Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sử dụng đường biểu diễn và hình vẽ để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.78 KB, 18 trang )

Trường THPT Quảng Xương 3

MUC

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

TÓM LƯỢC NỘI DUNG

TRANG

Mục lục
I

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1

Lý do chọn đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu

2

3


Đối tượng nghiên cứu

2

4

Phương pháp nghiên cứu

2

II

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên

3

2.2. Thực trạng việc học của học sinh

4

Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề


5

3.1. Đọc và tóm tắt tác phẩm theo nhân vật chính

5
6
10

4

3.2. Sử dụng mô hình đường biểu diễ để minh họa cốt truyện
3.3. Sử dụng hình vẽ minh họa để khắc sâu về bi kịch Chí
Phèo
Hiệu quả vận dụng

III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục các đề tài sáng kiến khing nghiệm đã được đánh
giá, xếp loại

16

2


3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

4
4

13

16

1


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Môn Ngữ văn trong nhà trường là một
môn học mang tính nghệ thuật nên càng đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo
những cách thức để khơi gợi hứng thú học tập và giúp học sinh tiếp cận, khám
phá tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất.
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông (THPT), số lượng các
tác phẩm văn xuôi tự sự (chủ yếu là tác phẩm truyện) chiếm một số lượng đáng
kể. Mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật đều có đời sống riêng của nó nên việc tìm ra
những cách thức tiếp cận khác nhau khi dạy từng tác phẩm, từng nhân vật là
công việc cần thiết để khắc sâu những ấn tượng riêng, những kiến thức riêng về
tác phẩm và nhân vật cũng như những nội dung tư tưởng được nhà văn gửi gắm

là rất cần thiết.
Truyện ngắn "Chí Phèo" không chỉ là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam
Cao mà còn là của cả nền văn học hiện thực trước Các mạng tháng Tám nói
chung viết về người nông dân trong xã hội cũ. Trong đó, nhân vật Chí Phèo là
linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tình cảnh bi thảm và những phẩm chất
tốt đẹp của người lao động. Dưới ngòi bút của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo
được xây dựng trở thành một hình tượng điển hình về những vấn đề xung quanh
cuộc sống người nông dân và nông thôn Việt Nam trong xã hội đương thời.
Những sự việc, biến cố xảy ra và tác động lên số phận và tính cách cũng như
những bi kịch cuộc đời của Chí Phèo là nội dung cơ bản mà học sinh phải nắm
vững, phải ghi nhớ để hiểu sâu hơn giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Với những lí do cơ bản trên cùng với những kinh nghiệm của bản thân, và
với mong muốn khơi gợi được hứng thú học tập, giúp học sinh cảm nhận một cách
sâu sắc những ấn tượng riêng về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
Nam Cao, chúng tôi xin được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng mô
hình đường biểu diễn đồ thị và hình vẽ để tạo hứng thú học tập cho học sinh khi
dạy truyện ngắn"Chí Phèo" của Nam Cao.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

2


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là qua việc sử dụng mô hình đường
biểu diễn đồ thị và hình vẽ để khơi gợi hứng thú và giúp học sinh khắc sâu kiến
thức khi dạy học truyện ngắn "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện ngắn "Chí Phèo của nhà văn
Nam Cao (chủ yếu là phần trích học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập 1,
Nxb Giáo dục, 2008; phần trích văn bản từ tr. 23 đến tr. 32). Cụ thể là chúng tôi
đi vào nghiên cứu những cách thức tiếp cận, phân tích, tìm hiểu về nhân vật Chí
Phèo – nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những nội dung tương ứng trong tác
phẩm "Chí Phèo" có thể chuyển thành mô hình đường biểu diễn đồ thị hoặc hình
vẽ mô phỏng trực quan mà giáo viên có thể dựa vào đó để giúp học sinh khám
phá, lĩnh hội được tác phẩm.
4. Phương phám nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp đồ thị;
- Phương pháp liệt kê;
- Phương pháp trực quan;
- Phương pháp phân tích – tổng hợp;
- Phương pháp so sánh - liên tưởng;
- Phương pháp liên ngành;
- Phương pháp vấn đáp - gợi mở, nêu ví dụ;
- Phương pháp diễn giải... và một số phương pháp khác.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

3


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tác phẩm tự sự là sự xâu chuỗi của một hệ thống các sự việc, biến cố xảy
ra xung quanh cuộc đời nhân vật chính với rất nhiều tình tiết sinh động trong một
cốt truyện hoàn chỉnh. "Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn
biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm tự
sự" [3; tr.223]. Qua chuỗi các biến cố, các sự việc đó, nhà văn khắc họa nên số
phận và tính cách của nhân vật cũng như quá trình vận động và thay đổi của nó
trong mối quan hệ với hoàn cảnh xã hội và với các nhân vật khác, để từ đó thể
hiện cái nhìn, thái độ, tư tưởng và tình cảm trước cuộc đời.
Tìm hiểu cốt truyện và khai thác các nội dung của sự việc và chi tiết trong
cốt truyện, những biến cố trong cuộc đời nhân vật là con đường để khám phá và
cảm nhận các phương diện giá trị của tác phẩm. Việc đọc - hiểu văn bản tác phẩm
truyện ngắn không tách rời khỏi việc phân tích nhân vật, nhất là nhân vật chính,
nhân vật trung tâm, mà việc nắm vững được các sự việc mang tính bước ngoặt
trong cuộc đời cũng như những chặng đường đời trong quá trình số phận và tính
cách của nhân vật giữ ý nghĩa then chốt.
Truyện ngắn "Chí Phèo" [2; tr.146-155] là một tác phẩm xuất sắc của Nam
Cao nói riêng và của cả nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói
chung viết về đề tài người nông dân bị bần cùng hóa, bị đẩy vào những bi kịch đau
đớn và không lối thoát. Nhân vật Chí Phèo là trung tâm của tác phẩm, là hình tượng
điển hình về người nông dân bị xã hội tước đoạt đi quyền sống, quyền làm người.
Nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật một cái nhìn sắc sảo về hiện thực với một thái độ
phê phán mãnh liệt và một tinh thần nhân đạo sâu sắc hiếm thấy. Giá trị của tác
phẩm và sức sống của nhân vật đã được khẳng định trong sự ghi nhận của người
đọc suốt hơn bảy mươi năm qua.
"Mô hình là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại, mô phỏng cấu tạo và
hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu" và là "Hình thức diễn đạt hết
sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của đối tượng để nghiên
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


4


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

cứu đối tượng ấy". Mô hình hóa là "là tạo ra mô hình để trên mô hình ấy nghiên
cứu một đối tượng nào đó" [3; tr.633].
"Đồ thị là hình vẽ biến thên của một hàm số phụ thuộc vào sự biến thiên của
biến số" [3; tr.339]. Đây là thuật ngữ của toán học, trong trường hợp này chúng tôi
sử dụng với ý nghĩa tượng trưng trên cơ sở sự tương đồng trong những biến cố của
cuộc đời nhân vật Chí Phèo.
Theo đó, ta hiểu rằng sử dụng mô hình đường biểu diễn đồ thị và hình vẽ khi
dạy truyện ngắn "Chí Phèo" là sự mô phỏng các biến cố, các sự kiện trong cốt
truyện của tác phẩm để tạo nên những hình ảnh trực quan sinh động, tác động trực
tiếp vào nhận thức và tự duy của người học, tạo nên những ấn tượng và sự hứng thú
thay cho những giảng giải đơn điệu bằng ngôn ngữ thông thường.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên
Xuất phát từ sự định hướng của sách giáo viên và các loại tài liệu tham
khảo nên đa phần giáo viên thường dạy học văn bản tác phẩm nói chung và về
nhân vật Chí Phèo nói riêng theo những cách thức chung, những con đường gần
như đã trở thành quy chuẩn mang tính lối mòn. Những đổi mới về phương pháp
tổ chức hoạt động dạy học gần đây cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin
cũng chưa thoát ra cái vòng trong hỏi - đáp và đọc - chép thông thường.
2.2. Thực trạng việc học của học sinh
Cũng xuất phát từ các loại tài liệu và cách dạy truyền thống của giáo viên
nên dẫn đến tình trạng học sinh học văn bản tác phẩm tự sự nói chung, truyện

ngắn "Chí Phèo" nói riêng đều chủ yếu ghi nhớ theo trình tự các sự việc trong
cốt truyện bằng cách "thuộc lòng". Những học sinh có trí nhớ không tốt hoặc
không đọc kĩ nhiều lần, không viết thành văn bản tóm tắt để đọc thì sẽ rất khó có
thể nắm được một cách hoàn chỉnh nội dung cốt truyện để hiểu được ý nghĩa của
nó. Điều đó được thể hiện trong đa số các bài làm văn nghị luận về tác phẩm và
nhân vật, không chỉ đối với học sinh trường THPT Quảng Xương 3, mà với hầu
hết học sinh phổ thông hiện nay, mà các bài thi tốt nghiệp THPT là một minh
chứng rõ nét nhất.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

5


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Đọc và tóm tắt tác phẩm theo nhân vật chính
Việc đầu tiên khi dạy một tác phẩm truyện ngắn là phải cho học sinh đọc và
tóm tắt tác phẩm, dạy học truyện ngắn "Chí Phèo" cũng không nằm ngoài yêu cầu
bắt buộc đó. Việc đọc của học sinh nên giao cho các em thực hiện ở nhà và đọc ít
nhất được 2 lần, sau đó là tóm lược các sự việc và chi tiết quan trọng trong cốt
truyện. Trong giờ học trên lớp, giáo viên cho một số em trình bày tóm tắt của
mình trước lớp. Trên cơ sở đó, giáo viên trình bày tóm lược các chi tiết quan trọng
trong cốt truyện xung quanh cuộc đời nhân vật Chí Phèo như sau:
- Sự việc 1: Xuất thân từ cái lò gạch cũ, không cha không mẹ, xám ngắt
trong chiếc váy đụp, được anh đi bắt ống lươn nhặt về.
- Sự việc 2: Được chuyền nuôi qua bà góa mù, bác phó cối rồi đi ở khắp
dân làng.

- Sự việc 3: Năm hai mươi tuổi đi ở làm canh điền trong nhà Lí Kiến (sau
này là Bá Kiến), bị bà vợ ba hay gọi lên bắt bóp đùi và xoa bụng.
- Sự việc 4: Đi ở tù và đi biệt tích 7, 8 năm.
- Sự việc 5: Về làng cùng với những thay đổi về nhân hình nhân dạng và
tính cách (những lần đến nhà Bá Kiến, chửi bới, uống rượu, rạch mặt ăn vạ…)
- Sự việc 6: Gặp Thị Nở sau một trận say (5 ngày ở chug, bát cháo hành,
những tâm trạng, khát khao được sống lương thiện…)
- Sự việc 7: Vác dao sang nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến và tự sát.
(Lưu ý: Việc sử dụng khái niệm "Sự việc" ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối,
nó bao hàm cả ý nghĩa chuỗi sự việc hoặc chuỗi chi tiết. Sử dụng khái niệm như thế
là để cho học sinh dễ dàng nắm được các tình tiết trong cốt truyện).
Với việc tóm lược các sự việc như thế, học sinh có thể cảm nhận khái quát
được diễn biến cuộc đời của nhân vật Chí Phèo cũng như nội dung cơ bản của
cốt truyện, thấy được những biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc đời và tác
động lên số phận cũng như tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc tóm lược này
cũng là tạo tiền đề để thực hiện bước tiếp theo là "mô hình hóa cốt truyện" bằng
đường biểu diễn đồ thị.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

6


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

3.2. Sử dụng mô hình đường biểu diễn để minh họa cốt truyện
Việc tóm tắt cốt truyện ở trên đã giúp học sinh nắm được những sự việc,
những biến cố quan trọng trong cuộc đời nhân vật, song nếu chỉ dừng lại ở đó thì
đa số học sinh mới chỉ có được những nhận thức chung chung và cũng không

thấy được một cách cụ thể những thăng trầm trong quá trình số phận cũng như
tính cách của nhân vật Chí Phèo. Xuất phát từ những biến cố trong cuộc đời
nhân vật, chúng tôi sử dụng đường biểu diễn theo mô hình đồ thị hình Sin để
minh họa cho những chặng, những bước ngặt trong quá trình từ một đứa bé bị
bỏ rơi trở thành anh canh điền trong nhà lí Kiến, rồi đi ở tù và trở về làng Vũ
Đại thành "con quỷ dữ" của cả dân làng… cuối cùng là cái chết đau đớn trong bi
kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Theo mô hình đường biểu diễn ấy, học sinh sẽ
thấy một cách cụ thể và rõ nét những bước đường đời của Chí Phèo gắn liền với
những sự việc, những biến cố tác động làm thay đổi số phận và tính cách.
Cách vẽ mô hình đường biểu diễn tương đối đơn giản cả về thao tác kỹ
thuật và thao tác tư duy. Điểm bắt đầu của đường biểu diễn chính là xuất thân
cái lò gạch cũ và điểm kết thúc là cái chết của Chí Phèo, các biến cố trong cuộc
đời của Chí sẽ được minh họa bằng những đường lên xuống theo kiểu đồ thị
hình Sin tương ứng với ý nghĩa tác động của biến có đó đối với chặng đường đời
tiếp theo của nhân vật.
Để thực hiện thao tác này, ban đầu sau khi tóm lược các sự việc trong cốt
truyện, giáo viên gợi ý để học sinh tự thực hiện trong vài phút, sau đó cho một
em lên bảng để trình bày, những học sinh khác có thể góp ý để điều chỉnh. Trong
trường hợp học sinh đã "vẽ" được mô hình mà thể hiện được đúng với sự vận
động của cốt truyện thì giáo viên có thể sử dụng chính mô hình ấy để áp dụng
trong cả quá trình thực hiện bài học. Trong trường hợp học sinh thể hiện chưa
chính xác với những diễn biến của các sự việc, giáo viên có thể nhận xét, điều
chỉnh và đưa ra mô hình của mình. Việc để cho học sinh tự "mô hình hóa" cốt
truyện sẽ tạo nên hứng thú học tập và giúp các em khắc sâu những ấn tượng về

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

7



Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

những biến cố xảy ra trong cuộc đời của nhân vật, từ đó nắm vững hơn những
giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Dưới đây mà mô hình đường biểu diễn mà cúng tôi thường sử dụng trong
quá trình dạy học truyện ngắn "Chí Phèo":

Làm canh điền
Trong nhà Lí Kiến
Qúa trình lớn lên

Đi tù

Về làng (sau 7, 8 năm)
Cuộc đời lưu manh

Cái lò gạch cũ
(Bị bỏ rơi)

Hồi sinh nhân tính
Khát khao lương thiện
Gặp Thị Nở
Đâm chết BK
Kết liễu cuộc đời

Với đường biểu diễn như trên, học sinh có một hình ảnh trực quan về diễn
biến của cốt truyện với những phân đoạn tương ứng với một chặng đường đời
hoặc một biến cố trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Theo dõi mô hình biểu diễn,

các em cũng thấy được hướng vận động về số phận cũng như tính cách của Chí
theo hướng các mũi tên cũng như độ dài - ngắn và màu sắc của các mũi tên đó
cùng với những ghi chú kèm theo. Cả một cốt truyện với nhiều tình tiết, lại được
tổ chức theo một kết cấu rất tự do không theo một trình tự cụ thể nào, được thể
hiện rất gọn trong một mô hình đường biểu diễn với sáu phân đoạn cùng một vài
lời ghi chú ngắn gọn và những màu sắc cụ thể sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ dễ
hơn và cá ấn tượng sâu hơn.
Trong mô hình đường biểu diễn như trên, chúng ta có thể hiểu như sau:
- Phân đoạn mũi tên thứ nhất là quãng đời từ khi Chí Phèo được sinh ra và
được anh đi bắt ống lươn nhặt được ở cái lò gạch cũ cùng với quá trình lớn lên
(qua bàn tay nuôi nấng của người đàn bà góa mù và bác phó cối, sau đó là ở hết
nhà này đến nhà khác) cho đến khi Chí hai mươi tuổi và làm canh điền trong nhà
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

8


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

Lí Kiến. Quãng đời này được thể hiện bằng mũi tên dài màu xanh theo hướng đi
lên. Đây là chặng đường đời của trẻ mồ côi bị bỏ rơi và sống trong nghèo khổ
nhưng dù sao đó cũng là những ngày tháng đẹp nhất của Chí, là quá trình Chí
trưởng thành và trở thành một người lao động lương thiện.
- Phân đoạn mũi tên thứ hai là quãng thời gian Chí Phèo sống trong nhà Lí
Kiến. Quãng đời này cũng được biểu diễn bằng một mũi tên màu xanh và có
hướng hơi chếch lên nhưng ngắn. Đây là khoảng thời gian Chí Phèo làm anh canh
điền lương thiện và giàu lòng tự trọng, có những ước mơ bình dị về cuộc sống.
Dù phải chịu nhục nhã vì mụ vợ ba của Lí Kiến, nhưng dù sao đó cũng là quãng

thời gian Chí Phèo được sống đúng ý nghĩa của một cuộc đời lương thiện.
- Phân đoạn mũi tên thứ ba biểu diễn thời gian Chí Phèo đi ở tù và đi biệt
tích gắn với sự kiện bị bắt đi tù. Quảng thời gian này trong cuộc đời Chí Phèo
được biểu diễn bằng đường mũi tên màu nâu và hướng đi xuống. Đây là thời
gian mà Chí bị cướp đi cơ hội được sống lương thiện, bị tách ra khỏi cộng đồng
những người nông dân lương thiện và sống cùng với cái ác, để từ đó Chí bị tha
hóa và sau đó trở về làng là một người "khác hẳn".
- Phân đoạn mũi tên thứ tư là để biểu diễn quảng đời lưu manh của Chí
Phèo sau khi trở về làng Vũ Đại. Phân đoạn này là một mũi tên dài, màu đen và
có hướng đi xuống sâu hơn mũi tên trước đó. Đây là quãng đời đen tối nhất của
Chí khi Chí đã hoàn toàn bị tha hóa và sống trong sự cự tuyệt của dân làng.
- Phân đoạn mũi tên thư năm là để biểu diễn khoảng thời gian từ sau khi
Chí Phèo gặp Thị Nở. Phân đoạn này được biểu diễn bằng mũi tên ngắn màu
xanh và có hướng đi lên. Đó là khoảng thời gian mà Chí được sống trong tình
yêu thương, sự săn sóc ân cần và được hồi sinh bản tính lương thiện cùng với
niềm khát khao được làm người lương thiện.
- Phân đoạn cuối cùng là để biểu diễn những thời khắc cuối cùng của Chí
Phèo sau khi bị cự tuyệt. Phân đoạn này được không biểu diễn bằng mũi tên mà biểu
diễn bằng đoạn thẳng với điểm mút là chấm tròn màu đen và có hướng đi xưống như

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

9


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

một sự kết thúc trong bế tắc. Đó chính là đỉnh điểm bi kịch trong cuộc đời của Chí, là

cái kết đau đớn nhất của người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng.
Mỗi phân đoạn trong mô hình đường biểu diễn tương ứng với một quãng
đời của Chí Phèo và mỗi điểm giao giữa hai phân đoạn là tương ứng với một sự
kiện, một biến cố có tác động làm thay đổi số phận. Điểm kết thúc của đường
biểu diễn là điểm sâu nhất của đồ thị hình Sin, tương ứng với đỉnh điểm bi kịch
bị cự tuyệt và bi kịch tha hóa của Chí. Nếu lấy đường thẳng chạy ngang (trục
hoành của một đồ thị) làm mặt đáy của cuộc sống thì có hai điểm trong cuộc đời
của Chí Phèo chạm ở đó: lúc sinh ra bị bỏ rơi và lúc đi tù về làng. Đây có thể
xem là hai điểm khởi đầu của cuộc đời Chí ở làng Vũ Đại nhưng đi theo hai
hướng khác nhau: một khởi đầu từ đứa con hoang bị bỏ rơi để trở thành anh
canh điền lương thiện; một khởi đầu của một nhân cách tha hóa để trở thành con
quỷ dữ của cả cộng đồng. Cũng từ điểm giao thứ hai của hình Sin với trục
hoành, toàn bộ đồ thị cuộc đời của Chí nằm bên dưới đáy.
Nhìn vào mô hình đường biểu diễn, cùng với những giải thích sơ bộ của
giáo viên, học sinh có thể có được sự cảm nhận bao quát về toàn bộ cốt truyện
cũng như về số phận nhân vật Chí Phèo. Hơn nữa, với hình ảnh trực quan là mô
hình đồ thị của toán học sẽ gợi được hứng thú trong học tập và kích thích tư duy
của học sinh, giúp các em ghi nhớ sâu hơn, bền vững hơn. Đồng thời, trong tiến
trình tổ chức và thực hiện bài dạy, giáo viên có thể dựa vào mô hình đó để định
hướng học sinh tìm hiểu chi tiết về tác phẩm và nhân vật.
Khi vận dụng mô hình đường biểu diễn này trên bảng, giáo viên cần sử
dụng phấn màu để thể hiện được sự khác nhau của các đoạn mũi tên theo đúng ý
tưởng. Nếu sử dụng bài giảng Power pointer và màn chiếu Projecter thì kết hợp
phối màu với thao tác trình chiếu lần lượt từng mũi tên theo trình tự các biến cố
trong cuộc đời nhân vật kèm theo những dòng chú thích. Nếu không dùng máy
chiếu thì nên kết hợp bảng phụ với mô hình được vẽ trước để tiết kiệm thời gian
và sử dụng được nhiều lần ở nhiều lớp.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


10


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

3.3. Sử dụng hình vẽ minh họa để khắc sâu về bi kịch Chí Phèo
Cùng với viêc sử dụng mô hình đường đồ thị để biểu diễn quá trình vận
động của cốt truyện với những sự việc và biến cố xung quanh cuộc đời, số phận
và tính cách nhân vật Chí Phèo, khi dạy học truyện ngắn "Chí Phèo", chúng tôi
còn sử dụng kết hợp hình vẽ để mô phỏng, minh họa cho hoàn cảnh bi kịch của
Chí khi nó phát triển lên đến đỉnh điểm ở phần cuối truyện. Hình vẽ ở đây không
phải là phác họa nhân hình của nhân vật mà là mô phỏng hoàn cảnh bi kịch.
Mục đích và tác dụng của sự mô phỏng này là để học sinh hiểu được một cách
cụ thể hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, hoàn cảnh bước đường cùng không lối
thoát của Chí khi bị đẩy đến tận cùng của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
Hình vẽ này được vận dụng khi dạy đến chi tiết Chí Phèo sau khi hồi sinh nhân
tính, khát khao được làm người lương thiện mà bị định kiến xã hội cự tuyệt,
buộc phải chọn cái chết đau đớn để kết liễu cuộc đời.
Theo đó, sau khi hồi sinh nhân tính, nghĩa là phần người lương thiện đã
sống lại trong tâm hồn người nông dân Chí Phèo thì anh khát khao được sống
một cuộc đời lương thiện, nhưng định kiến xã hội từ bà cô và thái độ bất lực của
chính Thị Nở cùng với câu nói vừa như thách thức vừa như khẳng định của Bá
Kiến đã cho Chí thấy rằng anh không còn cơ hội để sống lương thiện được nữa.
Chí Phèo vùng vẫy trong tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh ấy, nếu muốn tiếp tục
được sống, Chí chỉ có thể sống lại cuộc đời lưu manh và tiếp tục làm con quỷ dữ
giữa làng Vũ Đại. Nhưng Chí không thể lưu manh được nữa, vì phần người
lương thiện đã hồi sinh tron tâm hồn. Không còn lựa chọn nào khác là cái chết
như con đường duy nhất để thoát khỏi hoàn cảnh bi kịch.

Nếu xem hành trình tìm lại nhân cách và tìm lại cuộc đời lương thiện của
Chí Phèo là con đường phải đi qua hai lần cánh cửa thì cánh cửa thứ nhất chính
là thoát khỏi cuộc sống quỷ dữ, lưu manh; cánh cửa thứ hai là để bước vào cuộc
đời lương thiện của xã hội con người. Hoàn cảnh của Chí Phèo khi bị cự tuyệt
chính là lúc Chí đã đi qua được lần cửa thứ nhất mà không thể vượt qua được
lần cửa thứ hai.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

11


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

Hành trình hoàn lương và hoàn cảnh bi kịch của nhân vật Chí Phèo, chúng
tôi mô phỏng bằng hình vẽ hai cánh cửa như sau:

1

2
HỒI SINH

NHÂN TÍNH
(Thị Nở)

ĐỊNH KIẾN
(Bà cô, Bá Kiến)
Khát vọng lương thiện
Chí Phèo

(Hoàn cảnh bi kịch)

CHẾT

Cuộc đời lương thiện

--------------------------Cuộc sống lưu manh

Vực thẳm bi kịch

Trong hình vẽ trên, chúng ta có hai lần cánh cửa, đồng thời cũng là những
ranh giới cuộc đời của Chí Phèo, cùng với đó là một đường thẳng biểu thị cho con
đường hoàn lương của Chí giữa cuộc đời. Lần cánh cửa thứ nhất (1) là ranh giới
giữa cuộc sống lưu manh, quỷ dữ với phần người lương thiện. Lần cánh cửa thứ
hai (2) là ranh giới giữa niềm khát khao sống lương thiện và quá trình hoàn lương
của Chí với xã hội của những người lương thiện. Giữa hai lần cánh cửa đó là Chí
Phèo trong hoàn cảnh bi kịch và cái chết đau đớn không lối thoát.
Nhìn vào hình vẽ và những chú thích kèm theo ta có thể thấy các lớp ý
nghĩa của nó như sau:
- Hình vẽ (1): Cánh cửa đã được mở ra bởi nhân vật Thị Nở cùng quá
trình hồi sinh nhân tính của Chí Phèo. Khi cánh cửa đó mở ra cũng đồng nghĩa
với việc Chí Phèo đã bước qua được ranh giới của cuộc sống lưu manh, bỏ lại
phía sau những năm tháng sống cuộc đời quỷ dữ.
- Hình vẽ (2): Cánh cửa không được mở mà bị đóng kín bởi định kiến xã
hội mà người phát ngôn là bà cô Thị Nở và Bá Kiến. Chúng tôi sử dụng hai
đường gạch chéo màu đỏ biểu thị cho ý nghĩa là cánh cửa bị khóa chặt, kiên cố

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

12



Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

không thể phá vỡ. Chí Phèo rơi vào trạng thái đơn độc, bất lực và tuyệt vọng, phải
chết trước ngưỡng cửa đó, có thể gọi là "chết trước ngưỡng cửa thiên đường".
- Khoảng không giữa hai cánh cửa là biểu thị cho hoàn cảnh bi kịch của
Chí Phèo: Chí Phèo hồi sinh nhân tính và khát khao được sống lương thiện,
mang cả niềm khát khao đó hăm hở bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời lương
thiện (hình mũi tên màu xanh), nhưng sớm va phải cánh cửa và bức tường của
định kiến. Chí không thể vượt qua được ngưỡng cửa đó, cũng không thể quay lại
để sống tiếp cuộc sống lưu manh quỷ dữ được nữa vì phần người lương thiện đã
hồi sinh trong tâm hồn, Chí đã trở lại là người lương thiện. Chí Phèo bế tắc và
bất lực ở ranh giới manh manh giữa lương thiện và lưu manh, con người và quỷ
dữ. Ranh giới đó chúng tôi mô phỏng bằng đoạn thẳng có nét đứt với ý nghĩa là
người nông dân cùng khổ ấy đang đứng trên miệng vực thẳm của bi kịch mà chỉ
có cái chết mới là sự giải thoát.
- Phía sau hình ảnh cánh cửa bị đóng chặt là hình ảnh của cuộc đời lương
thiện được thể hiện bằng đường mũi tên màu xanh. Chỉ cách một cánh cửa thôi
nhưng vĩnh viễn không bao giớ Chí Phèo có thể bước chân được đến đó. Cuộc
đời lương thiện là một thế giới không còn dành cho Chí, và anh phải chết trong
khi tất cả làng Vũ Đại vẫn nhìn anh là một thằng lưu manh. Đó mới là tột cùng
đau đớn trong tấn bi kịch của Chí Phèo.
Việc vận dụng hình vẽ ở phần này cũng thực hiện tương tự như sử dụng mô
hình đường biểu diễn ở trên. Giáo viên có thể trình bày trước, sau hoặc kết hợp
song song với việc phân tích các chi tiết tương ứng ở cuối cốt truyện khi định
hướng học sinh tìm hiểu về bi kịch của Chí Phèo, tốt nhất là trình bày hình vẽ trước
và kết hợp phân tích sau. Về kĩ thuật, nếu không dùng máy chiếu và giáo án Power

pointer thì nên có bảng phụ. Hình vẽ cũng nên chuẩn bị trước để không mất thời
gian vẽ lại nhiều lần. Tất nhiên khi vận dụng các hình vẽ hay mô hình đường biểu
diễn đồ thị hình Sin như ở trên, giáo viên cũng cần phải kết hợp với các phương
pháp diễn giải - diễn giảng, gợi mở, liên tưởng để định hướng học sinh tiếp cận.
Những mô hình mang tính trực quan sẽ là một công cụ hôc trợ rất hiệu quả.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

13


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

4. Hiệu quả vận dụng của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Hiệu quả vận dụng đối với hoạt động giáo dục của bản thân
Chúng tôi đã thực hiện việc áp dụng cách làm này trong nhiều năm với
những mức độ khác nhau giữa các lớp trong cùng một khoá học hoặc giữa các
lớp ở các khoá học khác nhau. Kết quả thể hiện trong các bài kiểm tra về tác
phẩm Chí Phèo nói chung và về nhân vật Chí Phèo nói riêng như sau:
So sánh giữa 3 lớp (học theo khối C) trong cùng một khoá học;
- Lớp 11A2, năm học 2016- 2017(không áp dụng): Nắm kiến thức về
nhân vật còn sơ sài. Chất lượng bài kiểm tra nghị luận về hình tượng nhân vật
Chí Phèo chưa toàn diện.
- Lớp 11D4, năm học 2016- 2017(áp dụng): Học sinh nắm kiến thức về
tác phẩm và nhân vật Chí Phèo khá toàn diện, đi vào các chi tiết cụ thể hơn là
ghi nhớ chung chung. Bài kiểm tra nghị luận về hình tượng nhân vật Chí Phèo
đã được học sinh khai thác khá sâu, từ đó cho thấy một sự nhận thức vững chắc
về nhân vật.
- Lớp 11D1, năm học 2016- 2017 (áp dụng với mức độ thuần thục hơn):

học sinh nắm vững và toàn diện về tác phẩm và nhân vật, hiểu sâu sắc về nhân
vật trong dụng ý của nhà văn, khai thác tốt các vấn đề về nhân vật và từ đó cũng
đã nắm khá vững những kiến thức về tác phẩm và nhân vật.
Bảng so sánh cụ thể:
Lớp

Sĩ số

Kết quả bài kiểm tra nghị luận về nhân vật Chí Phèo
Điểm giỏi
Điểm khá Điểm tr.b
Điểm yếu,

Ghi chú

kém
11A3

42

5

20

17

0

11D2


43

6

22

15

0

11A1

48

10

29

9

0

Qua những so sánh trên, ta có thể thấy rằng việc phân tích nhân vật Chí
Phèo khi dạy học văn bản truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao theo cách
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

14


Trường THPT Quảng Xương 3


Sáng kiến kinh nghiệm 2017

sử dụng mô hình đường biểu diễn đồ thị và hình vẽ đã phát huy hiệu quả rõ rệt.
Kết quả này còn được thể hiện với những mức độ khác nhau ở hầu hết các lớp
11 mà chúng tôi đã dạy trong những năm qua.
4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của tổ
chuyên môn và nhà trường
Với những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã triển khai trước tổ chuyên
môn và được các đồng nghiệp vận dụng trong việc dạy tác phẩm Chí Phèo của
nhà văn Nam Cao. Cụ thể trong các năm học 2013 - 2014 và 2016- 2017 với
bảng số liệu sau:
Lớp

Sĩ số

Kết quả bài kiểm tra nghị luận về nhân vật Chí Phèo
Điểm giỏi
Điểm khá Điểm tr.b
Điểm yếu,

Ghi chú

kém
11A2

48

0


28

20

0

11D4

40

9

25

6

0

11D1

49

19

29

1

0


Những kết quả vận dụng của môn Ngữ văn đã có ảnh hưởng và đóng góp
quan trọng với kết quả giáo dục chung của nhà trường. Hiện nay, chúng tôi đã
vận dụng rộng rãi việc sử dụng mô hình đường biểu diễn đồ thị và hình vẽ vào
việc đọc hiểu đa số các văn bản tác phẩm tự sự khác trong chương trình THPT,
áp dụng trong phạm vi trường THPT Quảng Xương 3 một cách hiệu quả.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

15


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

Phân tích nhân vật là một trong những nội dung quan trọng nhất khi đọc
hiểu tác phẩm tự sự. Việc phân tích nhân vật cần phải đáp ứng đầy đủ và nghiêm
ngặt những yêu cầu về tính toàn diện, khách quan và chính xác.
Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là
một nhân vật có nhiều nét riêng biệt độc đáo, gây được những ấn tượng rõ nét và
sâu đậm trong lòng người đọc. Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và
sức sống của nhân vật Chí Phèo chính là những chặng đường đời của nhân vật
với các biến cố và sự kiện khác nhau. Vì vậy, khi tìm hiểu về nhân vật Chí Phèo
cần phải được quan tâm đúng mức độ và được khai thác phù hợp triệt để, tránh
tình trạng "lướt qua" hoặc phân tích hời hợt.
Chúng tôi cam đoan đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm được đúc rút từ
thực tiễn dạy học của bản thân, không sao chép hay lấy ý tưởng của bất cứ sáng

kiến kinh nghiệm nào khác.
2. Kiến nghị
Đối với tổ chuyên môn: Chúng tôi mong rằng mỗi thành viên trong tổ
luôn phát huy tinh thần học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, thường xuyên có những giải
pháp sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực và hiệu quả để cả tổ cùng vận dụng,
góp phần nâng cao chất lượng lượng dạy học môn Ngữ văn nói riêng và chất
lượng dạy học của nhà trường nói chung.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Chúng tôi mong có những cơ chế để
nhân rộng mô hình viết sáng kiến kinh nghiệm, nhất là phát huy hiệu quả của
những sáng kiến kinh nghiệm đã được vận dụng trong toàn trường, để những
sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên có ý nghĩa thiết thực trong dạy và học.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Tuyết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đường (2009), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, (tập 1), Nxb Hà Nội.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

16


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

2. Phan Trọng Luận - chủ biên (2007), Ngữ văn 11 (tập 1), Nxb Giáo dục.
3. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ - Viện
ngôn ngữ học.

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA SỞ GD & ĐT THANH HÓA
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản "Những đứa con
trong gia đình" của Nguyễn Thi từ dóc nhìn thời gian nghệ thuật (Xếp loại C;
Quyết định số: 753/QĐ-SGD&ĐT, ngày 03/11/2014)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 3
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

17


Trường THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm 2017

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG ĐƯỜNG BIỂU DIỄN VÀ HÌNH VẼ
ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
KHI DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN "CHÍ PHÈO" CỦA NAM CAO

Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2017

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


18



×