≥50% nhánh chính của
động mạch vành qua chụp ĐMV, đã đặt stent hoặc phẫu thuật cầu nối
chủ vành trước đó, nhồi máu cơ tim cũ.
* Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn vô căn: theo hướng dẫn của ESC,
Chẩn đoán xác định bệnh cơ tim giãn khi thoả mãn các tiêu chí sau:
Bệnh nhân giảm chức năng tâm thu thất trái và giãn thất trái hoặc
cả hai thất. Khám lâm sàng, siêu âm tim, thông tim, chụp động mạch
vành cản quang qua đường ống thông, để loại trừ các nguyên nhân
thông thường gây ra sự biến đổi cấu trúc và chức năng của tâm thất
như: THA, BMV, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh màng
ngoài tim, bệnh tim phổi mạn tính
2.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán RLN tim và RLDT trong thất.
* Tiêu chuẩn RLN tim: theo Hội Tim mạch Việt Nam về chẩn đoán,
điều trị RLN tim – 2008. Phân loại NTT thất theo Lown. Phân chia mức
độ RLN thất, Lown 0: không có NTT thất, Lown I-II: RLN thất mức độ

nhẹ, Lown III,IV,V: RLN thất nặng (RLN thất phức tạp).
* Chẩn đoán RLDT trong thất: theo Hội Tim mạch Mỹ 2009.
2.3.4. Tiêu chuẩn xác định một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch
* Chẩn đoán đái tháo đường: theo tiêu chuẩn của WHO –IDF 2010
* Rối loạn lipid máu: theo Hội Tim mạch Việt Nam 2008.
2.4. Phân tích và xử lý số liệu: Phân tích và xử lý theo phương pháp


9
thống kê Y học bằng phần mền SPSS 21.0 for Windows.
205 Bệnh nhân suy tim do Tăng huyết áp, Bệnh mạch vành,
Bệnh cơ tim giãn

Khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm BNP
Siêu âm tim: EF% theo Simpson, chức năng tâm trương thất trái, kích thước
buồng tim, thành tim, van tim.
ECG 12 đạo trình: Rối loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền trong thất

Nhóm 1: 157 BN suy tim
LVEF < 50%

Nhóm 2: 48 BN suy tim
LVEF ≥ 50%

Ghi và phân tích RLN trên Holter
điện tim 24 giờ

Ghi và phân tích RLN trên
Holter điện tim 24 giờ


Phân tích, xử lý số liệu:
- So sánh nhóm 1 với nhóm 2
- Trong nhóm 1
Mục tiêu 2: Liên quan RLN,
RL dẫn truyền trong thất
với LS, CLS

Mục tiêu 1: Đặc điểm RLN và rối
loạn dẫn truyền trong thất

Kết luận


10
Hình 2.6. Sơ đồ nghiên cứu
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 + 3.3 +3.5 + 3.7 + 3.8 và biểu đồ 3.1: so sánh đặc điểm
chung và một số thuốc điều trị của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
Đặc Điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
p
(n=157)
(n=48)
Tuổi (năm)
65,5 ± 12,8
72,9 ± 10,2
<0,01
Giới

Nam
113 (72,0%)
28 (58,3%)
>0,05
Nữ
44 (28,0%)
20 (41,7%)
>0,05
THA
35 (22,3%)
15 (31,3%)
>0,05
BMV
23 (14,6%)
9 (18,8%)
>0,05
THA kết hợp BMV
62 (39,5%)
24 (50,0%)
>0,05
Bệnh cơ tim giãn
37 (23,6%)
0
<0,01
Đái tháo đường
26 (16,6%)
15 (31,3%)
<0,05
LVEF (%)
32,2 ± 8,1

54,5 ± 5,3
< 0,01
BNP (pg/ml)
1636,3±4140,6
547,2±760,8 < 0,01
Na+ (mmol/l)
136,3 ± 10,8
136,6 ± 4,8
> 0,05
+
K (mmol/l)
3,9 ± 0,4
4,0 ± 0,4
> 0,05
Mức
độ Độ 2
14 (8,9%)
30 (62,5)
< 0,01
suy tim
Độ 3
125 (79,6%)
16 (33,3%)
< 0,01
Độ 4
18 (11,5%)
2 (4,2%)
> 0,05
Chẹn beta giao cảm
45 (28,7%)

13 (27,1%)
> 0,05
Digoxin
21 (13,4%)
1 (2,1%)
< 0,05
Dobutamin/Dopamin 18 (11,5%)
0
< 0,01
Hai nhóm tương đồng về tỉ lệ giới, tỉ lệ THA, BMV và điện
giải đồ, BCTG chỉ có ở nhóm 1. Nhóm 1 chủ yếu suy tim độ 3, nhóm
2 chủ yếu suy tim độ 2. Tỉ lệ dùng dobutamin, dopamin, digoxin ở
nhóm 1 cao hơn nhóm 2. Tuy nhiên, trong quá trình ghi Holter ECG các
bệnh nhân đều không sử dụng các thuốc cường tim, các thuốc chẹn beta


11
giao cảm được dùng ở liều rất thấp và không có sự khác biệt giữa hai
nhóm.
3.2. RLN tim và RLDT trong thất ở bệnh nhân suy tim
3.2.1. Đặc điểm RLN tim, RLDT trong thất trên ECG 12 đạo trình
Bảng 3.10. Hình dạng và độ rộng của phức bộ QRS trên ECG 12 đạo
trình ở các nhóm nghiên cứu
ECG
Nhóm 1
Nhóm 2
p
(n=157)
(n=48)
Blốc nhánh trái

Độ rộng QRS (ms)
QRS ≥ 120 ms

27 (17,2%)
101,2 ± 26,1
42 (26,1%)

2 (4,2%)
89,7 ± 25,4
5 (10,4%)

< 0,05
< 0,01
< 0,05

Tỉ lệ blốc nhánh trái, tỉ lệ QRS ≥ 120 ms và độ rộng trung
bình của QRS ở nhóm 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2.
Bảng 3.11: Tỉ lệ LBBB và QRS≥120% tăng dần theo mức giảm
LVEF (<40%, từ 40-49% và ≥50%). Tuy nhiên, sự khác biệt rõ ở
nhóm LVEF< 40% so với nhóm LVEF ≥50%.
Bảng 3.12 +3.13: Kết quả cho thấy độ rộng QRS và tỉ lệ LBBB không có
sự khác biệt giữa nguyên nhân suy tim (THA, BMV, BCTG), và mức độ
suy tim theo NYHA ở nhóm 1.
Bảng 3.15: RLDT trong thất theo thời gian phát hiện suy tim ở nhóm 1
ECG
Thời gian phát hiện suy tim
p
<1 năm (n=90) ≥1 năm (n=67)
Độ rộng QRS (ms)
95,1 ± 21,2

109,5 ± 29,8
< 0,01
QRS ≥ 120 ms
14 (15,6%)
28 (41,8%)
< 0,01
Blốc nhánh trái
9 (10,0%)
18 (26,9%)
< 0,01
Blốc nhánh phải
6 (6,7 %)
10 (14,9%)
> 0,05
Tỉ lệ blốc nhánh trái, tỉ lệ QRS ≥ 120 ms và độ rộng QRS
tăng theo thời gian mắc suy tim.
3.2.2. RLN tim qua theo dõi Holter điện tim 24 giờ


12
Bảng 3.16: Đặc điểm tần số tim và RLN trên thất trên Holter điện
tim 24 giờ ở các nhóm nghiên cứu
Thông số
Nhóm 1
Nhóm 2
p
(n= 157)
(n=48)
Tần số tim trung bình
89,5 ± 14,3

82,4 ± 13,4
< 0,01
Rối
Tỉ lệ RLN trên thất 125 (79,6%)
37 (77,1%)
> 0,05
loạn Tỉ lệ NTT trên thất 106 (67,5%)
29 (60,4%)
> 0,05
nhịp Số lượng NTT trên thất 380,8±1544,1 128,0± 349,5 > 0,05
trên
Rung nhĩ*
42 (26,8%)
14 (29,2%)
> 0,05
thất
Cơn nhanh nhĩ
32 (20,4%)
8 (16,7%)
> 0,05
Tần số tim ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2. Các RLN trên thất
không có sự khác biệt giữa nhóm 1 và nhóm 2.
Bảng 3.17: Đặc điểm RLN thất trên Holter điện tim 24 giờ ở các nhóm
nghiên cứu
Thông số

Nhóm 1
(n=157)
142 (90,4%)
2030,2± 6641,5

129 (82,2%)

Nhóm 2
(n=48)
35 (72,9%)
789,8 ± 3899,3
26 (54,2%)

p

Tỷ lệ RLN thất
< 0,01
Số lượng NTT thất
< 0,01
RLN thất nặng
< 0,01
Nhanh thất không bền
43 (27,4%)
3 (6,3%)
< 0,01
bỉ
Số lượng NTT thất, tỉ lệ RLN nặng và nhanh thất thoáng quá
ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 (p<0,01).
Bảng 3.18: Tỉ lệ RLN thất mức độ nặng và nhanh thất không bền bỉ
có xu hướng tăng khi LVEF giảm, rõ nhất ở nhóm LVEF <40% so
với nhóm LVEF ≥ 50% (p<0,01).
Bảng 3.19: Kết quả tỉ lệ NTT trên thất, RLN thất nặng và nhanh thất
không bền bỉ không có sự theo nguyên nhân suy tim ở nhóm 1.
Bảng 3.20 +3.21: Đặc điểm RLN trên thất và RLN thất theo LVEF%
Thông số


RLN trên thất

LVEF≤35%
(n=101)

35%(n=56)

p


13
Tỉ lệ NTT trên thất
Số lượng NTT trên thất
Rung nhĩ
RLN thất
Tỉ lệ NTT thất
Số lượng NTT thất
RLN thất nặng

73 (72, 3%)
519,5± 1884,4
20 (19,8%)

33 (58,9%)
130,6 ± 454,9
22 (39,3%)

0,06

<0,05
< 0,01

94 (93,1%)
2633,9±8082,5
91 (90,1%)

48 (85,7%)
941,4 ± 2111,7
38 (67,9%)

> 0,05
< 0,05
< 0,01

Số lượng NTT trên thất, NTT thất, tỉ lệ RLN thất nặng ở
nhóm LVEF ≤35% cao hơn so với nhóm 35%Bảng 3.22: Đặc điểm RLN tim ở nhóm 1 có dày thất trái.
Tỉ lệ RLN thất nặng ở nhóm dày thất trái cao hơn so với
nhóm không dày thất trái (85,8% so với 66,7% p<0,05).
Bảng 3.23: Đặc điểm RLN thất ở nhóm có giãn thất trái
RLN thất
Giãn thất trái (LVDd/m2 ≥ 32)
p
Có (n=139)
Không (n=18)
Tỉ lệ NTT thất
130 (93,5%)
12 (66,7%)
< 0,01

Số lượng NTT thất
2121,2±6990,6 1327,5±2737,
> 0,05
2
Lown độ 3-5
119 (85,6%)
10 (55,6%)
< 0,01
Nhanh thất không bền bỉ 42 (30,2%)
1 (5,6%)
< 0,05
Tỉ lệ RLN thất nặng (Lown 3-5) và nhanh thất không bền bỉ
ở nhóm giãn thất trái thì tâm trương cao hơn nhóm không giãn thất
trái.

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ RLN thất nặng và nhanh thất không bền bỉ theo
phân độ suy tim ở nhóm 1.


14
3.3. Mối liên quan giữa RLN tim và RLDT trong thất với một số
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim có giảm
phân số tống máu thất trái.
3.3.1. Mối liên quan giữa RLN tim với một số đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng.
- Đường kính nhĩ trái ở nhóm suy tim có RLN trên thất và
nhóm có rung nhĩ lớn hơn tương ứng khi so với nhóm không RLN
trên thất (40,6 ± 7,8 mm so 37,3 ± 7,6 mm; p<0,05) và nhóm không
rung nhĩ (42,3 ± 8,6 mm so với 39,0 ± 7,4 mm; p<0,05).
Bảng 3.29: Mối liên quan giữa RLN nặng với đặc điểm lâm sàng và

cận lâm sàng ở nhóm 1
Thông số
Rối loạn nhịp thất nặng
p
Có (n=129)
Không (n=28)
Mức độ Độ 2
12 (9,3%)
2 (7,1%)
> 0,05
Độ 3
100 (77,5%)
25 (89,3%)
suy tim
Độ 4
17 (13,2%)
1 (3,6%)
LVDd (mm)
61,4 ± 7,9
56,4 ± 7,4
< 0,01
LVDs (mm)
51,4 ± 8,6
44,1 ± 9,5
< 0,01
LVEF%
31,3 ± 7,8
36,3 ± 8,5
< 0,05
PAPs (mm Hg)

38,7 ± 12,9
29,0 ± 12,7
< 0,01
BNP (pg/ml)
1770,5 ± 4521,0 1015,4 ± 1266,5
< 0,05
Nhóm RLN nặng có đường kính thất trái giãn hơn, LVEF
giảm nhiều hơn, tăng PAPs và nồng độ BNP nhiều hơn so với nhóm
không RLN thất nặng.
Bảng 3.30 +3.31: Mối liên quan RLN với nồng độ BNP ở nhóm 1
Thông số
Suy tim có LVEF < 50%
p
Tỉ lệ NTT trên thất
Số lượng NTT trên thất

BNP ≥ 500 pg/ml
(n= 101)

BNP < 500 pg/ml
(n= 51)

74 (73,3%)
538,4 ± 1892,9

28 (54,9%)
99,4 ± 362,2

<0,05
<0,05


Nhanh thất không bền bỉ
33 (32,7%)
9 (17,6%)
0,05
Rối loạn nhịp thất nặng
88 (87,1%)
37 (72,5%)
<0,05
Tỉ lệ nhanh thất không bền bỉ và RLN thất nặng ở nhóm suy
tim LVEF giảm có BNP ≥500 pg/ml cao hơn so với nhóm BNP<500


15
pg/ml.
3.3.2. Mối liên quan giữa RLDT trong thất với một số đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm 1
Bảng 3.32: Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm 1 có
QRS rộng
Chỉ số
Suy tim

Độ II

Độ III
Độ IV
LVDd (mm)
LVDs (mm)
LVEF%


QRS ≥ 120 ms
(n=42)
3 (7,1%)

QRS < 120 ms
(n=115)
11 (9,6%)

p
> 0,05

34 (81,0%)
5 (11,9%)
62,7 ± 8,9
52,7 ± 9,1
29,9 ± 9,0

91 (79,1%)
13 (11,3%)
59,7 ± 7,6
49,1 ± 9,1
33,0 ± 7,6

< 0,05
< 0,05
< 0,05

Nhóm QRS ≥120 ms có đường kính thất trái giãn nhiều hơn
và LVEF% giảm nhiều hơn so với nhóm QRS<120 ms.
Bảng 3.34: Cho thấy nhóm blốc nhánh trái có LVEF% giảm nhiều hơn so

với nhóm không blốc nhánh trái (29,0 ± 8,7% so 32,8 ± 7,8% p<0,05).
3.3.3. Mối tương quan, nguy cơ RLN và RLDT trong thất
ở nhóm 1
Bảng 3.35: Mối tương quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng với RLN ở nhóm 1

Tuổi (năm)
LVDd(mm)
LVDs(mm)
LVEF%
BNP (pg/ml)

Số lượng NTT trên thất
r
p
0,28
< 0,01
0,03
> 0,05
0,09
> 0,05
0,02
> 0,05
0,23
< 0,05

Số lượng NTT thất
r
p
0,09

> 0,05
0,16
< 0,05
0,18
< 0,05
-0,2
< 0,01
-0,04
> 0,05


16
*Số lượng NTT trên thất và thất đã Logarit tự nhiên (ln) hóa

Số lượng NTT trên thất tương quan thuận với tuổi. Số lượng
NTT thất tương quan thuận với đường kính thất trái và tương quan
nghịch với LVEF%.
Bảng 3.36: Nguy cơ RLN thất ở bệnh nhân suy tim giảm LVEF%
Suy tim LVEF <50% nguy cơ xuất hiện RLN thất như sau:
RLN thất
OR
95% CI
p
NTT thất
3,5
1,5 – 8,0
< 0,01
RLN thất nặng
3,9
1,9 – 7,8

< 0,01
Nhanh thất không bền bỉ
5,7
1,7 – 19,2
< 0,01
Bảng 3.37 + 3.38+ 3.39: Nguy cơ RLN thất, RLN thất nặng và
nhanh thất không bền bỉ ở nhóm 1
Rối loạn nhịp
OR
95% CI
p
2
Giãn thất trái thì tâm trương (LVDd ≥ 32 mm/m )
RLN thất
5,0
1,5 – 16,7
< 0,05
RLN thất nặng
4,8
1,7 – 13,5
< 0,01
Nhanh thất không bền bỉ
7,4
0,9 – 57,1
< 0,05
Giãn thất trái thì tâm thu (LVDs > 25 mm/m2)
RLN thất
4,6
1,4 – 15,3
<0,05

RLN thất nặng
4,3
1,5 – 12,0
< 0,01
Bảng 3.40: Nguy cơ NTT trên thất và RLN thất nặng ở nhóm 1 có
nồng độ BNP ≥ 500 pg/ml
Rối loạn nhịp
OR
NTT trên thất
2,3
RLN thất nặng
2,6

95% CI
1,1 – 4,6
1,1 – 6,0

p
< 0,05
< 0,05

Bảng 3.41: Mối tương quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng với độ rộng QRS ở nhóm 1
Thông số
Độ rộng QRS (n=157)
r
p


17

Thời gian phát hiện suy tim
LVDd
LVMI
LVEF%

0,16
0,20
0,23
-0,17

0,05
< 0,05
< 0,01
< 0,05

Độ rộng QRS tương quan thuận với thời gian mắc suy tim,
đường kính thất trái tâm trương, tương quan nghịch với LVEF.
Bảng 3.42: Nguy cơ RLDT trong thất ở bệnh nhân suy tim LVEF<50%
RLDT trong thất
OR
95% CI
p
QRS ≥ 120 ms
3,1
1,2 - 8,5
<0,05
LBBB

4,8


1,1 - 20,9

<0,05

Suy tim giảm phân số tống máu thất trái làm tăng nguy cơ
QRS ≥ 120 ms lần 3,1 và blốc nhánh trái 4,8 lần với p < 0,05.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu
* Đặc điểm về tuổi và giới
Độ tuổi ở nhóm 1 thấp hơn so với nhóm 2 (65,5 ±12,8 so với
72,9±10,2 p<0,01), kết quả này tương tự nghiên cứu Framingham với
326 bệnh nhân suy tim LVEF bảo tồn và 386 bệnh nhân suy tim giảm
LVEF có độ tuổi trung bình lần lượt là 82 tuổi và 80 tuổi (p=0,02). Tỉ
lệ giới ở hai nhóm tương đồng nhau, trong đó tỉ lệ nam cao hơn nữ.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm Nguyên Sơn.
* Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng và mức độ suy tim ở nhóm 1 nặng hơn nhóm
2, tỉ lệ suy tim độ 3, độ 4 ở nhóm 1 là 91,1% trong khi đó tỉ lệ này ở
nhóm 2 là 37,5%. Kết quả này cũng tương tư như kết quả nghiên cứu
của Phạm Nguyên Sơn (2007) và nghiên cứu của Diller PM, những
bệnh nhân giảm LVEF thường suy tim độ 3 và độ 4 còn những bệnh
nhân suy tim LVEF bảo tồn thường gặp suy tim độ 2.


18
4.2. Đặc điểm RLN và RLDT trong thất ở bệnh nhân suy tim
giảm phân số tống máu thất trái.
4.2.1. Đặc điểm RLDT trong thất ở nhóm suy tim giảm LVEF
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.10), độ rộng trung bình QRS, tỉ
lệ QRS ≥ 120 ms và tỉ lệ LBBB ở nhóm có LVEF < 50% cao hơn so

với nhóm có LVEF ≥ 50 %, lần lượt là: 101,2 ± 26,1 ms so với 89,7 ±
25,4 ms, p < 0,01 26,1% so với 10,4% và 17,2% so với 4,2 % với p <
0,05. Nghiên cứu CHARM, 7599 bệnh nhân suy tim, tỉ lệ blốc nhánh
ở nhóm suy tim giảm LVEF cao hơn so với nhóm LVEF bảo tồn
(30,1 % so với 14,4%). Ở nhóm suy tim LVEF giảm, đường kính thất
trái giãn hơn, sự xơ hóa cơ tim và thoái hóa đường dẫn truyền nhiều
hơn, có sự mất đồng bộ điện học trong tổ chức cơ thất do đó tỉ lệ
RLDT trong thất hơn so với nhóm LVEF còn bảo tồn.
4.2.2. Đặc điểm RLN tim ở nhóm suy tim giảm LVEF
* RLN trên thất
RLN trên thất ở bệnh nhân suy tim thường gặp là NTT trên
thất, cơn nhịp nhanh trên thất và rung nhĩ. Trong đó rung nhĩ là RLN
thường gặp và có liên quan chặt chẽ đến biểu hiện lâm sàng, cận lân
sàng, tiên lượng và điều trị ở bệnh nhân suy tim. Nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân suy tim LVEF < 50% và suy tim
LVEF ≥ 50% gần tương đương nhau lần lượt là 26,8% và 29,2% với
p > 0,05 (bảng 3.16). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên
cứu CHARM, thấy 29% trong 3023 bệnh nhân suy tim LVEF ≥ 40%
và 26% trong số 4576 bệnh nhân suy tim LVEF < 40% có rung nhĩ.
* Rối loạn nhịp thất
Kết quả của chúng tôi (bảng 3.17), tỉ lệ RLN thất, số lượng
NTT thất/24 giờ, tỉ lệ RLN thất nặng và tỉ lệ cơn nhanh thất không
bền bỉ ở nhóm 1 cao hơn so với nhóm 2 với p<0,01. Kết quả này
tương tự như kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Hà và của Phạm Thái
Giang các RLN thất ở bệnh nhân suy tim giảm LVEF lớn hơn so với


19
suy tim LVEF bảo tồn.
4.3. Mối liên quan RLN và RLDT trong thất với một

số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân
suy tim giảm LVEF
4.3.1. Mối liên quan giữa RLDT trong thất với đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm suy tim
giảm LVEF
* Liên quan QRS với thời gian mắc suy tim
Độ rộng QRS tăng dần theo thời gian mắc suy tim cũng như
tăng dần theo tuổi của bệnh nhân. Theo Lund (2013), tỉ lệ QRS ≥ 120
ms và LBBB ở bệnh nhân suy tim > 75 tuổi cao hơn nhóm suy tim ≤
75 tuổi, tỉ lệ QRS ≥ 120 ms ở những bệnh nhân mắc suy tim ≥ 6
tháng cao hơn nhóm mắc suy tim < 6 tháng (56% so với 44%). Ở
bệnh nhân suy tim độ rộng QRS tăng dần khoảng 5 ms/năm và khi
QRS tăng thêm 10 ms thì nguy cơ tử vong do tim mạch tăng 18%.
Kết quả của chúng tôi (bảng 3.15), độ rộng QRS, tỉ lệ QRS ≥
120 ms, tỉ lệ LBBB ở nhóm suy tim ≥ 1 năm cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm suy tim < 1 năm. Sự gia tăng độ rộng của QRS
và tỉ lệ blốc nhánh, đặc biệt LBBB theo thời gian mắc suy tim là do
thời gian mắc suy tim càng dài thì sự biến đổi, tái cấu trúc cơ tim và
xơ hóa hệ thống dẫn truyền trong thất
* Mối liên quan QRS với biến đổi cấu trúc và chức năng tim

Phức bộ QRS phản ánh quá trình khử cực của tâm thất, do đó
hình dạng và độ rộng của QRS có liên quan đến đặc điểm cấu trúc và
chức năng của tim. Kết quả của chúng tôi, tỉ lệ LBBB và tỉ lệ QRS
≥120 ms tăng khi LVEF giảm (bảng 3.10 và 3.14). Suy tim có QRS
≥120 ms có biến đổi cấu trúc cơ tim như: đường kính thất trái giãn
hơn, LVEF giảm nhiều hơn so với nhóm QRS<120ms (bảng 3.32).
Theo Shenkman và cộng sự (2002), nghiên cứu gần 3500 bệnh nhân
suy tim, thấy độ rộng QRS và tỉ lệ QRS > 120 ms (đặc biệt là LBBB)
tăng dần theo tỉ lệ và mức độ giảm LVEF. Tỉ lệ và nguy cơ tử vong

những bệnh nhân suy tim giảm LVEF có QRS ≥ 120 ms lớn hơn so


20
với nhóm suy tim LVEF giảm có QRS < 120 ms. Nghiên cứu của
chúng tôi khi suy tim LVEF<50% làm tăng nguy cơ LBBB và QRS≥
120 ms với OR lần lượt là 4,8 và 3,1. Theo Lund thì nguy cơ QRS≥
120 ms ở bệnh nhân suy tim LVEF<50% với OR= 1,66.
4.3.2. Mối liên quan giữa RLN tim với đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng ở nhóm suy tim giảm LVEF
* Liên quan RLN trên thất với đường kính nhĩ trái
Suy tim có hiện tượng tăng áp lực đồ đầy thất trái  tăng áp
lực nhĩ trái, tái cấu trúc nhĩ trái  Giãn nhĩ trái và xơ hóa cơ nhĩ là
cơ sở hình thành vòng vào lại trong nhĩ, thay đổi dòng canxi trong tế
bào cơ nhĩ, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và hệ
RAA là các yếu tố khởi phát (trigger), hình thành và duy trì NTT trên
thất, nhịp nhanh trên thất và rung nhĩ. Nghiên cứu của chúng tôi,
đường kính nhĩ trái ở những bệnh nhân rung nhĩ cũng có đường kính
nhĩ trái lớn hơn nhóm không có rung nhĩ (42,3 ± 8,6 so với 39,0 ± 7,4
mm, p < 0,05. Theo Yoon Y.E. khi đường kính nhĩ trái tăng thêm 10
mm thì nguy cơ rung nhĩ tăng lên 67%.
* Liên quan RLN thất với đường kính thất trái
Giãn buồng thất trái thường gặp ở bệnh nhân suy tim. Giãn
buồng tim là một trong những yếu tố làm thay đổi điện sinh lí cơ tim
do giảm sự gắn kết giữa các tế bào, giảm điện thế màng tế bào, thay
đổi các dòng ion qua màng tế bào và thiếu máu nội tâm mạc dẫn đến
hình thành và thúc đẩy quá trình RLN, đặc biệt là hình thành các
vòng vào lại, gây nên hiện tượng hậu khử cực sớm và hậu khử cực
muộn là nguyên nhân chính gây nên nhanh thất, rung nhất. Nghiên
cứu SOLVD với 311 bệnh nhân suy tim giảm LVEF, thấy tỉ lệ RLN

thất tăng khi giãn thất trái. Tỉ lệ xuất hiện NSVT với EDV < 177 ml,
EDV 177-218 ml và EDV > 218 ml lần lượt là 24% và 48%, 45%.
Nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm giãn thất trái thì tâm
trương LVDd/m2 ≥ 32 (bảng 3.23) có tỉ lệ RLN thất nặng, nhanh thất
không bền bỉ lớn hơn so với nhóm không giãn thất trái tương ứng là
85,6% so với 55,6% và 30,2% so với 5,6% (p < 0,05). Suy tim giảm


21
LVEF có giãn thất trái sẽ tăng nguy cơ RLN thất nặng và nhanh thất
không bền bỉ (bảng 3.37 + 3.38 + 3.39).
* Liên quan RLN thất với phân số tống máu thất trái
Giảm LVEF phản ánh mức độ tổn thương cơ tim, tái cấu trúc
cơ tim với những biến đổi về cấu trúc và huyết động, làm mất sự ổn
định về điện học, tăng hoạt tính của thần kinh giao cảm và hệ RAA
dẫn tới tăng nguy cơ xuất hiện các RLN thất. Ngược lại RLN thất
làm giảm LVEF nhiều hơn do tăng nhu cầu oxy tổ chức, mất đồng bộ
cơ tim, hở van ba lá và hai lá nhiều hơn, tăng biến đổi cấu trúc cơ tim
từ đó dẫn đến suy tim nặng hơn và tăng nguy cơ tử vong.
Nghiên cứu của chúng tôi, Nhóm có RLN thất nặng có
LVEF% giảm hơn, đường kính thất trái giãn nhiều và áp lực động
mạch phổi thì tâm thu cao hơn so với nhóm không có RLN thất
nặng (bảng 3.29). Bệnh nhân suy tim LVEF<50% tăng nguy cơ
xuất hiện nhanh thất không bền bỉ 5,7 lần và rối RLN nặng 3,9 lần
với p < 0,01 (bảng 3.36). Theo Grimm, khi LVEF giảm 10% thì
nguy cơ RLN tăng 2,3 lần.
* Liên quan RLN tim với mức độ suy tim
Suy tim càng nặng thì nguy cơ RLN và tử vong càng cao.
Nghiên cứu MERIT-HF, 3991 bệnh nhân suy tim, thấy tỉ lệ đột tử do
căn nguyên tim mạch tăng tương ứng theo mức độ suy tim từ độ II

đến độ IV là 6,3%; 10,5% và 18,5%. Nhanh thất và rung thất chiếm tỉ
lệ 50-60% nguyên nhân đột tử. Biểu đồ 3.3 cho thấy tỉ lệ RLN thất có
xu hướng tăng dần theo mức độ suy tim độ II đến độ IV, tỉ lệ RLN
thất phức tạp tăng tương ứng là 85,7%; 80,0% và 94,4%; tỉ lệ nhanh
thất không bền bỉ tăng tương ứng là 28,6%; 25,6% và 38,9%.
* Mối liên quan RLN với nguyên nhân suy tim
Nguyên nhân suy tim có thể ảnh hưởng đến cơ chế và hình
thái RLN, đặc biệt là RLN thất. RLN thất ở bệnh tim thiếu máu cục bộ
thường là NTT thất và nhanh thất đơn dạng. RLN thất ở bệnh cơ tim
giãn thường là NTT thất và nhanh thất đa ổ, đa dạng, ít gặp NTT thất
đơn dạng.
Nghiên cứu của chúng tôi thấy ở bệnh nhân suy tim giảm


×