Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CƠ CHẾ KIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.35 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

TIỂU LUẬN
Môn: Quyền lực Chính trị

ĐỀ TÀI: CƠ CHẾ KIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

Học viện thực hiện: Nguyễn Thị Hòa

Hà Nội - 2016
1


1. Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
+ Khái quát về tham nhũng
Tham nhũng xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử 1. Câu chuyện kể trong Kinh
thánh về trường hợp của Vua David và Bathsheba là một minh chứng về tham
nhũng từng xuất hiện từ thời xa xưa. Trong thời kỳ Israel xâm chiếm thành phố
Rabbah, David – Vua của Israel – đem lòng yêu mến Bathsheba, một phụ nữ đã
có chồng. Chồng của bà, Uriah người Hittite, là một quân nhân đáng tin cậy trong
quân đội. David lệnh cho Uriah đem một bức thư có niêm phong đến gặp một vị
tướng. Trong thư viết Uriah được cử đến chiến tuyến nơi mà cuộc giao tranh rất
ác liệt để anh ta bị giết. Sau đám tang chồng của Bathsheba, David đã đem bà về
nhà mình làm vợ. Câu chuyện này tiếp tục với chuyện làm rõ việc Chúa đã bất
bình như thế nào trước sự lạm dụng quyền lực của David và đứa con của David
với Bathsheba đã chết. Qua đây có thể thấy việc lạm dụng quyền lực của người
thống trị và hành động của Vua David rất hợp với định nghĩa hiện đại về tham
nhũng là “việc lạm dụng quyền lực công vì tư lợi”.


Hiện nay tham nhũng đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu khoa học vì
những tác động không mong muốn của nó đối với phúc lợi xã hội. Các nghiên
cứu đã xem xét, tìm hiểu các nguồn tham nhũng và liên hệ rất nhiều khía cạnh
của sự phát triển với tham nhũng. Một số tác giả đã phân tích các chỉ số liên quan
đến tham nhũng nhằm làm cho các chỉ số thống kê hiện có trở nên có ích. Các kết
quả nghiên cứu rất đa chiều. Một số nhận thấy rằng đa số các yếu tố góp phần
vào tham nhũng có thể được giải thích bởi những đường đi của lịch sử trong khi
đó một số khác lại cho rằng các biến số liên quan đến các thể chế hiện hành đã
tác động đến tham nhũng. Các nhà kinh tế học thì lại gắn mức độ tham nhũng với
rất nhiều thâm hụt xã hội như sự đình đốn kinh tế, bất bình đẳng về phân phối thu
nhập, thiếu đầu tư về vốn con người, lạm phát ngân sách quốc phòng và chú ý rất
ít đến việc thiếu sự bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường. Tham nhũng ảnh

1

Lorenzo Pellegrini (2008), Lecture Notes on Corruption, ISS, the Hague.

2


hưởng đến tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng tiêu cực
của nó đối với đầu tư. Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng xác định thêm các kênh
khác mà qua đó tham nhũng tác động đến tăng trưởng kinh tế, và tham nhũng lấy
đi các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế từ các khu vực như thế nào như
giáo dục, hướng đến các khu vực không thúc đẩy việc tạo ra phúc lợi như các chi
tiêu cho quân sự. Một khía cạnh khác của chính sách công thu hút sự quan tâm là
tác động của tham nhũng đối với các chính sách môi trường. Thực tế là các
nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn đã thấy rằng tham nhũng được gắn với nhiều
chính sách không chặt chẽ. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học xã hội
đều lên án tham nhũng. Một số cho rằng, trong những điều kiện nhất định, tham

nhũng có thể có lợi cho phát triển kinh tế. Một số khác cho thấy các chiến dịch
chống tham nhũng làm giảm sự chú ý khỏi những vấn đề nóng bỏng hơn và cản
trở việc thực hiện dân chủ2.
Mặc dù rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa chính xác về tham
nhũng, song có một sự thống nhất cao khi cho rằng tham nhũng liên quan đến các
hành động mà trong đó quyền lực của cơ quan công được sử dụng cho việc thu
lợi cá nhân theo kiểu mâu thuẫn với luật chơi 3. Một số hành động phạm pháp như
lừa đảo, rửa tiền, buôn bán ma túy và hoạt động chợ đen không cấu thành tham
nhũng vì chúng không liên quan đến sử dụng quyền lực công. Tuy nhiên, những
người thực hiện các hành động này thường phải dính líu tới các quan chức và
chính khách nếu những sự vận hành này còn tồn tại và vì vậy những hoạt động
này đôi khi phát triển mà không có sự tham nhũng.
Có thể kể ra 3 loại tham nhũng 4. Một là “tham nhũng lớn”, liên quan đến
hành động của giới tinh hoa chính trị khi họ sử dụng quyền lực để đưa ra các
chính sách kinh tế. Với tư cách là những quan chức được bầu chọn hay trong vai
trò là người canh gác xã hội nhân từ của chính phủ, các chính trị gia có nhiệm vụ
đưa ra quyết định về phân bổ nguồn lực chỉ dựa trên lợi ích của những người chủ
2

Lorenzo Pellegrini (2008), Lecture Notes on Corruption, ISS, the Hague.

3

Arvind K. Jain (2001), Corruption – A Review, Blackwell Publishes Ltd, UK, tr. 74.

4

Arvind K. Jain (2001), Corruption – A Review, Blackwell Publishes Ltd, UK, tr.75.

3



của họ - dân chúng. Tất nhiên là họ phải cân đối lợi ích giữa các khu vực khác
nhau trong xã hội cũng như mong muốn của bản thân để duy trì quyền lực. Giới
tinh hoa chính trị có thể thay đổi các chính sách quốc gia hoặc việc thực hiện các
chính sách quốc gia bằng sự trả giá của dân chúng. Kiểu tham nhũng này rất khó
xác định, trừ khi có hối lộ, vì các tranh luận về chính sách công thường được diễn
tả bằng lợi ích công. Kiểu tham nhũng này đặc biệt khó xác định và đánh giá vì ít
nhất thì một số bộ phận dân chúng cũng được lợi hoặc nếu có thể có khiếu nại thì
những lợi ích tương lai sẽ được dồn cho một số bộ phận dân chúng. Kiểu tham
nhũng này có thể để lại hệ quả nghiêm trọng nhất cho xã hội. Kiểu tham nhũng
này giải thích rõ nhất cho các mô hình dựa trên lý thuyết về đại diện trong đó
hiệu quả của mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng đưa ra những sự khuyến
khích của người chủ đối với đại diện.
Hai là tham nhũng của giới công chức. Kiểu tham nhũng này liên quan đến
những hành động tham nhũng của các công chức được bổ nhiệm trong việc giải
quyết công việc của họ với cả cấp trên (giới chính khách) hoặc với dân chúng.
Hình thức phổ biến nhất của kiểu tham nhũng này - thường được biết đến là tham
nhũng nhỏ - là dân chúng có thể được yêu cầu hối lộ các công chức để nhận được
dịch vụ mà họ có quyền cung cấp hoặc đẩy nhanh tốc độ của một thủ tục quan
liêu. Trong một số trường hợp, vật hối lộ có thể đưa lại một dịch vụ được cho là
không có. Các công chức cũng có thể bớt xén phần tiền nộp vào trong khi thực
hiện các nhiệm vụ do giới chính khách giao cho. Hình thức tham nhũng này cũng
xảy ra trong ngành tư pháp khi mà các khoản hối lộ có thể giúp làm giảm các chi
phí hay cơ hội phạt theo luật định. Các hình thức của kiểu tham nhũng này phụ
thuộc vào sự cân bằng trong thị trường giữa cung và cầu của dịch vụ mà đến lượt
nó lại dẫn đến các phân tích về cạnh tranh, chi phí và lợi nhuận của các dịch vụ.
Ba là tham nhũng về lập pháp. Kiểu tham nhũng này liên quan đến cách
thức và mức độ mà hành vi bỏ phiếu của các nhà lập pháp có thể tác động tới.
Các nhóm lợi ích có thể hối lộ các nhà lập pháp để làm cho việc lập pháp có thể

thay đổi lợi ích kinh tế gắn với tài sản. Kiểu tham nhũng này có thể bao gồm việc

4


“mua phiếu”, hoặc là của nhà lập pháp với sự cố gắng để được bầu lại hoặc là của
các quan chức trong ngành hành pháp với nỗ lực ban hành lập pháp.
Việc đánh giá chính xác mức độ tham nhũng ở bất kỳ một nước nào là rất
khó. Đã có những đánh giá về sự thiệt hại do tham nhũng của một số nghiên cứu
trên thế giới. Hành vi tìm kiếm lợi nhuận đã làm tăng chi phí nhập khẩu ở Ấn Độ
và Thổ Nhĩ Kỳ từ 7 - 15% thu nhập quốc gia. Trong đa số các trường hợp, có thể
có đánh giá định lượng, tham nhũng đã đưa đến những thiệt hại 10 - 15% các quỹ
có liên quan. Các chuyên gia khu vực đã đưa ra số phần trăm các chính khách và
công chức tham nhũng. Mức độ tham nhũng dường như là cao nhất ở châu Á, nơi
mà 25 – 40% chính khách và khoảng 15 – 33% công chức tham nhũng. Mức độ
tham nhũng thấp nhất là ở châu Đại dương, dưới 10% đối với cả hai đối tượng.
Trong tham nhũng thường có 3 yếu tố cùng tồn tại 5. Trước hết, một người
cần có quyền tự quyết. Nói rộng hơn thì quyền này phải bao gồm cả quyền đưa ra
các quy định và quyền thực hiện chúng. Thứ hai là quyền lực phải gắn với lợi ích
kinh tế. Hơn nữa, những lợi ích này phải gắn với những nhóm có thể xác định
được nắm giữ những lợi ích đó. Ba là hệ thống lập pháp/tư pháp chỉ có khả năng
rất thấp phát hiện hay xử phạt các hành động sai trái.
Tham nhũng cũng giống như AID. Đó là vấn đề ở tất cả các nước, nhưng
chỉ đặc biệt phổ biến và gây thiệt hại ở một số rất ít nước. Tham nhũng có các
khía cạnh của một căn bệnh lây truyền. Tham nhũng được dựa trên hành vi riêng
biệt, thường được chấp nhận, mà chuẩn mực đạo đức hiện hành coi là vô đạo đức.
Hệ quả về mặt xã hội của tham nhũng xảy ra ở nhiều mức độ, bao gồm cả kinh tế.
Bản thân căn bệnh rất khó chống chọi lại và khủng khiếp hơn nó có thể tự thích
nghi với các nỗ lực đánh bại nó6.
Ở Việt Nam, tham nhũng là mối quan ngại nghiêm trọng và nạn tham

nhũng được cho là rất phổ biến. Nạn tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng ở một số
đơn vị cung cấp dịch vụ và trong các dự án công (Ngân hàng Thế giới 2005b).
Nếu so sánh theo khu vực, Tư vấn rủi ro Chính trị và Kinh tế (PERC) cho Việt
5

Arvind K. Jain (2001), Corruption – A Review, Blackwell Publishes Ltd, UK, tr. 77.

6

Robert Klitgaard (5/1999), Three Levels of Fighting Corruption, at the Carter Center Conference
”Transparency for Growth in the Americas”.

5


Nam 8,65 điểm trong thang điểm từ 0-10 (trong đó, 10 là trường hợp xấu nhất)
chỉ ở trên Phi-lip-pin và In-đô-nê-xia nhưng sau Ấn độ. Chỉ số tham nhũng của
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) xếp hạng Việt Nam
đứng thứ 102 trong tổng số 146 nước7.
+ Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm và coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều
hành với mục tiêu được xác định đến năm 2010 là “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi
tham nhũng, lãng phí…”. Tại Hội nghị tổng kết phòng, chống tham nhũng năm
2009, đồng chí Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư) đã nhấn mạnh Đảng
nhiều lần nhận định rằng tham nhũng gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút
lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của
Đảng và chế độ. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), công
tác phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến, đạt kết quả tích cực. Trên
một số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm (quản lý,

sử dụng tài sản công; chi tiêu thường xuyên bằng vốn ngân sách; quản lý, sử
dụng ODA; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia…) 8. Tại buổi đối thoại
lần thứ 10 về phòng, chống tham nhũng được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/11, Phó
thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Việt Nam đang nỗ lực vượt qua nhiều
thức thách để tiếp tục phát triển. Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng,
chống tham nhũng cũng cho biết trong 5 năm (2007-2011), các cơ quan tố tụng
đã khởi tố bình quân mỗi năm khoảng 280 vụ với hơn 600 bị can về các tội tham
nhũng9.
Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, từ
khi thành lập (29/9/2007) đến năm 2010, 63 Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã chỉ đạo xử lý
hơn 200 vụ án, vụ việc tham nhũng trọng điểm; ban hành trên 3.000 thông báo,
7

Ann Bartholomew Robert Leurs, Adam McCarty, Báo cáo phát triển Việt Nam 5/2006, tr 91.

8

ngày 28
tháng 1 năm 2010.
9

ngày
29 tháng 11 năm 2011.

6


công văn, quyết định hoặc hình thức chỉ đạo khác; tổ chức gần 2.000 cuộc kiểm
tra, đôn đốc việc thực hiện phòng, chống tham nhũng 10. Riêng năm 2009, các
ngành trung ương tiến hành 3.038 cuộc kiểm tra việc thực hiện chế độ, định mức,

tiêu chuẩn; phát hiện 202 vụ vi phạm, với tổng giá trị sai phạm 16,5 tỷ đồng. Gần
190 cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật; 13 người bị kiến nghi xử lý hình sự...
Ngành thanh tra phát hiện 150 vụ, hơn 430 người có liên quan tham nhũng với số
tiền 74,85 tỷ đồng, 10,6 ha đất. Các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi 55,2 tỷ
đồng (đã thu hồi 22,78 tỷ đồng), kiến nghị xử lý hành chính 64 tập thể, 366 cá
nhân; kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó với 41 trường
hợp11.
Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010
cho thấy, nhìn chung, công tác xử lý tham nhũng đã có chuyển biến. Tuy nhiên,
tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp với thủ đoạn
ngày càng tinh vi, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng còn thấp so với
yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều vụ án mới phát hiện đã được xử lý nhanh, kịp thời, dứt
điểm. Các vụ án tồn đọng được tập trung xử lý. Các vụ việc nghiêm trọng, dư
luận bức xúc được quan tâm chỉ đạo xử lý quyết liệt. Song, kết quả điều tra, truy
tố, xét xử án tham nhũng trong những năm trở lại đây liên tục giảm cả về số vụ,
số đối tượng12. Tham nhũng tiếp tục là vấn đề quan tâm, lo ngại, bức xúc nhất của
toàn xã hội hiện nay13. Nghiêm trọng nhất vẫn là tham nhũng trong lĩnh vực quản
lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây dựng, thuế, quản lý tài
sản công. Đặc biệt là trong hàng trăm vụ tham nhũng được các cơ quan chức
năng phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử trên cả nước thì mới chỉ có 25 cơ quan, tổ
chức, đơn vị tự phát hiện được tham nhũng. Việc xử lý cũng chưa thực sự nghiêm
10

ngày 12 tháng
3 năm 2010.
11

ngày 28
tháng 1 năm 2010.
12


ngày 30
tháng 9 năm 2010.
13

/>%E2%80%9D-1-21538846.html .ngày 15 tháng 1 năm 2010.

7


khắc. Năm 2008, 2009, 2010 không ít vụ tham nhũng đã khởi tố, sau đó đình chỉ
điều tra mà lý do chủ yếu là người vi phạm đã khắc phục hậu quả, bồi thường
thiệt hại, có nhân thân tốt nên thay vì xử lý hình sự đã chuyển sang xử lý hành
chính14.
Trong 8 tháng đầu năm 2011, toàn ngành thanh tra đã triển khai 5.950 cuộc
thanh tra hành chính và gần 65 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Kết
quả là đã phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế 4.585 tỷ đồng, 1.972 ha đất;
kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.476 tỷ đồng, 1.937 ha đất (đã thu hồi
được 508 tỷ đồng, 22,6 ha đất); kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 275
tập thể, 766 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 29 vụ việc; xử phạt vi phạm
hành chính hơn 196 nghìn tổ chức, cá nhân với số tiền trên 1,3 nghìn tỷ đồng (đã
thu 119 tỷ đồng). Nhìn chung, hiệu quả thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước
và thanh tra công vụ chưa cao; một số cuộc thanh tra còn kéo dài, nhất là ở giai
đoạn kết luận thanh tra; ở một số địa phương, tình hình vẫn phức tạp, giải quyết
dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được nhiều; một số vụ việc, vụ án
tham nhũng xử lý còn chậm…15
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (Nghị quyết
21/NQ-CP ngày 12/5/2009) đề ra mục tiêu, cần ngăn chặn, triệt tiêu các điều kiện
và cơ hội phát sinh tham nhũng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi
quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi. Song

song với đó là việc hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh
bình đẳng, công bằng và minh bạch. Đồng thời hoàn thiện chính sách xử lý, nhất
là chính sách hình sự, tố tụng hình sự đối với tham nhũng…
Để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phổ
biến, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong cán bộ và nhân dân đã được đẩy mạnh nhằm nâng cao ý
thức của mỗi người dân trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết
14

ngày 30
tháng 9 năm 2010.
15

ngày 21 tháng 9 năm

2011.

8


kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, công tác giải quyết đơn, thư tố cáo, phản ảnh
liên quan đến tiêu cực, tham nhũng cũng được tăng cường để kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Chính phủ đã
đưa ra 7 giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để thực hiện
mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Trong đó có giải pháp phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là biết dựa vào
dân và người đứng đầu các cấp dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng 16. Kinh nghiệm
của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn chống tham nhũng thành công thì
không thể chỉ dựa vào nỗ lực của các cơ quan nhà nước mà nhất thiết phải phát
huy được vai trò, trách nhiệm và huy động được sự tham gia, ủng hộ tích cực của

toàn xã hội. Luật pháp Việt Nam cũng quy định trách nhiệm của công dân tham
gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc thông qua
tổ chức mà mình là thành viên17.
2. Phòng, chống tham nhũng của người dân thông qua hình
thức khiếu nại, tố cáo
Luật Phòng, chống tham nhũng quy định công dân có quyền phát hiện,
tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham
nhũng18. Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền 19. Quy định của luật pháp cho thấy khiếu nại, tố cáo là
một trong những hình thức quan trọng để nhân dân tham gia phòng, chống
tham nhũng. Khiếu nại, tố cáo đã được xây dựng thành Luật khiếu nại, tố cáo
và các quy định về khiếu nại, tố cáo trong các văn bản luật khác làm cơ sở
pháp lý để nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách hợp
pháp, đúng quy trình, thủ tục pháp luật. Việc ban hành Luật và các quy định
16

/>p_page_id=21018639&pers_id=21020754&folder_id=1&item_id=21066286&p_details=1 ngày 30 tháng 11 năm
2010.
17

Luật Phòng, chống tham nhũng của nước CHXHCN Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều 88.

18

Luật Phòng, chống tham nhũng của nước CHXHCN Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều 6.

19

Luật Phòng, chống tham nhũng của nước CHXHCN Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều 64.


9


về khiếu nại, tố cáo là nhằm khuyến khích nhân dân phát huy dân chủ, tích
cực bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và
các tổ chức, đồng thời tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân như điều 7 Hiến pháp 1992 quy định là
biểu hiện quyền làm chủ của nhân dân đồng thời cũng là hình thức tham gia
phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là
việc nhân dân phát hiện ra những việc làm sai trái, những hành vi vi phạm
pháp luật, thông qua một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua khiếu nại, tố cáo
nhân dân có thể góp phần phát hiện các vụ việc tham nhũng, ngăn chặn và xử
lý các trường hợp vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho xã hội, giúp cho bộ
máy nhà nước hoạt động có hiệu quả.
+ Những quy định về khiếu nại, tố cáo
Điều 74 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam quy định
công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về những việc làm trái pháp luật và được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết
theo quy định của pháp luật. Luật khiếu nại, tố cáo (1998) quy định tại Điều 1:
công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi trái pháp
luật của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời quy
định công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về
hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
cơ quan, tổ chức.
Luật khiếu nại, tố cáo quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố

cáo và người bị khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Để nhân dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo một cách thuận lợi, an
toàn, Luật quy định nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ, tên, địa chỉ,
10


bút tích của người tố cáo; cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trái pháp luật; bao che người bị khiếu nại, tố cáo; can thiệp trái pháp luật vào
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người
khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm giải
quyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống,
gây rối trật tự.
Sau một thời gian thực hiện luật khiếu nại, tố cáo, tháng 12 - 2005, Quốc
hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều của luật này cho phù hợp, sát thực tiễn hơn.
Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi có hiệu lực từ 1-6-2006 có nhiều điểm mới về
quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo cũng như trách nhiệm của cơ quan
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Để giúp người dân thực hiện khiếu nại đúng nơi,
đúng chỗ, Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi cho phép luật sư được tham gia vào quá
trình giải quyết khiếu nại của người dân.
Luật cũng qui định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền phải ra quyết
định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Người có thẩm quyền phải bị xem xét kỷ
luật nếu không ra quyết định giải quyết đúng thời hạn theo luật định (30 ngày đối
với khiếu nại lần đầu và 45 ngày đối với lần hai). Người khiếu nại có quyền kiến
nghị cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét kỷ luật
người đó.
Về phía người đi khiếu nại, luật quy định phải trình bày trung thực sự việc
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và các chứng cứ, tài
liệu đã cung cấp nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại không có căn cứ, tố cáo sai sự
thật.

Trên cơ sở Luật khiếu nại, tố cáo (1998), Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được
triển khai đi vào thực tiễn. Chương V của Quy chế dân chủ ở cơ sở có 2 điều quy
định 12 việc nhân dân ở xã giám sát và kiểm tra: Hoạt động của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân xã; kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
và Quyết định của Ủy ban nhân dân xã; hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân
và các cán bộ công chức tại địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân; dự toán và quyết toán ngân sách xã; nghiệm thu và quyết toán công trình do
11


dân đóng góp và chương trình dự án được đầu tư, tài trợ; quản lý và sử dụng đất
đai; thu, chi các loại quỹ và lệ phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực,
tham nhũng; thực hiện chế độ ưu đãi, chính sách xã hội, bảo hiểm, cứu tế; hoạt
động của các cơ quan đóng trên địa bàn phường. Một trong các hình thức giám
sát, kiểm tra của công dân là kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi xâm phạm
quyền làm chủ, vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực của đại biểu Hội đồng
nhân dân và cán bộ Ủy ban nhân dân; chính quyền cơ sở phải giải trình, làm rõ
những vụ việc tiêu cực do dân phát hiện ra.
Quy chế dân chủ về tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại phường quy
định nhân dân có quyền phản ánh, đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình với
UBND phường. Cá nhân và tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo những vi phạm
quản lý hành chính của UBND phường xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân hoặc lợi ích của Nhà nước, tập thể theo quy định. Đơn tố cáo, khiếu nại
phải trung thực, không được lợi dụng để xuyên tạc. UBND phường phải có địa
điểm và lịch tiếp dân cũng như công khai các quy định thủ tục khiếu nại, tố cáo
và thời hạn giải quyết, trả lời các khiếu nại, tố cáo của dân.
+ Thực trạng khiếu nại, tố cáo tham nhũng
Sự ra đời của luật khiếu nại, tố cáo, Quy chế dân chủ ở cơ sở và các quy
định pháp luật khác về khiếu nại, tố cáo đã tạo điều kiện để người dân thực hiện
quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng. Người

dân đã sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo để đưa ra ánh sáng những hành vi vi
phạm pháp luật của các cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Nhiều cán bộ,
công chức do thiếu rèn luyện, tu dưỡng đã có những hành vi sai phạm, vi phạm
pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm lợi cho cá nhân, gia đình
gây thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội. Với tinh thần trách nhiệm cao,
phát huy quyền làm chủ của mình, nhân dân đã thực hiện quyền giám sát phát
hiện nhiều hành vi phạm pháp của các cán bộ, công chức bằng hình thức khiếu
nại, tố cáo. Nhiều vụ việc được nhân dân phát hiện đã giúp loại bỏ được những

12


cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan quyền lực nhà nước làm
trong sạch, vững mạnh bộ máy.
Pháp luật quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Từ khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, nội
dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều dạng và trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, đặc biệt có nhiều khiếu nại, tố cáo cán bộ công chức lợi
dụng chức quyền để trục lợi, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước, tham ô, sử
dụng lãng phí tài sản công, vi phạm trong quản lý sử dụng ngân sách trong đầu tư
xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị; khiếu nại về việc thực hiện chính sách
xã hội; khiếu nại về việc xử lý cán bộ cơ sở vi phạm pháp luật chưa nghiêm, mất
dân chủ, trù dập người tố cáo. Đối với cán bộ cấp cơ sở, các nội dung tố cáo tập
trung vào việc làm trái quy định của Nhà nước về thu chi tài chính, sai phạm
trong công tác quản lý đất đai...
Đất đai là một trong những lĩnh vực gây ra tham nhũng nhiều nhất và xuất
hiện nhiều khiếu nại, tố cáo. Các khiếu nại tập trung chủ yếu vào việc thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng, việc đền bù không công khai, thiếu công bằng, giá đền bù
thấp trong khi giá đất tái định cư quá cao; đòi lại đất cũ và xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, cán bộ công chức chính quyền địa phương vi phạm quy

định về sử dụng đất đai, giao đất không đúng quy định, chuyển mục đích sử dụng
đất trái pháp luật.
Các tố cáo về đất đai chủ yếu tập trung vào các vấn đề cán bộ lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng
đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà ở; lợi dụng chính sách thu
hồi đất của nông dân để chia cho cán bộ. Cán bộ nhũng nhiễu, đòi hối lộ trong
việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính quyền địa phương
(chủ yếu là cấp xã) giao đất trái thẩm quyền, không đúng diện tích được phê
duyệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, diện
tích, không đúng quy hoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so với quy định của Nhà
nước, vi phạm chế độ tài chính trong sử dụng tiền thu từ đất. Chính quyền địa
phương quản lý, sử dụng quỹ đất công ích (5%) sai mục đích, sai quy định của
13


pháp luật, cho thuê, đấu thầu lâu năm thu tiền chi tiêu riêng, để diện tích đất công
ích vượt quá 5%.
Thống kê chưa đầy đủ từ năm 2000-2005, các cơ quan hành chính nhà
nước các cấp đã tiếp gần 1.029.000 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo về đất
đai; nhận trên 983.029 lượt đơn khiếu nại, tố cáo 20. Trong năm 2006, Thanh tra
chính phủ đã nhận hơn 129.000 đơn khiếu nại, tố cáo và giải quyết được hơn
110.000 đơn (đạt 85,2%). Nội dung tố cáo tập trung phản ánh tình trạng chính
quyền cấp cơ sở tự cấp đất, bán đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, vi phạm
trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng... Toàn ngành thanh tra đã tiến hành
hơn 14.000 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm trên 6,3 nghìn tỷ đồng và hơn 5,4
triệu USD cùng 11.000ha đất. Ngành thanh tra đã kiến nghị thu hồi hơn 3,5 nghìn
tỷ đồng, 200.000 USD và kiến nghị xử lý hành chính 3.000 người, chuyển cơ
quan điều tra 95 vụ với hơn 200 người.
Theo báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2007,
các ngành, các cấp đã tiếp 240.584 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; trong đó,

trung ương chiếm 14%, cấp tỉnh 21%. Trụ sở tiếp công dân tại HN và TPHCM
tiếp hơn 17.000 lượt người.21.
Tại thành phố Hà Nội, tình hình khiếu nại của công dân tiếp tục gia tăng. Nội
dung đơn khiếu nại, tố cáo tham nhũng chủ yếu liên quan đến công tác giải phóng mặt
bằng (chiếm 75%). Năm 2007 thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và thụ lý tổng số 2.595
vụ khiếu nại, tố cáo (trong đó khiếu nại 2037 vụ, tố cáo 568 vụ); đã kết luận 2.241 vụ
(khiếu nại 1871 vụ, tố cáo 370 vụ); đạt tỷ lệ 86%22. Trong 6 tháng đầu năm 2008, trụ
sở tiếp dân Hà Nội đã tiếp trên 10 nghìn lượt người. Tổng cộng có 2.610 việc (khiếu
nại 1.699 việc, tố cáo 379 việc, kiến nghị 394 việc và các nội dung khác 138 việc.
Trong đó có 1.300 việc liên quan đến tham nhũng về đất đai (chiếm 50%). Đã có 195
đoàn khiếu nại tố cáo đông người đến trụ sở Hà Nội (tăng khoảng 10% so với cùng kỳ
năm 2007). Tiêu biểu là vụ ông Bùi Khắc Đờn và 360 người dân trú tại xã Lai Vu
(Kim Thành, Hải Dương) khiếu nại đòi đất đền bù; vụ ông Vương Mạnh Thắng ở
20
21

/> />22

/>
14


Hiền Ninh (Sóc Sơn, Hà Nội) cùng 20 người khiếu nại phòng lao động thương binh
xã hội huyện cắt trợ cấp chất độc màu da cam của 277 người đang hưởng chế độ
chính sách không rõ lý do; vụ ông Vũ Ngọc Thanh trú tại Yên Sở (Hoàng Mai, HN)
và một số người tố cáo ban quản lý dự án đường vành đai 3 PU Thăng Long cùng một
số cán bộ UBND phường Yên Sở tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản của Nhà
nước nhiều tỷ đồng; hay ông Nguyễn Duy Mùi cùng gần 30 hộ dân ở thị trấn Gia
Bình (huyện Gia Bình, Bắc Ninh) tố cáo cán bộ huyện có nhiều sai phạm trong việc
quản lý sử dụng đất23. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã tiếp nhận và thụ lý

2.255 vụ khiếu nại, tố cáo; trong đó, đã kết luận 1.665 vụ, đạt tỷ lệ 74%. Qua giải
quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện nhiều sai phạm và kiến nghị thu hồi 3.740 triệu
đồng24.
Tại TP Hồ Chí Minh, trong năm 2007, ngành thanh tra đã tiến hành 388 cuộc
thanh tra và phát hiện sai phạm về kinh tế 114,385 tỷ đồng, 541.754m2 đất, 1 căn
nhà. Kiến nghị thu hồi 82,175 tỷ đồng, 85.754m2 đất, 1 căn nhà; kiến nghị xử lý kỷ
luật 117 người. Sau thanh tra, thành phố đã thu hồi về cho ngân sách 48,192 tỷ đồng
(đạt 58,6%) và 41.912m2 đất (đạt 49%,) xử lý kỷ luật 29 cá nhân. 8 dự án đầu tư,
công trình trọng điểm, có tổng mức đầu tư là 15.188 tỷ đồng cũng được thanh tra và
thu hồi về hơn 560 triệu đồng cho ngân sách Nhà nước25. Trong 9 tháng đầu của
năm 2011, trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh đã tiếp 20.636 lượt người khiếu nại, tố cáo26.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm Bộ nhận được
gần 10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và
môi trường của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó
đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng số đơn. Tổng số đơn từ năm 200323

/>24

ngày 25
tháng 11 năm 2011.
25

www.vnchannel.net/news/chinh-tri/200802/can-chinh-sach-bao-ve-nguoi-to-cao-tham-

nhung.59121.html
26

/>p_page_id=21018639&pers_id=21020754&folder_id=1&item_id=24825559&p_details=1 ngày 14 tháng 11 năm
2011.


15


2008 là 47.652 lượt. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo
thuộc lĩnh vực đất đai là 3.470 lượt27.
Trong 11 tháng qua, Ban Chỉ đạo tỉnh Kon Tum về phòng, chống tham nhũng
đã tiếp nhận 42 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về tham nhũng và 8 tin báo về
sai phạm trong công tác quản lý và việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Đã
chuyển cơ quan chức năng xem xét giải quyết 23 đơn, không xem xét xử lý 11 đơn
kiến nghị (do đơn nặc danh, mạo danh) và thẩm định xử lý 3 đơn tố cáo28.

Qua các khiếu nại, tố cáo của công dân mà nhiều vụ việc vi phạm pháp
luật đã được phát hiện và đưa ra khởi tố. Điển hình là v ụ đất đai ở Quán Nam,
Hải Phòng (khởi tố ngày 03/5/2007); Vụ Tổng Công ty vật tư nông nghiệp thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (khởi tố ngày 30/11/2007); Vụ cố ý làm
trái xảy ra tại Sở Quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ thuộc Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn (khởi tố ngày 08/10/2007); Vụ tượng đài chiến
thắng Điện Biên (khởi tố ngày 07/6/2007); Vụ Thiên Lợi Hòa, Lào Cai
(12/9/2006); Vụ Đề án tin học 112 (khởi tố ngày 13/9/2007); Vụ Tổng công ty
Mía Đường II (ngày 20/2/2008); Vụ Tổng công ty xây dựng miền Trung (khởi tố
ngày 27/2/2008)29.
Thực tế cho thấy, phần lớn đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân là có cơ sở.
Báo chí cũng đã khẳng định nhiều vụ tham nhũng bị phanh phui nhưng không vụ
nào do cơ sở Đảng phát hiện. Qua phân tích sơ bộ các kết quả giải quyết của 20
tỉnh và 2 bộ, ngành thì hơn 70% đơn khiếu nại, tố cáo các sai phạm của địa
phương là đúng sự thật. Trong đó 40% đơn khiếu nại đúng hoàn toàn, gần 23%
khiếu nại có đúng có sai. Trong lĩnh vực tố cáo thì 23% đúng hoàn toàn và 43%
có đúng có sai, còn lại hơn 30% là tố cáo sai sự thật30.


27

/>%A1i- ngày 24 tháng 6 năm 2011.
28

ngày 24 tháng 11 năm 2011.
29

/>%2C_so_bi_can_tang-6-972.html
30
/>16


+ Những vấn đề đặt ra trong khiếu nại, tố cáo tham nhũng
Khiếu nại, tố cáo của công dân là hoạt động bình thường ở bất kỳ quốc gia
nào. Trách nhiệm để tình trạng khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài chủ yếu do địa
phương giải quyết thiếu dứt điểm và còn nhiều bất cập. Trong thời gian qua tình
hình khiếu nại, tố cáo của dân có chiều hướng gia tăng với diễn biến phức tạp,
tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Có nhiều vụ khiếu kiện
phức tạp đông người, vượt cấp lên Trung ương. Trong hoạt động khiếu nại, tố cáo
đã và đang xuất hiện tình trạng tụ tập đông người, liên kết giữa người đi khiếu
kiện ở địa phương này với địa phương khác. Trên thực tế, đã có những đối tượng
cầm đầu, có hành vi xúi giục, kích động, lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo của công
dân để gây rối trật tự công cộng. Có đoàn lên đến gần ngàn người; một số đoàn
căng khẩu hiệu, biểu ngữ, ở lại nhiều ngày tập trung trước trụ sở các cơ quan
Trung ương, đi diễu hành trên đường phố ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc
tập trung trước nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đưa đơn, đòi
được tiếp, trong đó có một số đoàn có thái độ rất gay gắt, quyết liệt, mặc dù cán
bộ tiếp dân hướng dẫn, giải thích nhưng công dân không nghe và không chịu vào
trụ sở tiếp công dân để được xem xét31.

Bảo vệ người khiếu nại, tố cáo tham nhũng: Tình trạng tham nhũng ở Việt
Nam được đánh giá ở mức độ trầm trọng. Nhờ có sự tham gia tích cực của người dân
mà vụ việc đã được phát hiện. Tuy nhiên, nếu không có một chính sách bảo vệ người
tố cáo hiệu quả, thì cuộc chiến chống tham nhũng sẽ phải đương đầu với những thách
thức vô cùng to lớn bởi vì không ít người tố cáo đã và đang bị đe dọa, trả thù với
nhiều hình thức tàn bạo và tinh vi. Theo một số liệu điều tra của Viện Xã hội học Viện KHXH Việt Nam có 53,2% số người được hỏi cho rằng có hiện tượng trù úm
người tố giác hành vi tham nhũng; kỳ thị, phân biệt đối xử chiếm 34,8%; xâm hại về
lợi ích kinh tế, thân thể, sức khỏe chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Thực tế này cho thấy hành
lang pháp lý bảo vệ người tố cáo tham nhũng chưa thực sự đầy đủ và khả thi 32. Ông
31

Báo Pháp luật ngày 9 - 10 - 2002.

32

ngày 5 tháng 11 năm 2011.

17


Nguyễn Đình Phách, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung
ương về Phòng, chống tham nhũng cho rằng “Bảo vệ an toàn cho người tố cáo tham
nhũng nhằm khuyến khích người dân tham gia phát hiện, xử lý các hành vi tham
nhũng là yêu cầu quan trọng và bức thiết của cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng…”.
Trong những năm gần đây, hàng loạt trường hợp người tố cáo tham nhũng
bị trả thù bằng nhiều hình thức như trù úm, cách chức, đuổi việc. Nhiều đối tượng
bị tố cáo đã thuê côn đồ, đe dọa, thậm chí xâm phạm danh dự, sức khỏe của
những người tố cáo. Mặc dù luật đã quy định bảo vệ người khiếu nại, tố cáo song
thực tế một số trường hợp người khiếu nại, tố cáo bị trù dập đã gây tâm lý lo ngại

và vô tình sẽ triệt tiêu một kênh phản hồi quan trọng từ phía người dân.
Tại Hà Nam, chiều ngày 30/7/2008, bốn công dân (Phạm Văn Hiến, Phạm
Thị Nghĩa, Hoàng Đức Miễn, Lương Xuân Thắng) đã tố cáo vi phạm Luật Đất đai ở
Liêm Chính với lãnh đạo tỉnh Hà Nam. Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh đã về
làm việc nhưng sau 75 ngày vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Còn những người tố cáo
luôn nhận được những lời đe dọa, nhắn qua người này người khác33.
Do tích cực đấu tranh chống tham nhũng, ông Phạm Thanh Bình, Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã bị Quận
ủy Cầu Giấy cho thôi chức vụ Bí thư và chỉ đạo miễn nhiệm chức Chủ tịch
HĐND phường. Bà Phan Thị Thanh Hương, nguyên cán bộ một tờ báo bị cơ
quan cho thôi việc, thu thẻ nhà báo do đấu tranh với những việc làm sai trái của
một số cán bộ lãnh đạo cơ quan. Ông Nguyễn Kim Hợp (ở xã Phú Phong, huyện
Hương Khê, Hà Tĩnh) tố cáo một số cán bộ xã, huyện đã cấp và bán trái phép hơn
300.000m2 đất, khiến một số cán bộ sai phạm bị phạt tù. Song, ông Hợp lại đang
bị chính quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế thu hồi hơn 4.000m2 đất của
gia đình34.
Không đồng tình với hành vi tổ chức, chỉ đạo cấp dưới gian lận, trốn thuế
của ông Phạm Quang Huy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), Giám đốc Cty
33

/>34

/>ngày 19 tháng 11 năm 2011.

18


Cổ phần Y Dược học dân tộc Hòa Bình (CP YDHDT), ngày 7/5/2009, bà Bùi Thị
Thích, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn Cty đã viết đơn tố cáo hành vi trên
của ông Huy gửi Cục Thuế Hòa Bình. Kết quả, bà Thích bị cách chức Phó Giám

đốc Cty, hạ bậc lương. Sau đó, ông Huy bị lĩnh án 6 tháng cải tạo không giam
giữ, nhưng đến nay, bà Thích vẫn chưa được trả lại chức vụ, quyền lợi. Bà Thích
đã bị công khai trù dập khi HĐQT ra 2 Quyết định cùng số 05/QĐ-CT “v/v miễn
nhiệm chức Phó Giám đốc Cty của bà Thích kể từ ngày 1/1/2010” và “v/v thôi
giữ chức Phó Giám đốc Cty đối với bà Bùi Thị Thích”35.
Đa số những người có hành vi tham nhũng là người có chức có quyền. Vì
lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng tấn công người tố giác một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp thuê côn đồ nếu vụ việc chưa bị phanh phui. Không chỉ công khai trù dập
người tố cáo, những người bị tố cáo còn có nhiều hình thức trả thù rất tinh vi gây
ức chế về mặt tâm lý cho người dám tố cáo kiểu như không giao việc, coi như
người thừa trong cơ quan đơn vị khiến người tố cáo chán nản dẫn đến tự bỏ việc.
Không riêng Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, người chống tham nhũng
nói chung và người tố cáo các hành vi tham nhũng nói riêng thường đứng trước
nhiều mối đe dọa, chịu sức ép trả thù hay trù dập... Ngay cả cán bộ của cơ quan
phòng chống tham nhũng cũng chịu áp lực này. Việc các đối tượng tham nhũng
dùng mọi phương thức, thủ đoạn để đe dọa, trả thù người tố cáo tham nhũng
khiến một bộ phận quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên e ngại, né tránh,
không dám tố cáo.
Thực tế có rất nhiều đối tượng tham nhũng bị tố cáo đã thuê côn đồ tấn
công người tố cáo xâm phạm danh dự, thân thể, sức khỏe, thậm chí là tính mạng
của người tố cáo nhưng rất ít đối tượng bị tố cáo bị xử lý trách nhiệm hình sự về
hành vi này. Thực chất, có thể coi đó là hành vi phạm tội, đồng phạm, chủ mưu
trong những vụ trả thù, dư luận đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật ngoài việc
điều tra, xử lý đối tượng bị tố cáo vì hành vi tham nhũng thì cũng cần phải xử lý
về hành vi tấn công người bị tố cáo nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu

35

ngày 10 tháng 11 năm 2011.


19


không được bảo vệ thì sẽ không ai dám tiếp tục lên tiếng. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng còn thấp.
Đảm bảo bí mật thông tin về khiếu nại, tố cáo tham nhũng: Nhiều vụ tham
nhũng bị tố cáo nhưng không được xử lý kịp thời khiến cho dư luận bức xúc và
người tố cáo bị ảnh hưởng. Ngày 18/9/2007, bốn nông dân (Nguyễn Thuận
Trưởng, Ngô Minh Phiện, Lê Văn Lương và Nguyễn Văn Vinh) ở xã Vĩnh Thành,
huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị có gửi đơn tới ngành chức năng tố cáo cán bộ xã
Vĩnh Thành lập danh sách khống, rút hàng trăm triệu đồng tiền đền bù giải phóng
mặt bằng công trình tỉnh lộ 70 (qua năm xã của huyện Vĩnh Linh). Gần một tháng
sau không thấy trả lời, họ đã tiếp tục gửi đơn tố cáo lên lãnh đạo tỉnh. Đoàn
phòng chống tham nhũng trung ương đã vào làm việc và có văn bản kết luận
ngày 30/1/2008 cho rằng nội dung trong đơn tố cáo là có thật. Tuy nhiên, trước
khi có kết quả thanh tra thì người tố cáo đã bị trả thù gây thiệt hại lớn về kinh tế
do việc cung cấp thông tin tố cáo tiêu cực cho đoàn thanh tra đã không được đảm
bảo bí mật36. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về
người tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo đều có trách nhiệm bảo đảm giữ bí
mật các thông tin này dù người tố cáo có yêu cầu hay không. Trường hợp nhận
được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù hay trù dập thì người giải quyết tố
cáo phải chủ động hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm
quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa dứt điểm, để dây dưa, kéo dài: Nhiều vụ
việc khiếu kiện chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm do công tác thẩm tra, xác
minh, thu thập chứng cứ thiếu chính xác. Một số vụ do nhận thức và vận dụng pháp
luật còn nhiều ý kiến khác nhau, hoặc áp dụng chưa đúng chính sách pháp luật dẫn
đến nhùng nhằng trong giải quyết. Trong lĩnh vực đất đai ở nông thôn, nhiều vi
phạm về đất do cán bộ chính quyền cấp xã, huyện thực hiện như giao đất trái thẩm
quyền hoặc vượt quá thẩm quyền, sai đối tượng, sai thủ tục, vị trí, miễn giảm không

đúng đối tượng. Nhiều vi phạm đã trở nên phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng,
36

/>ArticleID=250872&ChannelID=6
20


gây khiếu kiện kéo dài làm mất ổn định trật tự xã hội trở thành điểm nóng chính trị xã hội. Có nơi cán bộ, công chức mất đoàn kết nội bộ, có sai phạm nhưng giấu giếm,
không xử lý kịp thời hoặc xử lý không nghiêm minh, gây bất bình và làm giảm lòng
tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước.
Tại xã Ngọc Thanh đã xảy ra tình trạng lấn chiếm ruộng công và cấp “sổ
đỏ” trái pháp luật. Hơn 20 thửa ruộng bị lấn chiếm và 4 trường hợp xây dựng nhà
trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích. Trước bầu cử HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2011 - 2016, hàng loạt đơn tố cáo ông Lý Văn Lương và việc cấp số đỏ trái
pháp luật đã được người dân gửi đến các cơ quan chức năng.Song, ông Lý Văn
Lương vẫn “thản nhiên” lọt vào danh sách chính thức ứng cử đại biểu HĐND xã
Ngọc Thanh và trúng cử trở thành Phó Chủ tịch UBND xã và nội dung tố cáo của
người dân đến nay vẫn chưa được Thị ủy Phúc Yên kết luận37.
Công tác tiếp dân bộc lộ nhiều hạn chế: Công tác tiếp dân vẫn còn một số
hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt chưa gắn công tác tiếp
dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng qui định của Đảng và pháp luật của
Nhà nước. Nhiều nơi, tổ chức tiếp công dân còn mang tính hình thức, giao cho
cán bộ không đủ thẩm quyền hoặc không đủ năng lực, trình độ thực hiện. Cán bộ
tiếp công dân hầu như không được đào tạo. Ở một số nơi, năng lực, trình độ của
cán bộ tiếp công dân hạn chế dẫn đến việc hướng dẫn thiếu chính xác, tiếp nhận
thụ lý đơn không đúng thẩm quyền, thụ lý đơn đề xuất giải quyết khiếu nại tố cáo
còn nhiều sai sót. Trong khi đó người có thẩm quyền giải quyết ít trực tiếp tiếp
công dân theo quy định của pháp luật; chưa gắn công tác tiếp dân với việc giải
quyết ý kiến, kiến nghị của dân. Việc thẩm tra xác minh, thu thập tài liệu, chứng
cứ của thanh tra, điều tra trong một số vụ việc cụ thể còn nhiều sai sót, dẫn đến ra

quyết định sai.
Trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại: Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo, chính
quyền nhiều nơi chưa tập trung giải quyết, còn né tránh, đùn đẩy. Tình trạng né tránh,
đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của dân như hiện nay không chỉ ảnh

37

ngày 28 tháng 10 năm 2011.

21


hưởng đến uy tín mà còn gây hoài nghi trong dân về các cơ quan công quyền. Có nơi
chính quyền các cấp quan liêu, mất dân chủ, tham nhũng, tiêu cực, chưa nhận thức
đầy đủ trách nhiệm trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố của công dân; giải quyết
một số vụ việc thiếu công bằng, chưa thỏa đáng; cán bộ cơ sở cửa quyền, coi thường,
làm ngơ trước việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, làm cho quan hệ giữa
cán bộ và người khiếu kiện căng thẳng dẫn đến sự mất lòng tin nơi dân vào chính
quyền gây nên các khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Việc giải quyết khiếu nại có nơi còn vi phạm trình tự, thủ tục, vi phạm thời
hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Có trường hợp không ban hành quyết
định giải quyết mà chỉ ra thông báo, kết luận hoặc công văn trả lời công dân; việc
giải quyết không đúng thẩm quyền. Kỷ cương trong công tác giải quyết khiếu nại
còn lỏng lẻo nên chưa đáp ứng được đòi hỏi của công dân cũng như đòi hỏi của
việc cải cách các thủ tục hành chính hiện nay.
3. Một số giải pháp khắc phục
Để thực thi chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm
2020, một trong những hành động, giải pháp thiết thực là phải huy động được sự
tham gia của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống tham nhũng. Thực tiễn ở
một số địa phương cho thấy có ba hạn chế trong việc thúc đẩy sự tham gia của

người dân là: Thiếu chế tài bảo vệ người tố cáo tham nhũng; thiếu lợi ích kinh tế
xứng đáng dành cho người tố cáo tham nhũng; thiếu sự động viên, biểu dương,
khen thưởng kịp thời người tố cáo các vụ việc và cá nhân có hành vi tiêu cực.
Trên thế giới, khá nhiều nước thực hiện việc chống tham nhũng và bảo vệ
người tố cáo hiệu quả. Ở Trung Quốc, nếu có bằng chứng tương đối cụ thể về
người bị tố cáo tham nhũng thì họ sẽ thực hiện biện pháp cách ly ra khỏi xã hội.
Việc làm này để người bị tố cáo không có điều kiện liên hệ với những người
khác, không còn điều kiện để trả thù người tố cáo. Còn ở Hàn Quốc có những cơ
chế chính sách bảo mật, khen thưởng và đền bù thích đáng cho người tố cáo tham
nhũng. Những người trả thù cho hành vi này bị phạt nặng kinh tế và phạt tù.
Những người tố cáo đúng tham nhũng được thưởng theo tỷ lệ phần trăm số thất
thoát thu được. Những hành vi tham nhũng trong các cơ quan công quyền được
22


quy định rõ trong Luật để người tố cáo tham nhũng hiểu rõ để bảo vệ quyền lợi.
Ở Mỹ có tới 25 văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ người tố cáo tham nhũng,
quy trình tố cáo rất dễ dàng, công khai trên mạng. Người tố cáo tham nhũng được
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân thân và họ còn được hưởng một tỉ lệ nhất định
từ số tiền thu được của vụ án tham nhũng đó38.
Cần có chế tài bảo vệ người chống tiêu cực, tham nhũng. Thông thường chỉ
người trong cơ quan mới hiểu rõ nội bộ, thủ trưởng có tham nhũng hay không.
Nếu phát hiện lãnh đạo tham nhũng thì nhân viên có bất bình đến đâu cũng không
dám đứng đơn tố cáo vì sợ bị trù dập. Nếu sau khi bị tố cáo mà những người
tham nhũng không bị xử lý thì nguy cơ người tố cáo bị trù dập, trả thù là rất lớn.
Đặc biệt khi họ là lao động chính trong gia đình thì họ luôn cân nhắc lợi hại của
việc tố cáo đối với bản thân mình. Vì vậy, để khuyến khích người dân tố cáo các
tiêu cực, tham nhũng thì pháp luật phải có chế tài bảo vệ họ. Ngoài ra, cần xem
xét lại quy định không giải quyết những đơn thư khiếu nại, tố cáo nặc danh. Do
tâm lý sợ bị trả thù nên người tố cáo thường không muốn công khai danh tính của

mình, nếu thực hiện theo luật định thì rất nhiều tố cáo nặc danh không được xem
xét, xử lý. Điều này sẽ dẫn đến bỏ qua nhiều thông tin do người dân cung cấp mà
bỏ lọt tội phạm. Vì vậy cần có cơ chế tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo nặc danh,
nếu nội dung tố cáo trung thực, có chứng cứ, giấy tờ tài liệu liên quan cụ thể.
Thực tế có những vụ tham nhũng nhỏ, nhưng do sợ bị trù dập nên người dân
không dám tố cáo, để vụ việc ngày càng nghiêm trọng, mức độ thiệt hại của nhà
nước tăng gấp nhiều lần.
Bảo vệ an toàn cho người tố cáo tham nhũng nhằm khuyến khích người
dân tham gia phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng là yêu cầu quan trọng và
bức thiết trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Do vậy, cần xác định sự
cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ người tố cáo
tham nhũng; xác định rõ các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng và sửa
đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hiện hành về bảo vệ người tố cáo tham nhũng;

38

ngày
4 tháng 11 năm 2011.

23


xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong bảo vệ người
tố cáo tham nhũng.
Cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng, cởi mở để huy động người
dân tích cực hưởng ứng và tự giác tham gia phòng, chống tham nhũng Bên cạnh
việc làm tốt công tác tuyên truyền, cần phải chủ động bồi dưỡng kiến thức, tăng
cường tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực phát hiện, tố giác các hành vi tham
nhũng cho mọi người dân. Mặt khác, phải có quy định, chế tài bảo vệ người tố
cáo tham nhũng và bảo đảm lợi ích kinh tế cho họ. Mỗi cấp ủy đảng, người đứng

đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực sự đề cao, coi trọng và phát
huy vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân; thường xuyên động viên, huy động
người dân tích cực ủng hộ, hăng hái tham gia phòng, chống tham nhũng với ý
thức, trách nhiệm công dân cao nhất. Kịp thời biểu dương và có hình thức khen
thưởng, tôn vinh xứng đáng và bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống
tham nhũng.
Bên cạnh công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật cần đẩy mạnh
công tác thực thi pháp luật. Để đảm bảo cho pháp luật được thực thi có hiệu quả,
đi vào cuộc sống cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc
biệt là pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn nhằm trang bị kiến
thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức về
vấn đề này cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn để người dân thực hiện
quyền của mình một cách đầy đủ, đúng luật. Tăng cường phổ biến pháp luật qua
các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa.
Kiên quyết đấu tranh và xử lý kịp thời những cán bộ thoái hoá biến chất,
tiếp tay cho tội phạm, lợi dụng chức quyền tham ô hối lộ, ức hiếp nhân dân, trù
dập những người đấu tranh chống tiêu cực đặc biệt là trong các cơ quan bảo vệ
pháp luật. Cán bộ, công chức đều phải tuân theo nguyên tắc mọi người bình đẳng
trước pháp luật, dù ở cương vị gì khi vi phạm pháp luật đều phải được đưa ra xét
xử đúng luật, thậm chí nặng hơn người dân bởi họ là những người am hiểu pháp
luật. Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm
24


minh “bất kể người đó là ai và đang ở cương vị nào”, góp phần phòng ngừa tham
nhũng39.
Phải giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời, khách quan, đảm
bảo quyền lợi chính đáng của công dân và giữ gìn ổn định trật tự xã hội. Đặc biệt
là việc rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng, hạn chế tình trạng khiếu

kiện đông người gây mất an ninh khu vực. Đối với vụ việc đã được giải quyết
đúng pháp luật thì công khai trả lời dân; những vụ việc có sai, cần được xem xét
lại thì báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên giải quyết dứt điểm. Đồng thời, tăng
cường công tác quản lý hành chính về mọi mặt để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố
cáo trong nhân dân.
Tập trung thực hiện tốt công tác tiếp công dân: Một là, nâng cao nhận thức,
tăng cường trách nhiệm của chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng cơ quan hành
chính Nhà nước trong công tác tiếp công dân, đồng thời, làm rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan tiếp công dân và thông báo công khai lịch tiếp dân cũng như
các nội quy, quy định về tiếp dân; Hai là, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác tiếp công dân; có chế độ chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với cán
bộ làm công tác tiếp công dân. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các
trụ sở tiếp công dân, đặc biệt là trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà
nước ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác
tiếp dân có phẩm chất chính trị, có kiến thức về chính sách pháp luật, am hiểu về thực
tiễn, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bốn là, phải có qui định cụ thể về chế
độ, trách nhiệm, khen thưởng và có chế tài kỷ luật đối với cán bộ làm công tác tiếp
dân, để động viên và nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ được giao làm
nhiệm vụ tiếp dân.
Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan tư
pháp và các Bộ, ngành chức năng để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án tham
nhũng tồn đọng. Cần kiểm tra, tổ chức kiểm điểm các cán bộ trực tiếp tiến hành
tố tụng để làm rõ nguyên nhân chậm chễ tiến độ.

39

/>ngày 29 tháng 1 năm 2010.

25



×