Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tạo hứng thú học tập môn vật lý cho học sinh theo hướng tiếp cận thực tiễn thông qua bài “các dạng cân bằng cân bằng của một vật có mặt chân đế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.43 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Phần I: mở đầu: ………………………………………………………………….1
1.1.Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….1
1.2.Mục đích nghiên cứu: ………….……………….………………………..….1
1.3.Đố tượng nghiên cứu………………………………………………………...1
1.4.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….2
Phần II: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……………………………………….3
2.1.Cơ Sở lý luận………….……………………………………….…………….3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…………...….3
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề……………………….…………….4
2.3.1. Mục tiêu …………………………………………………………….…….4
2.3.2. Chuẩn bị…………………………………………………………...………4
2.3.3. Tổ chức hoạt động dạy học…………………………………………..……5
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm……………………………………….….13
Phần III: Kết luận và kiến nghị…………………………………………………15
3.1. Kết luận……………………………………………………………………15
3.2. Kiến nghị ……………………………………………….…………………15

0


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Một trong những nhiệm vụ của dạy học trong nhà trường là trang bị cho
học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc, hình thành kỹ năng và giúp các em
vận dụng vào thực tiễn và đời sống. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với môn
vật lí, bởi vật lí là một trong số ít môn học có mối quan hệ rất chặt chẽ với kỹ
thuật, tự nhiện và đời sống. Vật lí không phải chỉ là các phương trình và con số.
Vật lí giúp chúng ta hiểu về các hiện tượng tự nhiên như màu sắc cầu vòng, ánh
sáng lung linh và tính cứng rắn của viên kim cương. Nó có liên quan đến việc đi
bộ, chạy, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ ...


Vì vậy, trong dạy học vật lí cần phải áp dụng những biện pháp sư phạm
thích hợp nhằm tăng cường tính thực tiễn của bài học. Dạy học vật lí không thể
tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống
xuất phát thực tế và giải thích phù hợp, dựa trên đặc điểm nhận thức của học
sinh. Dạy học vật lí gắn với thực tế cuộc sống là một hoạt động thống nhất giữa
giáo dục, giáo duỡng với môi truờng kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, việc dạy học vật lí hiện nay vẫn mang nặng tính lý thuyết, đôi
khi còn “giáo điều - sách vở”, xa rời thực tiễn cuộc sống. Điều đó dẫn đến một
thực trạng không mong muốn là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của
học sinh thực sự rất hạn chế. Do đó, học sinh không tìm thấy niềm vui và hứng
thú học tập môn vật lý. Tiếp cận với môn vật lý học sinh thường có suy nghĩ: “
khó như lý…”, “ khô khan như lý” và rất nhiều bạn học sinh tỏ ra rất mệt mỏi
khi học môn vật lý.
Vì lí do đó mà tôi lựa chọn đề tài: “Tạo hứng thú học tập môn vật lý
cho học sinh theo hướng tiếp cận thực tiễn thông qua bài:Các dạng cân
bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”. Tôi hi vọng đây là tài liệu tham
khảo rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tăng cường ý thức học tập môn vật lý cho học sinh, để vật lý không còn
mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.
- Từ bài tập thực tiễn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết
để giải thích các hiện tượng vật lý thường gặp trong tự nhiên, phát triển năng lực
tư duy, sáng tạo… cho học sinh.
- Chia sẻ đề tài này tôi mong được thêm nhiều ý kiến đóng góp quý báu của
đồng nghiệp giúp tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy.

0



1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các học sinh lớp 10 tại trường Trung học phổ thông Quảng Xương 3- Sầm Sơn
– Thanh Hóa.
- Bài “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”Chương trình vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Lấy ý kiến đóng góp, trao đổi, chia sẻ của đồng nghiệp.
- Thực nghiệm sư phạm

0


PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động
dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong
đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết
tâm...; nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy
học, sự hứng thú trong học tập.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng, hứng thú là thái độ đặc biệt của cá
nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng
mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện
trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng
thú gắn liền với tình cảm con người. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú
làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, làm nảy sinh khát
vọng hành động một cách có sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là
hoạt động gì cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận
thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì

hết, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may lắm chỉ tiếp thu
được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không bản chất. Vì thế dễ quên.
Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri
thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được
bài thì người học lại có thêm hứng thú. Trên thực tế, những người không thích,
không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người không học tốt
môn học đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho người học được xem là yêu cầu
bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa
học nào.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Vật lý là một môn khoa học tự nhiên gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của
con người đồng thời góp phần vào sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Những kiến thức vật lý luôn được áp dụng trong những hoạt động của con
người. Ở đâu đâu cũng có sự hiện diện của vật lý, dựa trên những nguyên lí,
những định luật con người có thể phát minh, tìm tòi, khám phá. Những ứng
dụng của vật lý rất nhiều, không kể ra hết được. Từ các công viêc đơn giản trong
cuộc sống hàng ngày như đưa hàng hóa lên cao, gánh hàng đến các ứng dụng
hiện đại như điện thoại, máy tính, lò vi sóng… mà chúng ta đang sử dụng đều là
thành quả của các nghiên cứu trong vật lý (tất nhiên ở đây chưa kể đến sự đóng
góp của các lĩnh vực khác như toán học, hóa học,…). Tất cả các hiện tượng, ứng
dụng khoa học kỹ thuật, trong các nghành nghề đều thể hiện lần lượt trong các
lĩnh vực vật lý: điện và điện tử, quang học, nhiệt học…. trong vật lý.
0


Ngay ở bậc trung học phổ thông, vấn đề giảng dạy là để làm sao gắn với
thực tiễn và đưa những vấn đề đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, để học
sinh thấy rõ sự liên hệ của kiến thức đã học với thực tiễn. Từ đó, học sinh hiểu
được ý nghĩa của bài học, các định luật vật lý và vận dụng chúng một cách dễ

dàng.
Tuy nhiên, trong thực tế quá trình giảng dạy, đa số giáo viên chỉ cung cấp
và giảng dạy theo kiến thức sách giáo khoa đế đảm bảo đủ, đúng nội dung và
đúng thời gian quy định. Chính vì thế, học sinh đôi lúc không biết học các kiến
thức đó để làm gì và học sinh không tìm thấy sự say mê học tập, khám phá. Để
phần nào giải quyết vấn đề này của học sinh, tôi quyết định chọn đề tài: “Tạo
hứng thú học tập môn vật lý cho học sinh theo hướng tiếp cận thực tiễn
thông qua bài:Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”..
Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiên cứu và vận
dụng vật lý vào thực tiễn trong giảng dạy vật lý trung học phổ thông, giúp học
sinh có thêm hứng thú học tập.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
Sau khi đã học xong bài “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có
mặt chân đế” để tăng thêm hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức của
học sinh giáo viên chọn giải pháp thiết kế tiết học tự chọn để học sinh
vận dụng kiến thức đã học giải thích một số vấn đề thực tiễn.
Dựa vào mục tiêu, nội dung kiến thức của bài và sự ứng dụng của các kiến
thức để xác định các vấn đề thực tiễn phù hợp với khả năng, nhận thức, trình độ
vận dụng kiến thức của học sinh. Trong phạm vi kiến thức của bài tôi chỉ đưa ra
một số vấn đề trong các bài tập để học sinh giải quyết như sau:
Vấn đề 1: An toàn giao thông đối với xe tải chở hàng hóa.
Vấn đề 2: Tìm hiểu việc ảnh hưởng của sự cân bằng của các vật, các vấn đề
chưa biết xung quanh việc giữ thăng bằng của diễn viên xiếc, chế tạo đồ chơi
con lật đật, con chim, con chuồn chuồn đậu trên cành cây.
Vấn đề 3: Liên hệ thực tế về vấn đề an toàn trong nghề nghiệp?( trong giao
thông, trong biểu diễn nghệ thuật- xiếc...)
2.3.1. Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để phân biệt được các dạng cân bằng
trong thực tế.
- Học sinh giải thích được các vấn đề trong thực tế có liên quan như:cách giữ

thăng bằng của diễn viên xiếc, cách chế tạo đồ chơi con lật đật…
- Vận dụng được kiến thức vào hoạt động thưc tiễn của bản thân như chơi kéo co
– không phải ai khỏe hơn sẽ thắng, giữ thăng bằng khi đi xe đạp…
- Giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức xung quanh, gần gũi với chính cuộc
sống của mình.
2.3.2. Chuẩn bị :
a) Giáo viên
0


- Hệ thống kiến thức về :các dạng cân bằng. Điều kiện cân bằng của một vật có
mặt chân đế để phục vụ cho buổi học ngoại khóa.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Hệ thống phiếu học tập.
- Các thiết bị phục vụ cho tiết học như: máy vi tính, máy chiếu, tranh vẽ…
Câu hỏi định hướng:
- Các dạng cân bằng của vật rắn? Nguyên nhân? Liên hệ giải thích một số hiện
tượng cân bằng trong thực tế:
+ Tại sao con lật đật, con chuồn chuồn tre lại không bao giờ bị đổ nằm
xuống đất?
+ Tại sao nghệ sĩ xiếc đứng thăng bằng trên dây bằng một chân? ....
- Mặt chân đế là gì?
+ Tìm mặt chân đế của lọ hoa trên bàn giáo viên? Của hộp phấn đặt trên
bàn giáo viên?
+ Tìm mặt chân đế của người đứng trên mặt đất? Của chiếc bàn kê trên nền
lớp học?
- Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế? Mức vững vàng của cân
bằng?
- Liên hệ thực tế về vấn đề an toàn trong nghề nghiệp?( trong giao thông, trong
biểu diễn nghệ thuật- xiếc...)

- Tài liệu cho học sinh: sách giáo khoa, mạng internet...
b) Học sinh
- Ôn tập lại kiến thức về các dạng cân bằng, điều kiện cân bằng của một vật có
mặt chân đế.
- Tìm hiểu về các dạng cân bằng. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân
đế trong thực tế qua sách giáo khoa, báo chí, các thông tin trên mạng internet.
2.3.3. Tổ chức hoạt động dạy- học : (2 tiết )
Hoạt động 1: Kiểm tra lý thuyết
- GV: Chiếu câu hỏi lên bảng
Câu 1:Nêu các dạng cân bằng? Nguyên nhân gay ra các dạng cân bằng đó?
Câu 2:Nêu khái niệm mặt chân đế?Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân
đế?
- HS: Trả lời câu hỏi
Câu 1: Có ba dạng cân bằng là cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng
phiếm định.
- Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu
hướng :
+ kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền; Ví dụ: con lật
đật, con chuồn chuồn tre.
+ kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền; Ví dụ:
nghệ sĩ xiếc đứng thăng bằng trên dây.
+ giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định.
0


Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng khác nhau đó là vị trí trọng tâm của vật.
+ Trường hợp cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị
trí lân cận.
+ Trường hợp cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân
cận.

+ Trường hợp cân bằng phiếm định, trọng tâm không thay đổi hoặc ở một
độ cao không đổi.
Câu 2:
- Mặt chân đế:
Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ chúng bằng cả một mặt đáy thì mặt chân
đế là mặt đáy của vật.
Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ chỉ ở một số diện tích rời nhau thì mặt
chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.
- Điều kiện cân bằng.
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải
xuyên qua mặt chân đế ( hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế ).
Mức vững vàng của sự cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và
diện tích của mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao và mặt chân đế càng nhỏ
thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại
Hoạt động 2:Tìm hiểu các vấn đề thực tiễn
*Cách thức tổ chức:
Chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có số học sinh đồng đều
về số lượng cũng như trình độ. Giáo viên tiến hành chiếu các nhiệm vụ trên máy
chiếu đa năng để các thành viên trong mỗi nhóm cùng thảo luận và đưa ra câu
trả lời của từng nhóm. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận và
sau đó tổng hợp, phân tích, và đưa ra kết luận.
Nhiệm vụ 1: Học sinh nhận biết được 3 dạng cân bằng, học sinh có thể
tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách giáo khoa, mạng
internet, quan sát thực tế cuộc sống xung quanh.....để lấy được ví dụ và giải
thích các dạng cân bằng.
Nhiệm vụ 2: Học sinh có thể tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau như sách giáo khoa, mạng internet, quan sát thực tế cuộc sống xung
quanh.....để tìm hiểu mặt chân đế và các yếu tố quyết định đến mức vững vàng
của cân bằng.
Nhiệm vụ 3: học sinh đưa ra các giải pháp để đảm bảo an toàn trong

nghành giao thông vận tải- chở hàng hóa, trong ngành nghệ thuật xiếc, hay tìm
hiểu về làng nghề truyền thống làm đồ chơi chuồn chuồn tre, bồ câu tre, lật
đật....
* Hệ thống bài tập thực tiễn để kiểm tra ,đánh giá học sinh.
Câu 1:Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng
của viên bi khi đó là:
A.cân bằng không bền.
0


B. lúc đầu cân bằng bền, sau đó là cân bằng phiếm định
C. cân bằng phiếm định.
D. cân bằng bền.
Câu 2:Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :
A. Cân bằng bền.

B. Cân bằng không bền.
C. Cân bằng phiến định.
D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 3: Chọn đáp án đúng.
Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì:
A. Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.
B. Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.
C. Mặt chân đế của xe quá nhỏ.
D. Xe chở quá nặng.
Câu 4: Mặt chân đế của chiếc bàn ( tiếp xúc với mặt đất bằng 4 chân bàn) là:
A. toàn bộ diện tích tiếp xúc của vật với sàn.
B. đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc.
C. phần chân của vật.
D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của chân bàn với sàn


Câu5: Mặt chân đế của chiếc hòm đặt trên bàn là:
A. toàn bộ diện tích tiếp xúc của chiếc hòm với sàn ( mặt đáy).
B. đa giác lồi lớn nhất bao bọc một phần diện tích tíếp xúc của hòm với bàn.
C. phần chân của vật.
0


D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc một phần của hòm
Câu 6:Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người
ta chế tạo:
A.Xe có khối lượng lớn.
B. Xe có mặt chân đế rộng.
C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp
D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.
Câu 7: Nghệ sĩ xiếc lúc đang đi trên dây có cầm trong tay một cái gậy nặng
nhằm mục đích gì?

Lúc đi trên dây căng thẳng, nghệ sĩ xiếc nhất thiết phải chú ý giữ sao cho
đường thẳng đứng qua trọng tâm của cơ thể phải luôn luôn đi qua dây. Điều này
dễ dàng đạt được nếu trong tay diễn viên có một cái gậy dài. Độ nghiêng của cái
gậy về phía này hay phía kia tạo khả năng nhanh chóng chuyển dịch trọng tâm
chung và nhờ đó mà giữ được sự cân bằng.
Câu 8: Trong trò chơi kéo co, tại sao nên
đứng dang rộng chân ra, cúi người xuống
thấp?
Hướng dẫn: Khi đứng rang rộng chân ra, ta
đã làm cho diện tích mặt chân đế của người
tăng lên. Khi cúi người xuống thấp, ta đã
làm cho trọng tâm được hạ thấp. Cả hai

điều đó đã làm tăng mức vững vàng của
người, do vậy đội bên kia khó làm cho đội
mình ngã.
Câu 9: Những người công nhân khi vác những bao hàng nặng thường chúi
người về phía trước một chút? Hãy giải thích vì sao?
Hướng dẫn: Người công nhân đang vác nặng có một lực đáng kể tác dụng lên
vai. Khi đó khối tâm ở vị trí cao( cân bằng không bền, dễ ngã) và hơi lệch về
phía sau so với mặt chân đế nên bao hàng dễ rơi ra. Để tăng mức vững vàng,
người này phải hạ thập trọng tâm. Bao hàng có khối tâm tương đói cao. Vì vậy
0


họ thường chúi người vê phía trước để hạ thấp trọng tâm và đưa trọng tâm của
bao hàng rơi vào mặt chân đế.
Câu 10: Đang ngối ghế muốn đứng lên ta phải nghiêng người về phía trước, hãy
giải thích tại sao?
Hướng dẫn: Ngồi thật thẳng lưng và không kéo lui chân phía dưới gầm ghế ta
không thể đứng lên mà cứ để yên chân như thế nếu không nghiêng người về
phía trước. Trọng tâm của phần thân trên một người đang ngồi thì ở bên trong cơ
thể. Kẻ đường dây dọi từ điểm ấy xuống dưới thì nó sẽ đi qua mặt ghế xuống
dưới phía sau bàn chân. Mà người muốn đứng dậy được thì đường thẳng đứng
đó lại phải qua giữa hai chân. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là
giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế. Vậy muốn đứng lên được ta phải
khom lưng về đằng trước để chuyển trọng tâm đi cho thích hợp hoặc kéo chân
về phía sau để đưa chân đến phía dưới trọng tâm. Nếu không dùng một trong hai
cách trên, việc đi lại sẽ gặp khó khăn.
Câu 11: Quan sát các võ sĩ thi đấu thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khụy gối
xuống một chút và hai chân dang rộng hơn so với mức bình thường. Tư thế này
có tác dụng gì?
Hướng dẫn: Tư thế này giúp cho võ sĩ đứng vững vàng hơn rất nhiều và khó đổ

ngã. Vì tư thế hai chân dang rộng sẽ có mặt chân đế lớn và đầu gối hơi khụy để
trọng tâm hạ thấp hơn nên mức vững vàng của tư thế sẽ nâng cao rất nhiều.
Câu 12: Nguyên nhân con lật đật,chuồn chuồn tre không bao giờ đổ?
Hướng dẫn: Con lật đật toàn thân đều rất nhẹ, chỉ có phần dưới của nó là có
một miếng chì hay sắt tương đối nặng, và vì thế trọng tâm của nó rất thấp. Mặc
khác, phần dưới của con lật đật to, tròn trịa, rất dễ lắc lư.
Khi con lật đật nghiêng về một bên, do điểm tựa (điểm tiếp
xúc giữa con lật đật và mặt bàn) có sự thay
đổi, trọng tâm và điểm tựa không cùng trên một đường
thẳng, lúc này, dưới tác động của trọng lực, con lật đật sẽ
lắc lư quanh điểm tựa cho đến khi khôi phục lại vị trí bình
thường. Mức độ nghiêng của con lật đật càng lớn, hiệu quả
lắc lư mà trọng lực tạo ra cũng càng lớn khiến cho xu thế
khôi phục lại vị trí ban đầu càng rõ ràng, vì vậy, con lật đật không bay giờ bị đổ.
Trọng tâm của con chuồn chuồn tre đặt ngay cái "mỏ" chuồn chuồn. Hệ quả là
nó chỉ bị trọng lực "hút" về phía mỏ. Về cấu tạo thì 2 cánh chuồn chuồn có lẽ để
tăng thêm trọng lượng cho phần đầu, đồng thời giúp nó thăng bằng tốt hơn.
Các trường hợp dễ thấy như cái vali đặt nằm ngang thì vững vàng hơn dựng
đứng nó lên, cây gốc to vững hơn cây gốc bé, nhà đào móng sâu và chắc thì mới
xây được lên cao.Không phải giúp nó thăng bằng tốt hơn mà bắt buộc phải có
hai cái cánh hướng về phía trước để tạo momen cân bằng với đuôi ở phía sau.

0


Đây là chuồn chuồn tre
Nó cân bằng bền là vì trọng tâm của nó
nằm dưới cái miệng (điểm treo) của nó.
Cách con chuồn chuồn tre và con lật đật
lấy lại vị trí cân bằng là cùng 1 cơ chế. Ở

con chuồn chuồn tre trọng tâm nó thấp
hơn điểm tựa nhưng đường kéo dài đi qua
điểm ấy, điểm tựa ko đổi khi chơi (đè đẩy
nó lên xuống ).
Ở con lật đật trọng tâm ở trên cao hơn
nhưng đường kéo dài cũng đi qua điểm ấy,
điểm tựa thay đổi khi chơi (đẩy nó).
Câu 13: Lúc đi bộ trên băng, người ta cố gắng đi thẳng chân. Tại sao?
- Nếu người đi bộ không cong chân thì trọng lượng toàn thân truyền lên bề
mặt của bàn chân. Khi cong chân lại thì thành phần tiếp tuyến của trọng lực xuất
hiện và đặt vào chân. Do ma sát trên băng nhỏ hơn nên thành phần này của trọng
lượng làm trượt ngã. Vì vậy, đi cong chân người ta bị trượt nhiều hơn, và có thể
bị ngã ngay.
Câu 14: Tại sao không thể đứng vững bằng một chân được?
Hướng dẫn: Trong trường hợp này mặt chân đế bị giảm nhiều. Khi lệch khỏi vị
trí cân bằng một chút thì đường thẳng đứng qua trọng tâm sẽ không đi qua mặt
chân đế và người sẽ ở vị trí không cân bằng.
Câu 15: Tại sao lúc đi bộ người ta lại vung tay?
Hướng dẫn: Khi người đưa chân về phía trước, trọng tâm cũng chuyển về phía
trước một chút. Để giữ được vị trí ban đầu của trọng tâm người ta phải đưa tay
ra phía sau. Sự lần lượt thay đổi vị trí của tay và chân được lặp đi lặp lại trong
mỗibướcđi.

0


Câu 16: Khi một người xách thùng nước bằng tay phải, người ấy nghiêng mình
về bên trái và giơ tay trái (không phải cầm gì). Làm như thế nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn: Trong trường hợp trọng tâm bị chuyển dịch theo hướng bất lợi, con
người có thể trong một giới hạn nào đó chuyển trọng tâm chung của mình theo

hướng ngược lại.Nếu một người mang một vật nặng (thùng nước) ở tay phải thì
trọng tâm chung chuyển sang phải. Nghiêng phần trên cơ thể về phía trái và giơ
tay trái, người đó sẽ chuyển trọng tâm chung sang trái. Kết quả là trọng tâm
chung không bị chuyển về hướng bất lợi.
Câu 17: Tại sao ô tô chồng chất hàng hóa cao lênh khênh dễ bị lật đổ ở chỗ
đường nghiêng?

Hướng dẫn: Khi chất nhiều hàng nặng lên nóc xe thì trọng tâm của ô tô bị nâng
cao. Đi đến chỗ đường nghiêng, giá của trọng lực đi qua mặt chân đế ở gần mép
của mặt chân đế hơn là chỗ đường bằng. Chính vì thế khi ô tô chất đầy hàng
nặng lên nóc mà đi qua chỗ đường nghiêng thì rất nguy hiểm.
Câu 18: Tại sao con rùa bị lật ngửa thường không thể tự lật lại được?
0


Hướng dẫn: Con rùa nằm ngửa giống như một phần của mặt cầu có trọng tâm
thấp. Con rùa nằm ngửa nằm rất vững vàng và để lật lại, cần phải nâng trọng
tâm của nó lên khá cao. Nhiều con rùa không thể nâng nổi trọng tâm lên cao đến
mức đủ sức lật ngược lại được, nên cứ phải nằm đó mãi.
Câu 19: Tại sao nhà thể thao lúc nâng tạ bao giờ cũng bước lên phía trước một
bước?
Hướng dẫn: Khi nâng quả tạ đôi, nhà thể thao đưa chân lên trước một bước để
tăng mặt chân đếvà nhờ đó vận động viên vững vàng hơn trên mặt phẳng thẳng
góc với cần ngang của tạ.

Câu 20: Tại sao khi xuống núi, vận động viên trượt tuyết cần hơi khom mình
xuống?
Hướng dẫn: Khi vận động viên trượt tuyết khom người xuống, trọng tâm của
con người hạ theo, và vận động viên ở tư thế vững vàng hơn.
Câu 21: Tại sao tháp đổ Pisa (Ý) mặc dù nghiêng nhưng không đổ ?

Hướng dẫn: Hình trụ nghiêng tất phải đổ nhưng nếu nó đủ to để đường dây dọi
kẻ từ trọng tâm nó đi qua bên trong mặt chân đế của nó. Vì thế hình trụ nghiêng
tất phải đổ, nhưng nếu nó đủ to để cho đường dây dọi kẻ từ trọng tâm nó đi qua
mặt chân đế của nó thì trụ sẽ không đổ. Những cái đó gọi là ‘tháp đổ ’ giống như
tháp đổ Pisa (Ý) mặc dù nghiêng nhưng không đổ cũng vì đường dây dọi kẻ từ
0


trọng tâm của nó đi qua bên trong phạm vi mặt chân đế. Mặt khác cũng vì chân
móng của chúng rất sâu.

Câu 22:. Lúc đi bộ trên băng, người ta cố gắng đi thẳng chân. Tại sao?
Hướng dẫn: Nếu người đi bộ không cong chân thì trọng lượng toàn thân
truyền lên bề mặt của bàn chân. Khi cong chân lại thì thành phần tiếp tuyến của
trọng lực xuất hiện và đặt vào chân. Do ma sát trên băng nhỏ hơn nên thành
phần này của trọng lượng làm trượt ngã. Vì vậy, đi cong chân người ta bị trượt
nhiều hơn, và có thể bị ngã ngay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Học sinh: Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải
mái của học sinh. Học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững do được học một
nội dung theo nhiều cách khác nhau dựa trên nền tảng các vấn đề thực tiễn xảy
ra xung quanh mình. Đồng thời, khuyến khích học sinh giải quyết các vấn đề
thực tiễn cũng như các hoạt động tập thể để rèn luyện, phát triển nhân cách của
học sinh một cách toàn diện.
Sau tiết học học sinh được chủ động tiếp nhận kiến thức và được vận dụng
kiến thức vào các vấn đề thực tiễn gần gũi với cuộc sống xung quanh nên các
kiến thức được các em nhớ lâu và hiểu sâu hơn, vận dụng thành thạo hơn. Sau
bài học các em thấy cuộc sống xung quanh mình gần gũi với những kiến thức
mà thầy cô đã truyền đạt . Và hơn nữa đi đến đâu ta cũng có những cái nhìn, cái
suy nghĩ nhất định về những vấn đề liên quan đến kiến thức chúng ta đã học.

Phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thực tiễn đã được bản thân tôi
áp dụng thử nghiệm với 2 lớp 10A1,10A3 và đối chiếu với lớp 10A6 sử dụng
0


phương pháp dạy học truyền thống. Kết quả trong kiểm tra đánh giá cho thấy
cùng một nội dung kiểm tra nhưng với các lớp 10A1,10A3, học sinh làm bài cho
kết quả cao hơn nhiều so với lớp còn lại là 10A6. cụ thể:
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
LỚP

SỐ BÀI

Điểm từ 7 trở lên

Điểm từ 5 đến 6,5 Điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

10A1


42

21

50

20

47.6

1

2.4

10A3

44

20

45.4

20

45.4

4

9.2


10A6

42

13

31

21

50

8

19

Giáo viên: Giáo viên cần nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị, thiết kế
các hoạt động dạy học, đồ dùng phương tiện học tập .Giáo viên cần phải thường
xuyên thu thập và phân loại tư liệu từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành... để
có tư liệu hay và hấp dẫn. Đồng thời giáo viên cần phải chắt lọc tư liệu để đưa
vào bài giảng cho phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải sử dụng tốt các kỹ
năng dạy học như: Sử dụng bài tập, thiết kế lại các loại bài tập, phương tiện dạy
học, thí nghiệm...
Song từ kết quả trên cũng phần nào phản ánh được tác dụng tích cực của việc
dạy học tích hợp đối với thái độ và kết quả học tập của học sinh cũng như sự đầu
tư, tích lũy của giáo viên giảng dạy

0



PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã giải quyết được
một số vấn đề và thu được kết quả như sau:
+ Đa số học sinh rất thích thú, tích cực với các giờ học. Các em tích cực,
tăng niềm đam mê ham thích tìm hiểu kiến thức thực tiễn, chủ động tiêp nhận
thêm nhưng điều lí thú xung quanh sau mỗi giờ học.
+ Kích thích sự tìm tòi ham mê khám phá từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng và
tìm hiểu nhiều hơn về mỗi bài học trước khi tới lớp.
+ Kết quả kiểm tra thường xuyên và học kỳ tăng lên rõ rệt khi có sự vận
dụng kiến thức liên môn giúp học sinh khắc sâu kiến thức của bài học.
+ Học sinh được phát triển thêm về nhiều kỹ năng bổ trợ như khả năng
làm việc hợp tác theo nhóm; các em được tập làm việc ở các vị trí khác nhau
trong nhóm; trưởng nhóm, thành viên của nhóm tùy theo sự phân công ở các chủ
đề học tập; khả năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng tìm kiếm, xử lý và sử
dụng thông tin khai thác được; kỹ năng sử dụng tin học, kỹ năng thực hành vật

2. Kiến nghị
- Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến các buổi học ngoại khóa nói chung
và ngoại khóa môn Vật lý nói riêng; cần có thời gian biểu cụ thể cho vấn đề này;
cần trang bị các phòng học bộ môn có chất lượng cao, có đầy đủ các thiết bị
phục vụ cho bài giảng. Đặc biệt là các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho các môn
khoa học thực nghiệm. Giáo viên giảng dạy cần truyền thụ những kiến thức về
việc giáo dục bảo vệ môi trường trong các bài học.
- Nhà trường, tổ chuyên môn cần tạo điều kiện, khuyến kích và có chế độ
đối với các giáo viên trong việc tổ chức các buổi thảo luận, các buổi ngoại khóa
để tạo niềm đam mê và bầu không khí sôi nổi trong quá trình học tập và giảng
dạy.
Dù đã rất nhiều cố gắng, làm việc với tinh thần hăng say nhất, nhưng là một

giáo viên trẻ, kinh nghiệm còn chưa nhiều và thời gian trình bày có hạn nên bài
viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhiều ý kiến còn mang tính cá nhân,
chưa nhận được nhiều góp ý xây dựng của đồng nghiệp và chưa được áp dụng
rộng rãi trên nhiều đối tượng học sinh ở các trường khác nhau.
Kính mong các thầy cô chia sẻ, góp ý để tôi tiếp tục xây dưng các chủ đề
tiếp theo ngày một hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan: Đây là sáng kiến kinh
nghiệm của bản thân tôi viết, không sao
chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Sầm Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
0


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa vật lý 10 ban cơ bản. Nhà xuất bản giáo dục 2006
2. Sách giáo viên vật lý 10 . Nhà xuất bản giáo dục
3.Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lý 10.- tác giả: Vũ Thanh
Khiết,Nguyễn Thanh Hải. Nhà xuất bản giáo dục
4. Nguyên Quang Đông. Tuyển tập câu hỏi định tính vật lý.
5. 168 câu hỏi lý thú về vật lý, NXB Văn Hóa Thông Tin 2007.

0





×