Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tổ chức dạy học dự án phần hô hấp thực vật với vấn đề bảo quản nông sản ở địa phương sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 17 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. MỞ ĐẦU.

1

1.1. Lí do chon đề tài

1

1.2. Mục đích chọn đề tài

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

4

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề

5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

16

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18

3.1. Kết luận

18

3.2. Kiến nghị

18

Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1.Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phải đổi mới phương pháp dạy
học
- Đất nước ta đã và đang trên đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa,
vấn đề chất lượng nguồn lực con người là rất quan trọng. Đổi mới phương pháp
dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo.
- Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng đào tạo. Một phương pháp dạy học phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo
viên và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội
kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp dạy học khoa học sẽ làm thay
đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của
người học. Để đổi mới phương pháp dạy học cần sử dụng nhiều biện pháp, trong
đó quan trọng là phát huy tính tích cực, tự học, chủ động và hướng việc tìm tòi
khám phá tri thức về phía người học.
1.1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy và học chương trình Sinh học THPT
- Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm, các kiến thức sinh học
được nghiên cứu để ứng dụng phục vụ cho con người. Với sự phát triển như vũ
bão về mặt kiến thức, để dạy và học môn sinh học cần có một phương pháp hợp
lý nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đào tạo những con người biết ứng dụng các
kiến thức để phục vụ cho đời sống và sản xuất.
- Trong chương trình sinh học 11, có kiến thức phần hô hấp thực vật, tìm
hiểu về khái niệm hô hấp thực vật, vai trò của hô hấp đối với thực vật, các con
đường hô hấp ở thực vật, mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp ở thực vật và
ứng dụng hiểu biết về hô hấp ở thực vật trong đời sống sản xuất thực tiễn. Chính
vì vậy, để dạy và học môn sinh phần hô hấp ở thực vật một cách có hiệu quả,
khai thác tốt hứng thú, đam mê của học sinh thì cần có một phương pháp dạy

học thực sự phù hợp và khoa học.
1.1.3. Xuất phát từ ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học dự án được hiểu như là một phương pháp, một hình thức dạy học,
trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ
này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập,
từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều
chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Do đó, dạy học theo dự án thực
sự là một phương pháp dạy học rất linh hoạt, tạo hứng thú cho người học.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi chọn đề tài “Tố chức dạy học dự án phần hô
hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản ở địa phương - sinh học 11”.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức dạy học dự án phần hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản ở
địa phương - sinh học 11 mục đích:
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng kiến thức về hô hấp vào vấn đề bảo quản nông sản ở địa phương.
- Hình thành kĩ năng nghiên cứu khoa học, phát triển năng lực thực hành, tư duy
sáng tạo, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo dự án phần hô hấp thực vật với
vấn đề bảo quản nông sản ở địa phương ở học sinh lớp 11A 1, 11A2 - Trường
THPT Tĩnh Gia 1.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phân tích cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án: khái niệm, đặc
điểm, quy trình dạy học theo dự án…..
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phân tích nội dung kiến thức trong chương trình sinh học trung học phổ
thông và các tài liệu liên quan.
- Điều tra thực trạng dạy học phần hô hấp thực vật – sinh học 11 ở trường
THPT Tĩnh Gia 1.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm trên 2 nhóm đối tượng:
- Học sinh lớp 11A1 là nhóm thí nghiệm dạy học theo dự án.
- Học sinh lớp 11A2 là nhóm đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được ở 2 lớp thực
nghiệm.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm dạy học dự án
Dạy học dự án là phương pháp dạy học mà người dạy và người học cùng
giải quyết không chỉ về mặt lí thuyết mà còn về thực tiễn một nhiệm vụ học tập
có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho người học cùng nhau và tự quyết trong
tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra một sản phẩm hoạt động nhất định.
Là phương pháp dạy học mà người dạy đóng vai trò là người định hướng các
nhiệm vụ học tập còn người học trực tiếp thực hiện các giai đoạn của dự án học
tập. Là phương pháp dạy học mà người học không thụ động tiếp nhận kiến thức
từ người dạy mà chủ động tìm tòi, khám phá các kiến thức thông qua thông qua
các nhiệm vụ thực tế liên quan đến bài học.

Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo
ra sản phẩm có thể giới thiệu. Sản phẩm này là báo cáo khoa học, mô hình, phần
mềm, mẫu vật, tư liệu sưu tầm. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính
tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục tiêu, lập kế
hoạch đến thực hiện dự án, kiểm tra, đánh giá và kết quả học tập. [9]
2.1.2. Đặc điểm của dạy học dự án
Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các
nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho phương pháp dạy
học này đã nêu ra 3 đặc điểm cốt lõi của dạy học dự án: định hướng học sinh,
định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm
của dạy học dự án như sau:









Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống
của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống.
Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả
năng của người học.
Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập
trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội.
Định hướng hứng thú người học: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội
dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực

hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp
giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực
tiễn, thực hành.
Tính tự lực cao của người học : Trong dạy học dự án, người học cần tham
gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học.

3


Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm,
trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành
viên trong nhóm.

Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm
được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý
thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm
vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. [3]
2.1.3. Quy trình thực hiện dạy học dự án
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia dạy học
dự án ra 5 giai đoạn: [2]


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trong chương trình THPT, môn sinh học là một bộ môn thực nghiệm. Các
kiến thức phần hô hấp thực vật tìm hiểu về khái niệm hô hấp thực vật, vai trò
của hô hấp đối với thực vật, các con đường hô hấp ở thực vật, mối quan hệ giữa
hô hấp và quang hợp ở thực vật và ứng dụng hiểu biết về hô hấp ở thực vật trong
đời sống sản xuất thực tiễn. Nội dung của phần này học sinh có thể khai thác tốt
thông tin từ internet, sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc

biệt có thể khảo sát thực tế ở địa phương. Nhưng với cách dạy truyền thống phần
hô hấp ở thực vật không lôi cuốn được học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thụ động và cũng không áp dụng được kiến thức phần hô hấp thực vật vào
thực tế.
Dựa trên phân phối chương trình Sinh học năm 2011 – 2012 của Bộ Giáo
dục và đào tạo cũng như xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng

4


phát triển năng lực cho học sinh, tôi đã xây dựng chủ đề “Tổ chức dạy học dự án
phần hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản ở địa phương- sinh học
11”. Chủ đề được xây dựng trên cơ sở các bài trong chương trình SGK như sau:
- Bài 12: Hô hấp ở thực vật – Chương trình Sinh học 11 THPT
- Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật – Chương trình Sinh
học 11 THPT
- Bài 16: Hô hấp tế bào – Chương trình Sinh học 10 THPT (tham khảo)
- Bài 40,41,42: Bảo quản và chế biến nông lâm thủy sản - Chương
trình Công nghệ 10 THPT(tham khảo)

2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Các giải pháp
Xuất phát từ thực trạng dạy học phần hô hấp thực vật như đã nêu trên, kết hợp
với quy trình dạy học dự án, tôi đã đề xuất các giải pháp sau:
- Xây dựng đề tài dự án phải gắn liền với thực tế vấn đề bảo quản nông sản ở
huyện Tĩnh Gia để thu hút và tạo hứng thú cho học sinh
- Khi tiến hành thực hiện phải theo từng giai đoạn của dạy học dự án để học sinh
không lúng túng khi thực hiện dự án.
- Phải phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh, đồng thời phải

luôn giám sát tiến trình học sinh thực hiên để đưa ra chỉ dẫn và tránh những rủi
ro mà học sinh có thể gặp trong quá trình tìm hiểu vấn đề bảo quản nông sản ở
huyện Tĩnh Gia
- Hướng dẫn cho học sinh làm và báo cáo sản phẩm trên Powerpoint
2.3.2. Các nội dung kiến thức “Tổ chức dạy học dự án phần hô hấp ở thực
vật với vấn đề bảo quản nông sản ở địa phương”
I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT:
1. Định nghĩa:
- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong
đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải
phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP.
2. Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật:
- Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi
cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng để:vận chuyển vật chất
trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế
bào … [4]
II. CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT:
1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men):
Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện
thiếu oxi.
5


Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
* Đường phân là quá trình phân giải glucozơ - axit piruvic và 2 ATP.
* Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo
thành axit lactic.

2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí):
- Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt
đang nẩy mầm, hoa đang nở …
- Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình:
* Chu trình Crep: khi có oxi, axit piruvic từ tế bào chất vào ti thể và axit
piruvic chuyển hoá theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn.
* Chuỗi truyền electron: hidro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep
được chuyển đến chuỗi truyền electron đến oxi, nước và tích luỹ được 36
ATP.
- Từ 1 phân tử glucozơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt
lượng. [5],[8],[6]
III. HÔ HẤP SÁNG:
- Là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO 2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với
quang hợp.
- Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp. [8]
IV. QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP
1. Quan hệ giữa hô hấp và quang hợp: là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau:
- Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất
oxi hoá trong hô hấp.
- Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C 6H12O6
và giải phóng oxi trong quang hợp. [5]
2. Quan hệ giữa hô hấp và môi trường:
a. Nước
- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp
- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ ( hạt), tăng lượng nước thì hô hấp
tăng.
- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
b. Nhiệt độ
- Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.
- Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van –Hop: Q10 =

2 _ 3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2 _ 3 lần)
- Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 - 35oC.
c. Nồng độ O2
- Trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm
xuống 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí bất lợi cho cây trồng.
d. Nồng độ CO2 :
- Trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế. CO 2 là sản phẩm cuối
cùng của hô hấp hiếu khí và lên men etilic. [4]
III. HÔ HẤP VÀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN NÔNG SẢN
6


1.Mục tiêu của bảo quản : Giữ được mức tối đa số lượng và chất lượng sản
phẩm bảo quản.
2.Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản nông sản
- Tiêu hao chất hữu cơ, giảm chất lượng và số lượng nông sản.
3.Các biện pháp bảo quản
- Bảo quản khô
- Bảo quản lạnh
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao. [7]
2.3.3. Quy trình “Tổ chức dạy học dự án phần hô hấp ở thực vật với vấn đề
bảo quản nông sản ở địa phương”
Trên cơ sở qui trình chung của dạy học dự án, tôi xây dựng quy trình “Tổ
chức dạy học dự án phần hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản ở địa
phương – sinh hoc 11” như sau:
Giai đoạn thực hiện dự án:
* Giai đoạn 1: Quyết định chủ đề và xác định mục tiêu của chủ đề.
Việc xác định ý tưởng của dự án chủ đề “Hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo
quản nông sản ở địa phương” được thực hiện dựa vào:
- Tình hình thực tế ở địa phương:

+ Tĩnh Gia là một địa phương nền kinh tế phát triển với nhiều hình thức đa
dạng như công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông – lâm nghiệp…. Trong đó nông
nghiệp đóng vai trò rất quan
+ Các phương pháp bảo quản nông sản ở địa phương còn thô sơ, chưa mang
lại hiệu quả cao, làm giảm sản lượng và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
- Từ yêu cầu dạy học hình thành năng lực cho học sinh tại địa phương, cần trang
bị cho học sinh kiến thức, hình thành kĩ năng vận dụng trong đời sống sản xuất
và kĩ năng tuyên truyền đến mọi người nhằm tăng sự hiểu biết để nâng cao chất
lượng cuộc sống.
- Từ mục tiêu nhằm liên kết các kiến thức về hô hấp ở thực vật và ứng dụng của
hô hấp thực vật trong thực tế sản xuất.
* Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Đối với giáo viên:
Kế hoạch của giáo viên xây dựng về nội dung, thời gian và phân công
nhiệm vụ như sau: [3]

7


Người
thực
hiện

Nội dung công việc

Thời
gian
thực
hiện


Sản phẩm
được

Nhóm
1

- Thu thập thông tin về:
+ Khái niệm, phương trình tổng
quát, vai trò của hô hấp.
+ Thí nghiệm phát hiện hô hấp ở
thực vật.
+ Hình ảnh, thí nghiệm.

Tuần
13,14

Nhóm
2

- Thu thập thông tin về:
+ Các con đường hô hấp ở thực
vật
+ Hô hấp sáng.
+ Hình ảnh, sơ đồ.
- Khảo sát về các phương pháp
bảo quản nông sản.
- Thu thập thông tin về:
+ Mối quan hệ giữ hô hấp với
quang hợp, hô hấp với môi
trường.

+ Hình ảnh, sơ đồ.
- Tìm hiểu các phương pháp bảo
quản hiện đại.

Tuần
13,14

Báo cáo về:
+
Khái
niệm,
phương trình tổng
quát, vai trò của hô
hấp.
+ Báo cáo về các
phương pháp bảo
quản nông sản.
Báo cáo về:
+ Các con đường hô
hấp ở thực vật
+ Hô hấp sáng.

Nhóm
3

Tuần
13,14

đạt


Báo cáo về:
+ Mối quan hệ giữa
hô hấp với quang
hợp, hô hấp với môi
trường.
+ Báo cáo về các
phương pháp bảo
quản hiện đại.

- Đối với học sinh:
+ Lập kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
+ Thảo luận và giải quyết các tình huống, thống nhất sản phẩm thu hoạch.
* Giai đoạn 3: Thực hiện dự án.
- Đối với học sinh:
+ Tìm kiếm thông tin về nội dung được phân công, tìm hiểu nội dung kiến
thức liên quan.
+ Khảo sát tình hình thực tế ở địa phương, thu thập và xử lí số liệu, tiến hành
làm sản phẩm báo cáo, thảo luận nội dung báo cáo.
- Đối với giáo viên:
+ Giám sát học sinh trong quá trình tham gia khảo sát thực tế để tránh những
rủi ro đáng tiếc.
Sau đây là một số hình ảnh minh họa quá trình thực hiện dự án của các nhóm
học sinh:

8


Hình 1: Học sinh nhóm 2 -11A1 đi tìm hiểu về bảo quản nông sản ở Tĩnh Gia

Hình 2: Học sinh nhóm 2 -11A1 đang tìm hiểu thông tin trên Internet

* Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
- Đối với giáo viên: chuẩn bị trang thiết bị cho buổi báo cáo.
- Đối với học sinh:
+ Báo cáo sản phẩm thu được.
+ Thảo luận sản phẩm báo cáo của các nhóm.

9


Hình 3,4: Học sinh nhóm 3 lớp 11A1 đang báo cáo sản
* Giai đoạn 5: Đánh giá dự án
- Đối với học sinh:
+ Nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
- Đối với giáo viên:
+ Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.
+ Yêu cầu học sinh làm các bài tập kiểm tra kiến thức và kĩ năng thu được..
+ Tổng kết các kiến thức của bài học, các mục tiêu thực hiện của dự án. [10],
[12]
2.3.4. Thiết kế giáo án dạy học dự án của giáo viên
Thời lượng
- 3 tiết học trên lớp trong chương trình lớp 11, thời điểm dạy ở học kì I.
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần làm dự án.
I.
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, phương trình hô hấp, vai trò của hô hấp ở thực vật.
- Trình bày các con đường: hô hấp hiếu khí ở thực vật và hô hấp kị khí ở thực
vật.

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của hô hấp sáng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa hô hấp thực vật với quang hợp và môi
trường.
- Giải thích được hậu quả của hô hấp đối với bảo quản nông sản và nêu được
các phương pháp bảo quản nông sản. [1]
1.2. Kỹ năng
Rèn luyện được các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề.

10


- Kỹ năng khoa học: quan sát, so sánh, giải thích.
- Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp, báo cáo.
- Kỹ năng thực hành: tiến hành thí nghiệm về hô hấp.
1.3. Thái độ
- Ý thức vận dụng kiến thức về hô hấp trong đời sống thực tiễn
- Tuyên truyền các phương pháp bảo quản nông sản. [5]
2. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4. Năng lực chung
a. Năng lực tự học
- Học sinh xác định được mục tiêu: nêu được khái niệm hô hấp, các hình thức
hô hấp, ứng dụng của hô hấp trong đời sống thực tiễn. Điều tra được các hình
thức bảo quản nông sản ở địa phương.
- Lập được bảng kế hoạch học tập.
b. Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức về hô hấp đề xuất các
phương pháp bảo quản nông sản tại địa phương.
c. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ thông qua thuyết trình,
báo cáo về sản phẩm đạt được.
d. Năng lực hợp tác: Hợp tác, phân công nhiệm vụ trong nhóm.

e. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyên thông: khai thác thông
tin từ internet về hô hấp và các phương pháp bảo quản nông sản.
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
- Hình 12.1: Thí nghiệm hô hấp ở thực vật- Sinh 11.
- Hình 12.2: Con đường hô hấp ở thực vật – Sinh 11.
- Các dụng cụ và hóa chất, mẫu vật tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp ở
thực vật.
- Các phiếu học tập về các nội dung phân công cho học sinh.
Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu
- Thực hiện theo phân công của giáo viên và của tổ tiến hành dự án học tập.
- Chuẩn bị viết báo cáo.
2. Phương pháp dạy học
- Dạy học hợp tác.
- Dạy học dự án: làm dự án tìm hiểu các biện pháp bảo quản nông sản ở địa
phương.
5. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập

11


Tiết

Thời Hoạt động
gian
Tiết 1
Chuyển giao nhiệm vụ:
– trên
Nêu các tình huống:

lớp.
+ Tĩnh Gia là một địa phương nền
5
kinh tế phát triển với nhiều hình
phút thức đa dạng như công nghiệp, du
lịch, dịch vụ, nông – lâm
nghiệp…. Trong đó nông nghiệp
đóng vai trò rất quan.
+ Các phương pháp bảo quản
nông sản ở địa phương còn thô
sơ, chưa mang lại hiệu quả cao,
làm giảm sản lượng và ảnh hưởng
đến chất lượng nông sản.
(?) Nguyên nhân gây nên tình
trạng trên là người dân chưa hiểu
rõ về hô hấp thực vật. Vậy hô hấp
là gì? Mối quan hệ giữa hô hấp
với quang hợp và hô hấp với bảo
quản nông sản ra sao?

Sản phẩm đạt được
Tên chủ đề:
TỔ CHỨC DẠY HỌC
DỰ ÁN PHẦN HÔ
HẤP THỰC VẬT VỚI
VẤN ĐỀ BẢO QUẢN
NÔNG SẢN Ở ĐỊA
PHƯƠNG – SINH
HỌC 11


5
phút

Hình thành được 3
- Thống nhất ý tưởng, lựa chọn nội dung hoạt động
chủ đề
cho 3 nhóm
- Thống nhất các chủ đề nhỏ

10
phút

Phân chia nhiệm vụ
cho từng nhóm.

GV giao nhiệm vụ thực hiện cho
mỗi nhóm:
- Nhóm 1: Thu thập thông tin
về:
+ Khái niệm, phương trình tổng
quát, vai trò của hô hấp.
+ Thí nghiệm phát hiện hô hấp ở
thực vật.
+ Nhóm 2: Khảo sát về các
phương pháp bảo quản nông sản.
+ Nhóm 3: Thu thập thông tin về:
Mối quan hệ giữ hô hấp với
quang hợp, hô hấp với môi
trường. Khảo sát về các phương
pháp bảo quản hiện đại.

25
Thảo luận, xây dựng kế hoạch
phút thực hiện nhiệm vụ của mỗi
nhóm
Thực
Thời Hoạt động
hiện
gian
kế
Tuần HS: Thu thập thông tin, điều tra
hoạch
1
xử lí hiện trạng.
ngoài
GV: Theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ
giờ lên
các nhóm (xây dựng câu hỏi
lớp
Tuần phỏng vấn, phiếu điều tra, cách

Bảng kế hoạch học
tập
Sản phẩm
Thông tin, số liệu,
hình ảnh…
12


2.3.5. Sản phẩm dự án của học sinh
Trong dạy học dự án, sản phẩm của học sinh có thể là bài báo cáo đa

phương tiện (Powerpoint), các ấn phẩm như tờ rơi, áp phích, các sản phẩm thật
hoặc có thể là trang web.
Trên đây là một số sản phẩm của học sinh thu hoạch được trong chủ đề:
- Sản phẩm báo cáo Powerpoint của nhóm 2 về khảo sát các phương pháp bảo
quản nông sản ở địa phương: (File đính kèm)
- Sản phẩm báo cáo Powerpoint của nhóm 3 về tìm hiểu các phương pháp bảo
quản hiện đại: (File đính kèm)

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả định tính
Qua quá trình tổ chức dạy học dự án phần hô hấp thực vật với vấn đề bảo
quản nông sản ở địa phương trong năm học 2016 – 2017, tôi nhận thấy phương
pháp dạy học dự án có tính hiệu quả về các mặt như sau:
- Đối với họat động giáo dục
• Tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập cho học sinh
• Kiến thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn so với những mô hình
dạy học khác do khi được tham gia vào dự án học sinh sẽ trách nhiệm hơn
trong học tập so với các hoạt động truyền thống khác trong lớp học.
• Học sinh trả lời các câu hỏi chính xác hơn, biết cách phân tích, trình bày,
đặc biệt là các câu có liên hệ thực tiễn.
• Có cơ hội phát triển những kỹ năng phức hợp, như tư duy bậc cao, giải
quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp.
- Đối với bản thân
• Qua quá trình thực hiện đề tài đã giúp cho bản thân tôi nâng cao trình độ
chuyên môn, là một đợt tự bồi dưỡng rất có giá trị.
• Tôi đã hiểu rõ hơn về các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là
phương pháp dạy học dự án.
• Qua thực hiện dự án giúp tôi gần gũi hơn với học sinh, được nghe những
tâm tư nguyện vọng của học sinh về hiệu quả học tập môn sinh học để từ

đó tôi sẽ xây dựng những phương pháp dạy học phù hợp hơn cho từng
bài, từng phần trong chương trình sinh học 11.
- Đối với đồng nghiệp
Những ích lợi mang lại là việc nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hợp
tác với đồng nghiệp, cơ hội xây dựng các mối quan hệ với học sinh. Bên cạnh
đó, nhiều giáo viên cảm thấy hài lòng với việc tìm ra được một mô hình triển
khai, cho phép hỗ trợ các đối tượng học sinh đa dạng bằng việc tạo ra nhiều cơ
hội học tập hơn trong lớp học. Giáo viên cũng nhận thấy rằng người được hưởng
lợi nhiều nhất từ dạy học theo dự án là những học sinh không học tốt được theo
cách dạy học truyền thống.

13


2.4.2. Hiệu quả định lượng
Đánh giá định lượng hiệu quả của phương pháp dựa trên kết quả của các
bài kiểm tra áp dụng ở 2 lớp:
+ Lớp 11A1 là lớp thực nghiệm dạy học dự án
+ Lớp 11A2 là lớp đối chứng phương pháp truyền thống
Hai lớp này có số lượng học sinh, trình độ kiến thức và thái độ học tập tương
đương nhau. Kết quả thu được như sau
Lần kiểm tra

Lớp

Số
học
sinh
36


Điểm Điểm 5 Điểm
0 -> -> 6,5
6,6
4,9
-> 8
3
6
12

Điểm
8 ->
10
15

Điểm
TB
cộng
7,3

11A2
Lần 2 (Câu 11A1
hỏi
trắc
nghiệm KQ)
11A2

43
36

5

2

10
6

16
10

9
18

6,8
8,3

43

6

11

15

11

7,0

Lần 3 (Câu 11A1
hỏi
tổng 11A2
hợp)


36
43

1
4

6
5

10
20

19
14

8,2
7,1

Lần 1 (Câu 11A1
hỏi tự luận)

Từ kết quả này có thể thấy tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm tăng lên rất
nhiều so với lớp đối chứng. Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm luôn cao
hơn lớp đối chứng, thể hiện tính khả thi của phương pháp dạy học dự án.

14


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Về mặt lý luận, qua phân tích ưu điểm của các phương pháp dạy học tích
cực cho thấy dạy học theo dự án là phương pháp dạy học hiệu quả trong bộ môn
Sinh học cũng như các bộ môn khác, đặc biệt là các môn thực nghiệm hoặc có
liên hệ thực tế.
Qua thực nghiệm giảng dạy tại khối lớp 11 ở trường THPT Tĩnh Gia 1 khẳng
định tính hiệu quả và khả thi của phương pháp dạy học dự án. Tuy nhiên để đạt
được kết quả tốt, cần phải khắc phục những khó khăn của phương pháp này cũng
như điều kiện thực tế tại nhà trường và địa phương. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả
tốt, cần phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt và phù hợp với thực
tế tại địa phương.
Với tính khả thi đã đạt được của đề tài qua quá trình áp dụng, trong những
năm sắp tới tôi sẽ tiếp tục thực hiện phổ biến trong toàn bộ chương trình sinh
học lớp 10, 11, 12.

3.2. Kiến nghị
Để việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có dạy học
dự án có hiệu quả, tôi xin đề xuất các ý kiến như sau:
1. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức về các
phương pháp dạy học tích cực.
2. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
3. Bồi dưỡng các kiến thức về công nghệ thông tin cho giáo viên.
4. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho
học sinh.
Vì kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong hội đồng khoa học ngành thẩm định, bổ
sung, đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Đỗ Thị Liên
.
15


16



×