Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 10 trong giảng dạy môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.88 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KẾT HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH LỚP 10 TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN

Người thực hiện: Phạm Thị Tuyết
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2017

1


MỤC LỤC
Phần một: Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài :…………………………………………………….. Trang 1
II. Mục đích nghiên cứu: …………………………………… ………….Trang 1
III. Đối tượng nghiên cứu:………………………………………………Trang 2
IV. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………….….Trang 2
Phần hai: Nội dung:
Chương I: Cơ sở nghiên cứu:…………………………………………….Trang 2
Chương II: Nội dung và biện pháp thực hiện: ………………………....Trang 3
- Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản: ...Trang 3
- Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ tập làm văn: …


Trang 8

Phần ba: Kết luận:……………………………………………………….Trang 14

2


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của
toàn dân. Vì vậy, hội nghị Trung ương VIII khoá XI đã yêu cầu đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, phẩm chất tư duy
còn phải chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Vì vậy, vấn
đề giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh ở các nhà trường được coi là nhiệm vụ
cấp thiết.
Giáo dục đang tích cực và hướng con người tới phát triển toàn diện, nhưng công
tác giáo dục hiện nay đang đứng trước bao thách thức, khó khăn. Từng ngày, từng
giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng , trong các câu chuyện giáo dục, chúng
ta phải nghe bao câu chuyện khiến người đào tạo sản phẩm con người phải suy
nghĩ, trăn trở. : Đây đó những học sinh vô lễ, đánh thầy cô giáo của mình, đâu đó
những học sinh đánh nhau ngay trước cổng trường, những clip bạo lực được quay
và tung lên mạng…Có không ít thanh niên chạy theo lối sống tự do tư sản, sống ích
kỉ, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu
niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, thiếu lí tưởng,
dễ sa vào các tệ nạn xã hội… Và còn đó những âu lo của cha ông khi con trẻ do ảnh
hưởng của hội nhập mà đang quay lưng lại với truyền thống, đang bỏ qua những nề
nếp đẹp mà bao đời nay dân tộc gìn giữ, phát huy. Có thể nói việc giáo dục đạo đức
cho học sinh phổ thông là một vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của từng
gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là một giáo viên THPT, tôi nhận thấy việc chú
trong giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà

còn là trách nhiệm lớn lao, nặng nề của mỗi người giáo viên.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho
học sinh lớp 10 trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn
Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức hay giáo dục đạo
đức, lối sống, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là đề tài đã được không ít đồng
nghiệp triển khai, không chỉ ở môn ngữ văn mà ở rất nhiều môn học khác. Vậy nên,
qua đề tài này tôi mạn phép xin nêu một số kinh nghiệm, thể nghiệm của bản thân
về việc kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh lớp 10 thông qua một số tác
phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam, thuộc chương trình ngữ văn
lớp 10- ban KHXH-NV
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm khẳng định vai trò của việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 10
qua giờ dạy văn ở nhà trường phổ thông.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức cho học
sinh thông qua dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường. Góp phần đào tạo cho
đất nước những thế hệ học sinh không chỉ có tài năng mà còn có tâm hồn trong
sáng, có lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái…
3


III. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10- ban KHXH-NV trường THPT Hậu Lộc 2- huyện Hậu Lộc -Tỉnh
Thanh Hoá
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành SKKN, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Phương pháp
quan sát, phân tích và đánh giá tình hình thực tế, phương pháp khảo sát bằng phiếu
học tập, phương pháp tổng hợp, khái quát…

PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

1. Về lí luận
Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù. Chức năng chủ yếu của văn học
không chỉ là khơi dậy ở người đọc những tình cảm thẩm mĩ mà còn đem lại những
nhận thức về cuộc sống và con người. Quan trọng hơn, văn chương còn có khả
năng nhân đạo hoá con người, nghĩa là nó có chức năng giáo dục, bồi đắp nuôi
dưỡng tâm hồn con người, giúp con người hướng thiện. Nắm được đặc điểm đó của
văn học, là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi thấy mình phải có trách nhiệm
giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua những bài học trên lớp. Người
dạy văn không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức văn chương mà còn là một nhà
giáo dục. Những bài học tư tưởng, đạo đức được lồng ghép hoặc rút ra từ những
văn bản không phải là những giáo lí khô khan, ngược lại rất sinh động, giúp học
sinh dễ khắc sâu hơn.
Trong chương trình ngữ văn THPT, tôi nhận thấy các tác phẩm Ngữ văn lớp 10 có
khả năng đặc biệt trong việc khơi gợi tình cảm, giáo dục tư tưởng đạo lí cho học
sinh, đặc biệt là phần văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. Từ nội dung
bài học, giáo viên định hướng cho học sinh có những nhận thức, tư tưởng đúng đắn,
biết sống và hành động theo đạo lí, có những tình cảm nhân văn cao đẹp, giúp hoàn
thiện nhân cách.
2. Về thực trạng vấn đề
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội. Đạo đức là yếu tố
cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người. Để vươn tới sự hoàn
thiện, trước hết con người phải vươn lên về đạo đức. Vậy mà trong xã hội hiện nay
lại còn không ít những hiện tượng tiêu cực, những hành vi xấu thiếu nhân cách đã
và đang từng bước làm tổn hại đạo đức truyền thống của thế hệ trẻ chúng ta. Vì
vậy, việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học trong nhà trường là hết
sức cần thiết và cấp bách .Người giáo viên lên lớp ngoài nhiệm vụ hướng dẫn các
4



em tiếp nhận kiến thức văn hóa mà còn phải hình thành cho các em những khái
niệm về nhân cách, đạo đức. Vì xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương
vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu. Không ai có thể phủ nhận tầm quan
trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai
trò xã hội nhân văn của nó. Nếu nói người giáo viên là kĩ sư tâm hồn thì điều đó
đúng nhất với các thầy cô giáo dạy văn. Vì văn học chính là bộ môn dễ gây xúc
động vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người. Tuy vậy,
trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn coi nhẹ điều này mà họ cho rằng dạy
đạo đức trong nhà trường là việc của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy
bộ môn Giáo dục công dân. Trong mục tiêu bài dạy có mục giáo dục tình cảm, thái
độ cho học sinh, thế nhưng khi lên lớp, giáo viên lại chỉ lo làm sao truyền thụ được
hết, được đầy đủ kiến thức sách giáo khoa mà không chú ý đến việc giáo dục tình
cảm, thái độ cho học sinh. Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp
đạo đức của học sinh có nhiều, trong đó không thể đề cập đến lí do này.
Như vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì người giáo
viên phải có những nhận thức đúng đắn và đưa vấn đề giáo dục đạo đức vào trong
nhiệm vụ giảng dạy của mình. Đó là nội dung mà tôi muốn đặt ra trong bài viết này.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Chương trình Ngữ văn lớp 10 ban KHXH-NV được phân phối học 4 tiết/tuần.
Ngoài ra, đối tượng học sinh học ban này đều có định hướng thi đại học các khối
C,D nên học sinh được nhà trường tổ chức cho học thêm 1 buổi chiều/tuần (theo
nguyện vọng của phụ huynh và học sinh). Nội dung chương trình học buổi chiều
chủ yếu là tiếp tục củng cố kiến thức của chương trình trong sách giáo khoa, đồng
thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như đọc hiểu, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý,
hướng dẫn cách hành văn ở cả hai dạng bài : nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Do đó , qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy, giáo viên dạy văn có thể kết hợp
giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong bộ môn của mình qua hai hình thức:
Qua một số bài đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa và qua rèn luyện kĩ năng làm
văn nghị luận xã hội.
I. Giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh qua các giờ đọc hiểu văn bản.

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của một giờ đọc văn là giáo viên hướng dẫn
học sinh khai thác, phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
văn học. Giờ học phải gây hứng thú cho học sinh, khơi gợi cho các em những rung
động thẩm mĩ trước vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật. Tuy nhiên, văn học không
chỉ có chức năng nhận thức và thẩm mĩ, nó còn có chức năng giáo dục. Nhiều tác
phẩm Ngữ văn lớp 10 đã khơi dậy cho học sinh những tình cảm nhân văn cao đẹp,
lành mạnh, chứa đựng trong đó nhiều bài học tư tưởng đạo lí sâu sắc. Vì vậy, ngay
từ khâu soạn giáo án, tôi không bao giờ bỏ qua một ý của phần mục tiêu bài học, đó
5


chính là định hướng tình cảm, thái độ của học sinh qua bài học. Từ việc xác định
đúng mục tiêu và trọng tâm bài học, tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện phần đọc
hiểu đạt hiệu quả. Học sinh không chỉ nắm được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ
thuật của tác phẩm mà còn nhận thức, rút ra được nhiều bài học đạo lí sâu sắc. Để
thực hiện được điều này, tôi thường sử dụng hai phương pháp:
Thứ nhất: Đặt ra các câu hỏi, khơi gợi để học sinh tự rút ra bài học tư tưởng, đạo
lí. Phần này thường được nêu ở cuối mỗi bài học hoặc ở phần ôn tập, xem như một
khái quát quát, nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.
Ví dụ: - Sau khi học xong truyện cười “Tam đại con gà”, em rút ra được bài học gì
cho bản thân?
- Qua “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ”, em rút ra được
bài học gì về dựng và giữ nước?
- Mảng thơ văn yêu nước thời trung đại giáo dục chúng ta điều gì?
Những câu hỏi như thế vừa giúp kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học của học
sinh, vừa kiểm tra được năng lực đánh giá khái quát và nâng cao vấn đề, đặc biệt,
góp phần đắc lực vào việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, định hướng cho
các em những gì cần học hỏi, cần phát huy và những điều không nên, cần phải đấu
tranh loại bỏ. Những bài học tư tưởng đạo đức như thế không phải là những giáo lí
khô khan mà nó được thể hiện sinh động qua hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật,

chắc chắn sẽ có khả năng lan thấm sâu hơn vào tâm hồn và nhận thức của học sinh .
Thứ hai: Tổ chức cho các em thảo luận nhóm theo từng chủ đề: Hình thức này phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm
việc, sau đó tập trung ý kiến để xây dựng phương án trả lời đầy đủ, chính xác nhất.
Tôi thường sử dụng hình thức này đối với bài mang tính chất khái quát, ôn tập.
Ví dụ 1: Sau khi học xong phần văn học dân gian, giáo viên có thể nêu câu hỏi để
học sinh thảo luận, câu hỏi có thể phân loại theo từng thể loại.
Nhóm 1: Qua sử thi anh hùng Tây Nguyên, em thấy những phẩm chất cao đẹp nào
của người anh hùng được ca ngợi?
Nhóm 2: Trong truyện cổ tích , tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí nhân
sinh sâu sắc gì?
Nhóm 3: Bên cạnh việc phản ánh những cái đáng cười, truyện cười còn khuyên
nhủ ta điều gì?
Nhóm 4: Qua những chùm ca dao đã học, em hãy rút ra cho mình những bài học
nhân sinh ?
Ví dụ 2: Sau khi học xong phần văn học trung đại của lớp 10, ở bài ôn tập, giáo
viên có thể nêu một số câu hỏi tương tự như thế để các nhóm thảo luận tìm ra bài
học tư tưởng đạo lí
1. Phần văn học dân gian: Sau đây, tôi xin nêu một số bài học tiêu biểu của phần
văn học dân gian mà ở đó thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã rút ra
những bài học tư tưởng đạo lí rất ý nghĩa và thiết thực
6


- Bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” : Văn học dân gian là một bộ phận
quan trọng của văn học Việt Nam, đóng vai trò nền tảng cho sự hình thành và phát
triển của văn học viết. Ở phần này, ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, tôi
định hướng cho học sinh ý thức trân trọng di sản văn học dân tộc, nhấn mạnh vai
trò nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con người của bộ phận văn học này. Giáo viên có
thể lấy dẫn chứng từ bài hát ru, những câu ca dao, dân ca, những câu chuyện cổ tích

từ thuở ấu thơ các em đã được nghe bà, nghe mẹ kể…Ở đó, người lớn muốn nhắn
gửi cho con trẻ bao điều ý nghĩa: Lòng kính yêu, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ;
tình yêu thương đoàn kết anh em; dạy chúng ta biết yêu quê hương đất nước, biết
sống nhân ái, thuỷ chung nghĩa tình, luôn có niềm tin vào cuộc sống, vào điều thiện
và chính nghĩa…
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm vẫn về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Gb,Hoa của đất, người trồng cây dựng của
( Nguyễn Khoa Điềm)
- Bài “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ”: Nội dung chủ yếu
giáo viên cần khai thác trong bài học này là phân tích quá trình An Dương Vương
xây thành chế nỏ giữ nước, bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu, đánh giá thái độ
của nhân dân đối với các nhân vật. Sau khi giải quyết xong những nội dung trên, tôi
đã cho học sinh thảo luận các vấn đề sau:
+ Bài học dựng nước và giữ nước mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu chuyện này
là gì?
+ Ta học được điều gì về thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian đối với nhân
vật Mị Châu?
Kết quả qua thảo luận cộng với sự định hướng của giáo viên, các em đã nhận thức
được nhiều vấn đề ý nghĩa: Bài học cảnh giác trong giữ nước, mối quan hệ giữa cá
nhân và tập thể. Đồng thời học tập ở tác giả dân gian cái nhìn vừa nghiêm khắc
công minh vừa bao dung nhân hậu, vị tha đối với một công chúa vừa đáng thương
vừa đáng trách như Mị Châu.
- Với truyện cổ tích “Tấm Cám”: Học sinh sẽ hiểu được cuộc đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác luôn là cuộc đấu tranh gian nan, nhưng câu chuyện cũng gieo vào

lòng các em một niềm tin mạnh mẽ, niềm lạc quan tin tưởng rằng cái thiện, người
hiền sẽ luôn chiến thắng còn cái ác, kẻ xấu sẽ bị trừng trị thích đáng.
- Đằng sau câu chuyện cười “ Tam đại con gà” là bài học rất thiết thực đối với học
sinh: Không nên dấu dốt, không được học thói sĩ diện hão, khoe khoang.
7


- Đến với chùm “ca dao hài hước châm biếm”, các em có thể học được từ cha ông
bài học nhân hết sức sâu sắc: Đó là tình yêu cuộc sống, là niềm lạc quan tin tưởng
vào cuộc sống. Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, con người ta cũng phải
biết vươn lên , chiến thắng hoàn cảnh để mà vui sống.
- Chùm “ ca dao than thân” và “ca dao yêu thương tình nghĩa” đã giáo dục cho các
em những tình cảm nhân văn đáng quý: Biết đồng cảm, sẻ chia với những bất hạnh
của con người, biết sống thuỷ chung , đặc biệt đề cao cái nghĩa cái tình trong quan
hệ giữa người với người…
Như vậy, từ một số ví dụ trên có thể một lần nữa khẳng định vai trò nuôi dưỡng,
bồi đắp tâm hồn, nhân cách cho học sinh của bộ phận văn học dân gian. Từ đó tiếp
tục định hướng thái độ trân trọng, giữ gìn di sản văn học dân gian của thế hệ trẻ.
2. Phần văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 bắt đầu
học các tác phẩm từ thế kỉ X-thế kỉ XVIII. Hai nội dung cơ bản của văn học trung
đại là yêu nước và nhân đạo. Do đó, nhiều tác phẩm có khả năng giáo dục cho học
sinh hai tư tưởng này.Tôi đã sử dụng phương pháp thống kê, phân loại tác phẩm đã
học theo hai nội dung, yêu cầu học sinh xếp các tác phẩm (đoạn trích) vào 2 nhóm:
Nhóm 1: Tác phẩm mang nội dung Nhóm 2: Tác phẩm mang nội dung
yêu nước:
nhân đạo
Cáo bệnh, bảo mọi người ( Mãn
Giác)
Nỗi lòng (Đặng Dung)
Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
(Nguyễn Dữ)
Vận nước ( Pháp Thuận)
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
( Đặng Trần Côn)
Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Nỗi sầu oán của người cung nữ
Siêu)
( Nguyễn Gia Thiều)
+ Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
Truyện Kiều (Nguyễn Du )
Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Đọc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du)

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa
(Thân Nhân Trung)
( Trích “ Phạm Tải-Ngọc Hoa)
Thái phó Tô Hiến Thành( Trích “Đại
Việt sử lược” )
Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
8


( Ngô Sĩ Liên)
Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng
Đức Lương)

Từ bảng thống kê trên, giáo viên hướng dẫn mỗi nhóm thảo luận để rút ra tư tưởng
đạo lí mà các em đã nhận thức được:
- Nhóm 1: Tác phẩm mang nội dung yêu nước đã phần nào giúp các em nhận thức
được quá khứ lích sử đầy vẻ vang, anh dũng của dân tộc, giáo dục cho các em tình
yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự, tôn dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần
quyết chiến quyết thắng kẻ thù, tình yêu thiên nhiên; học được từ những nhân vật
lịch sử, từ các tác giả những bài học nhân cách cao đẹp; để từ đó nhận thức được
bổn phận, trách nhiệm của thế hệ mình đối với việc giữ gìn và phát huy những giá
trị tinh thần cao qúy đó của cha ông.
- Nhóm 2: Những tác phẩm mang nội dung nhân đạo đã khơi dậy ở các em những
tình cảm nhân văn : Biết yêu thương, đồng cảm với con người; biết dũng cảm lên
án, đấu tranh với những thế lực bất công, tàn bạo chà đạp con người; biết bảo vệ,
tôn vinh những vẻ đẹp của con người…Nhiều tác phẩm còn dạy các em cần có
niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, có thái độ sống không màng danh lợi, coi
thường công danh phú quý…
Cũng cần nhấn mạnh một điều rằng văn học trung đại Việt nam tồn tại và phát
triển trong hình thái xã hội phong kiến, chịu sự chi phối chủ yếu của hệ tư tưởng
Nho giáo và tác giả của văn học trung đại đều là tầng lớp trí thức phong kiến. Vì
vậy những mẫu hình nhân cách và những bài học đạo lí rút ra từ các tác phẩm trên
ít nhiều mang sắc thái riêng của tư tưởng phong kiến nho giáo.Tuy nhiên, những gì
thuộc về đạo lí truyền thống dân tộc, những gì gọi là chất nhân văn của con người
thì vẫn còn nguyên giá trị ở mọi thời đại.Thế hệ trẻ ngày nay vẫn biết cách vận
dụng , tiếp thu tinh hoa tư tưởng của cha ông cho phù hợp với hoàn cảnh.
Sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu giáo viên cần hướng dẫn học sinh rút ra bài
học giáo dục tư tưởng, đạo lí:
- Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão và “ Nỗi lòng” của Đặng Dung: Giáo dục
lí tưởng sống cho thế hệ trẻ: Phải có ước mơ, hoài bão xây dựng công danh sự
nghiệp, cống hiến cho đất nước; có tinh thần xả thân chiến đấu, quyết chiến quyết
thắng kẻ thù.
- Các tác phẩm của Nguyễn Trãi: Cuộc đời, nhân cách và sự nghiệp thơ văn của

Nguyễn Trãi là bài học lớn về lí tưởng nhân nghĩa cao đẹp, về tấm lòng ưu ái với
dân với nước, sự tận trung với đất nước…
- Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Bài học về lối sống thanh cao, không
màng danh lợi, coi thường công danh phú quý.

9


- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ: Qua hình tượng nhân vật
Ngô Tử văn và lời bình cuối truyện, học sinh được giáo dục tinh thần dũng cảm
nghĩa khí, dám đấu tranh chống lại cái xấu cái ác, cái bất công để bảo vệ công lí.
- “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” : Bài văn bia được khắc đề ở Văn Miếu Hà
Nội và nội dung của nó đã có tác dụng không nhỏ trong việc động viên khích lệ kẻ
sĩ và các thế hệ người Việt không ngừng phấn đấu học tập để đỗ đạt thành danh
góp phần cống hiến xây dựng đất nước.
- Nguyễn Du và “Truyện Kiều”, “ Đọc Tiểu Thanh kí”: Cuộc đời và sự nghiệp thơ
văn của ông là bài học lớn về tấm lòng nhân đạo cao cả, con mắt ông nhìn thấu 6
cõi, tấm lòng ông nghĩ suốt nghìn đời. Học tác phẩm của Nguyễn Du, các em biết
yêu thương trân trọng con người, biết lên án cái xấu cái ác, biết đấu tranh vì tự do
và công lí.
- Học 2 đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” và “Nỗi sầu oán của
người cung nữ” giúp các em hiểu những bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội
phong kiến phải gánh chịu, hiểu cả những khát vọng nhân văn chính đáng mà họ ao
ước: Đó là có được tình yêu, hạnh phúc trọng vẹn
Như vậy, bài học tư tưởng đạo lí được rút ra có thể là từ nội dung tác phẩm, cũng
có khi là từ chính cuộc đời , nhân cách của tác giả. Bởi suy cho cùng, văn chương
là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ, qua văn chương, nhà văn muốn gửi gắm
những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, ước mơ khát vọng đến với người đọc và
mong chờ được độc giả đồng cảm, sẻ chia. Vì vậy, những điều xuất phát từ trái tim
sẽ dễ dàng đến được với trái tim. Trong quá trình hướng dẫn đọc hiểu văn bản văn

học, giáo viên cần chú ý tới điều này để định hướng tình cảm, thái độ cho học sinh.
II. Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ tập làm văn
Đối với bộ môn ngữ văn, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh được thực hiện
cụ thể, trực tiếp ở dạng văn nghị luận xã hội. Nghị luận xã hội là bàn bạc, đánh giá
về các vấn đề chính trị, xã hội, tư tưởng, đạo lí, định hướng cho học sinh một quan
điểm, thái độ sống đúng đắn. Nó rất quan trọng đối với việc hình thành và phát
triển nhân cách cho người học. Trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia, phần làm văn
nghị luận xã hội chiếm 3/10 điểm của toàn bài. Vì vậy, đây là phần tương đối quan
trọng. Giáo viên cần dành một lượng thời gian cần thiết để luyện kĩ năng viết bài
nghị luận xã hội cho học sinh, thông qua đó mà giáo dục tư tưởng đạo đức cho các
em. Hoạt động này được thực hiện trong các buổi học thêm do nhà trường tổ chức.
Vì đối tượng học sinh học ban KHXH-NV đều định hướng thi đại học khối C-D
nên môn ngữ văn được học nâng cao và rất cần phải rèn luyện nhiều về mặt kĩ
năng. Nếu 4 tiết học /tuần theo quy định chỉ đủ để giáo viên truyền thụ hết kiến
thức cơ bản trong SGK thì việc củng cố và nâng cao kiến thức cũng như việc rèn
luyện kĩ năng cần phải được thực hiện ở các buổi học thêm. Giáo dục tư tưởng đạo
đức cho học sinh có thể được thực hiện thông qua những tiết tập làm văn, rèn luyện
kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.Tại đây, tôi tiếp tục khai thác những vấn đề tư
10


tưởng, đạo đức được thể hiện qua các văn bản văn học đã học trong chương trình
để hướng dẫn cho học sinh luyện tập dưới dạng những đề văn cụ thể. Bằng cách
này, các em một lần nữa ôn lại, củng cố kiến thức đã học trong tác phẩm và một
lần nữa nâng cao vấn đề tư tưởng đạo lí đã được đúc rút để mở rộng, bàn bạc, đánh
giá, vận dụng vào thực tiễn đời sống. Đồng thời, tiếp tục rèn luyện cho các em
những kĩ năng cần thiết của thể loại văn nghị luận xã hội như: Kĩ năng tìm hiểu đề,
kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, kĩ năng viết đoạn văn, viết phần mở bài, kết bài…
Sau đây là một số đề văn tôi đã hướng dẫn cho học sinh làm mà ở đó những bài học
tư tưởng, đạo đức đã được các em nhận thức và khắc sâu thêm.

Đề 1: Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy chứng minh: Người bình dân
rất giàu tình nhưng họ cũng là người rất nặng nghĩa. Em hiểu nghĩa và tình ở
đây là như thế nào?
I. Mục đích, yêu cầu:
- Qua đề văn này, giáo viên muốn học sinh nhận thức được một đặc điểm quan
trọng của ca dao: Ca dao thể hiện thế giới tình cảm, quan niệm của người bình dân;
và trong ca dao, người bình dân rất giàu tình nhưng cái nghĩa được họ xem trọng
hơn cả. Qua đó tự rút ra cho mình bài học tư tưởng đạo lí: Con người sống với
nhau, đến với nhau vì tình cảm nhưng sợi dây ràng buộc và làm đẹp hơn tình cảm
đó lại là cái nghĩa, nên cần coi trọng cả cái nghĩa, cái tình.
II. Dàn ý:
1. Đặt vấn đề: Ca dao là thể thơ trữ tình dân gian, vì vậy nó được xem là tấm
gương phản chiếu tâm hồn dân tộc. Người bình dân đã mượn thể loại trữ tình này
để gửi gắm nỗi niềm tâm sự. Qua những bài ca dao, ta nhận thấy người bình dân rất
giàu tình và nặng nghĩa
2. Giải quyết vấn đề:
a. Giải thích khái niệm
- Người bình dân rất giàu tình: Thế giới tình cảm của họ được thể hiện trong ca dao
vô cùng phong phú với nhiều cung bậc, sắc thái: Có tình yêu quê hương đất nước,
có tình yêu cộng đồng, có mối đồng cảm sâu sắc dành cho những người nghèo khổ
bất hạnh, đáng thương; có tình cảm gia đình thuỷ chung gắn bó, có tình yêu nam nữ
với muôn vàn cung bậc phức tạp…Biết bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc đó, người bình
dân đã mượn ca dao để giãi bày.
- Song người bình dân còn là những người rất nặng nghĩa: nghĩa ở đây được hiểu là
quan hệ đạo đức, là tình cảm thuỷ chung trước sau phù hợp với những quan niệm
đạo đức nhất định
- Song, người bình dân còn là những người rất nặng nghĩa. Nghĩa ở đây được hiểu
là quan hệ đạo đức, là tình cảm thủy chung trước sau phù hợp với những quan
niệm đạo đức nhất định


11


.- Theo họ, tình và nghĩa thường đi liền với nhau và đôi khi có thể thay thế được
cho nhau: Yêu nhau gọi là kết nghĩa ( Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa),
bội tình gọi là bội nghĩa
Tuy nhiên, nghĩa được đề cao hơn, nặng hơn, được xem là nền tảng của tình người.
Do đó, quan hệ tình cảm phải đi đôi với quan hệ đạo lí: Đạo vợ chồng ngoài tình
yêu còn phải chung thủy; đạo thầy trò phải biết ơn kính trọng; đạo của con cái đối
với cha mẹ phải kính yêu, biết ơn, làm tròn chữ hiếu… Những điều đó được coi là
nguyên tắc, đạo lí.
b. Chứng minh qua một số bài ca dao
- Người bình dân giàu tình:
- Người bình dân coi trọng chữ nghĩa (nặng nghĩa):
+ Tình nghĩa thủy chung trong tình yêu, trong gia đình:
Ví dụ:
Bài 1:
Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau
Bài 2
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Bài 3
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi chăng nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
Trong quan hệ tình yêu hôn nhân, nghĩa tình thủy chung son sắt trước sau, cùng

nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đắng cay vất
vả. Tất cả làm cho tình cảm càng thêm gắn bó, bền chặt.
+ Tình nghĩa thủy chung trong quan hệ giữa người ra đi và người ở lại:
Bài 1:
Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa trăm năm cũng về
Bài 2:
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ

12


Tình nghĩa của kẻ ở, người đi được thể hiện trong những lời khẳng định , hứa hẹn
đinh ninh: nếu có nghĩa, nếu thủy chung trước sau thì dù nắng mưa , dù thời gian
khắc nghiệt, dù xa xôi cách trở cũng sẽ trở về bên nhau.
3. Kết thúc vấn đề:
- Tình nghĩa trong ca dao được thể hiện tinh tế, sâu sắc và phong phú, trở thành nền
tảng đạo lí và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc. Mỗi bài ca dao mang theo bao tâm tư, khát
vọng giúp con người vượt qua bao khó khăn, nhọc nhằn để sống với nhau trọn vẹn
nghĩa tình.
- Cái nghĩa, cái tình theo quan niệm của người bình dân xưa trong ca dao giúp cho
thế hệ trẻ ngày nay nhận thức sâu sắc được vẻ đẹp tâm hồn, đạo lí truyền thống của
cha ông; nhận thức được trách nhiệm phải giữ gìn, phát huy những vẻ đẹp truyền
thống của dân tộc, rút ra nhiều bài học nhân sinh sâu sắc trong quan hệ tình yêu,
tình cảm gia đình và rộng hơn là trong quan hệ giữa người với người.
Đề 2: Từ truyện cổ tích “Tấm Cám”, bàn về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái
ác trong cuộc sống hôm nay.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đề bài mang tính chất tổng hợp, bao gồm nghị luận vê tư tưởng, đạo lí, nghị luận

về hiện tượng đời sống, kết hợp với hiểu biết về truyện cổ tích “Tấm Cám”. Nói
cách khác, xuất phát từ một vấn đề trong 1 tác phẩm mà mở rộng bàn bạc về tư
tưởng và hiện tượng đời sống.
- HS cần xác định trọng tâm vấn đề cho chính xác để tránh sa vào nghị luận văn
học: Phân tích truyện “Tấm Cám”
II. Dàn ý:
1. Đặt vấn đề: Cuộc sống phức tạp, muôn màu, luôn tồn tại cả người tốt- kẻ xấu, cái
thiện - cái ác, cái giả - cái thật…Những sự vật và cặp phạm trù đối lập đó luôn đấu
tranh với nhau hoặc có khi cùng tồn tại…. Vì vậy, để cuộc sống tốt đẹp, con người
phải không ngừng đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cái tốt, cái thiện.
Chủ đề đó không chỉ được đặt ra trong truyện cổ tích Tấm Cám mà trong cả cuộc
sống hôm nay.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Cuộc đấu tranh thiện và ác trong truyện cổ tích “Tấm Cám”
- Đó là cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám: Tấm đại diện cho cái thiện, mẹ
con Cám là cái ác.
- Đó là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, phát triển từ thấp đến cao: mẹ con Cám
ngày càng có hành động độc ác, tìm mọi cách truy đuổi, giết hại Tấm nhiều lần.
Còn Tấm, từ yếu đuối thụ động trở nên mạnh mẽ, quyết liệt đấu tranh dành lại sự
sống và hạnh phúc.
- Cuối cùng, Tấm đã chiến thắng, cũng là sự chiến thắng của cái thiện, còn mẹ con
Cám bị trừng trị. Kết thúc có hậu cũng phù hợp với khát vọng và quan niệm của
nhân dân.
13


b. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống hôm nay.
- Trong thế giới tự nhiên, bên cạnh nhưng con vật hiền lành, có ích là những con
thú hung dữ; giữa khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt luôn tồn tại không ít sâu bọ, rắn
rết… Điều đó làm nên thế giới tự nhiên phong phú, sinh động.

- Trong cuộc sống cũng vậy, bên cạnh những con người hiền lành, lương thiện là
những kẻ xấu xa, độc ác.
- Trong mỗi con người, bên cạnh phần tốt đẹp cũng có không ít phần xấu xa, hèn
kém, rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ, phần người và phần con luôn
tồn tại và đấu tranh trong mỗi chúng ta.
- Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt kẻ xấu là cuộc đấu tranh gian
khổ trong mọi thời đại. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, cái xấu cái ác vẫn còn
tồn tại; thậm chí nó còn tồn tại, phát triển tinh vi , khôn khéo hơn, có khi nó ẩn
mình trú ngụ cả bên trong những cái vỏ ngoài lương thiện, tốt đẹp.
- Nhiều khi khó có thể phân biệt rạch ròi trắng đen, tốt xấu, thiện ác. Mỗi người
phải luôn biết đấu tranh cho lẽ phải, cho đạo lí để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn và
phải không ngừng tự đấu tranh với chính mình để hoàn thiện nhân cách. Muốn vậy,
đòi hỏi phải có tinh thần dũng cảm, lòng kiên trì cùng niềm tin vào sự chiến thắng
của cái tốt, cái thiện.
c. Liên hệ bản thân.
- Phải không ngừng tự hoàn thiện mình, đề phòng cảnh giác với nguy cơ tha hóa
trong chính bản thân, luôn biết tự đấu tranh để phần tốt đẹp chiến thắng phần xấu
xa, dung tục.
- Cần có cái nhìn toàn diện , phân biệt đúng tốt-xấu, thiện-ác, không quá bi quan
nhưng cũng không nên ảo tưởng rằng cuộc sống chỉ toàn là màu hồng.
- Biết dũng cảm đấu tranh loại trừ cái ác, biết đoàn kết, yêu thương, không vô cảm,
bàng quan với cuộc sống con người.
3.Kết luận:
“ Trong trường kì lịch sử đấu tranh của nhân loại, cái thiện chỉ chiến thắng cái ác
nửa vòng bánh xe” ( Các-mác)
Đừng quên
Cái Ác vỗ vai cái Thiện
Cả hai cùng cười đi về tương lai
(Trần Nhuận Minh )
Ý kiến trên hoàn toàn đúng bởi ranh giới thiện-ác vô cùng mong manh, chỉ như một

sợi tóc. Ở bất kì đâu và lúc nào , thiện và ác vẫn luôn luôn song song tồn tại. Và
cuộc đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu luôn luôn là cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu
dài. Nó đòi hỏi mỗi cá nhân và cộng đồng phải có trách nhiệm tích cực tham gia vì
sự tiến bộ của xã hội.
Đề 3: Trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão có hai câu thơ:
Công danh nam tử còn vương nợ
14


Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
Từ cái “ thẹn” của người xưa, em có suy nghĩ gì về thái độ, lí tưởng sống của
tuổi trẻ ngày nay?
I. Mục đích, yêu cầu:
- Cần xác định được vấn đề tư tưởng đạo lí đặt ra trong hai câu thơ. Từ đó mở rộng
bàn bạc đến thái độ, lí tưởng sống của tuổi trẻ ngày nay.
- Tránh sa đà vào phân tích bài thơ “Tỏ lòng.
II. Dàn ý:
1. Bàn về cái “thẹn” của người xưa trong hai câu thơ:
- Thẹn ở đây là sự xấu hổ khi thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm của kẻ làm trai.
Đó là cái thẹn của một nhân cách lớn, có lí tưởng, hoài bão phi thường.
- Phạm Ngũ Lão thẹn với Vũ Hầu- nhân vật điển hình cho mẫu người lí tưởng theo
quan niệm của nhà nho xưa. Ở ông có đầy đủ phẩm chất trí tuệ, tài thao lược trị
quốc, là một quân sư đắc lực cho Lưu Bị.
- Thẹn với một người như thế chứng tỏ ở Phạm Ngũ Lão có một thái độ sống đầy
trách nhiệm . Cái thẹn không làm hạ thấp nhân cách con người mà ngược lại đó là
nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Cái thẹn chon thấy đức khiêm nhường cùng
khát vọng muốn được cống hiến hơn nữa cho đất nước.
2. Từ cái thẹn của người xưa, nghĩ tới thái độ, lí tưởng sống của tuổi trẻ ngày nay.
- Trước hết, cần thấy rằng thời đại của Phạm Ngũ Lão với thời đại ngày nay hoàn
toàn khác nhau.

+ Phạm Ngũ Lão sống ở thời phong kiến, lí tưởng của kẻ sĩ chịu sự chi phối sâu sắc
bởi tư tưởng Nho giáo. Nếu là thời bình thì công danh sự nghiệp của kẻ làm trai là
một con đường định sẵn: Học-thi-đỗ-làm quan để làm rạng danh cho dòng họ, “thê
phong ấm tử”. Còn nếu là thời loạn thì công danh sự nghiệp được ghi nhận ở sự
nghiệp đánh giặc cứu nước, lập nhiều chiến công. Phạm Ngũ Lão sống ở thời loạn
cho nên lí tưởng của ông cũng tập trung vào sự nghiệp đánh giặc cứu nước.
+ Còn bây giờ là thời hiện đại , đất nước hòa bình, phát triển, từng ngày đổi mới
trên con đường hội nhập, có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Vì vậy,
tuổi trẻ ngày nay nhiều hoài bão, lắm ước mơ lí tưởng cao cả. Lí tưởng sống của họ
phong phú, đa dạng hơn thời của cha ông.
- Tuy hai thời đại khác nhau, thái độ và lí tưởng sống khác nhau nhưng vẫn gặp
nhau ở nhiều điểm chung: ở thái độ sống hết mình, tinh thần học tập, rèn luyện tu
dưỡng và ở khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước.
- Tuy nhiên, vấn còn một bộ phận thanh niên ngày nay chưa xác định cho mình một
thái độ sống đúng đắn, sống chưa có ước mơ, sống ỷ lại, lười nhác, ngại khó ngại
khổ, thiếu ý chí nghị lực; hoặc có lối sống buông thả, sa ngã, thiếu lành mạnh, dễ bị
cám dỗ…Những thanh niên như thế trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
3. Liên hệ:

15


- Tuổi trẻ ngày nay cần phải trang bị cho mình kiến thức và bản lĩnh sống vững
vàng, dám nghĩ dám làm, không ngừng phấn đấu để theo đuổi ước mơ, lí tưởng.
Đồng thời phải biết đấu tranh với tư tưởng cơ hội, ích kỉ cá nhân, cầu an hưởng
lạc…tất cả nhằm mục đích rèn luyện, tu dưỡng bản thân, xây dựng sự nghiệp cho
riêng mình và cống hiến, bảo vệ đất nước.
- Bản thân…
* Một số đề tham khảo:
Đề 4: Từ truyện cười “ Tam đại con gà”, bàn về thói sĩ diện hão trong cuộc sống

hôm nay
Đề 5: Từ hình ảnh đồng tiền trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du, bàn về
đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
Đề 6: Bài học nhân sinh rút ra được sau khi học xong bài thơ “Nhàn” của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua thực tiễn áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy: Học sinh đã
biêt cách rút ra vấn đề tư tưởng, đạo lí trong nhiều bài học của giờ đọc hiểu văn
bản. Từ một số đề minh họa trên, sau khi áp dụng hướng dẫn cho học sinh, tôi nhận
thấy có nhiều hiệu quả: Học sinh được khắc sâu thêm kiến thức của bài đọc văn đã
học, học sinh rút ra được bài học tư tưởng đạo lí cho bản thân, đồng thời rèn luyện
được kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội. Học sinh có tiến
bộ rõ rệt trong việc nhận thức bài học đạo đức, lối sống qua giờ học và nhiều em đã
biết áp dụng vào thực tiễn đời sống.Như vậy, việc dùng các hình thức giảng dạy
phù hợp sẽ đạt hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục đạo đức thông qua giờ dạy văn.
PHẦN BA: KẾT LUẬN
Để thực hiện mục tiêu của luật giáo dục phổ thông “Giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành
nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc” đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong
việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Đáp ứng nhu cầu đổi mới ấy, việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học
sinh trong giờ học môn Ngữ Văn là một trong những phương pháp tích cực, góp
phần giáo dục toàn diện học sinh, học đi đôi với hành. Một giờ học văn thành công
là không chỉ truyền thụ kiến thức , cái hay cái đẹp của văn chương mà còn phải
giúp học sinh biết liên hệ, vận dụng và tự đánh giá bản thân khi soi chiếu vào tác
phẩm. Với tinh thần ấy, tôi đã vận dụng hình thức kết hợp giáo dục tư tưởng đạo
16



đức cho học sinh thông qua giờ đọc hiểu văn bản và qua những thiết tập làm
văn.Tôi mong rằng bài viết sẽ giúp ích tốt hơn cho giáo viên trong quá trình truyền
đạt kiến thức cho học sinh và góp phần để học sinh hoàn thiện nhân cách.
I. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực hiện đề tài, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình giáo dục
tư tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ học văn như sau:
1. Đối với giáo viên:
- Trước hết, để có thể giáo dục đạo đức cho học sinh thì bản thân mỗi giáo viên
(đặc biệt là giáo viên dạy văn ) phải là những tấm gương sáng về đạo đức để học
sinh noi theo.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy đúng đặc trưng bộ môn, sử dụng các phương
tiện dạy học triệt để.
- Phải tâm huyết với nghề, yêu học sinh, không ngừng tìm tòi, trăn trở để nâng cao
trình độ chuyên môn, tìm phương pháp truyền thụ hiệu quả để học sinh thêm yêu
môn học, có hứng thú học tập hơn.
2. Đối với học sinh:
Phải rèn luyện cho mình thói quen đoc sách , thích đọc sách. Nhận thức được vai
trò và tầm quan trọng của môn văn trong việc hình thành nhân cách, đạo đức lối
sống của bản thân, xác định được học văn trước hết là học để làm người theo đúng
nghĩa.
II. Kiến nghị:
Có nhiều hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường ,
nhưng vấn đề là làm thế nào để các hình thức ấy được diễn ra đáp ứng được nhu
cầu của học sinh và mong muốn của giáo viên. Từ những kinh nghiệm của cá nhân,
tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến đề xuất để việc giáo dục đạo đức trong nhà
trường đạt hiệu quả và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cả học sinh và giáo
viên.
1. Đối với nhà trường:
Cần quan tâm hơn nữa đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức vào các môn

học trong nhà trường ( đặc biệt là môn văn) để có thể đạt được hiệu quả mục tiêu
giáo dục toàn diện.
2. Đối với ngành giáo dục:
- Cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Có những giải pháp tích cực cho bộ môn ngữ văn ở các trường phổ thông. Ví dụ
như giảm tải các tiết học thiếu thiết thực và dành thời gian nhiều hơn cho các bài
học có ý nghĩa và tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức thực sự thiết thực đối với học
sinh; chọn đưa vào chương trình những tác phẩm hay để thu hút sự chú ý, say mê
của học sinh.
II. Lời kết:

17


Trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu mang tính chất cá nhân, do điều kiện và
thời gian nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Trong khi đó,
vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh trong giờ Ngữ văn là cả một quá
trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài của giáo viên. Rất mong nhận được sự ủng hộ,
góp ý của đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn và có thể được áp dụng
rộng rãi, có hiệu quả trong giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT, góp phần
đào tạo cho đất nước những thế hệ tương lai không chỉ có tài mà còn có đức.
Trân trọng cảm ơn!
Hậu Lộc, ngày 10/5/2017
Người viết

Phạm Thị Tuyết

18




×