Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Dap an kiem tra lan 2 QLNN CVC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.53 KB, 20 trang )

Câu 1: NHững khó khăn trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở nước
ta:
1. Nhận thức và hiểu biết
Tất cả các lãnh đạo và công chức trong các cơ quan CP phải nhận thức đúng và
hiểu được tầm quan trọng của CPĐT. CP nên tổ chức các khóa bồi dưỡng để nâng
cao nhận thức về những giá trị mà CPĐT mang lại và sự cần thiết phải thay đổi
ngay từ bên trong nội bộ CP. Bên ngoài tổ chức, các chương trình này cũng rất cần
thiết để giúp công dân và doanh nghiệp (DN) hiểu về CPĐT. Các phương tiện
truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích công dân và DN ở
các tỉnh, thành phố hỗ trợ CP đưa ra các sáng kiến về CPĐT, đặc biệt là các sáng
kiến trong cung cấp dịch vụ công, cũng như đưa ra các phản hồi.
2. Cải cách hành chính
CPĐT không đơn thuần chỉ là CNTT-TT như nhiều quốc gia đã rơi vào vết xe đổ
này. Cần cân nhắc việc xây dựng CPĐT trong bối cảnh CCHC. Những cải cách
như mô hình "một cửa" khi thực hiện cùng với sáng kiến về CPĐT sẽ mang lại ích
lợi cho người dân và DN. Trước khi triển khai hệ thống CNTT cho CPĐT, điều
quan trọng là phải đảm bảo thủ tục hành chính hiện thời và quy trình quản lý hiện
tại được xem xét lại và đơn giản hóa. Các cơ quan quản lý cần nghĩ đến các quy
trình công việc hơn là các chức năng công việc của họ và chú trọng hơn tới người
dân và DN.
3. Hợp tác giữa các cơ quan
Thông thường các cơ quan CP làm việc một cách độc lập theo các chức năng của
họ. Với CPĐT, cần phải tăng cường hợp tác giữa các cơ quan CP, đặc biệt trong
việc cải tiến các dịch vụ công và tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia. Các kênh
giao tiếp và cơ quan phối hợp chính thống cần được thiết lập không chỉ ở cấp chính
quyền trung ương mà cả ở cấp địa phương.
4. Thay đổi nhận thức
Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển. Nhân
viên CP thường quen với trạng thái thoải mái trong công việc và không cho rằng
cần phải thay đổi. Cần phải nỗ lực giải thích cho họ vì sao cần thay đổi, đặc biệt là
trong chương trình triển khai CPĐT. Nhất thiết phải có sự cam kết về việc thay đổi


và các lãnh đạo phải làm gương để nhân viên noi theo. Việc đối thoại với nhân viên
CP và đáp ứng các mong muốn của họ cũng là cần thiết.
5. Đào tạo và thay đổi các kỹ năng cho nhân viên CP
Đào tạo là công việc quan trọng để giúp nhân viên làm quen với các kỹ năng mới
cần thiết cho CPĐT. Các khóa học như hành chính công hiện đại, thay đổi quy
trình nghiệp vụ, thay đổi cách quản lý , CNTT-TT và CPĐT .. rất quan trọng trong
việc tiến tới CPĐT. Tuy nhiên, việc đào tạo thường tiêu tốn một lượng lớn ngân
sách và nhiều nguồn lực của CP, vì vậy cần có kế hoạch triển khai tốt.
 Giải pháp để khắc phục những khó khăn:
1. Nâng cao nhận thức và thay đổ cách nghĩ về chính phủ điện tử.
Trước tiên là nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa
phương. Đây là công việc có tầm quan trọng vì đây là cấp có vai trò quyết định.
Một khi các cấp lãnh đạo trung ương nhận thức đầy đủ về vai trò và tác dụng của
chính phủ điện tử và có ý kiến chỉ đạo cụ thể về vấn đề này thì việc xây dựng
chương trình kế hoạch phát triển chính phủ điện tử sẽ thuận lợi hơn.


2.

Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức. Đây là bộ phận trực tiếp thực
hiện các chương trình ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính do vậy
nhận thức của các bộ, công chức tốt sẽ tạo điều kiện để cán bộ, công chức nâng cao
trình độ chuyên môn nói chung cũng như trình độ tin học nói riêng, tránh lãng phí
tài sản quốc gia khi thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các
hoạt động quản lý hành chính.
Nâng cao nhận thức của người dân, các doanh nhiệp và các tổ chức, bằng
việc tuyên truyền, phổ biến giúp họ hiểu về thế nào là chính phủ điện tử và những
tiện ích mà chính phủ điện tử mang lại, khi đó mức độ nhận thực của người dân,
các doanh nghiệp, tổ chức sẽ được nâng cao họ sẽ tự giác hơn trong việc học tập
cũng như nâng cao trình độ tin học của bản thân khi đó việc xây dựng chính phủ

điện tử sẽ thuận lợi hơn.
Hình thành khung pháp lý chung về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quảng lý hành chính nhà nước.
Đây là việc cần thiết vì xây dựng chính phủ điện tử là một chương trình
quốc gia, sử dụng nguồn lực quốc gia và để thành công thì bắt buộc phải có sự
tham gia của các cơ quan của chính phủ do vậy phải có môt khung pháp lý chung
nhằm định hướng cho các cơ quan của chính phủ xây dựng và thực hiện đồng bộ.
Cơ sở pháp lý để xây dựng và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông không đầy đủ dẫn đến tình trạng lúng túng, không rõ phương hướng
phát triển, nhiều hệ thống thông tin sau khi được tin học hoá xong lại không được
sử dụng vì không đồng bộ với các quy chế, quy trình làm việc hiện hành.
Ở nước ta với nghị định 64/2007/ND-CP và chỉ thị 43/2008/QĐ-TTg cùng
với chủ trương chính sách của đảng và nhà nước và sự hưỡng dẫn đôn đốc của các
cơ quan quản lý chuyên ngành việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ
quan nhà nước đã bắt đầu đạt được một số thành công.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ta có thể thấy việc triển khai chính phủ điện tử
chưa xác định rõ ràng cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo theo
một chương trình thống nhất. Hiện nay, Văn phòng chính phủ, bộ bưu chính viễn
thông và một số cơ quan khác cùng tham gia triển khai. Việc có nhiều cơ quan
tham gia triển khai và quản lý sẽ làm mọi việc trở nên phức tạp đôi khi không
thồng nhất khó thực hiện.
Do vậy việc tạo lập khung pháp lý xác định rõ một hoặc hai cơ quan cùng
tham gia thực hiện, điều hành và chịu trách nhiệm về sự thành công và thất bại của
chính phủ điện tử là việc có ý nghĩa quan trọng, một khi đã xác định rõ chức năng
nhiệm vụ của cơ quan tiến hành, mọi công việc sẽ được tập trung về đầu mối khi
đó sẽ dễ phát hiện được những vướng mắc khi thực hiện và kịp thời điều chỉnh,
đồng thời có thể biết chính sác được tiến độ dự án.
Xây dựng một đề án tổng thể thật cụ thể về chính phủ điện tử để trình các cơ
quan có thẩm quyền xem xét, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng chính phủ
điện tử. Bản đề án phải thật chi tiết về các bước đi cũng như tiến trình thực hiện đề

án, thời gian cũng như nguồn nhân vật lực tham gia vận hành dự án. Các bước xây
dựng mô hình chính phủ điện tử phải theo một quy trình. Đầu tiên phải định nghĩa
rõ tầm nhìn về chiến lược, sau đó phải đưa ra thiết kế. Kế tiếp là phải xây dựng
hình mẫu triển khai và sau đó phải tiếp tục củng cố, cập nhật. Bởi tất cả các công
nghệ đều thay đổi theo thời gian nên sau khi chúng ta kiểm tra phải tiếp tục duy trì


3.

4.

nó nhưng bên cạnh đó cũng phải củng cố và có những thay đổi cần thiết trong quá
trình áp dụng.
Xác định nhiệm vụ rõ ràng, phân công phân cấp và phối hợp thực hiện giữa
trung ương và địa phương một cách đồng bộ, trung ương làm gì và địa phương
phải làm những gì khi xây dựng chính phủ điện tử. Khi trung ương và địa phương
xây dựng xong thì kết hợp lại sẽ thành một chính phủ điện tử thống nhất từ trung
ương đến địa phương. Người dân và doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ
hành chính công mà không gặp các trở ngại như khi thực hiện các giao dịch với
các cơ quan hành chính.
Gắn việc xây dựng chính phủ điện tử với cải cách thủ tục hành chính.
Hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền các
cấp, giúp người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan chính phủ được
nhanh chóng, thuận tiện, tiếc kiệm và hiệu quả hơn.
Chính phủ điện tử phải tính đến yêu cầu của người dân và các doanh nghiệp
cũng như các tổ chức xem họ cần gì, họ trông đợi gì ở chính phủ điện tử, một khi
đã xác định được các yêu cầu cụ thể, một nền hành chính phục vụ xem người dân
như là khách hành và các cơ quan hành chính là những người cung cấp dịch vụ,
yêu cầu đối với người cung cấp dịch vụ là phải nhanh, thủ tục đơn giải và dễ thực
hiện.

Xây dựng chính phủ điện tử gắn với việc cải cách thủ tục hành chính là một
công việc khó khăn phức tạp, hiện tại còn khoảng 6500 thủ tục hành chính có hiệu
lực. Một khi trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng thì trung tâm này xẽ
rà soát và kiến nghị loại bỏ bớt những thủ tục không phù hợp. Trung tâm này sẽ
tiến hành xây dựng các chương trình phần mềm ứng dụng để người dân, các doanh
nghiệp và các tổ chức có thể dễ dàng khi tiếp cân và thực hiện các thủ tục, đảm bảo
được các yếu tố nhanh, hiệu quả. Khi đó mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử gắn
với các cách thủ tục hành chính sẽ được thực hiện một cách hiệu quả.
Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cho chính phủ điện tử và tài chính đầu tư cho
chính phủ điện tử.
Đây là hai vấn đề quan trọng đối với việc xây dựng chính phủ điện tử. Muốn
xây dựng được hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thì phải có tài chính đầu tư vấn đề
này có thể giải quyết bằng nguồn vốn ODA hoặc lấy từ ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên, để đảm bảo nguồn vốn mày được sử dụng hiệu quả thì phải có kế hoạch về
việc phân bổ kinh phí và giải ngân, tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình triển
khai dự án.
Còn đối với hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thì chúng ta có thể xây dựng,
nhập khẩu hoặc kêu gọi đầu tư . Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dung và hạ
tầng viễn thông – Internet phục vụ cho chính phủ điện tử, trước đây khi thực hiện
đề án 112 hạ tầng kỹ thuật tin học của các bộ và các tỉnh đã được đầu tư khá đáng
kể như mạng LAN hay máy tính, chúng ta có thể tận dụng những thiết bị còn có
thể sử dụng được đồng thời xây dựng kết cấu hạ tầng mới phù hợp với trình độ
công nghệ trên thế giới. chính phủ phải hỗ trợ người dân đến mức tối đa như: triển
khai hạ tầng, nối mạng đến tận người dân, thiết bị giá rẻ, dự án phổ cập tin học.
Như vậy mới có thể tạo ra được nền tảng để phát triển chính phủ điện tử và hướng
tới một xã hội thông tin.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Bản chất của quá trình quản lý là
quá trình thông tin, do vậy nhiệm vụ của trung tâm này là xây dựng quản lý và



cung cấp thông tin hành chính công trực tuyến, rà soát lại hệ thống văn bản quy
phạm và hệ thống các thủ tục hành chính có hiêụ lực xem xét và kiến nghị với các
cơ quan có thẩm quyền loại bỏ những thủ tục không hợp lý khó áp dụng trong
quảng lý.
5. Phát triển và đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
Trước hết là năng lực của cán bộ xây dựng và quản lý chính phủ điện tử.
Đây là yếu tố quan trọng, sống còn. Chính phủ cần phải tập hợp đủ những
con người có đủ khả năng xây dựng hệ thống và duy trì hệ thống đó hoạt động ổn
định.
Vấn đề này ta có thể tham khảo kinh nghiệp của Singapore như sau:
Singapore đã có những học bổng để cán bộ có thể ra nước ngoài học tập,
xem xét và học hỏi kinh nghiệm chính phủ điện tử của các nước, và sau đó trở về
nước xây dựng Chính phủ điện tử của Singapore. Trong tiến trình ở giai đoạn đầu
này, Singapore đáp ứng đủ khả năng, đào tạo đủ số người có kiến thức để xây dựng
chương trình, hệ thống cho Chính phủ.
Giai đoạn tiếp theo, khi đã có đủ nhân lực, Chính phủ bắt đầu điều chuyển
nhân sự đã qua đào tạo sang các cơ quan khác nhau, kể cả các liên doanh với công
ty tư nhân, giúp họ chạy các chương trình như hệ thống điều khiển điện tử tại cảng
biển, sân bay. Những người có kinh nghiệm về chính phủ điện tử cũng bắt đầu hoạt
động trong các công ty tư nhân, chuyển tải những kiến thức về chính phủ điện tử từ
Chính phủ sang khu vực tư nhân.
Sau đó, giai đoạn tiếp theo, bắt đầu từ năm 2000, họ tập trung vào thu thập
các tài liệu, văn bản để đưa lên mạng Internet.
Ở việt nam, đề án 112 thất bại một phần cũng do yếu tố trình độ của cán bộ
xây dựng và quản lý dự án, các trang thiết bị được bỏ tiền mua về trang bị nhưng
cán bộ công chức rất ít người biết sử dụng, các trương trình phần mềm cài trên
máy nghèo nàn và khó áp dụng trong hoạt động quả lý hành chính. Do vậy yêu cầu
khi bắt tay vào xây dựng chính phủ điện tử là phải đào tạo nguồn nhân lực có đủ
trình độ để xây dựng và vận hành.
Vấn đề tiếp theo trong giáo dục đào tạo là khả năng sử dụng của người dân.

Thực tế hiện nay cho thấy khả năng sử dụng máy tính và các chương trình
ứng dụng của người dân còn rất hạn chế, do vậy yêu cầu đặt ra khi xây dựng chính
phủ điện tử là phải phổ cập tin học rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, tiến hành
các khóa học, các chương trình đào tạo tại các trung tâm máy tính giúp người dân
có cơ hội thực nghiệm dùng Internet. Khi người dân đã cảm thấy thoải mái, thuận
tiện để tiếp cận và sử dụng Internet, chúng ta có thể phát triển hệ thống, và để họ
sử dụng hệ thống ấy, để cho mọi người dân có thể sử dụng thành thạo máy tính và
các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hành chính nhà nước,
theo nguyên tắc trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất. Khi đó chính phủ điện tử được xây dựng xong thì người dân có thể tận dụng
được các tiện ích mà chính phủ điện tử đem lại.
Kinh nghiệm của Singapore về vấn đề này: Năm 1998, Singapore bắt đầu
triển khai hệ thống tìm dữ liệu trực tuyến. Trước đây, để tìm dữ liệu, bạn sẽ phải
tìm kiếm trên một lượng văn bản khổng lồ, và nhờ các dữ liệu đã có sẵn trên mạng,
người dân dễ dàng tiếp cận với chúng. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1998, chỉ
khoảng vài trăm nghìn người tiếp cận được với thông tin này.


Trong vài năm tiếp theo, Singapore bắt đầu đào tạo để người dân có thể sử
dụng hệ thống dữ liệu trực tuyến. Số người sử dụng sau đó tăng rất nhanh. Đây là
ví dụ cho thấy giá trị của việc chuẩn bị tốt cho người dân thông qua giáo dục - đào
tạo, giúp họ tiếp cận hệ thống và các dịch vụ. Nếu không, hệ thống sẽ bị lãng phí,
cũng tương tự như lãng phí các PC.
6. Hợp tác quốc tế trong xây dựng chính phủ điện tử.
Việt nam là nước đi sau, khoa học kỹ thuật và công nghệ về lĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông chưa phát triển. Điều đó không có nghĩa là việt nam
không thể xây dựng thành công chính phủ điện tử của mình.
Trong thời đại ngày nay, thời đại mở của hội nhập và trao đổi thông tin. Việt
nam có thể tận dụng ưu thế này để giao lưu, hợp tác với các nước có trình độ khoa
học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phát triển, và các

nước đã thành công trong việc xây dựng chính phủ điện tử để học hỏi kinh nghiệm
vận dụng vào hoàn cảnh nước mình để xây dựng một chính phủ điện tử phù hợp
với điều kiện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước.
Để làm được này đòi hỏi chính phủ phải tăng cường hoạt động ngoại giao,
kêu gọi và hợp tác đầu tư với tổ chức, chính phủ các nước trong lĩnh vực công
nghệ thông tin phục vụ cho việc xây dựng chính phủ điện tử. Mới đây việt nam đã
ký kết hiệp định khung Asian cam kết về việc xây dựng chính phủ điện tử. Điều đó
khẳng định việt nam đã sẵn sàng trong lĩnh vực này, việt nam sẵn sàng hợp tác và
chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệp xây dựng chính phủ điện tử với các
nước trên thế giới.
Câu 2: Phân tích nội dung quản lý Nhà nước đối với dịch vụ công?
Giao trình
 Liên hệ thực tế nội dung xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay:
Câu I. DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG Tính đến nay, việc xã hội hóa dịch vụ
hành chính công đã được thực hiện trong lĩnh vực công chứng, chứng thực; đăng
kiểm xe cơ giới; dịch vụ bổ trợ tư pháp. Tuy nhiên, dưới góc độ một bài tiểu luận,
xin chỉ nêu thực trạng về việc xã hội hóa trong lĩnh vực công chứng. Sự ra đời của
Luật công chứng (1/7/2007) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thực
hiện xã hội hóa dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực công chứng, chứng thực.
Ngay sau khi Luật Công chứng đi vào thực tiễn cuộc sống, 36/63 tỉnh, thành đã
cho phép thành lập các Văn phòng công chứng xã hội hoá (hay còn gọi là công
chứng tư hoặc văn phòng công chứng ngoài ngân sách). Tính đến tháng 4/2009,
theo số liệu của Bộ Tư pháp, cả nước có 450 công chứng viên nhà nước hoạt động
trong 130 Phòng Công chứng của Nhà nước và hơn 100 Công chứng viên không
phải là công chức nhà nước hoạt động ở gần 60 Văn phòng công chứng xã hội hoá
được thành lập ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Thanh Hoá, Ninh Bình. Nhìn chung, sự ra đời của các Văn phòng công chứng xã
hội hoá bước đầu hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm tải cho các Phòng Công
chứng nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu công chứng của
xã hội công dân hiện đại. Đặc biệt, điều mà người dân ở các đô thị hài lòng nhất về

văn phòng ngoài ngân sách là thái độ phục vụ, tiếp đón niềm nở và phong cách làm
việc chuyên nghiệp của đội ngũ công chứng viên ở đây, cái mà họ không nhận
được từ văn phòng công chứng nhà nước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động của văn phòng công chức nhà nước. Từ 1/7/2007, xã, phường được giao
thêm nhiệm vụ chứng thực những giấy tờ, chứng chỉ, văn bản có bản gốc đi kèm.


Thời điểm đầu, trung bình mỗi ngày tại đây sao y bản chính khoảng 100 văn bản.
Sau khi việc xã hội hóa công chứng ra đời, số lượng này chỉ còn khoảng một nửa.
Hay như thực tế tại Phòng Công chứng Nhà nước số 1 trên phố Bà Triệu, Hà Nội
vào ngày thứ ba đầu tuần nhưng cũng chỉ có hơn 10 khách hàng, khác với tình
trạng chen lấn, xô đẩy, quá tải trước đây. Qua đó có thể thấy sự ra đời của văn
phòng công chứng xã hội hóa phần nào đã giảm bớt sự quá tải ở các văn phòng
công chứng nhà nước, giúp người dân có nhiều lựa chọn hơn trong việc thực hiện
quyền lợi hợp pháp của mình, gia tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực công chứng,
từ đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân; đồng thời khẳng định đây là một chủ
trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trước những mặt tích cực
mà công chứng xã hội hóa mang lại thì vẫn còn tồn tại những nhược điểm, bất cập
mà trong thời gian tới nếu không có sự điều chỉnh kịp thời của các cơ quan chức
năng thì những văn phòng công chứng tư sẽ trở thành nỗi lo của xã hội và sẽ đi
ngược với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Cụ thể: - Một số văn
phòng công chứng chưa thực hiện đúng hoặc chưa thực hiện đầy đủ các quy định
của Luật Công chứng (như niêm yết, đăng bố cáo thành lập, mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp…) và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê. Vẫn còn
tình trạng một số văn bản công chứng chưa bảo đảm chặt chẽ; hồ sơ công chứng
vẫn còn thiếu một số giấy tờ có liên quan. - Văn phòng công chứng tư vì lý do lợi
nhuận đã bất chấp các quy định của pháp luật, ví dụ việc công chứng các giấy tờ
làm giả theo yêu cầu của người công chứng hay việc công chứng ngoài trụ sở.
Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện công chứng ngoài trụ sở chỉ được thực
hiện trong những trường hợp đặc biệt nhưng vì lợi nhuận các văn phòng công

chứng tư đã thực hiện việc phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi dẫn đến việc mất
an toàn pháp lý vì các văn phòng công chứng thường cử các nhân viên (chứ không
phải công chứng viên) đi lấy chữ ký người yêu cầu công chứng. Do đó, sẽ khó bảo
đảm toàn vẹn các yêu cầu như xác định chính xác nhân thân của người yêu cầu
công chứng; năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, cũng như tính
chính xác của giấy tờ gốc chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản mang
ra giao dịch... - Chưa có mạng thông tin liên kết giữa văn phòng công chứng công
và văn phòng công chứng tư, vì thế các văn phòng công chứng không thể xác định
tài sản đã giao dịch chưa. Nếu kẻ xấu dùng giấy tờ giả đã công chứng bán tài sản gì
đó thì người mua bị thiệt. - Các công chứng viên không phải công chức nhà nước
còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về pháp luật nên dẫn đến nhiều trường hợp
công chứng sai quy định. Đặc biệt trong điều kiện hệ thống văn bản pháp luật còn
nhiều chồng chéo, bất cập như hiện nay, nếu không có kinh nghiệm sẽ rất khó thực
hiện theo yêu cầu, quy định pháp luật.
II. DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG Có thể nói, trong ba loại hình dịch vụ công, thì
các loại hình dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện xã hội hóa mạnh nhất trong
lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa thể thao, việc làm và an sinh xã hội, nghệ thuật,
khoa học công nghệ…Thực hiện Nghị quyết số 90-NQ/CP của Chính phủ ngày
21/8/1997 về thực hiện chủ trương xã hội hội hóa về hoạt động giáo dục, y tế, văn
hóa và Nghị định 73- NĐ/CP ngày 19/8/1999 về quy định chính sách khuyến khích
xã hội hóa đối với hoạt động các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục. Tính đến nay, số
lượng đơn vị, tổ chức cung ứng các dịch vụ trong ba lĩnh vực trên đã không ngừng
tăng lên. Trong lĩnh vực giáo dục, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng
liên tục từ 15,5% năm 2001 lên 20% năm 2007. Trong năm 2007, khoảng 25%


tổng chi phí của xã hội cho học tập là đóng góp của người dân. Bên cạnh đó, cũng
đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội
và đầu tư nước ngoài. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng phát triển. Vào
năm học 2007-2008, cả nước có gần 6.000 cơ sở giáo dục mầm non, 95 trường tiểu

học, 33 trường trung học cơ sở, 651 trường trung học phổ thông, 308 cơ sở dạy
nghề, 72 trường trung cấp chuyên nghiệp và 64 trường cao đẳng, đại học là các cơ
sở giáo dục ngoài công lập. Số học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục ngoài
công lập ngày càng tăng. Năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công
lập là 15,6%, trong đó tỷ lệ học sinh phổ thông
Cầu 3: Mục tiêu và các nguyê tắc quản lý tài chính công: Giáo trình
 Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam hiện nay:
1.Quản lí chi tiêu công ở việt nam kém năng động:
Chi tiêu công ởViệt Nam được quản trị theo phong cách truyền thống, rất chính tắc
nhưng ít năng động và khá hình thức. Cách làm này đang trở nên lỗi thời, trong bối
cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với cả quyền lợi
lẫn nghĩa vụ đầy đủ của một thành viên;do đó cần phải được đổi mới.
Quản trị chi tiêu công ở Việt Nam trong thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại yếu
kém rất cơ bản, xét theo những tiêu chí quản trị khu vực công hiện đại, phổ biến
trên thế giới như tính công khai minh bạch chưa cao, trách nhiệm giải trình còn hạn
chế, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa đạt như mong muốn và đặc biệt chưa có sự
tham gia đáng kể của người chủ đích thực của đồng tiền ngân sách là nhân dân.
Cách phân bổ vốn đầu tư ngân sách thời gian qua còn theo kiểu bao cấp - chia đều,
vẫn mang khá nặng dấu ấn của cơ chế xin cho, việc chi tiêu ngân sách chưa thực sự
gắn chặt với trách nhiệm đến cùng; chỉ chịu sự ràng buộc của những hình thức chế
tài có hiệu lực không cao, kèm theo đó là năng lực bộ máy còn yếu.
Đó chính là căn nguyên của tình trạng “có vấn đề” của hoạt động ngân sách Nhà
nước: như tình trạng tăng trưởng nóng, đầu tư cao nhưng kém hiệu quả, dẫn tới
lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô vài năm gần đây đi liền với xu hướng gia tăng
đầu tư dàn trải, trầm trọng hơn tình trạng lãnh phí, thất thoát, tham nhũng… chứng
tỏ hiệu quả thấp của hoạt động thu chi ngân sách và nhiều vấn đề gay gắt đang tồn
tại trong lĩnh vực này.
Thực tế cũng chứng tỏ căn bệnh nói trên đang khá nghiêm trọng và có nguồn gốc
cơ chế kinh tế, nằm trong chính sự không phù hợp của Luật Ngân sách Nhà nước
với các điều kiện, yêu cầu của nền kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới và hội nhập

quốc tế thành công.
2.Kém hiệu quả trong phân bổ
Mặc dù, đã có nhiều cải thiện, quản lý chi tiêu của Việt nam đã bộc lộ nhiều yếu
điểm:


- Lập ngân sách ngắn hạn, chủ yếu ngân sách hàng năm, do đó không được đánh
giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình phát triển kinh
tế xã hội hàng năm.
- Thiếu vắng hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên chi tiêu.
Phân bổ ngân sách theo yếu tố đầu vào đã tạo ra điểm yếu cơ bản là không khuyến
khích đơn vị chi tiết kiệm ngân sách, vì nó không đặt ra yêu cầu ràng buộc hợp lý,
chặt chẽ giữa số kinh phí được phân bổ với kết quả đạt được ở đầu ra do sử dụng
ngân sách đó. Lập ngân sách theo yếu tố đầu vào đã tạo ra những ưu tiên trong
phân bổ bị lệch lạc, méo mó. Nguồn lực của xã hội được đầu tư vào những dự án,
mang lại lợi ích xã hội rất thấp, trong khi ngân sách thiếu nguồn lực cho những nhu
cầu thiết thực như: y tế, văn hóa, giáo dục.
- Tạo ra những quy định đặc biệt, hình thành những quỹ tiền tệ riêng biệt tách ra
khỏi ngân sách để thực hiện những chương trình có tính ưu tiên. Từ đó giảm đi rất
nhiều vai trò của ngân sách và vi phạm những nguyên tắc thống nhất trong quản lý
ngân sách.
3. Tính kém hiệu quả hoạt động
-Cho đến nay, ở Việt Nam chưa đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải cách hành
chính công, tinh giảm biên chế trong khu vực công. Biên chế tiếp tục tăng lên (đơn
vị ngàn): 1995: 3,053; 1996: 3,138; 1997: 3,267; 1998: 3,339; 1999: 3,363; và năm
2000 3,421. Hiệu suất trong khu vực công giảm, công chức không thực sự cố
gắng, trình độ và năng suất không cải thiện, thêm vào đó điều kiện làm việc nghèo
nàn làm suy yếu hiệu quả hoạt động.
- Nguồn lực hiện hữu của ngân sách chưa đáp ứng đủ cho hoạt động công, thậm
chí ngay sau khi ngân sách đã được phê chuẩn. Người quản lý luôn bị động, không

nắm chắc nguồn lực để chủ động cân đối cho nhu cầu trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Về mặt luật pháp, kiểm soát ngân sách được thiết lập theo hướng tập trung cao độ
với nhiều quy định rất chi tiết về mua sắm tài sản, định mức chi tiêu… Thế như
trên thực tế sự kiểm soát chính thức không được thực hiện có hiệu quả, do thiếu
thông tin về tổ chức quản lý.
Cách thức quản lý không chính thức tồn tại song song cùng với những quy định
chính thức. Chẳng hạn, sự tuyển chọn cán bộ công chức, chi tiêu mua sắm…mặc
dù luật pháp quy định rất chặt chẽ nhưng trên thực tế dường như lại được thực
hiện theo những quy định không chính thức. Một khi những quy định chính thức
không được thực hiện thì tham nhũng có xu hướng gia tăng, gây phương hại đến
nguồn lực tài chính quốc gia.


4. Thiếu mối liên kết chặt chẽ
Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính nhà nước thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn (3- 5 năm) với nguồn lực trong một
khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo.
Nói cách khác, nguồn tài trợ cho những kế hoạch nói trên không được quan tâm
đúng mức dẫn đến sự hụt hẫng về tài chính nên nhiều công trình phải chờ kinh phí
hoặc bỏ dở. Thêm vào đó, kinh phí đầu tư dàn trải cho nhiều dự án khiến những ưu
tiên của Chính phủ không được tài trợ tương xứng với tầm quan trọng của chúng.
Trong quá trình soạn lập ngân sách, kiểm soát các yếu tố đầu vào được coi trọng
hơn là sự cải thiện kết quả hoạt động của ngành thông qua thực thi các mục tiêu và
nhiệm vụ của ngành. Các thông số về đầu ra cũng như về kết quả thường ít được
quan tâm, nên ngân sách thiếu thực tế dễ bị điều chỉnh và có thể tạo ra một kết quả
ngoại ý. Ngân sách được lập hàng năm vừa tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc vừa
không dự liệu hết mọi biến cố trung hạn có thể ảnh hưởng đến dự toán. Ngân sách
chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển được soạn lập một cách riêng
rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công.
5. Về phương thức cấp phát các khoản chi tiêu công

Hiện nay, nhà nước thực hiện cấp phát kinh phí và vốn từ ngân sách nhà nước theo
2 phương thức chủ yếu đó là hạn mức kinh phí và lệnh chi tiền.
- Phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí đã bám sát dự toán chi NSNN được
duyệt cả về tổng số cũng như cơ cấu các mục chi; tạo điều kiện thuận lợi cho Kho
bạc nhà nước, cơ quan tài chính trong việc kiểm soát chi .
- Phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền chỉ áp dụng đối với các khoản chi đột
xuất, không kế hoạch hóa được hoặc áp dụng đối với những đơn vị ít có quan hệ
với NSNN, song trong cả một thời gian khá dài, hình thức cấp phát này được áp
dụng cho hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu.
Cả hai phương thức cấp phát nói trên, được cơ quan tài chính sử dụng để kiểm soát
và chủ động điều hòa NSNN. Tuy nhiên, hiện nay với xu hướng phân công nhiệm
vụ rõ ràng, chuẩn hóa quy trình ngân sách, điều hành ngân sách theo luật; đặc biệt
trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế và khu vực ở lĩnh vực tài chính công, để
thích ứng với những chuẩn mực quản lý NSNN của các nước thì việc áp dụng các
hình thức cấp phát trên cần nghiên cứu và sửa đổi lại cho phù hợp.
6. Có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi tiêu công


Những chuẩn mực kế toán công chưa được quan tâm đúng mức và do vậy, dẫn đến
tình trạng không thể thống nhất và so sánh đánh giá sự phân bổ và sử dụng nguồn
lực tài chính nhà nước. Hiện tại, ít nhất có 3 hệ thống kế toán đang tồn tại bên
trong Chính phủ, đó là: kế toán ngân sách nhà nước, kế toán kho bạc nhà nước, kế
toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cơ quan tài chính hạch toán chi NSNN
theo chế độ hạch toán riêng dựa trên nguyên tắc ghi sổ đơn và mang đậm tính chất
thống kê với tiêu thức lũy kế theo mục lục NSNN. Kho bạc nhà nước hạch toán kế
toán chi NSNN theo nguyên tắc ghi sổ kép, có theo dõi chi tiết theo mục lục
NSNN do Bộ tài chính ban hành. Các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện kế
toán theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và cũng theo dõi các khoản
chi tiêu của mình theo mục lục NSNN. Ba chế độ hạch toán kế toán do ba đầu mối
thực hiện, đương nhiên khó mà có sự tương đồng, đặc biệt trong điều kiện các

chuẩn mực về kế toán chi tiêu công chưa được nghiên cứu thấu đáo và áp dụng.
Đây là một trong những tồn tại gây cản trở cho công tác quản lý và điều hành chi
NSNN và áp dụng công nghệ thông tin.

Những công trình nghìn tỷ lãng phí và không hiệu quả
08/08/2015 40,517 lượt xemBản InT+T-



-

PMU 18

VINASHIN

I. Vụ PMU18:
1.Khái quát chung về vụ việc
PMU-18 nguyên là một đơn vị đặt ra từ năm 1993 để điều hành một số dự án xây cất cầu cống cho
Bộ Giao thông Vận tải. Trong thời gian 13 năm từ 1993 đến 2006, đơn vị này quản lý khoảng 2 tỷ Mỹ
kim do Ngân hàng Quốc tế (World Bank), Nhật Bản và một số quốc gia Âu châu tài trợ và nhà nước Việt
Nam góp vốn, tuy nhiên PMU18 đã lạm dụng nguồn vốn này phục vụ cho mục đích cá nhân, gây thất
thoát lượng lớn NSNN.
Vụ PMU 18 (PMU viết tắt theo tiếng Anh cho Project Management Unit, có nghĩa là Đơn vị quản lý
dự án),liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006, gây xôn xao dư
luận tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt
Nam, đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn
Việt Tiến bị bắt giam.
Liên quan đến vụ việc này,nhiều quan chức cấp cao bị tố cáo tham gia chạy án cho các bị can. Trong
đó phải kể đến Thiếu tướng công an Cao Ngọc Oánh (Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, Thủ
trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an) và ông Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ).

Chính vì việc này mà ông Cao Ngọc Oánh mất cơ hội vào Trung ương cũng như thăng chức lên Thứ
trưởng Bộ Công an.
2. Nguyên nhân


- Cơ chế quản lý chi tiêu công, và ngân sách nhà nước thiếu khoa học. Việc sử dụng vốn để đầu tư
xây dựng kém hiệu quả. Đặc biệt là việc sử dụng các nguồn vốn vay từ nước ngoài và nguồn vốn ODA rất
kém hiệu quả.
Xét về mặt tài chính công thì việc xuất chi tiền ngân sách nhà nước (NSNN) tại nước ta nói chung
còn theo cách quản lý thủ công, nhà thầu đến kho bạc lấy tiền quá dễ dàng, chưa thiết lập các rào cản
khoa học pháp lý và khoa học quản lý mà các quốc gia phương Tây đã làm hơn 100 năm. Cụ thể,tiền
NSNN và vốn vay ODA được giao về Bộ giao thông vận tải rồi Bộ này đưa cho Ban quản lý công trình
(PMU) để từ đây xuất chi cho nhà thầu, quy trình quản lý tài chính công vô cùng thô sơ, lộ rõ những thiếu
sót, sơ hở của việc quản lý và cấp phát tiền NSNN, còn tính thủ công cao độ, chưa thấy xuất hiện các
cánh cửa pháp lý và quản lý khoa học và hoàn toàn xa lạ với hiểu biết và tầm nhìn của các nhà tài chính
quốc tế. Vì đối với họ, khi nhà thầu muốn lấy được tiền tại kho bạc, phải qua nhiều cánh cửa quản lý như:
giám sát thi công, biên bản nghiệm thu hạng mục đã làm xong theo điều kiện sách( cahier des charges),
duyệt chi của Ordonnateur và sau cùng là viên chức kho bạc xem xét lại, ký tên trên tờ ủy phiếu (Mandat)
trước khi trả tiền. Vì thế nên nhóm PMU 18 mới có cơ hội ăn chặn (từ 5% - 15%) tiền của nhà thầu được
nhận. Những thiếu sót này Bộ tài chính có phần trách nhiệm không nhỏ trong quản lý NSNN.
- Nguyên nhân của mọi nguyên nhân đó là sự yếu kém của hệ thống, tức là lỗi ở hệ thống chính
trị.Việc quản lý các nguồn vốn đầu tư rất lỏng lẻo, kém chặt chẽ, thiếu minh bạch, tạo điều kiện cho tham
nhũng hoành hành.

Theo một số nguồn tin, bất chấp nhiều lần kiểm tra, giám sát của thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra tài chính, Thanh tra Chính phủ, kiểm toán, quyết toán hằng năm, quyết toán
công trình, quyết toán dự án, những sai phạm nghiêm trọng như vậy vẫn có thể diễn ra ở mức độ,
phạm vi và khoảng thời gian rất dài. Hiệu lực của các công cụ sắc bén này đến đâu và tại sao lại
để cả một con voi chui qua lỗ kim được nhiều lần đến như vậy? Có lẽ đây chính là điểm chưa
được rõ ràng trong việc kiểm tra giám sát các hoạt động chi tiêu công. Do vậy, vụ PMU 18 xảy
ra không chỉ là một trường hợp sai phạm cá biệt của con người mà là một hiện tượng phản ánh

những khuyết tật của hệ thống, thể hiện sự quản lý yếu kém về nhiều mặt chứ không chỉ ở lĩnh
vực chi tiêu công. Những khuyết tật về tổ chức hoạt động quản lý đã làm cho vụ PMU 18 không
chỉ là một sai phạm nghiêm trọng ở cấp vi mô mà đã bộc lộ những bất cập, yếu kém ở cấp vĩ mô,
về tổ chức, cơ chế, phương thức, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nền kinh tế.
3. Hậu quả
Vụ việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội...
của Việt Nam.
- Làm thất thoát một lượng rất lớn NSNN (ước chừng vài chục ngàn tỉ đồng).
- Làm mất niềm tin trong nhân dân và các nhà đầu tư về hệ thống chính trị cũng như về cách
quản lý nền kinh tế, dẫn đến những khó khăn trong việc điều hành nền kinh tế.
- Mất lòng tin và uy tín với cộng đồng thế giới. Tất cả các nước viện trợ và cho vay vốn đều
nghi ngờ và chỉ trích chính phủ. Vì vậy Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói: “ODA là nguồn vốn
cần thiết cho sự phát triển của VN và đã đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của VN. Trách nhiệm hàng đầu trong việc sử dụng ODA thuộc về Chính phủ VN”.
- Gây ra gánh nặng nợ nần thế hệ mai sau. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006 - 2010,
VN phải trả nước ngoài 10 -11 tỉ đô la nợ quốc gia. Mỗi năm phải trả 2 tỉ đô la. Được biết, tổng
nợ nước ngoài hiện vào khoảng 20 tỉ đôla, mà khoản nợ này tất nhiên là do 86 triệu người dân
Việt
Nam
phải
trả.


4. Bài học kinh nghiệm

Vụ án tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng ở PMU18 Bộ Giao thông Vận tải đã gây nên bất
bình lớn trong Đảng, trong nhân dân cả nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và quan hệ quốc tế
của nước ta. Vụ PMU18 cho thấy “giặc nội xâm” đã tấn công vào một cơ quan quản lý khối
lượng tiền bạc, của cải lớn của nhân dân, vào một Đảng bộ lớn của Đảng. Những kẻ tham nhũng
đã gây trọng tội: Biển thủ một số tiền bạc, tài sản lớn của quốc gia và nguy hiểm hơn là xây dựng
những công trình kém chất lượng, gây tổn thất lớn và lâu dài cho đất nước.

- Cần xây một cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả , minh bạch, nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước.
- Cần thiết lập ra cơ chế quản lý chi tiêu công khoa học.
- Quản lý hoạt động nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay một cách chặt chẽ, tránh việc lạm
dụng, sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả, nếu không đây chính là khoản nợ khổng lồ mà thế hệ
tương lai phải gánh chịu.
Theo Bộ Tài chính, từ vụ Pmu18, trong giai đoạn 2006 - 2010, VN sẽ phải trả nước ngoài 10
-11 tỉ$
nợ quốc gia. Mỗi năm phải trả 2 tỉ đô la. Được biết, tổng nợ nước ngoài hiện vào khoảng 20 tỉ đôla.
Hiện nay, ngoài vốn ODA, quản lý vốn ngân sách của chúng ta cũng đang có vấn đề. Thủ tục
quản lý
của chúng ta rất nhiều nhưng vẫn không chặt và chưa đạt được hiệu quả. Đó là mặt yếu kém, không
hoàn chỉnh và chưa hội nhập quốc tế trong việc quản lý tài chính công tại nước ta hiện nay. Vậy thì
Bộ tài chính phải làm gì để khắc phục, để giảm thiểu những tiêu cực do các mặt yếu kém đó gây ra,
như vụ PMU 18?

== Rút kinh nghiệm từ PMU18,các Bộ, Ngành có liên quan cần tích cực cải cách hành chánh về quản
lý tài chính công, học hỏi cách làm của các thành viên WTO, để tránh xảy ra sự cố sử dụng tiền NSNN và
vốn ODA rất bừa bãi, thiếu đạo đức như vụ PMU 18.

II.Vụ Vinashin:
1. Khái quát chung về vụ việc
Tập đoàn Kinh tế Vinasin (tên giao dịch tiếng Anh: Vinashin Business Group, viết tắt là
VINASHIN) là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên về hoạt động đóng tàu do Nhà nước Việt
Nam nắm quyền sở hữu chi phối. Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một tổng công ty 91 được thành lập từ năm 1996.
Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất Việt Nam.
Lịch sử hình thành: Manh nha thành lập tổng công ty đã có từ lâu trên cơ sở chỉ đạo của trung
ương về tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở
Việt nam. Tiền thân của tập đoàn là Tổng Công ty 91 được thành lập từ năm 1996.



Tổng Công ty 91 được thành lập vào ngày 31 tháng 1 năm 1996. Căn cứ vào Quyết định số 69/TTg
ngày 31 tháng 1 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam.
Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg về việc
phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế, đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước chi phối, trên
cơ sở sắp xếp tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin). Và ngày 15 tháng 5
năm 2006, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty
mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Theo Quyết định này, Công ty mẹ - Tập đoàn Công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị
thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. [3] Sự kiện này đánh
dấu chính thức tập đoàn Vinashin ra đời.
Như vậy tập đoàn Vinashin ra đời căn cứ vào các văn bản pháp luật của nhà nước trên cơ sở chỉ đạo
của trung ương về việc tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập
hiện nay.
Cơ cấu tổ chức : Tập đoàn được tổ chức theo mô hình cơ cấu công ty mẹ - con; công ty mẹ hoạt động
theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính phủ làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Công ty mẹ: Tên đầu đủ là: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Đây một doanh nghiệp nhà
nước có chức năng đầu tư bằng vốn của Nhà nước. Công ty mẹ có hệ thống tổ chức bài bản, chặt chẽ bao
gồm: Văn phòng, các Ban, Trung tâm chuyên môn, nghiệp vụ. Văn phòng đại diện của Công ty mẹ ở
trong nước và nước ngoài. Các chi nhánh trực thuộc Công ty mẹ như: Công ty Xuất Nhập khẩu Vinashin;
Trung tâm hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn đầu tư và Kiểm định xây dựng
Vinashin. Đơn vị sự nghiệp có thu gồm: Trường Cao đẳng nghề Vinashin;Trường Trung cấp nghề Công
nghiệp tàu thủy III; Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy VI; Tạp chí Công nghiệp tàu thủy
Các công ty con: Các công ty con thuộc công ty mẹ: Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ văn
phòng Vinashin (Công ty mẹ nắm giữ 51% vốn điều lệ); Các công ty con có vốn điều lệ do công ty mẹ
cung cấp 100% gồm 14 công ty.
Ngoài ra tập đoàn còn có 22 Công ty cổ phần; 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 11 Công ty liên doanh;
7 Đơn vị sự nghiệp có thu; 7 Đơn vị phụ thuộc; 30 Công ty cổ phần do tập đoàn giữ cổ phần chi phố.

Trong thời gian gần đây, tập đoàn đã có chiến lược phát triển và dự kiến thực hiện việc xắp xếp, tổ
chức lại về mặt nhân sự và cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu quả họat động, gia tăng khả năng cạnh tranh.
Hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh chính yếu của tập đoàn là kinh doanh trong nghề
đóng tàu. Tập đoàn VINASHIN không những bao trùm gần như toàn bộ các đơn vị đóng tàu trong nước
mà còn hoạt động trên các lĩnh vực khác như: Vận tải, chế tạo máy móc, thiết bị hàng hải... Đến năm
2010, VINASHIN đã đặt cơ quan đại diện ở Đức, Hà Lan, Ba Lan, Úc, Iraq và Hoa Kỳ.
Tổng nợ thực của Vinashin là bao nhiêu?
Con số nợ của Vinashin là hơn 80.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn của công ty mẹ và các công ty con
tính đến 31-12-2009 là 95.148 tỷ 182 triệu đồng. (Nguồn: báo Đại Đoàn kết ngày 06/7/2010 ).
Ngày 14 tháng 7 năm 2010, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định đình chỉ chức
vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam với ông Phạm Thanh Bình, phân
công ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm nhiệm chức vụ.
Khoảng 19h tối 4/8, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can,
lệnh khám xét và bắt tạm giam thời hạn 4 tháng đối với ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội


đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Ông Bình bị bắt để điều tra về hành
vi "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều
165
Bộ Luật Hình sự. (Nguồn: />Do vậy, , Chính phủ Việt Nam đã cho tái cơ cấu Vinashin, một số dự án sẽ chuyển về Tập đoàn Dầu
khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

2. Nguyên nhân
Trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên của Vinashin
chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị một tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt là người đứng đầu còn hạn
chế về năng lực, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tùy tiện, cá nhân, báo cáo không trung thực, cố ý
làm trái, vi phạm pháp luật trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, quyết định của Thủ
tướng khi chỉ đạo các hoạt động đầu tư, dự án, vốn cho sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và bố
trí cán bộ. Ðồng chí Phạm Thanh Bình (Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn
Vinashin) còn bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn Nhà nước, đảm nhiệm nhiều

chức vụ quan trọng trái quy định của Ðảng và Nhà nước.
Bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc tập đoàn thiếu năng lực,các khoản nợ
lớn, mất khả năng thanh toán, đến nay, nợ quá hạn và đến hạn không có khả năng thanh toán lên
tới hàng chục nghìn tỷ đồng, hơn 5.000 lao động không có việc làm; các khoản nợ lương và bảo
hiểm xã hội lên đến 234 tỷ đồng.
Một số cơ quan tham mưu liên quan thuộc Chính phủ, một số địa phương và một số cơ quan chức
năng kiểm tra, giám sát ở Trung ương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện chức năng quản lý
nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn; chưa sát sao giám sát, kiểm tra
chặt chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3
(khoá IX) và Kết luận số 45-KL/TW, ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị về việc thí điểm mô hình tập đoàn
kinh tế; đến nay vẫn chưa phê duyệt được Điều lệ tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của
Công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin.

Vinashin đã hào phóng mở rộng sản xuất ở hầu khắp các lĩnh vực liên quan và phải nói rằng nhiều
địa phương, doanh nghiệp đã nhiệt tình mời gọi Vinashin hợp tác đầu tư, nhiều doanh nghiệp đang mấp
mé bờ vực phá sản được Vinashin "bơm" vốn lại trở nên "sống khỏe". Cung cách đầu tư của Vinashin thời
điểm đó giống như một anh nhà nghèo bất chợt trúng vé xổ số độc đắc, tiêu tiền vung tàn tán không cần
nghĩ tới ngày mai. Năm vừa qua, Vinashin buộc phải đình, hoãn 49 dự án không thật sự cần thiết, với
nguồn vốn khoảng 6.500 tỷ đồng nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Thủ tướng. Tập đoàn
đã chậm xây dựng Điều lệ hoạt động và các quy định quản lý tài chính khác, như: quy chế quản lý tài
chính, quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các định mức kinh tế kỹ thuật…

Ðóng tàu là một ngành công nghiệp tổng hợp, một con tàu với hàng nghìn thiết bị, linh kiện tinh vi,
đòi hỏi kỹ thuật cao, không chỉ đơn thuần muốn là làm được. Ðiều nguy hiểm nhất của Vinashin đã được
các chuyên gia nhiều lần cảnh báo, đó chính là tổ chức sản xuất khép kín. PGS, TS Phan Ðăng Tuất, Viện
trưởng Viện Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) nhiều lần phải kêu lên xót xa: Thời
buổi mở cửa nền kinh tế, từng chi tiết, linh kiện được tổ chức theo chuỗi giá trị toàn cầu. Vinashin không
thể tự mình "làm tất ăn cả" từ que hàn, sơn, nội thất đến tôn thép, máy thủy,... mà phải xác định ngành nào
là ngành sản xuất chính yếu để phát triển, nếu cái gì cũng tự làm thì hiệu năng sẽ rất thấp. Trên thực tế,



hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của công nghiệp tàu thủy chỉ khoảng 18 - 20%. Xét cho cùng, việc phát triển
công nghiệp hỗ trợ ngành đóng tàu là một thách thức rất lớn, vượt quá khả năng, tầm tay của Vinashin.
Sau 15 năm, ngành đóng tàu trong nước có khả năng đóng được những gam tàu lớn, phức tạp, nhưng gần
như chỉ mang tính gia công, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm rất thấp. Có người đã ví von ngành công
nghiệp đóng tàu nước ta là "công nghiệp may tàu", chẳng khác gì da giày, dệt may, từ việc thiết kế, phân
cấp tàu, đến chế tạo tôn thép, nghi khí hàng hải hầu như do các hãng nước ngoài cung cấp, trong nước chỉ
đơn thuần là nhân công và một số vật tư, thiết bị giản đơn. Nói như vậy để thấy tham vọng, mục tiêu đưa
tỷ lệ nội địa hóa lên 70 - 75% giá trị con tàu của Vinashin chỉ là viễn cảnh xa vời. Theo các nhà quản lý
kinh tế, nếu như Vinashin tập trung nghiên cứu thị trường, ưu tiên đầu tư sản xuất thiết bị, linh kiện nào
đó của sản phẩm tàu thủy, được đăng kiểm quốc tế công nhận, để trở thành nhà cung cấp thiết bị đó trên
toàn thế giới, đó mới thật sự là tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu và cũng là cách nâng cao tỷ lệ nội
địa hóa một cách bền vững. Một chuyên gia kinh tế nước ngoài từng nhận định và cảnh báo: Việc sử dụng
nguồn vốn của Vinashin thời gian vừa qua không hiệu quả. Ðể xây dựng một nhà máy đóng tàu 120 nghìn
tấn hiện đại ở Ấn Ðộ có chi phí 90 triệu USD, trong khi Vinashin phải cần tới 150 triệu USD. Kế hoạch
đầu tư ba tỷ USD vào các nhà máy đóng tàu, thép và các ngành công nghiệp cung ứng khác đã đặt ra quan
ngại về khả năng kỹ thuật cũng như trình độ quản lý của Vinashin với nguồn vốn rất lớn này bởi từ khi
thành lập, vốn điều lệ của Vinashin chỉ vỏn vẹn hơn 100 tỷ đồng.

Đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, một số dự án trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải
trên nhiều lĩnh vực, địa bàn... Theo số liệu ban đầu, ước tính dư nợ hiện đang rất lớn, lên tới khoảng
86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp
gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền…

Một khó khăn nữa là Vinashin phát triển trên cơ sở nguồn vốn vay.Nếu như một số ngành công
nghiệp khác được vay ưu đãi với lãi suất 3%/năm thì Vinashin phải vay chủ yếu với lãi suất 7,5%, thậm
chí 9%/năm.

Với tham vọng nhanh chóng xây dựng Vinashin đủ sức cạnh tranh trên thế giới, hướng tới nội địa hóa

sản phẩm.Để đạt được mục tiêu đó cần có các nhà máy chế tạo, sản xuất. Khi đó có uy tín, việc phát hành
trái phiếu thuận lợi và Vinashin có kế hoạch táo bạo là xây dựng các dự án nhanh chóng, lấy đất đai làm
nhà máy, cắt vốn lưu động dành cho đóng tàu phục vụ công tác GPMB, xây dựng cơ sở hạ tầng với hy
vọng khi phát hành trái phiếu đợt tiếp theo sẽ bù vốn cho đóng tàu…
Song, do khủng hoảng tài chính toàn cầu nên việc phát hành trái phiếu khó khăn, dẫn đến thiếu vốn
cho đóng tàu, trong khi dự án thực hiện bằng vốn vay vẫn phải trả lãi. Cũng theo ông Vũ, số vốn đầu tư
ngoài ngành không nhiều - chỉ khoảng 6-7%.

Để xảy ra tình trạng như hiện nay của Vinashin có nguyên nhân bên ngoài như khủng hoảng tài chính
tiền tệ, suy thoái kinh tế...nhưng nguyên nhân bên trong là nguyên nhân quyết định và đã từng được đề
cập nhiều lần là đầu tư dàn trải, quản lý tài chính, công nợ....còn nhiều hạn chế yếu kém.

3. Hậu quả


Hội nhập kinh tế cũng phải hội nhập về pháp lý,quá trình này diễn ra nhanh chóng trên thực tế mà
nhiều khi Nhà nước cũng không biết hết được, chưa hình dung được. Vinashin phát hành 750 triệu USD
trái phiếu trên thị trường chứng khoán New York là phải theo luật pháp quốc tế. Bản thân Vinashin cũng
có một số hợp đồng vay ở nước ngoài và trong nước được soạn thảo, ký kết trên cơ sở không chỉ luật
pháp Việt Nam mà cả quốc tế.

Vì vậy, vụ Vinashin bây giờ không còn là chuyện Chính phủ Việt Nam tự giải quyết với nhau vì nó
dính đến thị trường chứng khoán nước ngoài, đến trái phiếu mà người ta đã mua của mình, đến các hợp
đồng vay nước ngoài (các hợp đồng vay trong nước lớn cũng theo mẫu hợp đồng quốc tế). Đến nay, chưa
có sự rà soát nào xem những biện pháp chia tách Vinashin có phù hợp với các cam kết, hợp đồng ấy
không. Trong khi đó, chắc rằng, các chủ nợ đang rà soát lại việc này. Với những hợp đồng vay lớn như
Vinashin đã vay, thông thường, đều ghi con nợ được làm gì với tài sản của mình, bán tài sản cỡ nào đó thì
phải báo cho chủ nợ biết chứ không thể tự động.

Nếu như không trả được nợ đi cùng với việc vi phạm các cam kết, hợp đồng thì hậu quả sẽ nặng nề

hơn. Các chủ nợ có thể sẽ căn cứ vào hợp đồng mà áp dụng các biện pháp nghiệt ngã hơn với Vinashin

Một chuyên gia tài chính có kinh nghiệm trong việc xử lý nợ ví von, nếu chủ nợ cho hai vợ chồng
vay mà chẳng may vợ chồng ly dị thì phải báo cho chủ nợ biết vì nó liên quan đến chuyện tài sản. Hay
như, nếu họ cho vay khi anh lành lặn, đủ mười ngón tay mà nay anh tự chặt mất một ngón thì họ phải suy
nghĩ lại có cho anh vay tiếp hay không. Chuyện vay nợ của Vinashin cũng vậy. Nếu vi phạm các điều
khoản hợp đồng về nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chủ nợ có thể thực hiện quyền “chuyển nợ chưa đến
hạn thành nợ đến hạn”.

Các đối tác liên quan đến Vinashin cũng có thể bị ảnh hưởng vì họ cũng đi vay. Ví dụ, có một công ty
trúng hợp đồng thầu với Vinashin. Công ty này đi vay vốn để thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng vay có
thể có quy định nếu hợp đồng với Vinashin thực hiện tốt thì không sao nhưng khi xảy ra chuyện thì bên đi
vay phải trả nợ ngay lập tức. “Sẽ có tác động dây chuyền”, ông nhận định.

Ở một khía cạnh khác, trong vòng hai tháng nay, chỉ số tín nhiệm tín dụng của Việt Nam đã tụt hạng
trong khi phải mất nhiều thời gian để làm cho nó nhích lên. “Thị trường thế giới sẽ nhìn vào cách ứng xử
của Nhà nước Việt Nam chứ không riêng công ty nào”, các chuyên gia dự báo.

Một số ý kiến cho rằng ta đã vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO vì “trợ giá cho
Vinashin một cách chính thức”. TS Phan Huy Hồng đến từ đại học Luật TP.HCM cũng chia sẻ nỗi lo này.
Theo ông, nguyên tắc trên được xem xét trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
tư nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Việc cứu Vinashin bằng cách đề nghị
các ngân hàng cam kết cho Vinashin vay, bây giờ các đối thủ cạnh tranh của Vinashin có thể để yên
nhưng một khi đụng chạm đến quyền lợi của mình thì họ sẽ phản ứng. Ví dụ, nếu nhờ vậy mà Vinashin
“sống dậy”, thắng thầu so với doanh nghiệp nước ngoài, họ có quyền yêu cầu chính phủ nước họ kiện
Việt Nam vi phạm nguyên tắc này. (nguồn: />

Mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát và có thể khắc phục được nhưng nếu không có các chính sách, biện
pháp đúng đắn, kịp thời, tình hình của Vinashin có thể ảnh hưởng xấu đến các tổ chức tín dụng, các đơn
vị được nhận chuyển giao, ngân sách nhà nước, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế…; ảnh hưởng đến lòng

tin của nhân dân, tác động tiêu cực đến ổn định chính trị-xã hội của đất nước.

4. Biện pháp

Để khắc phục có hiệu quả những khuyết điểm, sai phạm trên đây của Vinashin, Bộ Chính trị
giao Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì chỉ đạo:
Khẩn trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin, không còn đa ngành,tập trung vào 3 lĩnh vực
chính là: Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục
vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công
nhân công nghiệp tàu biển. Sớm ổn định tổ chức sản xuất, kinh doanh; từng bước củng cố uy tín
thương hiệu Tập đoàn Vinashin; cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sự
phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tế và môi trường
đầu tư của đất nước.
Khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạt động của Công ty
mẹ Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầu tư của Tập đoàn để có phương án
sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp, theo hướng: Chỉ giữ lại Tập đoàn Vinashin 3 lĩnh vực chính nói
trên; bán, chuyển nhượng, chuyển giao, cổ phần hoá các lĩnh vực còn lại cho các tổ chức kinh tế
và cá nhân khác có nhu cầu phù hợp pháp luật hiện hành, sớm thu hồi vốn để tập trung cho
nhiệm vụ xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu biển và trả nợ.
Trong xử lý nợ và tăng vốn điều lệ của Tập đoàn, nhất là những khoản liên quan đến ngân
sách nhà nước, Chính phủ cần có phương án khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt
Nam và thông lệ quốc tế. Trong quá trình giải quyết phải đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa
các bên, không gây khó khăn, đổ vỡ cho các tập đoàn, tổng công ty khác cũng như các tổ chức
tín dụng. Chú ý hạn chế tối đa thiệt hại và những ảnh hưởng tiêu cực về tư tưởng, tài sản và việc
làm, thu nhập của công nhân, lao động.
Sớm điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan những cá nhân vi phạm
pháp luật theo đúng quy định của pháp luật.Đồng thời, tiến hành tổ chức các hoạt động giám sát,
kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình hiện nay và công khai, minh bạch tình hình tài chính
cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khác,
trong đó chú ý kịp thời chấn chỉnh việc mở rộng đa ngành nhưng không liên quan đến ngành sản

xuất chính của các đơn vị.
Kiểm điểm những tổ chức và cá nhân có liên quan ở Trung ương và địa phương có thiếu sót,
khuyết điểm trong việc quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Vinashin, việc thực hiện chức năng
tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và
chức năng đại diện chủ sở hữu đối với Tập đoàn Vinashin; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát
việc xử lý các cá nhân sai phạm. (Nguồn: />Để giải quyết các khoản nợ của Vinashin hiện nay, phải tập trung sự hỗ trợ nhà nước và
doanh nghiệp để giải quyết sòng phẳng nợ nần. Thực hiện bán, chuyển, cổ phần hóa nhiều dự án,
công trình, đơn vị không cần thiết thì Vinashin có tiền trả nợ. Đồng thời cơ cấu lại các khoản tín
dụng trong và ngoài nước, để giãn ra, sau đó tiếp tục giảm. Các khoản tiếp tục sản xuất thì tiếp
tục đầu tư, cho vay.
Xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm.


4. Bài học kinh nghiệm
- Quản lý kinh tế bằng mô hình lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo trong một nền kinh tế đáng ra
phải tuân thủ các nguyên tắc thị trường, không chủ quan, “đốt cháy giai đoạn”.

- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế
phải đúng thực chất. Phải làm rõ những tồn tại hoặc những dấu hiệu chệch hướng, những quyết
định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn để báo cáo Chính phủ nhằm có những biện pháp điều
chỉnh lại cho hợp lý. Vinashin chết chìm cũng một phần do đã thành lập quá nhiều doanh nghiệp,
đầu tư ra ngoài ngành quá lớn nhưng lại không có kinh nghiệm, không đủ năng lực quản lý
những lĩnh vực mới này dẫn đến thua lỗ, nợ nần chồng chất. Đó cũng là một bài học xương máu
cho các doanh nghiệp, tập đoàn đang hoặc sắp có ý định đổ tiền ra ngoài chuyên môn chính của
mình.
- Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước, tránh đầu tư dàn
trải, không đi vào trọng tâm của mục đích hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để sử dụng
ngân sách cho việc đầu tư hiệu quả hơn.
- Cơ cấu lại Vinashin nhưng phải bảo đảm duy trì phát triển ngành đóng tàu của đất nước; sử
dụng hiệu quả và ít thiệt hại nhất những tài sản đã và đang đầu tư; hạn chế thấp nhất những ảnh

hưởng tiêu cực tới công ăn việc làm người lao động; không để đổ vỡ dây chuyền tới hệ thống
ngân hàng; xử lý nghiêm vi phạm, đúng người, đúng việc, đúng quy định của pháp luật.
- Phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động các doanh nghiệp khi đã trao thẩm quyền và
phân cấp.Có thể nói, từ trường hợp Vinashin, nên coi đây như một bài học kinh nghiệm đối với
các tập đoàn, tổng công ty, lực lượng then chốt của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là việc kiểm
tra, giám sát hoạt động của các đơn vị này.
- Việc thông tin cần khách quan, đúng bản chất sự việc, tránh suy diễn khi vụ việc đang
trong quá trình thanh tra, điều tra chưa đi đến kết luận cuối cùng. Việc thông tin phải hướng tới
mục đích làm sao giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định tình hình sản xuất kinh
doanh, tiếp tục duy trì và giữ vững sản xuất.

Bảo tàng Hà Nội đầu tư tới 2.300 tỉ đồng nhưng rất ít khách tham quan. (Ảnh: Internet)
Dù Việt Nam còn rất nhiều địa phương nghèo cần các dự án đầu tư nhằm xóa đói
giảm nghèo. Nhưng thực tế số tiền đầu tư phần nhiều chảy vào các công trình lãng
phí lại không có hiệu quả.
Sau đây là một vài công trình điển hình cho sự lãng phí không có hiệu quả này.

Bảo tàng Hà Nội – 2.300 tỷ đồng
Bảo tàng Hà Nội được khánh thành vào tháng 10/2010 với chi phí xây dựng 2.300 tỷ đồng
từ ngân sách nhà nước. Dù chi phí xây dựng là rất cao, nhưng đến nay bảo tàng này rất
vắng khách.
Hiện vật bên trong bảo tàng được đánh giá là trưng bày khá sơ sài. (Ảnh 24h)
Dù không gian rộng rãi, hàng cây được cho là quý hiếm mọc thẳng tắp, nhưng lác đác chỉ
vài người qua lại.
Kiến trúc bên trong bảo tàng rất hiện đại và rộng rãi, nhưng đi mãi mới có thể thấy một
khách tham quan. Chị Bích Thủy ở Từ Liêm, Hà Nội là một khách tham quan cho báo
Khám Phá biết: “Tôi thấy bảo tàng Hà Nội không thể hiện được nhiều, mới chỉ là nơi lưu giữ


hiện vật, nhưng người xem không thể hình dung được các giai đoạn của Hà Nội. Mà thậm

chí các hiện vật cũng khá sơ sài, dù bên ngoài rất hoành tráng”. Khi được hỏi vì sao tham
quan bảo tàng mà lại đi một mình, chị Thủy cho biết có rủ một vài người thân và bạn bè
nhưng không ai chịu đi cùng.
Bảo tàng Hà Nội với kiến trúc hiện đại. (Ảnh kienviet)Bên trong rộng rãi với cầu thang xoáy
ốc đi lên. (Ảnh panoramio)
Dù được khánh thành từ năm 2010 nhưng đến nay – sau 5 năm, bảo tàng vẫn được xem
là “rỗng ruột” do bảo tàng to lớn đồ sộ nhưng hiện vật lại rất ít.
Một số du khách đến đây vì biết thông tin đây là bảo tàng quy mô được đầu tư chi phí đến
2.300 tỷ. Nhưng sau khi tham quan đã thất vọng vì những thông tin thu được quá ít ỏi và
nhàm chán.
Để “chữa cháy” cho việc này, mới đây ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó chủ tịch UBND Hà
Nội đã cho ra văn bản 249/TB-VP, trong đó có phần yêu cầu Sở Kế hoạch và đầu tư phối
hợp với Sở Tài chính hàng năm bố trí ghi kế hoạch vốn để Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Mua sắm, sưu tập bổ sung các hiện vật.

Nhà máy thép hơn 1.700 tỷ đồng bị bỏ hoang
Dự án nhà máy liên hợp gang thép Hà Tĩnh từng là niềm tự hào của các quan chức địa
phương nơi đây.
Dự án vốn tổng số vốn đầu tư 1.764 tỷ đồng, diện tích 26 ha tại Kỳ Thịnh (Kỳ Anh). (Ảnh:
Vnexpress)Mục tiêu đặt ra là đến tháng 8/2010, nhà máy sẽ xuất xưởng tấn phôi thép
thương phẩm đầu tiên. Tuy nhiên đến năm 2010, dự án bị dừng lại vả bỏ hoang suốt từ đó
đến nay. (Ảnh Vnexpress)
Đến thời điểm này đã có 1.000 tỷ đồng đầu tư vào công trình bỏ hoang này, trong đó 750 tỷ
vay từ các ngân hàng, nhiều nhất là Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 620 tỷ đồng.
Sau 5, 6 năm bị bỏ hoang, để công trình phải đội mưa gió ngoài trời, sắt thép đã hoen gỉ hư
hỏng cả, khiến 1.000 tỷ đồng đầu tư thành bỏ đi. Hiện đã có kế hoạch đập bỏ công trình
này.

Công trình Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam – 3.200 tỷ đồng
Làng Văn hoá Du lịch các Dân tộc Việt Nam được xây dựng tại Đồng Mô, Hà Nội với số

tiền đầu tư đến 3.200 tỷ đồng, được khai trương vào tháng 10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1000
năm Thăng Long – Hà Nội.
Thế nhưng sau dịp đại lễ này, ngày thường chẳng có khách nào ghé thăm vì không có tổ
chức dịch vụ gì cả, một năm chỉ mấy ngày lễ là có khách đến chơi. Công trình suốt ngày
phơi mình giữa mưa nắng nên đã xuống cấp rất mau chóng.
Việc sửa chữa nâng cấp phải được thẩm định xem mức độ hư hỏng đến đâu, rồi làm dự
toán kinh phí, được duyệt rồi chờ rót kinh phí. Nếu đầu tư phải sửa lớn thì phải đấu thầu
theo luật đấu thầu. Thời gian rất lâu, mà nếu để lâu thì hư hỏng xuống cấp càng nặng.
Những ngôi nhà bị phủ kín bởi các loại cây dại. (Ảnh: khampha)Ngôi nhà người Xơ Đăng
mục nát. (Ảnh: khampha)Sân khấu nổi với lan can hoen gỉ, sân cỏ mọc. (Ảnh:
khampha)Làng Văn hoá dường như giống một khu du lịch dành cho người thích mạo hiểm.
(Ảnh: khampha)


Ban quản lý cũng đã kêu gọi đầu tư để hoàn thiện dự án, nhưng không nhà đầu tư nào
tham gia vì qua thẩm định đều thấy không khả thi.

Theo báo cáo m ới nh ất c ủa Ngân hàng Th ế gi ới, cu ối n ăm
2014 n ợ công c ủa Vi ệt Nam đã là 110 t ỷ đô la, n ếu chia
cho 90 tri ệu ng ười dân thì m ỗi ng ười đang ph ải gánh
1.200 đô la.
Để trả nợ cho các khoản vay đến hạn, chính phủ đã cho phát hành trái phiếu, vì thế mà nợ
chồng thêm nợ, năm sau cao hơn so với năm trước. Hiện nay nợ công đang ở mức rất gần
với ngưỡng đụng trần 65% GDP, nếu vượt ngưỡng này đồng nghĩa khả năng vỡ nợ là
cao, đây cũng là giới hạn mà Quốc hội cho phép.
Dù nợ công đã đến mức đụng trần nhưng việc sử dụng nguồn vốn rất không hiệu quả gây
lãng phí, các cơ quan và địa phương thì đua nhau xây dựng.
Các quan chức ở địa phương đua nhau xây trụ sở, trụ sở xây sau nhất định phải to hơn,
đẹp hơn, tốn kém hơn trụ sở xây trước, gây lãng phí mà sử dụng lại không hết.
Bình Dương xây dựng khu trung tâm hành chính 1.400 tỷ đồng, Đà Nẵng xây xong khu

trung tâm hành chính độ sộ 2.200 tỷ đồng, Đồng Nai xây dựng trung tâm hành chính 2.200
tỷ. Nhất định không thua kém, Khánh Hòa dự định xây dựng khu trung tâm hành chính
7.000 tỷ đồng.
Trung tâm hành chính mới của thành phố Ðà Nẵng 2.200 tỷ đồng. (Ảnh internet)
Tương tự là việc xây dựng tượng đài Hồ chủ tịch, dự kiến sẽ xây tất cả 192 tượng đài trong
cả nước, hiện nay đã có 134 tượng đài, và đã lên kế hoạch xây tiếp 58 tượng đài còn lại.
Thế nhưng, các quan chức địa phương ai cũng muốn tượng đài địa phương mình phải hơn
tượng đài địa phương khác, khiến các tượng đài càng xây càng hoành tráng. Đến một tỉnh
thuộc dạng nghèo nhất nước như Sơn La cũng quyết xây tượng đài 1.400 tỷ đồng mặc cho
người dân đói khổ lại vừa trải qua 2 đợt lũ lớn, và phải nhận hàng ngàn tấn gạo để cứu đói.
Và nếu như vẫn tiếp diễn cuộc đua xây dựng này thì sẽ còn có thêm nhiều công trình
hoành tráng hoang phí nằm cạnh cuộc sống thống khổ của người dân.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×