Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12 trường THPT lang chánh qua một số tác phẩm văn xuôi hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.74 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT
LANG CHÁNH QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI

Người thực hiện:
Phạm Thị Phượng
Chức vụ:
Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực:
Ngữ văn

PHẦN I : MỞ ĐẦU
THANH HOÁ NĂM 2017


Mục lục
Mục

Nội dung

Trang

I

Phần mở đầu


1

1

Lí do chọn đề tài

1

2

Mục đích chọn đề tài

2

3

Đối tượng ngiên cứu

2

4

Những điểm mới của sáng kiến

2

5

Phương pháp


2

II

Phần nội dung

3

1

Cơ sở lí luận cơ sở thực tiễn của đề tài

3-4

2

Thực trạng trước khi tiến hành đề tài

5-6

3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

7 - 18

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


III

Phần kết luận và kiến nghị

18

2


1. Lý do chọn đề tài:
Ai đó đã từng nói: “Học mới chỉ là có mắt, hành mới có chân, có mắt có
chân mới tiến bước được, có biết mới làm, có làm mới biết, cái biết trong làm
mới là cái biết thực sự, cái biết sâu sắc nhất". Học Văn cũng không nằm ngoài
quy luật ấy. Như vậy nói Học Văn để làm người tức là nhấn mạnh vào khả năng
vận dụng, thực hành những kĩ năng, kiến thức của môn Văn đã học được vào
trong thực tế cuộc sống, để phục vụ cho cuộc sống. Học phải đi đôi với hành.
Bất cứ ai, từ một người nông dân, đến một chính trị gia, từ một bác lái xe
đến một người bác sĩ, từ một nhà buôn, đến một kiến trúc sư… đều cần có sự
phục vụ của văn học trong cuộc sống của mình. Bởi lẽ ai cũng phải nói, phải
đọc, phải giao tiếp, ứng xử, phải rèn luyện đạo đức, nhân cách… Tất cả những
điều đó là sứ mệnh của bộ môn Ngữ văn.
Trong những mục đích của việc học Văn có lẽ mục đích giáo dục đạo đức,
nhân cách, tư tưởng và lối sống cho con người là quan trọng nhất. Văn học
không dạy đạo đức, tư tưởng một cách khô khan mà qua những hình tượng văn
học giàu hình ảnh, cảm xúc. Cứ mỗi cấp học bài học đạo đức, lối sống lại được
nâng lên một tầm mới để phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học
sinh. Chuyện Bó đũa dạy người học biết đoàn kết, chia sẻ; bài thơ Thương ông
giúp người học biết yêu thương gia đình, người thân; truyện cổ tích Tấm Cám
dạy người học biết ăn ở hiền lành, tránh xa cái ác, cái xấu; Truyện Kiều của
Nguyễn Du giúp bồi dưỡng lòng nhân đạo; học Chí Phèo của Nam Cao để luôn

giữ lấy bản chất lương thiện dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại là những chiêm nghiệm quý giá về cách
nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời….
Những bài học đạo đức, lối sống ấy, tưởng chừng đơn giản nhưng không
phải người học nào cũng biết vận dụng vào cuộc sống. Cho nên bên cạnh những
người thực sự hiểu được sứ mệnh cao cả của văn chương, trân trọng những giá
trị quý giá của văn chương, biết sống thực sự “Văn” để hướng tới Chân - Thiện Mĩ thì đâu đó vẫn còn những bước chân lạc lối trên con đường đi tới tương lai.

2


Với ý nghĩa của môn học như vậy tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp
đề tài: "Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh
qua một số tác phẩm văn xuôi hiện đại"
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn:
+ Thứ nhất: Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức văn chương như tất cả
các môn học khác.
+ Thứ hai: Nhằm giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương tạo điều
kiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho các em. Giúp các em hiểu một cách
sâu sắc những giá trị phong phú của văn chương quá khứ và hiện tại.
+ Thứ ba: là phải kết hợp giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh thông
qua hoạt động tìm hiểu văn bản.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12a6, 12a7, 12a8
- Phạm vi giáo dục đạo đức qua các bài "Vợ nhặt" - Kim Lân; "Vợ chồng
A Phủ" - Tô Hoài; "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành và "Chiếc thuyền ngoài
xa" của Nguyễn Minh Châu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành SKKN này tôi đã sử dụng phương pháp quan sát; phân tích

và đánh giá tình hình thực tế; Phương pháp khảo sát bằng phiếu học tập; phương
pháp xử lí tình huống...
5. Những điểm mới của sáng hiến kinh nghiệm:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua giờ học văn đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định
đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có
kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ
đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để
ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển
toàn diện cả tài lẫn đức.

2


Bên cạnh đó còn định hướng cho những giáo viên dạy bộ môn văn có
những phương pháp dạy hợp lí vừa phù hợp với đặc trưng thể loại vừa đáp ứng
yêu cầu của xã hội là dạy văn cũng là dạy đạo làm người.Một đất nước văn
minh, hiện đại thì những chủ nhân của đất nước đó không thể thiếu đức, thiếu tài
được.
***
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Về lý luận:
Nguyên tắc việc dạy văn là phải gắn với đời sống, phải phát huy vai trò
chủ thể của học sinh, phải chú ý đến mối quan hệ tái hiện, sáng tạo và tiếp nhận
mang tính độc lập của học sinh. Vì văn học là môn khoa học có tính nghệ thuật
ngôn từ, vì vậy người giáo viên cần vận dụng ngôn từ sao cho phù hợp với từng
đặc điểm học sinh.
Thông qua các phương tiện ngữ âm, từ vựng, các tác phẩm văn chương để
học sinh chiếm lĩnh được các hình ảnh, hình tượng tác phẩm văn chương . Do

tính nghệ thuật của ngôn từ cho nên tác phẩm văn chương không những làm cho
học sinh hiểu được hiện thực khách quan mà còn có cảm xúc thẩm mĩ. Và mục
đích của việc dạy văn là làm sao tạo được sự phát triển toàn diện về tâm hồn, trí
tuệ về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho học sinh. Giáo dục nhân
cách học sinh thông qua giờ học Ngữ văn nhằm giúp các em phát triển toàn diện
trí lực và nhân cách. Vì vậy khi nhận xét , đánh giá những kiến thức trong tác
phẩm người giáo viên cần làm sáng tỏ nội dung của tác phẩm, từ đó đưa vào
thực tế cuộc sống hiện tại để học sinh có cái nhìn phù hợp hơn. Trong nhà
trường THPT, giáo dục nhân cách là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng,
nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng
lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
trong trường THPT thì: Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có
tính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức
2


thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất. Vai trò của cấu
trúc và nội dung chương trình môn ngữ văn cũng góp phần không nhỏ đối với
công tác này.
Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn
đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp
THPT nói chung về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh qua môn học
trong tình trạng hiện nay. Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cập
đến rất nhiều những vấn đề về phạm trù đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức trong
trường học và giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn văn
hóa.
1.2. Về thực tiễn:
Trường THPT Lang Chánh nằm trên địa bàn thị trấn huyện Lang Chánh,
là ngôi trường THPT duy nhất của huyện và có tới hơn 90 % học sinh là con em

đồng bào dân tộc thiểu số. Vì điều kiện cuộc sống nên thường thì gia đình phó
mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường. Trong mấy năm gần đây hành vi
đạo đức của học sinh trong trường đã có những biểu hiện không tốt. Hiện tượng
học sinh vô lễ với thầy cô giáo hoặc gây gổ đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất
của nhà trường có dấu hiệu gia tăng. Đi sâu vào chuyên đề giáo dục đạo đức học
sinh thông qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách, tôi muốn đưa ra một số biện
pháp mà bản thân tôi đã làm, trường THPT Lang Chánh đã làm để đóng góp một
phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo
các em trở thành con người toàn diện. Qua việc thực hiện đề tài này tôi nhận
thấy có nhiều kết quả khả quan, vấn đề đạo đức của học sinh trường THPT Lang
Chánh có những biến chuyển rõ rệt. Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên chúng ta ai
cũng có nhận thức đúng đắn và kết hợp một cách có hiệu quả trong các môn học
của mình và các hoạt động trong nhà trường thì hiệu quả giáo dục đạo đức học
sinh của trường THPT Lang Chánh chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thực trạng vấn đề :
2.1.1 Về phía học sinh:
2


Là học sinh miền núi, hầu hết các em là con em gia đình lao động. Tuy
nhiên vì là con em gia đình lao động, có nhiều gia đình phụ huynh đi làm cả
ngày, có gia đình phụ huynh đi làm ở các nơi khác để các em lại ở với ông bà,
với cậu mợ, chú bác, cô dì… nên không được giáo dục chu đáo. Nhiều học sinh
học yếu, chưa ngoan, ham chơi điện tử, chưa tự giác trong học tập. Một số em
học sinh ở nhà, thường có hành vi đạo đức không tốt, nhà trường không thể kết
hợp với gia đình để giáo dục. Một số phụ huynh xem nhẹ việc học của con em
nên giáo viên rất khó khăn trong việc giáo dục các em.
Những biểu hiện của thực trạng đạo đức học sinh:
a. Tích cực: Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô,

nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt
và sống đẹp.
b. Tiêu cực: Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản,
không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy
cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, đánh nhau.
Có những học sinh “miệng thề xoen xoét”, “hứa sống hứa chết” với cha
mẹ, thầy cô sẽ cố gắng học tập, chăm ngoan nhưng sau lưng luôn tìm cách trốn
học để lang thang quán xá, chúi đầu vào những trò chơi vô bổ trong những quán
Game, quán Internet.
Có những học sinh viết những bài văn rất hay, rất xúc động nhưng giao
tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh lại chẳng ra gì. Ở
nhà thì lừa cha dối mẹ, lên lớp thì dối thầy lừa bạn. Dùng cái vẻ ngoài hào
nhoáng để cố tình che đậy bản chất thật sự bên trong…
Đó là những “Cám”, những “Lí Thông”, những “Xuân Tóc Đỏ”… bằng
xương bằng thịt của cuộc đời. Đó mới thực sự là những người học Văn kém
nhất, tồi nhất.
Nguyên nhân tiêu cực:
- Khách quan: Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải
ở với nội, ngoại thiếu sự quan tâm và quản lý các em.
- Chủ quan:
2


+ Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kĩ năng vận dụng chuẩn mực đạo
đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt.
+ Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc
không chịu sửa chữa.
2.1.2. Về phía giáo viên:
Hiện nay đâu đó vẫn còn tồn tại quan niệm mang có tính chất sai lầm cả
về phía giáo viên và học sinh là dạy và học đạo đức ở trường trung học phổ

thông chỉ thông qua môn Giáo dục công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong
những môn học nào cũng có tính giáo dục cả, vấn đề là người dạy phải biết lồng
trong mỗi bài học để định hướng cho học sinh. Nhiều giáo viên vẫn “nặng về
dạy chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ tập trung giảng kiến thức chuyên môn, không
có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những vi phạm của học sinh, nếu học sinh vi
phạm thì lập tức phê vào sổ đầu bài mà không nhắc nhở, những bài dạy, nội
dung có liên quan tới việc giáo dục đạo đức thì không linh hoạt áp dụng.
Chính vì vậy nên càng cần phải lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học
sinh trong mỗi giờ học, từ cử chỉ, tác phong, trang phục, ý thức học và làm bài,
nếu bài giảng có nội dung liên quan đến đạo đức thì cần khéo léo áp dụng, đặc
biệt như môn Ngữ văn… chứ không phải chỉ đặt nặng cho môn Giáo dục công
dân.
Qua nhiều năm đứng lớp, quan sát và đúc kết kinh nghiệm, kiến thức từ thực
tiễn, từ sách báo và bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức học sinh
phù hợp với đặc điểm trường THPT qua giờ học Ngữ văn tôi tiến hành khảo sát
thực nghiệm trên ba lớp mà tôi đã dạy.
2.2. Số liệu điều tra xếp loại hạnh kiểm của học sinh trước khi thực
hiện đề tài:
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2015-2016 của 3 lớp 11A6, 11A7, 11A8
như sau :
Lớp
11A6
11A7

Sĩ số
38
40

Tốt
16

18

Xếp loại hạnh kiểm
Khá
TB
15
6
15
5

Yếu
1
2
2


11A8

35

17

12

4

2

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Nắm vững tâm sinh lý lứa tuổi học sinh:

Nghề giáo là một nghề đặc biệt. Hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp
xúc với các em học sinh, những người không cùng lứa tuổi, thế hệ…với chúng
ta. Những quan sát hàng ngày cho thấy các em, ở lứa tuổi học sinh THPT thông
mà chúng ta đang trực tiếp giảng dạy có những rung cảm và những suy nghĩ
không giống người lớn. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là chúng ta phải hiểu được các
em hiện có những gì, có thể làm được gì, các em sẽ thay đổi như thế nào và sẽ
có được gì trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi. Có hiểu được những
điều đó ta mới hiểu được nguyên nhân của những phẩm chất tâm lý đặc trưng
cho nhân cách. Mặt khác, ở mỗi lứa tuổi có những thuận lợi và khó khăn riêng,
đòi hỏi ta phải có phương pháp giáo dục thích hợp với từng lứa tuổi và từng cá
nhân. Trong quá trình dạy học và giáo dục nếu ta không chú ý tới điều đó thì dù
người giáo viên có am hiểu khoa học đến đâu cũng khó có thể đạt được kết quả
tốt trong công tác sư phạm của mình.
3.2. Tâm lí và phương pháp của giáo viên đứng lớp trong giờ học Ngữ
văn:
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học,
phải tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh trên nhiều phương diện: giọng
nói nhẹ nhàng, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải, học sinh có
giây phút được lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một
vấn đề mà các em muốn tự mình khám phá…hoạt động của giờ học phải diễn ra
thật tự nhiên không hề gò ép, miễn cưỡng. Giáo viên phải làm sao khơi gợi hứng
thú say mê, có nhu cầu khám phá cho học sinh. Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì
“ bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp, khám phá
những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ… khi đó mỗi giờ
học văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn

2


vô số bất ngờ, thú vị”. Người thầy phải là người hướng các em đi đến những

miền đất ấy.
Giáo viên phải gây cho học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước
những con người, sự việc, vấn đề… mà tác phẩm đề cập, phản ánh. Đó là những
tình cảm, thái độ: vui-buồn, yêu-ghét, ca ngợi-phê phán. Sau đây là một vài ý
tưởng trong các giờ dạy của mình mà bản thân tôi đúc kết được.
3.3. Tăng cường tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua
việc dạy học môn Ngữ văn:
Dạy Văn ở trường phổ thông có ba mục tiêu chính:
- Thứ nhất, hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng mẹ
đẻ cho học sinh, rèn luyện cho trẻ em kỹ năng đọc hiểu và viết đúng tiếng Việt,
khả năng diễn đạt, cả viết và nói, những điều mình muốn thể hiện.
- Thứ hai, bồi dưỡng và phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Với
mục tiêu đó, dạy Văn chủ yếu không phải là dạy lịch sử văn học, dạy ghi nhớ về
tác giả, tác phẩm, dạy về cách cấu tạo và phân tích tác phẩm, mà là khơi dậy
những rung động thẩm mỹ, hình thành thói quen về cách tiếp cận với thế giới
nghệ thuật không có thực do nhà văn tạo ra, từ đó phát triển ở trẻ em khả năng
tưởng tượng, khả năng nhập vai, khả năng sống trong một thế giới khác, một
cuộc đời khác, một sự sống khác dù đó là con người hay con vật, cây cỏ. Hình
thành năng lực thẩm mỹ là sứ mạng đặc thù của môn Văn, trước hết là của việc
dạy văn chương.
- Thứ ba, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh. Tác
phẩm văn chương là kết quả của sự sáng tạo đặc sắc, chứa đựng các giá trị Chân,
Thiện, Mỹ. Văn gắn với chữ, chữ gắn với nghĩa, tác phẩm văn mang nhiều giá
trị, nội dung ý nghĩa khác nhau, vô cùng phong phú. Thông qua việc giảng dạy
tác phẩm, người giáo viên có thể khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp,
lòng nhân ái, khát khao lý tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội
và nhất là về con người. Không phải tác phẩm nào cũng có đầy đủ những giá trị
ấy và cũng không phải giờ dạy Văn nào cũng phải đáp ứng tất cả những yêu cầu
ấy, nhưng mục tiêu chung mà việc dạy Văn cần hướng tới là kích thích ở trẻ tình
2



cảm hướng thiện và tư duy phê phán, giúp trẻ có khả năng tự định hướng và lựa
chọn một lối sống tích cực. Lâu nay chúng ta thường nói về giáo dục đạo đức,
dạy làm người. Môn Văn là môn có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm
vụ này. Dạy Văn không phải là để dạy đạo đức, nhưng dạy Văn cũng không xa
lạ với dạy đạo đức, giống như dạy Văn không xa lạ với dạy cái hay cái đẹp, dạy
những hiểu biết về cuộc sống. Giáo dục về giá trị không phải là nội dung trực
tiếp và đặc thù của môn Văn, nhưng nó là một yêu cầu quan trọng và không thể
thiếu của dạy Văn.
Ví dụ khi dạy tác phẩm "Vợ nhặt"của Kim Lân, sau khi kết thúc nội
dung bài học, giáo viên đặt ra những câu hỏi vừa để củng cố kiến thức trọng tâm
vừa để lồng những bài học đạo lí cho học sinh như :"Từ câu chuyện nhặt vợ của
anh cu Tràng giữa những ngày đói khát, anh chị có suy nghĩ gì phẩm hạnh của
các nhân vật trong tác phẩm? Truyền thống nào ở những người nông dân trong
nạn đói mà anh,chị học tập được?". Cuối cùng GV đưa ra nhận xét và định
hướng cho học sinh những kiến thức sau: Thứ nhất, trước khi làm vợ Tràng, ở
người vợ nhặt cho thấy do cái đói dồn đuổi, thị đã bị méo mó về nhân cách và
hình hài,mạng người trở nên rẻ rúng. Thứ hai, ở nhân vật Tràng ta dễ dàng nhận
thấy niềm yêu sống và khát khao hạnh phúc đã khiến Tràng trở nên liều lĩnh
thách thức với cái đói. Thứ ba, tiềm ẩn ở bà cụ Tứ là tình yêu thương, sự bao
dung và niềm tin ở sự sống, hướng về tương lai ... Chính những điều đó làm hiện
lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm qua đó giúp học sinh hiểu được trong hoàn
cảnh khó khăn, những người xấu xí như Tràng, như cô vợ “ham ăn” vẫn mong
cầu hạnh phúc. Ước muốn được có gia đình, có những bữa cơm sum họp, có mái
nhà chắn nắng, che mưa… là những ước muốn bình dị mà chân chính nhất. Dù
hoàn cảnh ra sao, khó khăn thế nào, tác phẩm này cũng nhắc nhở chúng ta, hãy
cứ lạc quan vào ngày mai tươi sáng, sống với ước mơ của mình, niềm tin của
mình, sống tốt với đời, với người bằng tất cả tấm chân tình mà ta có.
Còn ở truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành ta thấy tinh

thần đoàn kết, ý chí nghị lực phi thường khi có anh em, bạn bè, đồng đội bên
mình, chung tay góp sức vì cuộc sống chung chính là ý nghĩa cao đẹp nhất của
2


tác phẩm văn học này. Lẽ thường tình, có chiến tranh ắt sẽ có đau thương,
nhưng điều quan trọng, đừng để mất mát, thương đau ấy trở gục ngã tinh thần
ta, con người ta; hãy biến đó thành sức mạnh phi thường, thành nguồn động lực
lớn lao giúp ta vượt lên bao khó khăn, gian khổ.
Chưa bao giờ, vấn đề bạo lực gia đình lại nhiều nhức nhối như bây giờ.
Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu tái hiện khung
cảnh của hàng chục thập kỉ trước, ấy vậy mà đến nay vẫn còn vẹn nguyên ý
nghĩa nhân đạo sâu sắc. Thông qua tác phẩm, chúng ta như nhận ra được trách
nhiệm của mình với gia đình, với cuộc sống. Bên cạnh những mảng màu tươi
sáng, cuộc sống luôn có những sự thật trần trụi đến đau lòng. Thay vì chấp
nhận để cái ác, cái xấu hoành hành, hãy học cách lên tiếng để bảo vệ lẽ phải,
bảo vệ hạnh phúc và bình yên cho mình. Đứng trước những chọn lựa trong tình
yêu, hôn nhân lại càng cần tỉnh táo và sáng suốt.
Đối với các tác phẩm trên trong quá trình dạy học, giáo viên phải vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy để lồng ghép những bài học giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh một cách tự nhiên chứ không nên khiên cưỡng,
gượng ép hay mang màu sắc giáo huấn. Có như vậy thông điệp mà tác giả và
người dạy muốn truyền đạt đến học sinh mới có hiệu quả thiết thực.
Dưới đây là giáo án dạy thể nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống qua tác
phẩm "Vợ chồng A Phủ"-Tô Hoài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
I. HĐ 1: Hướng dẫn HS Đọc - hiểu
tiểu dẫn.
CH: Dựa vào tiểu dẫn SGK hãy nêu
những nét khái quát về nhà văn Tô

Hoài trên hai phương diện : Quê quán
và cuộc đời?
CH: Có những nhà văn nào có hoàn
cảnh như Tô Hoài mà em biết từ đó em
rút ra điều gì đối với các nghệ sĩ?
CH: Kể tên những tác phẩm chính của

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Quê: huyện Thanh Oai- Hà Nội->
Làng ven đô trở thành không gian nghệ
thuật quen thuộc trong nhiều sáng tác.
- Chỉ học hết bậc tiểu học, phải làm
nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm
bút.
2. Sự ngiệp sáng tác:
2.1. Tác phẩm chính: (sgk)
2


Tô Hoài?
CH: Từ tên gọi của tác phẩm, em hãy
cho biết những đề tài chính trong sáng
tác của ông?
CH: Nội dung chính trong sáng tác của
Tô Hoài là gì?

CH: Chỉ ra những nét đặc sắc về tài
năng nghệ thuật của Tô Hoài qua các

sáng tác?

CH: Vậy em có nhận xét gì về vị trí
văn học sử của Tô Hoài trong nền văn
học VNHĐ ?
CH: Hãy nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng
tác của tác phẩm?
( GV tích hợp kiến thức địa lí về địa
danh Tây Bắc nói chung và Hồng Ngài
nói riêng; GV chiếu hình ảnh về Hồng
Ngài ngày nay).
CH: Theo sự chuẩn bị bài của em ở
nhà, hãy cho biết truyện ngắn " Vợ
chồng A Phủ" có kết cấu gồm mấy
phần? Nội dung của từng phần?

CH: Dựa vào sơ đồ sau hãy tóm tắt
bằng lời văn về truyện " Vợ chồng A
Phủ" của Tô Hoài?

2.2. Đề tài:
- Đồng thoại về thế giới loài vật.
- Cuộc sống, số phận và vẻ đẹp người
lao động nghèo ở miền xuôi và miền
ngược trước CM tháng Tám.
2.3. Nội dung:
- Cái nhìn trìu mến, bao dung, nhân ái
với trẻ thơ.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
mới mẻ.

2.4. Nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lí nhân vật
- Cách kể chuyện sống động, hấp dẫn.
- Lời văn giàu tính tạo hình và chất
thơ.
=> Vị trí : Cây bút văn xuôi tiêu biểu
của nền văn học Việt Nam hiện đại.
3. Tác phẩm:
3.1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
- In trong tập " Truyện Tây Bắc"
(1953)
- Nhân chuyến đi dài 8 tháng cùng bộ
đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952.
3.2. Kết cấu: 2 phần
- Phần 1: Bức tranh thiên nhiên và
cuộc sống của người dân lao động
vùng núi cao Tây Bắc.
- Phần 2: Quá trình vận động từ tự hát
đến tự giác của người lao động.
3.3. Tóm tắt tác phẩm:
Mỵ và A Phủ -> Người Mông - Hồng
Ngài.
Mỵ - bị A Sử lừa bắt làm vợ -> Mỵ
phản kháng -> Thương cha chấp nhận
làm vợ A Sử -> Mỵ bị đày đọa cả thể
xác lẫn tinh thần -> Mùa xuân đến Mỵ
2


II. Hướng dẫn HS Đọc - hiểu văn

bản.
CH: Trước khi làm dâu Mị được miêu
tả là cô gái có những ưu điểm gì?

CH: Như vậy Mị là cô gái như thế
nào?
CH: Nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện
Mị làm dâu gạt nợ nhà giàu?

CH: Từ khi làm dâu gạt nợ Mị đã bị
đày đọa trên những phương diện nào?
CH: Hãy tìm những câu văn miêu tả
cảnh Mị bị chà đạp về thể xác?

CH: Hãy tìm những câu văn miêu tả
cảnh Mị bị đày đọa về tinh thần?

hồi sinh - > bị A Sử trói cả đêm.
A Phủ -> bị bán -> trốn lên Hồng Ngài
-> Làm thuê để sống -> Đánh A Sử - bị
bắt -> tra tấn -> bị phạt vạ -> Làm nô
lệ nhà Thống Lí -> Để hổ bắt bò -> bị
trói, chờ chết - > được Mỵ cắt dây cởi
trói - hai người chạy đến Phiềng Sa ->
được giác ngộ trở thành du kích.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nhân vật Mỵ
1.1. Trước khi làm dâu
- Có nhan sắc...
- Có khiếu âm nhạc

- Đầy khát vọng tự do, sự tự trọng,
hiếu thảo...
-> Mỵ là cô gái hội tụ đầy đủ điều kiện
để hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc.
1.2. Từ khi làm dâu
* Nguyên nhân:
- Vì món nợ " truyền kiếp" cha mẹ để
lại -> Mỵ - con dâu gạt nợ nhà giàu,
chịu kiếp sống như một nô lệ.
* Bị xã hội cũ vùi dập tàn khốc cả về
thể xác lẫn tinh thần:
-> Về thể xác:
+ “Con trâu con ngựa làm còn có lúc,
đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng
nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày
thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm”
+ Bị trói đứng suốt đêm ngay giữa
ngày tết, bị đạp chân vào mặt, bị đánh
ngã xuống bếp khi ngồi sưởi lửa...
-> Về tinh thần:
+ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa” . Tác giả cắt nghĩa: "Ở lâu trong
cái khổ, Mị quen khổ rồi"
2


CH:Như vậy Mị đã bị giai cấp thống
trị tước đoạt những gì?
CH: Hậu quả của chuỗi ngày bị đọa
đày ở nhà thống lí Pá Tra là gì?

CH: Qua cảnh ngộ, số phận của Mị, Tô
Hoài muốn phản ánh điều gì?

CH: Mị đã phản kháng như thế nào khi
mới bị bắt về làm dâu gạt nợ? Ý nghĩa
của sự phản kháng đó?

CH: Chỉ ra những tác nhân dẫn đến sự
hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa
xuân?

CH: Tác nhân nào quan trọng nhất
trong những tác nhân em vừa nêu? Vì
sao?
CH: Tiếng sáo xuất hiện mấy lần? Liệt
kê ?
( GV tích hợp kiến thức văn hóa và
phong tục tỏ tình của người Mông)

+ Căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ
lỗ vuông bằng bàn tay
+ Mị trở nên trai lì, u mê: tưởng mình
cũng chỉ là con trâu, con ngựa.
=> Bị tước: Tự do - Tuổi trẻ - Tình yêu
- Ý thức.
=> Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ,
Mị tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo
số phận.
=> Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến
miền núi tàn bạo, vô nhân tính.

* Bị vùi dập, bề ngoài Mỵ có vẻ cam
chịu nhưng tâm hồn cô luôn tiềm tàng
sức sống mãnh liệt.
- Phản kháng khi mới bị bắt về làm dâu
gạt nợ:
+ Khóc.
+ Trốn chạy.
+ Ý định tìm đến cái chết.
-> Nhận thức sâu sắc tình cảnh cùng
quẫn của bản thân, sống cũng như chết,
phản ứng tiêu cực của lòng yêu cuộc
sống và khát vọng tự do.
- Thể hiện trong " những đêm tình mùa
xuân đã tới"
+ Tác nhân:
. Cảnh vật:
. Rượu là chất xúc tác để tâm hồn Mị
trỗi dậy
. Tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha,
bổi hổi"-> Tiếng sáo là biểu tượng của
khát vọng, tình yêu, tự do.

2


CH: Những biểu hiện phản kháng của + Diễn biến tâm trạng của Mị:
Mị trong " những đêm tình mùa xuân .Uống rượu
đã tới"?
.Thấy mình còn trẻ, muốn đi chơi
. Nghĩ lại cuộc sống không tình cảm

với A Sử lại muốn chết.
.Cuốn theo tiếng sáo gọi bạn quên chết.
. Chuẩn bị để đi chơi xuân: cô khêu
sáng lên đĩa đèn ; sửa sang lại mái tóc;
thay váy áo đẹp.
. Bị A Sử trói vào cột vẫn âm ỉ khát
vọng đi chơi xuân.
CH: Tô Hoài có dụng ý gì khi đặt sự -> Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào
hồi sinh của Mị vào tình huống đầy bi tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt
kịch?
>< hiện thực phũ phàng, khiến cho sức
sống của Mị càng thêm mãnh liệt.
CH: Hãy khái quát tư tưởng của nhà => Tư tưởng của nhà văn: Sức sống
văn qua đoạn văn?
của con người cho dù bị giẫm đạp, trói
buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ và có cơ hội
là bùng lên.
CH: Sự hồi sinh của Mị còn thể hiện ở - Thể hiện trong đêm mùa đông trên
chi tiết nào trong tác phẩm?
núi cao
CH: Diễn biến tâm trạng của Mị trong + Lúc đầu khi chứng kiến A phủ bị trói
đêm cắt dây cởi trói cứu A Phủ? ý “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay"
nghĩa của chi tiết “Mị vẫn thản nhiên à Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần.
thổi lửa hơ tay"?
CH: Chi tiết nào đã khiến tâm hồn chai + Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt
lì, u mê của Mị thức tỉnh? Dòng nước lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám
mắt ấy có ý nghĩa gì?
đen lại…” của A Phủ: Mị thức tỉnh
dần.
.“Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A

Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước
mắt chảy xuống miệng, xuống cổ,
không biết lau đi được”
à Thương người
+ Nhận thức được tội ác của nhà thống
lí:
2


CH: Ý nghĩa nỗi sợ hãi của Mị khi
tưởng tượng ra cảnh A Phủ trốn được?

CH: Hành động cắt dây cởi trói cứu A
Phủ rồi cùng A Phủ chạy trốn khỏi
Hồng Ngài của Mị có ý nghĩa như thế
nào?

CH: Qua hình tượng nhân vật Mị, em
có nhận xét gì về tài năng của nhà văn
cũng như tư tưởng nhân đạo mà nhà
văn gửi gắm qua tác phẩm?

“Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến
chết. Chúng nó thật độc ác…”
+Thương cảm cho A Phủ:
“Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia
chết, chết đau, chết đói, chết rét”
à Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần
Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và
của người khác.

+ Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi
A Phủ đã trốn được:
“lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói
cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy,
Mị phải chết trên cái cọc ấy”
à Nỗi sợ như tiếp thêm sức mạnh
cho Mị đi đến hành động.
+ Mị liều lĩnh hành động: cắt dây mây
cứu A Phủ
“Mị rón rén bước lại… Mị rút con dao
nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây…”
à Hành động bất ngờ nhưng hợp lí:
Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá
ngón tự tử nên cũng dám cứu người.
+ “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi
Mị cũng vụt chạy ra”
à Là hành động tất yếu:
Đó là con đường giải thoát duy nhất,
cứu người cũng là tự cứu mình
* Tiểu kết:
⇒ Tài năng của nhà văn trong miêu
tả tâm lí nhân vật:
Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả
từ nội tâm đến hành động.
⇒ Giá trị nhân đạo sâu sắc:
+ Khi sức sống tiềm tàng trong con
người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa
không thể dập tắt.
2



CH: Sự xuất hiện của A Phủ được
miêu tả qua chi tiết nào? Tác giả đã sử
dụng từ loại nào để khái quát nên con
người A Phủ qua đoạn văn?

CH: Hãy tái hiện lại số phận đặc biệt
của A Phủ?

CH: Số phận của A Phủ gợi cho em
liên tưởng đến nhân vật nào mà em
vừa được học?
CH: Qua những hành động của A Phủ
hãy khái quát nên tích cách của anh?

CH: Hãy tái hiện lại cảnh xử kiện và
cho biết dụng ý của nhà văn khi xây
dựng cảnh này trong tác phẩm?
(GV tích hợp phong tục xử kiện ở
Hồng Ngài và kiến thức về ma túy)

+ Nó tất yếu chuyển thành hành động
phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự
chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời
mình.
2. Nhân vật A Phủ
2.1.Sự xuất hiện
- " Một người to lớn... xé vai áo đánh
tới tấp"
-> Hàng loạt động từ chỉ hành động

nhanh, mạnh, dồn dập thể hiện một
tính cách mạnh mẽ, gan góc,quyết liệt.
2.2. Số phận đặc biệt của A Phủ
- Sớm mồ côi cha mẹ, anh emdo dịch
bệnh và nạn đói.
- Mới 10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy
thóc của người Thái, sau đó trốn thoát
và lưu lạc đến Hồng Ngài
- Cái nghèo khiến A Phủ không thể nào
lấy được vợ.
-> Sự hẩm hiu, tủi cực ấy của chàng
trai vùng cao này thật giống với với số
phận của anh cu Tràng ở miền xuôi
trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim
Lân.
2.3.TÝnh c¸ch
- Đầy nghĩa khí, quả cảm, quật cường.
- Chăm chỉ, yêu lao động.
- Có tinh thần lạc quan và giàu lòng
yêu đời.
- Khát vọng sống mãnh liệt.
2.4. Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng.
- Địa điểm : nhà Thống Lí
- Không gian: mịt mù khói thuốc phiện
như khói bếp.
- Thời gian: từ trưa đến đêm.
- Người xử kiện:
2



CH: Qua cảnh A Phủ bị xử kiện, Tô
Hoài muốn phản ảnh tình trạng gì?
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết bài
học.
CH: Tác phẩm đã thể hiện được những
giá trị gì? Biểu hiện của những giá trị
đó trong tác phẩm?

CH: Khái quát lại những thành công
về nghệ thuật của Tô Hoài khi viết "Vợ
chồng A Phủ"?

+ Hành động: đánh, quỳ lạy, chửi bới,
kể lể.
- Người bị kiện:
+ Tư thế : bị trói quỳ giữa nhà, im lặng
như tượng đá; mặt xưng, môi và đuôi
mắt chảy máu.
- Kết quả: A Phủ bị con ma nhà thống
lí nhận mặt con nợ -> A Phủ thành nô
lệ nhà thống lí Pá Tra.
-> Tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất
và tình cảnh khốn cùng của người nông
dân trước cách mạng.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:Giá trị hiện thực, nhân
đạo sâu sắc.
- Cảm thông sâu sắc với nỗi khổ vật
chất và nỗi đau tinh thần của các nhân
vật Mị và A phủ dưới chế độ thống trị

của phong kiến miền núi.
- Khám phá sức mạnh tiềm ẩn của
những nạn nhân: niềm khát khao hạnh
phúc, tự do và khả năng vùng dậy để tự
giải phóng.
2.Nghệ thuật:
- Khắc họa nhân vật: sống động và
chân thực.
- Miêu tả tâm lí nhân vật
- Quan sát, tìm tòi: Có những phát
hiện mới lạ trong phong tục, tập quán.
- Nghệ thuật kể chuyện: uyển chuyển,
linh hoạt, mang phong cách truyền
thống nhưng đầy sáng tạo
- Ngôn ngữ: giản dị, phong phú, đầy
sáng tạo, mang bản sắc riêng.
- Giọng điệu: trữ tình, lôi cuốn người
đọc.
2


CH: Từ văn bản trên anh (chị) có suy
nghĩ gì về vai trò của ý chí, nghị lực
đối với hạnh phúc của bản thân trong
cuộc sống?( GV tích hợp với kiến thức
GDCD và những hiểu biết về cuộc
sống).

3. Bài học đạo lí :
Tác phẩm văn học này như lời hối thúc

tới chúng ta, đừng cam chịu số phận,
hãy mạnh mẽ đứng lên. Chỉ có sự tự
chủ, lòng dũng cảm và thái độ kiên
quyết của chính bạn mới giúp bạn thay
đổi được vận mệnh cuộc đời. Ở đó, bạn
được quyền yêu ai bạn muốn yêu, lấy
ai bạn muốn lấy, sống cuộc sống nào
bạn muốn sống...Nếu chỉ chực chờ tia
sáng be bé lọt vào phòng từ khe cửa sổ
nhỏ hay cam chịu số phận đến nỗi ăn lá
ngón tự tử, một là bạn phải kết thúc
cuộc đời, bằng không bạn phải chấp
HĐ 4: Hướng dẫn HS củng cố kiến nhận sống cảnh lầm lũi, tù túng ấy.
thức bài học.
HĐ 5: Giao nhiệm vụ về nhà
1. Yêu cầu học sinh tìm đọc các văn
bản cùng loại, cùng chủ đề ngoài
chương trình(Cứu đất cứu mường,
Mường Giơn – Tô Hoài…)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Để kiểm tra lại những điều đã thực hiện và xem mức độ nhận thức của học
sinh như thế nào? Tôi đã đưa ra một số tình huống xoay quanh những vấn đề về
gia đình, tình yêu thương ông bà, cha mẹ , tình yêu thương giữa con người với
con người, tình yêu quê hương, đất nước…trong lớp học . Các em đã có cái nhìn
đúng mực hơn, thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với con người , quê
hương….qua cách trả lời của các em, tôi nhận thấy sự chân thực mà các em tự
bộc lộ. Các em đã thể hiện bằng hành động cụ thể “nhặt của rơi trả lại người
đánh mất” có em nhặt cả trăm nghìn vẫn mang lên nộp cho giáo viên để trả lại,


2


hay tự giác đóng quĩ trong lớp cho những bạn nghèo, làm thơ ca ngợi quê
hương…
Nhận được kết quả thành công của bản thân trong công tác giảng dạy. Tôi
đem ra bàn bạc và trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và đã được
các đồng nghiệp tán thành cùng nhau thống nhất lồng ghép giáo dục đạo đức
trong giờ Ngữ văn nói chung.
Kết quả khảo sát hạnh kiểm cuối năm của học sinh 3 lớp 11A6,11A7,
11A8 nay là 12A6,12A7,12A8 sau khi lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống qua
môn học kết hợp với các hình thức giáo dục khác của nhà trường và các tổ chứ
đoàn thể:
Lớp
12A6
12A7
12A8

Sĩ số
38
40
35

Xếp loại hạnh kiểm
Khá
TB
2
1
2
2

2
2

Tốt
35
36
31

Yếu
0
0
0

***
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Những học sinh cá biệt bước đầu có cái nhìn, cách ứng xử đúng đắn hơn
đối với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.
- Bồi dưỡng những tình cảm tự nhiên, trong sáng ở các em: yêu quê
hương , đất nước, yêu gia đình , làng xóm, yêu những tình cảm tốt đẹp , ghét cái
ác, cái xấu.
- Biết giúp đỡ , lễ phép đối với người tàn tật, người già yếu…
- Giảm bớt tâm lí chán học văn ở học sinh, nâng cao chất lượng học.
- Tổ chuyên môn cùng nhau đóng góp những ý hay, khắc phục những mặc
yếu của học sinh để nâng cao chất lượng chuyên môn hơn nữa.
2. Kiến nghị:
2.1. Đối với giáo viên:

2



- Khi dạy trên lớp giáo viên dạy môn Ngữ văn cần thường xuyên quan sát
hành động và thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh để đưa ra những kết
luận đúng đắn về tình hình lớp giúp ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm nắm
để có biện pháp kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
- Trong kiểm tra , ngoài việc cho đề kiểm tra giống như các môn khác
giáo viên dạy Ngữ văn cần chú ý đến việc cho đề tập làm văn sao cho phù hợp
để các em tự bộc lộ được tình cảm của mình.
2.2. Về phía nhà trường:
- Cần thực hiện tốt việc phân công giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn
những người có phẩm chất và năng lực tốt. Tạo mọi điền kiện, đôn đốc, giúp đỡ
GVCN làm tốt những nhiệm vụ, quyền lợi của GVCN quy định tại điều 31-32
điều lệ trường trung học.
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí “ Thế giới trong ta”.
2. Tạp chí “Văn học và tuổi trẻ”.
3. Báo giáo dục và thời đại .
4. Tạp chí “Thông tin khoa học giáo dục”.
5. Phương pháp dạy học văn- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (1999).
6. Dương Thị Tuyết, GV trường THPT Lạng Giang 1, tỉnh Bắc Giang
"Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT ".
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 21 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT


Phạm Thị Phượng

2



×