Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đổi mới cách đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.34 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KỸ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI NHẰM PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG ĐỌC HIỂU
BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ

Người thực hiện : Nguyễn Thị Nga
Chức vụ
: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài…………………..……………………………………..................1
1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ……………………………………….....................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài …………………………...........................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………..................3
2. NỘI DUNG ....................................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề.........................................................................................................4
2.3. Những yêu cầu của việc đặt câu hỏi trong giờ đọc văn................................................4
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của HMT...........5
2.5. Kết quả thu được.........................................................................................................14


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................14
3.1. Kết luận.......................................................................................................................14
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................16
PHỤ LỤC............................................................................................................................17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên, được thực
hiện trong quá trình dạy học để tác động đến học sinh và việc học của HS nhằm
hướng dẫn và giúp HS đạt mục tiêu học tập [2]. Tuy nhiên, phải thừa nhận
PPDH tồn tại hiện thực trên lớp học, trong quá trình dạy học thực tế, chứ không
phải trên giấy, trên sách báo và bài giảng ở trường sư phạm. Các PPDH xuất
hiện ở mỗi bài học, trong sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS và các yếu tố
của môi trường dạy học lúc đó. Có nghĩa GV cùng HS của mình tạo ra và tiến
hành PPDH trên lớp, trong tiến trình bài học, trên cơ sở thiết kế của GV. Các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực không phải là chiếc chìa khóa vạn
năng cho tất cả các môn học, bài học. Môn học này có một số phương pháp và
kỹ thuật dạy học cơ bản thì môn học kia không hoàn toàn như vậy. Thậm chí,
trong một môn học, bài học này có thể sử dụng các phương pháp và kỹ thuật này
thì bài học khác lại chỉ có thể sử dụng được các phương pháp và kĩ thuật kia.
Đành rằng, trong quá trình dạy học, giữa các bài, các môn có sự giao thoa giữa
các phương pháp và kỹ thuật dạy học.
Nói như thế để thấy việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khoa học ở chỗ phải tuân thủ
phương pháp và kỹ thuật dạy học mà mình sử dụng theo những trình tự, cách
thức nhất định. Nghệ thuật là ở chỗ sử dụng các PP - KT dạy học nào cho phù
hợp với từng phần của từng bài để đạt được hiệu quả cao nhất [1]. Đấy là chưa
kể đến sự linh hoạt, uyển chuyển trong quá trình lên lớp ở những thời gian,

không gian và môi trường cụ thể.
Lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định có nhiều phương pháp và kỹ thuật
dạy học như: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác, Dạy học theo
hợp đồng …; Kỹ thuật đặt câu hỏi, Kỹ thuật mảnh ghép, Kỹ thuật khăn phủ bàn
v.v...[2]. Suy cho cùng, dù theo phương pháp và kỹ thuật nào đi chăng nữa thì
GV cũng phải thông qua việc nêu vấn đề, đặt câu hỏi, ra bài tập … để HS tự tìm
1


tòi, khám phá chân lý khoa học. Ra vấn đề gì, hệ thống câu hỏi như thế nào
trong chia nhóm, trong sơ đồ tư duy… để học sinh hoạt động. Đây là vấn đề cốt
lõi nhất, cơ bản nhất trong PP và KT dạy học tích cực.
Đứng trước yêu cầu của xã hội, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để
vận dụng một cách có hiệu quả những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy
vai trò quan trọng và ưu thế của kỹ thuật đặt câu hỏi nên tôi đã đầu tư xây dựng
hệ thống câu hỏi cho các giờ dạy, đặc biệt chú ý xây dựng những câu hỏi có vấn
đề nhằm khơi dậy hứng thú học văn của học sinh, kích thích sự phát triển trí tuệ
và giúp các em lưu giữ kiến thức lâu hơn.
Chọn Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - SGK Ngữ văn 11 (chương trình
chuẩn và nâng cao) - để trình bày sự vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vì đây là thi
phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử, chứa nhiều mâu thuẫn nghệ thuật đặc
thù, không những thế Đây thôn Vĩ Dạ còn được đánh giá là văn bản hay song
học sinh khó tiếp cận. Vì thế, tôi xin mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về
“ Kỹ thuật đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong đọc hiểu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử”.
1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài này nhằm thể hiện việc áp dụng lý thuyết về phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào một bài cụ thể. Nghiên cứu để thấy rằng

kỹ thuật đặt câu hỏi là một kỹ thuật thường được sử dụng trong nhiều bài đọc hiểu văn bản văn chương nghệ thuật, khắc phục tình trạng câu hỏi không mang
tính hệ thống, phá vỡ chỉnh thể nghệ thuật, khắc phục tình trạng câu hỏi dễ dãi,
hời hợt không phát huy được năng lực tư duy của HS hoặc câu hỏi quá khó
khiến HS chán nản, không có hứng thú đối với môn học. Thực chất là “…làm
sao để chủ thể HS dưới sự hướng dẫn của GV để cảm nhận, khám phá, chiếm
lĩnh tác phẩm. Do đó, tạo được một sự tự phát triển toàn diện về trí lực, tâm
hồn, nhân cách và năng lực” [1].
2


1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Đổi mới cách đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cự chủ động của học
sinh trong giờ đọc văn.
* Nâng cao hiệu quả của những giờ đọc văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài
Đối tượng: Là học sinh lớp 11 học chương trình Ngữ văn cơ bản của
trường THPT Đông Sơn I, Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Một số văn bản văn chương nghệ thuật thuộc chương
trình chuẩn mà trung tâm thể nghiệm là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu lí thuyết
* Đọc, nghiên cứu các tài liệu xung quanh việc đổi mới phương pháp dạy
học văn.
* Các tài liệu, bài viết về phương pháp đổi mới cách đặt câu hỏi trong giờ
dạy tác phẩm văn chương.
1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn
* Dự một số giờ đọc văn của các đồng nghiệp
* Thể nghiệm qua một số giờ dạy trên lớp của bản thân .
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận

Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, đứng trước yêu cầu
về một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức và kỹ năng chuyên
nghiệp…nền giáo dục của đất nước đã chú trọng đến sự đổi mới phương pháp dạy
và học theo hướng tích cực. Nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới được
nghiên cứu vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó có kỹ
thuật đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học (đặc biệt những câu hỏi có vấn đề tình huống học tập) có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình
nhận thức giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống và tạo không
3


khí học tập sôi nổi. Giáo viên qua câu hỏi có thể đánh giá được năng lực của học
sinh, có được thông tin phản hồi làm cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung một cách
phù hợp, kịp thời những đơn vị kiến thức, kỹ năng trong giờ dạy.
2.2. Thực trạng vấn đề
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy nói chung, giảng dạy môn Ngữ văn nói
riêng vẫn tồn tại tình trạng đầu tư cho việc xây dựng câu hỏi chưa thật sự thỏa
đáng. Phần nhiều câu hỏi sa vào chi tiết vụn vặt, đơn điệu, nhàm chán hoặc
trong câu hỏi đã bao hàm ý trả lời hoặc mang tính chiếu lệ (hỏi cho có hỏi, hỏi
để thể hiện rằng có sử dụng phương pháp đổi mới trong giờ dạy), thiếu những
câu hỏi mang tính chất gợi mở, không có những tình huống gay cấn buộc học
sinh phải suy nghĩ, trăn trở vì thế giờ học trôi đi tẻ nhạt, học sinh không hứng
thú, học qua loa cho xong để rồi đến các kì thi, thực tế đáng buồn lại tái diễn:
các em tìm chép tài liệu, sai kiến thức cơ bản, suy diễn nội dung tác phẩm một
cách thô thiển, tách rời nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…
2.3. Những yêu cầu của việc đặt câu hỏi trong giờ đọc văn
2.3.1. Câu hỏi phải đạt được tính kích thích sự cảm thụ của học sinh
đối với tác phẩm
Để thực sự đưa học sinh về vị trí chủ thể, giáo viên trong giờ dạy học tác
phẩm văn chương phải tạo điều kiện để các em trực tiếp xác định được thể hiện
được quá trình nhận thức thẩm mỹ của mình trong quá trình tiếp xúc với tác

phẩm văn học. Người thầy tham gia chủ đạo quá trình ấy, phải xác định rõ mục
đích của việc đặt câu hỏi, tạo ra một sự cảm thụ phát huy được cá tính thẩm mỹ
theo một sự tiếp nhận thưởng thức mở.
2.3.2. Câu hỏi phải khêu gợi được cảm xúc và rung động thẩm mỹ có
tính trực giác của học sinh
Loại câu hỏi này nhằm kiểm tra ấn tượng ban đầu của học sinh đối với
hình tượng nghệ thuật, về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
2.3.3. Câu hỏi phải vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể

4


Là loại câu hỏi vừa bao quát được bức tranh nghệ thuật toàn cảnh của tác
phẩm vừa có tính cụ thể (có điểm) để giờ học văn có trọng tâm, có điểm sáng
thẩm mỹ của tác phẩm. Dạng câu hỏi này phải được khai thác sâu để tránh tình
trạng giờ học văn nhạt nhẽo khiến học sinh chán học.
2.3.4. Câu hỏi đưa ra phải tuân thủ mức độ từ dễ đến khó
Mức thấp nhất của sự hiểu tác phẩm của học sinh là: kể được (với tác
phẩm văn xuôi), thuộc được (đối với thơ). Cao hơn nữa là lí giải được các sự
kiện, biến cố, nắm được các hình ảnh, chi tiết hay đặc sắc… Mức cao nhất là
học sinh có thái độ, quan điểm riêng trước hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
2.3.5. Câu hỏi phải giúp học sinh phát hiện được các chi tiết nghệ thuật
có giá trị và toàn bộ cấu trúc của tác phẩm
Loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh phát hiện và cảm nhận được ý nghĩa
của các chi tiết nghệ thuật trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm.
Từ các yêu cầu trên, ta có thể xây dựng hệ thống câu hỏi như sau trong
giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương:
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời bài thơ Đây thôn Vĩ
Dạ của Hàn Mặc Tử
Qua trải nghiệm trong thực tế dạy và học, tôi nhận ra rằng, với bài này,

chủ yếu sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi với những cấp độ khác nhau, nhất là hệ
thống câu hỏi theo cấp độ nhận thức thì sẽ thành công hơn cả.
Ở đây đang bàn về việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi cho một bài dạy cụ
thể nên trong thiết kế này, xin không trình bày các hoạt động không liên quan
như ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ ...
Đọc văn:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
(Hàn Mặc Tử)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên của thôn Vĩ Dạ - xứ Huế. Từ đó
thấy được tâm cảnh của nhà thơ. Đó chính là nỗi buồn cô đơn về mối tình xa

5


xăm, vô vọng, đầy uẩn khúc và tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống của nhà thơ.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút
pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới [4].
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1. Kiến thức
- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong
cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu,
đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
3. Thái độ sống
- Nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên
- Nắm vững nội dung, kiến thức cơ bản, cần thiết cho bài giảng.
- Dựa vào kiến thức trong SGK để triển khai bài học.
- Thiết kế giáo án nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
2. Học sinh
- Đọc kĩ kiến thức của bài học trong SGK.
- Soạn bài theo đề mục trong SGK và phần luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn.
Phương pháp - Kĩ thuật dạy học: đọc, đăt câu hỏi tái hiện.
Câu hỏi tái hiện: Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?
Trả lời:

6


- Nguyễn Trọng Trí (1912 - 1940): làng Lệ Mĩ - Đồng Hới - Quảng Bình,
trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm nên nhà thơ vào Quy Nhơn
với mẹ [3].
- HMT sáng tác thơ từ năm 16 tuổi, từng sống và làm việc ở nhiều nơi,
năm 1936 ông trở về Quy Nhơn khi mắc trọng bệnh và mất 4 năm sau đó. Cuộc
đời đầy bi kịch, bất hạnh [3].
Câu hỏi đọc hiểu: Những biến cố trong cuộc đời có ảnh hưởng như thế

nào đến hồn thơ của ông?
Trả lời:
- Tạo nên một hồn thơ mãnh liệt, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết nhưng
luôn quằn quại, đau đớn.
- HMT tạo ra trong thơ một thế giới điên loạn, ma quái, xa lạ với đời thực.
Câu hỏi tái hiện: Em hãy trình bày xuất xứ của bài thơ? Hoàn cảnh ra đời
của bài thơ có gì đặc biệt?
Trả lời:
- In trong tập “Thơ điên” (1938), được gợi cảm xúc từ tấm bưu ảnh của
Hoàng Cúc, khơi dậy trong lòng nhà thơ những kỉ niệm về Huế và một mối tình
xa xăm, vô vọng.
Câu hỏi đọc hiểu: Em hãy phân chia bố cục của bài thơ và nêu nội dung
chính của từng phần?
Trả lời:
2 phần:

- Bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
Phương pháp - Kĩ thuật dạy học: đọc - hiểu, vấn đáp, đặt câu hỏi mở, câu
hỏi theo cấp độ: hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá.
1. Khổ thơ đầu
Câu hỏi đọc hiểu: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuât được sử dụng trong
câu đầu?
7


- Câu hỏi tu từ nhiều sắc thái biểu cảm, nhiều tiếng thanh bằng, âm điệu
nhẹ nhàng, trầm lắng.

Câu hỏi khám phá: Sao anh không về chơi Thôn Vĩ là câu hỏi của ai?
Có nhằm mục đích đối thoại không? Tác dụng của câu hỏi đó?
Trả lời:
- Nhận được tấm bưu ảnh, nhà thơ như nhận được thông điệp của người gửi.
=> Câu hỏi của Hoàng Cúc, là lời hỏi thăm, lời trách móc nhẹ nhàng,
lời mời gọi tha thiết [5].
- Nhận được tấm bưu ảnh, hình ảnh cảnh vật, con người làng vĩ trỗi dậy,
nhà thơ tự vấn lòng mình.
=> Như vậy, câu hỏi không hướng đến đối thoại, được đặt ra để tự vấn, tự
trả lời, thể hiện niềm khao khát được trở về thôn Vĩ, thăm lại cảnh cũ, người xưa
của Hàn Mặc Tử. Đồng thời bộc lộ sự cô đơn, khao khát kiếm tìm sự đồng cảm,
tri âm.
Câu hỏi khám phá: Thiên nhiên thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ
hiện lên như thế nào?
Câu hỏi gợi mở:
- Những cảnh vật nào được Hàn Mặc Tử chú trọng miêu tả?
- Em hình dung như thế nào về hình ảnh nắng mới lên?
- Thử tưởng tượng và tái hiện cảnh tượng nắng hàng cau?
- Khu vườn Vĩ Dạ được tác giả miêu tả như thế nào? Những từ ngữ nào
làm em chú ý?
- Đại từ phiếm định ai được đặt sau vườn gợi cho em cảm giác gì?
- Thử hình dung và tái hiện hình ảnh so sánh xanh như ngọc? Em nhận xét
như thế nào về bức tranh thôn Vĩ qua tưởng tượng của nhà thơ?
Trả lời:
Những cảnh vật được Hàn Mặc Tử chú trọng miêu tả
Nắng
Khu vườn
- Đại từ ai: niềm thương mến
- Nắng mới lên: nắng sớm mai,
+ Câu hỏi vườn ai: phải chăng là vườn nhà người mà

8


anh thầm thương trộm nhớ
tinh khôi, rực rỡ .
- Nắng hàng cau: những hàng
cau, vươn cao, thẳng tắp, còn
đẫm sương đêm như bừng sáng,
lấp loáng trong nắng sớm.
- Điệp từ nắng: mở ra một
không gian chan hòa ánh nắng
nhằm nhấn mạnh một hình ảnh
ám ảnh trong lòng nhà thơ, một
hình ảnh ấn tượng trong lòng
người đi xa.

+ Đại từ ai được sử dụng làm cho khái niệm vườn
được mở rộng, đồng thời nó gợi cảm giác mơ hồ, bất
định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể
chiếm lĩnh, không thể sở hữu.
- Tính từ cùng với từ cảm thán mướt quá (sự đan xen
giữa xúc giác và thị giác, giữa ánh và màu) và hình ảnh
so sánh xanh như ngọc (trong màu xanh có ánh sáng,
có sương long lanh của buổi sớm mai):
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Bộc lộ niềm phấn chấn, tiếng reo vui, sự ngỡ ngàng
trước vẻ đẹp mượt mà, tươi non, ánh lên màu xanh
ngọc của sắc lá.
=> Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, tinh khôi, đầy


sức sống.
Câu hỏi tích lũy: So sánh hình ảnh nắng hàng cau trong Đây thôn Vĩ Dạ
với hình ảnh nắng ửng, nắng chang chang trong Mùa xuân chín?
Trả lời:
- Nắng ửng, nắng chang chang được miêu tả một cách trực tiếp…
- Nắng hang cau nắng mới lên chỉ gợi chứ không tả. Cách bố trí từ ngữ
cũng rất đặc biệt nắng - hàng cau - nắng
=> sự vận động của cảnh vật, sự xa vời, khó nắm bắt cái đẹp của nhà thơ.
Câu hỏi khám phá: Con người ở thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ
hiện lên như thế nào?
Câu hỏi gợi mở:
- Con người trong bức tranh thôn Vĩ hiện lên qua những chi tiết nào?
- Hình ảnh lá trúc che ngang thể hiện cho điều gì?
-Theo em, mặt chữ điền là mặt của ai? Dân gian ta quan niệm như thế nào
về những người có khuôn mặt chữ điền?
Trả lời:
9


Con người thôn Vĩ
mặt chữ điền: hình ảnh được cách điệu hóa,
lá trúc che ngang: vẻ đẹp kín đáo, bản đó không là mặt của một ai cụ thể mà nó
tính dịu dàng của con người xứ Huế

đại diện cho vẻ đẹp của tâm hồn Huế, con

người Huế: ngay thẳng, hiền lành phúc hậu.
Câu hỏi tích lũy: Từ bức tranh thôn Vĩ, em hình dung tâm trạng của nhà
thơ trong khổ đầu này như thế nào?
Trả lời:

- Tâm trạng nhà thơ: là niềm vui khi nhận được thư của người con gái mình
thầm thương trộm nhớ, niềm hi vọng lóe sáng về tình yêu và hạnh phúc càng làm
cho thi nhân khát khao tình yêu, khát khao được trở lại với cuộc sống…
2. Khổ thơ thứ hai
Câu hỏi đọc hiểu: Ở hai câu thơ đầu, hình ảnh nào được nhà thơ cảm
nhận qua lăng kính tâm trạng ?
Trả lời: Ở hai câu thơ đầu, hình ảnh gió, mây, dòng nước, hoa bắp được
nhìn qua lăng kính tâm trạng của thi nhân .
Câu hỏi khám phá: Chỉ ra các yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng
trong câu thơ đầu và nêu tác dụng của nó?
Trả lời:
Gió theo lối gió , mây đường mây
- Dấu phẩy “,” nằm giữa dòng thơ
- Hai vế đối lập
- Nhịp thơ: 4/3
- Điệp từ gió , mây
=> Ngăn cách, chia lìa đầy nghịch lý, trái tự nhiên.
Dòng nước buồn thiu , hoa bắp lay
- Lối nói nhân hóa Dòng nước buồn thiu: dòng sông lặng tờ như mang
nặng nỗi niềm.
- Hai tiếng buồn thiu: gợi nỗi buồn héo hắt, tê tái đến tột độ.
- Động từ lay: lay động khẽ khàng.
10


+ Hình ảnh hoa bắp lay: cảnh buồn hơn, hiu hắt hơn.
=> Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh.
Câu hỏi đọc hiểu: Hai câu thơ tiếp theo mở ra với những hình ảnh nào?
Tâm trạng của nhà thơ?
Trả lời: Hai câu thơ tiếp theo mở ra với các hình ảnh “bến sông trăng”,

“thuyền…chở trăng” và tâm trạng hoài vọng, lo âu. Tâm trạng ở đây chủ yếu là
lo âu, chơi vơi, hụt hẫng. có hi vọng nhưng rất mong manh.
Câu hỏi khám phá: Đại từ ai trong thuyền ai có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Đại từ ai trong thuyền ai: nhân vật phiếm chỉ, để thi nhân giãi bày nỗi
niềm riêng. Nhân vật vẫn được xác định, vẫn biết đấy nhưng không nói thẳng ra
được. Như vậy giữa thi nhân và ai có một khoảng cách xa vời vợi. Vì thế niềm
hi vọng cũng mong manh, khó thành hiện thực.
Câu hỏi khám phá: Hình ảnh bến sông trăng, thuyền…chở trăng mở ra
một không gian như thế nào ?
Trả lời: Hình ảnh bến sông trăng, thuyền…chở trăng vừa thực vừa mơ :
- Có một bến sông trăng, thuyền…chở trăng như thế ở ngoài đời.
- Cũng có một bến sông trăng, thuyền…chở trăng như thế trong tâm
tưởng của con người.
=> Khung cảnh trở nên lung linh, huyền ảo. Cảnh vừa thực vừa ảo nhưng
ảo là chính.
Câu hỏi khám phá: Câu hỏi tu từ kết hợp từ kịp trong hai câu thơ sau
hàm ý gì?
Trả lời: Câu hỏi tu từ, từ kịp :
Có chở trăng về kịp tối nay?
-> Mong đợi khắc khoải, sự phấp phỏng, lo âu.
-> Căn bệnh hiểm nghèo đang chia cắt nhà thơ với cuộc đời.
Câu hỏi phân tích: Theo các em tác giả mong chờ điều gì ở con thuyền
chở trăng? Tại sao phải kịp tối nay? Tối nay là tối nào? Qua đó ta thấy được điều
gì trong tâm hồn thi sĩ?
Trả lời:
- Tác giả mong chờ một con thuyền chở trăng từ cõi ảo về cõi thực, để
xua đi nỗi buồn, tâm trạng cô đơn.
- Phải chở trăng về kịp tối nay vì chỉ có trăng mới có thể làm bạn với thi sĩ
lúc này.

- Tối nay: thời gian phiếm định - thời gian xác định .
11


- Tối nay không phải là đêm thần tiên như Xuân Diệu viết:
Đêm nay nằm yến tiệc sóng tiên trên trời
mà là đêm xa cách, chia lìa :
Gió theo lối gió, mây đường mây
=> Là khát khao yêu đương, khát khao giao cảm với đời của thi sĩ.
3. Khổ thơ thứ ba
Câu hỏi đọc hiểu: Nhận xét về cách ngắt nhịp của câu thơ thứ nhất? Mở
đầu câu thơ bằng từ mơ, vậy từ mơ thể hiện tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
Trả lời:
- Nhịp thơ: 1/3/3
- Từ mơ: nhà thơ chìm sâu trong mộng tưởng với niềm mong đợi, thiết tha.
Câu hỏi khám phá: Theo em, khách đường xa là ai? Điệp ngữ khách
đường xa được sử dụng trong câu có tác dụng gì?
Trả lời:
- Khách đường xa: chính là cô gái Vĩ Dạ mà nhà thơ hằng mong ước.
Đồng thời, còn là cuộc đời, là sự sống mà nhà thơ đang khát khao hướng tới.
- Điệp ngữ khách đường xa: nhấn mạnh sự xa cách vời vợi, nỗi xót xa của
nhà thơ trước lời mời gọi của cô gái thôn Vĩ.
Câu hỏi khám phá: Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh người
con gái thôn Vĩ? Cụm từ nhìn không ra tái hiện giác quan thị giác hay để miêu tả
tà áo trắng?
Trả lời:
- Hình ảnh người con gái thôn Vĩ được miêu tả đặc biệt với tà áo trắng.
-> miêu tả tăng tiến: áo trắng - trắng quá - nhìn không ra.
-> nhìn không ra là để cực tả sắc trắng.
=> Hai câu thơ đầu giúp người đọc hình dung ra hình ảnh người con gái

thôn Vĩ với vẻ đẹp đơn sơ, tinh khiết.
Câu hỏi khám phá: Sự chuyển hoá đại từ ai sang đại từ em có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Có sự chuyển hoá từ đại từ ai trong (vườn ai, thuyền ai) sang em thể
hiện tình cảm yêu thương nồng thắm cùng tính từ kết hợp với từ cảm thán trắng
quá mang đến cảm nhận về vẻ đẹp cao khiết, sự ngưỡng vọng, tôn thờ, niềm đau
đớn, xót xa.
Câu hỏi đọc hiểu: Hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh gợi cảm giác như
thế nào?
Trả lời:
12


- Gợi cảm giác vừa thực vừa mơ, thực vì có hình người, có dáng người;
mơ bởi hình ảnh lờ mờ, phảng phất trong sương khói.
Câu hỏi khám phá: Đại từ phiếm chỉ ai được sử dụng hai lần trong một
dòng thơ chỉ ai và hàm ý nghĩa gì?
Trả lời:
Đại từ ai có hai cách hiểu :
- Đại từ ai (1) chính là cái tôi trữ tình của
tác giả.
- Đại từ ai (2) là em, người trong mộng .
-> Anh không biết tình cảm của em dành
cho anh có đậm đà?
-> Hàn Mặc Tử hoài nghi, đau xót.

- Đại từ ai (1) chỉ em.
- Đại từ ai (2) chính là tác giả.
-> Em có biết tình cảm anh dành cho
em đậm đà lắm không?

-> Hàn Mặc Tử bộc bạch tấm chân tình.

Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong giờ đọc văn trên lớp phải hết sức linh
hoạt. Thứ tự các câu hỏi không cố định. Cùng câu hỏi cảm xúc nhưng có thể đặt ở
đầu và cuối tác phẩm phụ thuộc vào cảm xúc của học sinh khi tiếp cận tác phẩm.
Số lượng câu hỏi từng loại ít hay nhiều phụ thuộc vào từng tác phẩm, từng
thể loại, từng đối tượng học sinh. Có như thế mới tạo được sức lôi cuốn đối với
học sinh và tạo nên hiệu quả cao trong những giờ đọc văn.
2.5. Kết quả thu được
- Sau khi vận dụng hệ thống câu hỏi trên trong giờ đọc văn, bước đầu tôi đã
thu được kết quả như sau:
* Lớp 11A9 ( Năm học 2016-2017)
- Khi chưa vận dụng hệ thống câu hỏi chỉ có 40 - 50% học sinh phát biểu
xây dựng bài.
- Từ khi có hệ thống câu hỏi trên đã có 65 - 75% học sinh phát biểu xây
dựng bài. Giờ đọc văn không còn nặng nề, căng thẳng nữa mà đã gây được hứng
thú cho học sinh và có hiệu quả rõ rệt.
* Lớp 11A8 (Năm học 2016-2017)
- Khi chưa vận dụng hệ thống câu hỏi chỉ có 40 - 50 % học sinh phát biểu
xây dựng bài.
- Từ khi có hệ thống câu hỏi trên đã có 75 - 80% học sinh phát biểu xây
dựng bài. Giờ đọc văn không còn nặng nề, căng thẳng nữa mà đã gây được hứng
thú cho học sinh và có hiệu quả rõ rệt.
13


Kết quả trên chưa phải là cao. Song nó cũng nói lên một điều: việc đổi mới
hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc
lĩnh hội tác phẩm văn chương là việc làm cần thiết, quyết định đến chất lượng
giờ dạy văn trong trường THPT.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc vận dụng phương pháp đổi mới cách đặt câu hỏi trong giờ đọc hiểu
tác phẩm văn chương phải hết sức linh hoạt trong quá trình lên lớp. Vì vậy việc
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà là khâu rất quan trọng.
Một yếu tố quan trọng là HS, giáo viên cần giúp các em làm quen với
cách học theo phương pháp mới, phải yêu cầu HS chuẩn bị bài thật chu đáo,
phát huy vai trò của người học để bài học trên lớp có thể đạt kết quả cao.
3.2. Kiến nghị
Để tạo cho việc dạy học theo tinh thần hiện đại, Bộ GD& ĐT cần phải
mạnh dạn đổi mới hơn nữa trong việc hoạch định chương trình.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình giảng
dạy, nhất là trong năm học 2016-2017 này. Dẫu sao kinh nghiệm trên cũng chỉ
mang tính chất cá nhân, bởi vậy bài viết không tránh khỏi những khuyết điểm.
Kính mong sự chia sẻ, góp ý chân thành của đồng nghiệp để bài viết có sự hoàn
chỉnh hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Nga

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Trọng Luận – Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương trong nhà trường- Tài liệu Bồi dường thường xuyên giáo viên THPT,
năm 1995.
[2] Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB
Đại học sư phạm, năm 2010.
[3] SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
[4] SGV Ngữ văn lớp 11 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

15


PHỤ LỤC
Chữ viết tắt
PPDH
PP – KT
GV
HS
HMT
GD & ĐT

Chữ viết đầy đủ
Phương pháp dạy học
Phương pháp kĩ thuật
Giáo viên
Học sinh
Hàn Mặc Tử
Giáo dục và Đào tạo

16




×