Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và dạy học nờu vấn đề trong bài lờn lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.84 KB, 13 trang )

I. Đặt vấn đề
Đổi mới cách dạy, cách học ở các cấp học, bậc học hiện nay là một sự tất
yếu, nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển về giáo dục và phù hợp với sự phát triển
của xã hội nh trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Bên cạnh việc biên soạn, điều chỉnh lại nội dung chơng trình sách giáo
khoa thì việc đổi mới cách dạy, cách học đợc xem là một khâu then chốt. Yêu
cầu về đổi mới cách dạy, cách học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, tăng cờng tính độc lập của học
sinh trong việc thu nhận kiến thức, đặc biệt là khi làm việc với sách giáo khoa và
tài liệu tham khảo để thu lợm thông tin trả lời các câu hỏi nhận thức đợc đặt ra
trong quá trình học tập, giáo viên tránh truyền thụ theo lối một chiều mà phải tạo
điều kiện để các em đợc thảo luận, tranh luận với nhau. Giáo viên chỉ nêu kết
luận chung qua đó các em tự đánh giá và tự điều chỉnh.
Theo J Delors, Unesco 1996 thì giáo dục ở thế kỷ 21 phải là xã hội học
tập, nghĩa là giáo dục bao gồm nhà trờng (giáo dục cho trẻ em) và giáo dục
ngoài nhà trờng (giáo dục cho ngời lao động). Nh vậy việc học là thờng xuyên và
suốt đời, nên xu thế phát triển phơng pháp dạy học là ngời học giữ vai trò chủ
thể, ngời dạy đóng vai trò tác nhân trong quá trình dạy học.
Học là phải tự học, là sự phát triển nội lực của ngời học, trong đó chủ thể
tự thể hiện và tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu nhận, xử
lý thông tin lấy từ môi trờng sống. Dạy là cách học nghĩa là cách dạy dẫn tới
cách học của học sinh và dẫn dắt học sinh hiểu đúng bản chất vấn đề đa ra.
Nh vậy, đổi mới cách dạy, cách học nh thế nào?
Từ quan niệm về bản chất dạy, học nh trên chúng ta cần phải thay đổi lại
việc tổ chức bài lên lớp cho phù hợp.
Từ phơng pháp dạy cũ là giáo viên truyền đạt kiến thức một chiều, trò thụ
động tiếp thu sang đối thoại trò trò, trò thầy để trò tự tìm ra kiến thức.
Từ cách thức lên lớp là giáo viên giảng giải, trò ghi nhớ, học thuộc sang
giáo viên tổ chức để học trò học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề.
Từ giáo viên độc quyền đánh giá, sang trò tự đánh gía, tự điều chỉnh, cung
cấp liên hệ ngợc cho thầy đánh giá.


Từ giáo viên đọc sách, đọc tài liệu thì giáo viên tổ chức cho học sinh tự
đọc sách, đọc tài liệu tham khảo để rút ra nhận thức cho mình.
Nh vậy, giáo viên là chuyên gia về việc học, dạy cách học cho học sinh tự
học chữ, học nghề và tự học nên ngời.
1
Theo cách dạy trớc đây, giáo viên thờng tập trung, để chuyển tải cho hết
đầy đủ các mục và kiến thức sách giáo khoa bằng các phơng pháp dạy học đơn
giản là thuyết trình, đàm thoại nên chất lợng giờ dạy chủ yếu phụ thuộc vào trình
độ, năng lực của giáo viên. Từ đó, không thể tránh khỏi giờ dạy đơn điệu, thiếu
sôi nổi, ít gây tính hứng thú cho ngời học. Suốt cả một giờ lên lớp giáo viên làm
việc là chủ yếu, còn học sinh chỉ biết ghi chép và học lại mấy chữ trong vở thầy
cô đã đọc cho ghi, nên sách giáo khoa các em không sử dụng đến và một số tr-
ờng hợp lời học cho đó là thừa nên cũng không có sách giáo khoa. Cách dạy,
cách học nh thế nó không phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, việc đổi mới
cách dạy, cách học là một sự tất yếu. Nhng đổi mới nh thế nào. Đây là một bài
toán khó cho các nhà làm công tác giáo dục nói chung và nỗi băn khoăn trăn trở
của những ngời trực tiếp đứng lớp nói riêng. Bởi đổi mới là không khó nhng vấn
đề khó khăn ở đây là đổi mới nh thế nào cho phù hợp với mức độ nhận thức của
học sinh, phù hợp với nội dung của từng bài học, đặc biệt là phù hợp với cơ sở
vật chất thiết bị dạy học của trờng mình hiện có.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu đã đề cập tới phơng pháp đổi mới trong cách
dạy, cách học cũng nh nhiều sáng kiến kinh nghiệm đã nêu ra vấn đề này.
Trong giới hạn bài viết này bản thân tôi cũng đa ra một phơng pháp đổi
mới trong cách dạy, cách học là: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và
dạy học nêu vấn đề trong bài lên lớp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh .
Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và dạy học nêu vấn đề trong bài lên
lớp là một phơng pháp đo để thăm dò một số đặc điểm, năng lực, trí tuệ của học
sinh về các mặt: Chú ý, tởng tợng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu của học
sinh.

Mặt khác sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và phơng pháp dạy học
nêu vấn đề trong giờ học có tác dụng gây tính tò mò muốn tìm hiểu
và gây hứng thú học của học sinh, lôi kéo các em vào nghiên cứu sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo, tạo điều kiện cho các em trình bày đợc quan điểm nhận thức
của mình. Qua đó, các em chủ động lĩnh hội kiến thức.
Đặc biệt hiện nay ở nớc ta trong các kỳ thi đã sử dụng phơng pháp thi trắc
nghiệm với phơng pháp đó có tác dụng trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra
đợc lợng kiến thức rộng nên chống lại khuynh hớng học tủ, chỉ lo tập trung vào
một số kiến thức trọng tâm ở một vài chơng trọng điểm. Nếu trong một tiết kiểm
tra cổ truyền chỉ nêu đợc vài ba câu hỏi mở, thì với phơng pháp trắc nghiệm có
2
thể kiểm tra số câu hỏi gấp nhiều lần, chính vì thế càng tăng thêm độ tin cậy
trong đánh giá học sinh qua bài kiểm tra.
Vì vậy việc áp dụng đa hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong bài lên lớp còn
có ý nghĩa quan trọng là tập dợt cho các em biết làm bài thi trắc nghiệm và các
em có cơ hội làm quen dần với các đề thi, hớng ra đề. Đặc biệt các em rút ra đợc
cách học mới là học kỹ, nắm chắc kiến thức cơ bản và học phải rộng không bỏ
sót phần kiến thức nào.
Với cách học và cách dạy nh thế học sinh có đợc khối lợng kiến thức chắc
đồng thời sẽ đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Sau đây, tôi xin giới thiệu một ví dụ về sử dụng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan và phơng pháp dạy học nêu vấn đề để dạy bài Sinh trởng
của sinh vật (thuộc sinh học 10 Ban khoa học tự nhiên) .
II. Giải quyết vấn đề.
1. Xác định vị trí, mục tiêu của bài.
* Bài Sinh trởng của sinh vật là bài đầu tiên của chơng 2: Sinh trởng và
sinh sản của vi sinh vật.
Trớc khi học bài này, học sinh đã đợc học về phần cấu tạo của vi sinh vật,
chuyển hoá vật chất và năng lợng của vi sinh vật, vì vậy học sinh đã có một khối
lợng kiến thức về vi sinh vật, từ đó làm nền tảng để học sinh tiếp thu phần kiến

thức mới trong bài này.
* Mục tiêu của bài:
Học sinh nêu đặc điểm về sinh trởng của vi sinh vật nói chung và của vi
khuẩn nói riêng.
Nắm đợc các đặc điểm 4 pha trong sinh trởng ở đờng cong sinh trởng của
vi khuẩn trong hệ thống đóng
Nêu đợc nguyên tắc và ứng dụng sự sinh trởng của vi sinh vật để tạo ra
sản phẩm cần thiết.
2. Chuẩn bị cho bài học.
- Sơ đồ đờng cong sinh trởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không
liên tục (hình 38 SGK).
- Sơ đồ về sự gia tăng số lợng tế bào theo cấp số nhân.
3. Các quy tắc soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ cho giờ
lên lớp.
- Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều dạng khác nhau, nhng đối với dạng trắc
nghiệm khách quan phục vụ cho giờ học trên lớp có tác dụng phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh, yêu cầu khi soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phải
3
bám sát mục tiêu của từng bài học. Hệ thống câu hỏi phải mang tính cơ bản nhng
lôi cuốn tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo tính hứng thú của học sinh
buộc các em cần phải làm, cần phải tìm hiểu, câu hỏi thờng phải có vấn đề, tránh
sự nhàm chán cho học sinh.
- Phần câu dẫn phải rõ ràng một vấn đề, câu trả lời đúng cần duy nhất, các
câu nhiễu phải là câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu .
- Phần câu dẫn mang trọn nghĩa và câu trả lời phải ngắn gọn có độ dài t-
ơng đơng nhau.
- Trắc nghiệm khách quan thờng có nhiều phơng án trả lời nhng trong các
đề thi trắc nghiệm hiện nay thờng có có 4 phơng án trả lời cho một câu hỏi, trong
đó phải chắc chắn chỉ có một phơng án đúng.
- Câu trả lời đúng phải đặt ở các vị trí khác nhau với một số lần tơng đơng

nhau.
4. Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị trớc.
* Thứ nhất: Đối với học sinh về nhà phải học bài cũ và nghiên cứu bài mới
để trả lời các câu hỏi bài mới mà giáo viên đã giao cho:
- Học bài cũ là một thói quen của học sinh. Sau mỗi bài học giáo viên đều
ra bài tập về nhà cho học sinh làm, học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập trong
sách giáo khoa đã in sẵn. Tuy nhiên, nghiên cứu bài mới trong sách giáo khoa
hoặc đọc tài liệu tham khảo để giải quyết kiến thức mới khi giáo viên cha dạy thì
đối với học sinh cũng nh một số giáo viên khác cha quen với việc làm này. Vì
vậy, tập cho học sinh một thói quen vừa làm bài tập về nhà của bài trớc vừa học
kiến thức mới của bài sau mà giáo viên cha dạy quả là điều khó khăn, phải mất
một quãng thời gian dài với sự rèn luyện của giáo viên mới hình thành đợc thói
quen đó.
* Thứ hai: Đối với giáo viên khi soạn giáo án cần có sự thay đổi so với
cách soạn giáo án trớc đây:
+ Khi soạn giáo án giáo viên không cần phải chép lại toàn bộ kiến thức
sách giáo khoa mà giáo viên phải soạn ra đợc một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm,
câu hỏi có vấn đề bám sát đợc mục đích, yêu cầu của bài mà giáo viên cần
chuyển tải. Đây là một khó khăn lớn đòi hỏi giáo viên rất mất thời gian, phải đầu t
nghiên cứu thật sự và tham khảo nhiều tài liệu mới soạn hệ thống câu hỏi này.
+ Mặt khác, giáo án phải chỉ ra đợc các hoạt động cụ thể của giáo viên
trong giờ lên lớp.
+ Yêu cầu giáo viên bao giờ cũng phải soạn trớc một bài để kịp thời cung
cấp câu hỏi cho các em về nhà nghiên cứu sau mỗi bài học.
4
Nếu rèn cho các em một thói quen học nh thế thì giờ dạy trên lớp của
giáo viên rất nhẹ nhàng. Giáo viên chỉ tổ chức cho các em tự học và trình bày
các quan điểm nhận thức của mình qua đó các em mạnh dạn hơn, hiểu vấn đề
thấu đáo hơn, cách nhìn nhận vấn đề rộng hơn.
* Thứ ba: Sau khi dạy xong bài bài Tiết thực hành lên men lactic, giáo

viên ra bài tập về nhà thuộc phần kiến thức đã học đồng thời cung cấp cho các
em một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thuộc phần kiến thức của bài mới sẽ dạy ở
tiết học sau bài Sinh trởng của vi sinh vật, yêu cầu các em về nhà đọc sách
giáo khoa, tài liệu tham khảo để hoàn thành hệ thống câu hỏi đó.
- Nội dung hệ câu hỏi trắc nghiệm giáo viên ra về nhà của bài Sinh
trởng của vi sinh vật nh sau:
Em hãy vòng tròn vào phơng án đúng nhất:
Câu 1: Sinh trởng của vi sinh vật là:
A. sự tăng lên về kích thớc của tế bào.
B. sự tăng lên về khối lợng của tế bào.
C. sự tăng lên về số lợng của tế bào trong quần thể.
D. sự tăng lên về kích thớc, khối lợng của tế bào.
Câu 2: Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp thì vi khuẩn tả cứ 20 phút phân
chia một lần, vi khuẩn lactic 100 phút phân chia một lần. Thời gian thế hệ của vi
khuẩn tả và vi khuẩn lactic là:
A. vi khuẩn tả 100 phút, vi khuẩn lactíc 20 phút.
B. vi khuẩn tả 20 phút, vi khuẩn lactíc 100 phút.
C. vi khuẩn tả 40 phút, vi khuẩn lactíc 200 phút.
D. vi khuẩn tả 10 phút, vi khuẩn lactíc 50 phút.
Câu 3: Trong một môi trờng nuôi cấy ban đầu có 150 tế bào. Sau thời gian
của một thế hệ, số lợng tế bào trong quần thể vi khuẩn sẽ là:
A. 150
B. 100
C. 450
D. 300
Câu 4: Trong một môi trờng nuôi cấy vi khuẩn ecôly ban đầu có 5 tế bào,
ở điều kiện nuôi cấy thích hợp thì thời gian thế hệ là 20 phút. Nếu nuôi cấy trong
80 phút thì số lợng tế bào tăng lên là bao nhiêu?
A. 80
B. 40

C. 20
D. 160
5
Câu 5: Phát biểu nào sau đây chính xác với môi trờng nuôi cấy không liên
tục ?
A. nuôi cấy không liên tục là môi trờng nuôi cấy đợc bổ sung thêm chất
dinh dỡng mới và không đợc lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.
B. nuôi cấy không liên tục là môi trờng nuôi cấy không đợc bổ sung chất
dinh dỡng mới và không đợc lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.
C. nuôi cấy không liên tục là môi trờng nuôi cấy không đợc bổ sung chất
dinh dỡng mới và đợc lấy bớt ra ngoài các sản phẩm chuyển hoá vật chất.
D. nuôi cấy không liên tục là môi trờng nuôi cấy đợc bổ sung mới chất
dinh dỡng vào và đợc lấy bớt ra ngoài các sản phẩm chuyển hoá vật chất.
Câu 6: Trong môi trờng nuôi cấy không liên tục, quá trình sinh trởng của
vi sinh vật gồm có:
A. 2 pha
D. 3 pha
C. 4 pha
D. 5 pha
Câu 7: Biểu hiện của vi sinh vật trong pha tiềm phát là:
A. sinh trởng mạnh, số lợng tế bào tăng nhanh.
B. số lợng tế bào bị chết nhiều.
C. số lợng tế bào cha tăng.
D. thích nghi dần với môi trờng nuôi cấy, số lợng tế bào trong quần thể ch-
a tăng.
Câu 8: Trong nuôi cấy vi sinh vật ở môi trờng nuôi cấy không liên tục,
chúng ta cần thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào để có hiệu quả cao nhất?
A. Đầu pha luỹ thừa
B. Cuối pha lũy thừa
C. Cuối pha luỹ thừa, đầu pha cân bằng

D. Cuối pha cần bằng
Câu 9: Biểu hiện của quần thể vi khuẩn ở pha log là:
A. Tốc độ sinh trởng lớn nhất
B. Tốc độ sinh trởng nhỏ nhất
C. Tốc độ sinh trởng giảm sút
D. Dừng sinh trởng
Câu 10: Biểu hiện sinh trởng của quần thể vi khuẩn ở pha suy vong là:
A. Số lợng tế bào sinh ra cần bằng với số lợng tế bào chết đi
B. Số lợng tế bào chết đi ít hơn số lợng tế bào sinh ra
C. Số lợng tế bào sinh ra ít hơn số lợng tế bào chết đi.
D. Số lợng tế bào sinh ra liên tục , không có hiện tợng tế bào chết
6
* Để học sinh nắm sâu và chắc kiến thức của bài đồng thời tạo tính hứng
thú cho học sinh giáo viên bổ sung thêm một số câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh
suy nghĩ .
Câu 11: Em hãy so sánh môi trờng nuôi cấy liên tục và không liên tục?
Câu 12: Trong nuôi cấy vi sinh vật để thu hoạch sinh khối chúng ta nên
nuôi cấy ở loại môi trờng nào?
Câu 13: Trong môi trờng nuôi cấy liên tục tại sao không có pha tiềm phát
và pha suy vong?
Câu 14: Sản xuất sinh khối vi sinh vật nhằm mục đích gì?
Hệ thống câu hỏi này giáo viên ra về nhà cho học sinh làm vì vậy buộc
học sinh phải đọc kỹ sách giáo khoa và nghiên cứu thêm các tài liệu khác để
hoàn thành hệ thống bài tập cô ra đến tiết học bài mới các em đã có một kiến
thức nhất định về bài mới, tiết học lên lớp giáo viên chủ yếu đóng vai trò là ngời
tổ chức cho các em tự học, trình bày các quan điểm nhận thức từ đó dẫn dắt các
em hiểu đúng các vấn đề đặt ra trong bài mới.
5. Tiến trình bài dạy.
Bớc 1: Giáo viên hỏi bài cũ thuộc phần kiến thức bài cũ mà học sinh đã đ-
ợc học nh thông lệ đã làm.

Bớc 2: Giáo viên dành ít phút để kiểm tra phần bài tập học sinh đã làm để
phục vụ cho bài mới.
Bớc 3: Dạy bài mới.
Giáo viên giới thiệu bài mới và ghi mục lên bảng
Bài 38: Sinh trởng của Vi sinh vật
I. Khái niệm về sinh trởng
Hoạt động 1: Khái niệm về sinh trởng.
Giáo viên: Chỉ bất kỳ 1 học sinh trong lớp đứng dậy trả lời câu 1 trong
phần bài tập đã ra về nhà.
+ Học sinh: trình bày quan điểm của mình về câu 1.
+ GV hỏi: Ai có quan điểm khác (đáp án khác)
- Nếu có: Cho học sinh trình bày và giải thích tại sao chọn phơng án đó
- Nếu không có quan điểm khác thì giáo viên phải lật lại vấn đề tại sao các
em không chọn phơng án A hoặc B mà chọn C, cho một vài học sinh giải thích
GV kết luận phơng án C HS hình thành khái niệm về sinh trởng.
7
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thời gian thế hệ.
GV: Gọi bất kỳ một học sinh đứng dậy trình bày quan điểm của mình về
câu 2.
HS: Trả lời và giải thích tại sao chọn phơng án đó.
GV: Tham khảo ý kiến cả lớp xem ai có quan điểm nhận thức khác.
Để lôi kéo tất cả học sinh cùng làm việc, giáo viên luôn luôn phải đặt các
em vào tình thế phải suy nghĩ, phải chuẩn bị bài để trả lời khi giáo viên hỏi.
Vì vậy khi cả lớp không có quan điểm khác thì giáo viên lật lại vấn đề tại
sao em không chọn phơng án A, D hoặc C mà chọn B để cho học sinh mạnh dạn
trình bày qua đó giáo viên cũng biết đợc học sinh nhận thức vấn đề đó ở mức độ
nào hay chỉ nói theo.
Giáo viên dẫn dắt các em toát lên đợc khái niệm thời gian thế hệ là thời
gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lợng tế
bào trong quần thể tăng gấp đôi.

Để củng cố về thời gian thế hệ, giáo viên cho một ví dụ khác tơng tự câu 3
hoặc cho các em trả lời câu 3.
GV cho ví dụ: Trong một môi trờng nuôi cấy ban đầu có 100 tế bào, sau
thời gian của một thế hệ số lợng tế bào trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
Học sinh trả lời: 200 tế bào.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính số lợng tế bào sau một thời
gian nuôi cấy.
Giáo viên hỏi: Câu 3 trong bài tập về nhà em chọn đáp án nào?
Học sinh: Đáp án D
GV: treo sơ đồ về sự gia tăng của tế bào theo cấp số nhân.
8
Ban đầu 1 thế hệ 2 thế hệ 3 thế hệ
10
20
40
80
40
Số lợng tế bào
Số thế hệ
GV hỏi: Em có nhận xét gì về sơ đồ sự gia tăng số lợng tế bào trong quần
thể?
HS: Số lợng tế bào tăng lên theo cấp số nhân
GV: Với câu 4 ra về nhà các em đã chọn phơng án nào? Giải thích tại sao
chọn phơng án đó.
HS: Trình bày quan điểm nhận thức của mình
HS: Có thể suy luận.
Cứ 20 phút phân chia 1 lần
80 phút phân chia 4 lần
1 thế hệ: 5 . 2
1

= 10
2 thế hệ: 5 . 2
2
= 20
3 thế hệ: 5 . 2
3
= 40
4 thế hệ: 5 . 2
4
= 80
HS: Cũng có thể suy luận từ công thức tổng quát ở sách giáo khoa:
N = N
0
. 2
n
N: Số lợng tế bào sau thời gian nuôi
N
0
: Số lợng TB vi khuẩn ban đầu
n: Số lần phân chia tế bào
=> Sau 4 thế hệ số lợng tế bào: N = 5 . 2
4
= 80
GV: Có thể lấy một ví dụ khác cho học sinh làm.Từ đó học sinh rút ra
công thức tổng quát về cách tính số lợng tế bào tạo ra sau một thời gian nuôi cấy
là: N
t
= N
0
. 2

n
.
N
t
: Số lợng TB sau một thời gian t
N
0
: Số lợng TB của quần thể ban đầu
n: Số thế hệ (số lần phân chia)
II. Sinh trởng của quần thể vi sinh vật.
Hoạt động 5: Xây dựng khái niệm nuôi cấy không liên tục.
GV: Cho một ví dụ có vấn đề để học sinh suy nghĩ trả lời.
Trong phòng thí nghiệm có 2 môi trờng nuôi cấy vi khuẩn ecôly trên 2
đĩa. Ban đầu trong 2 môi trờng nuôi cấy có số lợng tế bào nh nhau, sau một thời
gian ngắn (1 vài thế hệ).
- Trên đĩa 1: (môi trờng nuôi cấy thứ 1): Ngời ta rút bớt một lợng tế bào và
một lợng sản phẩm chuyển hoá ra ngoài, đồng thời bổ sung thêm chất dinh dỡng
vào môi trờng cho chúng tiếp tục sinh trởng.
- Trên đĩa 2: (môi trờng nuôi cấy thứ 2): trong suốt quá trình nuôi cấy ngời
ta không bổ sung thêm chất dinh dỡng vào và không lấy bớt sản phẩm nuôi cấy
ra.
9
Em hãy phân biệt đĩa nào thuộc môi trờng nuôi cấy không liên tục.
Học sinh suy nghĩ và trả lời (môi trờng nuôi cấy thứ 2).
Từ đó học sinh rút ra đợc khái niệm nuôi cấy không liên tục.
Hoạt động 6: Tìm hiểu đặc điểm sinh trởng của quần thể trong môi
trờng nuôi cấy không liên tục
GV: Treo sơ đồ hình 38 SGK (đờng cong sinh trởng của quần thể vi khuẩn
trong nuôi cấy không liên tục). Cho học sinh tự nhận xét và giải thích.
HS: Trình bày quan điểm nhận thức của mình về sơ đồ đó.

HS: Nêu lên đợc trong môi trờng nuôi cấy không liên tục quần thể vi sinh
vật sinh trởng theo 4 pha.
- Pha tiềm phát
- Pha luỹ thừa
- Pha cân bằng
- Pha suy vong
GV: Cho học sinh khai thác tiếp đặc điểm của từng pha thể hiện qua đồ thị.
HS: Dựa vào kiến thức đã thu nhận đợc khi nghiên cứu ở nhà và dựa vào sơ
đồ để trả lời.
GV: Tiếp tục khai thác kiến thức sâu hơn thông qua câu 8 trong bài tập về nhà.
GV: Với câu 8 các em chọn phơng án nào? Tại sao?
GV: Gọi 1 học sinh đứng dậy trả lời và giải thích tại sao chọn phơng án đó.
HS: Trả lời phơng án đúng và giải thích quan điểm của mình (phơng án
đúng C).
Hoạt động 7: Xây dựng khái niệm và đặc điểm của môi trờng nuôi cấy
liên tục.
GV: Cho học sinh so sánh môi trờng nuôi cấy liên tục và không liên tục.
GV: Gọi học sinh lên bảng so sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục.
HS: Lên bảng làm
GV: Cho các nhóm học sinh thảo luận và bổ sung thêm những vấn đề còn thiếu.
GV: Hoàn thiện bản so sánh khắc sâu kiến thức cho học sinh.
GV hỏi: Tại sao trong môi trờng nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát
và pha suy vong? (câu 13 trong bài tập về nhà)
HS: Trình bày quan điểm nhận thức của mình.
GV: Hoàn thiện đáp án.
10
+ Trong môi trờng nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần có thời gian để
làm quen với môi trờng tức là các hợp chất của môi trờng cảm ứng để hình thành
các enzim tơng ứng còn trong môi trờng nuôi cấy liên tục thì môi trờng ổn định,
vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.

+ Trong môi trờng nuôi cấy liên tục chất dinh dỡng luôn đợc bổ sung vào
và luôn đợc rút bớt ra các chất thải độc hại và sinh khối tế bào môi trờng luôn
ổn định không có hiện tợng tự thuỷ phân của vi sinh vật không có pha suy
vong.
GV đặt câu hỏi tiếp: Để sản xuất sinh khối vi sinh vật ngời ta nên nuôi cấy
trong môi trờng nào? (Câu 12 trong bài tập về nhà)
HS: Trả lời môi trờng nuôi cấy liên tục.
GV đặt câu hỏi liên hệ: Tại sao nói dạ dày ruột, ở ngời là một hệ thống
nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật.
HS: Suy nghĩ và trả lời.
Giáo viên đặt câu hỏi tiếp: Ngời ta sản xuất sinh khối vi sinh vật nhằm
mục đích gì?
Hoạt động 8: Giáo viên củng cố toàn bài:
+ GV nhấn mạnh toàn bộ trọng tâm của bài để học sinh ghi nhớ, khắc sâu.
Hoạt động 9: Ra bài tập về nhà.
+ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa
+ Giáo viên có thể ra thêm một số bài tập ở ngoài sách giáo khoa
+ Giáo viên phát hệ thống câu hỏi của bài học mới (học ở tiết sau) cho học
sinh về nhà làm.
IV. Kết luận.
Bài giảng trên đây đợc thiết kế theo hớng lấy học sinh làm trung tâm.
Lôgic của quá trình t duy đợc tuân thủ. Thông qua từng hoạt động của học sinh
các em đã tự chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.
Bằng phơng pháp dạy học trên tôi nhận thấy giờ học sôi nổi hơn học sinh
hào hừng học và tham gia tích cực vào các hoạt động giờ học
Nh vậy cách học, cách dạy nh thế này các em rất nhuần nhuyễn về kiến
thức của mỗi bài học vì một bài học đợc học sinh học đi học lại tới 3 lần (một
lần các em tự đọc, tự nghiên cứu để hoàn thành câu hỏi cô ra, lần thứ 2 đợc học
tại lớp dới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên, lần thứ 3 các em làm bài tập về nhà.
11

với cách học nh thế này đã lôi kéo các em vào đọc sách giáo khoa và nghiên cứu
tài liệu, từ đó các em đã chủ động lĩnh hội kiến thức cho mình. Các em có cơ hội
trình bày quan điểm nhận thức của mình trớc tập thể. Qua đó học sinh khắc sâu,
nhớ lâu kiến thức, đặc biệt giờ học của lớp trở nên sôi nổi, gây tính hứng thú
trong học tập của học sinh. Mặt khác, đối với giáo viên giờ dạy trên lớp đã giảm
đợc phần ghi chép lên bảng mà chủ yếu tập trung vào phần khai thác kiến thức,
tổ chức cho các em tự học, tự lĩnh hội kiến thức. Giờ dạy đã đem lại hiệu quả cao
hơn.
Cách học, cách dạy này tôi đã áp dụng dạy cho lớp 10 chơng trình mới
ngoài ra còn áp dụng cho học sinh lớp 12 học chơng trình cũ, tôi thấy qua các
giờ học các em sôi nổi, hứng thú trong học tập, đặc biệt các em say mê nghiên
cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo nên các em nắm chắc kiến thức, và qua
các kỳ thi kiểm tra, khảo sát chất lợng học kỳ các em đều đạt kết quả cao.
Những vấn đề tôi đã trình bày ở trên có thể không còn mới và bình thờng
với các đồng nghiệp nhng đối với tôi đó là kết quả của một quá trình miệt mài
lao động nên bản thân mạnh dạn viết ra rất mong đồng nghiệp tham khảo và
đóng góp cho ý kiến để tôi có cơ hội hoàn thiện mình.
Bài viết còn nhiều khiếm khuyết, một lần nữa tôi xin Hội đồng khoa học
và các độc giả chỉ bảo và lợng thứ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 25 tháng 5 năm 2007
Ngời thực hiện
Nguyễn Thị Hoa
12
Tài liệu tham khảo
1. Kỹ thuật dạy học sinh học của Trần Bá Hoành, NXB Giáo dục, 1996
2. Các phơng pháp dạy học tích cực của Nguyễn Kỳ, NXB Giáo dục Hà Nội,
1990
3. Dạy Tự học của Nguyễn Cảnh Toàn, NXB Giáo dục Hà Nội, 2001
4. Lý luận dạy học Sinh học (Phần đại cơng) của Đinh Quang Báo, Nguyễn

Đức Thành, NXB Giáo dục Hà Nội, 1996
13

×