Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phát huy một số giá trị tích cực trong đạo đức nho giáo vào việc xây dựng đạo đức cách mạng cho thanh niên việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.05 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuyên suốt lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, dù trong thời gian
nào, hoàn cảnh nào thì vấn đề đạo đức luôn là vấn đề cốt lõi, trọng tâm, là cơ
sở để xây dựng và phát triển con người.
Văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân
loại. Nơi đó đã sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến
nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới, kể cả Việt Nam. Một trong số
đó phải kể đến trường phái triết học Nho gia. Ngay từ khi du nhập vào Việt
Nam , ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống xã hội cũng như tinh thần con
người Việt Nam là rất lớn, nhất là về vấn đề đạo đức. Những giá trị tích cực
trong đạo đức Nho giáo như trung, hiếu, tiết, nghĩa, về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín
đã từng là thước đo giá trị đạo đức của con người Việt Nam ta mà ảnh hưởng
của nó vẫn lưu lại cho đến hôm nay.
Theo xu thế phát triển, đất nước ta cũng mở cửa hội nhập giao lưu quốc
tế. Bên cạnh những mặt tích cực của hội nhập thì vẫn xuất hiện nhiều yếu tố
tiêu cực ảnh hưởng đến lối sống và đạo đức của con người Việt Nam hiện nay.
Và một điều đáng buồn là chính tầng lớp thanh niên, những người chủ tương
lai của đất nước lại là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các yếu tố
tiêu cực đó. Vấn đề đạo đức của thanh niên hiện nay đang ở tình trạng báo
động và có nhiều điều phải bàn đến.
Năm 2011 này được chọn làm năm thanh niên. Điều đó cho thấy sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến tầng lớp thanh niên hiện nay là rất
lớn. Đó là những người chủ tương lai của đất nước, gánh trên vai trọng trách
xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, hạn phúc, văn minh, sánh vai với bạn
bè năm châu, bốn biển. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng cho
được những con người - mà cụ thể ở đây là những thanh niên Việt Nam mới
có đầy đủ cả phẩm chất đạo đức lẫn tài năng. Trong đó, vấn đề đạo đức luôn
luôn là vấn đề then chốt và được đặt lên hàng đầu.
Để làm rõ thực trạng cũng như góp một phần nhỏ vào việc xây dựng
đạo đức thanh niên, tôi đã chọn đề tài: "Phát huy một số giá trị tích cực


trong đạo đức Nho giáo vào việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam
hiện nay" để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng
đã có nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu theo những phương
diện khác nhau, nhưng có thể phân định thành một số nhóm vấn đề sau đây:
- Nhóm thứ nhất, đi sâu luận giải nguồn gốc, nội dung của Nho giáo và
những yêu cầu đạo đức của Nho giáo như: “Nho giáo” của Trần Trọng Kim;
“Khổng học đăng” của Phan Bội Châu; “Nho giáo xưa và nay” của Quang
Đạm; “Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam” của Phan Đại Doãn; “Nho học
và nho học Việt Nam” của Nguyễn Tài Thư; “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn
Khắc Viện; “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sỹ Thắng,…
1


- Nhóm thứ hai, đi sâu nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam, nêu rõ ảnh
hưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức, chính trị - xã hội, hệ tư tưởng, văn
hoá, giáo dục - khoa cử... Liên quan đến vấn đề này có: Tác giả Nguyễn Đăng
Duy với “Nho giáo với văn hoá Việt Nam”, Quang Đạm với “Nho giáo xưa và
nay”, Vũ Khiêu với “Nho giáo và đạo đức”; “Nho giáo và sự phát triển ở Việt
Nam”, Nguyễn Tài Thư với “Nho học và Nho học ở Việt Nam”, Nguyễn Hùng
Hậu với “Triết lý trong văn hoá phương Đông”,...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giá trị tích cực trong đạo đức
Nho giáo và đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bàn đến những yếu tố tác động đến
đạo đức của tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều yếu tố
như: Kinh tế thị trường, sự du nhập văn hóa lối sống từ bên ngoài trong quá
trình hội nhập, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc,... Nhưng ở
đây, luận văn chỉ nghiên cứu một số giá trị tích cực trong đạo đức Nho giáo

và trên cơ sở đó phát huy nó vào việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam
hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích: đề tài đi sâu vào phân tích và làm rõ một số giá trị tích cực
trong đạo đức Nho giáo. Trên cơ sở đó, phát huy những giá trị này vào việc
xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ: để thực hiện mục đích trên, đề tài cần phải đi sâu vào làm rõ
những vấn đề cơ bản sau:
- Những giá trị tích cực trong đạo đức Nho giáo được thể hiện như thế
nào.
- Làm rõ sự phát huy những giá trị tích cực đó vào việc xây dựng đạo
đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng - chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của
Đảng ta về vấn đề đạo đức. Ngoài ra, còn có các quan điểm của Đảng Cộng
Sản Việt Nam về xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nghị
quyết về thanh niên.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, đối chiếu,
so sánh,... Nhưng phương pháp xuyên suốt của cả đề tài vẫn là phương pháp
duy vật biện chứng
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ hơn những giá trị tích cực trong đạo đức Nho
giáo và nét riêng của đạo đức Nho giáo Việt Nam.
Tìm ra một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của
những mặt tích cực đó vào việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện
nay.
2



7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 2 chương 5 tiết.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHO GIÁO VÀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO
1.1 Một vài nét về Nho giáo Trung Quốc
1.1.1 Khái lược quá trình hình thành và phát triển
Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ "Nho". Theo
Hán tự "Nho"là chữ "Nhân" (người) đứng cạnh chữ "Nhu" (cần, chờ đợi).
Nho gia còn gọi là nhà nho, người đã học thấu sách thánh hiền được thiên hạ
cần để dạy bảo người đời ăn ở cho hợp luân thường đạo lý. Đến đời mình,
Khổng Tử đã hệ thống hóa những tư tưởng và tri thức trước đây trở thành học
thuyết, gọi là Nho gia hay Nho học. Người ta cũng gắn học thuyết này với tên
tuổi người đã sáng lập nên nó, gọi là Khổng học.
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện
Khúc Phụ, nay thuộc Phủ Duyện Châu, Tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông
sinh vào năm 551 TCN. Đó là lúc xã hội Trung Hoa cổ đại loạn lạc triền
miên, dạo lý nhân luân xáo trộn, thiện ác khó phân biệt. Học thuyết của
Khổng Tử lập thành hệ thống, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí mà dạy người. Lấy đạo
cương thường mà hạn chế nhân dục để giữ trật tự ở trong xã hội cho bền
vững.
Khổng Tử sống trong thời Xuân thu. Thời kỳ này, thể chế thống nhất
của quốc gia bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều chư hầu lớn nhỏ. Học thuyết của
Khổng Tử chiếm vị thế thống trị trong thời đại phong kiến một phần vì tư
tưởng đẳng cấp nghiêm ngặt, cho rằng nếu làm trái với cấp trên hoặc trái với
cha mẹ đều là tội nghiêm trọng. Theo lý luận này, bậc quân vương phải quản
lý tốt đất nước, thường dân phải trung thành với quân vương. Mỗi người đều

có nhiều thân phận, có thể là con, có thể là cha, có thể là thần tử,... nhưng đều
phải duy trì ranh giới tôn ti nghiêm khắc. Như vậy nhà nước mới thái bình,
nhân dân mới có được cuộc sống yên ổn.
Học thuyết của Khổng Tử mới xuất hiện không trở thành tư tưởng chủ
yếu ngay lập tức mà mãi đến thế kỷ thứ 2 TCN thì tư tưởng đó mới trở thành
vị trí độc tôn. Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các đại sĩ phu
thời Hán, Khổng Tử và tư tưởng Nho gia của ông mới trở thành tư tưởng
chính thống cho nhà nước phong kiến Trung Hoa.
Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo
nguyên thủy. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư.

3


Ngũ Kinh gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch
do Khổng Tử san định các sách của đời trước để lại và ngài còn viết sách
Xuân Thu để bộc lộ rõ quan điểm của mình.
Tứ Thư gồm có Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung và Mạnh Tử
Luận Ngữ là sách ghi lại những lời dạy của Khổng Tử do học trò của
ông ghi chép lại sau khi ông mất. Luận ngữ còn có nghĩa là các lời bình.
Đại Học là sách dạy phép làm người để trở thành bậc quân tử. Sách này
do Tăng Sâm còn gọi là Tăng Tử, học trò xuất sắc của Khổng Tử, dựa trên lời
dạy của thầy mà soạn ra. Đại học có nghĩa là sự học lớn.
Trung Dung là sách dạy người ta cách sống trung hòa, không thiên
lệch. Sách này do người cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của
Tăng Tử soạn ra. Trung là ý muốn nói cái tâm không lệch bên này hay bên
kia. Dung có nghĩa là dung dưỡng, giữ mãi mức như vậy.
Mạnh Tử là sách ghi lại những lời dạy của Mạnh Tử. Mạnh Tử tên thật
là Mạnh Kha (390 -305 TCN). Ông là người đã phát triển tư tưởng của Khổng
Tử và là nhân vật tiêu biểu nhất của Nho giáo sau Khổng Tử

1.1.2 Những tư tưởng cơ bản của đạo đức Nho giáo và một số giá
trị tích cực của nó.
.
1.1.2.1 Học thuyết "Tam Cương"
Trong các mối quan hệ xã hội, triết học Nho gia xác định ba mối quan
hệ cơ bản và thông thường của mỗi đời người trong thiên hạ gọi là Tam
cương, gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Mỗi quan hệ lại có từng
tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng như vua nhân từ, tôi trung thuận, cha
hiền, con thảo, chồng biết tình nghĩa, vợ nghe lẽ phải.
Trong xã hội, quan hệ vua - tôi là quan hệ mà Nho giáo chú ý nhiều
nhất. Vua còn được gọi là thiên tử (con trời) có sứ mệnh to lớn nhất là thay
trời để giáo dân, trị dân, do vậy vị trí của vua là cao nhất, quyền uy của vua là
tuyệt đối. Tôi (bề tôi) có thể là mọi người nói chung dưới quyền thống trị của
vua. Trách nhiệm, nghĩa vụ của bề tôi là phụng sự vua hết lòng, coi vua là cha
mẹ. Còn vua đối với bề tôi, vua phải theo mệnh trời mà nuôi dưỡng, giáo hóa
dân, bởi vì họ cũng do trời sinh ra.
Trong gia đình, quan hệ cha - con là một trong ba quan hệ cơ bản của
con người. Để duy trì quan hệ này, Nho giáo đưa ra hai chuẩn mực đạo đức là
từ và hiếu. Đức từ (đối với con) cũng chính là để sai khiến dân chúng. Đức
hiếu (đối với cha) cũng chính là để thờ vua.
Trong mối quan hệ này, các nhà Nho đề cao vị trí của người cha là bề
trên của con, sinh ra con nên Nho giáo nhấn mạnh đức hiếu tức là nhấn mạnh
trách nhiệm, nghĩa vụ của người con đối với cha. Người con có đạt được đức
hiếu đó mới là người có nhân, có lễ, nghĩa, trí. Trong quan hệ cha con, người
làm cha phải có đức nhân. Cha phải có nghĩa vụ yêu thương con mình, nuôi
dạy con nên người, làm gương cho con,dạy con biết đạo làm người trong xã

4



hội, biết trung với vua, biết hiếu với cha, biết kính người trên và biết đễ với
anh em, biết làm việc nghĩa.
Quan hệ chồng - vợ cũng là một trong ba quan hệ cơ bản của con
người. Để duy trì quan hệ chồng - vợ, Nho giáo đưa ra phạm trù nghĩa. Nghĩa
là chuẩn mực đạo đức để ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa chồng - vợ
với nhau. Chồng vợ phải yêu thương và có trách nhiệm với nhau. Tuy nhiên,
địa vị xã hội và vai trò của người phụ nữ được nhìn nhận và đánh giá thấp hơn
so với người đàn ông. Đặc biệt từ Đổng Trọng Thư trở đi, các nhà Nho đều
đòi hỏi người phụ nữ, người vợ trong gia đình phải tuyệt đối phục tùng chồng,
kể cả cha mẹ chồng. Có như vậy, người vợ mới được coi là người có đạo đức,
tiết hạnh.
1.1.2.2 Học thuyết "Ngũ thường"
Nho giáo nói về năm đức chủ yếu (ngũ thường) là năm tiêu chuẩn đạo
đức căn bản nhất thường có ở con người. Theo Khổng Tử, muốn hợp lễ thì
người quân tử phải có nhân, trí, dũng. Mạnh Tử bỏ dũng và nói nhiều về lễ
nghĩa thành bốn đức: nhân - nghĩa - lễ - trí. Đổng Trọng Thư thêm tín thành
năm đức (ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín).
Nhân theo nghĩa hẹp là một phẩm chất đạo đức cơ bản, là chuẩn mực
đạo đức để con người tự tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách của mình. Theo
nghĩa rộng, thì những đức cần có khác của con người như nghĩa - lễ - trí - tín hiếu - trung đều là biểu hiện cụ thể của đức nhân. Nhân là đạo làm người, là
cách cư xử của mình với người, là yêu người, bác ái. Theo Khổng Tử "Nhân"
không chỉ là riêng một đức tính nào mà chỉ chung mọi đức tính. Người có
nhân đồng nghĩa với người hoàn thiện nhất, nên nhân là nghĩa của đạo làm
người.
Lễ là một phạm trù đạo đức, một chuẩn mực đạo đức dùng để chỉ tôn ti,
trật tự, kỷ cương của xã hội mà mọi người, mọi giai cấp trong xã hội phải học,
phải làm theo. Nếu nhân là nội dung thì lễ chính là hình thức của nhân. Lễ là
những chuẩn mực, những quy tắc, những yêu cầu trong các hoạt động của con
người và trong các mối quan hệ xã hội.
Phạm trù nghĩa trong đạo đức Nho giáo là sự đối nhau với nhân. Nếu

nhân thể hiện trong các mối quan hệ với người khác thì nghĩa là sự thể hiện
trong tự vấn lương tâm mình. Lòng hổ thẹn là đầu mối của nghĩa. Nghĩa có
nghĩa đen là điều nên nói, việc nên làm. Ngoài ra, nghĩa còn là cách cư xử với
mọi người theo công bằng và lẽ phải.
Trong quan điểm về trí, khi được Phàn Trì hỏi về Trí, Khổng Tử đáp:
"Trí là biết người". Trong học thuyết Nho gia, Trí được hiểu là sự minh mẫn
nói chung để phân biệt, đánh giá con người và tình huống,qua đó xác định cho
mình cách ứng xử cho phải đạo. Nói chung, theo Khổng Tử, phải có trí thì
con người mới vươn tới được đức nhân nên không thể là người nhân mà thiếu
trí.
Chữ tín theo Nho giáo là lòng thật thà, niềm tin, đức tính giữ lời hứa
hẹn, giữ đúng, làm đúng những điều đã nói ra. Chữ tín trong đạo đức Nho
5


giáo hướng con người đến sự ngay thẳng, chân thật trong hành xử, trong đối
nhân xử thế.
1.1.2.3 Học thuyết "Tứ đức"
Không chỉ nói về đạo đức nam giới, Nho giáo còn đề ra những tiêu
chuẩn cho người phụ nữ với học thuyết tứ đức. Tứ đức trong quan điểm Nho
giáo là bốn đức tính cần thiết mà người phụ nữ phải có, đó là: Công - Dung Ngôn - Hạnh.
Công: Theo Nho giáo đó là khéo léo trong công việc. Đạo đức Nho
giáo đòi hỏi người phụ nữ thời xưa trong nữ công gia chánh phải khéo léo.
Đó là những công việc như may, vá, thêu thùa, bếp núc. Với người phụ nữ
giỏi thì có thêm cầm kì thi họa.
Chữ "Dung" trong đạo đức Nho giáo không chỉ nói về nhan sắc mà chủ
yếu nói về dáng điệu, sắc diện. Dung có nghĩa là hòa nhã trong sắc diện, gọn
gàng trong dáng đi, điệu bộ.
Chữ Ngôn trong đạo đức Nho giáo có nghĩa là lời ăn tiếng nói phải
khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng. Nho giáo coi "ngôn" cùng là điểm quan

trọng trong đạo đức của người phụ nữ. Bởi vì tính nết, đức hạnh của người
phụ nũ thể hiện khá nhiều qua lời ăn tiếng nói, qua cung cách giao tiếp hàng
ngày.
Đức "Hạnh" trong đạo đức Nho gia đòi hỏi sự nhu mì, hiền thảo trong
tính nết của người phụ nữ. Theo đạo đức Nho giáo thì người phụ nữ ở trong
gia đình phải luôn hiền thảo, nết na. Khi ra ngoài xã hội, khi đối nhân xử thế
thì "Hạnh" có nghĩa là sự nhu mì, chính chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt với
người khác.
1.1.2.4 Tư tưởng "Hiếu đễ"
"Hiếu đễ" là một nét đặc sắc trong tư tưởng đạo đức Nho giáo. Hiếu ở
đây có nghĩa là lòng yêu thương, hiếu kính của con cái đối với cha mẹ, với
bậc sinh thành. Còn "đễ" có nghĩa là anh em trong một nhà phải có tình thân
mật, anh phải biết bao bọc và che chở cho em và phải biết nhường nhịn em.
Em phải biết kính trọng anh, nghe lời anh.
Theo đạo đức Nho gia, người có hiếu trước hết phải nuôi cha mẹ. Nuôi
thì phải kính, chứ nếu không kính yêu thì không phải là hiếu. Khi cha mẹ còn,
không được làm điều gì cho cha mẹ lo buồn. Nếu làm cha mẹ đau lòng, lo
buồn thì đó là tội nặng, đó là bất hiếu. Khổng Tử đề cao việc lấy lễ và thờ cha
mẹ nhưng không phải cha mẹ làm gì trái đạo cũng đều nghe theo.
Chữ Đễ trong đạo đức Nho giáo gắn liền với quan hệ anh - chị - em.
Nho giáo đòi hỏi phải có "Đễ", tức là anh em một nhà phải có tình thân mật
với nhau. Anh em một nhà phải biết yêu thương gắn bó với nhau. Anh phải
biết chỉ bảo, che chở cho em, em phải biết kính trọng và nghe lời anh. Tất cả
những điều trên tạo nên một mối quan hệ anh em thuận hòa, yên ấm mà giá trị
giáo dục của nó vẫn được lưu giữ cho đến hôm nay và mai sau.
1.2. Một vài nét về Nho giáo Việt Nam
1.2.1.Quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam.
6



Vào cuối đời Tây Hán và đầu đời Đông Hán, cùng với chính sách cai trị
và "Hán hóa" vùng đất cổ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân, văn
hóa Hán bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ tên tuổi hai tên quan mà
sách sử Việt Nam cũng như sách sử Trung Hoa đều ca ngợi họ có công trong
việc "khai hóa", mở mang phong tục mới...là Tích Quang và Nhâm Diên.
Nhưng sự hiện diện tương đối rõ nét của Nho giáo ở nước ta chỉ thật sự bắt
đầu vào cuối thời Đông Hán với vai trò tích cực của Sĩ Nhiếp (187-226). Ngô
Sĩ Liên đã từng bình luận trong sách "Đại Việt sử kí toàn thư" về vai trò của
Sĩ Nhiếp với nước ta là "thông thi thư, tập lễ nhạc". Từ thời Tích QuangNhâm Diên rồi Sĩ Nhiếp đến trước đời Đường (618-907), Nho giáo được
truyền bá sang Việt Nam là Hán Nho.
Trong thời kì Bắc thuộc, lực lượng truyền bá Nho giáo chủ yếu là quan
lại phong kiến Trung Quốc đô hộ. Sát cánh cùng quan lại đô hộ là các nho sĩ
Trung Quốc di cư sang nước ta. Những sĩ Nho này được quan lại đô hộ huy
động vào thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Giai đoạn này, chỉ một số
người nhất định trong số một số địa phương nhất định, thuộc tầng lớp trên
của xã hội mới được tiếp xúc với Nho giáo.
Nội dung truyền bá chủ yếu của Nho giáo ở nước ta thời kì Bắc thuộc
cũng chỉ gói gọn trong mấy điều nhỏ hẹp. Đó là tìm cách khẳng định và cổ vũ
mạnh mẽ cho tiếng nói tôn quân mà đỉnh cao của nền tôn quân này là Hoàng
đế Trung Hoa. Bên cạnh đó, sự truyền bá nội dung của Nho giáo vào nước ta
liên tục gieo rắc tư tưởng trọng nam khinh nữ, nam quý nữ tiện, làm băng
hoại nền đạo lí tốt đẹp vốn có ngàn đời của ông cha ta. Nho giáo nước ta thời
Bắc thuộc chỉ là một quá trình lợi dụng, cắt xén và áp đặt thô bạo chứ chưa
thật sự có được một quá trình truyền bá tự nhiên đúng nghĩa.
Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng. Từ đó trở đi, một kỉ nguyên mới của lịch sử nước nhà bắt đầu được mở
ra. Đó là kỉ nguyên của độc lập, tự do và thống nhất. Nho giáo đã tự tìm cho
mình một con đường thâm nhập vào xã hội Việt Nam có vẻ chậm chạp nhưng
khá chắc chắn. Đó là con đường đi từ chiếm lĩnh dần địa hạt giáo dục, tiến tới
chiếm lĩnh địa hạt chính trị và tư tưởng. Từ đó, Nho giáo đã được người dân

Việt Nam chủ động thừa nhận như một văn hóa chủ thể và xác lập địa vị cao
sang của nó khi nền độc lập dân tộc hoàn toàn ổn định vững chắc và đi vào
phục hưng dân tộc ở vương triều Lý, bắt đầu từ năm 1010_ năm Triều Lý dời
đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
Thời nhà Trần đã đặt ra những học vị cao cấp của Nho học như Thái
Học Sinh, Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa giúp cho hệ thống học vị
trong thi cử học tập của Nho giáo gần như đã hoàn chỉnh. Đến thời nhà Lê,
tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442) thời Lê nhân Tông, triều Lê chính thức cho thi
đối sách ở sân điện để lấy tiến sĩ. Năm này, nhà Lê đã đổi Thái Học Sinh
thành Tiến sĩ và nước ta quen gọi Tiến sĩ từ đó. Khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm
Tuất là cột mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho giáo ở Việt Nam hồi
thế kỉ XV.
7


Quy mô quảng bá của Nho giáo càng mở rộng, nhất là từ buổi đầu của thời
Lê sơ trở đi. Bất cứ ai, dù ở đâu và thuộc tầng lớp nào trong xã hội, nếu có điều
kiện cũng đều có thể tiếp nhận Nho giáo. Học trò nước ta cũng được học những
sách kinh điển của Nho giáo như Tứ thư, Ngũ kinh, Bách gia chư tử…Nền Nho
giáo ở nước ta và Trung Quốc đã không còn khác nhau bao nhiêu.
Trong thời kì nội chiến lâu dài (1527-1801), cùng với sự sụp đổ của nền
thống nhất quốc gia, Nho giáo nước ta cũng bị sụp đổ từng bước một cách
thảm hại. Trong thời gian này, Nho giáo đã gặp một số trở ngại lớn, đó là sự
phục hưng mạnh mẽ của Phật giáo, Đạo giáo, là sự truyền bá của Thiên Chúa
Giáo vào nước ta, đặc biệt là những cuộc khởi nghĩa của nông dân.
Dưới thời nhà Nguyễn, Nho giáo được chấn hưng. Nho giáo thời Nguyễn
bao hàm nhiều xu hướng khác nhau, trong đó nổi bật nhất là ba xu hướng thể hiện
ba đặc tính ảnh hưởng khác nhau của Hán Nho, Đường nho và Tống nho.
Từ sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Sự sụp đổ
của nhà Nguyễn kéo theo sự sụp đổ của nền Nho giáo mới được chấn hưng.

Nho giáo dần dần đi vào quên lãng như một cuộc rút lui lặng lẽ sau ngót hai
nghìn năm thăng trầm từ khi du nhập vào Việt Nam.
1.2.2. Một số giá trị tích cực trong đạo đức Nho giáo Việt Nam
Sự du nhập, tồn tại, phát triển rồi đi đến chỗ tàn lụi của Nho giáo ở
nước ta trải qua ngót hai ngàn năm lịch sử. Từng ấy thời gian, với bao biến cố
thăng trầm của xã hội, Nho giáo dần dần đi vào đời sống, tinh thần con người
việt và để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Một
điều đặc biệt là khi tiếp nhận Nho giáo, các nhà Nho nước ta đã biết “gạn đục
khơi trong”. Đó là ông cha ta đã biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của Nho
giáo,loại bỏ đi những giá trị tiêu cực để làm nên một nền Nho giáo mang bản
sắc dân tộc, nhất là những giá trị đạo đức. Điều đó thể hiện rất rõ qua những
giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo Việt Nam.
Học thuyết của Nho giáo bàn nhiều đến mối quan hệ Vua_Tôi và đề
cao chữ trung của bề tôi đối với vua.Các nhà nho nước ta cũng tiếp nhận tư
tuởng này nhưng không mù quáng trung quân mà đặt ái quốc lên hàng đầu.
Chữ trung trong đạo đức Nho giáo Việt Nam xuất phát từ một điều khác, quan
trọng hơn, thiết thực và thiêng liêng hơn, đó nền độc lập tự chủ của đất nước,
là lợi ích căn bản của dân
Hiếu trong đạo đức nho giáo Trung Quốc được thể hiện ở lòng kính
yêu, biết ơn cha mẹ, ở hành động nuôi nấng, chăm sóc mẹ của con cái.. Khi
du nhập sang Việt Nam, các nhà nho Việt Nam đã biết kế thừa, phát huy
những giá trị tốt đẹp đó của nho giáo Trung Quốc. Đến thời Hồ Chí Minh, chữ
hiếu đã phát triển lên một tầm cao mới. Hiếu trong đạo đức Hồ Chí Minh
không chỉ là hiếu với cha mẹ, với bậc sinh thành mà còn với nhân dân. Đạo
hiếu ở đây đã được làm mới trên cơ sở phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có
để biến thành cội nguồn sức mạnh của dân tộc.
Trong đạo đức Nho giáo, chữ nhân gần như bao trùm lên toàn bộ.
Nhân trong nho giáo Trung Quốc chính là lòng yêu thương với con người.
8



Nguyễn Trãi là một nhà nho giáo xuất sắc của đất nước ta ở thế kỉ XV. Ông
đề cao chữ nhân nhưng trước hết theo ông nhân là lòng yêu thương nhân dân
bị áp bức,hành hạ dưới sự tàn bạo của kẻ thù.. Đạo đức nhân nghĩa trong
Nguyễn Trãi không chỉ là biểu hiện những giá trị tích cực của Nho giáo
Khổng - Mạnh mà các giá trị truyền thống của của dân tộc, đặc biệt là lòng
khoan dung, nhân ái cũng được tiếp thu và phát triển đến đỉnh cao.
Đạo vợ chồng được Nho gia coi là một trong tam cương: vua - tôi, cha con, vợ - chồng. Tuy nhiên, mối quan hệ đạo vợ chồng của Nho gia là mối
quan hệ lệ thuộc, trong đó quyền uy người chồng là rất lớn và người vợ phải
luôn phụ thuộc, phục tùng chồng. Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam khi bàn về
đạo vợ chồng lại khác. Đạo vợ chồng trong Nho giáo Việt Nam ngỡ như giản
dị mà lại rất tinh tế và sâu sắc.Ở đó, tình và nghĩa luôn luôn quyện chặt với
nhau, lòng chung thủy sắt son được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu của đạo
vợ chồng.
Nho gia thường ghép chung đạo hiếu với đạo anh em, gọi chung là hiếu
đễ. Nói hiếu là hiếu với cha mẹ, mà trước hết là cha, còn nói "Đễ" tức là nói
đến sự tôn kính đối với bậc huynh trưởng. Đạo đức anh em của Nho giáo
nước ta cho rằng, anh em mà biết trên kính dưới nhường thì mới thật là anh
em hòa thuận. Trên kính dưới nhường ở đây vừa thể hiện sự quan tâm, chăm
sóc, đùm bọc của anh đối với em, vừa phải thể hiện lòng tôn kính, biết ơn của
em đối với anh. Đạo lý anh em trong đạo đức Nho giáo Việt Nam mang tính
nhân văn sâu sắc, là cơ sở để xây dựng mối quan hệ anh em hòa mục bền
vững, làm nên giá trị đạo đức tốt đẹp của nền Nho giáo Việt Nam và là một
trong những chuẩn mực của đạo làm người.
Trong đạo bằng hữu, Nho giáo Trung Quốc lấy chữ "tín", là một trong
"ngũ thường" gồm nhân - lễ - nghĩa - trí - tín làm chuẩn. Tuy nhiên, đối với
đạo đức Nho giáo Việt Nam, trong mối giao kết bạn bè thì cần nhất vẫn là
"tâm thành". Điều đó có nghĩa là, với đạo đức Nho giáo nước ta khi nói về
mối quan hệ bạn bè thì đặt sự chân thành đồng cảm với nhau lên trên hết. Có
như vậy tình cảm bạn bè mới bền chặt, bạn bè mới trở thành chỗ dựa tin cậy

cho nhau những lúc khó khăn được.
Nho giáo Trung Quốc vốn trọng nam khinh nữ. Nếu như đàn ông là người
"tề gia trị quốc, bình thiên hạ" với những vai trò to lớn như vậy thì người phụ nữ
trong Nho giáo Trung Quốc lại ở địa vị thấp hèn của xã hội.. Tuy nhiên, đạo đức
Nho giáo Việt Nam ta không hoàn toàn như vậy. Nho giáo Việt Nam cũng đề cao
vai trò của người phụ nữ khi coi người phụ nữ cũng là người chủ của gia đình,
giữ trọng trách nuôi dạy các con khôn lớn, nên người và đóng vai trò tích cực
trong việc giúp đỡ chồng về công việc xã hội.
Tóm lại, mặc dù tiếp thu và ít nhiều ảnh hưởng những tư tưởng đạo đức
của Nho giáo Trung Quốc, nhưng các nhà Nho chân chính của đất nước ta,
qua bao thế hệ đã vận dụng đạo đức Nho giáo Trung Quốc vào việc xây dựng
nền đạo đức cho dân tộc một cách xuất sắc. Đó chắc lọc từng cái tốt đẹp, tinh
túy trong Nho giáo Trung Quốc, cải tiến những cái bảo thủ, bất hợp lý, phát
9


triển những giá trị đạo đức tốt đẹp lên đến đỉnh cao. Chính những điều đó đã
tạo nên một nền đạo đức Nho giáo Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc,
vừa phù hợp với những giá trị đạo đức truyền thống, lại vừa phù hợp với lối
sống của người Việt Nam.

10


CHƯƠNG 2
ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN VÀ VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THANH
NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Đạo đức thanh niên và vai trò của việc xây dựng đạo đức thanh niên
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
2.1.1 Thanh niên và đạo đức thanh niên

Trong lịch sử nước nhà, dù trong bất kỳ thời gian nào, hoàn cảnh nào,
thanh niên luôn là rường cột, là chủ nhân tương lại của đất nước, là lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với thời đại ngày nay, thanh
niên là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Chính bởi tầm quan trọng của thanh niên như vậy mà việc chăm lo, phát
triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự phát triển ổn
định và bền vững của đất nước.
Truyền thống dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay vẫn xem đạo
đức là cái gốc của con người. Con người có đạo đức thì mới có thể học tập,
lao động và cống hiến cho đất nước, cho xã hội. Với tầng lớp thanh niên, điều
đó luôn luôn đúng và là lý tưởng mà mỗi thanh niên phải hiểu rõ, phải thấm
nhuần để từ đó học tập và làm theo. Thực tế cho ta thấy rằng, những thanh
niên có nhiều cống hiến cho nước nhà, đem lại rạng rỡ, vinh quang cho tổ
quốc luôn là những con người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có lý tưởng sống
đúng đắn và lối sống lành mạnh, văn minh. Mối quan hệ, sự cần thiết có giữa
thanh niên và đạo đức thanh niên là ở chỗ đó.
Là một thanh niên, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ tổ quốc,
kiến thiết nước nhà, thì bên cạnh tài năng, trí tuệ, đạo đức là tiêu chí cần phải
có và được đặt lên hàng đầu. Nếu thanh niên chỉ có tài năng, ước mơ nhưng
đạo đức không có thì dễ có xu hướng lệch lạc trong cuộc sống, sa vào những
cạm bẫy xấu xa của cuộc đời. Từ đó, dễ đánh mất mình, sa vào con đường tội
lỗi, lối sống hưởng thụ, xa hoa, chạy theo đồng tiền mà vô tình bỏ qua, lãng
phí đi quãng đời đẹp nhất của mình.
Khi bàn về đạo đức thanh niên, chúng ta cần hiểu rằng: Đạo đức ở đây
vừa bao hàm lý tưởng sống tốt đẹp, đạo đức cách mạng của người thanh niên.
Không những thế, nó còn là những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản mà mỗi người
cần phải có, thanh niên cũng không phải ngoại lệ, Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, một trong những nội dung cốt lõi nhất đó là giáo dục lý tưởng và giáo
dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Trong di chúc của mình, Người căn

dặn Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, giáo dục lý
tưởng sống và nêu lên những tiêu chuẩn đạo đức căn bản cho họ.
Trong thời đại ngày nay, khi đất nước ta đang trên con đường qua độ đi
lên chủ nghĩa xã hội với bao khó khăn, thử thách phải vượt qua thì vai trò của
thanh niên cũng như đạo đức thanh niên là rất quan trọng.Thanh niên ngày
11


nay cần phải có một mục tiêu, lý tưởng sống rõ ràng, đúng đắn, phù hợp với
xu thế của thời đại và có thể góp phần vào công cuộc kiến thiết nước nhà.
Mang trong mình sức lực của tuổi trẻ, khát vọng cống hiến của tuổi
thanh xuân, thanh niên có thể làm được những công cuộc to lớn, vĩ đại. Đây là
tầng lớp giàu sức sáng tạo,có trí tuệ, tài năng, có nhiệt huyết đối với công việc
cũng như là lý tưởng sống của mình. Tuy nhiên, để biến những điểm mạnh đó
của thanh niên thành những giá trị tích cực, đem những cái đó ra phục vụ cho
đất nước, cho xã hội thì cái cốt lõi trước hết vẫn là bồi đắp cho mỗi thanh niên
có những bản chất đạo đức tốt đẹp, xây dựng cho họ một nền móng vững chắc
trong đạo đức, tư tưởng.
2.1.2 Vai trò của việc xây dựng đạo đức thanh niên trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Sau hòa bình thống nhất, đất nước ta đang tiến bước đi lên chủ nghĩa xã
hội với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi thời kỳ. Trong đó, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp phát triển là nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước ta đặt ra hiện nay. Tuy
nhiên, để làm được điều đó, đất nước ta cần có một đội ngũ gồm những con
người trẻ, khỏe, có trí tuệ và tài năng, luôn năng động sáng tạo để có thể đảm
nhận được những công việc đòi hỏi lòng nhiệt huyết cũng như sự hi sinh gian
khổ. Thanh niên chính là tầng lớp có thể đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi trên.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xem thanh niên là những người gánh
trên vai sứ mệnh lịch sử xây dựng đất nước, hoàn thành quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước đã đề ra hiện nay.
Quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi đất nước ta
phải mở cửa hội nhập, giao lưu với bạn bè quốc tế. Điều này đã thật sự tác
động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần
của con người Việt Nam ta. Một trong những ảnh hưởng sâu sắc của nó là sự
tác động lên đạo đức con người Việt Nam. Kinh tế thị trường còn kích thích
chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lôi sống xa hoa hưởng lạc, du nhập
vào đó lối sống, văn hóa lai căng độc hại của phương Tây, là lòng tham danh
vọng, chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Và đáng buồn thay, chính tầng lớp
thanh niên, những con người gánh trên vai sứ mệnh lịch sử xây dựng đất nước
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại chịu tác động nhiều nhất của
những cái xấu đó. Điều đó có nghĩa rằng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hiện nay sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mà lực lượng thanh
niên,, những con người ưu tú nhất, giữ vai trò chủ đạo nhất lại không hội tụ
đầy đủ cả đức lẫn tài, không đáp ứng được yêu cầu mà công cuộc đổi mới đất
nước đặt ra.
Trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, Đảng ta xác định nhiệm
vụ trọng tâm là phát triển kinh tế nhưng cũng rất chú trọng đến vai trò của đạo
đức. Đảng luôn khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người và vai
trò chủ đạo là tầng lớp thanh niên. Chú trọng vai trò đạo đức cũng với sự
khẳng định tầm quan trọng của tầng lớp thanh niên đồng nghĩa với việc đòi
12


hỏi tầng lớp thanh niên phải làn những con người phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Trong
đó, đạo đức phải là một động lực tinh thần to lớn thúc đẩy phong trào thi đua
yêu nước của thanh niên. Có như vậy, thanh niên mới hăng say lao động sản
xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến kỹ thuật, làm việc có chất lượng
và hiệu quả cao, đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.
Thực tiễn cho ta thấy rằng, động lực phát triển, đi lên của đất nước
hiện nay, ngoài nhân tố kinh tế còn có cả nhân tố phi kinh tế, trong đó có nhân
tố đạo đức. Chính vì vậy, mỗi thanh niên cần rèn luyên, tu dưỡng đạo đức cho
bản thân mình nhằm đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của sự nghiệp kiến thiết đất
nước đề ra. Ngoài tinh thần yêu nước, tinh thần yêu chủ nghĩa xã hội, có ý
thức độc lập, tự chủ, tự cường, thanh niên cần bồi đắp cho mình những phẩm
chất đạo đức căn bản khác. Đó chính là lòng nhân ái, khoan dung, yêu thương
con người, là tinh thần tương thân, tương ái, là ý thức trách nhiệm đối với gia
đình cũng như xã hội. Đó chính là những tình cảm và giá trị đạo đức cao đẹp
của con người Việt Nam. Dựa trên những giá trị đó, mọi tài năng sáng tạo,
mọi nguồn lực to lớn của thanh niên sẽ được tập hợp và phát huy để hướng
vào mục tiêu thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa
nước ra trở thành một nước chủ nghĩa xã hội phồn vinh, văn minh, sánh vai
với các nước phát triển trên thế giới.
Xây dựng đạo đức thanh niên, định hình cho mỗi thanh niên những giá
trị đạo đức tốt đẹp, căn bản chính là cách tốt nhất để phát huy nguồn lực của
thanh niên, để cho họ đem hết tài năng, trí tuệ, sức sáng tạo của mình thực
hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
2.2 Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng đạo đức
thanh niên Việt Nam hiện nay
Có thể nói rằng, dù trong bất cứ thời kỳ nào thì thanh niên luôn là
rường cột của nước nhà, là những người chủ đích thực của xã hội. Trong thời
đại ngày nay, khi đất nước ta mở cửa hội nhập, giao lưu với bạn bè quốc tế thì
vai trò của thanh nên càng to lớn và trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ
hết. Bở vậy, thanh niên luôn luôn được nhận sự quan tâm đặc biệt của Đảng
và Nhà nước, đặc biệt là đối với việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam
hiện nay.
Trong Di chúc của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng cần phải
chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành

những người kế thừa xây dưng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên",
vừa có tài năng lẫn đạo đức. Thực hiện theo lời Bác dạy, Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến công tác xây dựng đạo đức thanh niên, đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương
Đảng khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định:
Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vũng

13


bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực
lượng thanh niên, và việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên.
Muốn xây dựng đạo đức thanh niên, trước hết cần phải làm tốt công tác
thanh niên. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta đã dành rất nhiều sự quan tâm đối
với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước hiện nay. Trong quan điểm chỉ đạo của mình, Đảng và Nhà nước ta cũng
đã nhấn mạnh rằng: Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là
động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác thanh niên hiện
nay là tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường
dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách
mạng, có ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nằm khắc
phục tình trạng yếu kém trong trong đạo đức thanh niên, nhằm xây dựng cho
nước nhà một thế hệ thanh niên mới có đầy đủ phẩm chất đạo đức, có lý
tưởng sống cao đẹp, phục vụ cho công cuộc đổi mới và kiến thiết nước nhà.
Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương thực hiện cuộc vân động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho thanh niên hiện nay.
Những phong trào thanh niên hữu ích như mùa hè xanh tình nguyện, trại sinh
hoạt hè,… luôn được Đảng và Nhà nước chú ý xây dựng và phát huy nhằm

tạo ra một sân chơi lành mạnh cho thế hệ trẻ ngày nay. Những phong trào đó
đã góp phần tích cực gắn kêt thanh niên với cộng đồng, với cuộc sống đời
thường, giáo dục cho họ tình yêu quê hương, đất nước, lòng nhân ái đối với
con người, tránh xa tệ nạn của xã hội, bồi đắp thêm những giá trị tốt đẹp cho
đạo đức thanh niên.
Xây dựng đạo đức thanh niên Việt nam hiện nay không phải là việc của
riêng ai mà nó cần sự chung tay góp sức của cả công đồng, của gia đình cũng
như của toàn xã hội. Bởi vậy, Đảng và nhà nước ta luôn đề cao trách nhiệm
của gia đình trong giáo dục, quản lý thanh niên. Đảng và Nhà nước ta cũng
luôn chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể nhân dân, các doanh
nghiệp và gia đình với đoàn thanh niên để chăm lo giáo dục đạo đức, xây
dựng ước mơ, hoài bão cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Trong sự chuyển mình của đất nước, Ban bí thư trung ương Đảng đã
quyết định chọn năm 2011 làm năm thanh niên. Đây sẽ thật sự là năm của
những công trình thanh niên ghi dấu ấn kỷ niệm 80 mùa xuân của Đoàn.
Thanh niên Việt Nam sẽ đem hết tài năng, trí tuệ của mình để đóng góp công
sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên nền tảng đạo đức thanh
niên mà Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo và dày công xây dựng. Có như vậy,
thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay mới xứng đáng là lực lượng xung kích đi đầu,
góp phần đưa đất nước ta sánh vai với bạn bè trên trường quốc tế, xứng đáng
với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho mình.
2.3 Phát huy những giá trị tích cực trong đại đức Nho giáo và việc xây
dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay
14


2.3.1 Nho giáo với việc xây dựng lý tưởng cho thanh niên
Trong suốt hơn hai ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển ,nho giáo đã
để lại nhiều giá trị tốt đẹp cả về phương diện chính trị - xã hội lẫn xây dựng
đạo đức con người. Đặc biệt, hình mẫu người “quân tử”, mẫu người lý tưởng

mà nho giáo xây dựng nên đã từng là chuẩn mực cho con người trong xã hội
cũ phấn đấu noi theo trong bước đường sự nghiệp công danh cũng như “tu
thân” hoàn thiện bản thân mình.
Nho giáo đã xây dựng nên hình mẫu người quân tử lý tưởng với rất
nhiều giá trị tốt đẹp. Theo nho giáo, người quân tử trong quá trình tu thân phải
đạt được ba điều, đó là đạo đức, đạt đức và Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Như vậy, hình
mẫu người quân tử mà Nho giáo nêu ra phải là một con người có đầy đủ phẩm
chất đạo đức tốt đẹp và có trí tuệ tài năng xuất chúng. Đó chính là điểm tích
cực mà thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay phải học tập và noi theo trên con
đường tu dưỡng đạo đức cũng như học tập của mình.
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm
chính trị. Nội dung của công việc này được cụ thể hóa thành công thức “tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tức là phải hoàn thành những công việc nhỏ - gia
đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống
nhất thiên hạ).
Có thể thấy rằng, lý tưởng của người quân tử trong đạo đức Nho giáo
có rất nhiều điểm tích cực, đáng để cho chúng ta vận dụng vào việc xây dựng
lý tưởng cho thanh niên hiện nay. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” có
rất nhiều điểm tương đồng với việc rèn luyện, học tập, tu dưỡng đạo đức và
đem tài sức ra đóng góp xây dựng đất nước của thanh niên hiện nay. Nếu
trong đạo đức của người quân tử, tề gia là hoàn thành những công việc quan
trọng trong gia đình thì lý tưởng sống cho thanh niên ngày nay cũng đòi hỏi
mỗi người thanh niên là một cá nhân tốt, phải làm việc có ích, có đóng góp
thiết thực cho gia đình, tức là đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của cá nhân với
gia đình. Nếu lý tưởng của người quân tử là đem tài năng của mình ra “trị
quốc, bình thiên hạ”, tức là đem sức mình ra cống hiến cho nước nhà, cho xã
hội thì lý tưởng sống cho thanh niên ngày nay cũng là cống hiến sức mình cho
tổ quốc nhằm góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Nếu người
quân tử xưa chú trọng việc “tu thân” nhằm phục vụ cho lý tưởng “tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ” thì thanh niên ngày nay cũng cần chăm lo học tập, tu

dưỡng đạo đức thì mới có thể đem hoài bão, khát khao của mình cống hiền
cho đất nước, phục vụ cho xã hội được. Bởi vậy phát huy những giá trị tích
cực trên vào việc xây dựng lý tưởng cho thanh niên Việt Nam hiện nay sẽ góp
phần quan trọng vào việc xác định mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp cho thanh niên,
giúp cho họ có được cơ sở, niềm tin cũng như động lực đúng đắn để từ đó mà
mỗi thanh niên có thể ra sức học tập, rèn luyện nhằm thực hiện mục tiêu, lý
tưởng của cuộc đời mình.
Trong xây dựng lý tưởng cho thanh niên Việt Nam hiện nay, chúng ta
không thể bỏ qua việc xây dựng đạo đức, lý tưởng cánh mạng cho họ. Hồ Chí
15


Minh là một nhà Nho chân chính. Tư tưởng của Người có nhiều điểm kế thừa
từ những giá trị đạo đức tốt đẹp trong học thuyết Nho giáo. Trong Di chúc của
mình, Người căn dặn Đảng phải chăm lo xây dựng tầng lớp thanh niên thành
những con người có lý tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc bởi đó là
đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Những lời dặn của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị và thực sự có ích
trong việc xây dựng lý tưởng cho tầng lớp thanh niên Việt Nam hiên nay.
2.3.2 Nho giáo với việc xây dựng đạo đức, lối sống cho thanh niên.
Xây dựng đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, cần phải chú
trọng hơn nữa công việc xây dựng đạo đức lối sống cho họ. Bởi đây chính là
nền móng để xây đắp nên những giá trị tốt đẹp khác cho đạo đức thanh niên.
Học thuyết của Nho giáo có rất nhiều điểm tích cực nhằm áp dụng vào việc
xây dựng đạo đức theo ngũ thường với “ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín” tạo tiền
đề cho một xã hội ổn định và phát triển, trong đó “nhân” chính là hạt nhân, là
kết tinh cao nhất trong đạo đức nho giáo. Trong các tác phẩm của mình, chữ
“nhân” luôn dược Khổng Tử đề cập đến như là một tiêu chuẩn đạo đức, tiêu
chí làm người cho mọi người học tập và noi theo.
Những giá trị đạo đức mà nho giáo nêu ra về chữ “nhân” đã được kiểm

chứng qua thời gian và đã từng là điểm tựa cho biết bao người học tập và noi
theo. Bởi vậy, phát huy những giá trị tốt đẹp này vào việc xây dựng đạo đức,
lối sống cho thanh niên Việt Nam sẽ giúp cho thanh niên hiểu được giá trị của
tình yêu thương, của lòng nhân ái, giúp cho thanh niên biết quan tâm yêu
thương những người xung quanh, biết đồng cảm, sẻ chia với những nỗi khổ
đau của người khác. Không những thế, nó còn giúp cho thanh niên hiện nay
có được phẩm chất đạo đức tố đẹp trên con đường lập thân bằng cách giúp đỡ,
học hỏi từ những người khác.
Nho giáo xưa luôn đề cao mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên
trong gia đình. Bên cạnh đó, Nho giáo cũng đã đề ra những chuẩn mực đạo
đức cho mỗi cá nhân thực hiện trong vị trí của mình với các thành viên khác..
Đạo đức nho giáo đòi hỏi ở bậc sinh thành phải yêu thương, chăm sóc nuôi
nấng con cái, phải là tấm gương sáng cho con cái học tập và noi theo. Cho
nên, con cái phải biết yêu thương kính trọng cha mẹ, phải biết nghe lời dạy
bảo ân tình mà mẹ cha dành cho mình. Đạo đức nho giáo đã nêu lên những
giá trị tích cực ràng buộc cha mẹ với con cái, quy định trách nhiệm nghĩa vụ
cho mỗi người thực hiện, thực sự rất cần thiết và bổ ích trong việc xây dựng
đạo đức và lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Đạo đức, lối sống của con người Việt Nam luôn coi trọng chữ “Lễ”.
Đây là một giá trị đạo đức tốt đẹp mà cha ông ta đã vận dụng và phát huy từ
đạo đức Nho giáo. Chữ “Lễ” trong đạo đức Nho giáo đòi hỏi mỗi các nhân
trong mối quan hệ giao tiếp với người khác phải tuân theo một trật tự trên
dưới, phải trái phân minh. Nó vừa có tác dụng giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối
sống cho con người, vừa có tác dụng gây thiện cảm, thẩm mỹ rất lớn. Chính
bởi vậy, phát huy giá trị tích cực của chữ “Lễ” trong đạo đức Nho giáo vào
16


việc xây dựng đạo đức, lối sống cho thanh niên Việt Nam hiện nay là rất quan
trọng. Nó sẽ góp phần xây dựng cho thế hệ trẻ ngày nay có được một nền đạo

đức tốt đẹp, chân chính, một lối sống văn minh phù hợp với đạo đức truyền
thống của dân tộc.
Hiện nay, khi đất nước ta đang mở cửa hội nhập với bạn bè thế giới, sự
đụng chạm giữa nền kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức truyền thống đã
khiến cho đạo đức, lối sống con người Việt Nam không còn nguyên vẹn như
xưa. Với thanh niên hiện nay, khi mà lối sống, văn hóa độc hại của nền văn
minh phương tây đang có nhiều ảnh hưởng tiêu cực và tác động đến họ, thì
việc xây dựng đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay càng cần thiết hơn
bao giờ hết. Nho giáo với những giá trị tích cực trong đạo đức của nó đã góp
phần định hình đạo đức truyền thống của dân tộc ta, giúp cha ông ta xây dựng
nên một nền đạo đức tốt đẹp, bền vững. Phát huy những giá trị tích cực đó
vào việc xây dựng đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay sẽ giúp cho mỗi
thanh niên có được một nền tảng đạo đức tốt đẹp, vững chắc, có lối sống lành
mạnh, văn minh, thực sự là một công dân tốt, đóng góp vào sự ổn định, phát
triển của xã hội cũng như xây dựng đất nước hiện nay.
2.3.3 Nho giáo với việc xây dựng văn hóa học đường.
Trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà, đất nước ta luôn chú trọng
việc xây dựng văn hóa học đường. Bởi nhà trường chính là nơi tốt nhất cho
mỗi con người rèn luyện đạo đức, nhân cách, tiếp nhận tri thức, hiểu biết…
ngay từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành..
Ảnh hưởng của nền Nho học đến nền giáo dục nước ta là hết sức lớn.
Hàng nghìn năm qua, Nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học – Nho giáo làm
nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là giáo dục. Có
được điều đó là bởi nền Nho học với nhiều giá trị tốt đẹp của mình về đạo đức
con người, về học tập rèn luyện rất phù hợp với nền giáo dục nước ta. Đặc
biệt, trong xây dựng văn hóa học đường ngày nay, đạo đức Nho giáo có rất
nhiều điểm tích cực, tốt đẹp đáng để cho chúng ta vận dụng vào.
Trong những giá trị đạo đức của mình, Nho giáo có rất nhiều điểm tích
cực khi nói về đạo đức thầy trò. Thầy trò là mối quan hệ rất được Nho giáo đề
cao và ràng buộc với những giá trị đạo đức chặt chẽ. Thầy chính là người giáo

dục đạo đức, nhân cách cũng như truyền thụ tri thức cho trò. Ngược lại, là học
trò, phải biết tôn trọng, lễ phép với thầy, cố gắng học hỏi những điều mà thầy
đã dạy cho. Quan điểm tích cực này đã được ông cha ta tiếp thu, vận dụng với
truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc từ xưa đến nay.
Đạo đức Nho giáo đã dạy con người rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”,
có nghĩa là trong giáo dục, phải dạy đạo đức, lễ nghĩa cho con người học tập
đã rồi mới dạy đến tri thức. Quan điểm đó của Nho giáo không hề lỗi thời
ngay trong xã hội hiện đại bây giờ, bởi nó chủ trương xây dựng cho con người
nền tảng đạo đức tốt đẹp bền vững trước đã rồi từ đó mới đến học tập, thu
nhận kiến thức. Trong xây dựng văn hóa học đường cho giới trẻ ngày nay, cần

17


phát huy giá trị tích cực đó của đạo đức Nho giáo bởi chân giá trị tốt đẹp cũng
như ý nghĩa giáo dục rất lớn mà nó mang lại.
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Đối
với văn hóa học đường, tinh thần hiếu học sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh giúp cho mỗi học sinh, sinh viên cố gắng phấn đấu trong học tập
cũng như trong tu dưỡng đạo đức bản thân. Hiếu học cũng là một đặc điểm
quan trọng của đạo đức Nho giáo. Nho giáo đã xây dựng nên động lực hiếu
học cho mỗi con người với phương châm “học nhi ưu tắc sĩ”, nghĩa là học để
có thể tìm ra một nghề nghiệp mới và nâng cao vị trí xã hội của bản thân. Đây
thực sự là một động lực tốt đẹp mà đạo đức Nho giáo đã nêu ra nhằm phát
huy tính hiếu học, tư tưởng cầu tiến cho mỗi con người. Phát huy tư tưởng
hiếu học, ý chí cầu tiến trong đạo đức Nho gia vào xây dựng văn hóa học
đường hiện nay là chất men kích thích cho mỗi học sinh, sinh viên biết phấn
đấu hơn trong học tập, rèn luyện, biết phát huy tinh thần ham học hỏi, ý chí
vươn lên của bản thân. Từ đó, mới có thể tạo cho mình một nền tảng kiến
thức chắc chắn, phục vụ cho việc lập nghiệp của bản thân cũng như cống hiến

cho xã hội.
Xây dựng một nền văn hóa học đường trong sạch, lành mạnh, tạo điều
kiện cho giới trẻ ngày nay học tập, tiếp thu kiến thức cũng như rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức là điều kiện tiên quyết góp phần định hình, nâng cao đạo đức
cho thế hệ trẻ hôm nay.

18


KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, việc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay
là một yêu cầu khách quan khi đất nước ta đang trên đà mở cửa hội nhập và
tầng lớp thanh niên chính là những con người gánh trên vai sứ mệnh đó.
Trước đây, bây giờ và có lẽ đến mau sau đối với truyền thống giáo dục
của dân tộc ta thì đạo đức luôn là cái gốc, còn trí dục làm ngọn. Cái gốc có
bền vững thì cái ngọn mới trở nên tươi tốt được. Có được đạo đức thì cái tốt
đẹp sẽ tự nó thấm thía vào lòng người, loại bỏ cái xấu xa ra khỏi tâm hồn, góp
phần định hình một nhân cách tốt đẹp cho con người. Những điều này cũng
chính là nét đặc sắc trong đạo đức Nho giáo và dù cho xã hội ngày nay đã
biến đổi khác xưa nhiều thì cái phong vị ảnh hưởng vẫn là rất lớn trong nền
giáo dục nước ta hiện nay.
Đất nước ta đang trên đà hội nhập, bên cạnh những mặt tích cực mà hội
nhập mang lại là những tiêu cực rất lớn mà nó mạng đến như hám danh, hám
lợi, chạy theo lối sống văn hóa lai căn mà đánh mất đi giá trị truyền thống tốt
đẹp mà cha ông để lại, một trong những giá trị đó chính là vấn đề đạo đức,
đạo làm người. Tầng lớp thanh niên những người chủ tương lai của đất nước
chính là tầng lớp chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những cái xấu đó. Chính vì
vây, việc vận dụng những giá trị tích cực trong đạo đức nho giáo như nhân, lễ,
hiếu để vào cuộc xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay là rất đúng
đắn, phù hợp và cần thiết.

Cái nền đạo đức của Nho giáo xây đắp lên hàng mấy nghìn năm, đã ảnh
hưởng lên con người xã hội Á Đông này bao nhiêu thời gian, thế hệ và cũng
đơm hoa, kết quả thành bao nhiêu giá trị tốt đẹp rồi. Hôm nay ta lưu giữ lại
cái vốn của cải, tinh thần quý báu đó, áp dụng nó vào xã hội thực tế hiện nay
thì cũng có lẽ cũng thu được nhiều kết quả to lớn góp phần ổn định xã hội,
phát triển đất nước.
Việc phát huy những giá trị tích cực trong đạo đức Nho giáo vào việc
xây dựng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay sẽ góp phần xây dựng nên
những con người Việt Nam trẻ đủ đức tài, đưa đất nước ngày một tiến lên hội
nhập với bè bạn thế giới mà vẫn giữ được bản sắc tốt đẹp của nền đạo đức dân
tộc Việt Nam.

19



×