MỤC LỤC
TRANG
I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................3
II. NỘI DUNG............................................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........................................4
2.2.1. Thuận lợi:..................................................................................................................4
2.2.2. Khó khăn:..................................................................................................................5
2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn lớp 12 tại trường THPT Bá Thước 3.....5
2.3.1. Vận dụng bản đồ tư duy trong hoạt động giới thiệu khái quát nội dung bài học......5
2.3.2. Vận dụng bản đồ tư duy trong hoạt động dạy học các nội dung trọng tâm của bài
học.......................................................................................................................................7
2.3.3. Vận dụng bản đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học.......................................8
2.3.4. Vận dụng bản đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia..............................................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................................13
III. KẾT LUẬN.........................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................15
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chỉ thị 40-CT/TW 15-6-2004 của Ban Bí thư TW Đảng nêu rõ: “Sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đẩy mạnh việc đổi
mới nội dung chương trình, phương pháp GD theo hướng hiện đại và phù hợp
với thực tiễn Việt Nam, tiếp tục điều chỉnh và giản hợp nội dung, phù hợp với
tâm lí HS, đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp GD nhằm khắc
1
phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít nghiên cứu, tự giác giải quyết
vấn đề, phát triển năng lực thực hành, thói quen tự học tự sáng tạo cho HS …”
Gần đây nhất Bộ GD&ĐT cũng đã trình Ban Bí thư TW chiến lược phát
triển của ngành GD từ 2013 – 2020, đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD và
ĐT, nâng cao chất nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.”
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc dạy và học môn Ngữ văn vẫn còn
nhiều bất cập, chưa đạt được kết quả cao. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu
dạy học bằng phương pháp truyền thống, chưa phát huy được tính tích cực và
hứng thú cho học sinh. Vẫn còn tình trạng học sinh chán học, thờ ơ với môn
Ngữ văn cùng với kết quả các kì thi bộ môn này trong những năm gần đây
khiến chúng ta không thể không lo lắng.
Để đáp ứng yêu cầu trên và nhằm cải thiện thực trạng dạy học môn Ngữ
văn, mỗi giáo viên cần thực hiện đổi mới nhiều mặt, nhất là phương pháp dạy
học. Trước những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại,
hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động của người học, bản thân tôi, trong quá
trình công tác của mình, luôn tìm tòi và áp dụng một số phương pháp dạy học
mới để có thể tận dụng tối đa tính ưu việt của công nghệ thông tin cùng các phần
mềm bổ trợ. Do vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn đề xuất việc
áp dụng bản đồ tư duy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy Ngữ
văn 12 tại trường THPT Bá Thước 3
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đối với bộ môn Ngữ văn, từ trước đến nay, việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học có những hạn chế như: ít các phần mềm chuyên dụng cho
môn học, khó đưa các hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ trong giáo án, kể cả việc trình
chiếu… Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin cho môn Ngữ văn vẫn khó
có được những hiệu quả rõ ràng như các môn khoa học tự nhiên cũng như một
số môn thuộc khoa học xã hội khác.
Với việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cùng với việc sử dụng phần
mềm vẽ bản đồ tư duy, tôi cho rằng, sẽ giúp tạo hứng thú trong giờ học, học sinh
chủ động hơn trong chuẩn bị bài và học bài cũ, việc ôn tập và nắm bắt kiến thức
chắc chắn và có hệ thống... Do vậy, tôi chọn đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Bá Thước 3”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, người viết chỉ trình bày việc phương
pháp sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Bá Thước 3.
Đồng thời, trong quá trình trình bày sáng kiến kinh nghiệm, tôi cũng có so sánh
và liên hệ với các phương pháp dạy học khác nhằm làm nổi bật tính ưu việt của
phương pháp này đối với môn khoa học Ngữ văn.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương
pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu tài
liệu; Phương pháp thống kê; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp
đàm thoại…
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
“Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một
phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là
cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một
dạng của lược đồ phân nhánh” [1]. “Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử
dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng” [2]
Bản đồ tư duy giúp phát huy tối đa khả năng của bộ não con người trong
việc ghi nhớ các hình ảnh, chi tiết, để liên hệ các nội dung của một vấn đề nào
đó theo một hệ thống rành mạch. Các nội dung của vấn đề được liên kết với
nhau bằng một đường nối để làm cho các dữ kiện của một nội dung cần nhớ,
phân tích sẽ được nhìn nhận dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.
Theo Bách khoa từ điển mở Wikipedia, bản đồ tư duy là phương pháp đã
được ra đời từ lâu nhưng vào thập niên 60 của thế kỉ XX, Tony Buzan đã phát
triển phương pháp học này để giúp học sinh ghi lại các bài giảng bằng cách chỉ
dùng các từ khóa và hình ảnh đơn giản. Do đây là cách học có những tính năng
ưu việt cho việc ghi nhớ và ôn tập nên đến thập niên 70 của thế kỉ XX, Perter
Russell đã cùng hợp tác với Tony Buzan để phát triển phương pháp học tập và
làm việc này ra thế giới. Ngày nay, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy đã trở
nên rất phổ biến trên thế giới, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội và được xem là “công cụ vạn năng cho bộ não”.
Bản đồ tư duy có những ứng dụng cơ bản sau:
Những ưu điểm của phương pháp bản đồ tư duy được thể hiện qua bản đồ
sau:
3
Phương pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học được du nhập vào Việt
Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Ban đầu, những nhà nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng đã sử dụng thử nghiệm trên một số bài dạy và các hoạt động ngoại
khóa. Hiện nay, bản đồ tư duy có thể được vận dụng trong hầu hết các môn học
nào, trong nhiều tiết học và các hoạt động dạy học.
Với những ưu điểm lớn như trên, việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy
học là một việc làm khả thi phù hợp và cần thiết với sự nghiệp đổi mới giáo dục
mà ngành đang đẩy mạnh. Ngoài ra, khi áp dụng bản đồ tư duy vào dạy học sẽ
phát huy cao độ sức hấp dẫn và dễ hiểu cho bài dạy, kích thích sự tìm tòi của
giáo viên đồng thời phát triển khả năng tự học của học sinh.
Việc vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học cũng là cách làm hay để nâng cao
hiệu quả của việc ứng dụng thông tin vào giảng dạy, sử dụng tốt các phần mềm
bổ trợ và tận dụng tối đa các thiết bị dạy học của nhà trường. Từ đó, góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học ngữ văn nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Một thực tế đáng buồn là trong những năm gần đây, các môn khoa học xã
hội và nhân văn nói chung, môn ngữ văn nói riêng trong các trường học rơi vào
tình trạng sa sút. Phần lớn học sinh có tâm lí ngại học các bộ môn xã hội (đặc
biệt là môn văn), thậm chí không thích, có học cũng chỉ là bắt buộc, hiệu quả
không cao.
Tại sao lại có thực tế đó? Vì các em cho rằng đây là môn học ít thực tế,
không có nhiều cơ hội trong lựa chọn ngành nghề. Và chúng ta không thể phủ
nhận một nguyên nhân nữa là do tình trạng một bộ phận giáo viên chưa tâm
huyết, chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi, lên lớp theo phương pháp cũ, không hoặc
ít có sự đầu tư về chuyên môn.
Đối với bản thân, trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại trường
THPT Bá Thước 3, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Về phía giáo viên:
4
Đa số giáo viên giảng dạy bộ môn còn trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm
trong công tác giảng dạy, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào giảng dạy,
có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh thông qua các phương tiện, đồ dùng dạy học.
Về phía học sinh:
Đa số học sinh của trường đều ngoan, biết nghe lời thầy cô. Trong các lớp
đều có một số học sinh chú ý nghe giảng, tích cực trong học tập, khi giao bài tập
về nhà các em làm bài đầy đủ.
2.2.2. Khó khăn:
Về phía giáo viên:
Nhìn chung,việc sử dụng những phương pháp mới đã được các thầy cô áp
dụng, nhưng mức độ còn ít, giáo viên chưa thực sự mạnh dạn đổi mới phương
pháp dạy học cho phù hợp, chưa tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh
và nắm vững kiến thức. Một số giáo viên trong bộ môn vẫn chưa nghiên cứu kĩ
phương pháp “Bản đồ tư duy” nên vẫn còn e ngại, chưa tận dụng tối đa phương
pháp dạy học này. Việc chối từ hay dè dặt trong áp dụng nó đồng nghĩa với việc
đóng lại một cánh cửa dẫn các em học sinh đến với những miền tri thức văn học.
Về phía học sinh:
Học sinh người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao trong tổng số học sinh
toàn trường (dân tộc Thái chiếm 98%), lại ở các thôn xã vùng cao, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, phương tiện và đồ dùng học tập của các em còn thiếu
thốn, nhất là máy tính và kết nối internet còn hạn chế… Việc xác định động cơ
học tập của nhiều học sinh không đúng đắn, khả năng nhận thức của các em
không cao, đại đa số học sinh còn thụ động trong học tập, ít học bài cũ, làm bài
tập và chuẩn bị bài mới ở nhà. Phần lớn học sinh chưa quen với phương pháp
học tập mới, chưa biết sử dụng bản đồ tư duy cũng như còn lúng túng trong việc
sử dụng các phương tiện khác.
2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn lớp 12 tại trường THPT
Bá Thước 3
Việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học Ngữ văn lớp 12 có thể thực hiện
trong các trường hợp cụ thể: khái quát nội dung bài học; vận dụng vào một nội
dung cụ thể của bài học; vận dụng trong việc củng cố nội dung bài học, ôn tập…
Ở đây, người viết chỉ trình bày một số trường hợp cụ thể.
2.3.1. Vận dụng bản đồ tư duy trong hoạt động giới thiệu khái quát nội
dung bài học
Trước mỗi bài học, việc giúp học sinh nắm được các nội dung, có cái nhìn
tổng quan về bài học rất quan trọng. Nhờ đó, mà mức độ tập trung của học sinh
vào bài học sẽ tăng lên. Đồng thời, khi tiếp nhận những nội dung kiến thức cụ
thể, học sinh sẽ liên hệ chúng với nhau để hiểu sâu sắc hơn các nội dung, tránh
được hiện tượng khi học đến các nội dung sau, các em sẽ quên nội dung đã học
trước đó (nhất là đối với các bài học dài, nhiều nội dung).
5
Việc xây dựng bản đồ tư duy trong phần giới thiệu nội dung bài học kết
hợp với sử dụng phần mềm trình chiếu, tạo hiệu ứng liên kết trong các nhánh cụ
thể của sơ đồ tư duy sẽ giúp người dạy chủ động truyền thụ các đơn vị kiến
thức.
Ví dụ với một số sơ đồ sau:
Với bài học “Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng Tám năm
1945 đến hết thế kỉ XX”, Ngữ văn 12 tập 1, khi soạn bài trình chiếu, ta cần tạo
hiệu ứng liên kết từ các nhánh của sơ đồ tư duy khái quát đến các nội dung của
bài học. Cuối các nội dung cụ thể này cũng cần tạo các liên kết trở lại sơ đồ khái
quát. Khi muốn dạy đến nội dung nào, chỉ cần click chuột vào nhánh có nội
dung cần dạy. Khi dạy xong mỗi nội dung, liên kết trở về lại sơ đồ khái quát để
chuyển sang nội dung tiếp theo. Điều này sẽ giúp học sinh có cái nhìn tổng quan
về bài học và liên kết các nội dung của bài học lại với nhau. Kỹ thuật này có thể
được áp dụng cho nhiều bài học khác để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Tương tự, tôi sẽ minh họa một số sơ đồ tư duy khái quát bài học của một
số bài học khác:
Bài đọc hiểu truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn trong chương trình Ngữ
văn 12 tập 2:
Bài “Vợ nhặt” của Kim Lân trong chương trình Ngữ văn 12:
6
2.3.2. Vận dụng bản đồ tư duy trong hoạt động dạy học các nội dung trọng
tâm của bài học
Sau khi khái quát nội dung bài học, hoạt động dạy học sẽ đi vào các nội
dung trọng tâm. Đến các hoạt động này cũng có thể vận dụng sơ đồ tư duy để
giúp học sinh tiếp thu và ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách hệ thống và dễ
dàng. Thay vì trình bày bằng chữ viết các nội dung kiến thức để học trò tiếp thu
thì việc truyền thụ bằng sơ đồ tư duy sẽ sinh động hơn, hệ thống hơn, và do vậy
cũng hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp học sinh sẽ dễ nắm bắt nội dung, dễ thuộc
bài học và ghi nhớ khắc sâu hơn.
Ví dụ, với bài dạy “Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến hết thế kỉ XX”, ở chương trình Ngữ văn 12, phần trình bày
Chặng đường từ năm 2965 đến năm 1975 trong mục Quá trình phát triển và
những thành tựu chủ yếu (phần I.2), thay vì phải hỏi học sinh rất nhiều câu hỏi
về hoàn cảnh, nội dung, rồi những thành tựu chủ yếu… giáo viên chỉ khái quát
bằng bản đồ tư duy như sau thì bài học trở nên rất dễ dàng:
7
Với bản đồ tư duy như trên, học sinh sẽ có cái nhìn bao quát và rất hệ thống về
nội dung kiến thức từ hoàn cảnh lịch sử đến nội dung chính và những thành tựu
chủ yếu của chặng đường văn học từ 1965 đến năm 1975 mà giáo viên và học
sinh không phải mất quá nhiều công sức. Hay với nội dung Những tầng nghĩa
của thuốc trong bài học “Thuốc” của Lỗ Tấn, với bản đồ tư duy như sau, chúng
ta sẽ giúp học sinh dễ nắm và nhớ lâu nội dung bài học hơn:
2.3.3. Vận dụng bản đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học
Theo chúng tôi, việc sử dụng bản đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài
học mang lại khá nhiều hiệu quả. Việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ khái quát toàn
bộ nội dung mà học sinh được học trong tiết học, giúp các em nắm chắc các đơn
vị kiến thức và hệ thống hóa, liên kết chúng lại với nhau thành một chỉnh thể
sinh động. Việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ kết hợp tối ưu với phương pháp xây
dựng bài học một trang để giúp học sinh giảm bớt thời gian học tập, tăng tính
chủ động, linh hoạt trong hoạt động tự học và từ đó kích thích khả năng tự học
của học sinh.
Tôi xin minh họa bằng sơ đồ sau: bài đọc văn “Thuốc” (Lỗ Tấn)
Chỉ bằng bản đồ tư duy như trên, học sinh đã nắm gần như trọn vẹn những nội
dung quan trọng của bài học. Đây là kiểu xây dựng bài học một trang bằng
phương pháp bản đồ tư duy nhằm giúp hoạt động học trở nên hiệu qủa. Nếu phát
hiện ra ý gì mới, học sinh đều có thể dễ dàng bổ sung vào bản đồ. Như vậy, việc
xây dựng bài học một trang bằng phương pháp bản đồ tư duy đã làm cho bài học
8
trở nên tinh gọn nhưng độ mở của nó là vô cùng, tùy thuộc vào khả năng tự học
của từng học sinh.
Tương tự, với bài đọc văn “Tây Tiến” (Quang Dũng) trong chương trình
Ngữ văn 12, củng cố bằng bản đồ tư duy với bài học một trang như sau sẽ tăng
cao hiệu quả chiếm lĩnh tri thức của học sinh:
Chỉ với bản đồ tư duy như trên, những bài học với khá nhiều nội dung sẽ trở nên
rất rõ ràng và dễ hiểu.
2.3.4. Vận dụng bản đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia
Việc áp dụng bản đồ tư duy trong ôn thi THPT quốc gia đối với bộ môn
Ngữ văn cũng giúp nâng cao hiệu quả chiếm lĩnh tri thức, cũng như ghi nhớ kiến
thức cơ bản của học sinh.
Theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc Đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 gồm có hai phần là Đọc hiểu và làm văn. Đề
thi nhằm hướng tới kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.
Ở phần Đọc hiểu văn bản, nội dung các câu hỏi, bài tập được xây dựng
trên ba mức độ nhận thức như sau:
Nhận biết: đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ,
biện pháp tu từ,… và các thông tin được thể hiện trực tiếp trong văn bản.
Thông hiểu: nội dung chính của văn bản; lí giải một nội dung thông tin; ý
nghĩa của các biện pháp tu từ…
9
Vận dụng: chủ yếu bày tỏ ý kiến, thái độ, quan điểm của mỗi thí sinh trên
cơ sở kết nối nội dung, ý nghĩa của văn bản đã cho với hiểu biết thực tiễn; vận
dụng bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề thực tiễn gần gũi với
học sinh.
Như vậy, các câu hỏi đọc hiểu đã bao trọn các yếu tố nội dung và hình
thức của văn bản. Có thể tóm lược các nội dung kiến thức chủ yếu phần đọc hiểu
văn
bản
bằng
bản
đồ
tư
duy
như
sau:
Đối với phần làm văn, đề bài yêu cầu học sinh tạo lập văn bản, tức là diễn
đạt, trình bày ý tưởng của mình một cách mạch lạc, rõ ràng, sáng sủa. Phần này
gồm có 2 câu: một câu nghị luận xã hội và một câu nghị luận văn học. Trong đó,
câu 1 thuộc phần nghị luận xã hội (yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về một ý
kiến trong đoạn trích ở phần đọc hiều), còn câu 2 thuộc nghị luận văn học (kiểm
tra kết quả viết về các nội dung văn học: tác giả, tác phẩm đã học trong chương
trình lớp 12). Đề thi Ngữ văn trong những năm gần đây ngày càng đổi mới theo
hướng đánh giá năng lực, yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận, vận
dụng. Vì thế, việc ôn tập theo lối học thuộc bài làm mẫu hay tài liệu sẽ không
hiệu quả. Thay vào đó, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn để học sinh thực hiện
viết đoạn văn nghị luận xã hội dựa trên cơ sở bám sát vào yêu cầu của đề để trả
lời. Với bài nghị luận văn học, học sinh cũng cần phải bám sát vào những nội
dung, khía cạnh mà đề yêu cầu chứ không cần trình bày toàn bộ những hiểu biết
của mình về tác giả, tác phẩm hoặc đoạn trích đó.
Để giúp học sinh làm tốt một đoạn văn, bài văn nghị luận theo yêu cầu,
trong quá trình ôn tập, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
10
Trong đó, việc chú trọng hướng dẫn các em tìm ý, lập dàn ý, tức là thực hiện
thành thạo những kĩ năng làm văn là một trong những con đường hiệu quả. Và
để rèn luyện năng lực tư duy, phát triển ý tưởng cho bài viết, giáo viên có thể sử
dụng, đồng thời hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong việc tìm ý, lập
dàn ý cho bài văn nghị luận.
Trước khi thực hiện tìm ý, học sinh cần đọc kĩ đề, phân tích đề để xác
định được nội dung trọng tâm cần bàn luận, thao tác lập luận và phạm vi tư liệu,
dẫn chứng có thể huy động. Sau đó, các em thực hiện tìm ý lớn, ý nhỏ cho bài
viết (thực chất, tìm ý gắn liền với việc người viết xác định luận điểm, luận cứ
cho bài viết). Nhờ sử dụng bản đồ tư duy, các em sẽ nhanh chóng hoàn thành
công việc này.
Dựa vào kết quả tìm ý, người viết tiếp tục thực hiện lập dàn ý (thực chất là việc
lựa chon và sắp xếp ý). Từ phác thảo bản đồ tư duy đã có, học sinh lựa chọn các
ý hoặc một hướng tiếp cận hợp lí cho bài viết, đảm bảo chọn lấy những ý quan
trọng nhất, làm bật nội dung tư tưởng của bài cũng như đáp ứng dung lượng,
thời gian yêu cầu. Đồng thời tiến hành phân loại, sắp xếp các ý theo trình tự đảm
bảo tính logic, phát triển.
Trong đó, các số 1, 2, 3, 4 thể hiện trình tự triển khai của các ý lớn; các chữ a, b,
c, d thể hiện trình tự triển khai của các ý nhỏ.
Dưới đây, tôi mạnh dạn sử dụng bản đồ tư duy lập dàn ý một vài đề viết đoạn
văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.
11
Ví dụ 1: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về
ý kiến sau: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều
nhất”.
Đề bài này yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ, học
sinh có thể dựa vào bản đồ tư duy lập ý sau:
Ví dụ 2: Về hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: sông Hương mang vẻ
đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình. Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh chị hãy làm
sáng tỏ nhận xét trên.
Ở đề bài này, học sinh cần thực hiện một bài văn nghị luận văn học với
cấu trúc hoàn chỉnh. Nội dung cơ bản của bài viết cần đảm bảo các ý sau:
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua nhiều năm học giảng dạy Ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Bá Thước 3,
khi vận dụng bản đồ tư duy (kết hợp với các phương pháp dạy học khác), tôi
nhận thấy không khí các tiết học trên lớp trở nên sôi nổi, hào hứng, học sinh chú
ý hơn vào bài học, chất lượng bộ môn đã có nhiều cải thiện so với trước. Sơ đồ
tư duy đã giúp các em học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản của từng bài học
cũng như nắm được kiến thức một cách có hệ thống toàn bộ chương trình môn
học. Cũng nhờ được hướng dẫn cách tạo lập các sơ đồ, bảng biểu và nhất là bản
đồ tư duy, các em học sinh (kể cả những em vốn lười học và có học lực yếu) đã
biết chủ động trong việc soạn chuẩn bị bài, quan tâm đến việc học bài cũ. Việc
sử dụng sơ đồ tư duy đặc biệt hiệu quả trong hoạt động ôn tập học kì, ôn tập
cuối năm và ôn thi THPT Quốc gia.
Kết quả khảo sát học sinh khi chưa được học bằng phương pháp sơ đồ tư
duy:
Nội dung khảo sát
Lớp 12A1
Lớp 12A2
Lớp 12A3
Số HS tham gia
20
20
20
Học bài cũ và chuẩn bị bài ở nhà
9
11
7
Nắm kiến thức cơ bản của bài
9
9
8
Điểm kiểm tra chất lượng đầu
8
10
8
năm (đạt từ 5 điểm trở lên)
Cuối năm học chúng tôi tiếp tục khảo sát nhóm học sinh trên, sau khi đã
được học bằng phương pháp sơ đồ tư duy:
13
Nội dung khảo sát
Lớp 12A1 Lớp 12A2
Số HS tham gia
20
20
Học bài cũ và chuẩn bị bài ở nhà
20
20
Nắm kiến thức cơ bản của bài
18
19
Điểm kiểm tra cuối năm (đạt từ 5
18
18
điểm trở lên)
Điểm kiểm tra khảo sát thi THPT
19
18
Quốc gia lần 3 (đạt từ 5 điểm trở
lên)
Lớp 12A3
20
20
16
17
18
III. KẾT LUẬN
Như vậy, chúng tôi, trong sáng kiến của mình đã thực hiện được một số
vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, đã trình bày một cách vắn tắt nhưng khá đầy đủ về phương
pháp dạy học bằng cách sử dụng bản đồ tư duy trên phương diện lý thuyết –
phương pháp luận.
Thứ hai, đã chứng minh hiệu quả thực tế của việc sử dụng phương pháp
bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn 12 ở trường THPT Bá Thước 3, từ mức độ
khái quát đến các hoạt động dạy học cụ thể, từ thao tác giới thiệu bài cho đến
củng cố, khắc sâu kiến thức và ôn tập.
Qua thực tế giảng dạy, tôi cho rằng, cần áp dụng sáng tạo và kết hợp
phương pháp dạy học, từ truyền thống đến hiện đại, bởi vì thước đo của hoạt
động giáo dục không phải ở việc làm mới hay làm khác để khẳng định cái tôi
khác biệt của người dạy, mà hiệu quả giáo dục, nâng cao chất lượng cho học
sinh mới là điều quan trọng nhất.
Vì vậy, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn như đã trình
bày ở trên cũng chỉ là một con đường trong những con đường đi đến với kho
tàng tri thức văn học của nhân loại. Việc vận dụng sơ đồ tư duy chỉ thực sự phát
huy hết hiệu quả của nó khi lựa chọn được bài dạy, nội dung và hoạt động dạy
học phù hợp. Không nên vận dụng thái quá bất kì một phương pháp nào, bởi nếu
thế sẽ buộc phương pháp đó bộc lộ những hạn chế không mong muốn.
Cuối cùng, do khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm công tác chưa nhiều,
sáng kiến kinh nghiệm này khó tránh khỏi các sai sót nhất định, người viết rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý thầy cô và các em học sinh để sáng
kiến được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Lê Văn Đông
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạng Internet (Trang Wikipedia. org, mục “Sơ đồ tư duy”).
2. Bản đồ tư duy trong công việc, Tony Buzan, NXB Lao động – Xã hội, năm
2013.
3. Luyện thi trung học phổ thông Quốc gia, Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), NXB
Giáo dục, năm 2016.
4. Sách Ngữ văn 12, tập 1, 2, NXB Giáo dục, năm 2011.
5. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, 2, NXB Giáo dục, năm 2011.
6. Phần mềm Imindmap 8.0
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Lê Văn Đông
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Bá Thước 3
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Để góp phần nâng cao hiệu Sở Giáo dục
C
2014 - 2015
và đào tạo
quả dạy học ca dao (Ngữ văn
Thanh Hóa
10) THPT Bá Thước 3
15