Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG: HÔN NHÂN VÀ CƯ TRÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.67 KB, 8 trang )

HÔN NHÂN và CƯ TRÚ
1. Hôn nhân
 Bất kể thái độ của các xã hội đối với quan hệ giữa nam & nữ như thế nào,
hôn nhân tồn tại phổ biết ở hầu hết các XH trên thế giới.
 Tính phổ biến của hôn nhân không có nghĩa là bất cứ ai trong bất cứ XH nào
cũng kết hôn, song hầu hết mọi người lập gia đình một lần trong cuộc đời.
Thêm vào đó, hôn nhân diễn ra rất đa dạng ở các XH ngoại trừ một điều đặc
biệt giống nhau: mọi XH đều không cho phép một ai đó kết hôn với bố
mẹ/anh em ruột của mình.
Các định nghĩa hôn nhân
 Định nghĩa: Hôn nhân là sự đồng thuận của hai người khác giới về việc
cùng chung sống, cùng chia sẻ kinh tế, cùng chịu trách nhiệm sinh đẻ và
nuôi dạy con cái và thiết lập mối quan hệ tình cảm giữa bà con họ hàng bên
vợ và bên chồng.
Định nghĩa của Leach về hôn nhân
 Xác lập tư cách làm cha hợp pháp của một người đàn ông đối với con cái
của một phụ nữ và tư cách làm mẹ hợp pháp của một người phụ nữ đối với
con cái của một người đàn ông
 Xác lập tư thế độc quyền của một hoặc hai người trong quan hệ tình dục đối
với người kia
 Dành cho một hoặc cả hai quyền sử dụng sức lao động của người kia
 Dành cho một hoặc cả hai quyền định đoạt tài sản của người kia
 Thành lập một quỹ tài sản của người kia
 Thành lập một quỹ tài sản chung nhằm đáp ứng quyền lợi của con cái

1


 Thiết lập quan hệ tình cảm quan trọng về phương diện xã hội giữa hai vợ
chồng và bà con họ hàng hai bên.
1.1. Các quy định hôn nhân: Nội hôn và ngoại hôn


 Tất cả các nền VH trên thế giới đều có các quy định về hôn nhân, trong đó
một số quy định này được thể hiện trong luật pháp của nhà nước, một số quy
định lại chỉ là các tục lệ của từng tộc người, từ khu vực/vùng VH.
 Nhìn chung, có hai quy định phổ biến trong nhiều nền VH là chế độ ngoại
hôn và chế độ nội hôn (exogamy và endogamy).
 Ngoại hôn là các quy định buộc một người phải kết hôn với người ngoài
nhóm, dòng họ và thậm chí cộng đồng của mình. Có thể nói, ngoại hôn tồn
tại phổ biến ở hầu hết các XH, song các quy định cụ thể lại khác nhau.
 VD: cả làng/một cộng đồng đều ngoại hôn. Hay một số nền VH cho phép
anh em họ hàng gần lấy nhau, nhưng một số khác lại tuyệt đối ngăn cấm.
Các thành viên của XH ít khi tự phân tích các mục đích và chức năng của
ngoại hôn. Tất cả chúng đều sinh ra và lớn lên trong XH đã có các quy định
về ngoại hôn. Tuy nhiên, các nhà nhân học lại quan tâm đến việc lý giải các
quy định ngoại hôn của con người.
 Một trong các giả thuyết lý giải ngoại hôn là con người muốn ngăn chặn
loạn luân vì cho rằng loạn luân làm hủy hoại đến dòng giống, như phần nào
đã được phân tích ở phần các ngăn cấm loạn luân trong bài trước.
 Ngoài ra, ngoại hôn giúp con người mở rộng lãnh thổ để có thêm đất đai, tài
nguyên, tạo thêm đồng minh chính trị & mở rộng buôn bán.
 Một giả thuyết khác: ngoại hôn làm giảm mâu thuẫn trong gia đình/dòng họ
vì các thành viên có thể ghen tị nhau trong quan hệ tình dục.

2


 Nguồn tài liệu thực địa hậu thuẫn cho tất cả các giả thuyết này. Tuy nhiên,
sự tồn tại của ngoại hôn trong các XH có nguyên nhân phức tạp hơn, có thể
là gồm nhiều hay tất cả các nguyên nhân được nêu ra ở trên.
 Nội hôn quy định các cá nhân phải kết hôn trong một khuôn khổ nào đó, có
thể là nội hôn trong 1 dòng họ/tôn giáo/tộc người/cộng đồng/nhóm người

nào đó.
 Một trong các chức năng của nội hôn được biết đến là nhằm duy trì bản sắc
VH. Nếu một người kết hôn với một người cùng nhóm, có địa vị ngang nhau,
thì các phong tục tập quán của họ có lẽ ít bị biến đổi hơn hay không bị mâu
thuẫn với nhau về các hệ giá trị và niềm tin.
 Duy trì kỹ năng nghề nghiệp.
 Tuy nhiên, điểm quan trọng cần chú ý là ngoại hôn và nội hôn đến mức nào?
 Trong XH Việt Nam hiện đại, pháp luật quy định các thành viên trong cùng
một dòng họ không được kết hôn với nhau nếu chưa vượt qúa 5 đời tính theo
đằng cha & 3 đời tính theo đằng mẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
chúng ta thấy con người trong xã hội có xu hướng cách xa giới hạn mà pháp
luật đã quy định.
 Trong một số XH còn có các quy định về việc một người nên lấy ai sau khi
vợ hoặc chồng của mình mất. Mục đích của các tập tục này nhằm bảo vệ tài
sản của mỗi người & để đảm bảo rằng con của người chết sẽ được nuôi
dưỡng.
 Hôn nhân với anh/em của chồng là tập tục quy định về việc nếu một phụ nữ
bị góa chồng lúc còn trẻ thì sẽ kết hôn với em/anh của người chồng đã mất.
Ngược lại, hôn nhân với chị/em vợ là tục quy định khi vợ của một người bị
mất sớm thì người chồng sẽ kết hôn với em/chị của người vợ cũ.
3


1.2. Các nghi lễ trong hôn nhân: Sự đa dạng của các nền văn hóa
 Thông thường, hôn được thực hiện & công nhận thông qua một số nghi lễ.
Các nghi lễ này được thực hiện rất khác nhau giữa các tộc người, các XH,
nền VH, tôn giáo và qua các thời đại khác nhau.
1.3. Vai trò - chức năng của hôn nhân
 Tất cả các XH đều có nghi thức hôn lễ theo cách này hay cách khác. Hôn
nhân là một sự kiện đánh dấu mốc quan trọng cả về địa vị & vai trò trong

cuộc đời của một con người. cá nhân chuyển từ địa vị độc thân sang địa vị
có gia đình, (quyền lợi và nghĩa vụ mới)
 Các nhà nhân học đã nêu lên một số đặc điểm về hôn nhân trong hầu hết các
XH hay chức năng của hôn nhân là: (1) Hôn nhân hợp thức hóa quan hệ
tình dục, (2) Thiết lập một gia đình, tế bào của xã hội, (3) Thiết lập một đơn
vị kinh tế, (4) Tạo ra nguồn lực con người về sức lao động và duy trì nòi
giống, (5) xã hội hóa các kĩ năng cá nhân, hợp pháp hóa việc sinh con và
nuôi dạy con cái của một cặp vợ chồng.
 (phân tích/làm rõ các chức năng này???)
 Đồng thuận: - giao ước, - có sự đồng thuận và định hướng của cha mẹ (hôn
nhân môn đăng hộ đối xét trên khía cạnh xã hội, kinh tế)
 Xã hội phong kiến: họ tộc, thông qua lễ nghi của cộng đồng: đám cưới
 Xã hội TBCN, XHCN: hôn nhân tự nguyện, tự do yêu đương nhưng vẫn có
sự tham gia của các bên như pháp luật, cha mẹ
Hình thái/hình thức trong hôn nhân
 Hôn nhân hỗn tạp: hình thức phối ngẫu không cố định, không có hạn chế và
chuẩn hóa hôn nhân, hiện tượng diễn ra ở giai đoạn hỗn mang của tổ tiên
loài người
4


 Hôn nhân huyết thống (hôn nhân nội tộc): hôn nhân bài trừ quan hệ tạp hôn
của nam nữ không cùng lứa tuổi
 Hôn nhân ngoại tộc: (hôn nhân ngoài tộc họ): tức là nam nữ cùng thế hệ giữa
các bộ tộc khác nhau có thể kết hôn với nhau.
 *Hôn nhân đối ngẫu: một phụ nữ có thể chọn 1 người đàn ông trong nhóm
đàn ông làm chồng, 1 người đàn ông có thể chọn 1 người phụ nữ trong
nhóm phụ nữ làm vợ.
 * Hôn nhân 1 vợ 1 chồng: ra đời cùng với sự xác lập của chế độ phụ hệ và
tài sản kế thừa khi vai trò của người đàn ông được nâng cao trong sx, gia

đình và xh.
 * Hôn nhân đa thê: là trường hợp 1 nam giới có nhiều vợ. Trong hình thức
hôn nhân này, yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng / chức năng của hình
thức hôn nhân này là giúp người đàn ông giành được địa vị cao hơn qua việc
có nhiều bà vợ, và có nhiều con cái. Hình thức này chủ yếu có mặt ở các xh
tiền công nghiệp cần có sức người để lao động. Nhiều con cái cũng đồng
nghĩa với việc có nhiều tiềm năng lao động. Vì thế có nhiều vợ thường đem
lại các lợi ích kinh tế. Trong một số XH có nhiều vợ cũng làm tăng lợi ích
chính trị. Tuy nhiên, cũng có các mặt tiêu cực của HN đa thê. VD: phải mất
nhiều tiền của để trang trải cho nhiều căn nhà/nhiều hộ & ghen tuông thường
là một khía cạnh tiêu cực khác. Thêm vào đó, hôn nhân đa thê dẫn đến chỗ
một số đàn ông nghèo/yếu thế không thể lấy được vợ.
 Hôn nhân đa phu là một người phụ nữ có thể lấy nhiều chồng cùng một lúc.
Có rất ít nền VH thực hành tục này có thể là do thiếu phụ nữ vì tục giết con
gái khi mới sinh. Một lý do khác được các nhà nhân học đề cập đến là do
nguyên nhân kinh tế.

5


 Hôn nhân đa phu huynh đệ: các anh em trai cưới chung một người phụ nữ
làm vợ (người Tibet ở phía bắc Nepal),
 Hôn nhân nhóm: một nhóm gồm cả 2 giới tính kết hôn với một nhóm khác
gọi là hôn nhân nhóm.
 Hôn nhân mở; Hôn nhân thử; Hôn nhân đồng giới: Trong mấy thập kỷ vừa
qua, chúng ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của sự thể hiện bản thân trong nhiều
XH khác nhau. Tình trạng một số cá nhân có quan hệ tình dục đồng tính
không còn là chuyện xa lạ & bị cấm kỵ. Đi xa hơn các mối quan hệ tình dục
nhằm tiến tới hôn nhân giữa những người cùng giới.
Tính chất của hôn nhân

 Hôn nhân trên cơ sở tình yêu: tự do lựa chọn bạn đời
 Hôn nhân có tính chất mua bán: chế độ chiến hữu nô lệ cho đến ngày nay,
quà tặng, thách cưới,
 Hôn nhân đặc biệt: hôn nhân ban tặng, hôn nhân trừng phạt, hôn nhân trước
khi sinh,…
 Hôn nhân trong xh hiện đại:
Qui tắc cư trú sau hôn nhân
 Tại sao phải nc: phản ánh tính chất hôn nhân/ thể hiện vai trò của vợ và
chồng: quyền lợi và nghĩa vụ/ tính chất và thiết chế xã hội khi phụ thuộc vào
việc cư trú của đôi vợ chồng ở đâu
 Các qui tắc chủ yếu: ?
Cư trú bên nhà vợ
 Sau khi kết hôn, hai vợ chồng ở bên nhà vợ, người con trai sẽ chuyển sang
cư trú bên nhà vợ và lao động cho nhà vợ.

6


 Ví dụ như nhà dài của một số nhóm dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, mỗi
gia đình ở trong 1 ô trong ngôi nhà dài của nhà vợ.
 Biến tướng của hình thức này: cư trú bên nhà ông cậu – anh/em trai của mẹ
của cô dâu.
Cư trú bên nhà chồng
 Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng ở cùng bố mẹ chồng. Tức là người nữ phải
chuyển sang nhà chồng sau khi kết hôn.
 Là hình thức phổ biến trong các xã hội có truyền thống phụ hệ và thừa kế tài
sản theo đằng cha.
 Biến tướng: sau khi kết hôn, đôi vợ chồng ở nhà của chú bác phía bên chồng.
Cư trú ở nơi ở mới
 Sau khi kết hôn, hai người tự tạo ra nơi ở mới để sống, không cư trú bên vợ,

cũng không cư trú bên chồng
 Hình thức phổ biến ở các nước phương Tây,…
 *hình thức hiếm gặp: Sau khi lấy nhau vẫn chưa có nơi ở chung: sau khi lấy
nhau, đàn ông đàn bà ra ngủ ngoài bìa rừng, không ở nhà trai hoặc nhà gái,
sáng thì người đàn ông về nhà của nhà trai và người phụ nữ về nhà của nhà
gái. Hiện tượng này vẫn tìm thấy dấu vết ở Trung Quốc
Nguyên nhân
Có nhiều giả thuyết được đưa ra
* Hình thức cư trú liên quan đến yếu tố kinh tế: ở những XH nơi kinh tế tiền tệ
phát triển, con người dùng tiền mua các nhu yếu phẩm cho cuộc sống  không
phụ thuộc vào các thành viên của dòng họ

7


* Ở những xh nơi tiền tệ chưa phát triển: do nhu cầu trao đổi nông sản, thực phẩm
 cần có sự hợp tác, trợ giúp trong sản xuất mùa vụ, bảo quản lương thực,
v.v...nên phải dựa vào người thân, do đó tính phụ thuộc lẫn nhau cao hơn.
* Do tính chất công việc đòi hỏi tính linh động cao  con người sống không phụ
thuộc nhiều vào người bà con họ hàng.
* Vai trò kinh tế của người đàn ông và người phụ nữ cũng quyết định việc cư trú
bên nhà vợ hay cư trú bên nhà chồng
 yếu tố chiến tranh: ở những xh thường xuyên có chiến tranh giữa những
người hàng xóm với nhau thì hình thức cư trú chủ yếu là bên nhà chồng xuất
phát từ mong muốn giữ nam giới ở nhà để bảo vệ gia đình.
 Ở những xh thường xuyên xảy ra chiến tranh giữa các cộng đồng thì hình
thức cư trú chủ yếu là bên nhà vợ, vì người chồng tham gia chiến trận, vắng
nhà lâu ngày nên vị trí người vợ trong gia đình trở nên quan trọng hơn.
 Cư trú ở cả hai bên đằng nhà vợ và nhà chồng: lựa chọn xuất phát từ tình
huống cụ thể, hoặc trong các xã hội thiếu dân cư do chiến tranh hay bệnh tật


8



×