Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 11 giải một số bài tập trắc nghiệm tính giới hạn của dãy số nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn toán ở trường THPT quảng xương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.96 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trắc nghiệm là một hình thức đã và đang được áp dụng vào các kì thi quan
trọng của Việt Nam.Việc sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trong dạy học và thi
cử được áp dụng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả vài năm trở lại đây.Trong
năm học 2016- 2017 Bộ GD & ĐT đã triển khai áp dụng hình thức thi trắc
nghiệm vào kì thi THPT quốc gia ở hầu hết các môn (trừ môn Văn). Các câu hỏi
và bài tập trắc nghiệm không phải mới mẻ, tuy nhiên đối với môn Toán đây là
năm học đầu tiên áp dụng hình thức thi này khiến học sinh không tránh khỏi
lúng túng và bỡ ngỡ. Thời gian làm bài thi ngắn hơn, lượng kiến thức nhiều và
bao quát hơn. Học sinh mới tiếp cận, đa số các em đang quen với cách học và
cách thi tự luận trước đây chưa có kỹ năng làm bài trắc nghiệm nhanh và chính
xác. Một bộ phận học sinh cho rằng làm bài trắc nghiệm quá khó, các em bị chi
phối thời gian và lượng kiến thức bao quát, một bộ phận cho rằng làm bài trắc
nghiệm dễ hơn vì không phải học từng câu chữ chỉ xây dựng biều đồ và học ý
chính, một bộ phận các em lại làm bài theo cách may rủi…Tuy nhiên dù gì đi
nữa hình thức thi trắc nghiệm ngày càng vận dụng nhiều vào các bài kiểm tra và
các kì thi quan trọng đặc biệt là kì thi THPT Quốc Gia. Vậy làm thế nào để giúp
học sinh ngoài những kiến thức đã tích lũy được cùng với việc tiếp cận và làm
quen với hình thức thi mới, để các em không ngỡ ngàng khi tiếp xúc với các
dạng bài tập trắc nghiệm giúp các em có thể làm nhanh, chính xác, không trả lời
mò mẫm dựa vào suy đoán nhằm giúp các đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra
sắp tới ?. Đặc biêt học sinh lớp 11 cũng được triển khai, và lượng kiến thức gồm
cả chương trình 11, và 12 khiến các em lo lắng. Vì những lý do trên với thực tế
đang dạy một số lớp 11 Trường THPT Quảng Xương 4 tôi chọn đề tài “ Kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 11 giải một số bài tập trắc nghiệm tính giới hạn
của dãy số nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THPT Quảng Xương 4”
làm điển hình góp phần phát triển tư duy và hiệu quả học tâp cho học sinh THPT
nói chung và học sinh trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng.
1



2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tế việc học và vận dụng làm
bài tập trắc nghiệm của học sinh trường THPT Quảng Xương 4, đề xuất một số
bước tiến hành làm bài trắc nghiệm cho học sinh qua việc hướng dẫn các em
làm một số bài tập tính giới hạn của dãy số ở chương trình 11.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Các bài tập trắc nghiệm, các bước làm bài tập trắc nghiệm tính giới hạn của
dãy số trong chương trình 11.
- Đề tài nghiên cứu được giới hạn ở học sinh khối 11 Trường THPT Quảng
Xương 4.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Trắc nghiệm là gì?
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng lực của
các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc
nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, kiểm tra đánh giá kết quả học
tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một
cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khóa học.
Trong các bài tập trắc nghiệm môn Toán sử dụng trong các kì thi chủ yếu
sử dụng loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu có hai phần, phần đầu là
phần dẫn (hay câu dẫn), nêu ra vấn đề cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một
phần câu hỏi, phần sau là các phương án để chọn, thường được đánh dấu là A, B,
C, D hoặc 1, 2, 3, 4. Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương
án đúng hoặc một phương án đúng nhất, các phương án còn lại được đưa vào có
tác dụng gây nhiễu đối với thí sinh. Vì vậy khi làm bài thí sinh phải chọn được
phương án đúng nhanh và chính xác để có kết quả cao.
2. Giới hạn là khái niệm giải tích mở đầu các em học sinh trung học phổ
thông được làm quen nên còn khá mới mẻ và tương đối khó vớí các em.


2


Trước hết các em phải nắm được các khái niệm cơ bản về dãy số, giới hạn
của dãy số
a. Dãy số
b. Giới hạn của dãy số
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC MÔN TOÁN NÓI CHUNG VÀ BÀI TẬP TÍNH GIỚI HẠN
CỦA DÃY SỐ NÓI RIÊNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT HIỆN NAY.
Hiện nay bài tập trắc nghiệm đã được triển khai và áp dụng rộng rãi trong
các tiết học, bài học tuy nhiên hệ thống các bài tập còn phân tán, chưa có cách
giải cụ thể mà chủ yếu vẫn dựa trên việc giải bằng phương pháp tự luận rút ra
đáp án, một số học sinh làm theo kiểu đoán mò. Một số bấm máy tính thụ động
không hiểu bản chất. Đặc biệt giới hạn dãy số là kiến thức mới của giải tích nên
các em còn khá lúng túng, ngại ngùng khi gặp những bài tập này. Dẫn đến kết
quả học tập không cao ảnh hưởng đến cả quá trình học tập của các em.
III. CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 11 GIẢI MỘT SỐ
BÀI TẬP TÍNH GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ
Từ thực tế học và thi hiện nay trắc nghiệm ngày càng được áp dụng rộng
rãi và phổ biến để học sinh làm quen và hết tâm lý e dè ngại ngùng khi gặp các
bài tập trắc nghiệm đặc biệt là bài tập trắc nghiệm tính giới hạn của dãy số. Tôi
xin đưa ra một số thao tác hướng dẫn làm một số bài tập trắc nghiệm tính giới
hạn của dãy số như sau:
1. Tóm tắt lý thuyết;
2. Bài toán tổng quát: Các bài toán tổng quát và cách giải;
3. Nhận dạng và phân loại : Sau khi đọc đề bài học sinh dựa vào bài toán tổng
quát so sánh phân loại để áp dụng; chọn đáp án và so sánh với một số cách giải
khác để rút ra cách giải chung và đảm bảo thời gian;
4. Thực hành một số đề kiểm tra.


3


Các thao tác được triển khai cụ thể như sau:
1. Tóm tắt lý thuyết;
a) Một số dãy số có giới hạn 0
lim

1
1
= 0;lim k = 0;lim q n = 0( q < 1)
n
n

b) Công thức tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn
Cho cấp số nhân (u n): u1; u2; u3; …; un;…,có công bội q < 1 được gọi là
cấp số nhân lùi vô hạn và tổng của cấp số nhân lùi vô hạn đó là:
S= u1+ u2+ u3+ …+ un+ …=

u1
1− q

.

c) Một số dãy số có giới hạn vô cực và các qui tắc tính giới hạn vô cực:
lim n = +∞; lim nk = +∞.
2. Bài toán tổng quát: Các bài toán tổng quát tính giới hạn của dãy số
thường gặp trong chương trình phổ thông.
Bài toán 1: Tính limun , trong đó un là một đa thức và xem n là biến

như vậy giới hạn có dạng :
A= lim(a0+a1n+a2n2+…+aknk) = limn k (a0 .

1
1
1
+ a1. k −1 + ... + ak −1. + ak )
k
n
n
n

+ Nếu ak > 0 thì A= +∞
+ Nếu ak > 0 thì A= +∞
P ( n)

Bài toán 2: Tính lim un , trong đó un = Q(n) là một phân thức hữu tỉ và xem n là
biến và P(n), Q(n) là các đơn thức hoặc đa thức ẩn n, như vậy bài toán có dạng
P ( n)

tính: B = lim un= lim Q(n)
+ Nếu bậc P(n) nhỏ hơn bậc Q(n) thì B = 0 ;
+ Nếu bậc P(n) lớn hơn bậc Q(n) thì un dần đến vô cực ;
a
b

+ Nếu bậc P(n) bằng bậc Q(n) thì B = , trong đó a, b lần lượt là các hệ số
bậc cao nhất của tử và mẫu.

4



Bài toán 3: Áp dụng giới hạn lim qn = 0( nếu q < 1 )
Đối với một số bài tập nâng cao hơn ta phải tiến hành một số phép biến
đổi để đưa về một trong các bài toán trên.
3. Một số ví dụ để học sinh nhận dạng và phân loại
Ví dụ 1: Tính lim
A. 1

1
n

B. -1

C. 0

D. + ∞

Đây là một ví dụ đơn giản nhằm kiểm tra lý thuyết, tuy nhiên nếu các em
không sử dụng lý thuyết thì có thể áp dụng bài toán 2 vì giới hạn có dạng phân
thức với bậc tử nhỏ hơn bậc mẫu nên giới hạn dần về 0, ta chọn được đáp án
đúng là C. Như vậy trong trường hợp các em nhầm lẫn lý thuyết thì vẫn chọn
được phương án đúng.
Ví dụ 2: Tính lim (−2n 2 + n + 1)
C. − ∞

B. + ∞

A. − 2


D. 1

Khi thực hiện ví dụ này theo phương pháp tự luận các em sẽ phải đặt
nhân tử chung n2 ra ngoài sau đó lập luận n2 dần đến + ∞ và giới hạn còn lại dần
đến -2 và áp dụng qui tắc tính giới hạn suy ra đáp án sẽ mất nhiều thời gian và
có thể sai sót khi tiến hành các bước giải, hoặc các em có thể sử dụng máy tính
cầm tay nhập hàm số thay n bằng x và gán cho x một giá trị vô cùng lớn, tuy
nhiên có những bài toán nhập hàm mất thời gian và phải biết cách đọc đáp án
nếu không cũng dễ mắc sai lầm, vì vậy áp dụng bài toán 1 ta có thể giải nhanh
bằng cách kiểm tra số hạng chứa n với số mũ lớn nhất là -2n 2 dần đến -∞ nên ta
suy ra giới hạn cần tìm cũng dần đến -∞. Các em chọn đáp án C một cách nhanh
chóng và hiệu quả hơn.
2n3 − n2 + 3n + 1
Ví dụ 3: Tính lim
:
1− 2n3

A. -1

B. -2

C. -3

D. -4

Cũng tương tự như ví dụ 2 ở ví dụ 3 áp dụng bài toán 2 trong trường hợp
bậc tử và bậc mẫu bằng nhau. Số hạng chứa n với số mũ lớn nhất của tử là 2n3,

5



và số hạng chứa n với số mũ lớn nhất của mẫu là -2n 3 nên giới hạn cần tìm dần
−2
= −1 nên các em cũng dễ dàng chọn được đáp án đúng là A.
2

đến

3 3
2
Ví dụ 4: Tính lim n − 2n + n + 1

2n + 1

1
2

A.

B. −

1
2

D. −2

C. 2

Đối với ví dụ 4 nếu thông thường giải theo cách giải tự luận các em sẽ đặt
nhân tử chung n3 và đưa ra khỏi căn thức sau đó chia cả tử và mẫu cho n và sử

dụng các giới hạn cơ bản tính được đáp số, hoặc sử dụng máy tính, khi nhập
hàm này nhập khá phức tạp nên sẽ mất thời gian và phải đọc kết quả chính xác
thì mới chọn được phương án phù hợp, nên để đỡ mất thời gian giáo viên hướng
dẫn học sinh sử dụng bài toán 2 với trường hợp bậc cao nhất của tử và mẫu bằng
nhau nên ta lập tỉ số hai hệ số của bậc cao nhất của tử và mẫu nên giới hạn cần
tìm dần đến

1
. Như vậy các em sẽ chọn được đáp án đáp đúng một cách nhanh
2

chóng và dễ dàng là đáp án A.
Ví dụ 5: Tính lim
A.

3
5

B. −

2n + 3.5n
2n+1 + 5n+1

3
5

C. 3

D. −3


Ví dụ 5 các em viết lại giới hạn của dãy số đã cho dưới dạng:
lim

2n + 3.5n
2n + 3.5n
n
lim
=
n
n , sau đó các em chia cả tử và mẫu cho 5 và sử dụng
n+1
n+1
2 +5
2.2 + 5.5

giới hạn limq n = 0 ( q < 1 ) các em sẽ có đáp số ngay giới hạn của dãy số bằng

3
.
5

Vậy đáp án đúng là A.
  2 n 
Ví dụ 6: Tính lim2 +  ÷ 
  3  

A. 2

B. 0


C. 3

D. 1

6


Tương tự ví dụ 5 ở ví dụ 6 sử dụng ngay lý thuyết, đáp án đúng của giới
hạn này là 2. Ta chọn phương án A.
n4 − 5n2 + 4
Ví dụ 7: Tính lim
2n2 − 1

A.

1
2

B. 1

C. −∞

D. +∞ .

Ở ví dụ 7 nếu các em làm theo phương pháp tự luận sẽ thực hiện
theo trình tự chia cả tử và mẫu cho n4, tử số dần đến 1, mẫu số dần về 0,
khi đó sử dụng qui tắc tính giới hạn cho ta đáp số +∞ , hoặc sử dụng máy
tính thì phải nhập hàm chính xác và đọc kết quả đúng thì mới chọn đúng
phương án, nếu học sinh nhận dạng được đây là giới hạn có dạng phân
thức mà bậc của tử lớn hơn bậc mẫu, hệ số bậc cao nhất của tử và mẫu

đều dương vì vậy giới hạn dần đến dương vô cực. Ta chọn được phương
án đúng sẽ nhanh và chính xác hơn đó là phương án D.
n2 − n + 3
Ví dụ 8: Tính lim 3
n + 2n

A. 3

B. 1

C. 2

D. 0

Cũng tương tự như vậy đối với ví dụ 8 bậc của tử bé hơn bậc mẫu nên các
em kết luận ngay giới hạn dần đền 0. Đáp án đúng là D.
Ví dụ 9: Tính lim 2n4 − 3n2 + 11
A. +∞

B. −∞

C. 2

D. 2

Ví dụ 9 cho dưới dạng căn thức nên ta khai triển căn thức và áp dụng bài
toán 1 một cách linh hoạt ta tìm giới hạn cho số hạng chứa n với số mũ lớn nhất
n2 với hệ số tương ứng 2 >0 nên giới hạn cần tìm bằng giới hạn

2

2 n dần đến

+∞.Vậy ta chọn đáp án A.
Giáo viên cho học sinh đọc đề suy nghĩ và nhận dạng các ví dụ để áp dụng các
bài toán tổng quát: các ví dụ 2, 9 là các dạng của bài toán 1, các ví dụ 1, 3, 4, 7,
8 là các dạng của bài toán 2, các ví dụ còn lại áp dụng giới hạn trong bài toán 3.

7


Sau khi nhận dạng và vận dụng các bài toán tổng quát các em có thể kiểm
tra tính chính xác các kết quả trên bằng việc thực hiện đồng thời giải tự luận và
sử dụng máy tính cầm tay, và cho nhận xét về thời gian phương pháp tính nhẩm
và hiệu quả của nó khi thực hiện các bài tập trắc nghiệm tính giới hạn của dãy số
so với các phương pháp khác. Rõ ràng khi áp dụng các bài toán tổng quát sẽ
nhanh hơn, vì bản thân các bài tập trắc nghiệm không đòi hỏi ta phải trình bày
chi tiết lời giải mà chủ yếu tìm bản chất, trên cơ sở đó tôi đưa ra cách hướng dẫn
làm bài tập này nhằm giúp các em đỡ băn khoăn, lúng túng và có thể giải quyết
được các bài tập trắc nghiệm tính giới hạn dãy số một cách hiệu quả hơn.
Như vậy qua các ví dụ trên giúp các em có thể nhận dạng một số dạng bài
tập trắc nghiệm tính giới hạn và áp dụng các bài toán tổng quát phù hợp để cho
đáp án nhanh và chính xác. Tuy nhiên để phát huy được hiệu quả thì điều cơ bản
vẫn là nắm vững lý thuyết, và hiểu được cách làm theo phương pháp tự luận
truyền thống thì mới nắm được bản chất, hình thành tư duy lôgic để suy luận
một cách có cơ sở và ghi nhớ một cách khoa học, từ đó các em có thể tính nhẩm
nhanh và chọn đáp án chính xác phù hợp với yêu cầu học tập và thi hiện nay.
Các em có thể thực hiện thêm các bài kiểm tra thực hành giúp các em thấy các
dạng bài tập thường gặp, vì khi triển khai bài toán tổng quát không cụ thể hết
được, đối với những bài tập tương tự ngoài việc củng cố và ghi nhớ kiến thức
còn giúp các em rút ra thêm kinh nghiệm cho bản thân khi gặp những bài tập

này về sau, đồng thời có thể phân loại để áp dụng bài toán tổng quát cho phù
hợp. Thực hành giải bài tập là cách tốt nhất để các em ghi nhớ kiến thức và phát
triển tư duy quy lạ về quen, hiểu bản chất và giải quyết vấn đề nhanh và hiệu
quả.
Trên đây tôi đã hướng dẫn chi tiết cách làm một số bài tập trắc nghiệm
tính giới hạn của dãy số, và sau đây là một số đề kiểm tra giúp các em củng cố
và hệ thống lại kiến thức một cách đầy đủ và khoa học, ghi nhớ lý thuyết hiệu
quả.

8


4. Thực hành một số bài kiểm tra
Câu 1: Tính lim
A.

n+ 2
n+ 1

1
2

B. 1

Câu2: Tính lim

B. 0

Câu 3: Tính lim


C. 2

B. 2

Câu 4: Tính lim

C.

1
2

−2n2 + n + 1
3n3 + 4n

A. 3

C. 1

D. 0

2n2 − 3n + 2
n4 + n2 − 1

A. 2

B. 1

C.

1

2

D. 3

2n + 4n
2.3n + 4n

A. 0
Câu 6: Tính lim
A. 1
Câu 7: Tính lim
A. 0

D. 0

n2 − n + 2
2n2 − 1

A. 1

Câu 5: lim

C. 2

B. 2

1
2

C. 1


D.

C. 2

D. 3

1
3

D. 3

2n3 + n2 + 1
(n + 1)(2n2 − 1)

B. 0
(n + 1) n2 − n + 1
3n2 + n

B. 1

C.

2
Câu 8: Tính lim n + n + n+ 1

2n − 1

A. 0


B. 1

C. 2

D.

1
3

9


Câu 9: Tính lim

n n2 + 1 + 2n2
4n3 + n − 3

A. 2

B. 1

−1
Câu 10: Tính lim(2+ ( )

C.

D. 0

n


n+ 1

A. 2

1
3

)

B. 1

C. 0

D.

1
2

Câu 11: Tính lim(−2n3 + n2 − 3)
B. −∞

A. +∞
Câu 12: Tính lim

C. 0

D. -2

C. 5


D. 3

5n2 − 3n + 7
3n − 2

B. −∞

A. +∞

4
3
Câu 13: Tính lim 2n + n − n

2n + 3

B. −∞

A. +∞

(

2
Câu14: Tính lim n + n + 1 − n

B. −∞

A. +∞

C.


1

D. 2

2

)
C. 1

D. 0

C. -1

D. 0

C. 1

D. 3

C. 0

D.

n
n
Câu 15: Tính lim( 2 − 3 )

B. −∞

A. +∞


3n + 1
1− 2n

Câu 16: Tính lim
A. +∞
Câu 17: Tính lim
A. +∞

B. −∞
1
n − n+ 3
2

B. 1

1
.
3

10


Câu 18: Tính lim
A. 3
Câu 19: Tính lim
A. -1

10
2.4n − 3


B. 1

B. -2

B. 1

C. 0

D.

1
2

2n2 − 3n + 2
n4 + n2 − 1

B. 1

Câu 22: Tính lim

2n3 + n2 + 1
(n + 1)(2n2 − 1)

A. 1

B. 0

A. 0


D. -4

)

A. 2

Câu 23: Tính lim

C. -3
n

n+ 1

Câu 21: Tính lim

D. 0

2n3 − n2 + 3n + 1
1− 2n3

−1
Câu 20: Tính lim(2+ ( )

A. 2

C. 2

1
2


D. 3

C. 2

D. 3

1
3

D. 3

C.

(n + 1) n2 − n + 1
3n2 + n

B. 1

C.

Câu 24: Tính lim(−n3 + 2n2 )
A. 1

B. +∞

C. −∞

D. 0

C. −∞


D. +∞ .

n4 − 5n2 + 4
Câu 25: Tính lim
2n2 − 1

A.

1
2

B. 1

11


IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Một số nhận xét qua các tiết dạy thử nghiệm theo định hướng của đề
tài
- Trong các giờ học triển khai các bài kiểm tra nhanh sau khi đã hướng dẫn các
em cách làm bài tập trắc nghiệm thu hút sự chú ý, phát huy tính tích cực của học
sinh.
- Qua các bài tập nhanh các em đỡ thấy nặng nề và nhàm chán dễ suy luận kết
quả cho bài toán hơn.
- Phát triển khả năng suy luận logic của các em, khả năng tính toán, so sánh đối
chiếu kết quả với các bạn trong lớp tự kiểm tra kết quả tính toán của mình để
tiếp cận kiến thức.
- Trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị đề trắc nghiệm, tìm tòi, phân dạng
các loại bài tập để học sinh tiếp cận và làm quen. Vì thế giáo viên cần đầu tư

thời gian và công sức nhiều hơn.
2. Đề kiểm tra sau khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập trắc nghiệm
tính giới hạn của hàm số:
Câu 1: Tính lim(−2n3 + n2 − 3)
A. +∞

B. −∞

C. 0

D. -2

C. 2

D. 2

C. 5

D. 3

Câu 2: Tính lim 2n4 − 3n2 + 11
A. +∞
Câu 3: Tính lim
A. +∞

B. −∞
5n2 − 3n + 7
3n − 2

B. −∞


4
3
Câu 4: Tính lim 2n + n − n

2n + 3

A. +∞

B. −∞

C.

1
2

D. 2 .

2
Câu 5: Tính lim n + n + n+ 1

2n − 1

12


A. 0

B. 1


Câu 6: Tính lim

C. 2

1
3

n n2 + 1 + 2n2
4n3 + n − 3

A. 2

B. 1

Câu 7: Tính lim

D.

C.

1
3

D. 0

2n + 4n
2.3n + 4n

A. 0


B. 2

Câu 8: Tính lim

C. 1

D.

1
2

C. 2

D.

1
2

C. 3 2

D. 2

C. 2

D. 0

n2 − n + 2
2n2 − 1

A. 1


B. 0

8n2 − 1
Câu 9: Tính lim
n2

A. 2

B. 2 2

(

)

Câu 10: Tính lim n + 1 − n n
B. −∞

A. +∞

* Sau khi tiến hành cho 2 lớp thực hiện bài kiểm tra, một là lớp thực
nghiệm, một là lớp đối chứng và có kết quả bài kiểm tra như sau:
Điểm kiểm
tra
0-2
3-4
5-6
7-8
9-10
% từ trung


Lớp 11I
Số học sinh
Tỷ lệ %
0
10
20
7
3

0
25.0
50.0
17.5
7.5
75.0

Lớp 11G
Số học sinh
Tỷ lệ %
0
5
12
16
7

0
12.5
30.0
40.0

17.5
87.5

bình trở lên
Nhận xét về kết quả thực nghiệm:

13


+ Kết quả thực nghiệm cho thấy lớp 11G làm bài tốt hơn ít sai sót hơn.
+ Lớp 11I làm bài theo cách trình bày của lý thuyết và sử dụng máy
tính cầm tay nên một số bài nhẩm đáp số nhanh không phát hiện ra, vì vây mất
nhiều thời gian và tính hiêu quả chưa cao, sau khi được hướng dẫn và kết hợp
với việc nắm vững bài toán tổng quát lớp 11G có kết quả kiểm tra từ trung bình
trở lên cao hơn lớp đối chứng là 12.5%, và điểm giỏi cao hơn 10%.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN
14


1.1. Bài tập trắc nghiệm và kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm ngày
càng phổ biến và áp dụng rộng rãi nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh nhanh và hiệu quả.
1.2. Tuy nhiên hiện nay hình thức thi này mới được triển khai áp dụng
đối với môn toán bắt đầu từ năm học 2016-2017 nên còn khá mới mẻ học sinh
và giáo viên bắt đầu tiếp cận với hình thức thi mới này không tránh khỏi lúng
túng và lo lắng. Vì vậy để đạt được kết quả cao trong các kì thi sắp tới các em
phải nắm vững và ghi nhớ lý thuyết, các bài toán cơ bản để từ đó vận dụng linh
hoạt và có hiệu quả trong học tập và thi cử, bên cạnh đó giáo viên cũng cần tìm

tòi phân dạng bài tập và phương pháp giải hợp lí để các em có thể hiểu và vận
dụng linh hoạt các dạng bài tập.
2. ĐỀ XUẤT
Để nâng cao hơn nữa kết quả học tập của học sinh khi làm các bài trắc
nghiệm nói chung, và bài kiểm tra trắc nghiệm nói riêng tôi khuyến nghị:
2.1. Nhà trường và các tổ chuyên môn cần bổ sung vào bộ đề kiểm tra
thường xuyên và định kì hệ thống đề trắc nghiệm và triển khai ngay đối với học
sinh lớp 10 đến lớp 12.
2.2. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi để phục vụ cho học sinh
và giáo viên khi tiếp cận với phương pháp thi mới này như cung cấp tài liệu,
máy chiếu, máy in, photo... kịp thời và nhanh chóng.

Thủ trưởng đơn vị xác

Quảng xương, ngày 11 tháng 5 năm 2017

nhận

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
15


nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện

Văn Thị Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO


16


1. Trọng tâm kiến thức và bài tập ĐS & GT 11 tự luận và trắc nghiệm- Phan
Huy Khải.
2. Giải toán ĐS& GT 11- Lê Hồng Đức- Nhóm cự môn.
3. Phương pháp giải các dạng toán ĐS & GT 11- Nguyễn Văn Nho.
4. Các dạng bài tập và phương pháp giải trắc nghiệm và tự luận ĐS & GT 11Nguyễn Văn Lộc ( chủ biên).
5. Tạp chí toán học tuổi trẻ- Nhà xuất bản giáo dục.

MỤC LỤC

Trang
17


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1
1
2
2
2

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Trắc nghiệm là gì

2. Giới hạn
II. Thực trạng vấn đề giải bài tập trắc nghiệm trong dạy và học môn toán

2
2
2
3

nói chung và bài tập trắc nghiệm của dãy số nói riêng hiện nay ở các
trường THPT
III. Các giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 11 giải một số bài tập tính giới

3

hạn của dãy số
1. Tóm tắt lý thuyết
2. Bài toán tổng quát
3. Một số ví dụ để học sinh nhận dạng và phân loại
4. Thực hành một số bài tập kiểm tra
IV. Kết quả thực nghiệm

4
4
5
9
12
15

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận

2. Đề xuất

15
15
17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 11
18


GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TÍNH GIỚI
HẠN CỦA DÃY SỐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢNG DẠY MÔN TOÁNỞ TRƯỜNG
THPT QUẢNG XƯƠNG 4

Người thực hiện: Văn Thị Trang
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán

THANH HÓA, NĂM 2017

19




×