Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hướng dẫn đọc hiểu kí(tùy bút) hiện đại theo hướng tích hợp liên môn gắn với giáo dục và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỌC HIỂU KÍ (TÙY BÚT) HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG
TRÌNH THPT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN
GẮN VỚI GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ, NĂM 2017


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
1.1.1. Cơ sở lí luận
1.1. 2. Cơ sở thực tiễn
1. 2. Mục đích nghiên cứu
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Một số nguyên tắc khi hướng dẫn đọc hiểu kí(tùy bút) hiện đại trong
chương trình THPT theo hướng tích hợp liên môn gắn với GDBVMT
2. 1. 1 .Đảm bảo đặc trưng của môn học
2.1. 2. Đảm bảo nguyên tắc dạy học hiện đại
2. 1. 3. Đảm bảo đặc trưng thể loại
2. 1.4. Đảm bảo yêu cầu tích hợp phù hợp


2.1.5. Hiểu đúng về môi trường trong môn Ngữ văn
2.2. Thực trạng việc hướng dẫn đọc hiểu kí(tùy bút) hiện đại trong nhà
trường THPT hiện nay.
2.2.1. Những ưu điểm
2.2.2. Những nhược điểm
2.3. Những kinh nghiệm hướng dẫn đọc hiểu kí(tùy bút) hiện đại theo hướng
tích hợp liên môn gắn với GDBVMT
2.3.1.Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng thể loại kí(tùy bút)
2.3.2. Nắm được phong cách nghệ thuật của tác giả kí(tùy bút)
2.3.3.Hướng dẫn đọc hiểu hình tượng nghệ thuật trong kí(tùy bút)theo hướng
tích hợp liên môn
2.3.4. Hướng tới giáo dục bảo vệ môi trường

2.4.Hiệu quả của SKKN
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục
tiêu,phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng dạy học, cách xây dựng
chương trình, cách quản lí, cho đến vai trò của người dạy, người học.[3]
Trong xu thế đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay,
bộ môn Ngữ văn cũng đã có bước chuyển mình tích cực. Đó là sự kết hợp thành
tựu giữa một bộ môn nghệ thuật với thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học
tiếng Việt, làm văn những năm đầu thế kỉ XXI trên cơ sở ứng dụng thành tựu của
các ngành tâm lí học, lí luận dạy học hiện đại và quan điểm dạy học lấy trung tâm

chủ thể là người học.Từ cơ sở lí luận trên, Bộ đã xây dựng một chương trình Ngữ
văn tích hợp các phân môn văn học, làm văn, tiếng Việt, lí luận văn học với các
mục tiêu hình thành nhận thức, giáo dục thẩm mĩ,rèn luỵên kĩ năng và đang dần
dần từng bước hướng tới tích hợp liên môn. Môn Ngữ văn trước hết là một môn
học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc
giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một
môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các
môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn
khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Cho nên tự nó
cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn với đời sống.
Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ
năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa Ngữ
văn và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý… Vấn đề là làm thế nào phối hợp
các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn
nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn. Nhờ những hoạt động thiết thực,
bổ ích của ngành Giáo dục nên vấn đề dạy học tích hợp liên môn không còn là một
vấn đề xa lạ với đội ngũ các thầy cô giáo. Tuy nhiên, từ hiểu đến vận dụng và vận
dụng có hiệu quả vào thực tế giảng dạy là cả một vấn đề, nhất là đối với những
giáo viên dạy môn Ngữ văn. Khái niệm Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách
hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các
môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất,
dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các
môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Tích hợp là một trong những xu thế
dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng trong chương trình
giáo dục của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói
quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được
mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Nhờ đó
sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống;
cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau hay

tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS
sẽ gặp sau này. Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng
tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng


dẫn của giáo viên. Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ
văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để
giải quyết nội dung gắn với thực tiễn. Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng
tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế,
độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và
hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập
luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập. Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết
về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng
văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm
sống...Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Ngữ Văn – Lịch sử , tích hợp Ngữ
Văn – Địa lý, tích hợp Ngữ Văn – Âm nhạc, tích hợp Ngữ Văn – Mỹ thuật …
Xuất phát từ mục tiêu phát triển một tương lai bền vững của đất nước, vấn đề
bảo vệ môi trường đang được các quốc gia đặt lên vị trí hàng đầu, mang tính toàn
cầu. Vì vậy giáo dục phổ thông đã được Bộ chỉ định phải tăng cường GDBVMT,
trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng
những hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại
khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, phù hợp
với điều kiện và văn hoá của các vùng miền.
1.1. 2. Cơ sở thực tiễn
-Thực trạng dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay : nội dung của giờ
học chưa thực sự tạo được hứng thú học đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách
rời rạc, hời hợt về kiến thức Ngữ văn, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa
các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn… Dạy học theo
chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói
chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện

đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo
dục. [13]. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã
hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực
của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức. Dạy học
tích hợp liên môn trong Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa
với môn Ngữ văn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Rèn luyện kĩ năng sống,
giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết
vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên
quan đến môn học……Môn Ngữ văn hiện vẫn được coi là một môn học chính
nhưng một nghịch lí vẫn xảy ra là đa số học sinh đều ngại học, thậm chí chán
ghét. Nguyên nhân một phần do xu thế xã hội, do người dạy, một phần do quan
niệm văn chương xa rời cuộc sống, không mang lại hiệu quả thiết thực cho việc
đảm bảo tương lai sau này của học sinh.Vậy nên nếu tích hợp được dạy văn với
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường(GDBVMT) thì sẽ khẳng định được văn
chương không xa rời cuộc sống mà rất gắn bó với với sự sống còn của con người.
-Vấn đề môi trường với học sinh hiện nay: Trong xã hội nói chung, trong nhà
trường nói riêng vấn đề môi trường hầu như chưa được quan tâm tương xứng với
vai trò của nó. Các quốc gia phát triển kinh tế thường chỉ chú trọng tới tốc độ phát
triển mà chưa chú trọng tới bảo vệ môi trường tự nhiên, cân bằng môi trường xã
hội. Các nhà trường thi đua dạy học nhưng dường như vẫn còn theo đuổi những


thành tích, những chỉ tiêu mà chưa quan tâm đầu tư đúng mức đối với việc trang bị
kiến thức cho học sinh về môi trường, đặc biệt là rèn luyện kĩ năng bảo vệ và cải
tạo môi trường xã hội.Vì vậy những năm qua tình trạng môi trường tự nhiên
xuống cấp, môi trường xã hội bất an, tình trạng bạo lực xã hội, bạo lực học đường
vẫn không ngừng gia tăng, thủ phạm có khi rơi cả vào học sinh có học lực, hạnh
kiểm khá, tốt. Trước thực trạng trên, tôi thiết nghĩ cần phải tăng cường hơn nữa
vai trò GDBVMT sống cho học sinh, nhất là là môi trường xã hội để thuyết phục
học sinh có ý thức cao hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường sống, xây dựng một

môi trường văn hóa- xã hội lành mạnh, văn minh, tiến bộ, phát triển bền vững.
Căn cứ vào lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đúc rút sáng kiến
kinh nghiệm của mình: Hướng dẫn đọc hiểu thể kí(tùy bút)hiện đại trong chương
trình THPT theo hướng tích hợp liên môn gắn với giáo dục bảo vệ môi
trường(GDBVMT).
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Với mong muốn làm thay đổi không khí của một giờ đọc hiểu văn bản văn học,
tạo niềm say mê hứng thú trong học sinh đối với môn Ngữ văn, tiến tới đổi mới
chương trình, sách giáo khoa phổ thông, kết hợp với GDBVMT, người viết hi
vọng cung cấp được cho bạn đọc những kinh nghiệm về hướng dẫn đọc hiểu thể
tùy bút hiện đại theo hướng tích hợp liên môn gắn với GDBVMT, góp phần làm
phong phú hơn phương pháp giảng dạy bộ môn. Đây sẽ là một tư liệu có tính chất
gợi mở, giúp người dạy- học văn có thêm một con đường tiếp cận tác phẩm kí( tùy
bút) hiện đại đầy bổ ích, lí thú, hứng khởi và thiết thực.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Người viết tập trung vào hai văn bản:
- Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Qua đó, người viết hi vọng sẽ cung cấp cho người dạy một phương hướng tiếp cận
thể tùy bút hiện đại, từ đó có thể áp dụng linh hoạt trong các giờ dạy khác của
chươngtrình.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Viết công trình này, người viết đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp tổng kết thực nghiệm
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
2. NỘI DUNG
2.1. Một số nguyên tắc khi hướng dẫn đọc hiểu kí(tùy bút) hiện đại trong
chương trình THPT theo hướng tích hợp liên môn gắn với GDBVMT

2.1. 1 .Đảm bảo đặc trưng của môn học
Văn học trước hết là một bộ môn nghệ thuật nên khi dạy phải chú ý đến đặc
thù của bộ môn.Thông qua hình tượng nghệ thuật, các phương thức biểu hiện,
người đọc phải tổ chức cho học sinh nắm được các giá trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm, tích hợp những hiểu biết về lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội, đạo đức,
lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay
để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống... . Từ đó tạo rung cảm thẩm mĩ cho


học sinh, hướng tới việc tiếp nhận cái đẹp, cái tốt, lên án, phê phán, đấu tranh loại
trừ cái ác, cái xấu, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách, hình thành những kĩ năng
sống cũng như kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học.
2.1. 2. Đảm bảo nguyên tắc dạy học hiện đại:
Phải lấy học sinh làm trung tâm, chủ thể tiếp nhận kiến thức, giáo viên chỉ
đóng vai trò là người định hướng gợi mở cho học sinh tiếp nhận kiến thức.Trong
khi tích hợp liên môn gắnvới GDBVMT giaó viên cũng không nên áp đặt kiến
thức mà chỉ định hướng, gợi mở bằng hệ thống câu hỏi phù hợp để nội dung tích
hợp không bị gượng ép.
2.1. 3. Đảm bảo đặc trưng thể loại: Phải xuất phát từ đặc trưng thể loại mà khai
thác các giá trị của tác phẩm. Khác với các tác phẩm tự sự hay tác phẩm trữ tình,
thể tùy bút, bút kí lại có đặc điểm riêng. Tác giả tùy bút, bút kí khéo sử dụng tư
liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận xét, đánh giá.[16]. Tất nhiên
đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực,
tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của thể loại này là ở những ý
riêng, suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc tái hiện đối tượng. Vì vậy,
sức hấp dẫn của tùy bút, bút kí chính là ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh
động của tác giả. Tùy bút ít chấp nhận sự hư cấu, do đó phải dựa vào những liên
tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh sự vật, cuộc sống. .
[16]Điều ấy làm nên cái hay cái đẹp của một tác phẩm tùy bút. Nổi bật lên trong
tác phẩm tùy bút, bút kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái tôi

tác giả. Đọc hiểu tùy bút phải dựa trên đặc trưng thể loại, tổ chức cho học sinh
phát hiện ra nét tương đồng và khác biệt của đối tượng được tác giả phản ánh
trong tác phẩm tùy bút so với những đối tượng tương tự có thật ở ngoài đời.
2.1.4. Đảm bảo yêu cầu tích hợp phù hợp: Không tích hợp gượng ép, tràn lan.
Cần tích hợp một cách tự nhiên, hợp lí, không khiên cưỡng. Mặt khác, nội dung
tích hợp cần phải được lựa chọn kĩ càng, tránh làm chương trình thêm nặng nề,
quá tải, tránh sa vào cách dạy theo hướng xã hội hoá dung tục làm cho giờ học khô
khan, nhàm chán, kém hiệu quả.
2.1.5. Hiểu đúng về môi trường trong môn Ngữ văn:
- Theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống và sản xuất của con người. Theo nghĩa hẹp,môi trường sống chỉ
bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc
sống của con người như điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần,
chất lượng cuộc sống.[15].
- Môi trường Việt Nam hiện nay:
+ Môi trường tự nhiên:
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội những năm qua đã làm cho chỉ số
phát triển của Việt Nam không ngừng nâng cao.Nhưng sự phát triển chưa đi đôi
tương xứng với việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó là ý thức bảo vệ môi trường
của con người chưa cao, nên môi trường nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề.Mặc dù
vấn đề này đã được Đảng và nhà nước quan tâm giải quyết nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu chung của phát triển kinh tế, vì vậy môi trường nước ta vẫn tiếp
tục xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động
+ Môi trường xã hội:


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân đang dần dần được cải thiện. tuy nhiên những
mặt trái của xã hội vẫn không ngừng tác động đến môi trường sống, tới thế hệ trẻ,
làm mai một những giá trị đạo đức, những giá trị văn hoá truyền thống.

Với thực trạng trên, vấn đề môi trường trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi
cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Đòi hỏi mỗi đất nước nếu
muốn phát triển bền vững phải trang bị cho mọi người kiến thức về môi trường ,
bảo vệ môi trường, đặc biệt phải tăng cường GDBVMT trong nhà trường để trang
bị cho học sinh-những chủ nhân tương lai của đất nước kiến thức, kĩ năng về môi
trường và bảo vệ môi trường.
- Môi trường trong môn ngữ văn: Môi trường trong môn ngữ văn là một đề tài
quen thuộc của các sáng tác văn học từ xưa đến nay, nó bao gồm cả môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội. Thông qua đó nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống,
thể hiện tình cảm, cảm xúc tư tưởng của mình. Môi trường tự nhiên với những
không gian địa lí, những cảnh quan, những danh lam thắng cảnh đã trở thành đề
tài, thi hứng cho bao nghệ sĩ. Môi trường xã hội với những không gian lịch sử, văn
hoá, những kinh nghiệm sống , những giá trị vật chất và tinh thần trải qua tiến
trình lịch sử cũng đã được các thi nhân phản ánh hết sức sinh động qua các tác
phẩm, các giai đoạn văn học. Dạy học văn truyền thống dù có hay không có ý thức
GDBVMT thì cả giáo viên và học sinh đều thấy được một trong những hiệu quả
giáo dục đó là bồi đưỡng lòng yêu thiên nhiên, đất nước, con người, bồi dưỡng
những xúc cảm thẫm mĩ, hướng con người tới cái đẹp, cái thiện để bảo vệ môi
trường sống, làm cho nó ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn.
* Môi trường trong các tác phẩm tùy bút hiện đại được đưa vào giảng dạy trong
chương trình ngữ văn lớp 12 bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội, trong đó
có môi trường văn hóa.
- Chức năng của môi trường trong tác phẩm văn học:
Do văn học có đặc thù riêng, vừa là một bộ môn nghệ thuật vừa là một bộ môn
khoa học nên ảnh hưởng của nó trong giáo dục, kể cả GDBVMT là rất lớn.Những
bài học mà nó mang lại không phải là những bài học đạo đức xơ cứng, giáo điều,
không phải là một pháp lệnh nhưng lại có một sức mạnh và hiệu quả rất tốt nếu
người dạy biết cách tích hợp các nội dung một cách hợp lí. Bởi vì làm được như
vậy sẽ tạo ra được những rung cảm thẩm mĩ đối với học sinh, giúp các em tự nhận
thức và từ hình týợng nghệ thuật mà rút ra bài học cũng nhý kinh nghiệm cho bản

thân.
2.2. Thực trạng việc hướng dẫn đọc hiểu kí(tùy bút) hiện đại trong nhà
trường THPT hiện nay.
Qua thực tế dạy học ở trường THPT Lương Đắc Bằng và trao đổi với bạn đồng
nghiệp ở trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy những mặt ưu điểm và
nhược điểm của việc hướng dẫn đọc hiểu kí(tùy bút) hiện đại trong nhà trường
THPT hiện nay như sau:
2.2.1. Những ưu điểm:
- Kí(tùy bút) là một trong những thể loại văn học gần gũi với đời sông, lối viết
chân thực, giản dị, cách bộc lộ tình cảm chân thành, giàu cảm xúc, sâu lắng, mượt
mà, có khả năng lôi cuốn học sinh.


- Đảm bảo đặc trưng của môn học: người dạy đã biết chú trọng đến các hình tượng
nghệ thuật, các phương thức biểu hiện, từ đó tổ chức cho học sinh nắm được các
giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tích hợp những hiểu biết về lịch sử,
địa lí, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn
học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống... . Từ
hình tượng sông Đà, người lái đò sông Đà (tác phẩm Người lái đò sông Đà của
Nguyễn Tuân), hình tượng sông Hương (tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của
Hoàng Phủ Ngọc Tường), tích hợp với những tri thức địa lí, lịch sử, văn hóa…từ
đó tạo rung cảm thẩm mĩ cho học sinh, hướng tới việc tiếp nhận cái đẹp, cái tốt,
hướng tới sự hoàn thiện nhân cách, hình thành những kĩ năng sống cũng như kĩ
năng đọc hiểu văn bản văn học.
- Đảm bảo nguyên tắc dạy học hiện đại: lấy học sinh làm trung tâm, chủ thể tiếp
nhận kiến thức, giáo viên định hướng, gợi mở cho học sinh tiếp nhận kiến thức.
- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin (máy tính, máy chiếu) đã
và đang được nhà trường cùng các thầy cô nâng cấp, cập nhật để tiết học trở lên
phong phú, sinh động, đồng thời áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, tích
cực để đạt hiệu quả cao. Các phương tiện dạy học hiện đại khá phong phú(kênh

hình, nhạc…), đặc biệt sự phát triển của mạng internet khiến việc sưu tầm các tư
liệu dạy học trở nên dễ dàng, giúp ích rất nhiều cho dạy học Ngữ văn, nhất là thể
kí(tùy bút) hiện đại.
2.2.2. Những nhược điểm:
- Thể kí(tùy bút) không có sự hấp dẫn của cốt truyện như ở tác phẩm truyện hoặc
kịch, không ngắn và dễ đọc như thơ; sự hấp dẫn của nó thuộc về nội dung tri thức
phong phú và nghệ thuật trần thuật giàu cảm xúc của nhà văn. Ở thể loại này đòi
hỏi người đọc phải kiên trì, tập trung và nhập tâm cùng dòng tâm tư của nhà văn.
Nội dung hiện thực trong kí(tùy bút) thường tản mạn, hòa lẫn với mạch xúc cảm
của người viết nên đòi hỏi khả năng tổng hợp của học sinh. Mặt khác, kí(tùy bút)
có lối diễn đạt tinh tế, thiên nhiều về những cảm nhận trực giác nên nó đòi hỏi ở
người đọc sự nhạy cảm tinh tế, khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
Nhưng thời gian cho phép hai tiết mỗi bài ở lớp 12 khiến cho việc hướng dẫn đọc
hiểu thể loại này còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc tích hợp kiến thức liên môn còn gượng ép, tràn lan, khiên cưỡng khiến
chương trình thêm nặng nề, quá tải. Ví dụ: khi tìm hiểu hình tượng sông Đà, sông
Hương, giáo viên đi quá sâu và những kiến thức địa lí, lịch sử, âm nhạc về mặt lí
thuyết khiến học sinh căng thẳng. Trong khi vẻ đẹp thẩm mĩ của hình tượng nghệ
thuật lại bị coi nhẹ.
- Hướng dẫn đọc hiểu ít xuất phát từ đặc trưng đặc trưng thể loại: chú trọng vào
sự vật mà coi nhẹ những liên tưởng tưởng tượng tài hoa độc đáo của tác giả. Nổi
bật lên trong tác phẩm tùy bút, bút kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm
của cái tôi tác giả. Điều này cho thấy hiểu tùy bút phải dựa trên đặc trưng thể loại,
tổ chức cho học sinh phát hiện ra nét tương đồng và khác biệt của đối tượng được
tác giả phản ánh trong tác phẩm tùy bút so với những đối tượng tương tự có thật ở
ngoài đời.
- Đặc biệt, do đặc trưng thể loại,kí (tùy bút) hiện đại thường đi sâu phản ánh
những hiện tượng tự nhiên, văn hóa, đời sống, con người thông qua những rung



cảm thẩm mĩ của tác giả. Nghĩa là các vấn đề về môi trường được đề cập khá
nhiều trong thể loại này. Thế nhưng tôi nhận thấy khi dạy học kí(tùy bút) hiện đại
trong nhà trường THPT, giáo viên chưa quan tâm xứng đáng đến vấn đề
GDBVMT. Và các đề tài nghiên cứu khoa học, các SKKN cũng chủ yếu bàn về
vấn đề dạy học tích hợp liên môn chứ chưa nghiên cứu đến việc tích hợp
GDBVMT.
2.3. Những kinh nghiệm hướng dẫn đọc hiểu kí(tùy bút) hiện đại theo hướng
tích hợp liên môn gắn với GDBVMT:
2.3.1.Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng thể loại kí(tùy bút):
- Trong lịch sử Văn học Việt Nam, thể kí không vắng mặt ở bất kỳ thời kì văn
học nào và đã làm nên những gương mặt tiêu biểu , những đại diện xuất sắc cho
văn học dân tộc như: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với Thượng kinh kí sự,
Phạm Đình Hổ với Vũ trung tùy bút, Vũ Phương Đề với Công dư tiệp kí… đến sự
nối tiếp đầy tự hào của những kí giả hiện đại và đương đại như Nguyễn Tuân, Vũ
Bằng, Thép Mới, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Minh Thắng …
Trong nhà trường phổ thông, thể kí có mặt rải rác trong chương trình Ngữ văn.
Việc học thể kí vừa cung cấp cho học sinh hệ thống rất phong phú những tri thức
về mọi lĩnh vực của đời sống, vừa bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ, đồng thời rèn
luyện những kỹ năng viết cần thiết, nhất là văn biểu cảm. Việc giảng dạy kí phải
đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất, trong khả năng có thể, những kiến thức loại hình
và kỹ năng kỹ xảo cần thiết để giúp học sinh không chỉ cảm thụ được vẻ đẹp văn
học của tác phẩm kí mà còn có khả năng viết kí ở những yêu cầu tối thiểu
- Tùy bút là một tiểu loại giàu tính chất trữ tình nhất của kí văn học.[12]. Chất trữ
tình của tùy bút thể hiện ở sự xuất hiện khá cao nồng độ cảm xúc của người viết.
Tùy bút vừa có khả năng cung cấp cho bạn đọc một lượng tri thức phong phú và
sát thực về đối tượng, vừa giúp họ khám phá được chiều sâu của hiện thực đó.
Người viết tùy bút là người có vốn tri thức uyên thâm về cuộc sống và một năng
lực nội cảm mạnh mẽ, một trí tuệ sắc sảo và tư duy triết luận sâu sắc.
Đọc tác phẩm tùy bút, có thể dễ dàng nhận ra nghệ thuật trần thuật, vốn là đặc
trưng của tự sự, rất gần với trữ tình như một áng thơ văn xuôi với những hình ảnh

gợi cảm, rõ nét sắc màu cảm xúc, lối ví von so sánh độc đáo thiên về phương diện
tâm lý. Hình thức tự sự với những liên tưởng bất ngờ và phong phú đã làm nên
tính chất trữ tình và màu sắc triết lí trong sáng tác của các kí giả hiện đại.
2.3.2. Nắm được phong cách nghệ thuật của tác giả kí(tùy bút)
Do đặc trưng của thể loại kí(tùy bút) là thể văn xuôi giàu chất trữ tình, mang nồng
độ cao cảm xúc của người viết, vậy nên dấu ấn của cái tôi tác giả, của phong cách
cá nhân được thể hiện rõ nét.[15]. Kí(tùy bút) có thể tùy hứng trong liên tưởng
tưởng tượng, dàn trải trong cảm xúc nhưng tất cả đề in đậm dấu ấn phong cách tác
giả. Vậy nên nắm được phong cách tác giả chính là một chìa khóa quan trọng để
mở cửa vào thế giới nghệ thuật của kí(tùy bút) hiện đại.
a. Đặc sắc phong cách nghệ thuật nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn tài hoa, có sở trường thể loại bút kí với một
phong cách viết độc đáo, ông đã khẳng định mình bằng một lối đi riêng trong lòng
người đọc yêu mến kí. Sinh ra và lớn lên ở Huế nên chất Huế thể hiện đậm nét


trong các sáng tác của ông, bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường tiêu biểu viết về Huế cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Phong cách viết tài hoa, uyên bác, giàu chất trí tuệ và trữ tình
Không thể kể ra hết những câu, những chữ, những lóng lánh tài hoa trên những
trang kí viết về sông nước, thiên nhiên của Hoàng Phủ Ngọc Tường.[12]. Đọc
những trang kí của ông, người đọc cảm nhận về thể kí có sự đổi thay thú vị, thể
loại chuyên ghi chép các sự kiện chân thực này qua ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc
Tường lại thẫm đẫm suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về
triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý…, chất trữ tình kết hợp với trí tuệ, nghị luận sắc
bén, súc tích, ngòi bút hướng nội đã giúp nhà văn có những liên tưởng rất độc đáo.
Trường liên tưởng rộng và khả năng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc
tính… tạo nên sự cuốn hút trên mỗi trang viết đầy mê đắm của ông.Thiên về đời
sống tâm linh, về những cảm nhận trực giác nên những hình ảnh, những thủ pháp
nghệ thuật trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường thường thiên về chất thơ, chất họa.

Nhịp văn, mạch văn trùng điệp, truyền tài được nguồn xúc cảm dạt dào của nhà
văn.
- Nhà văn của Huế
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn của Huế - mảnh đất từng là chốn kinh kỳ với
sông Hương, núi Ngự hữu tình, với những đền đài, lăng tẩm thấm bao máu, nước
mắt và là nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ dân tộc đã nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ
sĩ. Chất văn hóc dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thấm sâu trong tính cách đã
tạo nên ở Hoàng Phủ Ngọc Tường một khả năng văn chương đặc biệt.[15].Trong
mọi không gian và thời gian, dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Huế hiện ra quen thuộc mà lạ lẫm đến bất ngờ. Bằng những con chữ có hồn ông đã
góp phần làm nổi rõ bản sắc thiên nhiên Huế và con người Huế, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã góp cho kí Việt một tiếng nói riêng của một nhà văn rất Huế, trầm lắng,
sâu đằm mà lúc nào cũng tha thiết.
b. Đặc sắc phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân:
* Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy,
trước hết có thể thâu tóm trong một chữ "ngông". Ngông là phản ứng tiêu cực
nhưng kiêu ngạo đối với xã hội. Người chơi ngông muốn dựa vào tài hoa, sự lịch
lãm và nhân cách hơn đời để đặt mình lên trên thiên hạ. Thể hiện phong cách này,
mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đề muốn chứng tỏ sự độc đáo, tài hoa và uyên
bác. Chất tài hoa và uyên bác trong văn Nguyễn Tuân thể hiện ở những điểm:
- Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ: "Con sông Đà tuôn
dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình" (Người lái đò Sông Đà).
- Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ: nhân vật Huấn Cao có tài viết
chữ đẹp và nhân cách cao quý (Chữ người tử tù).
- Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau về đối tượng
sáng tác để tạo hình tượng. Con sông Đà hung bạo và những trận thủy chiến của
ông lái đò được ghi lại bằng kiến thức của văn chương, hội họa, điện ảnh, địa lí,
lịch sử, quân sự, võ thuật (Người lái đò Sông Đà).
* Sau cách mạng tháng Tám:phong cách nghệ thuật có một số biến đổi
+ Không đối lập quá khứ với hiện tại. Cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương

lại và tài hoa có ở cá nhân đại chúng.


+ Tìm những hiện tượng gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của
thiên nhiên đất nước và những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây
dựng.
+ Vẫn dùng thể văn tùy bút nhưng có pha chút kí với bút pháp hướng ngoại, để
phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng của nhân dân.
2.3.3.Hướng dẫn đọc hiểu hình tượng nghệ thuật trong kí(tùy bút)theo hướng
tích hợp liên môn
Xuất phát từ đặc trưng thể loại là tái hiện sự vật, cuộc sống một cách sinh động
qua những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả nên việc dạy học
tích hợp liên môn với kí(tùy bút)là vô cùng phù hợp, giúp giờ học sinh động, lí
thú, học sinh được mở rộng vốn tri thức cùng với những cảm thụ văn chương.
Ở đây, người viết đi sâu vào các hình tượng nghệ thuật trong hai tác phẩm kí ở
chương trình THPT: - Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
a.Hình tượng sông Đà(“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân)
*Giới thiệu chung:
- Qua lời đề từ: Chúng thủy giai đông tẩu- Đà giang độc bắc lưu .Câu thơ gợi cảm
nhận về cá tính khác thường của Sông Đà.
- Trong tác phẩm, kể cả ở nhan đề, hai chữ Sông Đà luôn được nhà văn viết hoa.
Song đây chính là một dụng ý của tác giả. Vì ứng xử với Sông Đà như một con
người nên dòng sông được nhà văn xây dựng như một sinh thể có hồn, có lai lịch,
tên gọi, chiều dài, hướng chảy và diện mạo, tính cách.
- Qua nguồn gốc, độ dài, đặc điểm dòng chảy:
+ Lai lịch độc đáo: Khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam Trung Quốc, đi
qua một vùng núi ác, đến gần nửa đường thì nhập quốc tịch Việt Nam.
+ Tên: Li Tiên, Bả Biên Giang.
+ Chiều dài: 883 nghìn thước mét chảy qua hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

+ Hướng chảy: ứng với câu thơ đề từ thứ hai đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng
sông
Học sinh nắm được những kiến thức về địa lí, lịch sử, không chỉ của sông Đà
mà còn của sông ngòi nước ta. Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, chủ yếu ở phía
bắc và phía tây nên sông ngòi Việt Nam thường chảy theo hướng từ tây bắc đến
đông nam. Riêng sông Đà do nguồn gốc riêng biệt như vậy nên dòng chảy của nó
lại ngược lên hướng bắc.

Sơ đồ dòng chảy của sông Đà

Bia Lê Lợi nơi thượng nguồn sông Ðà


Mốc 17(1) biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Ngã 3 nơi sông Đà bắt đầu chảy vào Việt Nam

HS tiếp nhận được nét độc đáo của ngòi bút Nguyễn Tuân: chú ý đến vẻ đẹp độc
đáo, đầy cá tính của sông Đà- một sinh thể sống trong lòng Tây Bắc.Chính cá tính
của sông đã gặp gỡ tương đồng với cá tính nhà văn.
*Con sông Đà hung bạo:
- Bờ sông
+ Đá dựng vách thành. Mặt sông chỗ ấy lúc đúng ngọ mới có mặt trời.
+ Có vách đá thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu.
+ Đứng bên này bờ nhẹ tay cũng có thể ném hòn đá qua bên kia vách.
+ Nhà văn liên tưởng: ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè cũng
cảm thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng
lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện…
- Ghềnh sông: Mặt ghềnh Hát loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng,
sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt

bất cứ người lái đò nào tóm được qua đấy.[7].Câu văn có kết cấu trùng điệp, về
cách sử dụng từ ngữ, táo bạo, mới mẻ, điệp động từ, nhịp điệu, danh từ (sóng, gió)
gây ấn tượng mạnh, gợi nhịp điệu nhanh, mạnh, gấp gáp, dữ dội của gió to sóng cả
trên Sông Đà.
- Hút nước
+ Giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu….[1]
+ Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi
vào[1].
+ Cảm giác sợ hãi càng tăng cường khi Nguyễn Tuân đưa ra giả định: có anh bạn
quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, dũng cảm ngồi vào
chiếc thuyền thúng tròn vành, rồi cho cả mình, cả thuyền cả máy quay xuống đáy
hút Sông Đà thì cũng chỉ thu được những thước phim màu quay tít…
+ Ở đoạn này nhà văn sử dụng trùng trùng điệp điệp những liên tưởng, so
sánh kết hợp vận dụng tri thức ngành xây dựng, kĩ thuật đặc tả của điện ảnh
để miêu tả sự dữ dằn, ghê rợn của những hút nước quái ác.
- Thác nước.
+Tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như
khiêu khích , giọng gằn và chế nhạo. Rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con
trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá toang rừng
lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng[1]..


+ Đây là các âm thanh với những cung bậc khác nhau, mỗi lúc một cuồng loạn,
man dại, hoang dã. Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh; dùng lửa để tả nước, lấy
rừng để tả sông, nhà văn cho thấy Sông Đà như một sinh thể có tiếng nói với nhiều
cung bậc, sắc thái tâm trạng, cảm xúc…Thác nước Sông Đà hung dữ như loài thuỷ
quái, hung thần thách thức, đe dọa con người với những thanh âm cuồng loạn,
man dại và hoang dã.
- Thạch trận đá
+ Đá từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông… mỗi lần có thuyền

xuất hiện…. một số hòn đá bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền…Mặt hòn nào cũng
ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn mặt nước sông chỗ này[1].
+ Đá bày thạch trận trên sông…chia làm ba hàng (tiền vệ, trung vệ, hậu vệ) đòi ăn
chết cái thuyền. Vòng vây thứ nhất mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa
sinh. Cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Vòng vây thứ hai tăng thêm nhiều cửa
tử,cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Vòng vây thứ ba bên phải, bên
trái đều là luồng chết, luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ của con thác.
◊ Dưới góc nhìn đa ngành (bóng đá, võ thuật, quân sự…), nghệ thuật nhân
hóa, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, trí tưởng tượng phong phú, tài năng quan sát tỉ
mỉ, kỹ lưỡng, thạch trận Sông Đà hiện lên như một trận đồ bát quái, một kẻ thù
tâm địa hiểm ác. Nguyễn Tuân đã rất dụng công khi miêu tả đá của Sông Đà,
thể hiện đậm nét sự uyên bác, tài năng miêu tả của nhà văn.
◊Bằng con mắt của nhà địa lí, Nguyễn Tuân đã nắm bắt chính xác đặc điểm của
con sông Đà nơi thượng nguồn. Sinh ra từ những núi non trùng điệp, địa hình có
độ dốc cao nên dòng chảy sông Đà mạnh mẽ, dữ dội. Đó cũng là đặc điểm chung
của sông ngòi nước ta nơi thượng nguồn.

Một đoạn ghềnh thác trên thượng nguồn sông Đà

Lòng sông xanh ngắt và đầy bãi đá nổi.

*Con sông Đà trữ tình:
- Ở đoạn sông từ chợ Bờ về tới ngã ba Trung Hà.Đây là đoạn hạ lưu.
- Dòng chảy sông qua góc nhìn từ trên cao xuống(từ trên máy bay):
+ Như sợi dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình
+ Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân “sông đà tuôn dài như một áng tóc trữ
tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mùa khói mèo đốt nương xuân”. Thật tài hoa và thật trữ
tình.
- Đặc biệt khi tác giả miêu tả nước của dòng sông mới thật tuyệt vời và thi vị biết

bao “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu canh
hến của sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một


người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội
gì mỗi độ thu về”. Những từ ngữ mượt mà, tươi đẹp đã làm nên vẻ đẹp hiếm có
của một dòng sông tưởng chừng chỉ có giận dỗi và hung dữ.
- Từ góc độ một người đi thuyền trên sông, nhà văn cũng có những cảm nhận
phong phú về Sông Đà: có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ kỳ:
“dòng nước lững lờ như thương nhớ những hòn đá thác để lại phía trên thượng
nguồn”, “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn như như một nỗi
niềm cổ tích tuổi xưa”. “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời
Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi” [1]. Có những lúc dòng
sông lại mang vẻ đẹp trẻ trung và thanh tân qua hình ảnh “những nương ngô nhú
lên những lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn
hươu cúi đầu ngốn cỏ gianh đẫm sương đêm”. Đến đây, người đọc gần như đã
quên đi vẻ hung bạo, toan tính của sông Đà trên kia. Người ta chỉ thấy một vẻ đẹp
nhẹ nhàng, cổ kính mà tươi mới biết bao nhiêu.
- Con sông Đà lúc này như một người bạn tâm giao, tâm tình: con sông “như nhớ
thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn, như đang lắng nghe
những giọng nói êm êm của người xuôi”. Sông Đà trở nên hiền hòa và thơ mộng
lạ kì, nó “trôi những con đò mình nở chạy buồm vải, nó khác hẳn những con đò
đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên” [1]. .

Hình ảnh dòng chảy sông Đà(ảnh chụp từ trên cao)

Đôi bờ sông Đà

◊Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng
cảm xúc thật lạ kì, thần tiên và mộng mơ quá đỗi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm

nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và
sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng.
Bằng con mắt của nhà địa lí, Nguyễn Tuân đã nắm bắt chính xác đặc điểm của
con sông Đà.Nơi thượng nguồn, sinh ra từ những núi non trùng điệp, địa hình có


độ dốc cao nên dòng chảy sông Đà mạnh mẽ, dữ dội.Về hạ lưu, địa hình trung du
và đồng bằng bằng phẳng nê dòng chảy êm ái nhẹ nhàng hơn. Đó cũng là đặc
điểm chung của sông ngòi nước ta.
b.Hình tượng người lái đò sông Đà(“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân)
- Người lái đò hiện lên trước hết là một người lao động từng trải, có nhiều kinh
nghiệm đò giang, có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết
đoán. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó,
tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng
sống của mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên
chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là
cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một
trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một:Đám
tảng hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái
thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn
trận địa sẵn..." [1].
Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng
trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là
nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận
nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy
mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị
thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái,
mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào
chỗ hiểm. "Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất", người lái đò "phá luôn
vòng vây thứ hai". Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến

vòng thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã
chủ động "tấn công": Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút
qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng,
thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái
được lượn được. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, người lái đò chỉ có một cán
chèo, một con thuyền không có đường lùi còn dòng sông dường như mang sức
mạnh siêu nhiên của loài thuỷ quái. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng, người lái đò vẫn
chiến thắng, khiến cho bọn đá tướng tiu nghỉu bộ mặt xanh lè vì phải chịu thua
một con thuyền nhỏ bé.
- Người lái đò trong tác phẩm là một người lao động vô danh, làm lụng âm thầm,
giản dị, nhờ lao động mà chinh phục được dòng sông dữ, trở nên lớn lao, kì vĩ, trở
thành đại diện của CON NGƯỜI. Người lao động nhờ ý chí kiên cường, bền bỉ,
quyết tâm mà chiến thắng sức mạnh thần thánh của thiên nhiên. Đó chính là yếu tố
làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc.
- Nổi bật nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.
Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không
cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên
quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ
tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một
hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ


thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó
nên có tự do.
Quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh,
thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở
những khúc sông không có thác lại dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ. Chung quy
lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật
của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá.
Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài

ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính
xác. Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác: sóng
thác xèo xèo tan ra trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt
lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về
những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra
đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa
qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi[1]. . Như những nghệ sĩ chân chính,
sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương
về công sức của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét: Cuộc sống
của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy
sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng
nhớ[1]. … Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dễ
thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa, chỉ có Nguyễn Tuân.
- Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí:Giao thông đường thủy trên sông Đà những
năm 1960 là tuyến giao thông huyết mạch của Tây bắc nhưng lại chủ yếu dựa vào
dòng chảy thiên nhiên. Công việc lái đò rất vất vả, khi phải chống chọi lại với
ghềnh thác và những hiểm hoạ bất ngờ của thiên nhiên nên đã làm bộc lộ ở người
lái đò khả năng chinh phục thiên nhiên.
+ Bằng nghệ thuật dựng cảnh tạo nên cuộc chiến đầy cam go, kịch tính, qua đó tác
giả ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động trong cuộc chiến chinh phục tự
nhiên.Với thủ pháp đối lập tương phản , tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của con người
trong thử thách là “ chất vàng mười đã qua thử lửa”.

Thuyền độc mộc vượt thác dữ trên sông Đà.

Miền quê núi Tản sông Đà

c.Hình tượng sông Hương(“Ai đã đặt tên cho dòng sông”-Hoàng Phủ Ngọc
Tường)
- Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên(vẻ đẹp thủy trình- qua góc nhìn địa

lý) sông Hương hiện lên là kết quả của tri thức của nhà văn về lĩnh vực địa lý kết
hợp với tài khả năng quan sát sắc sảo, tinh tế của người trần thuật.


+ Sông Hương đoạn thượng nguồn giữa lòng Trường Sơn, vượt qua nhiều ghềnh
thác, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy
vực bí ẩn… Có lúc dòng sông lại trở nên dịu dàng giữa màu đỏ của hoa đỗ quyên
rừng. Sông Hương phía đầu nguồn có sức sống mãnh liệt và hoang dại.
+ Rời khỏi rừng, sông Hương chảy vào vùng đồng bằng mang vẻ đẹp dịu dàng, trí
tuệ, trở thành người mẹ phù sa, như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa
cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Dòng sông chuyển mình một cách liên tục, uốn
mình theo những đường cong, vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy đồi Thiên Mụ,
qua điện Hòn Chén, núi Ngọc Trản, qua Nguyệt Biều, Lương Quán… để chảy vào
lòng thành phố. Dòng sông mang vẻ đẹp trầm mặc cổ kính, dịu dàng rất Huế.
+ Vào thành phố, nhà văn phát hiện sông Hương thay đổi sắc thái, tâm trạng qua
những biền bãi tươi tốt vùng ngoại ô Kim Long, cồn Giã Viên, uốn một cánh cung
rất nhẹ sang đến cồn Hến khiến dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không
nói ra của tình yêu, sông Hương chảy lững lờ như điệu slow trữ tình sâu lắng. Mỗi
bước đi, sông Hương thay đổi dáng vẻ của bởi nó thuộc về một thành phố duy
nhất”, mang trong mình tính cách Huế, duyên dáng điểm tô cho vẻ đẹp của thành
phố quê hương.
*Tư liệu tích hợp liên môn:

Bản đồ dòng chảy sông Hương

Thượng nguồn sông Hương chụp ở phía Bình Điền

Sông Hương đoạn chảy vào đồng bằng

Sông Hương từ đồi Vọng Cảnh.


Sông Hương tại Ngã ba Tuần

Đảo Cồn Hến mơ màng trong sương khói


- Vẻ đẹp sông Hương ở góc nhìn lịch sử: là nhân chứng của những biến thiên lịch
sử. Ngược về quá khứ, nhà văn khẳng định vai trò của dòng sông Hương trong
lịch sử dân tộc. Từ thời đại các vua Hùng, sông Hương là dòng sông biên thùy xa
xôi. Trong những thế kỉ trung đại, với tên gọi Linh giang, nó đã oanh liệt bảo vệ
biên giới phía Tây Nam của tổ quốc Đại Việt, gắn với những chiến công rung
chuyển của thời đại Cách mạng Tháng tám và cổ vũ nồng nhiệt cho chiến công
Mậu thân 1968. Quay về quá khứ xa xôi, ngòi bút nhà văn lấp lánh niềm tự hào về
lịch sử một dòng sông, một dòng sông có tên gọi mềm mại, dịu dàng nhưng kiên
cường, kiêu hãnh qua những mốc son thăng trầm của lịch sử. Sông Hương là dòng
sông của thời gian, của sử thi, khi nghe lời gọi nó biết tự hiến đời mình làm nên
những chiến công để rồi khi đất nước hòa bình, cuộc sống trở về bình yên, dòng
sông lại trở thành người con gái đẹp của đất nước.
* Tích hợp kiến thức liên môn: lịch sử Huế, kèm theo tư liệu minh họa[10].

Đền thờ Huyền Trân công chúa

Nhân dân Huế tuần hành qua cửa Thượng Tứ
khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945

Hoàng thành của triều Nguyễn

Quân giải phóng vào Huế ngày 26/3/19 75

- Vẻ đẹp của sông Hương ở góc nhìn văn hóa:

Thuộc về một thành phố từng là chốn đế đô, thiên nhiên sơn thủy hữu tình với
những con người tinh tế, sâu sắc, sông Hương tự bản thân nó đã mang những
phẩm chất văn hóa độc đáo: Nền âm nhạc cổ điển với những đêm ca Huế sinh ra
trên mặt nước sông Hương, dòng sông gắn với tiếng đàn Thúy Kiều trong thơ
Nguyễn Du và khúc nhạc “Tứ đại cảnh”… Sông Hương còn là dòng sông thi ca,
nó không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Đã có
nhiều thi nhân viết về sông Hương với những vẻ đẹp khác nhau, với Tản Đà bộc lộ
cái nhìn tinh tế “Dòng sông trắng, lá cây xanh”, trong khí phách của Cao Bá Quát
“Sông Hương như kiếm dựng trời xanh”
* Tư liệu tích hợp liên môn[10]:


Bảng vàng tiến sĩ niêm yết tại Phu Văn Lâu

Ca Huế trên sông Hương

Chùa Thiên Mụ

Áo dài Huế xưa và nay

d. Hình tượng cái tôi tác giả:
Đây là hình tượng nghệ thuật không thể bỏ qua trong thể loại kí. Phần đặc trưng
thể loại đã cung cấp khá nhiều kiến thức về phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. GV có thể cho Hs tự rút ra kết luận, chiếm lĩnh
tri thức. Ngoài ra, so sánh nét riêng của cái tôi tác giả cũng là cách đọc hiểu thú
vị.Có thể làm như sau: Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác: luôn nhìn sự vật, hiện
tượng ở nhiều góc độ để khám phá, phát hiện; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh
vực, tổng hợp cảm nhận của các giác quan để khám phá đối tượng. Tất cả làm nên
phong cách Nguyễn Tuân vừa độc đáo vừa phong phú. Ẩn trong câu chữ biến hóa
là vẻ đẹp lấp lánh ánh sáng trí tuệ, tri thức và cả chất phong tình, tài hoa, lãng mạn

từ tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tất cả làm nên một Hoàng Phủ Ngọc Tường
tài hoa, tinh tế, sâu sắc mà tràn đầy tình yêu với Huế.
2.3.4. Hướng tới giáo dục bảo vệ môi trường
- Cho thấy sự giàu có về tài nguyên và phong cảnh tuyệt vời của miền Tây Bắc tổ
quốc(sông Đà), của cố đô Huế(sông Hương). GV nên liên hệ:
+ Sông Đà: kì vĩ và huyền ảo, khiến người ta ngây ngất trước kiệt tác thiên nhiên.
Cùng với đó là những sản vật tự nhiên phong phú, đa dạng. Lưu vực sông có tiềm
năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc
trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức cao. Quí giá nhất là tài nguyên nước.
Sông đã có thể ví như con “sông mẹ” vì tất cả các sông suối khu vực Tây Bắc đều
đổ về dòng sông Đà, tạo lưu lượng nước rất lớn, thuận lợi cho việc phát triển nền
công nghiệp sạch không khói, đó là sản xuất thủy điện. Vì vậy, sông Đà được coi
như “nguồn vàng trắng” của đất nước[4]. Sự hung bạo của Sông Đà như một
thử thách của thiên nhiên mà con người cần biết để chung sống và chế ngự nó. Các
công trình thủy điện của Việt Nam, nhất là công trình thủy điện Hòa Bình chính là
thành công của con người trong việc chinh phục, chế ngự thiên nhiên. Công trình


thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng trong đó có thủ đô Hà Nội. Nhà máy thủy điện
Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam.
Hơn nữa, đập thủy điện Hòa Bình đóng vai trò quan trọng vào việc cung cấp nước
tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng,
nhất là trong mùa khô; điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các
cửa sông. Đồng thời, thủy điện sông Đà còn giúp chúng ta cải thiện việc đi lại
bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Rõ ràng, bằng bàn tay và khối óc của
mình, chúng ta đã chế ngự được sự hung bạo của Sông Đà.
+ Sông Hương:Với khối lượng nước mưa rơi trên lưu bồn và tác động đào xới của
nước đã bồi đắp cho đồng bằng Thừa Thiên - Huế. Hằng năm có khoảng 30 tỉ mét
khối nước được đưa về đầm phá, trong mỗi mét khối nước có khoảng 150 gram

phù sa được đưa về vùng hạ lưu, mang theo calcaire Long Thọ để rửa mặn và tăng
độ phì đáng kể cho ruộng vườn xứ Huế[5] . Cùng với vẻ đẹp tự nhiên nên thơ sông
dòng sông còn trầm lắng, tích đọng vẻ đẹp lịch sử- văn hóa trong đó có những di
sản văn hóa thế giới.
Qua bài học giáo viên giáo dục học sinh ý thức trân trọng vẻ đẹp thiên nhiêncon người,ý thức gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị từ môi trường lịch
sử- văn hóa.
- Những tác động tiêu cực của con người đến dòng sông:
+ Sông Đà: cùng với biến đổi khí hậu, việc khai thác quá mức đã làm cạn kiệt tài
nguyên nước. Tình trạng khai thác sa khoáng(vàng, cát) làm biến đổi dòng chảy,ô
nhiễm môi trường, tận diệt dòng sông. Hiện nay, tình trạng khai thác vàng sa
khoáng trên sông Đà, thuộc địa phận huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu), vẫn
ngang nhiên, ngay cả ban ngày. Chỉ riêng đoạn sông Đà, từ địa bàn xã Nậm Hàng
đến xã Mường Tè (huyện Mường Tè) có cả chục tàu vàng, máy sàng, ngày đêm
gấp rút "mổ bụng" lòng sông, khai thác trái phép vàng sa khoáng.
+ Sông Hương: cùng với nhịp sống đô thị hóa, du lịch phát triển nhanh,hai bên bờ
sông Hương đang đối mặt với sự ô nhiễm môi trường từ rác thải, đặc biệt là lượng
túi nilon khổng lồ. Chất lượng nước đang có vấn đề, mọi tạp chất không được tống
khứ ra biển mà bị đọng lại và gây hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm cục bộ. Nạn
khai thác cát sỏi trái phép trên sông Hương vẫn dai dẳng. Hậu quả là những bờ
sông thuộc địa phận xã Thủy Bằng (Hương Thủy) bị xói lở nghiêm trọng. Nhà
cửa, đất sản xuất của bà con nơi đây đang dần bị nước sông “gặm nhấm”.
Qua đây, GV giáo dục HS về tác động của tự nhiên đến đời sống con người.
Con người và tự nhiên có mối quan hệ vô cùng gắn bó, mật thiết. Một mặt con
người tôn sùng, tín ngưỡng trước những hiện tượng tự nhiên; một mặt cũng lo sợ
trước thiên nhiên biến hóa không cùng, ngoài vòng kiểm soát của họ. Trong quan
hệ với tự nhiên, con người tận dụng triệt để môi trường tự nhiên để duy trì sự
sống, để chống lại các thế lực ngoại xâm. Nếu con người khai thác theo kiểu tận
diệt, khai thác không đi liền với bảo vệ thì chính con người sẽ phải trả giá đắt.Từ
đó HS thấu hiểu phương châm sống làm chủ thiên nhiên bằng cách hòa mình với
tự nhiên, hs sẽ có ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ như không xả

rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi ni lông…


2.4.Hiệu quả của SKKN:
2.4.1.Nhận xét chung:
-Với việc xác định nhiệm vụ hướng giải quyết như trên ,cùng với sự giúp đỡ của
lãnh đạo nhà trường, tổ ,nhóm chuyên môn ,tôi đã thu được một số thành quả đáng
kể :Kiến thức cơ bản của bộ môn được khắc sâu hơn, hoạt động tích hợp liên môn
thu được những thành quả ngoài cả sự mong đợi, không khí giờ học sôi nổi, học
sinh hào hứng với tiết học,bài kiểm tra thực nghiệm của các em đạt kết quả tiến bộ
rõ rệt,bản thân tôi cũng thấy hứng thú và thoải mái sau mỗi giờ lên lớp.
- Thành quả vui nhất mà tôi thu được chính là tình yêu văn chương, yêu những vẻ
đẹp của quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa của các
em ngay từ những hành động nhỏ bé trong nhà trường và trong cuộc sống.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể :
Trước khi áp dụng phương pháp trên:
Lớp

Sĩ số

Giỏi
Số HS %
1
2
0
0

Khá
TB
Yếu

Số HS % Số HS % Số HS %
10
20
30
60
8
18
16
35
20
43
10
22

12A4 49
12A1 46
0
12A7 45
0
0
8
Sau khi áp dụng phương pháp trên
Lớp Sĩ
Giỏi
Khá
số Số HS % Số HS
12A4 49
7
14
32

12A1 46
5
11
26
0
12A7 45
4
9
21

18

29

64

TB
% Số HS %
66
10
20
56
12
26
51

18

36


7

16

Yếu
Số HS %
0
0
3
7
2

4

Kém
Số HS %
0
0
0
0
1

2

Kém
Số HS %
0
0
0
0

0

0

3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Chưa bao giờ việc ô nhiễm
môi trường, khai thác tận diệt tài nguyên thiên nhiên lại nổi cộm như bây giờ. Với
tư cách là môn khoa học xã hội giàu tính nhân văn, có sức lay động lòng người,
Ngữ văn cần phải tham gia vào GDBVMT. Một trong những con đường giáo dục
hiệu quả nhất đó là tích hợp vào trong quá trình đọc hiểu tác phẩm. SKKN của
chúng tôi đã hướng tới giải pháp này.Từ đó, chúng tôi hi vọng phương pháp giáo
dục này được ứng dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông.
-Đến thời điểm này chúng ta vẫn đang trong lộ trình đổi mới chương trình, SGK
phổ thông theo hướng tích hợp. Vấn đề tích hợp liên môn trong giảng dạy môn
Ngữ văn vẫn còn nhiều bỡ ngỡ nên để thiết kế và giảng dạy thành công một tiết
học theo hướng tích hợp như trên là một việc làm không dễ. Vì vậy viết sáng kiến
kinh nghiệm để trao đổi những phương pháp dạy học mới mẻ, thông minh, hiệu
quả giữa giáo viên với giáo viên là rất cần thiết.
Với đề tài này, tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều những vấn đề cần trao đổi, bổ sung,
mở rộng. Tôi hi vọng sẽ được các bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, bổ sung, chia sẻ
kinh nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2.Kiến nghị


-Về dung lượng tiết học, tổ nhóm chuyên môn và các ban ngành có liên quan
cần tăng cường thời gian cho những bài học có tính vấn đề hoặc có giá trị bao quát
lớn lao. Khi ấy, ta hoàn toàn có thể áp dụng việc dạy học Ngữ văn theo hướng tích
hợp liên môn gắn với GDBVMTmột cách hiệu quả nhất
-Hằng năm ngành đều tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, vậy Sở

GD và ĐT nên tập hợp những sáng kiến hay, hiệu quả và xuất bản để chúng tôi có
thể vận dụng rộng rãi những kinh nghiệm quý giá ấy vào quá trình giảng dạy, để
việc viết sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, ngày 27 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết. Không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Ngọc Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài tập Ngữ văn 11 (Biên soạn mới), nhiều tác giả, NXB giáo dục, 2012.
2. Bài tập Ngữ văn 12 (Biên soạn mới), nhiều tác giả, NXB giáo dục, 2012
3.Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học, Thạc sĩ Nguyễn
Quang Bình, Theo Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 68 (tháng 9/2015)
4. Địa chỉ tích hợp ở một số bài trong môn ngữ văn THPT, Chuyên đề văn học,
Trịnh Thị Hoài Giang, 2015.
5. Thực trạng ô nhiễm trên sông Hương-, Hàn Minh Tâm, Tạp chí Sông Hương,
tháng 10- 2012.
6. Sách giáo khoa lớp 11, chương trình cơ bản, nhiều tác giả, NXB giáo dục,
2009.
7. Sách giáo khoa lớp 12, chương trình cơ bản, nhiều tác giả, NXB giáo dục,
2009.
8. Sách giáo viên lớp 11, chương trình cơ bản, NXB giáo dục, 2009, nhiều tác
giả.
9. Sách giáo viên lớp 12, chương trình cơ bản, nhiều tác giả, NXB giáo dục,
2009.

10. Sông Hương, dòng sông lịch sử, Trương Thị Cúc, Tạp chí Sông Hương


số 156
11. Phương pháp dạy học văn, Phan Trọng Luận, NXB quốc gia, 1996.
12. Phương pháp giảng dạy tác phẩm kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Thanh Huyền,Tạp chí văn học, 2016.
13. Phương pháp lồng ghép tích hợp giáo dục đời sống xã hội trong môn ngữ
văn THPT, Lê Thị Lan Phương, Chuyên đề môn Ngữ văn năm 2014- 2015.
14. Tuyển tập bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, NXB Trẻ, 2002.
15. Thể kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua một số tác phẩm tiêu biểu, Trần
Mạnh Thường, Tạp chí văn học tuổi trẻ, Tháng 12 năm 2010.
16. Từ điển văn học, NXB văn học, 2005.
17. Xứ Huế trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Minh, NXB Văn học,
1985.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường THPT Lương Đắc Bằng
T
T
1
2
3

Tên đề tài SKKN


Cấp đánh
giá
xếp
loại
Thiết kế bài giảng đoạn trích trong Sở
Những cuộc phiêu lưu của
GD&ĐT
Tom Shawyer của Mark Twain
Nhìn nhận những bài ca dao trong
Sở
văn 10 dưới góc độ thi pháp
GD&ĐT
Dạy truyện thơ các dân tộc thiểu số Sở
trong nhà trường phổ thông dưới ánh GD&ĐT
sáng thi pháp thể loại

Kết
quả
đánh
giá xếp loại
C

Năm
học
đánh
giá
xếp loại
2001-2002

B


2002- 2003

C

2005- 2006


4

5

Xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm
cho giờ đọc hiểu văn bản văn học
Việt Nam trong chương trình Ngữ
văn 10
Áp dụng phương pháp Xêmina trong
giờ đọc hiểu văn bản văn học ở
trường THPT theo hướng tích hợp
liên môn

Sở
GD&ĐT

B

2007- 2008

Sở
GD&ĐT


B

2015- 2016



×