Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp chủ đề di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của quần thể nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.38 KB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS & THPT THỐNG NHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “DI
TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ VỐN GEN CỦA
QUẦN THỂ” NHẰM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN mơn: Sinh học

THANH HỐ NĂM 2017
1


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1. 2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề


2.3.1. Khái quát nội dung chủ đề
2.3.2. Xác định nội dung tích hợp liên quan đến chủ đề
2.3.2.1. Tìm hiểu chương trình, SGK các mơn học khác
2.3.2.2. Một số nội dung vận dụng tích hợp cụ thể
2.3.3. Giáo án thực nghiệm và kết quả của đề tài
2.3.3.1. Giáo án thực nghiệm
2.3.3.2. Kết quả thực nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

TRANG
1
1
1
1
1
3
3
3
4
4
5
5
5
7
7
18
19
19

19

2


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo.
GD: Giáo dục
DH: Dạy học
CH: câu hỏi
PHT: Phiếu học tập
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
QT: Quần thể
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
GDCD: Giáo dục công dân

3


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh học là môn khoa học cơ bản nên việc dạy tốt, học tốt môn Sinh học
đang là yêu cầu và mong muốn của tồn xã hội, góp phần hình thành nhân cách
và là cơ sở khoa học để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động và tạo ra của cải
vật chất cho xã hội.
Khi giảng dạy môn Sinh học 12 các thầy cô đều nhận thấy kiến thức môn
Sinh đang ngày trở nên sâu hơn, rộng hơn. Do vậy việc dạy tốt môn Sinh đang là
một vấn đề hết sức quan trọng. Qua tìm hiểu tơi thấy các bạn đồng nghiệp cũng

đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng hiệu quả dạy học vẫn
chưa cao, chưa hình thành và rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức của
học sinh. Đa số học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng, không biết cách vận
dụng kiến thức các môn học để tìm hiểu và tiếp thu các kiến thức về Sinh học.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp
kiến thức liên mơn trong một môn học, một chuyên đề , một chủ đề dạy học là biện
pháp rất hữu ích, nó khơng những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và
phương pháp khác nhau trong dạy học mà còn giúp học sinh chủ động trong hoạt
động học tập, giải quyết các vấn đề, tích hợp kiến thức các mơn học để học tập tốt
mơn học đó và áp dụng giải quyết tình huống trong thực tiễn với nhiều cách giải
quyết khác nhau. Dạy học tích hợp đang là một trong những hướng đi góp phần
phát triển năng lực học sinh.
Việc giảng dạy theo hướng tích hợp khơng phủ định việc dạy tri thức, kỹ
năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ
năng thuộc các mơn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới
mục tiêu chung của môn Sinh học. Nắm được vai trò và ý nghĩa của phương
pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy sinh học, đặc biệt là sau khi tham gia
cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho giáo viên Trung học, tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp chủ đề “Di truyền
học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể” nhằm định hướng
phát triển năng lực học sinh làm sáng kiến kinh nghiệm.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học nói chung và dạy học
các chủ đề sinh học có liên quan nói riêng.
- Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học Sinh học
- Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề

bảo vệ vốn gen của Quần thể”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu thơng tin sách giáo khoa, sách giáo viên
của các mơn học có kiến thức liên quan đến bài học.
1


Tìm hiểu các cơng văn hướng dẫn thực hiện và dự thi vận dụng kiến thức
liên môn vào giảng dạy.
Tham khảo các tài liệu, học liệu để hỗ trợ cho bài giảng thêm phong phú
và sinh động.
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp so sánh

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều mơn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt
động dạy học, cịn “liên mơn” là đề cập tới nội dung dạy học. Ở mức độ thấp, dạy
học tích hợp là lồng ghép nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một
mơn học như lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục
chủ quyền quốc gia biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, bảo vệ môi trường, an tồn giao thơng,... Mức độ tích hợp cao hơn là phải
xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm để học sinh vận
dụng tổng hợp kiến thức một cách hợp lí nhằm giải quyết các tình huống trong học
tập cũng như cuộc sống, tránh việc học sinh học lại nhiều lần cùng một nội dung

kiến thức ở các môn học khác nhau. Các chủ đề tích hợp liên mơn có tính thực
tiễn nên sinh động, hấp dẫn, tạo ra hứng thú học tập. Học các chủ đề tích hợp,
liên mơn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết
các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc, nhờ đó năng lực và
phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển [1] .
Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập đến ở
hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó
trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các mơn cịn
lại đối với những kiến thức liên mơn nhưng có một mơn học chiếm ưu thế,
không dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các
mơn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một
thời điểm phù hợp, song song với q trình dạy học các bộ mơn liên quan [1] .
Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học tích cực góp phần quan trọng
để phát triển năng lực học sinh. “Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống
kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành ( kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực
hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống”
[ 2] . Năng lực gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung gồm
năng lực việc theo nhóm – quan hệ với người khác; giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ;
tư duy logic,...Năng lực chuyên biệt của dạy học môn Sinh học gồm 4 nhóm năng
lực chính: năng lực tri thức về sinh học, năng lực nghiên cứu, năng lực thực địa
và năng lực thực hiện trong phịng thí nghiệm.
Năng lực chung và năng lực chuyên biệt đều được hình thành và phát
triển thông qua các môn học, hoạt động giáo dục; năng lực chuyên biệt vừa là
mục tiêu vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạt động dạy, giáo dục góp phần
hình thành và phát triển các năng lực chung [ 2] .
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3



2.2.1. Đối với GV
Trên thực tế, qua khảo sát tình hình giảng dạy của GV sở tại và một số
trường THPT, mặc dù phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn đã
được vận dụng vào giảng dạy sinh học song hiệu quả chưa cao. GV chưa thực sự
hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy
học liên môn trong môn sinh học. Rất nhiều GV khi vận dụng phương pháp tích
hợp kiến thức liên mơn vào bài dạy cịn nhiều lúng túng, chỉ làm một cách hình
thức, nêu qua loa, đại khái, xem nhẹ việc dạy để giúp HS phát triển những năng
lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, dẫn đến tiết dạy khô
khan, kém hấp dẫn, nặng về cung cấp kiến thức, sa vào lối dạy đọc chép, chất
lượng bài học vì thế khơng cao. Cũng có một số GV có phương pháp giảng dạy,
kiến thức chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực,
cùng kĩ năng sư phạm khéo léo đã thực hiện tốt việc dạy học theo chủ đề tích
hợp kiến thức liên mơn trong các giờ học, lơi cuốn được HS, HS thích và ham
học sinh học đồng thời tạo sự gắn kết kiến thức của các môn học, giữa nội dung
học tập với thực tiễn cuộc sống, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối
với học sinh. Kết quả rõ nét nhất thể hiện qua cuộc thi dạy học theo chủ để tích
hợp dành cho GV trung học mà Bộ GD & ĐT tổ chức trong những năm qua.
2.2.2. Đối với HS
Phần lớn HS cịn hiểu bài rời rạc, máy móc, không nắm được mối quan hệ
hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên mơn;
học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng, không biết cách vận dụng kiến thức
các môn học để tìm hiểu và tiếp thu các kiến thức về Sinh học.
Trước thực trạng trên, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đồng bộ phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông theo định hướng phát
triển năng lực HS, tôi mong muốn, mỗi GV không chỉ trang bị thêm kiến thức về
bộ môn sinh học mà cịn phải có những hiểu biết vững chắc về các môn khác để
vận dụng vào từng tiết học sinh học, làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng
từ đó gieo lên niềm đam mê sinh học cho HS, giúp HS vận dụng kiến thức tổng
hợp các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn.

2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Việc dạy học tích hợp kiến thức liên mơn trong giảng dạy sinh học nói chung
và trong một chủ đề dạy học nói riêng địi hỏi người GV khơng chỉ có những kiến
thức vững chắc về bộ mơn sinh học mà cịn phải nắm vững nội dung, chương trình
các bộ mơn được giảng dạy ở trường phổ thơng (có kiến thức cơ bản về mơn được
tích hợp). Mặt khác, khi tích hợp phải linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm
nặng nề hoặc rối tiết học. Tránh biến môn Sinh học thành môn học khác.
Để tiến hành thực hiện việc tích hợp kiến thức liên mơn trong chủ đề sinh
học có hiệu quả, cần thực hiện các bước sau:
2.3.1. Khái quát nội dung chủ đề
Chương III “Di truyền học quần thể”, bài 16 “Cấu trúc di truyền của quần
thể”- Tiết 19 - Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản", giáo viên sẽ tổ chức cho học
sinh sử dụng kiến thức sinh học để làm rõ về đặc điểm di truyền của quần thể,
ứng dụng trong thực tiễn bảo vệ vốn gen của sinh vật và con người.
4


Các hoạt động dạy học được tổ chức trong chủ đề :
Hoạt động 1 : Khởi động
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể
Hoạt động 3 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối
gần với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể.
Hoạt động 4 : Vận dụng công thức tự thụ phấn trong giải các bài tập di truyền
quần thể.
2.3.2. Xác định nội dung tích hợp liên quan đến chủ đề
2.3.2.1. Tìm hiểu chương trình, SGK các mơn học khác
Trong chương trình, SGK các mơn học khác có rất nhiều nội dung kiến thức
có thể tích hợp trong mơn Sinh học nhất là mơn Tốn, Hóa, GDCD, Cơng nghệ,...
Do vậy việc tìm hiểu chương trình, SGK các mơn học khác để chọn các nội dung
có liên quan đến chủ đề là việc làm cần thiết khơng những phục vụ cho việc giảng

dạy mà cịn giúp HS liên tưởng, củng cố kiến thức của các môn học khác.
Trong chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của
Quần thể”, sau khi tìm hiểu chương trình, SGK của các mơn học khác, chủ đề sẽ
tích hợp kiến thức các mơn sau: mơn GDCD lớp 10, mơn Cơng nghệ lớp 10,
mơn Tốn lớp 11.
2.3.2.2. Một số nội dung vận dụng tích hợp cụ thể
Trong hoạt động 2 : Tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể
Vận dụng kiến thức môn Toán về tỉ lệ thức
Trong mỗi tiết học sinh học, để tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, GV
thường sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó nguồn tài liệu tốn học
là một trong những nguồn tài liệu phong phú và có nhiều lợi thế.
Ở mục I : Đặc trưng di truyền của quần thể, khi xây dựng cơng thức tổng
qt tính tần số alen và tần số kiểu gen, GV đưa ra bài toán yêu cầu học sinh
vận dụng kiến thức toán về tỉ lệ thức xác định cơng thức tính tần số alen và
tần số kiểu gen :
+ Trường hợp 1 :
Cho quần thể có N cá thể gồm:
D cá thể có kiểu gen AA
H cá thể có kiểu gen Aa
R cá thể có kiểu gen aa
Gọi p là tần số của alen A : kí hiệu là p(A)
Gọi q là tần số của alen a : kí hiệu là q(a)
Khi đó:
*Tần số của alen A và a được tính như thế nào?
* Tần số của kiểu gen AA, Aa, aa được tính như thế nào?
+ Trường hợp 2 : khi đề bài cho cấu trúc di truyền của quần thể
Cho quần thể có cấu trúc di truyền: dAA + hAa + raa = 1
Khi đó: p(A), q(a) được tính như thế nào?
HS độc lập suy nghĩ, trao đổi thống nhất trong nhóm, trình bày trên giấy
A2, hoàn thành yêu cầu của giáo viên.

GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức :
Công thức tổng quát tính tần số alen và tần số kiểu gen :
5


Trường hợp 1
Tần số kiểu gen
Tần số alen
AA = D/N
Aa = H/N, aa = R/N

p(A)=(D +H/2)/N
q(a) = (R + H/2)/N

Trường hợp 2
Quần thể có cấu trúc di truyền là
dAA+ hAa+ raa = 1
Khi đó, tần số alen :
p(A) = d + h/2
q(a) = r + h/2

Trong hoạt động 3 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần
thể giao phối gần với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể.
Vận dụng kiến thức qui nạp toán học lớp 11
Sau khi GV chốt kiến thức thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng: tăng
dần TLKG đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, GV yêu cầu HS vận
dụng kiến thức qui nạp tốn học lớp 11 xây dựng cơng thức tính tần số kiểu
gen của quần thể sau n thế hệ tự thụ phấn trong trường hợp quần thể ban đầu có
100% Aa.
HS trao đổi trong nhóm, vận dụng kiến thức tốn học đưa ra kết quả : Tỉ lệ

n

n
1
1−  ÷
1
kiểu gen của quần thể sau n thế hệ tự thụ phấn: Aa =  ÷ , AA = aa =  2 
2
2

GV đưa ra cấu trúc quần thể có dạng dAA + hAa + raa = 1, yêu cầu học sinh
vận dụng kiến thức quy nạp toán học xác định thành phần kiểu gen của quần
thể qua n thế hệ.
Học sinh trao đổi, thảo luận trong nhóm, trình bày cách xác định tần số kiểu
gen của quần thể đã cho.
GV vận dụng cơng thức qui nạp tốn học, giải thích và xác định được tần số
  1 n 
  1 n 
1


÷
1 −
÷
1
KG của quần thể đã cho: Aa = h  ÷ , AA = d+ h   2 ÷ ÷ , aa =r + h   2 ÷ ÷
2
2
2
n


Vận dụng kiến thức về quần thể tự thụ phấn vào sản xuất giống cây
trồng thuộc bài 3, 4 môn Công nghệ lớp 10.
Sau khi xây dựng xong cơng thức tính tần số kiểu gen của quần thể tự thụ
qua n thế hệ, GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức về quần thể tự thụ phấn vào
sản xuất giống cây trồng thuộc bài 3, 4 môn Công nghệ lớp 10.
GV nêu vấn đề : ngun nhân nào dẫn đến hiện tượng thối hóa giống ở
cây trồng tự thụ phấn, cần làm gì để giảm hiện tượng trên trong sản xuất giống
cây trồng này? Khi nào thì dùng sơ đồ duy trì, khi nào thì dùng sơ đồ phục
tráng?
HS nhớ lại kiến thức đã học trong môn công nghệ trả lời được:
- Nguyên nhân : Do các gen lặn quy định tính trạng xấu được tổ hợp lại và
tăng lên sau mỗi thế hệ.
- Trong sản xuất giống cần :
+ Thụ phấn nhân tạo cho cây.
+ Với giống tác giả : chọn cây ưu tú, sản xuất theo sơ đồ duy trì.
+ Với giống thối hóa : đánh giá dịng, sản xuất theo sơ đồ phục tráng.
6


Liên hệ với kiến thức bài 25, môn Công nghệ lớp 10
Khi hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần,
GV yêu cầu HS liên hệ với kiến thức bài 25, môn Công nghệ lớp 10 - Các
phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản bằng cách nêu vấn đề : để tăng
chất lượng đàn vật nuôi cần áp dụng những biện pháp gì trong cơng tác sản
xuất giống? Muốn duy trì chất lượng thuần chủng của giống ta cần làm gì, vì
sao ? Ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần?
Học sinh : Vận dụng kiến thức đã học trả lời được :
- Biện pháp tăng hiệu quả chăn nuôi : Chọn lọc đực giống tốt, cho giao
phối khác đàn, thụ tinh nhân tạo

- Duy trì chất lượng giống cần tự thụ phấn và giao phối gần, vì khi đó tổ
hợp gen đồng hợp trội được hình thành và tăng lên
- Ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần : củng cố, duy trì một số tính
trạng mong muốn, tạo dòng thuần, phát hiện các gen xấu để loại khỏi quần thể.
Vận dụng kiến thức giao phối gần vào môn GDCD lớp 10.
Sau khi huớng dẫn HS tìm hiểu xong cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ
phấn và giao phối gần, GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức giao phối gần vào
môn GDCD lớp 10, bài 12 : Cơng dân với tình u, hơn nhân và gia đình bằng
cách nêu câu hỏi theo PHT số 3 : Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm
khơng cho người có họ hàng gần trong vịng 3 đời) kết hơn với nhau? Cần phải
làm gì để giảm hôn nhân cận huyết trong bảo vệ vốn gen lồi người?
Học sinh phân tích, thảo luận và đưa ra ý kiến về quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình, biện pháp tránh giảm hơn nhân cận huyết, nhóm khác bổ sung.
GV khẳng định các nội dung cần nắm được:
- Cơ sở xây dựng Luật Hôn nhân cấm kết hôn gần : Hậu quả kết hôn gần và đạo
đức xã hội.
- Cách tính số đời giữa những người có quan hệ họ hàng : Tại khoản 13 điều 8
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định : “Những người có họ trong
phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất;
anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba” [12] .
- Biện pháp giảm hôn nhân cận huyết :
+ Tuyên truyền, thuyết phục xóa bỏ hủ tục kết hơn cùng huyết thống.
+ Hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa với các hộ dân tộc thiểu số.
+ Giáo dục về Luật Hôn nhân và gia đình cho học sinh, các thành viên của các
tổ chức chính trị xã hội [13] .
2.3.3. Giáo án thực nghiệm và kết quả của đề tài
2.3.3.1. Giáo án thực nghiệm
Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể
I. Mục tiêu

1. Về kiến thức
* Môn sinh học
- Học sinh hiểu được các kiến thức về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ
phấn và giao phối gần.
7


- Hiểu được nguyên nhân, hậu quả của việc kết hôn gần.
- Học sinh nêu được công thức tổng quát đối với quần thể tự thụ qua n thế hệ,
giải được một số dạng bài tập liên quan.
* Mơn tốn học
- Học sinh biết vận dụng phương pháp quy nạp tốn học vào việc xây dựng các
cơng thức trong giải bài tập cấu trúc di truyền của quần thể.
- Học sinh xác định được số thế hệ trải qua tự thụ phấn hay giao phối gần.
* Môn công nghệ 10
- Học sinh biết được hậu quả của tự thụ phấn và giao phối gần, từ đó nêu cao
cơng tác chọn, lai tạo giống nhằm nâng cao và bảo vệ vốn gen của vật nuôi cây
trồng.
- Học sinh biết được ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần trong cơng tác sản
xuất giống cũng như việc duy trì và củng cố vốn gen quý ở vật nuôi và cây trồng.
* Môn giáo dục công dân
Học sinh hiểu rõ về cơ sở khoa học của luật hôn nhân và gia đình “Cấm
kết hơn trong vịng ba đời”. Hiểu được ý nghĩa của điều luật này từ đó có ý thức
trong việc bảo vệ vốn gen của dòng tộc.
2. Về kỹ năng
* Môn sinh học
- Vận dụng kiến thức tự thụ phấn và giao phối gần (giao phối cận huyết) giải
thích hiện tượng thối hóa giống ở vật ni, cây trồng và khuyết tật bẩm sinh ở
người sinh ra do gết hơn gần.
- Đề xuất các phương pháp tránh, giảm thối hóa giống ở vật ni, cây trồng.

- Tính được số thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ các loại kiểu gen đươc tạo ra sau tự thụ
phấn.
* Mơn tốn
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức phân thức và qui nạp tốn học vào xây
dựng cơng thức sinh học, tốn học.
* Môn công nghệ
- Vận dụng kiến thức tự thụ phấn và giao phối gần trong việc duy trì và bảo tồn
các giống vật nuôi cây trồng.
- Biết cách thụ phấn chéo, hiểu biết về lai giống từ đó tuyên truyền vận dụng vào
thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất.
* Môn giáo dục công dân
- Nêu cao ý thức chấp hành luật hôn nhân.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và cách ứng xử đối với những người mắc dị tật
bẩm sinh, đồng thời tuyên truyền trong cộng đồng về việc tránh kết hôn gần.
3. Về tư duy, thái độ
- Có tinh thần học tập tích cực, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Biết cách giảm khả năng tự thụ phấn và giao phối gần trong sản xuất.
- Đối xử bình đẳng, giúp đỡ người mắc dị tật bẩm sinh.
4. Các năng lực cần đạt được
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thu nhận và xử lí thơng tin, năng lực giao
tiếp, năng lực làm việc theo nhóm, năng lực tính tốn, năng lực vận dụng.
8


II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa Sinh học 12 (cơ bản), sách giáo viên Sinh học 12 (cơ bản), giáo
án, tìm hiểu bài 3,4, 25 Cơng nghệ 10, bài 1 chương III Đại số và giải tích lớp 11
và bài 12 Công dân 10.
- Tài liệu tham khảo sinh học, tài liệu về dạy học tích hợp, website “ trường học

kết nối ”
- Máy chiếu, máy vi tính, máy chiếu đa vật thể, bút rạ, giấy A2, A4, bút bi đỏ.
- Phiếu học tập
- Một số câu hỏi sử dụng trong chủ đề
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài 16, 22 sách giáo khoa Sinh học 12 cơ bản.
- Hình ảnh sưu tầm về một số quần thể sinh vật trong tự nhiên và quần thể
vật nuôi, cây trồng bị thối hóa giống, thơng tin về vấn đề kết hơn gần và hình
ảnh người dị tật bẩm sinh do kết hơn gần.
- Đọc và tìm hiểu bài 3, 4, 25 Công nghệ 10, bài 12 Công dân 10.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Lớp 12A1
2. Kiểm tra bài cũ
Một số bà con nông dân đã mua hạt ngơ lai có năng suất cao về trồng
nhưng cây ngơ lại cho ít hạt ( nhiều bắp khơng có hạt ). Giả sử công ti giống đã
cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình
trạng cây ngơ khơng cho hạt trong trường hợp trên?
GV đặt vấn đề:
Qua phân tích ví dụ trên ta thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến
cây ngô không cho hạt là do hiện tượng tự thụ phấn xẩy ra, điều đó làm thay đổi
cấu trúc di truyền của quần thể ngô dẫn đến giảm sút về năng suất. Để hiểu rõ
nguyên nhân, hậu quả và có biện pháp khắc phục cũng như vận dụng đúng vào
thực tế ta sẽ tìm hiểu ở buổi học hơm nay.
3. Bài mới
Hoạt động 1:
Khởi động
1. Phương pháp : Dạy học theo hợp đồng
2. Kĩ thuật :
Nêu vấn đề

GV: Trong buổi học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về "Cấu trúc di truyền của
quần thể ". Trước tiên chúng ta cùng "Khởi động " qua các hình ảnh và thơng
tin mà các nhóm đã chuẩn bị ở nhà ( 2 ngày ).
Hoạt động dạy - học
Kết quả dự kiến
- GV yêu cầu học sinh báo cáo kết quả theo
Phiếu học tập số 1
- HS dán tranh ảnh sưu tầm vào giấy A2 theo * Đặc điểm thối hóa ở giống :
nhóm, treo tranh; nêu các đặc điểm về giống - Cây trồng : Sinh trưởng,
thối hóa. HS khác bổ sung về kiến thức.
phát triển chậm, năng suất,
- GV nhận xét về tranh sưu tầm và bổ sung chất lượng giảm, dễ mắc
một số hình ảnh ( hình 1, hình 2, hình 3) và bệnh,...
9


yếu cầu học sinh nêu những đặc điểm biểu - Vật ni: Sinh trưởng, phát
hiện ở giống thối hóa.
triển chậm, sinh sản giảm,
chết non, quái thai dị dạng,...
- GV khẳng định kiến thức đúng và yêu cầu
học sinh báo cáo kết quả theo Phiếu học tập * Tục kết hôn gần có ở một số
số 2
dân tộc thiểu số nước ta : dân
- HS trình bày thơng tin tìm hiểu được, các tộc Chứt–Hà Tĩnh, dân tộc
tranh ảnh về dị tật bẩm sinh ở người. Các Pacô, Cơtu ở Huế, dân tộc La
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hủ - Hịa Bình, dân tộc SiLa
- GV nhận xét, đánh giá thơng tin mà học sinh Mảng ( Điện Biên, Lai Châu),
trình bày và bổ sung một số hình ảnh (hình 4), dân tộc Lô Lô, Pu Péo (Hà

thông tin về tập tục và hậu quả do kết hôn gần. Giang); Mông Xanh (Lào
Cai) và Rơ Mân, B Râu (Kon
- GV giới thiệu : ở một số xã miền núi Ngọc Tum) [13] .
Trung, Cao Thịnh, Lộc Thịnh thuộc huyện
Ngọc Lặc - Thanh Hóa dù khơng có tập tục kết * Hậu quả của kết hôn gần :
hôn gần xong do kém hiểu biết nên có một số - Mắc dị tật và bệnh hiểm
cặp vợ chồng là anh em họ gần lấy nhau, kết nghèo: bạch tạng, tán huyết,...
quả họ đã sinh con mắc dị tật bẩm sinh như: - Tuổi thọ thấp
người lùn, sức khỏe yếu, trí tuệ chậm. (GV - Giảm sút trí tuệ
chiếu ảnh về những em học sinh và trẻ mắc dị - Sinh sản hạn chế, vơ sinh,...
tật ở địa bàn trên; Hình 5)
[13] .
- GV nêu vấn đề: như vậy thối hóa giống ở
vật ni, cây trồng và xuất hiện các dị tật bẩm
sinh ở người do kết hôn gần đã ảnh hưởng
không nhỏ đến kinh tế và sự phát triển con
người và xã hội. Nguyên nhân là do đâu, ta
phải làm gì để bảo vệ được vốn gen của vật
nuôi, cây trồng và con người?
- HS: Nêu ngun nhân giả định dẫn đến thối
hóa giống: Chất lượng giống kém, môi trường
không thuận lợi, chăm sóc khơng hợp lí, mắc
bệnh,...
Hoạt động 2:
Các đặc trưng di truyền của quần thể
1. Phương pháp : Phương pháp dạy học hợp tác, phân tích và tổng hợp kiến
thức.
2. Kĩ thuật : Kĩ thuật KWL, hợp tác, khăn phủ bàn
Hoạt động dạy- học
Nội dung kiến thức

- GV giới thiệu bài học và phát phiếu học tập I. Các đặc trưng di truyền
"KWL" cho nhóm; định hướng cho học sinh của quần thể
về những kiến thức đã học vào cột "K", học
sinh độc lập hoặc hợp tác đưa ra các câu hỏi
vào cột "W", điền thông tin khi trả lời những
câu hỏi trong suốt quá trình học vào cột "L"
10


- GV chiếu tranh tổ ong trên cây vải (hình 6),
yêu cầu HS quan sát tranh, nhớ lại kiến thức
đã học về quần thể cho biết những đặc điểm
của tổ ong.
- HS quan sát tranh, nhớ lại kiến thức đã học,
nêu được những đặc điểm của tổ ong.
- GV khẳng định: một tập hợp các cá thể có
những đặc điểm trên được gọi là quần thể.
Quần thể là gì, có thể phân biệt quần thể dựa
vào đâu, lấy ví dụ ?
- HS nêu được khái niệm quần thể, cách phân
biệt quần thể dựa vào nguồn gốc và phương
thức sinh sản:
+ Quần thể tự nhiên: QT trâu rừng ở Tây
Nguyên.
+ Quần thể nhân tạo: Quần thể đậu Hà Lan
+ QT sinh sản hữu tính: QT ngựa vằn ở Châu
phi
+ QT sinh sản vơ tính: QT San hơ
- GV chiếu tranh (hình 7) ví dụ về vốn gen
của hai quần thể cùng loài, yêu cầu HS quan

sát và cho biết:
+ Xét về mặt di truyền thì quần thể có những
đặc trưng nào? Nêu đặc trưng di truyền của
quần thể ?
+ Vốn gen là gì ?
+ Vốn gen của hai quần thể trên khác nhau ở
điểm nào, vốn gen được biểu thị qua yếu tố
nào?
- HS độc lập suy nghĩ, trao đổi thống nhất
trong nhóm, trình bày trên giấy A2 và hồn
thành u cầu của giáo viên.
- GV đưa ra ví dụ: trong một quần thể cây đậu
Hà Lan, gen quy định màu hoa có 2 loại alen :
alen A quy định màu hoa đỏ và alen a quy
định màu hoa trắng. Cây hoa đỏ có 2 loại kiểu
gen AA và Aa, cây hoa trắng có kiểu gen aa.
Giả sử quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây
có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa và
300 cây có kiểu gen aa.
+ Hãy tính số lượng và tỉ lệ từng loại alen, tỉ
lệ từng loại kiểu gen ?
+ Nêu cách tính tần số alen và tần số kiểu
gen ?

1. Quần thể là gì ?
a. Khái niệm
Quần thể là một tập hợp
các cá thể cùng lồi, cùng
sinh sống trong một khoảng
khơng gian xác định, vào một

thời điểm nhất định, có khả
năng sinh sản tạo thành
những thế hệ mới [ 3] .
b. Ví dụ
Quần thể lúa, quần thể ngơ,
quần thể mối ở góc vườn,...

2. Các đặc trưng di truyền
của quần thể
- Mỗi quần thể có vốn gen
đặc trưng
- Vốn gen là tập hợp tất cả
các alen có trong quần thể ở
một thời điểm xác định.
- Đặc điểm của vốn gen thể
hiện ở tần số alen và tần số
kiểu gen trong quần thể.
+ Tần số mỗi alen = số lượng
alen đó/ tổng số alen của gen
đó trong quần thể tại một thời
điểm xác định.
+ Tần số một loại kiểu gen =
số cá thể có kiểu gen đó/ tổng
số cá thể trong quần thể [ 3] .

11


- HS trao đổi trong nhóm, đại diện trình bày:
+ Tổng số alen trong quần thể : 1000x2=2000

+ Số lượng alen A là (500x2)+200=1200,
chiếm tỉ lệ 1200/2000=0,6
+ Số lượng alen a là (300x2)+200= 800,
chiếm tỉ lệ 800/2000=0,4
+ Tỉ lệ kiểu gen AA= 500/1000=0,5;
Aa=200/1000=0,2; aa=300/1000=0,3
- GV điều hành các nhóm thảo luận, nhận xét
và chiếu kết quả đúng.
- GV đưa ra hai bài tốn, u cầu các nhóm
vận dụng kiến thức tốn về tỉ lệ thức xác
định cơng thức tổng qt tần số alen và tần số
kiểu gen :
+ Trường hợp 1:
Cho quần thể có N cá thể gồm:
D cá thể có kiểu gen AA
H cá thể có kiểu gen Aa
R cá thể có kiểu gen aa
Gọi p là tần số của alen A: kí hiệu là p(A)
Gọi q là tần số của alen a: kí hiệu là q(a)
Khi đó: * Tần số của alen A và a được tính
như thế nào?
* Tần số của kiểu gen AA, Aa, aa được tính
như thế nào?
+ Trường hợp 2 : khi đề bài cho cấu trúc di
truyền của quần thể
Cho quần thể có cấu trúc di truyền: dAA +
hAa + raa = 1
Khi đó : p(A), q(a) được tính như thế nào?
- HS: trao đổi trong nhóm, hồn thành u
cầu của giáo viên.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
- GV đặt câu hỏi : Vốn gen của quần thể thay
đổi khi nào, cần phải làm gì để bảo tồn vốn
gen của quần thể ?
- HS suy nghĩ, thảo luận, thống nhất trong
nhóm ghi phần trả lời vào giấy A2, nêu được:
+ Vốn gen của quần thể bị thay đổi khi số
lượng cá thể bị thay đổi.
+ Áp dụng các phương pháp lai tạo và nhân
giống tiên tiến.
+ Khai thác và bảo vệ hợp lí nguồn tài
ngun thiên nhiên,...

* Cơng thức tổng quát tính
tần số alen và tần số kiểu gen:
+ Trường hợp 1:
Tần số kiểu gen
AA = D/N
Aa = H/N
aa = R/N
Tần số alen
p(A) = (D + H/2)/N
q(a) = (R + H/2)/N
+ Trường hợp 2:
Quần thể có cấu trúc di truyền

dAA+ hAa+ raa = 1
Khi đó, tần số alen
p(A) = d + h/2
q(a) = r + h/2


12


Hoạt động 3: Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao
phối gần với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể.
1. Phương pháp : Nêu vấn đề, hợp tác, phân tích và tổng hợp kiến thức
2. Kĩ thuật :
KWL, hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.
Hoạt động dạy – học
Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu học sinh tiếp tục sử dụng phiếu II. Cấu trúc di truyền của
học tập KWL.
quần thể tự thụ phấn và
- Học sinh điền thông tin vào phiếu.
quần thể giao phối gần
- GV giới thiệu một số ví dụ về tự thụ phấn ở 1. Quần thể tự thụ phấn
cây, yêu cầu học sinh nêu khái niệm thế nào là - Tự thụ phấn là hiện tượng
tự thụ phấn?
hạt phấn rơi trên đầu vòi nhụy
- HS quan sát, vận dụng kiến thức đã học nêu của cùng một hoa hoặc hoa
khái niệm.
cùng một cây
- GV giới thiệu ví dụ trong SGK: Quần thể đậu
Hà lan có 100% cây dị hợp tử Aa, chiếu phiếu - Thành phần kiểu gen thay
học tập số 4
đổi theo hướng :
+ Nhận xét và xác định thành phần kiểu gen của + tăng dần TLKG đồng hợp
quần thể qua các thế hệ tự thụ phấn theo phiếu tử.
học tập số 4 ?

+ giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị
- HS suy nghĩ và nêu nhận xét về tỉ lệ kiểu gen hợp tử.
của quần thể qua các thế hệ, hoàn thành PHT số
4.
- Tỉ lệ kiểu gen của quần thể
Vận dụng kiến thức quy nạp mơn Tốn lớp sau n thế hệ tự thụ phấn :
n
11.
1
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp + Aa =  2 ÷
chứng minh quy nạp toán học, vận dụng trả lời
n
1
1−
câu hỏi theo PHT số 4.
+ AA = aa =  2 ÷ [ 3] .
- HS vận dụng kiến thức qui nạp tốn học
2
lớp 11 xây dựng cơng thức tính tần số kiểu gen
của quần thể, hoàn thiện PHT số 4.
- Cấu trúc quần thể :
- GV khẳng định kiến thức và chiếu đáp án PHT
dAA + hAa + raa = 1
số 4.
khi đó tần số kiểu gen được
- GV đưa ra cấu trúc quần thể có dạng dAA +
tính :
hAa + raa = 1, yêu cầu học sinh vận dụng kiến
n
thức quy nạp toán học xác định thành phần + Aa = h  1 ÷

2
kiểu gen của quần thể qua n thế hệ.
  1 n 
- Học sinh trao đổi, thao luận trong nhóm, trình
1 −
÷
bày cách xác định tần số kiểu gen của quần thể AA = d+ h   2 ÷ ÷
đã cho.
2
n

1
+ Aa = h  ÷
2

  1 n 
1 −
÷
+ aa = r + h   2 ÷ ÷
2
13


  1 n 
1 −
÷
+ AA = d + h   2 ÷ ÷
2
  1 n 
1 −

÷
+ aa = r + h   2 ÷ ÷
2

Vận dụng kiến thức về quần thể tự thụ phấn
vào sản xuất giống cây trồng thuộc bài 3, 4
môn Công nghệ lớp 10.
- GV nêu vấn đề : nguyên nhân nào dẫn đến
hiện tượng thối hóa giống ở cây trồng tự thụ
phấn, cần làm gì để giảm hiện tượng trên trong
sản xuất giống cây trồng này?
- HS : * Do các gen lặn quy định tính trạng xấu
được tổ hợp lại và tăng lên sau mỗi thế hệ.
* Trong sản xuất giống cần :
+ Thụ phấn nhân tạo cho cây.
+ Với giống tác giả, chọn cây ưu tú theo sơ đồ
duy trì.
+ Với giống thối hóa, đánh giá dịng theo sơ đồ
phục tráng.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình thụ
phấn đã thực hành.
- HS nhắc lại các bước thụ phấn cho cây
- GV chốt lại các bước, giới thiệu hình ảnh và
hiệu ứng về thụ phấn nhân tạo với nhóm cây tự
thụ phấn (hình 8, hình 9).
- GV nêu vấn đề : Tại sao trong chăn nuôi
người ta thường dùng con đực khác giống hoặc
lai khác bố mẹ để phối giống?
- HS trả lời được : Tránh giao phối cùng đàn.
- GV: giới thiệu hình ảnh về giao phối cùng đàn

ở gà (hình 10).
- GV đặt câu hỏi : Giao phối gần là gì, lấy ví
dụ, ngun nhân xảy ra thối hóa giống ở động
vật giao phối cận huyết (cùng đàn )?
- HS vận dụng kiến thức về đặc điểm cấu trúc di
truyền của quần thể giao phối gần trả lời câu
hỏi.
Liên hệ với kiến thức bài 25, môn Công nghệ
lớp 10
- GV nêu vấn đề : Để tăng chất lượng đàn vật
nuôi ta cần áp dụng những phương pháp nào

- Ngun nhân gây thối hóa
giống ở cây trồng : các gen
lặn quy định tính trạng xấu
được tổ hợp lại và biểu hiện
ra kiểu hình.
- Biện pháp giảm thối hóa ở
cây trồng:
+ Thụ phấn nhân tạo cho cây.
+ Với giống tác giả,chọn cây
ưu tú theo sơ đồ duy trì.
+ Với giống thối hóa, đánh
giá dịng theo sơ đồ phục
tráng.
2. Quần thể giao phối gần
- KN : Giao phối gần là hiện
tượng các cá thể có cùng quan
hệ huyết thống giao phối với
nhau.

- Đặc điểm di truyền: Thay
đổi cấu trúc di truyền; tăng tỉ
lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ
lệ kiểu gen dị hợp.
- Biện pháp tăng hiệu quả
chăn nuôi: Chọn lọc đực
giống tốt, lai giống ,thụ tinh
nhân tạo
- Duy tì chất lượng bằng tự
thụ phấn và giao phối gần.
- Ý nghĩa tự thụ phấn và giao
phối gần trong sản xuất: Tạo
dòng thuần
14


trong cơng tác sản xuất giống, muốn duy trì
chất lượng thuần chủng của giống ta cần làm
gì, vì sao ? Tự thụ phấn và giao phối gần có ý
nghĩa gì trong sản xuất ?
- HS suy nghĩ trả lời: Chọn lọc đực giống tốt, lai
giống, thụ tinh nhân tạo, ...
Vận dụng kiến thức giao phối gần vào môn
GDCD lớp 10.
- GV khẳng định kết hôn gần là một trong những
nguyên nhân làm nghèo vốn gen của lồi người.
Vì sao kết hơn gần lại làm nghèo vốn gen của
lồi người?
- HS: Do kết hôn gần làm xuất hiện nhiều bệnh,
tật di truyền gây gánh nặng cho gia đình và xã

hội.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo PHT số 3
Tại sao Luật Hơn nhân và gia đình lại cấm
khơng cho người có họ hàng gần ( trong vịng 3
đời ) kết hơn với nhau?
- HS phân tích và đưa ra ý kiến về quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình.
- GV nêu câu hỏi : Cần phải làm gì để giảm hơn
nhân cận huyết nhằm bảo vệ vốn gen lồi
người?
- HS: các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến.
- GV khẳng định các biện pháp cần thực hiện,
chiếu hình ảnh về cơng tác tun truyền (hình
11).
Biện pháp giảm hơn nhân cận huyết:
+ Tun truyền, thuyết phục xóa bỏ hủ tục kết
hôn cùng huyết thống.
+ Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội với các hộ dân
tộc thiểu số.
+ Giáo dục về Luật Hơn nhân và gia đình cho
học sinh, các tổ chức chính trị xã hội.
- GV đặt câu hỏi : số đời của người có quan hệ
họ hàng được tính như thế nào ?
- Cách tính số đời giữa những người có quan hệ
họ hàng : Tại khoản 13 điều 8 Luật Hơn nhân
và Gia đình năm 2000 có quy định : “Những
người có họ trong phạm vi ba đời là những
người cùng một gốc sinh ra : cha mẹ là đời thứ
nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác
mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em

15


con chú con bác, con cơ con cậu, con dì là đời
thứ ba.”
Hoạt động 4 : Vận dụng công thức tự thu phấn trong giải các bài tập
di truyền quần thể.
1. Phương pháp : Dạy học hợp đồng
2. Kĩ thật :
Khăn phủ bàn
Hoạt động dạy – học
- GV lần lượt chiếu các bài tập trên màn hình
yêu cầu học sinh độc lập suy nghĩ sau đó làm
việc nhóm vận dụng kiến thức giải các bài tập.
Bài 1: Ở gà, cho biết các kiểu gen: AA qui định
lông đen, Aa qui định lông đốm, aa qui định
lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lơng
đen, 580 con lơng đốm, 10 con lơng trắng. Tính
tần số tương đối của các kiểu gen và các alen.
- HS vận dụng kiến thức về cách tính tần số kiểu
gen và tần số các alen đã học vào giải bài tập số
1, sau đó thống nhất trong nhóm và ghi bài làm
trên giấy A4 .
Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu đa vật
thể, nhóm học sinh khác nhận xét.
- GV: Nhận xét, bổ sung và chiếu đáp án.
- GV: yêu cầu các nhóm làm bài tập số 2.
Bài 2: Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế
hệ xuất phát (Io) có cấu trúc di truyền:
Io: 0.8Aa + 0.2aa = 1. Cấu trúc di truyền của

quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn (I 3) như thế
nào?
- Học sinh vận dụng công thức, hồn thành bài
tập.
n

1
+ Aa = y  ÷
2

  1 n 
1 −
÷
+ AA = x + y   2 ÷ ÷
2
  1 n 
1 −
÷
+ aa = z + y   2 ÷ ÷
2

Nội dung kiến thức

Bài 1
- Tổng số cá thể của quần
thể là:
580+ 410+100=1000
-Tần số kiểu gen AA
là:580/1000=0,58
-Tần số kiểu gen Aa là:

410/1000=0,41
- Tần số kiểu gen aa là:
10/1000=0,01
- Tần số alen A là :
580
2
= 0,7
1000

410 +

p(A) =

-Tần

số alen a là :
q(a) = 1- 0,7 = 0,3
Bài 2
Thành phần các loại kiểu
gen ở thế hệ thể hệ (I3):
3

1
Aa = 0.8  = 0.1
 2
3
1
0.8 − 0.8. 
AA =
 2  = 0.35

2
3
1
0.8 − 0.8. 
aa = 0.2+
2
2

= 0.55
Vậy cấu trúc di truyền ở
QT (I3) là: 0.35 AA + 0.1Aa
Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu đa vật + 0.55 aa =1.
16


thể, học sinh khác bổ sung.
- GV: Nhận xét, bổ sung và chiếu đáp án.
- GV: yêu cầu học sinh làm bài tập số 3.
Bài 3: Một quần thể tự thụ phấn có thành phần
kiểu gen là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1
Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể
đồng hợp chiếm 0,95 ?
GV gợi ý :
- Xác định TLKG Bb qua tổng BB và bb.
TLKG Bb = 1- ( BB + bb), xác định được y ' sau
n

1
n thế hệ , mà Bb = y  ÷ , xác định n.
2


Bài 3
- Tỉ lệ kiểu gen Bb sau n thế
hệ tự thụ phấn là:
Bb = 1- ( BB+bb)
= 1- 0,95= 0,05
n

1
- Khi đó 0,4  ÷ = 0,05
2

giải ra được n = 3

- Học sinh độc lập suy nghĩ, vận dụng cơng thức
tìm n
- GV: Nhận xét, bổ sung và chiếu đáp án.
4. Củng cố
- GV chiếu kết quả phiếu học tập KWL của các nhóm trên máy đa vật thể,
đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của các nhóm.
- GV yêu cầu học sinh: Hãy sử dụng đồ tư duy để hoàn thiện kiến thức theo
chủ đề "Cấu trúc di truyền quần thể"
+ HS làm việc trên giấy A 4 theo nhóm, trình bày kết quả trên máy chiếu đa
vật thể.
+ GV nhận xét, đánh giá chiếu sơ đồ trên màn hình, khẳng định kiến thức
cần đạt.

17



- GV phát đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan (10 câu) yêu cầu học sinh độc
lập làm bài trong vịng 15 phút.
- GV đưa ra các câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức
của học sinh trong giải quyết các vấn đề thực tế.
IV. Dặn dò
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 70
- Đọc và nghiên cứu bài mới: Bài 17. Cấu trúc di truyền của quần thể (tt)
V. Rút kinh nghiệm bài dạy
2.3.3.2. Kết quả thực nghiệm
Khi thực hiện giảng dạy tích hợp kiến thức liên môn trong một chủ đề cụ
thể bước đầu đã thu được kết quả nhất định.
Để thực hiện đánh giá kết quả, tôi tiến hành trên 2 lớp 12A 1 và 12A2, là
hai lớp có HS học tương đối khá, tiếp thu nhanh. Lớp 12A 1 tôi dạy thực nghiệm,
lớp 12A2 tôi dạy đối chứng, không áp dụng phương pháp của đề tài. Sau đó yêu
cầu học sinh trả lời một số câu hỏi tình huống, dành 15 phút kiểm tra khả năng
nhận thức của HS. Sau giờ học phát phiếu điều tra về hứng thú học tập của học
sinh 2 lớp. Kết quả thu được như sau:
a. Hứng thú học tập
Tiêu chí
Mức độ
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Khơng khí lớp học Sơi nổi
82 %
46 %
Bình thường
12%
26%
18



Mức độ hiểu bài

Hứng thú

Tẻ nhạt
Rất hiểu bài
Khá hiểu bài
Bình thường
Khơng hiểu bài
Rất hứng thú
Khá hứng thú
Bình thường

6%
29%
53%
17%
1%
36%
50%
14%

28 %
13%
40%
43%
4%
10%
28%

62%

b. Kết quả kiểm tra
Tôi tiến hành chấm bài cả 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung
Loại yếu
số bài
bình
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
lượng
lượng
lượng
12A1
43
11 25,6%
21 48,8% 11
25,6%
0
0%

12A2
42
2
4,8%
24 57,1%
13
31%
3
7,1%
Từ những thống kê trên cho thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp
kiến thức liên mơn đã mang lại giờ học sơi nổi, HS hứng thú, tích cực hoạt động
dưới sự hướng dẫn của GV. Đồng thời HS có được những năng lực cần thiết để
giải quyết các vấn đề đặt ra trong chủ đề. Chứng tỏ phương pháp này thực sự có
hiệu quả trong giảng dạy sinh học, đã phát triển được các năng lực của học sinh.

19


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên mơn trong
mỗi chủ đề sinh học là việc làm hết sức cần thiết và hữu ích, phù hợp với thực
tiễn dạy học Sinh học cũng như đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện
mục tiêu GD & ĐT hiện nay. Thông qua việc sử dụng kiến thức liên môn, sẽ
giúp cho các em hiểu được sâu sắc các vấn đề, củng cố thêm những hiểu biết của
mình ở nhiều môn học khác.
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên mơn tơi
nhận thấy phương pháp này giúp khắc phục được tình trạng khơ cứng, nặng nề,
tản mạn, rời rạc trong dạy học, gắn kết việc dạy học với thực tiễn cuộc sống, làm
cho HS hứng thú và say mê hơn với môn học Sinh học. Tuy vậy, để sử dụng

phương pháp này hiệu quả ở từng bài học đòi hỏi người GV cần phải có tâm
huyết, có kiến thức và nghệ thuật sư phạm vững vàng. Mặc dù phương pháp đưa
ra còn nhiều hạn chế nhưng tôi tin rằng khi GV đã quen với cách dạy tích hợp
kiến thức liên mơn thì các giờ học sinh học sẽ thực sự có ý nghĩa đối với các em.
2. Kiến nghị
2. 1. Về phía Bộ GD&ĐT
Tiếp tục tổ chức các cuộc thi Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho HS và Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV.
2. 2. Về phía Sở GD&ĐT
Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề nhằm bồi dưỡng và nâng cao năng
lực cho đội ngũ GV để đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD mà ưu tiên là dạy học
theo hướng tích hợp, liên mơn.
2. 3. Đối với giáo viên
Trang bị thêm kiến thức về những chủ đề tích hợp, liên mơn nhất là tìm
hiểu về những ứng dụng của kiến thức liên mơn vào giải quyết các tình huống
thực tiễn. Tham gia tích cực vào việc xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp
nhằm đổi mới sinh hoạt tổ/ nhóm chun mơn trong các nhà trường.
Trên đây là SKKN được rút ra từ thực tiễn giảng dạy trong năm học vừa
qua. Tôi hi vọng những giải pháp mà mình đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần
nào giúp cho các thầy cơ có được những định hướng nhất định để thiết kế các
bài giảng của mình về chủ đề tích hợp, liên mơn có hiệu quả. Chắc chắn rằng
vẫn cịn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp
để sáng kiến được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Vũ Văn Thành

Nguyễn Thị Ngọc
20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên mơn lĩnh vực: khoa học tự nhiên. Nxb
giáo dục năm 2015.
2. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học năm 2014.
3. SGK Sinh học 12 (cơ bản), Nxb giáo dục
4. SGV Sinh học 12 (cơ bản), Nxb giáo dục
5. Phan Khắc Nghệ : Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 12, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.
6. SGK Đại số và giải tích 11(cơ bản), Nxb giáo dục
7. SGV Đại số và giải tích 11 (cơ bản), Nxb giáo dục
8. SGK Công nghệ 10 (cơ bản), Nxb giáo dục
9. SGV Công nghệ 10 (cơ bản), Nxb giáo dục
10. SGK Giáo dục công dân 10 (cơ bản), Nxb giáo dục
11. SGV Giáo dục công dân 10 (cơ bản), Nxb giáo dục
12. Luật hơn nhân và gia đình năm 2000
13. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet
- Nguồn htpt://vtv.vn
- Nguồn htpt://vov.vn

21


PHỤ LỤC


Phiếu học tập số 1( ở nhà )
Sưu tầm tranh ảnh và thu thập thông tin về hiện tượng thối hóa giống ở
vật ni và cây trồng.
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
22


×