Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Dạy học truyện ngắn theo hướng tích hợp với hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.02 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 12.

Người thực hiện: Hoàng Thị Lân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn : Ngữ Văn

1


THANH HÓA NĂM 2017

2


MỤC LỤC
TT
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
2.
2.1


2.1.
1
2.1.
2
2.2
2.3
2.3.
1
2.3.
2
2.3.
3
2.4
3

Nội dung
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
Cơ sở lí luận
Khái quát chung về KNS và GDKNS

Trang
3
4
4
4

4
4
5
5

Một số nguyên tắc dạy học truyện ngắn theo hướng tích hợp với
HĐGDKNS
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Một số giải pháp giảng dạy truyện ngắn theo hướng tích hợp với
HĐGDKNS
Nắm vững đặc trưng bộ môn

5

Định hướng khai thác, tìm hiểu theo các bước

7

Thực nghiệm dạy học một truyện theo hướng tích hợp với
HĐGDKNS: ruyện Vợ nhặt ( Ngữ văn 12, cơ bản)
Hiệu quả của sáng kiến
Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo

10

3

6
6

6

16
17
18


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây ngành GD&ĐT đã và đang tiến hành đổi mới
giáo dục trên toàn diện: Từ việc đổi mới mục tiêu, phương pháp, phương tiện,
cách đánh giá chất lượng dạy và học cho đến cách xây dựng, cách quản lý cũng
như vai trò và vị trí của người dạy và người học, nhằm tạo ra một môi trường
giáo dục tiên tiến giúp người học phát triển một cách toàn diện, đáp ứng đúng
mục tiêu mà UNESCO đã đề ra: “Học để biết, Học để làm, Học để chung sống
với mọi người, Học để tự khẳng định mình”.
Nằm trong hệ thống những môn văn hoá, nhưng môn ngữ văn lại có một
vai trò và vị trí khá đặc biệt: Vừa là bộ môn khoa học nhằm cung cấp cho học
học sinh những kiến thức, những hiểu biết nhất định, vừa là một môn nghệ thuật
có khả năng tác động trực tiếp đến quan điểm, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của
học sinh thông qua những hình tượng nghệ thuật. Môn ngữ văn đang trên đường
khẳng định sự đổi mới của mình, cụ thể là trên cơ sở kết hợp hai đặc tính khoa
học và nghệ thuật theo hướng tích hợp từ các phân môn: đọc hiểu, tiếng Việt,
làm văn và lý luận văn học đồng thời ứng dụng những thành tựu của các ngành
khoa học khác như: Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học hiện đại, khoa
học công nghệ và đặc biệt là vận dụng triệt để quan điểm dạy học lấy người học
làm trung tâm nhằm phát huy tối đa tính chủ động, tích cực của người học.
Chúng ta đang hướng tới xây dựng và phát triển một đất nước dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và luôn có khả năng hội nhập
với thế giới. Nhưng đất nước càng phát triển, xã hội càng hiện đại thì cuộc sống

càng nảy sinh những thách thức, những nguy cơ rủi ro, muốn thành công và
hạnh phúc con người không chỉ phải trang bị kiến thức mà quan trọng hơn là cần
được trang bị kỹ năng sống. Vì vậy việc dạy học gắn liền với hoạt động giáo dục
kỹ năng sống (HĐGDKNS) cho học sinh là một việc làm tất yếu. Hoạt động này
có thể thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khoá, các buổi sinh hoạt tập
thể… tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh cụ thể.
Mặc dù quá trình đổi mới giáo dục cấp THPT đã đi được một quãng
đường nhất định, nhưng vấn đề GDKNS cho học sinh vẫn chưa được quan tâm
cho tương xứng với vai trò và vị trí quan trọng của nó. So với học sinh thế giới,
nhất là học sinh các nước phát triển như: Xin-Ga-Po, Mỹ, Anh…Học sinh Việt
Nam mang hành trang đến cuộc sống vẫn nặng lý thuyết hơn là thực hành. Vả
lại do điều kiện cơ sở vật chất chưa đồng bộ, trang thiết bị dạy học còn thiếu
thốn, nên chúng ta cũng chưa có nhiều điều kiện để học sinh thực hành và trải
nghiệm những điều đã học. Trong khi đó ngoài xã hội đầy những biến động
khôn lường, nhiều học sinh đứng trước những tình huống bất ngờ không biết xử
4


lý như thế nào cho đúng, hoặc là xử lý theo hướng tiêu cực, dẫn đến những hậu
quả xấu. Xuất phát từ thực tế nói trên tôi nghĩ nền giáo dục Việt Nam cần thiết
phải chú trọng hơn nữa hoạt HĐGDKNS cho học sinh để các em có khả năng
sống trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Khi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu tôi muốn đem đến một cái
nhìn cụ thể, thiết thực, đúng đắn và đầy đủ hơn về hoạt động dạy học theo quan
điểm tích hợp mà chúng ta đang thực hiện trong môn Ngữ văn ở trường thpt
hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
+ Thiết lập phương pháp dạy học cho một truyện ngắn theo hướng tích
hợp với HĐGDKNS.

+ Từ phương pháp chung, người viết tập trung vào định hướng cách thức
dạy học cụ thể đối với truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) theo hướng tích hợp với
HĐGDKNS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng những phương pháp cụ thể sau:
+ Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết:Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu
liên quan đến đề tài, tôi thu thập và xử lí thông tin, rôì xây dựng mô hình lí
thuyết về KNS, các nguyên tắc tích hợp trong giờ đọc hiểu văn bản truyện ngắn
+ Phương pháp điêù tra, khảo sát thực tế
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Khái quát chung về KNS và GDKNS:
* Khái niệm:
- KNS là năng lực, khả năng tâm lý – xã hội của con người có thể ứng phó với
những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống và giao tiếp có hiệu
quả.
- Những KNS cần giáo dục cho học sinh thpt trong xã hội hiện đại được chia
làm 2 nhóm:
<+> Một là: Những KNS cốt lõi bao gồm:
+ Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình
+ Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác
+ Nhóm kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
<+>Hai là: Những kỹ năng sống để ứng phó với những vấn đề của
lứa tuổi THPT bao gồm:
5


+ Phòng tránh lạm dụng Game.

+ Phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính
+ Phòng tránh sử dụng chất gây nghiện
+ Phòng tránh bạo lực học đường
- Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực,
trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp.
2.1.2. Một số nguyên tắc dạy học truyện ngắn theo hướng tích hợp với
HĐGDKNS:
-Đảm bảo đặc trưng của môn học:
Môn ngữ văn nói chung, văn học nói riêng vừa có những đặc điểm của
một môn khoa học vừa là một bộ môn nghệ thuật, nên khi dạy học phải chú ý
đến tính 2 mặt của nó. Một mặt giúp học sinh nắm được những kiến thức trọng
tâm mà mục tiêu bài học yêu cầu phải đạt được. Mặt khác thông qua hình tượng
nghệ thuật, những phương tiện biểu đạt trong tác phẩm văn học người dạy giúp
học sinh hình thành những rung cảm thẩm mỹ cũng như sự nhận thức, quan
điểm sống và hành vi hướng tới cái đẹp, cái cao cả, cái tốt, cái thiện, đồng thời
biết phê phán, đấu tranh để loại trừ cái thấp hèn, xấu xa, sự tàn ác. Từ đó xây
dựng cho bản thân một cuộc sống tích cực, lành mạnh, hạnh phúc .
- Đảm bảo nguyên tắc dạy học hiện đại:
Phải lấy chủ thể học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học, còn giáo
viên chỉ đóng vai trò là người định hướng, gợi mở cho học sinh cách tiếp nhận
kiến thức. Đồng thời trong quá trình dạy học theo hướng tích hợp với
HĐGDKNS giáo viên không được áp đặt một cách máy móc theo chủ quan của
mình, mà phải phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
thông qua nhiều cách thức khác nhau như: Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu
vấn đề phù hợp với từng nhóm học sinh cụ thể, cho học sinh làm trắc nghiệm
khách quan, để học sinh trãi nghiệm trong các tình huống, vận dụng những
phương tiện kỹ thuật hiện đại: Xem phim, ảnh… Sao cho những nội dung tích
hợp vừa thiết thực, vừa bổ ích.
- Đảm bảo đặc trưng thể loại:

Tác phẩm văn học bao gồm nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể loại đều
mang những đặc trưng riêng biệt nổi bật. Vì vậy dạy học theo hướng tích hợp
phải xuất phát từ đặc trưng thể loại mà định hướng cho học sinh khai thác các
giá trị của tác phẩm để tránh sự sai lệch, áp đặt. Đối với truyện ngắn phải xuất
phát từ việc khai thác những nét chính về tác giả, tác phẩm, nội dung cốt truyện,
người kể chuyện,nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, từ đó mới khái quát
nên nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
-Đảm bảo yêu cầu tích hợp phù hợp:
Chỉ tích hợp ở những tác phẩm có nội dung thật sự liên quan đến KNS,
không được tích hợp tràn lan, gượng ép nhằm đảm bảo cho HĐGDKNS được
diễn ra một cách tự nhiên, hợp lí, không khiên cưỡng.
6


Mặt khác, nội dung tích hợp cần phải được lựa chọn một cách kĩ càng,
tránh làm chương trình thêm nặng nề, quá tải, biến giờ dạy học văn chuyển theo
hướng xã hội học dung tục, làm cho kết quả không diễn ra như mong muốn,
thậm chi còn dẫn đến hậu quả phi giáo dục.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Nền Giáo dục Việt Nam đã trang bị cho học sinh tương đối đầy đủ những
kiến thức của tất cả các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học
thường thức, những nguyên tắc, những quy phạm thuộc về các chuẩn mực đạo
đức… Nhưng việc GDKNS cho học sinh, nhất là học sinh THPT lại còn là một
vấn đề nan giải. Nhiều học sinh THPT thiếu kinh nghịêm sống là một trong
những nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, khi phải đối diện với
những thách thức trong cuộc sống không có khả năng giải quyết dẫn đến những
suy nghĩ, nhận thức, thói quen cũng như hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng trầm
trọng không chỉ đối với riêng bản thân mà còn đối với xã hội (Như mắc bệnh
AIDS, mang thai ngoài ý muốn, bị tâm thần vì thất bại trong thi cử…) Vì vậy có
thể khẳng định KNS như những nhịp cầu tạo thành cây cầu giúp cho học sinh đi

sang được đến bờ bên kia của lối sống tích cực và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Cho nên tất yếu chúng ta phải chú trọng hơn nữa đến HĐGD KNS cho học
sinh trong nhà trường.
Các môn khoa học tự nhiên lấy những hiện tượng, những biến đổi trong
môi trường tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Riêng môn ngữ văn,
nhất là các tác phẩm văn học lại hướng ngòi bút vào khám phá con người và
cuộc sống trong những hoàn cảnh và thời đại cụ thể. Chính vì vậy mà thông qua
những hình tượng con người trong tác phẩm văn học nhà văn đặt ra những tình
huống, những vấn đề, cũng như cách nhìn nhận, giải quyết những vấn đề, những
tình huống mà mình đã đặt ra trong tác phẩm qua đó bộc lộ tư tưởng, tình cảm,
quan điểm, thái độ của mình trước con người và cuộc đời.
Chẳng hạn như thông qua chi tiết nhỏ trong tác phẩm “Chí Phèo” của
Nam Cao (Khi Chí Phèo bị bà Ba gọi vào để bóp chân, đấm lưng, Chí Phèo cảm
thấy nhục chứ không hề thấy thích) hình thành được ở học sinh kỹ năng sống
biết tự trọng.
Đặc biệt là các tác phẩm văn xuôi từ 1945- 1975 trong chương trình ngữ
văn cơ bản lớp 12 chứa đựng rất nhiều KNS như: Kỹ năng tự nhận thức (Rừng
Xà Nu- Nguyễn Trung Thành), kỹ năng kiên định theo đuổi một mục tiêu
(Những đứa con trong gia đình) KNS cảm thông, thấu hiểu (Vợ chồng A Phủ,
Vợ nhặt)… nhưng vẫn chưa được tích hợp đúng đắn và đầy đủ trong quá trình
dạy học.
2.3. Một số giải pháp giảng dạy truyện ngắn theo hướng tích hợp với
HĐGDKNS:
2.3.1.Nắm vững đặc trưng thể loại:

7


- Truyện ngắn là thể loại tự sự, kể chuyện, trình bày sự việc. Nếu thi ca in
đậm dấu ấn chủ quan của tác giả thì truyện lại mang đậm tính khách quan. Dù

nó tái hiện những diễn biến của đời sống hay thể hiện những gì diễn ra trong
tâm hồn con người cũng đều là cái tồn tại bên ngoài tác giả, chúng không phải là
sự tự thể hiện cuộc đời và bộ mặt tinh thần của nhà văn.
- Truyện phản ánh đời sống thông qua cốt truyện: đó là một chuỗi các tình
tiết, sự kiện, biến cố được tổ chức, sắp xếp một cách hợp lí, lô gic nhằm phục vụ
cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả, cho nên cốt truyện đóng một vai trò
quan trọng trong thể loại truyện.
- Trong diễn biến cốt truyện, các nhân vật hình thành, hành động, quan hệ,
tác động qua lại lẫn nhau, bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Nhân vật trong
truyện thường được miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ, sinh động trên mọi khía cạnh,
sắc thái và có mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh.
- Diễn biến cốt truyện và sự hoạt động của các nhân vật không bị hạn chế
bởi không gian và thời gian, Truyện có thể kể về các khoảnh khắc về đời người,
lại có thể kể về các sự kiện xảy ra trong bao thế hệ, có thể đưa người đọc trở về
quá khứ, hoà mình vào hiện tại, hoặc hướng tới tương lai, có thể đi sâu vào tâm
trạng con người, những cảnh đời cụ thể hay tái hiện những bức tranh đời sống
toàn cảnh rộng lớn.
- Ngôn ngữ trong truyện thường linh hoạt, đa dạng, gần gũi với đời sống.
2.3.2.Trên cơ sở nắm vững đặc trưng của truyện người dạy định hướng cho học
sinh khai thác, tìm hiểu truyện theo các hoạt động sau:
Bước 1:Tìm hiểu phong cách sáng tác của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Khi tìm hiểu về một tác giả văn học, giáo viên không chỉ giúp học sinh
nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn đó, mà
quan trọng hơn là phải giúp học sinh nắm vững và khắc sâu đặc điểm nổi bật
trong phong cách nghệ thuật của nhà văn đó, đây là cơ sở quan trọng để học sinh
tiếp cận tác phẩm một cách đúng đắn. Chẳng hạn như dạy tác phẩm Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành phải cho học sinh hiểu rõ được nét nổi bật trong phong
cách của nhà văn này là văn xuôi của ông đã đạt tới tầm vóc của những khúc sử
thi hào hùng và thấm đẫm chất trữ tình lãng mạn để từ đó hướng học sinh vào
khai thác tác phẩm ở những phẩm chất anh hùng lí tưởng của nhân vật cũng như

sự bay bổng của tác phẩm trên đôi cánh ước mơ qua bức tranh rừng xà nu bất
tận.
Thấy được tính lịch sử cụ thể của diễn biến đời sống được miêu tả trong
tác phẩm, từ đó hiểu thêm ý nghĩa của truyện. Bởi ngay cả trong những truyện
đậm đặc yếu tố tưởng tượng, hư cấu, phóng đại vẫn ít nhiều mang bóng dáng
thời đại mà tác giả đang sống. Chẳng hạn như tìm hiểu bối cảnh xã hội thời Vũ
Trọng Phụng viết Số đỏ (1936) mới thấy rõ ý nghĩa lịch sử, tính chiến đấu mạnh
mẽ của bức biếm hoạ có một không hai về xã hội “Thượng lưu” thành thị đồi
bại, nhố nhăng mà tác giả đã vẽ lên bằng thủ pháp cường điệu, nghệ thuật trào
phúng đặc sắc.
Bước 2: Phân tích cốt truyện thông qua tình huống truỵện:
8


Mở đầu - vận động - kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Đó
là quá trình đời sống cụ thể tạo nên nội dung của truyện. Đồng thời làm rõ giá trị
của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc hoạ bản chất,
tính cách nhân vật.Đặc biệt chú ý tới nghệ thuật tự sự thông qua những câu hỏi
gợi mở: Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy ? Điểm nhìn trần thuật từ bên trong
hay bên ngoài? Cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện như thế nào? Có hợp lí, hấp
dẫn không? Tại sao?...
Bước 3: Phân tích nhân vật theo diễn biến cốt truyện:
Có thể nói đây là hoạt động chính mà lâu nay trong quá trình dạy học tác
phẩm truyện ngắn giáo viên thừơng quan tâm đầu tư nhiều nhất, thậm chí có
những văn bản người dạy chỉ chú trọng phân tích mỗi phương diện này. Song
đầu tư tìm tòi để khai thác thành hệ thống, hình thành phương pháp tối ưu thì
không phảI ai cũng làm được. Trong kinh nghiệm giảng dạy của riêng bản thân
tôi, tôi nhận thấy để hoạt động phân tích nhân vật trong truyện ngắn vừa nhẹ
nhàng, đơn giản vừa gợi được hứng thú cho học sinh và thu được hiệu quả cao
chúng ta nên tiến hành định hướng cho học sinh phân tích nhân vật theo các

bước sau:
* Về nội dung:
- Phân tích nguồn gốc, lai lịch của nhân vật.
- Phân tích ngoại hình,diện mạo của nhân vật.
- Phân tích hành động, ngôn ngữ của nhân vật.
- Phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật
- Phân tích mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác và
giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh.
* Về nghệ thuật :
- Phân tích để thấy được sự độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
của nhà văn (chẳng hạn như sử dụng chi tiết có tiêu biểu không, có hợp lô gíc
không, đặc tả ngoại hình hay nội tâm…).
- Phân tích nghệ thuật tạo tình huống để khám phá bản chấtcủa nhân vật
(tốt hay xấu, thiện hay ác, cao cả hay thấp hèn…).
Từ cơ sở trên giúp học sinh khái quát nên hình tượng nhân vật trong tác
phẩm đó tiêu biểu, điển hình cho tầng lớp nào, có cuộc đời, số phận ra sao, vẻ
đẹp, phẩm chất, tính cách như thế nào?
Bước 4: Tổng kết, đánh giá giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác
phẩm:
Nhà văn thường sáng tạo nhân vật để phát hiện những vấn đề của đời
sống, qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời. Vì
vậy giáo viên phải định hướng để học sinh khái quát được giá trị tư tưởng nghệ
thuật của tác phẩm thông qua những câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề như: Truyện đặt
ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng như thế nào? Qua truyện ngắn đó em có thể rút
ra bài học gì cho bản thân ở các khía cạnh: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ.
Bước 5: Tiến hành tích hợp với HĐGDKNS:

9



Như đã nói ở trên, mỗi tác phẩm văn học đều là sự khám phá về con
người và cuộc đời. Thông qua những hình tượng trong tác phẩm nhà văn
đặt ra những tìng huống, những vấn đề cũng như cách giải quyết những vấn đề,
những tình huống mà mình đã đặt ra trong tác phẩm, qua đó bộc lộ tư tưởng,
tình cảm, quan điểm, thái độ của mình trước con người và cuộc sống. Đó chính
là những bài học sâu sắc và thiết thực nhất. Vì vậy việc đưa HĐGD KNS cho
học sinh thông qua dạy học tác phẩm văn học thì sẽ đồng thời đạt được cả hai
mục tiêu: Thứ nhất là khắc sâu được kiến thức cơ bản của môn học, thứ hai là
hình thành được ở học sinh những KNS thích hợp, cần thiết. Qua quá trình giảng dạy
thực nghiệm bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm tích hợp như sau:
- Một là: Khi tiến hành tích hợp giữa dạy học truyện ngắn với HĐGDKNS chỉ
tích hợp ở những tác phẩm có liên quan đến vấn đề KNS.
- Hai là: Không tiến hành tích hợp ở tất cả các khâu, các nội dung một cách ôm
đồm, tràn lan mà chỉ tích hợp ở từng bộ phận ,cụ thể là chia nhỏ, rải đều vào
trong từng phần, từng khâu một cách tự nhiên, hợp lí, để tránh gây cho học sinh
cảm giác nặng nề, quá tải, vô tình biến giờ dạy học văn chuyển theo hướng xã
hội học dung tục.
Chẳng hạn khi phân tích câu nói của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng,
chúng mình phải cầm giáo”( Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) phải giúp học
sinh thấy được đây là một quyết định hết sức đúng đắn và sáng suốt của mội
người chỉ huy. Bởi chính quyết định này đã dẫn dắt dân làng Xô man cầm vũ khí
đấu tranh bảo vệ sự sống cho quê hưong đất nước. Hay khi phân tích tình huống
Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rôì chạy theo A Phủ trốn thoát khỏi Hồng Ngài để
tìm đến một cuộc sống mới tươi sáng tốt đẹp hơn là một hành động đấu tranh tự
phát, nhưng hoàn toàn hợp lí vì lúc này Mị đã bị dồn nén, chà đạp đến cùng cực
không còn có thể chịu đựng hơn nữa. Đặc biệt là khi Mị đã gặp được một người
đồng cảnh ngộ để có thể nương tựa vào nhau, nâng đỡ nhau thoát khỏi cuộc
sống tăm tối, cùng cực. Vì vậy khi gặp phải những vấn đề hoặc tình huống phức
tạp, khó khăn trong cuộc sống, chúng ta cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra quyết
định đúng đắn, kịp thời để giải quyết vấn đề sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.

- Ba là: Tích hợp thông qua quá trình liên hệ với thực tế rút ra từ tác phẩm
nhưng với điều kiện là phải liên hệ một cách tự nhiên, tránh áp đặt, khiên cưỡng.
Ví dụ như khi phân tích bi kịch của Tnú cần đưa ra những câu hỏi gợi mở nhằm
nâng cao nhận thức cho học sinh như: Vì sao khi Tnú đã có đầy đủ phẩm chất,
sức mạnh của một người anh hùng Tnú vẫn không thể cứu sống được vợ con
mình, anh vẫn bị giặc tra tấn bằng thứ nhựa cây của chính quê hương mình (vì
lúc ấy anh chỉ có hai bàn tay không, cả làng Xô man cũng chỉ có hai bàn tay
không nên tất yếu sẽ bị kẻ thù lợi dụng cả thứ nhựa cây thân thiết nhất của quê
hương mình để tra tấn). Từ đó hình thành cho học sinh kĩ năng nhận thức về
điều kiện và hoàn cảnh bởi đây là một kĩ năng sống quan trọng giúp con người
hiểu rõ hơn về bản thân và hoàn cảnh của mình.
- Bốn là: Phải tích hợp vào quá trình luyện tập kiểm tra. Bởi vì đây là khâu quan
trọng xác định giờ học có hiệu quả hay không. Vì vậy muốn tích hợp thành công
10


ở khâu này người dạy phải thay đổi cách thức ra đề, đồng thời khi ra đề phải
phân loại được đối tượng học sinh. Cụ thể là phải ra những đề kiểm tra mở,
nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để học sinh khẳng
định được năng lực của mình. Ví dụ khi luyện tập kiểm tra về tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài có thể đặt câu hỏi tạo tình huống để học sinh
trải nghiệm như: Nếu là Mị khi chứng kiến A Phủ bị trói đứng như thế em sẽ làm
gì? Tại sao? Hoặc có thể ra đề nghị luận xã hội có nội dung liên quan đến KNS
mà tác phẩm đã đặt ra.
2.3.3.Thực nghiệm giảng dạy một truyện ngắn theo hướng tích hợp với
HĐGDKNS trong chương trình Ngữ văn 12 ( cơ bản):
Tiết 60-61
Đọc hiểu :

Vợ nhặt


(Kim Lân)
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn:
Bước 1: Những nét chính về nhà văn Kim Lân: ngoài kiến thức về cuộc
đời, sự nghiệp sáng tác của Kim Lân mà SGK đã trình bày, giáo viên phải khắc
sâu nét phong cách riêng biệt của nhà văn này: Là cây bút văn xuôi hiện thực
xuất sắc trong dòng văn học hiện đại Việt nam, một nhà văn chuyên viết truyện
ngắn, thế giới nhân vật của ông tập trung chủ yếu ở khung cảnh nông thôn và
hình tượng người nông dân. Được mệnh danh “Là nhà văn một lòng đi về với đất,
với người, với thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
Bước 2: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm : Truyện ngắn Vợ nhặt ra
đời năm 1954, có tiền thân từ tập bản thảo “Xóm ngụ cư” mà nhà văn dự định
viết thành tiểu thuyết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công nhưng đã bị
mất bản thảo. Hoà bình lập lại Kim Lân đã dựa vào một phần cốt truyện cũ để
viết truyện ngắn này. Đây là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:
Bước 1: Tóm tắt cơ bản cốt truyện: Truyện ngắn Vợ nhặt được xây dựng
trong bối cảnh lịch sử của nạn đói khủng khiếp xảy ra ở nước ta vào năm 1945.
Câu chuyện xoay quanh tình huống Tràng - một anh nông dân tha phương cầu
thực bằng nghề đẩy xe thuê, nghèo hèn, xấu xí bỗng dưng nhặt được một cô vợ
rách rưới, xấu xí, cũng chẳng rõ lai lịch. Họ đem nhau về trước sự ngạc nhiên,
ngỡ ngàng của bao người xung quanh, ngay chính bản thân Tràng cũng không
tin là mình đã có vợ. Sau phút bối rối của ba con người tội nghiệp (Tràng, người
đàn bà vợ nhặt và bà cụ Tứ - mẹ Tràng) họ đã cùng nhau xây đắp, vun vén cho
tổ ấm gia đình với một tình cảm gắn bó, yêu thương và một niềm tin mãnh liệt
vào tương lai tươi sáng phía trước, cho dù hiện thực trước mặt vẫn còn tăm tối,
dù cái chết đang cận kề. Thông qua câu chuyện này Kim Lân muốn khẳng định
một phẩm chất vô cùng đáng quý của người nông dân Việt nam: Trong cái đói
quay quắt, giữa cái chết cận kề họ không bao giờ nghĩ đến miếng ăn, nghĩ đến


11


cái chết, mà luôn xích lại gần nhau, nương tựa vào nhau, cùng nhau nghĩ đến sự
sống, cùng khát khao xây dựng một tổ ấm gia đình.
- Nhân vật kể chuyện: Là một nhân vật giấu mặt, nhưng chính sự giấu mặt
của người kể lại tạo cho câu chuyện diễn biến một cách tự nhiên, mang tính
khách quan.
- Điểm nhìn trần thuật: Xuất phát ở cả hai phía, nhìn từ bên ngoài để thấy
rõ đặc điểm tính cách nhân vật, nhìn từ bên trong để hiểu rõ chiều sâu nội tâm
của mỗi nhân vật.
- Về mặt kết cấu: Truyện được xây dựng xoay quanh tình huống tâm
trạng-một tìng huống nhằm khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
- Về giọng điệu kể chuyện: vừa tự nhiên, giản dị vừa hài hước, sâu lắng.
Bước 2 : Phân tích nhân vật
a.Nhân vật Tràng:
- Lai lịch: là dân ngụ cư – lớp người mà thời đó người ta rất khinh.
- Ngoại hình: Xấu xí, thô kệch rất khó ưa với cái đầu trọc nhẵn, hai mắt gà gà
nhỏ tí, cái lưng to rộng như lưng gấu. Vừa là kết quả của hoá công đẽo gọt sơ
sài, vừa là hậu quả của cái đói gặm nhấm.
- Số phận: Nghèo hèn, đơn độc, sống cảnh mẹ goá con côi trong một căn nhà ọp
ẹp, rách nát giữa xóm ngụ cư. Kiếm sống bằng nghề đẩy xe thuê.
- Phẩm chất, nhân cách:
Là người đàn ông hào phóng, rộng lượng và nhân hậu, bao dung: Trong
lúc đói khổ vẫn cho một người đàn bà không quen biết ăn tới bốn bát bánh đúc,
khi người đàn bà rách rưới theo không về làm vợ vẫn sẵn sàng đón nhận , không
chê bai mà còn nâng niu,trân trọng.
Luôn khao khát một mái ấm gia đình
Khi đã có được một mái ấm gia đình thì cái đói và cái chết không còn ý
nghĩa gì đối với Tràng nữa, trong anh chỉ còn tình nghĩa yêu thương, gắn bó giữa

mình với người đàn bà xa lạ kia.
Ý thức rõ bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình, cùng xây đắp,
vun vén cho tương lai phía truớc.
- Nghệ thuật xây dựng nhânvật:
Không đặc tả ngoại hình mà đi sâu vào miêu tả diễn biến nội tâm.
Tạo tình huống độc đáo, hấp dẫn: Tình huống Tràng nhặt được vợ giữa
bối cảnh tối sầm lại vì đói, khi mà anh đang có nguy cơ ế vợ rất cao. Qua đó làm
bật nổi sự đối lập giữa hoàn cảnh với tính cách nhân vật.
>Đánh giá khái quát: Nhân vật Tràng là hình tượng nhân vật tiêu biểu cho
người nông dân Việt nam trước cách mạng. Dù phải sống trong cảnh tăm tối,
cùng cực, trước cái đói và cái chết cận kề vẫn hướng về sự sống, vẫn khao khát
tình thương và mái ấm gia đình, chính niềm khao khát ấy đã nâng đỡ họ đi tới sự
sống, ánh sáng và tương lai.

12


Qua nhân vật này nhà văn muốn gửi tới độc giả một thông điệp vừa sâu
sắc vừa thiết thực: Dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải biết bao dung độ
lượng, phải biết lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.
b.Nhân vật người đàn bà vợ nhặt:
- Về lai lịch: Không rõ nguồn gốc, lai lịch xuất thân (ngay đến cái tên cũng
không có).
- Ngoại hình: Khuôn mặt lưỡi cày, hai mắt trũng hoáy, người gầy sọp, áo quần tả
tơi, in hằn sự nghèo đói, khổ cực.
- Ngôn ngữ: Khi chưa làm vợ Tràng thì đanh đá chua ngoa, chao chát chỏng lỏn.
Nhưng khi đã làm vợ rồi thì trở nên dịu dàng, ý tứ.
- Số phận:
Đói khổ, đơn độc.
Hằng ngày kiếm ăn bằng những hạt rơi vãi, hay đi làm thuê.

Chỉ vì cần có một chốn nương thân mà phải trơ trẽn theo không một
anh chàng ế vợ.
- Phẩm chất: Sau một đêm làm vợ, làm dâu từ một người đàn bà chao chát chua
ngoa đã trở nên dịu dàng, hiền hậu, đúng mực. Trước gia cảnh nghèo hèn của
nhà chồng vẫn nén tiếng thở dài để thu dọn, vun vén cho tương lai của gia đình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo tình huống vừa hài hước, vừa lâm li bi đát
nhằm nhấn mạnh sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh đôí với diễn biến tâm lí,
tính cách nhân vật.
>Đánh giá chung: Dưới ngòi bút của Kim Lân nhân vật người vợ nhặt
hiện lên không chỉ có đói khổ bi thảm mà còn có được tình yêu thương, một mái
ấm gia đình bên một người mẹ chồng nhân từ và một người chồng đầy trách
nhiệm. Đó mới là cái quý giá nhất mà cuộc đời đã trao cho chị, đắp đổi cho chị
khi chị chấp nhận theo không Tràng.
c. Nhân vật bà cụ Tứ:
- Ngoại hình: In hằn khổ đau ,cùng cực qua dáng người lọng khọng, khuôn mặt
nhăn nheo, đôi mắt kèm nhèm.
- Số phận: nghèo hèn, goá bụa, phải tha phương cầu thực, không lo nổi vợ cho con.
- Phẩm chất, nhân cách:
Là một người mẹ trải đời và hiểu đời: Trước tình huống con trai đem
theo một người đàn bà về và giới thiệu là vợ, bà đã không chối từ hay khinh rẻ
mà còn tỏ ra cảm thông thương xót, đón nhận con dâu như một duyên may trời cho.
Là người mẹ hết lòng yêu thương con: Biết con nên vợ nên chồng giữa
cảnh đói khổ, túng bấn đã vô cùng xót xa cho con, nén tất cả mọi tủi nhục để
chủ động vun vén, sắp đặt cho tương lai của con.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo tình huống bất ngờ để nhân vật bộc lộ
chiều sâu nội tâm.
>Đánh giá chung: Nhân vật bà cụ Tứ hiện lên trong tác phẩm là hiện thân
của một người mẹ nghèo khổ nhưng hết lòng yêu thương con. Dù trong đói khổ,
dù đối mặt với cái chết vẫn vun đắp cho con những hi vọng ở tương lai phía


13


trước, vẫn dắt con đi về phía ánh sáng, nơi có sự sống để tạo dựng cuộc sống tốt
đẹp hơn.
Hoạt động 3:Khái quát giá trị của tác phẩm:
- Về nội dung: đây là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân, thể hiện được
những phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt nam trước cách mạng, khi
đói người ta không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở
trong tình huống bi thảm đến đâu vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai.
- Về nghệ thuật: Nhà văn đã xây dựng được một tình huống độc đáo, hấp
dẫn. Cách kể chuyện tự nhiên, giản dị, nhưng chặt chẽ. Cách dựng cảnh sinh
động và ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, sắc sảo.
Hoạt động4: Tiến hành tích hợp với HĐGDKNS:
Cách thức 1: Tạo tình huống có tính chất ứng dụng thực tiễn đời sống:
Mục đích: Nhằm nâng cao tính thực tiễn cuả môn học,nâng cao tính chủ động,
sáng tạo cuả học sinh trong quá trình học. Đặc biệt là rèn luyện nâng cao kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám
đông.
Cách thức thực hiện:
- Cho học sinh quan sát tranh, ảnh (hoặc phim tư liệu) lịch sử về nạn đói xảy
ra ở nước ta vào đầu năm 1945 để học sinh hình dung cụ thể hơn về bối cảnh và
tình huống truyện.
- Đặt ra tình huống:
* Tình huống 1: Nếu là bà cụ Tứ anh (chị) sẽ xử sự như thế nào khi Tràng bất
ngờ đưa người “vợ nhặt” về nhà?
- Tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống trên phiếu học tập cá nhân, sau
đó để học sinh trình bày ý kiến trước lớp, cả lớp sẽ thảo luận và thống nhất cách
giải quyết tốt nhất. Với tình huống này học sinh có thể có nhiều cách giải quyết
khác nhau, chẳng hạn:

+ Không chấp nhận, đuổi người đàn bà kia ra khỏi nhà, sau đó chửi cho
Tràng một trận, vì đây là chuyện hệ trọng nhất của đời người phải có mai mối,
cưới hỏi đàng hoàng, phải được mẹ đứng ra quyết định.
+ Khóc lóc, kêu gào, than vãn cho tình cảnh trớ trêu nghèo hèn của bản thân.
+ Căn vặn, tra hỏi nguồn gốc, lai lịch của chị ta và đưa ra những thử thách,
quy tắc khắt khe.
+ Vui vẻ bằng lòng ngay vì đây là vận may của con mình.
- Định hướng để đi đến thống nhất cách giải quyết hợp lí: Trên thực tế khi
gặp phải hoàn cảnh này ai cũng chua xót, đắng cay, tủi nhục, ai oán, buồn tủi…
nhưng quan trọng nhất là phải biết kìm chế cảm xúc để không gây tổn thương
cho con, từ đó giúp học sinh tự hình thành cho mình kĩ năng sống biết cách đối
14


mặt với cảm xúc và tự kìm chế cảm xúc tránh làm tổn thương mình cũng như
tổn thương người khác. Đó cũng chính là cơ sở hình thành tình yêu thương, sự
cảm thông trước những hoàn cảnh éo le, tăm tối, đói khát.
. * Tình huống 2: Giả sử anh (chị) là người đàn bà “vợ nhặt” khi bước chân về
nhà chồng, trước gia cảnh nhà chồng nghèo khó, rách rưới, ọp ẹp như vậy thì
mình sẽ xử lí như thế nào?
Với tình huống này chắc chắn học sinh cũng có nhiều cách giải quyết khác nhau:
+ Tiếp tục chửi Tràng điêu rồi bỏ đi ngay lập tức vì hiểu rõ ở đây không
thể kiếm được miếng ăn như mong muốn.
+ Vui vẻ chấp nhận và chủ động thuyết phục bà cụ Tứ để tạo ấn tương tốt
đẹp trong quan hệ mẹ chồng, nàng dâu.
- Định hướng cách giải quyết hợp lí: Trong cuộc sống không phải lúc nào
chúng ta cũng đạt được mong muốn, cho nên đừng vội chán nản hay tuyệt vọng
mà hãy biết chấp nhận nó để tìm cách khắc phục. Người đàn bà vợ nhặt chấp
nhận theo không một kẻ nghèo hèn như Tràng chỉ vì cái đói và miếng ăn, dù
không đạt được mục đích chị vẫn nén tiếng thở dài và chấp nhận cuộc hôn nhân

theo không ấy, cuối cùng được đắp đổi bằng một mái ấm gia đình đích thực. Qua
đó giáo dục cho học sinh (KNS) biết tự nhận thức về bản thân, biết chấp nhận
hoàn cảnh để bảo tồn sự sống rồi mới nghĩ đến tương lai phía trước.
Cách thức 2: Tổ chức hoạt động đối thoại đa dạng trong giờ học:
- Mục đích: Rèn luyện kĩ năng hợp tác với bạn trong quá trình học tập,
quá trình tự đánh giá và điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo
luận.Tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân, đồng thời phát huy vai trò hỗ trợ
của tập thể trong học tập khiến cho những vấn đề đưa ra đối thoại được nhìn
nhận đa dạng, phong phú và toàn diện hơn. Đặc biệt là với phương pháp này học
sinh hoàn toàn phát huy được tính chủ động, tích cực trong quá trình học.
- Cách thức thực hiện:
+ Đối thoại giữa giáo viên và học sinh thông qua các câu hỏi gợi mở như:
Vì sao nhà văn Kim lân lại đặt tên tác phẩm là “ Vợ nhặt ”?
Tại sao Tràng bằng lòng để người đàn bà kia theo mình về nhà?
Giả sử việc Tràng “nhặt” được vợ diễn ra trong một hoàn cảnh khác thì
giá trị của tác phẩm có thay đổi không?
+ Đối thoại giữa học sinh với giáo viên (tức là để học sinh đặt ra các câu
hỏi đối với giáo viên): Nếu rơi vào tình cảnh như nhân vật “ thị” cô sẽ làm gì khi
gặp Tràng?
Cách thức 3: Tích hợp thông qua phương pháp phân nhóm:
15


- Mục đích: Nhằm phát huy tối đa vai trò của học sinh trong giờ học, phát
huy tính tích cực, tự giác, sự năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân, đồng thời
giúp hình thành các kĩ năng xã hội như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải
quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác…
- Cách thức thực hiện:
Xây dựng nội dung thảo luận phù hợp, phân lớp thành các nhóm học tập với
nhiệm vụ cụ thể:

Nhóm 1: Thảo luận về tình huông của tác phẩm ở các khía cạnh: nội dung, tính
chất, ý nghĩa của tình huống.
Nhóm 2: Thảo luận về kết cấu hình tượng của tác phẩm.
Nhóm 3: Thảo luận về những nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm.
Nhóm 4: thảo luận về giá trị nội dung của tác phẩm (Giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo).
Sau khi thảo luận: Giáo viên tổng kết, đánh giá các ý kiến phát biểu, bổ sung
thêm các ý kiến cần thiết; nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của từng nhóm.
Cách thức 4: Tích hợp thông qua khâu luyện tập, kiểm tra: Đây là khâu quan
trọng nhất nhằm khẳng định hiệu quả của giờ dạy,vì vậy tôi thường ra các dạng
đề vừa nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu kiến thức vừa nhằm kiểm tra khả năng
vận dụng kiến thức của học sinh, nhất là khả năng vận dụng trong những tình
huống, hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Cụ thể là những câu hỏi như sau:
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu1: Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân viết về đề tài gì:
A, Viết về chiến tranh.
B, viết về người nông dân sau cach mạng.
C, Viết về người nông dân trước cách mạng.
Câu 2: Nét đẹp nổi bật đáng trân trọng ở nhân vật bà cụ Tứ;
A, Chịu thương, chịu khó.
B, Nhân hậu, giàu lòng yêu thương
C, Giản dị, chất phác.
D, Cần mẫn lao động.
Câu 3: Câu nào sau đây nêu đúng và đầy đủ chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt?
A, Truyện ngắn Vợ nhặt kể về người vợ nhặt được của Tràng.
B, Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của
người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp và
sức sống kì diệu của họ.
C, Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình và
tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người nông dân trước Cách mạng.

D, Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân nói về tình cảnh thê thảm của người nông
dân trong nạn đói năm 1945.
16


Đáp án đúng: câu 1: C ; Câu 2 : B ; câu 3: B
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Từ câu chuyện Tràng nhặt được vợ anh (chị) hãy trình bày cảm nhận và suy
nghĩ của mình về tình trạng hôn nhân và gia đình của giới trẻ trong xã hội ta hiện nay.
Câu 2: Qua tấm lòng của các nhân vật trong tác phẩm anh (chị) hiểu như thế nào
là tình thương trong cuộc sống.

2.4. Hiệu quả :
Sau khi tiến hành bài dạy theo phương pháp tích hợp như đã trình bày ở
trên cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường , tổ, nhóm chuyên môn tôi đã
thu được một số thành quả đáng kể :
Học sinh khắc sâu được kiến thức môn học hơn hẳn so với cách dạy cũ,
học sinh có hứng thú hơn, không khí giờ học sôi nổi hơn. Ngay bản thân tôi
cũng tìm lại được hứng thú và nhiệt huyết của một người giáo viên dạy văn.
Quan trọng hơn là sau giờ học theo hướng tích hợp như thế này học sinh tích luỹ
được nhiều KNS để vận dụng vào giải quyết những tình huống khó khăn phức
tạp nảy sinh trong cuộc sống theo chiều hướng tích cực, nhất là trong mối quan
hệ với bạn bè, thầy cô. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng cao, học sinh yếu kém không
còn.
Kết quả thực nghiệm cụ thể: Ở các lớp 12A1 12A4 và 12A9
Trước khi áp dụng;
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu

Kém
Lớp Sĩ số Số
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
%
HS
HS
HS
HS
HS
12A1 45
2
4.5 10
22
27
60
4
9
2
4.5
12A4 40
1
2.5 8
20

25
62.5 5
12.5 1
2.5
12A9 45
3
7
12
26.5 20
44
7
16
3
6.5
Sau khi áp dụng:
Giỏi
Khá
Lớp Sĩ số Số
Số
%
%
HS
HS
12A1 45
7
16
20
44
12A4 40
5

12,5 18
45
12A9 45
8
18
21
47
3.Kết luận, kiến nghị:
- Kết luận :

17

T.Bình
Yếu
Số
Số
%
%
HS
HS
18
40
0
0
17
42,5 0
0
16
35
0

0

Kém
Số
%
HS
0
0
0
0
0
0


+ Dạy học văn theo hướng tích hợp với HĐGDKNS là một nhiệm vụ
quan trọng và thiết thực đối với người giáo viên, nhất là giáo viên Ngữ văn trong
quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên
để có được một tiết dạy theo hướng tích hợp với HĐGDKNS người giáo viên
phải chuẩn bị giáo án công phu, có kiến thức sâu rộng và khả năng xử lí tình
huống sư phạm tốt kết hợp với việc hỗ trợ của nhiều phương tiện, thiềt bị dạy
học hiện đại. Vì vậy tôi thiết nghĩ giáo viên chúng ta cần phải có sự trao đổi, học
hỏi lẫn nhau về cách thức, phương pháp dạy học mới, sáng tạo, khoa học thông
qua các sáng kiến kinh nghiệm.
+ Đề tài này có nhiều vấn đề cần trao đổi, bổ sung. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được áp dụng trong
thực tế dạy học nhiều hơn nữa.
-Kiến nghị:
- Khi giảng dạy thể loại truyện ngắn theo hướng tích hợp với HĐGDKNS
rất cần đến tài liệu trực quan, vì vậy tôi đề xuất ngành GD có thể cung cấp cho
chúng tôi những tài liệu, thiết bị để phục cho giờ dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

- KNS được hình thành ở học sinh nhanh nhất chính là sự trải nghiệm của
bản thân .Vì vậy tôi đề nghị ngành hãy xây dựng chương trình GDKNS cho học
sinh cụ thể thông qua những hoạt động thiết thực .

Thanh Hoá, ngày 01 tháng 6 năm 2017
Xác nhận của hiệu trưởng
Người thực hiện

Hoàng Thị Lân

18


Tài liệu tham khảo
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo các tài liệu sau:
1, Sách giáo viên Ngữ văn 12 (chương trình cơ bản), tập 2.
2, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
3, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ( Trần Đình Sử).
4, Các phương pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thpt (Đào Thị Oanh).

19



×