Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 11 trường THPT quan sơn 2 rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận trên con đường chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.25 KB, 21 trang )

I: Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong trường học, Ngữ Văn là môn học rất quan trọng vì là môn học góp
phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài
văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo
đức dành cho học sinh. Nếu không học môn Ngữ Văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày
nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ cách
mạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do để bao
thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc? Nếu không học môn Ngữ văn thì
làm sao học sinh hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục? Học Văn
chính là cách học làm người. Môn Văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học
sinh học tốt các môn học khác.
Trong đó, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THPT là vấn đề hết
sức quan trọng và cần thiết trong việc học văn nói chung và việc rèn luyện kĩ năng
làm văn nói riêng. Đoạn văn là một phần của văn bản, hay nói cách khác, nó là
đơn vị ngôn ngữ lớn thứ hai sau văn bản, góp phần cấu tạo nên văn bản. Chính bởi
vậy mà đoạn văn rời rạc, mắc nhiều lỗi,… thì không thể có một văn bản hay;
ngược lại, học sinh có kĩ năng viết đoạn văn chặt chẽ, mạch lạc... thì hiển nhiên
văn bản các em tạo lập được sẽ là một văn bản đáp ứng tốt mọi yêu cầu.
Việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giúp các em biết vận dụng các loại văn
bản để phục vụ cho học tập và trong đời sống. Qua việc tiếp thu những kiến thức
của môn Ngữ văn, HS vận dụng sáng tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết theo
những yêu cầu, những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc
sống đặt ra cho các em. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, các em đồng thời được
ôn luyện, củng cố về kiến thức văn học, được rèn luyện các nội dung về Từ ngữ,
Ngữ pháp như: từ loại, cụm từ, các biện pháp tu từ, các kiểu câu... Từ đó có thể đạt
kết quả cao trong khi làm bài kiểm tra hay bài thi.
Vậy mà những năm gần đây hiện tượng giáo viên và cả học sinh xem nhẹ
môn Văn ngày càng trở nên phổ biến. Có nhiều lý do khiến cho học sinh ngày nay
xem nhẹ môn Ngữ văn. Phần lớn các em nghĩ học giỏi môn Ngữ văn khó chọn


ngành nghề sau này. Đa số học sinh thường tập trung học các môn khoa học tự
nhiên như Toán, Lý, Hóa, … với suy nghĩ rằng học giỏi các môn này dễ thi vào
trường đại học để với tương lai xán lạn và dễ có thu nhập cao. Thậm chí nhiều
người còn cho rằng thời đại bùng nổ thông tin này thì có thời giờ đâu để đọc
truyện, đọc văn. Cho nên tình trạng học sinh không thích học môn này ngày càng
có chiều hướng gia tăng. Đây là nỗi băn khoăn của nhiều thầy cô giáo trong khi
môn Ngữ văn có một giá trị đích thực mà học sinh chưa hiểu được nên còn học với
tinh thần gượng ép, ngại học, thậm chí chán học.
Bên cạnh đó, học sinh còn thiếu hụt kiến thức nền, các thầy cô chưa khơi
gợi được ở các em niềm đam mê, hứng thú với môn Ngữ văn. Cho nên, mỗi khi
làm bài viết, các em có làm bài nhưng viết theo kiểu nghĩ đến đâu viết đến đó mà
bỏ qua các bước quan trọng như: tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài, đọc lại bài viết để
1


sửa những lỗi sai… Đã thế, nhiều giáo viên cứ cho học sinh học rập khuôn những
bài văn mẫu rồi làm theo vì vậy xảy ra các trường hợp buồn cười là học sinh làm
bài, viết nhiều đoạn văn giống nhau, mắc nhiều lỗi khá giống nhau, thậm chí nhiều
em còn chưa có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Chính vì thế mà môn Văn của các em điểm thường không cao. Trong quá
trình viết bài văn nghị luận, học sinh thường mắc phải những lỗi về viết đoạn văn,
bài văn như: lạc ý, loãng ý, thiếu liên kết giữa các đoạn, các ý trong đoạn phủ
định nhau, dẫn từ ý này sang ý kia không phù hợp, cả bài không tách đoạn…
nhưng các em học sinh không biết cách để sửa chữa những lỗi đó, thậm chí có em
còn không biết rằng mình mắc lỗi. Qua giảng dạy, đặc biệt khi chấm bài kiểm tra,
bài thi cuối kì, cuối năm ở trường THPT Quan Sơn 2, tôi nhận thấy kĩ năng viết
đoạn văn nghị luận của học sinh còn yếu, chưa đạt yêu cầu.
Nhất là khi, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc
gia năm 2017 có nhiều thay đổi. Thời gian thi từ 180 phút giảm xuống còn vẻn vẹn
120 phút, dung lượng bài viết nghị luận xã hội rút gọn từ 600 chữ còn 200 chữ viết

sao cho đủ ý, bố cục rõ ràng không lan man tránh mất điểm. Đề đọc hiểu và nghị
luận xã hội có sự tích hợp theo hướng vận dụng cao. Điều này gây ra không ít lo
lắng băn khoăn trong khi làm bài của các em học sinh.
Đặc biệt, căn cứ vào đề thi minh họa môn Ngữ văn của Bộ GD và ĐT, giáo
viên và học sinh đều không khó nhận ra vai trò của việc viết đoạn văn nghị luận.
Phần Đọc hiểu sẽ kiểm tra, đánh giá học sinh ở các cấp độ: nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp và vận dụng cao. Trong đó, mức độ kiểm tra từ dễ đến khó, có một
câu yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn nhằm đưa ra cảm nhận về tác dụng
của biện pháp tu từ, thao tác lập luận; hoặc ý nghĩa của một hình ảnh, từ ngữ; hoặc
thông điệp, bài học từ ngữ liệu đã cho;…
Trong phần Làm văn sẽ có hai câu. Câu 1(nghị luận xã hội) yêu cầu viết
đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) có sự tích hợp nội dung với văn bản đọc. Câu 2
(nghị luận văn học) yêu cầu học sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học.
Bài văn hay, đạt điểm cao chỉ khi lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, mạch lạc,
không mắc lỗi. Để đạt được điều đó học sinh cần rèn luyện từ chính tả, từ câu,...
đặc biệt là đoạn. Bửi đoạn là đơn vị lớn thứ hai sau văn bản. Sẽ không có văn bản
hay nếu đoạn văn nghị luận rời rạc, lộn xộn, không có sự liên kết, không đảm bảo
về nội dung và hình thức.
Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh cách viết đoạn văn là điều rất cần
thiết để sở hữu kỹ năng viết tốt, chinh phục những điểm số cao trong các bài thi
nhất là trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Để đạt được điều đó, các em không
chỉ rèn luyện, ôn thi cấp tốc khi học lớp 12 hay mấy tháng cuối trước khi thi mà là
kết quả của cả quá trình “văn ôn, võ luyện”. Với những băn khoăn, trăn trở nảy
sinh trong quá trình giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, tôi viết SKKN:
“Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khối 11 trường THPT Quan Sơn 2 rèn
luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trên con đường chinh phục kỳ thi tốt
nghiệp THPT Quốc gia năm 2018”.
2



1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài này nhằm giúp các em học sinh củng
cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, rèn luyện kĩ năng phát hiện lỗi, biết cách sửa
lỗi trong đoạn văn, từ đó tạo lập đoạn văn, văn bản nghị luận hay. Từ đó tạo hứng
thú học tập môn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng học tập cũng như kết quả
thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THPT
Quan Sơn 2 trong những năm học tiếp theo .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đoạn văn, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
- Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: học sinh lớp 11A1 và 11A2 trường
THPT Quan Sơn 2 - Quan Sơn - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tôi vận dụng sáng tạo một số phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp lấy ý kiến của học sinh
- Từ thực tế giảng dạy và học tập môn Ngữ Văn
- Tổng kết và đánh giá rút kinh nghiệm.

3


II: Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Như chúng ta đã biết: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt
đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường
biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các
từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại
từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội

dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu
hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng
tỏ chủ đề của đoạn.
Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức
độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối
dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt
chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có
một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở
đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của
văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn
bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương
đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể
hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu
chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép
liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa
và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận.
Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp
lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có
kết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnh
đó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản,
đòn bẩy, nêu giả thiết…
Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội
dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện
bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những
nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi

tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình
bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá
chung.
4


Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở
đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết
đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai
triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,
nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng
hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp,
cần biết cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trong
đoạn.
Đoạn lập luận tương đồng là cách trình bày đoạn văn có sự so sánh tương
tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn
văn,… có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.
Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về
nội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc
sống,…tương phản nhau.
Đoạn lập luận theo suy luận nhân quả: Có 2 cách: Trình bày nguyên nhân
trước, chỉ ra kết quả sau. Hoặc ngược lại chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên
nhân sau.
Đoạn lập luận đòn bẩy là cách trình bày đoạn văn mở đầu nêu một nhận
định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc
trái với ý tưởng ( chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích
sâu sắc ý tưởng đề ra.
Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kết
chặt chẽ với nhau về nội dung cũng như hình thức:
Về nội dung: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các

câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (Liên kết chủ đề). Các đoạn văn và
các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (Liên kết lôgic).
Về hình thức: Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng
một số biện pháp chính như: Phép lặp (Lặp lại ở đầu câu đứng sau từ ngữ đã có
ở câu trước). Phép thế (Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ
ngữ đã có ở câu trước). Phép nối (Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị
quan hệ với câu trước). Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng (Sử dụng ở
câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với
từ ngữ đã cho ở câu trước).
Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng
kiến kinh nghiệm này. Bên cạnh đó tôi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viết
đoạn văn nghị luận của học sinh lớp 11 ở trường THPT Quan Sơn 2 để có giải
pháp thực hiện hợp lí, hiệu quả.

5


2.2. Thực trạng của vấn đề.
Vào đầu các năm học, nhà trường bao giờ cũng khảo sát chất luợng học
tập các môn Toán, Ngữ văn để phân loại học sinh, có kế hoạch bồi dưõng học
sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Kết hợp với kết quả khảo sát chất
luợng, trong các giờ học đầu năm học, tôi thường kiểm tra kĩ năng viết đoạn của
học sinh qua các bài tập nhỏ sau các tiết văn học bằng cách cho học sinh viết
đoạn văn nêu cảm nhận về tác phẩm, nhân vật, chi tiết trong tác phẩm.
Một số bài tập tôi dùng để kiểm tra:
+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học đoạn trích Chí khí anh
hùng của Nguyễn Du?
+ Em hãy viết đoạn văn diễn dịch trình bày cảm nhận của em về nhân vật
Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản viên” của Nguyễn
Dữ?

+ Đoạn trích Trao duyên là minh chứng rõ rệt cho nghệ thuật bậc thầy về
ngôn ngữ của Nguyễn Du. Hãy lựa chọn một số từ ngữ, viết đoạn văn khoảng
10 câu theo lối diễn dịch trình bày cảm nhận của em?
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỤ THỂ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở
LỚP 11 TRƯỜNG THPT QUAN SƠN 2. NĂM HỌC 2016 - 2017
Tổng số
Khối lớp
học sinh

KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%


TS

%

11A1

42

0

0%

12

28,6%

20

47,6%

10

23,8%

11A2

35

0


0%

10

28,6%

18

51,4%

7

20%

Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh không có kĩ năng viết
đoạn còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm
của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu
chủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn lơ mơ.
Các em không biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội
dung cũng như hình thức. Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận không mạch
lạc chặt chẽ. Các ý lộn xộn, không có lớp có lang, ý lớn ý nhỏ không theo trình
tự hợp lí. Đầu đoạn văn không viết hoa , không lùi đầu dòng, các dòng khác thò ra
thụt vào tuỳ tiện …
Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh còn
nhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng
dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.

6



2.3. Một số biện pháp giải quyết thực trạng.
2.3.1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:
2.3.1.1. Khái niệm:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi
đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương
đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ
ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ,
các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung
khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc
cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ
đề của đoạn.
2.3.1.2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ
đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những
nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực
hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm
những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được
trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh
giá chung.
Cách tổng phân hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn
nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là
ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển
được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận
xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại,
khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ THCS. Tôi đã củng cố
ngay cho học sinh sau khi vào lớp 10 và đầu lớp 11 qua các buổi học phụ đạo

buổi chiều. Ngoài ra, tôi cũng mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho
học sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân
quả, tương đồng, tương phản, đòn bẩy...
2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn:
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
Bước 1: Xác định và đáp ứng các yêu cầu của đề:
Về nội dung: Đề bài có thể trích dẫn hoặc không trích dẫn câu văn trong
phần đọc hiểu. Điều quan trọng là các em cần hiểu yêu cầu của đề và xác định
hướng đi đúng đắn.
Thứ nhất: Phải xác định được Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dung
của đoạn văn). Đây là yêu cầu quan trọng nhất, đòi hỏi người viết phải bày tỏ

7


quan điểm cá nhân rõ ràng. Cụ thể: Người viết hiểu vấn đề đó là gì (giải thích),
tại sao lại nói như thế (phân tích).
Thứ hai: Cần phải có dẫn chứng thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trong
đời sống.
Thứ ba: Phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước vấn đề đang
bàn luận. Cần nêu ra những bài học nhận thức sau khi bàn luận. Từ đó, đề xuất
những giải pháp thiết thực và khả thi cho bản thân mình và tất cả mọi người.
Đối với dạng “đề nổi” , học sinh có thể dễ dàng nhận ra phạm vi nội dung
và phương pháp lập luận.
Đối với dạng đề chìm, học sinh phải tự mày mò hướng đi.
Ví dụ 1: Viết 1 đoạn văn 200 chữ về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc
sống ngày hôm nay (đề nổi). Học sinh dễ dàng xác định phạm vi nội dung : Thế
nào là sự hi sinh thầm lặng ? biểu hiện của sự hi sinh thầm lặng ? tác dụng ? phê
phán những người con bất hiếu, bài học rút ra cho bản thân, …
Ví dụ 2: Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa câu

chuyện được trích dẫn ở phần đọc hiểu : NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi
môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,
không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi
chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tanóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm
chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
Với đề bài này, học sinh cần hiểu ý nghĩa câu chuyện, xác định vấn đề
nghị luận và thao tác lập luận chủ yếu: HS tự do bày tỏ cảm nhận của bản thân:
- Có thể HS trình bày về giá trị của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc
sống.
- Có thể HS trình bày bài học về một thái độ, cách ứng xử, ý thức cho và nhận
của con người trong cuộc sống
- Có thể HS trình bày lời chia sẻ với những số phận bất hạnh…
Về hình thức:
Thứ nhất : Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày
trong 1 đoạn văn ( không được ngắt xuống dòng ), dung lượng an toàn khoảng
2/3 tờ giấy thi ( khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng

8


cũng không bị trừ điểm. Đoạn văn cần diễn dạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu.
Thứ hai: Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề - Giải quyết
vấn đề - Kết thúc vấn đề.
Thứ ba: Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích - Phân tích Chứng minh - Bình luận - Bác bỏ - Bình luận mở rộng. Diễn đạt phải trong sáng,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:
Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan
trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định
câu chủ đề.
Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có
những đề yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu
chủ đề, có đề lại có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý):
Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý chính)?
Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn (theo hệ thống các thao tác
lập luận).
Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp ta hình dung được những ý chính cần
viết, tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không trọng tâm.
Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách
đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi: Nó (vấn đề) là gì? Nó (câu nói)
như thế nào? Tại sao lại như thế? Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai?
Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)? Điều đó có ý
nghĩa gì đối với cuộc sống, với con người, bản thân…? Cần phải làm gì để thực
thi/hạn chế vấn đề/câu nói?
Bước 4: Các bước viết đoạn văn hoàn chỉnh:
Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, chúng ta tiến hành viết câu
mở đầu. Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề. Đối với đoạn văn trong đề đọc
hiểu, nên dẫn dắt từ nội dung/ câu nói của văn bản được trích dẫn. Đoạn văn có
thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn giản nhất là trình bày
theo kiểu diễn dịch: tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (thường là lời bày tỏ ý
kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề). Các câu sau triển khai ý, làm rõ ý của
câu mở đầu (ý kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề).
Viết các câu nối tiếp câu mở đầu: Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy
nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn. Các câu nối tiếp lần lượt sử dụng các
thao tác lập luận: Giải thích - Phân tích - Chứng minh - Bình luận - Bác bỏ Bình luận mở rộng.


9


Viết câu kết của đoạn văn: Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.
Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấn
tượng cho người đọc. Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề (nêu
bài học chung), hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày.
Cấu trúc đoạn 200 chữ theo yêu cầu đề thi minh họa hiện nay của Bộ GD
và ĐT: Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (khoảng 2 - 4 dòng).
Các câu phát triển đoạn (12 - 16 dòng): Vận dụng các thao tác:
- Giải thích (Câu nói nêu lên vấn đề gì?)
- Lí giải (Vì sao lại nói như thế?)
- Dẫn chứng (Họ đã làm thế nào?)
- Bình luận (Vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai?)
- Bác bỏ (Hiện tượng trái ngược cần phê phán là gì?)
Câu kết đoạn: Rút ra bài học (Bản thân và mọi người cần phải làm gì?) (2
- 4 dòng).
Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoàn
chỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải
học sinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên
phải thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để
hình thành kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện
qua việc thực hành viết đoạn văn cho các em một cách có hệ thống từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp.
2.3.3. Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh bằng
các dạng bài tập.
2.3.3.1. Dạng bài tập nhận biết
Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể,
trên cơ sở đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câu

chủ đề. Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm. Tuỳ từng
đối tượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các đoạn văn trình
bày theo cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao.
2.3.3.2. Dạng bài tập vận dụng
Bài tập 1: Từ đoạn thơ sau:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nao nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

10


Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7,8 dòng nói lên những suy
nghĩ về đức hi sinh của Mẹ.
Gợi ý: Từ khóa của câu hỏi là “đức hi sinh” - đây cũng chính là trọng tâm của
đoạn văn. Chúng ta sẽ có đoạn văn sau :
Có ai đó đã nói rằng, nếu trong gia đình có những đứa con thành đạt thì
chắc chắn ở đó có một người mẹ giàu đức hi sinh. Vâng! Mẹ là người đã dành
hết cả đời mình vì tương lai của con. Mẹ có thể nhịn đói cho ta no, nhịn mặc cho
ta có tấm áo đẹp. Mẹ là người có thể cho ta cả đôi mắt, quả tim, trái thận… chỉ
mong sao cho con mình lành lặn. Khi ta khổ đau, bờ vai mẹ là bến bờ cho ta
quay về. Người đời có thể bỏ rơi ta nhưng mẹ thì không bỏ con bao giờ. Bởi thế
hạnh phúc nhất là còn mẹ nên chúng ta hãy nhớ :”Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ
khóc - Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.
Bài tập 2:
Từ đoạn thơ trong Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo,
anh (chị) hãy viết đoạn văn khoảng 10-15 dòng về trách nhiệm của thanh niên
với đất nước.

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)
Gợi ý: Đoạn văn có các ý sau :
+ Câu mở đầu dẫn dắt vấn đề : Những câu thơ trên của Thanh Thảo nhắc nhở thế
hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế
hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất
nước.
+ Các ý chính của đoạn : có thể tham khảo một số gợi ý sau :
- Thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình
– Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ của dân tộc
– Lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống
hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.
- Phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước
- Quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động
của mình không bị kẻ xấu lợi dụng
- Thời đại ngày nay, thanh niên cần lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các
hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc
11


+ Câu cuối bàn bạc mở rộng vấn đề, nhấn mạnh trách nhiệm của thanh niên với
đất nước.
Ta có đoạn văn sau :
Những câu thơ trên của Thanh Thảo nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm
nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng
luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế
hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương

đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc;
lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến
cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn
cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ
cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời
đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn
luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh
niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo
trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển
đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo
của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia
ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng
của Tổ Quốc. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng
của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.
Bài tập 3:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận
hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên
đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới
nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ
không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi
qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập,
sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để
đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát
hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại,
đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản
thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em
nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế. (Trích
Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu
trưởng David McCullough)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các
em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”
Gợi ý:

12


Mở đoạn: Câu mở đoạn có thể dùng 1-3 câu để mở đoạn (giống như phần
mở bài vậy). Phần này phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà
đề bài yêu cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn đề gì? Nên viết theo hướng:
nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào (hoặc không dẫn nguyên câu thì trích
vào cụm từ khóa). Ví dụ theo đề trên ta có thể viết như sau: Thành công luôn là
khao khát của mỗi con người trên hành trình chinh phục những ước mơ và khát
vọng - nhưng khi lên đến đỉnh của thành công, điều quan trọng nhất vẫn là để
“ngắm nhìn thế giới” chứ không phải là để cho ai đó nhận ra mình.
Thân đoạn: Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn
gọn, đơn giản). Bàn luận: Đặt ra các câu hỏi - vì sao - tại sao - sau đó bình luận,
chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ. Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác
(tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng). Đưa ra phản đề - mở
rộng vấn đề - đồng tình, không đồng tình. Rút ra bài học nhận thức và hành
động
Kết đoạn: Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói
nổi tiếng.
Bài tập 4: Đề thi thử của trường THPT chuyên Đại học vinh
Để theo đuổi ước mơ của mình, bạn phải hành động. Nếu không, bạn sẽ
mất cơ hội. Hãy chủ động hành động thay vì để cuộc đời đưa đẩy bạn. Nếu
không có được những gì bạn muốn, thì hãy chủ động tạo ra những gì bạn muốn.
Đấng Sáng Tạo sẽ thắp sáng con đường bạn đi. Vận may của cả đời bạn, cánh
cửa của những ước mơ đang mở ra. Con đường dẫn tới mục đích sống có thể

xuất hiện trước bạn bất cứ lúc nào.
Ngay cả khi đã xác lập được mục đích sống mạnh mẽ và đã phát triển
được nguồn hy vọng lớn lao, niềm tin sâu sắc, lòng tự tôn, thái độ sống tích cực,
lòng dũng cảm, tính kiên cường, khả năng thích nghi và những mối quan hệ tốt,
bạn không thể chỉ ngồi đó và chờ đợi vận may đến với mình. Trên con đường
vươn tới thành công, bạn phải nắm bắt từng cơ hội. Đôi khi bạn nhận thấy rằng
trở ngại xuất hiện trên con đường của bạn không vì mục đích nào khác ngoài
mục đích mở ra cơ hội để đưa bạn tới vị trí cao hơn. Nhưng bạn phải có lòng
dũng cảm và sự quyết tâm để vươn lên.
Một trong những khẩu hiệu của tôi tại Tổ chức Life Without Limbs là
"một ngày mới, một cơ hội mới". Không có những khẩu hiệu được đóng khung
trên tường - chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động
của mình. (Trích Sống cho điều ý nghĩa hơn - Nick Vujicic, Nxb. Tổng hợp Tp.
Hồ Chí Minh, 2015, tr. 89 - 90)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
mình về ý kiến được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: "Không có những
khẩu hiệu được đóng khung trên tường - chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu
hiệu từ chính các hành động của mình".
Gợi ý: Đoạn văn cần có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở
đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận
13


được vấn đề, triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận
thức và hành động.
Giải thích: Khẩu hiệu: những câu văn ngắn gọn, súc tích, thường tóm tắt
một nhiệm vụ, một thái độ sống, một triết lý, phương châm hành động... nhằm
mục đích định hướng, tuyên truyền, cổ vũ, phát động mọi người thực hiện việc
làm nào đó.

Ý kiến khẳng định: cách thức để tuyên truyền, cổ vũ mọi người cùng
thực hiện một nhiệm vụ, hành động, phương châm sống đúng đắn không phải
chỉ bằng những triết lý, lời nói suông mà quan trọng là phải bằng việc làm,
hành động cụ thể, thiết thực.
Bàn luận: "Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường"
vì: Khi ấy khẩu hiệu mới chỉ là lý thuyết, chưa được hiện thực hóa thành
hành động và chưa được kiểm chứng trong thực tiễn. Nhiều lúc, nó chưa đủ
sức mạnh tác động làm thay đổi nhận thức, hành động để mỗi người tự
nguyện làm theo. Khẩu hiệu được đóng khung bất biến, trong khi thực tiễn lại
phong phú, sinh động, nảy sinh nhiều tình huống phức tạp. Vì vậy, trong một số
hoàn cảnh cụ thể, nếu chỉ làm theo khẩu hiệu một cách cứng nhắc, máy móc
thì hiệu quả công việc sẽ không cao.
Phải "tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình" vì: Bằng
hành động thực tiễn thì những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra trong khẩu hiệu mới trở
thành hiện thực. Và qua thực tế đời sống thì khẩu hiệu mới được kiểm chứng, từ
đó sẽ khái quát được những triết lý, phương châm hành động đúng đắn. Hành
động đúng đắn có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trên thực tế. Vì vậy, nó có tác
dụng nêu gương, khích lệ, thuyết phục, cổ vũ mọi người tạo thành phong trào
hành động được nhân rộng trong xã hội. So với khẩu hiệu được đóng khung, thì
hành động trong thực tiễn có tính linh hoạt, từ đó có khả năng thay đổi, điều
chỉnh để phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể khác nhau của đời sống. Do đó, hiệu
suất công việc sẽ cao hơn.
Mở rộng: Nhận định không đồng nghĩa với việc phủ định vai trò của các
khẩu hiệu trong đời sống. Không phải bất cứ hành động nào cũng tạo nên "khẩu
hiệu". Chỉ có những hành động đúng đắn, tác động tích cực đến bản thân và
cộng đồng mới có sức tuyên truyền, định hướng, cổ vũ mọi người làm theo. Rút
ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp.

14



2.3.4. Một số đề ôn luyện cho học sinh
Đề 1:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, 1974, tr.35-36)
Hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị
về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở trên.
Đề 2:
Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng
được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi
khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và
dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.
Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang
động Sơn Đoòng không phải theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước

mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành
hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng
khác.
Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục
đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một
cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn
thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là "Một vũ trụ bị bỏ quên
nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở
bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này".
(Theo dulich.dantri.com.vn ngày 17/05/2015)
Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 5 7 câu bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh
thắng thiên nhiên của đất nước.
Đề 3:
Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị)
về quan niệm của tác giả, trong đoạn trích phần Đọc hiểu: “nếu bạn muốn sống
15


một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo
tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời”.
Đề 4:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người
ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan
không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái
gì. […] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ
mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc
đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày
vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những
bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám
làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run

chân, cứ áo buông chùng quần đống gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư
văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ
của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể tự lập được. Vậy học trò ngày
nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm
nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng
ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì
kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái
tinh thần mạo hiểm của mình đi.”
(Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005)
Từ đoạn trích trên, theo anh/chị, bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ cần chuẩn
bị hành trang cho mình như thé nào? (Trong đoạn văn có sử dụng thao tác lập
luận so sánh).
2.4. Kết quả đạt được
Qua một năm thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận của học sinh tăng lên rõ rệt. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành thạo,
đảm bảo sự liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học 2016 2017 tôi đã khảo sát, kiểm chứng kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ
năng viết đoạn của học sinh hai lớp 11 để đối chứng so với đầu năm chưa triển
khai thực hiện đề tài.
Đề bài dùng để khảo sát:
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh"
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

16



Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH HAI LỚP 11 TRƯỜNG THPT QUAN
SƠN 2 SAU KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Khối lớp

Tổng
số học
sinh

Đầu
năm

11A1

42

11A2

35

Cuối
năm

11A1

42


11A2

35

KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%


0

0%

12

28,4%

20

47,6%

10

23,8%

0%

10

28,6%

18

51,4%

7

20%


4,7%

20

47,6%

18

42,8%

2

4,9%

0%

12

34,3%

20

57,1%

3

8,6%

0
2

0

So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ
khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm. Dưới đây là thống kê số liệu tăng giảm
cụ thể:
Nhìn vào bảng so sánh đối chứng ta thấy sau khi thực hiện đề tài số học
sinh đạt điểm giỏi của lớp 11A1 tăng 4,7%, lớp 11A2 tăng 0%. Số học sinh đạt
điểm khá của 11A1 tăng 19,2%, 11A2 tăng 5,7%. Số học sinh đạt điểm trung
bình 11A1 giảm 4,8%, 11A2 tăng 5,7% . Số học sinh bị điểm yếu của 11A1
giảm 18,9%, 11A2 giảm 11,4%.
Kết quả như trên đã nằm ngoài dự kiến và mong muốn của người thực
hiện đề tài. Mong rằng kết quả này sẽ được tiếp tục khẳng định qua những kì thi
trong các năm học tới.

17


Phần 3: Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng
dẫn học sinh khối 11 trường THPT Quan Sơn 2 kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Những giải pháp thực hiện đã giúp học sinh nhất là đối tượng học sinh có học
lực từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khối 11
trường THPT Quan Sơn 2 rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trên con
đường chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018” đã giúp các
em có kĩ năng viết đoạn thành thạo, dần viết hay thì cũng nâng cao kĩ năng viết
bài làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Các kĩ năng viết đoạn trong
phạm vi đề tài này đều là những kĩ năng có thể sử dụng hiệu quả khi viết các
đoạn văn ngắn trong đề thi, hay các đoạn văn trong phần thân bài của bài nghị

luận về tác phẩm truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ, từng bước nâng cao chất
lượng học tập, thi cử của học sinh ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường cũng như
khả năng tạo lập văn bản khi bước vào cuộc sống.
Chính quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận đã góp phần
quan trọng trong việc tạo cho các em luôn có khả năng lập luận mạch lạc, chặt
chẽ, thuyết phục khi trình bày một vấn đề, một ý tưởng. Đó là yêu cầu căn bản
giúp các em có chỗ đứng vững trong xã hội ngày nay.
3.2. Kiến nghị
Giáo viên cần phải có điều tra khảo sát thực tế, và tuỳ theo đối tượng học
sinh khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài tập phù
hợp. Qua đó mà củng cố hoặc nâng cao kiến thức về đoạn văn, rèn luyện kĩ năng
viết đoạn văn cho học sinh.
Chương trình có chú trọng đến phần rèn luyện kĩ năng làm văn cho học
sinh song chưa đủ, cần cân đối giữa tiết lí thuyết và thực hành, giữa phần đọc
văn, Tiếng Việt với Làm văn.
Sáng kiến kinh nghiệm đã và đang được thực hiện một cách khá hiệu quả
trong quá trình giảng dạy, dạy ôn và dạy bồi dưỡng học sinh khối 11 trường
THPT Quan Sơn 2 năm học 2016 - 2017. Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng cho
học sinh cần cả quá trình, rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi, bổ sung của
bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng của đề tài để kết quả giáo dục nói
chung và giáo dục vùng cao nói riêng ngày càng được nâng cao.

18


Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Thị Kim Liên (2002), Bài tập ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Lê Thường (2007), Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong văn nghị

luận, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Quang Ninh (1997), 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn,
NXB Giáo dục.
5. Phan Trọng Luận (chủ biên), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 (tập1, tập 2), NXB
Giáo dục.
6. Trần Đình Sử (2006), Luyện viết bài văn hay, NXB Giáo dục.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Sử dụng bản đồ tư duy trong

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Cấp Sở
C

2011 - 2012

dạy học phần Văn học của
môn Ngữ văn ở trường THPT
2.

Quan Sơn 2.
Một số biện pháp hướng dẫn

Cấp Sở

C

2015 - 2016

học sinh lớp 12A1 trường
THPT Quan Sơn 2 làm tốt
dạng đề “Nghị luận về hiện
tượng trong đời sống” trong
kì thi tốt nghiệp THPT Quốc
gia.

Thanh Hóa, ngày 07 tháng 05 năm 2017

19


XÁC NHẬN CỦA BGH
Hiệu trưởng


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Nguyễn Mạnh Cường

Phạm Thị Phương Thảo

20


21



×