Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 trong kì thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.59 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT PHỔ THÔNG HẬU LỘC 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ
LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 12 TRONG KỲ
THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện: TRẦN THỊ LAN
Chức vụ:
Tổ trưởng chuyên môn
SKKN môn:
Ngữ văn

THANH HOÁ, NĂM 2017


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU……………………………………………………...………01
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……...………………………….....……....01
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .........................................................01
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………… 01
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………...01
II. NỘI DUNG ……………………………………...………………….02
2.1. CỞ SỞ LÍ LUẬN……………………………………………..……02
2.2 THỰC TRẠNG.................................................................................02
2.3. GIẢI PHÁP………………………………………………….……..03
2.3.1. PHẦN LÍ THUYẾT ………………………………………….…03
2.3.2.VỀ ĐOẠN VĂN..............................................................................03
2.3.3. CÁC BƯỚC VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI……..03


2.3.4. DUNG LƯỢNG CHO TỪNG PHẦN CỦA ĐOẠN VĂN
200 CHỮ THEO YÊU CẦU ĐỀ THI……………………………...….04
2.3.5. BÀI TẬP THỰC HÀNH……………………………..……..…...04
2.3.5.1. THỰC HÀNH TRÊN LỚP……………………..…...………...04
2.3.5.2. BÀI TẬP VỀ NHÀ....................................................................09
2.4. HIỆU QUẢ………………………………………….……………...11
…….
III. KẾT
LUẬN: ………………………………………………….……12

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.
I.Lý do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu:
III. Đối tượng nghiên cứu:
VI.Phương pháp nghiên cứu:
B. NỘI DU



I. MỞ ĐẦU.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn Ngữ văn là môn Khoa học xã hội chiếm vị trí quan trọng trong nhà
trường ở mọi cấp họ. Môn học được chia làm nhiều phân môn như Tiếng Việt,
Đọc văn, Làm văn và tùy từng cấp học mà sắp xếp chương trình từ dễ đến khó.
Với mỗi người Việt được sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều không thể phủ
nhận môn Ngữ văn là một chiếc chìa khóa vạn năng để giúp ta đi đến thành
công. Bởi ta đọc được tiếng Việt , viết được tiếng Việt , tạo lập được các văn
bản trong giao tiếp bằng tiếng Việt là nhờ vào bộ môn Ngữ văn. Ngay cả tâm
hồn ta trong sáng, thánh thiện, nhân ái cũng có sự góp phần không nhỏ của

chức năng văn học ở môn Ngữ văn.
Môn Ngữ văn còn có mặt trong tất cả các kì thi quan trọng của đời học
sinh mà kì thi quan trọng nhất là kì thi THPT Quốc gia. Năm học 2016 -2017,
môn Ngữ văn là môn duy nhất thi tự luận. Tuy không có biến đổi nhiều như
môn Toán ( chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm), nhưng Bộ giáo dục và đào
tạo đã có những đổi mới về cấu trúc và nội dung của đề thi môn Ngữ văn, đặc
biệt ở phần Nghị luận xã hội ( câu 1 phần Làm văn). Theo đề thi truyền thống
THPT Quốc gia , từ nhiều năm nay môn văn chiếm thời lượng là 180 phút và
phần nghị luận xã hội là một bài văn hoàn chỉnh. Nhưng năm 2017, thời lượng
cho đề thi rút xuống còn 120 phút và cấu trúc đề , yêu cầu của đề ra cũng từ đó
mà thay đổi theo. Thay đổi nhiều nhất là phần Nghị luận xã hội, từ một bài văn
rút xuống còn một đoạn văn 200 chữ. Đây là điểm mới đối học sinh, vì thế
trong khi làm bài các em tỏ ra khá lúng túng. Làm như thế nào để đoạn văn viết
đúng yêu cầu về hình thức, đảm bảo về nội dung và đạt điểm cao quả là không
dễ với học sinh. Trước thực tiễn đó, những giáo viên như chúng tôi rất trăn trở
để rồi lại bám sát đề thi minh họa của Bộ soạn giảng cách làm bài Nghị luận xã
hội theo tinh thần đổi mới cho học sinh lớp 12.
Trong phạm vi bài viết này, tôi cũng xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân
đã rèn kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội cho HS lớp 12 trong kì thi THPT
Quốc gia năm học 2016 – 2017.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Với đề tài này, bản thân nhưng người giáo viên dạy văn như tôi muốn học
sinh khối 12 nắm chắc kĩ năng về đoạn văn, cách triển khai đoạn văn nghị luận
xã hội dài khoảng 200 trăm chữ, trọng tâm vấn đề cần triển khai của đoạn văn
nghị luận xã hội .
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Thực tế, không có tài liệu chính thống nào cho cách viết đoạn văn nghị luận
xã hội này. Giáo viên phải bám vào đề thi minh họa của Bộ giáo dục cùng với
kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân để đưa ra phương pháp,
cách thức hướng dẫn học sinh làm bài. Vì vậy phần đối tượng nghiên cứu này

sẽ có cả lí thuyết chung và hệ thống bài tập rèn kĩ năng cho học sinh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phần 1: Giúp HS năm lí thuyết


- Phần 2: Rèn kĩ năng qua hệ thống bài tập thực hành.
II. NỘI DUNG .
2.1. CỞ SỞ LÍ LUẬN.
Phần làm văn nghị luận xã hội được đưa vào nhà trường trong lần thay
sách gần đây nhât. Tuy vậy đây lại là phần kiến thức rất thú vị với người học.
Bởi nó giáo dục kĩ năng sống rất ý nghĩa và hiệu quả cho học sinh. Khi phải
làm phần này, học sinh buộc phải huy động vốn kiến thức thực tiễn cùng với
trải nghiệm của bản thân để làm bài. Qua đó giúp các em nhận thức được
những điều hay, lẽ phải của cuộc sống, tránh những thói hư tật xấu để có cách
ứng xử và hành động đúng đắn ngay trong chính cuộc sống của bản thân.
Mặc dù theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia mới nhất của Bộ giáo dục, từ
một bài văn Nghị luận xã hội rút xuống còn một đoạn văn Nghị luận xã hội 200
chữ nhưng về chức năng giáo dục của nó vẫn không thay đổi. Hơn thế trên
bước đường đời của các em trong tương lai sẽ có rất nhiều bài luận bàn về
nhiều vấn đề trong công việc, trong xã hội, và bài nghị luận văn học hôm nay
sẽ là cơ sở vững chắc để các em biết cách thức triển khai .
2.2. THỰC TRẠNG.
Thực tế Bộ giáo dục đổi mới yêu cầu đề ra,nhưng sách giáo khoa vẫn là
những bài dạy cũ. Điển hình trong SGK lớp 12 là hai bài : Nghị luận về một tư
tưởng đạo lí; Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Vậy nên không có một cơ
sở lí thuyết khoa học nào hướng dẫn cụ thể về kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
xã hội 200 chữ. Đó là một khó khăn và bất cập lớn đối với giáo viên dạy văn
ôn thi cho HS thi THPT môn văn.
Hơn nữa từ lớp 8 đến thời điểm đổi mới cấu trúc đề thi THPT Quốc gia
2017, học sinh đang quen viết bài văn NLXH không giới hạn về thời lượng câu

chữ, nay rút xuống như vậy rất nhiều học sinh không thích ứng kịp thời. Các
em hoang mang không biết mình sẽ viết những gì, viết như thế nào cho đủ ý
mà vẫn đảm bảo số câu chữ và đảm bảo thời gian cho toàn bài thi. Có em theo
thói quen và ham kiến thức viết thật dài. Vì tâm lí bỏ cái gì cũng tiếc. Dẫn đến
mất thời gian cho câu khác mà số điểm vẫn không tăng lên.
Có em, do tâm lí thi cử nên cứ làm theo thói quen, vẫn viết thành bài văn
ngắn, có cấu trúc 3 phần rất mạch lạc. Đến lúc giáo viên chấm, sửa bài mới biết
mình sai về hình thức, nhưng lần sau lại tiếp diễn.
Một khó khăn nữa để người dạy như tôi chọn đề tài này. Đó là câu Nghị luận
xã hội không còn là câu có kiến thức độc lập mà liên quan rất lôgic đến phần
Đọc hiểu. Nhiều khi các em đọc mà không hiểu nội dung của ngữ liệu, hoặc
không xác định được vấn đề trọng tâm ngữ liệu đưa ra hoặc hiểu sai vấn đề là
dẫn đến thất bại ở phần làm văn nghị luận xã hội. Như vậy học sinh dễ dàng
mất điểm ở câu này.
Một bất cập nữa là trong phân phối chương trình, các tiết của bài dạy trong
sách giáo khoa đã kín. Sở giaó dục Thanh Hóa có cho nhà trường tự chủ về
thời gian và bài dạy . Nhưng những giáo viên như chúng tôi không dám thực
hiện vì nhỡ bài mình giảm tải lại rơi vào trong chương trình thi THPT Quốc gia


, lúc ấy lại thiệt thòi cho học sinh. Nhưng rồi vì tương lai của học sinh, vì trách
nhiệm nghề nghiệp chúng tôi cũng đã làm mọi cách để cung cấp đến các em kĩ
năng cơ bản để các em đạt hiệu quả cao trong kì thi THPT Quốc gia.
2.3. GIẢI PHÁP
2.3.1. LÍ THUYẾT .
2.3.2. VỀ ĐOẠN VĂN. [ 1]
- Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Đặc điểm:
+ Về hình thức: Bắt đầu bằng cách viết hoa lùi đầu dòng. Kết thúc bằng cách
chấm xuống dòng

+Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
2.3.3 CÁC BƯỚC VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
* Bước 1. Đọc kỹ đề.
+ Theo như đề thi mẫu – phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc
hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 từ (cũng có khi là không). Nếu đề Nghị
luận xã hội mà nằm trong đọc hiểu thì trước hết học sinh phải đọc kỹ bài đọc
hiểu, nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem đề nghị luận 200 từ họ yêu cầu
mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về Tư
tưởng đạo lý hay Hiện tượng đời sống.
+ Ví dụ: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách
thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung
quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không
phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm
chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các
địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện
những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa
mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của
chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh
nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp
nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc
đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi
tất cả mọi người đều như thế.” [ 2]
+ Câu nghị luận xã hội cho là: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc
hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không
phải để thế giới nhận ra các em.”
+ Như vậy câu trên là một câu trong bài đọc hiểu. Vậy phải đọc kỹ bài Đọc
hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể mà ở đó tác giả đã dạy
chúng ta về cách cảm nhận thế giới và thái độ ứng xử văn hóa trước thế giới,
trước cuộc đời.

* Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn


+ Câu mở đoạn có thể dùng 1-3 câu để mở đoạn (giống như phần mở bài vậy).
Phần này phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu
cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn đề gì?
+ Nên viết theo hướng: nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào (hoặc không
dẫn nguyên câu thì trích vào cụm từ khóa). Ví dụ theo đề trên ta có thể viết như
sau: Thành công luôn là khao khát của mỗi con người trên hành trình chinh
phục những ước mơ và khát vọng – nhưng khi lên đến đỉnh của thành công,
điều quan trọng nhất vẫn là để “ngắm nhìn thế giới” chứ không phải là để cho
ai đó nhận ra mình.
* Bước 3. Xây dựng thân đoạn
- Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)
- Bàn luận:
+ Đặt ra các câu hỏi - vì sao - tại sao - sau đó bình luận, chứng minh từng ý
lớn, ý nhỏ.
+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác .
+ Đưa ra phản đề - mở rộng vấn đề - đồng tình, không đồng tình.
* Bước 4 - viết kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động.
2.3.4. DUNG LƯỢNG CHO TỪNG PHẦN CỦA ĐOẠN VĂN 200 CHỮ
THEO YÊU CẦU ĐỀ THI.
- Các câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (khoảng 2 - 4 dòng).
- Các câu phát triển đoạn: Giải quyết vấn đề (12 - 16 dòng).
- Câu kết đoạn: Kết thúc vấn đề - rút ra bài học (2 - 4 dòng)
2.3.5. BÀI TẬP THỰC HÀNH.
2.3.5.1. THỰC HÀNH TRÊN LỚP.
GV sẽ làm đề ( hoặc sưu tầm ) theo tinh thần của đề thi THPT Quốc gia,
photo phát cho học sinh và hướng dẫn học sinh thực hành sau khi đã nắm vững
về lí thuyết. GV sẽ hướng dẫn HS thực hành 3 đề bám sát theo đề thi minh họa

3 lần của Bộ giáo dục.
* Bài tập 1:ĐỀ 1: ( Bám theo tinh thần đề thi minh họa Quốc gia lần 1 của
Bộ giáo dục).
- Ngữ liệu:
“Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng
rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn
thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản
thân nhảy lên thuyền cứu hộ.Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét
lên với người đàn ông một câu...
Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: "Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ
hét lên câu gì?"Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: "Em hận anh, em đã nhìn
nhầm người rồi."
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền
hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: "Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm
sóc tốt con của chúng ta anh nhé!"
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: "Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?"


Học sinh lắc đầu: "Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với
bố em như vậy."
Thầy giáo xúc động: "Trả lời rất đúng."
Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái
trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp
xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên
chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người
chồng đã giành lấy cơ hội sống duy nhất về mình. Trong nhật ký viết rằng:
"Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh
không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ
dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi."
Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu

được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối
bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.”
[ 3]
- Câu hỏi cho phần nghị luận xã hội : Hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở
phần Đọc hiểu : “Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng
phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Xác định vấn đề cần nghị luận: câu trên là một câu trong bài đọc hiểu.
Vậy phải đọc kỹ bài Đọc hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể
mà ở đó tác giả đã dạy chúng ta: Muốn đánh giá một ai đó tốt hay xấu, thiện
hay ác cần có suy nghĩ, nhìn nhận thấu đáo với sự suy xét kĩ càng.
+ Về kĩ năng:
- HS biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn
chỉnh theo dung lượng đề ra (200 chữ)
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận trong văn nghị luận ( giải thích, bình luận,
chứng minh)
+ Về kiến thức:
1. Mở đoạn: Cuộc sống muôn màu với những mảng tối, sáng đối lập
nhau. Nhiều khi ta nhận ra vẻ bề ngoài mà không thể nhận ra sự thật ẩn đẳng
sau những những mảng màu ấy. Bởi tất cả có thể được che đậy bởi chiếc mặt
nạ hoàn hảo. Vì phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác”.
2. Thân đoạn :
a.Giải thích:
+ Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt:
Cái tốt đẹp và cái xấu xa, độc ác có lúc lẫn lộn làm cho con người ta bối rối
không phân biệt được.
+ đừng nên dễ dàng nhận định người khác: Đừng nên đánh giá người
khác một cách đơn giản, dẽ dãi, vội vàng



=> Câu nói mang đến cho người đọc một thông điệp sống: Muốn đánh giá
một ai đó tốt hay xấu, thiện hay ác cần có suy nghĩ, nhìn nhận thấu đáo với sự
suy xét kĩ càng .
b. Bàn luận:
* Vì sao Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng
phân biệt?
- Cái thiện và cái ác nhiều khi nó chỉ là bề nổi, là mặt nạ bên ngoài mà
chúng ta rất dễ nhận ra. Nó thể hiện qua một cử chỉ, một hành động nhất thời
trong một hoàn cảnh nào đó. Khi ấy, ta chứng kiến nó ta thường đánh giá luôn
bản chất của người đó là tốt hoặc xấu, thiện hoặc ác.
- Đằng sau mỗi cử chỉ, hành động, việc làm đó là gì, nguyên do từ đâu nó
thường làm ta bối rối, ta khó lòng phân biệt. Có thể đằng sau một hành động
đẹp là cả một âm mưu độc ác với những toan tính vụ lợi. Có thể đằng sau một
việc làm xấu lại là một nỗi khổ tâm vì bị hoàn cảnh xui khiến.
* Tại sao đừng nên dễ dàng nhận định người khác? Vì:
- Nếu vội vàng, hấp tấp khi đánh giá người khác qua một cử chỉ, hành
động sẽ khó phân biệt được đâu là tốt đâu là xấu“ vàng thau lẫn lộn”.
- Đánh giá đúng về người khác cần hiểu được hoàn cảnh, lý do, nguyên
nhân sâu xa dẫn đến hành động ấy.
- Muốn đánh giá đúng về bản chất của cái thiện và cái ác cần phải có: kinh
nghiệm sống, cần phân tích vấn đề thấu đáo hành vi của người khác, cần một
cái nhìn nhận đa chiều, đa diện, cần đi sâu vào bản chất vấn đề hơn là hiện
tượng bên ngoài.
3. Kết đoạn: Bài học : Câu nói định hướng cho chúng ta cách nhìn nhận
đúng đắn về con người và cuộc sống.
* Bài tập 2: Bám theo tinh thần đề thi minh họa Quốc gia lần 2 của
Bộ giáo dục).
- Ngữ liệu:
GỬI CON

…..
“ Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai
đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
…..
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may


Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng
cho đời. Dù chẳng được trả công.
…..
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.” [ 4]
- Câu hỏi cho phần viết đoạn văn nghị luận xà hội: Hãy viết 01 đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của 2 câu
thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Xác định vấn đề cần nghị luận: câu trên là một câu trong bài đọc hiểu.
Vậy phải đọc kỹ bài Đọc hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể
mà ở đó tác giả đã dạy chúng ta: Biết trân trọng những con người sống tình
nghĩa và không nên im lặng, vô tình trước cái ác, cái xấu.
+ Về kĩ năng:
- HS biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn
chỉnh theo dung lượng đề ra ( 200 chữ)
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận trong văn nghị luận ( giải thích, bình
luận, chứng minh)
- Về kiến thức:
1. Mở đoạn:
Bạn quan niệm như thế nào là sống đẹp, sống ý nghĩa? Với tôi, đây cũng
là một cách lựa chọn:
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
( Trích Gửi con- Bùi Nguyễn Trường Kiên)
2. Thân đoạn:
a. Giải thích:
- Hân hoan: vui mừng, phấn khởi; nhân nghĩa : người có lòng tốt với sự
nhân hậu, bao dung.
- Lạnh lùng: vô tình, thờ ơ, bỏ qua; bất nhân: người làm điều xấu, điều ác,
trái đạo lí.
=> Hai câu thơ trên có ý nghĩa: Ở đời , chúng ta cần biết sống có cái tình,
đồng thời: ngợi ca, trân trọng, đề cao lối sống nhân nghĩa và không nên sống
một cách vô tình trước cái xấu và cái ác.
b. Bình luận:
- Trong cuộc sống, chúng ta phải biết nhận thức được đâu là tốt, đâu là
xấu; đâu là thiện, đâu là ác. Khi ta nhận thức được, ta phải bày tỏ thái độ của
mình một cách nghiêm túc để thể hiện mình sống có trách nhiệm với cuộc đời.



- Khi ta biết vui mừng phấn khởi trước điều nhân nghĩa là ta đang nhân
rộng niềm vui , hạnh phúc, vẻ đẹp cho cuộc đời. Khi ta không thờ ơ, bỏ qua
điều xấu và tội ác là ta đang loại trừ những gì còn tồn tại tiêu cực , xấu xa, đen
tối để đời sống con người bình yên, tươi vui hơn.
- Phê phán một bộ phận người sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu tinh thần
trách nhiệm với cuộc sống.
3. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động. Cần có thái độ sống đúng
đắn, tích cực để góp phần làm đẹp cho cuộc đời.
* Bài tập 3: Bám theo tinh thần đề thi minh họa Quốc gia lần 3 của
Bộ giáo dục).
- Ngữ liệu:
… Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai
của mình. Họ quen hoặc thích được người khác sắp xếp hơn, từ những việc
nhỏ như thi vào trường đại học nào, học chuyên ngành gì, đến những chuyện
lớn như đi đến nơi nào để phát triển sự nghiệp, lựa chọn ngành nghề nào, làm
công việc gì.Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc
sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời
chúng ta. Không phải họ không muốn mà là không thể chịu trách nhiệm, kể cả
bố mẹ chúng ta.
…Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh
được việc phải đóng vai hành khách.Kinh nghiệm của những người thành đạt
cho chúng ta thấy, bất kì một cuộc sống lí tưởng, hạnh phúc, thành đạt nào, về
cơ bản cũng đều được quyết định bởi những lựa chọn và hành động của chính
bản thân họ. [ 5]
- Câu hỏi cho phần viết đoạn văn nghị luận xà hội: Hãy viết 01 đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn
trích ở phần Đọc hiểu:“Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác,
chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách”.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Xác định vấn đề cần nghị luận: câu trên là một câu trong bài đọc hiểu.
Vậy phải đọc kỹ bài Đọc hiểu để hiểu được câu trên nằm trong một chỉnh thể
mà ở đó tác giả đã dạy chúng ta: “Nếu để người khác điều khiển, sắp xếp,
quyết định thay, chúng ta sẽ rơi vào sự bị động trên con đường đi đến tương
lai, xây dựng hạnh phúc cho chính bản thân mình.”
+ Về kĩ năng:
- HS biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn
chỉnh theo dung lượng đề ra ( 200 chữ).
-Vận dụng tốt các thao tác lập luận trong văn nghị luận ( giải thích, bình
luận, chứng minh)
+ Về kiến thức:
1. Mở đoạn: Muốn có một tương lai ổn định, tốt đẹp, thành côngg , ta
không thể ủy thác sự lựa chọn cuộc đời mình cho người khác. Vì thế , có một


ý kiến rất thấm thía :“Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác,
chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành khách”.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích:
- Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác: Để người khác điều
khiển cuộc đời của mình.
- Đóng vai hành khách: rơi vào sự bị động.
=> Câu nói khẳng định: Nếu để người khác điều khiển, sắp xếp, quyết định
thay, chúng ta sẽ rơi vào sự bị động trên con đường đi đến tương lai, xây dựng
hạnh phúc cho chính bản thân mình.
b. Bình luận:
- Vì sao không nên giao cuộc đời mình cho người khác quyết định?
+ Chúng ta sẽ ỷ lại, trông chờ, phó mặc cuộc đời mình vào sự sắp đặt của
người khác; đánh mất đi sự chủ động trong việc lựa chọn và quyết định tương

lai của chính mình.
+ Chúng ta sẽ phải sống cuộc đời của người khác, đánh mất quyền được
sống với đúng khả năng, khát vọng, đam mê của chính mình.
- Chúng ta phải làm gì với cuộc đời của chính mình?
+ Chủ động , tự quyết và lựa chọn con đường riêng cho bản thân.
+ Dám làm, dám chịu trách nhiệm về bản thân.
- Tuy nhiên cũng cần lắng nghe, tham khảo một cách có chọn lọc ý kiến từ
người khác để có được những quyết định đúng đắn, sáng suốt trong cuộc sống.
3. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động:
- Không để hoàn cảnh làm chủ bản thân hay người khác lựa chọn và định
đoạt cuộc đời mình, chấp nhận sự sắp xếp một cách vô điều kiện. Cần học cách
tự quyết định và chịu trách nhiệm về những lựa chọn của bản thân mình.
2.3.5.2. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Giáo viên sẽ photo giao bài về nhà cho học
sinh thực hành, sau đó thu bài chấm, chỉnh sửa và trả bài rút kinh nghiệm.
* Bài tập 1.
- Ngữ liệu:
“Sự thông cảm cùng một lúc là phương tiện và mục đích của sự trao đổi
giữa con người vời nhau. Thế mà giáo dục nhằm mục đích làm cho con người
cảm thông nhau lại hoàn toàn vắng bóng trong các giáo trình của chúng ta.
Hành tinh này cần những thông cảm lẫn nhau từ mọi phía. Bởi tầm quan trọng
của nó, cần có một đổi mới về tâm thức ở mọi cách giáo dục và ở mọi giới tuổi
nhằm phát triển sự thông cảm. Đó phải là công việc của nền giáo dục trong
tương lai.
Sự thông cảm lẫm nhau giữa những con người, gần gũi như xa, từ nay
phải trở thành cốt tử thì các liên hệ loài người mới có thể thoát ra khỏi tình
bạn man dã của sự bất thông cảm.
Từ đó nảy ra một nhu cầu tìm hiểu về sự bất thông cảm, đến tận gốc rễ, phương
thức và tác dụng của nó. một nghiên cứu như vậy càng trở nên cần thiết khi nó



liên quan đến, không phải cách biểu hiện mà là những gốc rễ của kỳ thị chủng
tộc, của bài hoại, của khinh miệt. Cùng lúc, nó sẽ tạo ra một trong những cơ sở
chắc chắn nhất của nền giáo dục phụng sự hòa bình” [ 6]
- Câu hỏi cho phần đọc hiểu: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc
hiểu: Hành tinh này cần những thông cảm lẫn nhau từ mọi phía.
* Bài tập 2:
- Ngữ liệu:
“Hòn đá có thể cho lửa, càn cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới
biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể
tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì
thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh
để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi
lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là
rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt”
tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết,
“cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước,
làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí,
“nấu” sử sôi kinh ? Em... sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu
cành, thân cỏ.... Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách –
Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao
thành mùa xuân?” [ 7]
- Câu hỏi cho viết đoạn văn nghị luận xã hội: Hãy viết 01 đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở đoạn
trích trong phần Đọc – hiểu: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”
* Bài tập 3:
- Ngữ liệu:
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở thành
con bướm bíêt bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm phải tự

vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày để thành cây cứng cáp.
Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi bò quẩn quanh cái kén
mà không bao giờ thành lòai bướm biết bay. Hạt giống nằm trên mặt đất dễ
dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.
Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể chọn cho
mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí
qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là
điều tuyệt vọng đối với ngừơi này nhưng có thể là may mắn với người khác tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương
thân trách phận mà gục ngã.
Đời thay đổi chỉ khi chúng ta thay đổi cách nhìn về cuộc đời. [ 8]


- Câu hỏi cho viết đoạn văn nghị luận xã hội: Hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn
trích ở phần Đọc hiểu : “Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra,
nhưng có thể chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu
đựng và bản lĩnh ý chí ua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại.”
* Bài tập 4:
- Ngữ liệu:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!… [ 9]

- Câu hỏi cho viết đoạn văn nghị luận xã hội:Bằng một đoạn văn 200
chữ, anh/ chị hãy nêu suy nghĩ của bản thân về bài học được gợi ra từ hai câu
thơ ở phần Đọc hiểu:
“ Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu”
.
2.4. HIỆU QUẢ:
- Bản thân đã đưa cách làm trên vào áp dụng trong giảng dạy cho HS khối 12
ôn thi THPT Quốc gia. Sau đó tôi cho học sinh thực hành làm đề trên lớp với
sự giám sát chặt chẽ, chấm bài nghiêm túc và kết quả điểm của câu nghị luận
xã hội rất khả quan. Điểm lần sau luôn cao hơn lần trước. Qua phổ điểm và %
thống kê từng phổ điểm đã cho thấy rõ điều đó.
Số
Phổ điểm bài số 1
HS
Tổn 1,5 1.0- 0,5- 0.0g 95 - 20 1,25 0,75 0,25
HS điểm điểm điểm Điể
m
0.0 13
72
10
% 0.0 13,5 76
10,5

Phổ điểm bài số 2

Phổ điểm bài số 3

1,5 1.0- 0,5- 0.0- 1,5 -20 1,25 0,75 0,25 20
điểm điểm Điểm Điểm điể

m
04
25
61
05
08
4.0 26
65
5
8,5

1.0- 0,5- 0.01,25 0,75 0,25
điể Điểm điểm
m
40
47
0.0
52
49,5 0.0

- Từ hiệu quả trong quá trình giảng dạy của bản thân, sáng kiến của tôi cũng
đã được các đồng nghiệp trong tổ chia sẻ và áp dụng có hiệu quả không chỉ cho
học sinh lớp 12 mà còn cả học sinh khối 10, 11 .


III. KẾT LUẬN:
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi sau quá trình rèn kĩ năng
viết đoạn văn nghị luận với dung lượng khoảng 200 chữ cho học sinh lớp 12
sẽ dự kì thi THPT năm học 2016 – 2017.Tôi hi vọng nó cũng là một đề tài bổ
ích để góp phần nào vào công tác bồi ôn thi cho những giáo viên dạy môn

Ngữ văn ở nhà trường THPT.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi.
Xác nhận của nhà trường

Người thực hiện
Trần Thị Lan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1] Bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản- SGK lớp 8 – tập 1- NXB Giáo
dục.
[ 2] (Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley
của thầy Hiệu trưởng David McCullough)
[ 3] (Quà tặng cuộc sống - Theo guồn internet) [ 4] (Bùi Nguyễn Trường
Kiên)
[ 5] (Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng
Đức)
[ 6] (Edgar morin, Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, NXB Tri
thức
[ 7] (Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Lê Công Huy)
[ 8] ( Quà tặng cuộc sống - Theo nguồn Internet)
[ 9] ( Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

DANH MỤC


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
GD&ĐT TỈNH THANH HÓA XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: TRẦN THỊ LAN
Chức vụ và đơn vị công tác: TT chuyên môn-Trường THPT Hậu Lộc 3


TT

Tên đề tài SKKN

1

Vận dụng kiến thức các biện pháp
tu từ từ vựng để nâng cao hiệu quả
trong giảng dạy thơ ca của chương
trình Ngữ văn lớp 10 THPT.

2

Sử dụng phương pháp hệ thống
kiến thức cơ bản của phần làm
văn, đọc văn và lí luận văn học
trong chương trình ngữ văn THPT
để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng
học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 môn
Ngữ văn ban cơ bản.

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả đánh
Năm học
giá xếp loại

đánh giá xếp
(A, B, hoặc
loại
C)

Cấp Sở

C

2004-2005

Cấp Sở

C

2012-2013

----------------------------------------------------



×