Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho học sinh qua bài thực hành quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên (sinh học 12 cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức
lớn, đó là biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Đây là sự thay đổi của hệ
thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và
trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn
nhất định. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều
thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu
khắc nghiệt, gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Trong một
trái đất ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiên
tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó lường,
thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu càng cần được đẩy mạnh.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân của BĐKH chính
là các hoạt động của con người tác động lên hệ thống khí hậu làm cho khí hậu
biến đổi. Vì vậy con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn
chặn những biến đổi đó bằng chính những hành động phù hợp của mình. Việt
Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ điều này, chính phủ Việt Nam đã xây dựng và
triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu. Các Bộ, ngành và địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để
ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng
lâu dài của biến đổi khí hậu, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các mức độ
khác nhau.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ
trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của ngành Giáo Dục giai đoạn 2011- 2015 và phê duyệt dự án đưa các
nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn
2011 – 2015. Trong năm vừa qua, Bộ Giáo dục cũng đã có chương trình tập
huấn đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
vào chương trình các môn học như vật lý, hóa học, địa lý, công nghệ, sinh học.
Đối với môn Sinh học, đây là môn học có nhiều nội dung kiến thức có thể tích


hợp theo kiểu lồng ghép hoặc liên hệ giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng chống thiên tai. Tuy nhiên ở các trường, đa số giáo viên chưa chú ý
đúng mức đến vấn đề trên, không đưa học sinh vào các tình huống thực tế,
cung cấp cho học sinh các kiến thức về biến đổi khí hậu để từ đó giáo dục cho
các em những kiến thức cơ bản ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống
thiên tai. Bản thân tôi sau khi đi học tập huấn về, nhận thức được tầm quan
trọng của việc biến đổi khí hậu nên tôi đã nghiên cứu, tìm các nội dung có thể
lồng ghép hoặc liên hệ kiến thức về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng
chống thiên tai ở các bài học trong chương trình THPT. Trong số những bài đã
nghiên cứu, tôi rất tâm đắc với bài “Thực hành - Quản lí và sử dụng bền vững
tài nguyên thiên nhiên”. Vì vậy tôi viết sáng kiến kinh nghiệm : “Giáo dục
ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho học sinh qua
bài : Thực hành - Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
1


( Sinh học 12 cơ bản )” để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn cũng như đồng nghiệp trong toàn tỉnh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nhằm mục đích chủ yếu là giáo dục cho các em học sinh thấy
được những tác hại của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không khoa học
làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con
người. Đồng thời từng bước giúp hình thành cho các em một lối sống tốt, lành
mạnh, có ý thức, hành động sử dụng bền vững các dạng tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ môi trường sống.
1.3. Đối tượng ngiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Vĩnh Lộc .
- Học sinh học đến bài: Thực hành - Quản lí và sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 12, Cơ bản.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra cơ bản: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về việc khai tác tài
nguyên thiên nhiên, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
và phòng chống thiên tai ở trường, lớp, địa phương.
+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trao đổi tổng kết kinh nghiệm dạy
học.
+ Thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định hiệu quả của nội dung đề xuất.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm về BĐKH:
Biến đổi khí hậu được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra
khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một thời gian dài, thường là
một vài thập kỉ hoặc dài hơn, do các yếu tố tự nhiên và hoặc do các hoạt động
của con người trong việc sử dụng đất và làm thay đổi thành phần khí quyển.[5]
2.1.2. Biểu hiện của BĐKH
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên: từ
năm 1850 đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740C; trong đó nhiệt độ tại 2
cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu. Theo dự báo,
nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng lên 1,1 - 6,4 0C tới năm 2100, đạt
mức chưa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua. Ở Việt Nam trong vòng 50 năm
(1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng 0,5 - 0,7 0C. Dự báo, nhiệt
độ không khí trung bình sẽ tăng từ 1 - 20C vào năm 2020 và từ 1,5 – 20C vào năm
2070.[5]
- Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các
2



vùng thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương. Trong thế kỷ XX,
trung bình mực nước biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm. Dự báo trong thế
kỷ XXI, mực nước biển dâng cao từ 2,8 - 4,3mm/năm. Ở Việt Nam, tốc độ
dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008) tương
đương với tốc độ dâng lên của mực nước biển trong các đại dương thế giới. Dự
báo đến giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối
thế kỷ XXI mực nước biển có thể dâng lên 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999.[5]
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ
lớn như bão, mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài
sản.
Việt Nam chúng ta là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH,
trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 0 C, mực nước
biển tăng khoảng 20cm, thiên tai ngày càng khốc liệt. Theo các kịch bản về
BĐKH thì đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng thêm
khoảng 2 – 30C, tổng lượng mưa hàng năm và lượng mưa mùa mưa tăng trong
khi lượng mưa mùa khô giảm. Mực nước biển có thể tăng từ 75 cm đến 1m so
với thời kì 1980 – 1999. Riêng ở tỉnh Thanh Hóa ta, trong những năm gần đây
liên tục chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão lớn, lũ lụt trên các con sông cũng
tăng cao, dịch, bệnh trên người, vật nuôi và cây trồng ngày càng nhiều, điều
này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và hoạt động sản xuất lương thực
thực phẩm. Tuy nhiên trong bối cảnh như hiện nay, người dân chúng ta vẫn
chưa có ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên
tai, vẫn còn tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không
hợp lý...
2.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu:
- Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu

đã diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất, nguyên nhân
chính gây nên biến đổi khí hậu trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công
nghiệp phát triển, sử dụng rất nhiều nhiên liệu tạo năng lượng đã thải vào bầu
khí quyển các chất ô nhiễm.
- Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông
vận tải, khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lý, đặc biệt là việc khai thác
và sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng như tài nguyên đất, tài nguyên rừng...
cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí, giữ lại lượng bức xạ
sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo hiệu ứng nhà kính. Từ đó,
làm thay đổi các quá trình tự nhiên của hoàn lưu khí quyển, vòng tuần hoàn
nước, vòng tuần hoàn sinh vật...[4]
Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra
những biến đổi khí hậu hiện nay trên Trái Đất.
2.1.4. Chương trình, chiến lược và kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH và phòng chống thiên tai.
* Chương trình hành động: [5]
3


Những năm qua, tranh cãi về sự BĐKH toàn cầu vẫn chưa ngã ngũ. Cho
tới những năm đầu thế kỷ XXI, với những bằng chứng xác thực, các nhà khoa
học đã chứng minh được sự can thiệp thô bạo của con người vào môi trường
trái đất, đó là việc sử dụng các chất hóa thạch như than đá, dầu lửa, khí đốt; là
việc tàn phá các cánh rừng; việc phát triển công nghiệp hóa đã và đang thải ra
bầu khí quyển nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên
từng ngày. BĐKH trở thành chủ đề nóng của nhiều hội nghị cấp cao trên thế
giới. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon cho rằng: “BĐKH cũng khiến
nhân loại phải đối mặt với những đe dọa to lớn như chiến tranh”; “BĐKH
không chỉ là vấn đề môi trường, mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, đến tình hình cung cấp lương thực toàn cầu, vấn đề di

dân và đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới”. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới
đã thành lập các tổ chức để chỉ đạo và điều phối các hoạt động ứng phó với
tình hình BĐKH, xây dựng các chương trình, chiến lược và kế hoạch hành
động quốc gia ứng phó với BĐKH.
Cũng như một số nước nổi lên trên diễn đàn quốc tế về vấn đề biến đổi
khí hậu trong gần 20 năm qua như Na uy và Indonesia, biến đổi khí hậu là vấn
đề còn mới đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đã sớm có những đánh giá,
nhận định và chiến lược ứng phó phù hợp, ban hành các văn bản chính sách,
quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu như: Luật Đê điều; Luật Tài nguyên
nước; Luật Bảo vệ và phát triển rừng .
Bộ GD&ĐT đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược
quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn
2011 – 2020” và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành
Giáo dục giai đoạn 2011-2015.
* Chiến lược ứng phó:[5]
- Giảm nhẹ BĐKH là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm
phát thải khí nhà kính.
- Thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả những hoạt động, những điều
chỉnh trong hoạt động của con người để thích nghi và tăng cường khả
năng chống chịu của con người trước tác động của BĐKH và khai thác
những mặt thuận lợi của nó.
2.1.5. Vai trò, nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông đối với vấn
đề BĐKH và phòng chống thiên tai.
Ở Việt Nam, số lượng học sinh trung học chiếm gần 1/10 dân số và có
liên quan đến hàng triệu hộ gia đình, trong đó học sinh phổ thông là lực lượng
và nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có
tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động góp
phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện
tượng BĐKH. Học sinh phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và

duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà
trường. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các
em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của
4


các em để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Bởi vậy việc đầu tư cho giáo
dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng, hệ thống
giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế
nhất và bền vững nhất.
Giáo dục trung học phổ thông bên cạnh việc hoàn thiện nội dung giáo
dục phổ thông qui định cho cấp học, thì trước những thách thức của BĐKH còn
có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động
của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người
cũng như những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với
BĐKH để học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà
trường và địa phương về BĐKH.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình sinh học 12, bài 46 là bài nằm ở cuối chương trình,
mang tính chất tổng hợp, liên hệ thực tiễn các kiến thức được học trong phần
sinh thái học, cung cấp nhiều thông tin liên quan đến vấn đế sử dụng tài nguyên
thiên nhiên – một vấn đề nhức nhối được xem là một trong những nguyên nhân
cơ bản gây nên tình trạng BĐKH hiện nay.
Qua khảo sát thực tế đối với học sinh khối 12 về các nguyên nhân gây
biến đổi khí hậu cũng như các biện pháp phòng tránh thiên tai, đại đa số các
học sinh đều không đề cập tới việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời qua tìm hiểu thì tôi thấy cũng chưa có một đề tài nào sử dụng bài
thực hành này để tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng
tránh thiên tai cho HS. Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc đưa kiến thức ứng
phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho học sinh vào bài 46 là

rất cần thiết và hợp lý, thông qua đó giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ môi
trường sống, trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong vấn đề ứng phó với
BĐKH và phòng chống thiên tai.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp thực hiện.
a) Địa điểm:
Địa điểm tiến hành tại trường THPT Vĩnh Lộc
b) Thời gian thực hiện: Tháng 4 năm 2017
c) Chọn lớp bố trí thực nghiệm:
Chọn 2 lớp có số lượng, trình độ nhận thức tư duy ngang nhau là lớp
12A4 và 12A6, chọn lớp 12A6 làm lớp dạy thực nghiệm, 12A4 làm lớp đối
chứng để so sánh kết quả.
d) Phương pháp giảng dạy:
Trong quá trình giảng dạy tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau như vấn đáp – tìm tòi, nghiên cứu – tìm tòi, trực quan – tìm tòi, thảo luận
nhóm đặc biệt sử dụng phần mềm power point với các slide tranh ảnh minh họa
để học sinh nhận thấy hiện trạng, các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi
trường và đề xuất các biện pháp khắc phục suy thoái và sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh,
thông qua các em để tuyên truyền góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng
5


trong việc bảo vệ môi trường sống làm giảm nhẹ các biến đổi khí hậu và phòng
chống thiên tai.
2.3.2. Tiến trình thực hiện
Kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai mặc dù
không có trong sách giáo khoa Sinh học một cách rõ ràng như là một bài, một
mục,... và nếu chỉ “nhìn bề ngoài” thì chưa thấy có liên quan gì giữa kiến thức
ứng phó với biến đổi khí hậu và bài học Sinh học. Nhưng thực tế, trong sách

giáo khoa Sinh học Trung học phổ thông có hàng loạt các bài học có khả năng
liên hệ kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giáo viên cần xác định
các bài học có khả năng lồng ghép, liên hệ, lựa chọn các kiến thức và vị trí hay
nơi có thể đưa kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu vào bài học một cách hợp lí.
Muốn làm được điều này có hiệu quả cao thì người giáo viên Sinh học Trung
học phổ thông luôn phải cập nhật các kiến thức về biến đổi khí hậu. Do phạm
vi, giới hạn của đề tài nên tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân về
giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho học sinh
qua bài: "Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên"
( Sinh học 12- Ban cơ bản )
TIẾT 49: BÀI 46 – THỰC HÀNH:
QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên đang được sử
dụng chủ yếu hiện nay, lấy ví dụ minh hoạ.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đề xuất được các biện
pháp khắc phục.
- Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học
làm cho môi trường bị suy thoái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con
người. Từ đó chỉ ra được những biện pháp chính để sử dụng tài nguyên một
cách bền vững.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá kết quả.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, đề ra
các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả, bền vững các dạng tài
nguyên thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng của sinh giới.

- Ý thức được những trách nhiệm của bản thân cũng như vận động mọi
người cùng nhau bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên
tai.
4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng
lực hoạt động nhóm,...
6


II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
- Slide hình ảnh về các dạng tài nguyên thiên nhiên, các trường hợp gây ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như dẫn đến BĐKH.
- Slide phiếu học tập(PHT) số 1 và 2
* PHT số 1:
Nguyên nhân
Các hình thức gây ô nhiễm
ô nhiễm
Ô nhiễm không khí:
- Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng
nghề ...
- Ô nhiễm do phương tiện giao thông
- Ô nhiễm từ đun nấu tại gia đình,....*
Ô nhiễm chất thải rắn:
- Đồ nhựa, cao su, giấy ....
- Xác sinh vật, phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp
- Rác thải từ bệnh viện
- Giấy gói, túi ni lông, ......*
Ô nhiễm nguồn nước: Nguồn nước thải ra từ các nhà máy, khu dân
cư mang nhiều chất hữu cơ, hoá chất, vsv gây bệnh ......
Ô nhiễm hoá chất độc:

- Hoá chất độc thải ra từ các nhà máy.
- Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp ,.......*
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi,
giun sán ,.....*
* PHT số 2:
Hình thức sử dụng tài nguyên

Theo em, hình
thức sử dụng là
bền vững hay
không?

Đề xuất biện
pháp khắc
phục

Tài nguyên đất:
- Đất trồng trọt
- Đất xây dựng công trình
- Đất bỏ hoang
Tài nguyên nước:
- Hồ nước phục vụ nông nghiệp
- Nước sinh hoạt
- Nước thải
Tài nguyên rừng:
- Rừng bảo vệ
- Rừng trồng được phép khai thác
- Rừng bị khai thác bừa bãi ...
7



Tài nguyên biển và ven biển:
- Đánh bắt cá theo quy mô nhỏ ven bờ
- Đánh bắt cá theo quy mô lớn
- Xây dựng khu bảo vệ sinh vật quý hiếm
Tài nguyên đa dạng sinh học:
Bảo vệ các loài....
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bảng 46.2; 46.3 ra giấy A0, bút dạ.
- Nghiên cứu bài và chuẩn bị câu trả lời ở các bảng 46.1, 46.2, 46.3.
- Sưu tầm các hình ảnh mô tả về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên nhiên ( 10 phút )
( 1 ) Phương pháp / kĩ thuật dạy học : vấn đáp – tìm tòi, trực quan - tìm
tòi
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động : HS hoạt động độc lập
Hoạt động của GV và HS
Néi dung
- GV hướng dẫn học sinh quan sát một số hình ảnh về 1. Các dạng tài
tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu thông tin SGK nguyên thiên nhiên
mục 1 trang 205 và trả lời câu hỏi: Tài nguyên thiên [2]
nhiên có những dạng nào? Cho ví dụ?
- Tài nguyên không
tái sinh: Những dạng
tài nguyên sau một
thời gian sử dụng sẽ

bị cạn kiệt
Ví dụ: than, dầu mỏ...

Than đá [9]

Đất [9]

Dầu mỏ [9]

Đa dạng sinh học [9]

- Tài nguyên tái
sinh: Những dạng tài
nguyên khi sử dụng
hợp lý sẽ có điều kiện
phát sinh phục hồi
(tài nguyên tái sinh).
Ví dụ: Đất, nước,
không khí...
- Tài nguyên NL
vĩnh cửu: là tài
nguyên NL sạch và
không bao giờ bị cạn
8


kiệt.
Ví dụ: NL mặt trời,
NL gió...


Mặt trời [9]

Tuốc bin gió [9]

- HS quan sát kênh hình, suy nghĩ trả lời .
- GV chuẩn hóa kiến thức lên bảng và chia thành 3
cột tương ứng với ba dạng tài nguyên thiên nhiên.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK, vận
dụng kiến thức thực tế, nêu đặc điểm cơ bản của mỗi
dạng tài nguyên thiên nhiên ?
- HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức thực tế,
khái quát tình hình sử dụng tài nguyên thiên hiện nay
như thế nào?
- HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
- GV: chiếu một số hình ảnh về hiện trạng khai thác
tài nguyên thiên nhiên.

Khai thác khoáng sản và đá vôi [9]

Khai thác rừng và cát ở Thanh Hóa
9


- GV khái quát: Hiện nay, con người đã khai thác quá
nhiều các dạng tài nguyên không tái sinh ( sắt, dầu
mỏ, khí đốt, ...) cho phát triển kinh tế. Trữ lượng của
nhiều loại khoáng sản quý đang bị giảm nghiêm
trọng, một số kim loại có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn.
Các dạng tài nguyên tái sinh như đất không ô nhiễm,

rừng đang bị giảm sút và suy thoái nghiêm trọng.
Ngay ở nước ta, độ che phủ của rừng có thời kì xuống
đến 28% dưới mức báo động.[3]
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường
( 15 phút )
( 1 ) Phương pháp / kĩ thuật dạy học : vấn đáp – tìm tòi, trực quan - tìm
tòi, thảo luận nhóm.
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động : HS hoạt động nhóm nhỏ
Hoạt động của GV và HS
- GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ
thực tiễn trả lời câu hỏi:
+ Môi trường là gì? Thế nào là ô nhiễm môi trường? Cho
ví dụ?
+ Nêu các hình thức gây ô nhiễm môi trường?
- HS liên hệ trả lời câu hỏi.
- GV chuẩn hóa kiến thức, sau đó hướng dẫn HS thảo
luận nhóm và hoàn thành PHT số 1.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1. Sau đó đại
diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chuẩn hóa nội dung phiếu, chiếu một số hình ảnh
làm sáng tỏ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do chất thải từ quá
trình sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Ngoài
ra, ô nhiễm môi trường còn do một số hoạt động của tự
nhiên như núi lửa phun nham thạch gây bụi, lũ lụt tạo
điều kiện cho nhiều sinh vật gây bệnh phát triển, ...

Khí thải từ các nhà máy và từ quá trình
đun nấu tại các gia đình [9]


Néi dung
2. Hình thức sử
dụng gây ô nhiễm
môi trường.
Nội dung PHT số
1 ( phụ lục 1 )

10


Ô nhiễm do phương tiện giao thông và do hoạt
động của núi lửa [9]

Công ty Cổ phần giấy Mục Sơn( Thọ Xuân ) xả
thải trực tiếp ra mương ở phía sau gây ô nhiễm
môi trường

11


Người dân xả rác thải
sinh hoạt ra môi
trường

Bụi đá tràn ngập các
CSSX đá mỹ nghệ ở
Vĩnh Minh, Vĩnh Lộc

Công ty Nicotex Thanh Thái ( Cẩm Thủy )
chôn lấp trái phép hóa chất độc hại xuống lòng

- GV dẫn: Và những hoạt động đó của con người đã gây
nên những hậu quả hết sức nặng nề mà hiện nay con
người đang phải gánh chịu.

Nhiệt độ trái đất tăng làm cho băng tan [9]

12


Hạn hán và dịch bệnh [9]

Suy giảm sự đa dạng sinh học [9]

Lũ lụt ở Huế và Quảng Bình [9]

Đất đai bị “ móc ruột” biến dạng, ruộng vườn của
người dân biến thành hố bom, ao hồ. [9]

13


Triều cường tại Bạc Liêu và Nước biển xâm thực
dọc bờ biển Quảng Nam
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp khắc phục suy thoái môi trường và
sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
( 15 phút )
( 1 ) Phương pháp / kĩ thuật dạy học : vấn đáp – tìm tòi, trực quan - tìm
tòi, thảo luận nhóm.
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động : HS hoạt động nhóm nhỏ, HS hoạt
động độc lập.

Hoạt động của GV và HS
- GV dẫn: Thực tế đang tồn tại mâu thuẫn: muốn nâng
cao đời sống, con người phải khai thác tài nguyên,
phát triển kinh tế, nhưng điều đó lại gây nên sự suy
giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động tiêu
cực đến đời sống. Trước thực trạng đó, con người
phải biết quản lí, khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên.
- GV nêu câu hỏi: Thế nào là sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK mục 3
trang 208, thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 2.
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm
hoàn thành PHT số 2.
- Gv mời đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả PHT,
các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn hóa nội dung PHT số 2.
- GV chiếu một số hình ảnh nhấn mạnh một số biện
pháp khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên.

Néi dung
3. Khắc phục suy
thoái môi trường và
sử dụng bền vững
tài nguyên thiên
nhiên
Nội dung PHT số 2
(Xem phụ lục 2)


14


Tích cực trồng cây gây rừng

Trồng rừng ngập mặn ở huyện ven biển Kim
Sơn, Ninh Bình [9]

15


Khai thác năng lượng mặt trời và
năng lượng gió. [9]

Mô hình sử lý nước thải và đun nước bằng
năng lượng mặt trời. [9]

Turbine phát điện chạy bằng sóng thủy
triều [9]
16


- GV: Là học sinh, em cần phải:

Tích cực dọn vệ sinh trường lớp

17



Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của
mọi người về sử dụng bề vững tài nguyên thiên
nhiên nhằm bảo vệ môi trường.
- GV: Để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững thì
trước hết mỗi chúng ta cần phải tự nâng cao nhận
thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên
nhiên: sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên một
cách hợp lý, phải hướng tới khai thác các dạng năng
lượng sạch, tài nguyên vĩnh cửu,....
Là học sinh, qua việc nắm bắt những kiến thức cơ
bản sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của
các em. Qua đó, các em tích cực tham gia, tuyên
truyền sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, góp
phần ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên
tai và bảo vệ môi trường.
2.3.3. Thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá kết quả nhận thức của các em học sinh ở 2 lớp, tôi xây dựng
bài kiểm tra năng lực gồm 10 câu hỏi (Phụ lục 3) cho 2 lớp cùng làm trong thời
gian 15 phút thu được kết quả sau:
Lớp

Tổng số Dưới trung Trung bình
Khá
Giỏi
học sinh
bình
Đối chứng
45
3
23

14
5
( 6,7 % )
( 51,1% ) ( 31,1 % ) ( 11,1% )
Thực nghiệm
47
0
12
21
14
(0%)
( 25,5% )
( 44,7% )
( 29,8%)
Qua bảng phân loại mức độ hiểu biết của học sinh ta nhận thấy: Lớp thực
nghiệm tỉ lệ giỏi đạt 29,8% trong khi lớp đối chứng tỉ lệ giỏi chỉ 11,1 %. Còn
điểm dưới trung bình ở lớp thực nghiệm không có, trong khi ở lớp đối chứng, tỉ
lệ này là 6,7%.
Điều quan trọng khi áp dụng : Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với
biến đổi của khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học sinh học đã góp
phần đồi mới được phương pháp dạy học và truyền tải kiến thức cho học sinh
18


một cách sinh động, nhờ đó học sinh nắm bắt thông tin bài dạy một cách dễ
dàng, đầy hứng thú, kích thích được khả năng tư duy, liên hệ, vận dụng những
hiểu biết thực tế vào bài học, nhờ đó mà các kiến thức trong bài học học sinh sẽ
dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng BĐKH. Tuy nhiên nguyên
nhân sâu sa nhất chính là do các hoạt đông của con người đã làm tăng nồng độ
các khí nhà kính trong khí quyển, dẫn đến những thay đổi khí hậu trên toàn
cầu, đặt nhân loại phải đứng trước những mối đe dọa của thiên nhiên, thiên tai
và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Việt Nam là một nước được
đánh giá là chịu ảnh hưởng nhiều của hiện tượng BĐKH nên cần có những
biện pháp để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như áp dụng các biện pháp
giúp con người có thể thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu của mình
trước tác động của BĐKH. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của
người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề BĐKH,
đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường sống.
Qua thực tế công tác giảng dạy nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và
phòng chống thiên tai cho HS trong môn sinh học, tôi nhận thấy để học sinh có
thể chủ động giải quyết tốt các tình huống trong thực tế về BĐKH và phòng
chống thiên tai thì vai trò của giáo viên là rất lớn. Giáo viên không những cung
cấp các kiến thức cơ bản về lĩnh vực này mà quan trọng hơn còn giáo dục cho
các em ý thức bảo vệ môi trường sống. Để làm được điều này, giáo viên cần
phải:
- Tìm ra các địa chỉ có thể tích hợp kiến thức ứng phó với BĐKH và
phòng chống thiên tai cho học sinh.
- Biên soạn hệ thống câu hỏi cho từng mục, từng bài.
- Sưu tầm các hình ảnh về biểu hiện, hậu quả của BĐKH, đặc biệt là
các hiện tượng ở địa phương nơi các em sinh sống để các em dễ dàng
nhận thấy tính cấp bách của vấn đề, từ đó đề ra các biện pháp khắc
phục hoặc hạn chế ảnh hưởng của BĐKH.
3.2. Kiến nghị:
+ Đối với công tác biên soạn sách giáo khoa: Sách giáo khoa môn sinh
cần xây dựng hẳn một chủ đề về ứng phó với biến đổi của khí hậu và phòng
chống tiên tai.
+ Đối với giáo viên cũng phải thay đổi nhận thức trong cách giảng dạy,

không nặng về lí thuyết mà phải có đồ dùng hay hình ảnh trực quan để hấp dẫn
học sinh học hơn và thông qua những đợt tập huấn về các chuyên đề giáo viên
cần đầu tư thêm thời gian để tìm tòi, đầu tư công sức sưu tầm tư liệu để xây
dựng giáo án cho có chiều sâu để phục vụ cho công tác giảng dạy và tạo hứng
thú cho học sinh.
+ Đối với nhà trường tạo điều kiện về tổ chức cũng như thời gian, cùng
các trang thiết bị cần thiết để giúp giáo viên và học sinh học tập tốt hơn. Đặc
19


biệt cần tổ chức thêm các hoạt động ngoại khoá về hoạt động BĐKH cũng như
các biện pháp để phòng chống thiên tai cho HS.
Trong quá trình thực hiện SKKN này không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy tôi mong muốn được sự góp ý chân thành của các thầy cô đồng nghiệp
để SKKN của tôi hoàn thiện hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Trịnh Thị Phúc

20




×