Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Đặt vấn đề ............................................................................................2

Việt Nam là một đất nước có tỷ lệ dân số khá đông trên thế giới. Theo
thống kê của Liên Hợp Quốc tính đến ngày 22/03/2017 dân số thế giới là 7,49 tỷ
người trong khi đó dân số Việt Nam là hơn 95 triệu người, xếp thứ 14 trong số
20 quốc gia đông dân nhất thế giới 1. Việc có số dân đông đúc sẽ kéo theo nhiều
hệ luỵ liên quan với các vấn đề về dân cư như mật độ dân số, sự phân chia lao
động...v...v... và đặc biệt là các vấn đề về cơ cấu giới tính. Những khác biệt trong
phân bố giới tính hay tỷ số giới tính chủ yếu liên quan đến hai vấn đề nhân khẩu
học: tử vong và di cư; ví dụ: nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới, vậy nên
nhờ lợi thế tuổi thọ mà nữ giới chiếm số đông trong các nhóm người cao tuổi.
Ngoài ra thì kì thị trên cơ sở giới cũng là một yếu tố tác động đến tỷ số giới tính.
Theo UNFPA, kì thị trên cơ sở giới quan sát được có hai hình thức: kì thị trước
1Viện thống kê, 2017, “Thống kê dân số thế giới năm 2017” (Ngày truy cập: 22/05/2017).

1


sinh và kì thị sau sinh. Kì thì sau sinh diễn ra sau khi đứa trẻ sinh ra, liên quan
đến mức tử vong cao của trẻ em gái. Tại Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ tử vong
ở nữ giới cao hơn hẳn nam giới, đặc biệt là trẻ em, điều này cũng góp phần
khiến tỷ số giới tính gia tăng khi mà tỷ lệ phụ nữ giảm đáng kể trong dân số. Kì
thị trước sinh là hình thức kì thị mới diễn ra từ những năm 80, sự kì thị này diễn
ra khi có sự phát triển của khoa học kĩ thuật về siêu âm và các biện pháp lựa
chọn giới tính trước khi sinh. Việc lựa chọn giới tính trước sinh đã phần nào làm
gia tăng hình thức phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong thời kì mang thai. Theo
tài liệu của Tổng cục Dân số kế hoạch hoá gia đình, năm 2015, toàn Châu Á
đang thiếu hụt tới 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, một
trong những hậu quả của tình trạng phân biệt giới tính. Việt Nam không phải là
quốc gia nằm ngoài "vòng xoáy" này. Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đối


mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng thách thức này đã rất rõ
ràng và đang ngày càng tăng lên tại ViệtNam. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt
Nam năm 2006 là 109,8 bé trai/ 100 bé gái và tính đến năm 2013 là 113,8 bé
trai/100 bé gái, con số này vẫn tiếp tục tăng qua từng năm và ước tính đến năm
2050 sẽ có đến 4 triệu đàn ông không lấy được vợ. Đây là một vấn đề vô cùng
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu dân cư, phá vỡ “thị trường hôn
nhân”, kết cấu gia đình, gia tăng nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, tác động
tiêu cực đến trật tự an ninh, tạo cơ hội cho các hủ tục diễn ra nhất là ở vùng sâu
vùng xa đặc biệt thời điểm nam thanh niên đến tuổi lấy vợ nhưng không có cơ
hội tìm được phụ nữ để kết hôn. Như đã nói ở trên thì nguyên nhân của tỷ số
giới tính tăng cao là do vấn đề về kì thị giới tính trước và sau sinh. Bài báo cáo
này sẽ đi vào tìm hiểu về kì thị giới tính trước sinh, cũng tức là tìm hiểu về thực
trạng và nguyên nhân của lựa chọn giới tính trước sinh ở Việt Nam, trên cơ sở
đó đưa ra một vài khuyến nghị góp phần cải thiện vấn đề dân số vô cùng bức
thiết này.
1- Thực trạng lựa chọn giới tính khi sinh:
1.1. Tỷ số giới tính khi sinh ở các quốc gia và Việt Nam:

Mất cân bằng giới tính khi sinh là hiện tượng xảy ra ở một số nước, tập
trung ở khu vực Đông Á, Trung Á và Nam Á, trong đó có nước ta. Tỷ số giới
tính khi sinh được tính bằng số trẻ em sinh ra là trai trên 100 trẻ gái. Giới tính
khi sinh tự nhiên (được hiểu là cân bằng) được quy ước ở khoảng 103-107 bé
trai sinh ra sống so với 100 bé gái sinh ra sống. Duy trì chỉ số này trong giới hạn
sẽ đảm bảo sự cân bằng trong phát triển tự nhiên và xã hội. Ở Trung Quốc và
Hàn Quốc năm 1990, tỷ số giới tính khi sinh lên đến 115 bé trai/100 bé gái. Với
Trung Quốc thì con số này tiếp tục tăng cao: theo Tân Hoa Xã đưa tin, Ủy ban
2


Kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe quốc qia Trung Quốc công bố dữ liệu năm

2010 tỷ số giới tính khi sinh là 122,8 bé trai/ 100 bé gái đến năm 2014 chỉ số
này tăng lên 115,9. Trung Quốc hiện nay vẫn là quốc gia có tỷ số giới tính khi
sinh cao nhất thế giới, theo sau là Azerbaijan và Armenia ở khu vực nam
Caucasus. Trái lại, từ năm 2000 đến nay, Hàn Quốc đã ngăn chặn được sự gia
tăng và phần nào đưa chỉ số này trở về đúng quỹ đạo. Theo “Thống kê sinh sản
2013” của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc, chỉ số giới tính khi sinh đạt 105,3 đây là con số thấp kỷ lục kể từ khi nước này có những thống kê liên quan từ năm
1981 đến nay.
Còn ở Việt Nam, việc mất cân bằng giới tính khi sinh bắt đầu tăng cao kể từ năm
2006. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam tăng trung bình 0,6 điểm % một
năm(tính từ năm 2006 đến 2014)2. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ số giới tính ở
Việt Nam là sự xuất hiện của công nghệ siêu âm phát triển, tạo điều kiện cho
việc lựa chọn giới tính trước khi sinh cho cha mẹ. Biểu đồ 1.1 dưới đây sẽ cho
thấy tỷ số giới tính của Việt Nam qua các năm:

Biểu đồ 1.1: Tỷ số giới tính của Việt Nam qua các năm (Nguồn: UNFPA)
Theo đó, năm 2006 tỷ số giới tính khi sinh của nước ta đạt 109,8 bé trai/100 bé
gái, con số này lớn hơn mức tự nhiên khoảng 2%. Hai năm sau đó, con số này
đạt mức 112,1% tăng thêm 3%, lớn hơn mức tự nhiên gần 5%. Việc tăng quá cao
so với mức tự nhiên đã khiến cho tình hình dân số của Việt Nam khi đó rơi vào
tình trạng mất cân bằng. Số trẻ trai sinh ra quá nhiều, 12 bé trai mới có 1 bé gái
được sinh ra. Tuy nhiên, nhờ vào cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, các
nhà nghiên cứu đã đưa ra lời cảnh báo về việc mất cân bằng giới tính ngày càng
gia tăng sẽ dẫn đến hệ luỵ khôn lường về sau, nên đến 2010 tỷ số giới tính khi
sinh của Việt Nam có suy giảm khá đáng kể, xuống còn 111,2. Kể từ năm 2010
đến nay, xu hướng sinh ít con trở nên khá phổ biến ở những gia đình trẻ. Các gia
đình hiện nay phần lớn vẫn sinh 2 con, nhưng tỷ lệ chỉ sinh 1 con cũng không hề
ít và có xu hướng gia tăng. Chính vì thế nên gia đình nào cũng mong muốn có ít
nhất 1 đứa con trai. Đặc biệt trong năm 2012, tỷ số giới tính tăng lên đến 112,3,
điều này có thể do ảnh hưởng năm con Rồng theo lịch âm. Vì năm đó được coi
là năm tốt, thuận lợi nếu sinh con trai nên có thể các cặp vợ chồng đã điều chỉnh

hành vi sinh sản của mình. Cùng với việc công nghệ kĩ thuận ngày càng tiên tiến
hiện đại, việc lựa chọn giới tính khi sinh hoàn toàn dễ dàng trong khả năng của
cha mẹ. Từ năm 2012, tỷ số giới tính khi sinh của nước ta trung bình khoảng
2 UNFPA, 2014, "Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: gắn thực tế với chính sách dể tạo sự thay đổi"

3


112, đến năm 2016 tỷ số này tăng lên 113,4 3 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Con số
113,4 là một con số đáng lo ngại khi nó đã vượt ngưỡng tự nhiên đến 6%.
Theo tổng cục Dân số kế hoạch hoá gia đình thông báo năm 2013 thì 10 tỉnh
thành phố sau đây có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất nước ta:
Tỉnh/ Thành phố
2009
2011
2013
Hưng Yên
130,7
113,8
119,3
Hải Dương
120,2
121,3
119,0
Bắc Ninh
119,4
125,5
118,6
Bắc Giang
116,8

119,7
120,1
Nam Định
116,4
120,1
114,7
Hoà Bình
116,3
119,9
107,7
Hải Phòng
115,3
117,3
113,3
Quảng Ngãi
115,1
117,3
113,3
Quảng Ninh
115,0
114,5
114,6
Vĩnh Phúc
114,9
116,2
114,6
Bảng 1.1: 10 tỉnh thành có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất Việt Nam 2013
(Nguồn: UNFPA)
Có thể thấy, 9/10 tỉnh thành đứng đầu cả nước về tỷ số giới tính khi sinh thuộc
về khu vực Bắc Bộ. Điều này càng minh chứng rõ nét về việc những khuôn mẫu

truyền thống của Bắc Bộ dường như vẫn còn tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và
hành động của người dân. Trong đó, Hưng Yên là tỉnh thành đứng đầu cả nước
trong năm 2013, tỷ số giới tính khi sinh lên đến 119,3 bé trai/100 bé gái.
1.2. Lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam:

Sự gia tăng cao của tỷ số giới tính khi sinh là hậu quả của việc lựa chọn
giới tính thai nhi của các bậc cha mẹ hiện nay. Xã hội ngày càng hiện đại, sự
phát triển của khoa học công nghệ đang chiếm thế mạnh trong mọi lĩnh vực, vậy
nên việc lựa chọn giới tính khi sinh cho con là một việc vô cùng dễ dàng đối với
những gia đình có mong muốn. Trước khi bắt đầu mang thai em bé, cha mẹ đã
có thể có những sự giúp đỡ của y học để dễ dàng thụ tinh được bé trai thông qua
các phương pháp như canh thời gian rụng trứng hay sử dụng sự can thiệp của kĩ
thuật y học thụ tinh ống nghiệm ...v...v... Khi quá trình thụ thai đã bắt đầu thì
cũng có những phương pháp riêng để đạt được mong muốn của cha mẹ và thậm
chí là có nhiều cha mẹ lựa chọn việc phá thai để đạt được mong muốn. Phá thai
là hình thức lựa chọn giới tính khi sinh dã man và phản khoa học nhất. Không
chỉ cướp đi quyền sống, quyền được làm người của một sinh linh bé nhỏ,
3 H.Nga, “Chênh lệch tỉ số giới tính khi sinh ngày càng tăng”, Báo điện tử Công an nhân dân,
/>(Ngày truy cập: 26/05/2017)

4


phương pháp phá thai còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người
mẹ. Nhiều trường hợp, những người phụ nữ lựa chọn phương pháp phá thai đã
không còn khả năng sinh sản vì các tổn thương nghiêm trọng trong quá trình tiến
hành thủ thuật. Theo ước tính của các chuyên gia dân số, mỗi người phụ nữ Việt
Nam trung bình có ít nhất 2 lần nạo phá thai trong đời (UNFPA,2011). Kết quả
thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy 1/3 các ca nạo phá thai có
liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi4.

Xuất phát điểm của lựa chọn giới tính khi sinh chính là việc biết trước giới tính
thai nhi. Đối với phụ nữ thì quá trình mang thai vô cùng quan trọng, vậy nên khi
mang thai họ thường tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và siêu âm định kì.
Việc thăm khám định kì một phần nhằm đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh của
phôi thai, một phần nhằm mong muốn biết trước giới tính của thai nhi. Theo kết
quả khảo sát "Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 2015" của
Tổng cục thống kê, thì có 95,3% phụ nữ khám thai ít nhất 1 lần đối với lần sinh
gần nhất.
1/4/2006

1/4/2015

Mức tăng từ
2006-2015

1 lần trở lên
89,1
95,3
6,2
3 lần trở lên
60,3
86,3
26,0
Bảng 1.2: Tỷ lệ đi khám thai của phụ nữ toàn quốc trong lần sinh gần nhất.
Đơn vị (%). (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo bảng 1.2 thì tỷ lệ khám thai từ 1 lần trở lên của phụ nữ năm 2015 đã tăng
thêm 6,2% so với năm 2006. Và tỷ lệ khám thai từ 3 lần trở lên còn tăng cao hơn
hẳn, từ 60,3% lên đến 86,3%. Đây cũng là một con số đáng lưu ý thể hiện sự
phát triển của y tế, khi mà phụ nữ mang thai đã có những sự quan tâm nhất định
trong thời gian thai kì. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại có sự khác biệt giữa các khu vực

trong cả nước: ở khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị 3 điểm phần
trăm (94,4% so với 97,4%). Tỷ lệ khám thai ít nhất 1 lần đối với lần sinh gần nất
có mức chênh lệch khá lớn giữa các vùng, mức chênh lệch giữa vùng có tỷ lệ
cao nhất (Đồng bằng sông Hồng) với vùng có tỷ lệ thấp nhất (Trung du và miền
núi phía Bắc) là 10,7 điểm phần trăm5. Mặc dù việc đi khám thai thường xuyên
một phần nhằm mục đích biết giới tính của đứa con, sau đó có không ít trường
hợp sẽ lựa chọn phá thai nếu thai nhi mang giới tính nữ, thì đa số sẽ giữ thai lại
và tiếp tục mang thai trong những năm tiếp theo đến khi có con trai thì mới dừng
4 Vũ Thị Cúc, 2012, “Lựa chọn giới tính thai nhi ở Việt Nam: Một số vấn đề thực tiễn cần quan tâm hiện nay”,
Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4 - 2012, tr.29-35.
5 Tổng cục thống kê, 2015,"Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/4/2010".

5


lại. Điều này đã mang đến không ít vấn đề cho các gia đình không có điều kiện,
đặc biệt ở vùng nông thôn. Nhiều gia đình đã có đến 4 người con nhưng vẫn cố
sinh thêm 1 đứa con trai nhằm nối dõi, không xấu hổ với làng xóm. Đối với
những gia đình ở thành thị, họ có điều kiện hơn nhưng việc sinh quá nhiều con
cũng không thể đảm bảo được sự chăm sóc tốt nhất cho các con,ngoài ra còn
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bản thân người mẹ và đứa trẻ. Mẹ
càng lớn tuổi thì sinh con càng nguy hiểm, và đứa trẻ cũng sẽ kém thông minh
hơn so với lúc mẹ dưới 30 tuổi.
Những năm gần đây việc nhận biết giới tính của thai nhi hoàn toàn dễ dàng và
phổ biến. Đa số các bậc cha mẹ khi bắt đầu có con đều thăm khám siêu âm định
kì và có thể biết giới tính của thai nhi từ tuần thứ 12. Số liệu được thể hiện ở
bảng 1.3 dưới đây:
Nơi cư trú/ Vùng kinh tế
<15 tuần
15- 28 tuần

>28 tuần
Toàn quốc
23,9
74,3
1,8
Thành thị
21,8
76,4
1,8
Nông thôn
24,8
73,4
1,7
Vùng kinh tế- xã hội
Trung du và miền núi phía Bắc
33,2
64,5
2,3
Đồng bằng sông Hồng
43,5
55,9
0,6
Bắc trung bộ và Duyên hải miền
26,7
71,2
2,1
trung
Tây Nguyên
12,4
85,3

2,3
Đông nam bộ
8,0
89,8
2,2
Đồng bằng sông Cửu Long
3,9
94,3
1,8
Bảng 1.3: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có biết giới tính của lần sinh cuối chia theo
số tuần mang thai khi biết giới tính. Đơn vị (%). (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo kết quả “Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình” của Tổng
cục thống kê thì có đến 74,3% các bà mẹ trong cả nước biết giới tính thai nhi từ
tuần 15-28. Số bà mẹ biết trước giới tính thai nhi từ tuần thứ 28 (khoảng tháng
thứ 7 của thai kì) trở lên chỉ chiếm 1,8%. Điều này cho thấy khi mang thai, tâm
lý của các mẹ đều mong muốn được biết trước giới tính của con mình. Với
trường hợp thai nhi dưới 15 tuần tuổi, Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ phụ
nữ biết giới tính của con cao nhất (43,5%), còn Đồng bằng sông Cửu Long lại có
tỷ lệ thấp nhất. Nguyên nhân có thể thấy là điều kiện về y tế của Đồng bằng
sông Hồng phát triển hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc lựa chọn giới tính thai nhi của các cặp vợ chồng có liên quan rõ nét đến thứ
tự sinh, đặc biệt là ở lần sinh thứ 3. Nghiên cứu tại Việt Nam của Quỹ dân số
6


liên hợp quốc UNFPA, năm 2014 về xác suất sinh thêm con theo cơ cấu giới
tính của lần sinh 1,2,3 đưa ra kết quả như sau:

Hai đường cong thể hiện một xu hướng nhỏ nhưng rõ ràng, bắt đầu xuất hiện khi
cha mẹ biết giới tính của đứa con đầu lòng. Có đến hơn 70% cha mẹ sẽ sinh

thêm con không kể giới tính của con đầu lòng là trai hay gái. Tuy nhiên thì cũng
có thể thấy tỷ lệ cha mẹ sẽ sinh thêm con nếu con đầu lòng là bé gái cao hơn tỷ
lệ cha mẹ có con đầu lòng là bé trai. Lần sinh thứ hai, các gai đình đã có con trai
sẽ sinh thêm con chỉ chiếm tỷ lệ 16-18%, tuy nhiên tỷ lệ này ở các gia đình chưa
có con trai sẽ là hơn 40%. Điều này có nghĩa hơn 1/4 các cặp vợ chồng có hai
con sẽ quyết định sinh thêm con thứ 3 nếu họ chưa có con trai. Nếu coi điều này
7


là đại diện cho các nhóm dân số còn lại thì chính các cặp vợ chồng có 2 con dã
phản ánh sự thật mong muốn có con trai ở các bậc cha mẹ tại Việt Nam. Ở đây
mức độ định kiến giới đã rõ ràng hơn rất nhiều, trên thực tế thì số gia đình chưa
có con trai có khả năng sinh con thứ 3 cao gấp đôi số gia đình đã có con trai.
Ngoài ra thì không có sự khác biệt rõ ràng nào giữa các cặp vợ chồng đã có cả
con trai và gái so với những cặp vợ chồng có hai con trai. Điều này dường như
trái ngược với thực tế và suy nghĩ của đa số mọi người. Gia đình nào cũng mong
nhà “có nếp có tẻ”, có cả con trai và con gái và với những gia đình có điều kiện
đã có 2 bé trai thì thường sẽ mong muốn sinh thêm 1 đứa con gái. Tuy nhiên
theo PPR thì kết quả cho thấy có ít gia đình thực hiện mong muốn này. Điều này
cho thấy có một khoảng cách giữa mong muốn có thêm con và hành vi sinh con
trên thực tế.
Hiện nay, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta có đặc điểm là tăng ở cả thành thị và
nông thôn; tăng cao ngay từ lần sinh thứ nhất và rất cao ở lần sinh cuối. Khu vực
thành thị cơ sự lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu, trong khi ở nông
thôn xuất hiện nhiều ở lần sinh thứ 2 trở đi. Tỷ số giới tính khi sinh cũng thường
cao ở những gia đình có kinh tế khá và nhóm người phụ nữ có trình độ học vấn
cao. Theo số liệu của UNFPA, tỷ lệ phụ nữ có học vấn cao biết trước giới tính
thai nhi cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn thấp.
Trình độ học vấn
Tổng số

Thành thị
Nông thôn
Chưa đi học
30,1
63,2
27,7
Chưa tốt nghiệp tiểu học
66,0
79,0
63,7
Tiểu học
77,1
85,3
75,1
Trung học cơ sở
76,7
84,1
74,7
Sơ cấp nghề
80,4
82,8
79,0
Trung học phổ thông
81,3
85,2
78,8
Trung cấp nghề
84,9
83,3
85,9

Trung cấp chuyên nghiệp
82,8
86,3
80,1
Cao đẳng nghề
80,9
94,4
66,9
Cao đẳng
83,4
86,3
80,7
Đại học trở lên
85,3
85,3
85,0
Bảng 1.4: Tỷ lệ phần trăm phụ nữ 15-49 tuổi chia theo trình độ học vấn sinh
con trong 24 tháng gần nhất có biết giới tính thai nhi (Nguồn: UNFPA)
Tỷ lệ phụ nữ có trình độ đại học trở lên biết giới tính thi nhi chiếm hơn 85% ở
cả thành thị và nông thôn. Ngược lại, với phụ nữ chưa đi học thì tỷ lệ này thấp
hơn, chỉ chiếm 63,2% ở thành thị, 27,7% ở nông thôn. Đồng thời tỷ số giới tính
khi sinh của nhóm phụ nữ này cũng cao hơn, tăng dần theo từng trình độ khác
nhau.
8


Biểu đồ 1.2: Tỷ số giới tính khi sinh theo trình độ học vấn của người mẹ ở Việt
Nam, 2010-2014. Đơn vị (%). (Nguồn: UNFPA)
Như biểu đồ 1.2, có thể thấy rõ là tỷ số giới tính khi sinh của người mẹ có trình
độ đại học trở lên cao nhất (114,6), và thấp nhất là ở những người mẹ không biết

chữ, tỷ số này chỉ 106,4 bé trai/ 100 bé gái. Trình độ học vấn đạt được của các
bà mẹ một mặt thể hiện tình trạng kinh tế xã hội, mặt khác thể hiện chỉ số tốt
nhất của phát triển xã hội và trao quyền. Đáng lẽ kỳ vọng đưa ra là trình độ học
vấn không có mối quan hệ đến sự gia tăng của tỷ số giới tính khi sinh. Tuy
nhiên, trên thực tế lại không như vậy, trình độ học vấn tỷ lệ thuận với tỷ số giới
tính khi sinh. Điều này có thể được lý giải, bởi trình độ học vấn cao sẽ giúp các
bà mẹ có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận những biện pháp lựa chọn giới tính cho
thai nhi.
Có thể thấy, thực trạng lựa chọn giới tính cho thai nhi hiện nay rất phổ biến ở
mọi vùng miền trên khắp cả nước. Mặc dù có sự chênh lệch khác nhau giữa
thành thị và nông thôn, cũng như trình độ học vấn của người phụ nữ, cũng như
là thứ tự sinh con ở gia đình. Nhưng tất cả đều thể hiện lên mong muốn có được
một đứa con trai của các bậc cha mẹ.
2- Nguyên nhân của việc lựa chọn giới tính khi sinh:
2.1.Yếu tố văn hóa, tâm lý:

Ở Việt Nam, chế độ phụ hệ là chế độ tồn tại lâu nhất, thậm chí vẫn còn dư
âm đến bây giờ. Hầu hết phụ nữ khi kết hôn đều chuyển về nhà chồng sinh sống
còn con trai thì vẫn ở lại chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già. Cũng vì thế mà
tâm lý ưa thích con trai luôn tồn tại và trở thành một tư tưởng, một định kiến của
xã hội. Tâm lý ưa thích có con trai để nối dõi tông đường, thừa kế tài sản ăn sâu
vào tiềm thức mỗi người dân Việt, ở nhiều vùng miền thậm chí còn cường điệu
hóa lên trở thành một đánh giá về đạo đức con người. Những gia đình không có
con trai sẽ bị coi là bất hiếu với tổ tông hoặc bị làng xóm cười chê, chế giễu vì
nhà chỉ toàn “vịt giời”. Cũng chính từ tâm lý đó đã dẫn đến mong muốn có ít
nhất 1 đứa con trai của các gia đình, từ đó dẫn đến hành vi sinh sản sao cho đáp
ứng được mong muốn. Và hành vi sinh sản được mọi người lựa chọn ở đấy
chính là việc tìm đến các phương pháp giúp lựa chọn giới tính cho thai nhi.
Vậy nên tâm lý ưa thích con trai là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành
vi lựa chọn giới tính khi sinh hiện nay. Tâm lý này xuất phát từ yếu tố truyền

thống, văn hóa của người Việt Nam. Kết quả điều tra của Quỹ dân số Liên hợp
9


quốc tại Việt Nam cho thấy tâm lý ưa thích con trai của các cha mẹ tăng dần
theo các lần sinh. Cụ thể như sau:
Cơ cấu giới tính trước đây

Giới tính được ưa thích
Số ca
Con trai Con
Không Tổng sinh
gái
có sự
số
ưa thích
Lần sinh đầu tiên
Tổng số
24,1% 3,9% 71,9% 100% 28.31
6
Lần sinh thứ hai
1 gái
63,7% 1,8% 34,6% 100% 13.16
1
1 trai
8,0% 35,1% 56,9% 100% 13.65
4
Tổng số
35,3% 18,7%
46% 100% 26.81

4
Lần sinh thứ ba
2 gái
82,0% 1,3% 16,7% 100% 2.607
1 trai, 1 gái
19,3% 5,5% 75,3% 100% 2.556
2 trai
5% 60,1% 34,7% 100% 1.194
Tổng số
42,4% 14,0% 43,6% 100% 6.357
Bảng 2.1: Sự ưa thích giới tính con cái trong lần mang thai gần nhất theo thứ tự
sinh và cơ cấu giới tính, Việt Nam, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa
gia đình hàng năm, 2013 (Nguồn: UNFPA)
Theo bảng 2.1, ở lần sinh đầu tiên đa số các cha mẹ chưa có sự lựa chọn hay
hướng đến giới tính của thai nhi, con số này chiếm 71,9%. Tuy nhiên sự ưa thích
con trai bắt đầu tăng lên ở lần sinh thứ hai nếu con đầu là con gái. Tỷ lệ ưa thích
tăng từ 24,1% lên đến 63,7%. Và nó còn tăng lên nữa ở lần sinh thứ ba nếu hai
lần sinh trước là con gái (24,1% -> 63,7% -> 82%). Tâm lý ưa thích con trai ở
các bậc cha mẹ tăng lên dần theo mỗi lần sinh. Tuy nhiên thì ở cả lần sinh thứ
hia và thứ ba, với các gia đình đã có con trai thì tỷ lệ ưa thích giới tính của con
là nữ cao hơn nhiều. Cụ thể với gia đình đã có 1 con trai thì 35% ưa thích giới
tính của con là nữ ở lần sinh sau, còn với gia đình dã có 2 con trai thì có đến
60% ưa thích giới tính của con là nữ. Bên cạnh đó là số lượng ca sinh lần thứ 3
của những gia đình đã có 2 con trai chỉ bằng 1/2 so với số lượng ca sinh của
những gia đình đã có 2 con gái. Điều này cho thấy mong muốn có “cả nếp cả tẻ”
của các bậc cha mẹ Việt, nhưng mong muốn sinh con trai vẫn cao hơn. Kết quả
điều tra của Tổng cục thống kê 2015 là minh chứng rõ cho điều này.

10



Biểu đồ 2.1: Phân bố phụ nữ 15-49 tuổi chia theo mong muốn giới tính trước
khi sinh con của người mẹ, 1/4/2015. Đơn vị (%). (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Với biểu đồ 2.1, ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ này là cao nhất, chiếm
30,8%, trong khi tỷ lệ mong muốn có con gái ở đây chỉ chiếm 9%. Tiếp theo là
đến khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (29,8%) và thấp nhất là
Đông Nam Bộ chiếm 19,4%. Và nhìn chung mong muốn có con trai của các bà
mẹ Việt cao hơn nhiều so với mong muốn có con gái( 26,9% so với 11,4%).
Bên cạnh đó thì đối với những ông bố - người trực tiếp ảnh hưởng bởi kì vọng
có con trai mà xã hội đề ra, thì lại đánh giá cao giá trị của con trai hay con gái
theo những cách khác nhau. Theo tác phẩm “Nghiên cứu về Giới, Nam tính và
sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam” năm 2012 của các tác giả ở 3 viện
nghiên cứu ICRW, ISDS, CREHPA có đưa ra kết quả như sau: ở Việt Nam con
gái được nhìn nhận như là nguồn hỗ trợ đối với gia đình vì một tỷ lệ lớn nam
giới Việt Nam coi trọng con gái trong việc chia sẻ tình cảm và giúp chăm sóc
cha mẹ lúc về già khi cha mẹ ốm đau bệnh tật. Còn đối với con trai thì được coi
trọng trong việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội, duy trì nòi giống.
Quan niệm của nam giới về tầm quan trọng của việc có con trai và con gái chịu
ảnh hưởng bởi các tập tục truyền thống và vai trò giới rằng chỉ có con trai mới
duy trì họ của cha và nối dõi tông đường, trong khi con gái hỗ trợ về mặt tình
cảm và được kỳ vọng là chăm chỉ và có trách nhiệm.
Trên thực tế, một nghiên cứu về mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đã cho ra kết
quả là định kiến về giới có ảnh hưởng đến mức sinh, với khoảng 15-25% cha mẹ
sẽ sinh con thứ 3 nếu chưa có con trai. Có thể thấy mất cân bằng giới tính khi
sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, ưa thích con
trai và xem thường giá trị trẻ em gái đã ăn sâu bám rễ trong các quan niệm văn
hóa. Những tư tưởng truyền thống lâu đời này đã tạo nên những áp lực nặng nề
đối với phụ nữ về việc phải sinh được con trai và ảnh hưởng cơ bản tới vị thế
kinh tế, xã hội cũng như đời sống sinh sản và tình dục của người phụ nữ liên
quan tới sức khỏe cũng như sự sống còn của họ.

2.2. Chuẩn mực gia đình ít con:

Ngày nay, nhờ tác động của chính sách về kế hoạch hóa gia đình của nhà
nước mà mỗi gia đình đều chấp nhận chuẩn gia đình chỉ có từ 1-2 con. Vì vậy,
nhiều cặp vợ chồng cho rằng 1 trong 2 đứa con phải là con trai là quan trọng và
luôn cố gắng để đạt được mô hình gia đình kiểu mẫu như vậy và lý tưởng nhất là
sinh con trai đầu lòng. Người Việt Nam đã từng có quan niệm rằng: “ruộng sâu

11


trâu nái không bằng con gái đầu lòng”. Tuy nhiên ngày nay nhiều cặp vợ chồng
muốn sinh con trai đầu tiên, sau đó đến con gái, để “yên tâm” hơn. Khi đã có
con trai đầu lòng mọi người trong gia đình sẽ không bị căng thẳng. Áp lực và sự
không chắc chắn sẽ bao vây cuộc sống của họ nếu con đầu là con gái.
Hiện nay, mức sinh ở Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế được gần một thập kỷ.
Mức sinh thay thế được hiểu là mức sinh mà một đàn hệ phụ nữ trung bình có
vừa đủ số con gái để “thay thế” họ trong quá trình tái sinh sản dân số. Ở một số
tỉnh thành có điều kiện phát triển cao, mức sinh thậm chí còn dưới mức sinh
thay thế. Hệ lụy của mức sinh thay thế là 22% các cặp vợ chồng có nguy cơ
không có con trai, dựa trên giả thuyết là tỷ số giới tínhkhi sinh đạt ngưỡng tự
nhiên bằng 105 bé trai/ 100 bé gái. Tỷ lệ chỉ sinh con gái đạt 27% ở những nơi
mà có mức sinh của phụ nữ chỉ đạt 1,8 con6. Tổng tỷ suất sinh TFR (một trong
những thước đo chính phản ánh mức sinh) của Việt Nam trong giai đoạn từ năm
1999-2010 đã có sự giảm mạnh từ 2,33 con/ phụ nữ xuống còn 2,03 con/ phụ
nữ.

Biểu đồ 2.2: Tổng tỷ suất sinh của Việt Nam 1999-2010. Đơn vị (con).
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
TFR từ năm 2004 đến 2005 giảm mạnh 0,12 điểm và duy trì xu hướng giảm liên

tục trong các năm 2006 đến 2010 (dưới mức sinh thay thế). Đồng thời vào năm
2006 cũng là năm bắt đầu xuất hiện sự tăng mạnh của tỷ số giới tính khi sinh tại
nước ta. Có thể thấy mức sinh giảm thấp đã tác động đến hành vi sinh sản của
các cha mẹ. Ngày càng ít có gia đình sinh thêm con thứ 3, mục đích sinh thêm
con thứ 3 đơn giản chỉ để có thêm cơ hội có được 1 đứa con trai. Hiện nay, thì
lựa chọn này ít phổ biến hơn bởi những nhu cầu về nuôi dạy con phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như những chính sách của nhà nước không
khuyến khích sinh con thứ 3 hoặc hơn nữa. Điều này đặt ra với những gia đình
mong muốn có con trai một yêu cầu là phải hành động, sử dụng phương pháp
phù hợp để đảm bảo có con trai trong 1 đến 2 lần sinh và dẫn đến việc các cha
mẹ tìm đến các biện pháp công nghệ cao để lựa chọn giới tính khi sinh.
2.3. Sự phát triển của công nghệ hiện đại:

Mong muốn có con trai là mong muốn cháy bỏng của không ít gia đình.
Để đáp ứng nhu cầu của con người, các nhà khoa học đã tìm tòi phát minh ra
hàng loạt phương pháp nhằm lựa chọn và kiểm soát giới tính thai nhi. Các
6 UNFPA, 2016, “Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam 2014”, tr15.

12


phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi vô cùng phong phú, có thể tiến hành
trong mọi thời điểm của thai kì, trước và sau khi thụ tinh cũng như can thiệp khi
đứa trẻ chưa kịp chào đời.
Trước đây có rất nhiều phương pháp dân gian được truyền tai nhau nhằm tác
động đến giới tính của thai nhi nhưng các phương pháp này không có độ tin cậy
cao. Từ khi khoa học kĩ thuật phát triển, các phương pháp khoa học được đa số
bà mẹ tin tưởng và sử dụng cho việc lựa chọn giới tính khi sinh của mình và kết
hợp thêm cả những chiến lược “truyền thống” để tăng cao hiệu quả. Có nhiều
thông tin đưa ra rằng nếu vợ chồng quan hệ tình dục trước ngày rụng trứng thì

xác xuất sinh con trai cao hơn; hoặc thay đổi môi trường âm đạo để tăng khả
năng thụ thai. Điều này khiến nhiều cặp vợ chồng sử dụng que thử thai cùng với
siêu âm để xác định thời điểm rụng trứng một cách chính xác, hoặc ăn những
món ăn được cho là giúp thay đổi môi trường âm đạo...v...v... Điều tra về biến
động dân số 2015 đã đưa ra kết quả như sau:
Siêu
Bắt
Đoán
Khác
âm
mạch
Toàn quốc
98,1
0,8
1,0
0,1
Thành thị
97,7
1,1
1,2
0,1
Nông thôn
98,3
0,7
0,9
0,1
Vùng kinh tế - xã hội
Trung du và miền núi phía Bắc
98,3
0,7

1,0
0,1
Đồng bằng sông Hồng
97,4
1,4
1,2
0,1
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung
98,3
0,5
1,0
0,2
Tây Nguyên
97,8
1,3
0,9
0,0
Đông Nam Bộ
97,8
0,8
1,1
0,2
Đồng bằng sông Cửu Long
99,0
0,4
0,6
0,0
Bảng 2.2: Phân bố phụ nữ 15-48 tuổi sinh con trong 24 tháng trước điều tra
theo cách biết giới tính thai nhi, 1/4/2015. Đơn vị (%)
Nơi cư trú/ vùng kinh tế - xã hội


(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Thấy rõ tỷ lệ phụ nữ biết trước giới tính của con thông qua siêu âm chiếm đến
98,1% trong toàn quốc. Con số này ở cả nông thôn và thành thị đều cao (98,3%
và 97,7%). Và ở cả các vùng kinh tế - xã hội thì tỷ lệ phụ nữ biết trước giới tính
của con thông qua siêu âm cũng cao nhất trong số 3 cách nhận biết. Các cách
nhận biết khác như bắt mạch hay đoán chỉ chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ, dưới 2%.
Điều này cũng đã chứng minh được việc công nghệ siêu âm sản khoa đã trở
thành nhân tố không thể thiếu trong quá trình chăm sóc thai sản tại Việt Nam.
Trên thực tế, sự xuất hiện của những công nghệ hỗ trợ sinh sản mới sau năm
2000 đã trở thành thời điểm mang tính quyết định tại Việt Nam. Trước đó những
13


công nghệ hiện đại với giá cả phải chăng không phổ biến, chỉ dành cho những
gia đình có điều kiện. Nhưng chúng đã lan rộng trong hơn 10 năm trở lại đây.
Các cha mẹ kiểm tra thai bằng siêu âm với tần suất cao hơn nhiều so với khuyến
nghị của y tế. Theo kết quả điều tra biến động dân số năm 2013, có đến 96% phụ
nữ sử dụng dịch vụ khám thai trong lần mang thai gần nhất. Năm 2013, trung
bình một phụ nữ khám thai 4,7 lần và có 47% phụ nữ khám thai trên 4 lần. Phụ
nữ có trình độ đại học có tần suất khám thai cao nhất 6,1 lần cho thấy sự quan
tâm sâu sát của họ với sự phát triển của thai nhi. Nhưng phụ nữ có trình độ học
vấn tiểu học cũng đi khám thai trung bình hơn 3 lần trong lần mang thai gần
nhất. Điều này cho thấy sự sẵn có của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Cùng với đó là sự phát triển của dịch vụ y tế tư nhân đã đáp ứng ngay lập tức
nhu cầu của người dân.Trong những năm gần đây, thị trường sinh lời của dịch
vụ siêu âm đã phát triển ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Chi phí thấp, linh
hoạt, và dễ mua, công nghệ siêu âm trở thành một tiềm năng sử dụng rộng rãi.
Nhiều phòng khám quảng cáo về dịch vụ của họ trên các pa nô lớn với lời giới
thiệu về máy siêu âm công nghệ cao và hình ảnh rõ nét của bào thai; trong quá

trình khảo sát thực địa, các nghiên cứu viên cũng thỉnh thoảng nhìn thấy một số
phòng khám công khai quảng cáo về dịch vụ xác định giới tính thai nhi. Mặc dù
pháp luật có quy định cấm tiết lộ giới tính thai nhi, nhưng hầu hết các bà mẹ ở
Việt Nam đều biết trước giới tính của con. Kết quả điều tra năm 2013 cho thấy
có khoảng 83% các bà mẹ biết giới tính của con mình trước khi sinh. Bên cạnh
đó, tỷ lệ phụ nữ biết trước giới tính thai nhi trong nhóm phụ nữ không có con
trai cao hơn khoảng 4% so với nhóm phụ nữ đã có con trai. Hiện nay, pháp luật
đã đưa ra Pháp lệnh Dân số nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Bộ Y tế tiếp
tục xây dựng "Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2012 2020”, nhấn mạnh các quy định kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ y tế có liên quan
đến lựa chọn giới tính thai nhi... Nhưng do có nhiều dịch vụ siêu âm trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe công cộng và tư nhân, sự cạnh tranh giữa các phòng
khám khá khốc liệt. Sự cạnh tranh này có một ngụ ý quan trọng đối với việc sẵn
sàng cung cấp thông tin cho khách hàng về giới tính của thai nhi của những
người cung cấp dịch vụ. Đồng thời với đó là các cơ sở y tế không làm theo quy
định của pháp luật, tiết lộ giới tính thai nhi trong quá trình siêu âm, thậm chí tiếp
tay cho hành vi nạo phá thai trong trường hợp thai nhi là nữ.
Mặc dù vậy nhưng việc mở rộng và cải thiện chất lượng cung cấp các dịch vụ y
tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện nay là những tiến bộ không thể đảo ngược.
Có cầu thì ắt có cung, tâm lý mong muốn có con trai của các gia đình mới là yếu
tố tiên quyết cho hành vi lựa chọn giới tính khi sinh của các bà mẹ hiện nay.
14


3- Tác động của việc lựa chọn giới tính khi sinh:
Như đã trình bày ở phần 1.1, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đang
ngày càng tăng cao đến mức báo động. Năm 2016 tỷ số này là 113,4 bé trai/ 100
bé gái. Đây là hệ quả tất yếu của việc các cha mẹ lựa chọn giới tính thai nhi khi
sinh. Khi tỷ số giới tính tăng quá cao sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính.
Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt
Nam trong tương lai dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Mất cân bằng

giới tính có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cộng
đồng. Tình trạng mất cân bằng giới tính này ngày càng lan rộng từ nông thôn
đến thành thị, tại tất cả các vùng miền trên toàn quốc. Đặc biệt, có tới 15 tỉnh
thành tỷ lệ giới tính khi sinh đã ở mức 115 nam/100 nữ. Ở nước ta, những gia
đình có kinh tế khá giả, những phụ nữ có trình độ học vấn cao, có mức sinh thấp
hơn một cách rõ rệt so với các đối tượng khác. Những phụ nữ có trình độ học
vấn cao biết chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai và chủ động điều chỉnh
số con mong muốn; họ lại có điều kiện kinh tế tốt hơn để có thể chi trả dịch vụ
lựa chọn giới tính trước sinh và họ thỏa mãn được cả 2 mục tiêu: quy mô gia
đình nhỏ và có con trai. Do đó, càng những gia đình kinh tế khá giả, phụ nữ học
vấn cao, tỷ số giới tính khi sinh cũng càng cao. Nghiên cứu của Quỹ dân số Liên
hợp quốc tại Việt Nam đã cho thấy ảnh hưởng của dân số học tới tỷ số giới tính
khi sinh trong tương lai với những kịch bản khác nhau. Với kịch bản thứ nhất
“không can thiệp”, tỷ số giới tính ở Việt Nam sẽ ngày càng tăng lên, đến 20 năm
nữa thì chênh lệch nam nữ sẽ rơi vào khoảng hơn 10%. Đến năm 2050 thì Việt
Nam thừa từ 3-4,5 triệu nam giới. Kịch bản thứ hai giả định rằng cóc ác chương
trình, chính sách can thiệp mạnh mẽ để giải quyết sự mất cân abừng tỷ số giới
tính khi sinh thì tỷ số này sẽ tăng chậm hơn, dự kiến năm 2020 ở nức 115, sau
đó dần quay lại cân bằng sinh học mức 105 vào năm 2030. Tình trạng “dư thừa”
nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể sẽ dẫn đến tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ
phận nam giới sẽ kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng
kết hôn. Một giải pháp tình thế được một số nước đang áp dụng, đó là kết hôn
với người nước ngoài (còn gọi là nhập khẩu cô dâu) nhưng xem ra khó bền
vững. "Sức ép kết hôn" sẽ tạo ra những hậu quả về mặt xã hội và nhân khẩu học
như gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm, gia tăng đường dây buôn
bán phụ nữ và các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, bất ổn xã hội
do những thất vọng về mặt xã hội và tình dục của nam giới. Từ đó dẫn đến tình
trạng bất bình đẳng giới ngày càng tăng cao. Nguyên nhân của việc lựa chọn
giưới tính khi sinh là xuất phát từ những quan niệm, định kiến từ lâu về nam và

nữ. Điều này sẽ khiến cho nam giới ngày càng được coi trọng hơn nữ giới. Mặc
dù trong những năm gần đây, nhà nước đã có những chính sách, biện pháp nhằm
15


nâng cao vai trò và địa vị của người phụ nữ, nhưng dường như việc lựa chọn
giới tính của các bậc cha mẹ vô hình chung đã khisn khoảng cách bình đẳng
nam nữ ngày càng xa hơn.
Bên cạnh hệ quả về mất cân bằng giới tính và bất bình đẳng giới, thì việc
lựa chọn giới tính khi sinh còn đem dến hệ quả nghiêm trọng khác chính là gia
tăng tỷ lệ nạo phá thai. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe về thể
chết mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người phụ nữ do cảm thấy tội
lỗi với đứa con bị bỏ. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh - Giám đốc Trung
tâm tư vấn sức khỏe sinh sản, bệnh viện Phụ sản trung ương khẳng định: Năm
2012, số phụ nữ đến phá thai gái ở bệnh viện này đang ở mức đáng báo động với
lý do lựa chọn giới tính ở 3 nhóm người: phụ nữ có trình độ, phụ nữ”thật thà”
chỉ rõ nguyên nhân phá thai, nhóm phụ nữ lần đầu bị từ chối phá thai do tiết lộ
nguyên thân lần thứ hai đến phá thai với lý do khác. Con số phá thai vì lý do
giới tính thai nhi mặc dù chưa ở mức cao mới khoảng dưới 20%, nhưng đang có
nguy cơ ngày càng tăng.
4- Kết luận và khuyến nghị:
Dường như sinh đẻ có lựa chọn đã được chấp nhận một cách rộng khắp ở
Việt Nam, và được xem như là một biện pháp hiện đại đáp ứng những đòi hỏi
mang tính chuẩn mực truyền thống về con cái. Hầu hết các cha mẹ đều đánh giá
cao việc khoa học và công nghệ hiện nay có thể trợ giúp họ ‘tạo ra một gia đình’
theo mong muốn, không chỉ là thời điểm sinh con, mà còn giúp xác định giới
tính của đứa con. Càng những gia đình có điều kiện và những phụ nữ có học vấn
cao thì tỷ lệ sử dụng các biện pháp lựa chọn giới tính càng cao. Tình trạng này
cũng phổ biến ở các gia đình đã sinh hai con gái liên tiếp, nhưng cũng xảy ra
nhiều ở những ca sinh đầu tiên. Hình thức phân biệt đối xử và thiên vị giới tính

từ những lần sinh đầu tiên này tại các gia đình Việt Nam rất đáng quan tâm, vì
nó góp vào tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của cả nước khi số trẻ em
trai chiếm đến 40% số trẻ em dư thừa.
Lựa chọn giới tính trước sinh xuất phát từ sự kết hợp của ba yếu tố rõ rệt. Tâm
lý chuộng con trai là yếu tố hàng đầu và khá phổ biến ở các gia đình Việt Nam.
Phân tích đã xác định mức độ ưa chuộng con trai bằng cách nhấn mạnh hành vi
sinh sản có lựa chọn và tỷ lệ sinh bé trai dựa theo thành phần giới tính trẻ em
trong gia đình. Yếu tố thứ hai là mức sinh thấp và điều này tạo áp lực lên các
bậc cha mẹ và hạn chế việc sinh con nhiều lần để có được con trai như mong
muốn, giống như các thế hệ trước đây vẫn thường làm. Thành công của chương
trình kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam và “chính sách hai con” đã góp phần
16


giảm mức sinh nhanh chóng giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2000. Kết quả là,
mức sinh ở Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế trong vòng 10 năm qua và đạt 2,1
con trên một phụ nữ vào năm 2014. Các chuẩn mực kế hoạch hóa gia đình, cùng
với sự sẵn có của các công nghệ khoa học mới phục vụ sinh sản - chủ yếu là siêu
âm và nạo phá thai - là những nguyên nhân chính ẩn đằng sau sự gia tăng
TSGTKS ở Việt Nam hiện nay. Mọi người tiếp thu chuẩn mực gia đình nhỏ, và
họ tiếp thu các phương pháp ‘khoa học’ mới để quy hoạch gia đình. Hai việc này
phối hợp với nhau đã tạo nên một bối cảnh mà trong đó số bé trai được sinh ra
nhiều hơn số bé gái. Yếu tố thứ ba liên quan đến sự thay đổi nhanh chóng về cơ
sở hạ tầng y tế và sự xuất hiện các biện pháp chẩn đoán trước sinh hiện đại trong
nước. Cuộc Điều tra Biến động Dân số năm 2013 cho thấy 96% phụ nữ có sử
dụng dịch vụ khám thai trong lần mang thai gần nhất của họ. Dịch vụ siêu âm rất
phổ biến ở Việt Nam, bất chấp quy định pháp luật cấm tiết lộ giới tính thai nhi.
Cũng theo nguồn số liệu này, 83% bà mẹ biết về giới tính của con mình trước
khi sinh nhờ công nghệ siêu âm. Sở dĩ có tỷ lệ lớn người cung cấp dịch vụ tiết lộ
giới tính thai cho khách hàng là do sự cạnh tranh giữa các phòng khám, nhu cầu

hoặc áp lực từ phía khách hàng, cũng như do việc áp dụng các quy định của
pháp luật về siêu âm xác định giới tính còn lỏng lẻo.
Hệ quả của lựa chọn giới tính khi sinh là sự gai tăng tỷ số giới tính khi sinh, gây
nên hiện tượng mất cân bằng giới tính, các vấn đề về bất bình đẳng giới và vấn
nạn nạo phá thai. Có thể thấy việc gia tăng tỷ số giới tính khi sinh không những
không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng sự
bất bình đẳng giới như: nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái
hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ
sẽ gia tăng,… Vì thế tỷ số giới tính khi sinh được coi là một trong những chỉ báo
quan trọng để đánh giá mức độ bình đẳng giới. Bên cạnh đó mặc dù đã có lệnh
cấm chính thức về lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng các dịch vụ siêu âm và nạo
thai vẫn tiếp tục được sử dụng sai mục đích để lựa chọn giới tính thai nhi. Việc
giám sát các phòng khám y tế tư nhân và bệnh viện đã không được thực hiện đầy
đủ và các biện pháp xử phạt hiện nay dường như không đủ mạnh để hạn chế nạo
thai lựa chọn giới tính. Điều này làm cho các nhà hoạch định chính sách và các
chuyên gia y tế của Việt Nam phải đối mặt với những thách thức để có thể đảm
bảo sức khỏe và quyền của phụ nữ trong việc tiếp cận với công nghệ sàng lọc
trước sinh và dịch vụ phá thai an toàn, trong khi vẫn tránh được việc lạm dụng
các kỹ thuật sinh sản mới.
Từ thực tế trên cho thấy chúng ta cần phải quyết liệt và triệt để hơn nữa
trong cuộc chạy đua về mất cân bằng giới tính hiện nay. Các biện pháp giáo dục,
tuyên truyền là những biện pháp hàng đầu và hữu hiệu nhất. Có thể thấy rõ một
17


bài học hay từ Hàn Quốc - quốc gia duy nhất đưa được tỷ số giới tính khi sinh
về mức ban đầu. Họ đã mất 25 năm để đồng bộ, linh hoạt các biện pháp. Sự tăng
bất thường về tỷ số giới tính của Hàn Quốc lên đỉnh điểm vào đầu những năm
1990, đạt 116 trẻ trai/100 trẻ gái, có vùng lên tới 140/100. Nhận thức rõ hậu quả
của việc mất cân bằng trên, Chính phủ Hàn Quốc đã có những biện pháp để

ngăn ngừa. Xuất phát điểm cơ bản là việc giúp người dân thay đổi lại nhận thức
“trọng nam”. Vào những năm thập niên 80, Hàn Quốc có khẩu hiệu: “Sinh hai
con để có cuộc sống tốt đẹp hơn, không lo lắng về giới tính của con gái”. Tới
giai đoạn 1990 – 2000, những khẩu hiệu: “Nuôi 1 con gái lớn lên bằng 10 con
trai”, “Hãy yêu con gái của bạn” được người xứ Hàn đón nhận. Công tác truyền
thông được đẩy mạnh với việc tuyên truyền được phổ biến rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thới, Chính phủ có nhóm chuyên trách
thực hiện riêng về MCBGTKS. Với những nỗ lực trên, trong vòng 2 thập kỷ,
quan niệm người dân nhanh chóng thay đổi, chuyển từ “trọng nam” sang “Trọng
nữ”. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có chính sách dài nhằm giảm tình trạng phân
biệt giới tính đối với phụ nữ. Luật công bố phụ nữ vẫn có thể là thành viên của
gia đình mình sinh ra sau khi kết hôn, bãi bỏ chế độ chủ hộ là nam giới, con gái
cũng có quyền thừa kế… Luật cũng cho phép người phụ nữ được giáo dục ở các
bậc học cao, được tạo điều kiện tham gia vào thị trường lao động và cả trên
chính trường. Nguyên nhân gốc rễ của tình trạng mất cân bằng giới tính ở cả
Việt Nam và Hàn Quốc chính là quan niệm “trọng nam khinh nữ”, nhưng chính
phủ Hàn Quốc đã có những biện pháp mạnh táy đánh thẳng vào tư tưởng này để
nhận được sự thay đổi.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng cần phải có những chính sách vừa mềm mỏng vừa
cứng rắn để dần xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, thâm căn cố đế “trọng nam”. Tuyên
truyền cho người dân hiểu rõ những tác động khôn lường của việc lựa chọn giới
tính khi sinh, của vấn đề nam giới đang ngày càng nhiều hơn nữ giới. Cùng với
đó là nâng cao những quyền lợi, sự trợ giúp đối với các gia đình có con gái. Và
cũng phải quyết liệt, mạnh tay xử lý, đánh thật mạnh vào kinh tế và trách nhiệm
với những trường hợp cố tình thực hiện biện pháp lựa chọn giới tính thai nhi và
với những trường hợp cố tình giúp đỡ, hỗ trợ cho hành vi này.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào đưa rõ được thực trạng về vấn đề lựa
chọn giới tính khi sinh, bài báo cáo này cũng chỉ dựa trên những nghiên cứu liên
quan để đưa ra các con số và tình hình những năm gần đây. Việc lựa chọn giới
tính khi sinh chưa có ảnh hưởng rõ rệt nhưng sẽ có tác động nhất định về sau

này, vậy nên đây là vấn đề vô cùng cần được quan tâm và có những chính sách
định hướng phù hợp. Bài báo cáo còn nhiều hạn chế nhưng hi vọng cũng sẽ là
một tài liệu tham khảo thêm. Xin cảm ơn !
18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tổng cục thống kê, 2009, “Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam: các bằng
chứng mới về thực trạng, xu hướng và những khác biệt”.

2. Tổng cục thống kê, 2015,"Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia
3.
4.
5.
6.

7.

đình 1/4/2010".
Tổng cục thống kê, 2016, “Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và
kế hoạch hóa gia đình thười điểm 1/4/2015”.
UNFPA, 2012, “Nghiên cứu về Giới, Nam tính và sự ưu thích con trai ở
Nepal và Việt Nam”.
UNFPA, 2016, “Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam 2014: xu
hướng, các yếu tố và sự khác biệt”.
UNFPA, 2014, "Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: Gắn thực tế
với chính sách dể tạo sự thay đổi".
Vũ Thị Cúc, 2012, “Lựa chọn giới tính thai nhi ở Việt Nam: Một số vấn

đề thực tiễn cần quan tâm hiện nay”, Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4 2012, tr.29-35.

Tài liệu online:
1.

TS. Dương Quốc Trọng, “Tỷ số giới tính khi ính ở Việt Nam: các đặc
điểm cơ bản và giải pháp”, Website Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia
đình,
/>p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_
p_mode=view&p_p_col_id=column3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=
%2Fjournal_articles
%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv
_articleId=42071&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0 (Ngày truy cập
26/05/2017).

2.

H.Nga, “Chênh lệch tỉ số giới tính khi sinh ngày càng tăng”, Báo điện tử
Công an nhân dân, (Ngày truy cập: 26/05/2017).

3. UNFPA, “Khởi động chiến dịch: Chung tay giải quyết mất cân bằng giới

tính khi sinh”, Trang website điện tử của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại
Việt
Nam,
/>19


%C3%A2n-b%E1%BA%B1ng-gi%E1%BB%9Bi-t%C3%ADnh-khi-sinh
(Ngày truy cập: 26/05/2017).

4. Viện thống kê, 2017, “Thống kê dân số thế giới năm 2017”
(Ngày truy cập: 25/05/2017).

20



×