Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

luận văn thạc sĩ triết học mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong công tác đoàn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.31 KB, 79 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNCS

:

Thanh niên Cộng sản.

ĐVTN

:

Đoàn viên thanh niên.

TNTP

:

Thiếu niên tiền phong.

TN

:

Thanh niên.

LHTN

:

Liên hiệp thanh niên.



HSSV

:

Học sinh sinh viên


1

MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phạm trù “nguyên nhân” và “kết quả” luôn hiện diện rất phổ biến trong
bất cứ sự vật, hiện tượng, quá trình nào. Bởi lẽ muốn nhìn nhận, phân tích
đánh giá những điều kiện làm nên bản thân quá trình đó, các nguyên nhân của
nó, các kết quả của quá trình đó như thế nào, việc mổ xẻ, nắm được đâu là
nguyên nhân của vấn đề, đâu là kết quả của quá trình sẽ là cơ sở cho việc đưa
ra các kết luận chính xác để thúc đẩy sự vận động của sự vật nhanh hơn.
Trong công tác Đoàn nói riêng hay các vấn đề khác cần phải nắm và vận dụng
nó một cách thường xuyên, phổ biến và sâu sắc để giúp chúng ta có đủ cơ sở
lí luận, vận dụng nó vào thực tiễn. Mác dã từng nói: nếu thâm nhập vào thực
tiễn thì triết học có thể biến thành sức mạnh vật chất.
Theo quan điểm của Mác thì không có một kết quả nào mà không thể
không tìm thấy nguyên nhân của nó, ngược lại với bất kì nguyên nhân tác
động nào đó đều mang lại một kết quả nhất định. Trong thực tiễn đã và đang
diễn ra rất nhiều các quá trình, hiện tượng, chúng tạo ra một hệ thống các quá
trình, sự việc mà nếu chúng ta chú ý nắm bắt đều có thể cho ta những kết luận
xác đáng.
Đoàn Thanh niên là một trong những tổ chức chính trị- xã hội, là cánh
tay đắc lực, đội dự bị tin cậy của Đảng. Hoạt động tích cực của Đoàn thanh

niên trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã, đang và sẽ góp phần thúc
đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội nói chung.
Đổi mới nội dung hoạt động phong trào Đoàn là một công việc quan
trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội do Đảng
ta khởi xướng. Thực tiễn trong những năm qua, phong trào Đoàn ở Việt Nam
nói chung và Quảng Nam nói riêng đã và đang đạt được những kết quả rất


2
đáng tự hào. Qua đó mang lại cho thế hệ trẻ một niềm tin vào tương lai, vào
công cuộc đổi mới đất nước trong tình hình mới qua đó tạo nguồn nhân lực
quan trọng cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Trong thời gian tới sự nghiệp
đổi mới đất nước sẽ được phát triển với tốc độ cao hơn và toàn diện hơn.
Theo tinh thần đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần phải có sự đánh giá, tổng
kết và đề ra kế hoạch, biện pháp cho riêng mình trong giai đoạn mới. Cũng
giống như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội để đạt được những kết quả
tốt, Đoàn cần phải quán triệt một cách toàn diện và sâu sắc cơ sở lí luận chung
và sự vận dụng phù hợp hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương. Phạm trù
nguyên nhân- kết quả trong triết học Mác là cơ sở để tìm ra các nguyên nhân
chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác Đoàn, đồng thời phân tích nó để tìm ra
những hạn chế, tồn tại trong phong trào nhằm rút ra các giải pháp để thúc đẩy
phong trào Đoàn phát triển hơn nữa trong thời gian đến.
Là một tỉnh vừa mới tách ra từ Quảng Nam- Đà Nẵng cũ, trong những
năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam đã vượt qua nhiều khó
khăn, thử thách cùng với các ngành, lĩnh vực khác đóng góp quan trọng cho sự
phát triển của Tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn
chung hiện nay trong công tác Đoàn thanh niên vẫn còn nhiều bất cập trên
nhiều phương diện cả về mặt tổ chức, cả về mặt con người. Điều này thể hiện ở
mối quan hệ giữa đoàn viên với tổ chức có nơi, có lúc chưa thật chặt chẽ, tính
tiên phong gương mẫu của một số cán bộ đoàn chưa cao, sự nhiệt huyết của

bản thân mỗi đoàn viên còn hạn chế, và đôi lúc, đôi nơi còn có cả sự buôn lỏng
sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền...; trong đó có cả các nhân tố chủ
quan và khách quan cho nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào
Đoàn, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của thế hệ trẻ. Suy đến cùng thì
những tồn tại, hạn chế đó rất khó tránh khỏi, nhất là đối với một tỉnh vừa mới
thành lập như Quảng Nam. Tuy vậy, tất cả những vấn đề đó cần nhận thức một


3
cách sâu sắc và toàn diện từ đó cần có những biện pháp đúng đắn tích cực để
xây dựng phong trào Đoàn phát triển mạnh mẽ trong thời gian đến.
Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, không chỉ
có ý nghĩa lý luận, ý nghĩa học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
trong việc thúc đẩy phong trào Đoàn ngày càng phát triển. Với ý nghĩa đó tác
giả chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong công tác
đoàn ở Quảng Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp khóa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một trong những nội dung của phép biện chứng duy vật, cặp phạm
trù nguyên nhân và kết quả đã được nhiều tác giả tiếp cận và nghiên cứu từ
nhiều khía cạnh khác nhau. Với ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa thực
tiễn, phạm trù nguyên nhân và kết quả được nghiên cứu chủ yếu từ hai góc
độ: học thuật và vận dụng ý nghĩa phương pháp luận vào các vấn đề cụ thể.
Tuy vậy, việc phân chia này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy, việc điểm
tình hình nghiên cứu của đề tài sẽ theo hai hướng nghiên cứu trực tiếp và gián
tiếp có liên quan phạm trù nguyên nhân và kết quả các công trình cụ thể là:
Nguyễn Văn Dũng (1997), Arixtốt với học thuyết phạm trù, Nxb Khoa học xã
hội Hà Nội; Phạm Văn Đức (1997), Phạm trù quy luật trong triết học phương
Tây, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội; Phạm Văn Nhuận (1999), "Một cách tiếp
cận về cặp phạm trù “điều kiện khách quan” và “nhân tố chủ quan”", Tạp chí
Triết học, Số 6; Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn (2000), Giáo trình triết học

Mác-Lênin, Lê Doãn Tá (2000), Khái lược triết học trước Mác, Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2002), Giáo trình triết học MácLênin, NXGD; Đặng Hữu Toàn (2002), Chủ nghĩa Mác-Lênin và công cuộc
đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Bộ Giáo Dục và Đào tạo
(2004), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội;
Hoàng Mỹ Hạnh (2004),“Bản chất nhận thức và vai trò của nó trong việc sáng


4
tạo khái niệm, phạm trù”, Tạp chí triết học, Số 9; Lê Văn Giạng (2004), Tìm
hiểu sự phát triển của triết học duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử cuối thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Tiến Dũng
(2006), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb thành phố Hồ Chí Minh; Vũ Gia
Hiền (2006), Triết học từ giác độ duy vật biện chứng, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội; Lê Hữu Nghĩa (2006), Những chuyên đề triết học, Nxb Khoa học xã
hội Hà Nội; Nguyễn Hữu Vui (2006), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội; Phạm Văn Chung (2007), “Phạm trù vật chất của Chủ nghĩa duy
vật biện chứng trong “chủ nghĩa duy vật” và “chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, Tạp chí Triết học, Số 7.
Các tài liệu về công tác Đoàn nói chung:
Văn kiện Đảng về công tác Thanh niên (1975), Nxb Thanh niên; Hồi kí
về Đoàn (1975), Nxb Thanh niên giải phóng; Trần Bạch Đằng (1976), Hãy tin
cậy chúng tôi, Nxb Thanh niên giải phóng; Truyền thống đấu tranh cách
mạng vẻ vang của Đoàn (1976), Nxb Thanh niên; Crupxcaia (1979), Bàn về
cán bộ phụ trách thiếu nhi và công tác thiếu nhi, Nxb Thanh niên; Đỗ Mười
(1997), Thanh niên cần nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, chí lớn, quyết tâm
chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, sánh vai cùng thanh niên thế giới, Nxb
Thanh niên; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (1999), 5
bài học lí luận chính trị cho đoàn viên Thanh niên, Nxb Thanh niên; Dương
Tự Đam (2002), Định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên trong thời kỳ
CNH HĐH đất nước, Nxb Thanh niên; Đoàn Văn Thái (2002), Nhiệm vụ của

thanh niên Việt Nam trong thời kỳ CNH- HĐH, Nxb Thanh niên; Lê Văn Cầu
(2002),Phát triển các mô hình, hình thức hoạt động lao động và sáng tạo
khoa học và công nghệ của Đoàn thanh niên, Nxb Thanh niên; Trần Văn
Miều (2002), Phong trào thanh niên với việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ, Nxb
Thanh niên; Nguyễn Huy Dung (2003), Lý tưởng và lẽ sống, Nxb Thanh niên;


5
Dương Tự Đam (2003), Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Thanh niên; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2003), Công
tác đoàn kết tập hợp Thanh niên vùng tôn giáo dân tộc, Nxb Thanh niên; Vũ
Trọng Kim (2004), Một số vấn đề về công tác vận động thanh niên hiện nay,
Nxb Thanh niên; Nguyễn Văn Buồm (2005), Tình hình thanh niên Việt Nam
số liệu và phân tích, Nxb Thanh niên; Dương Tự Đam (2005), Lãnh đạo và
quản lý công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới, Nxb Thanh niên; Trần Văn
Miều (2005), Tuổi trẻ tham gia xây dựng xã hội học tập, Nxb Thanh niên;
Phạm Bằng - Nguyễn Hồng Thanh (2005), Tình hình thanh niên Việt Nam thế
kỷ XXI- những sự kiện quan trọng nhất, Nxb Thanh niên; Nguyễn Thọ Ánh
(2006), Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, Nxb
Thanh niên; Đoàn Văn Thái (2006), Quản lý Nhà nước với công tác thanh
niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên; Trung ương Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh (2007), Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác, Nxb Thanh
niên; Phạm Bá Khoa (2008), Thanh niên Ba sẵn sàng khát vọng tuổi hai
mươi, NXB Thanh niên; Nhiều tác giả (2008), Những kiến thức cần thiết cho
Thanh niên, Nxb Thanh niên; Nguyễn Văn Thanh (2008), Đổi mới Đoàn
Thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Thanh niên.
Về tài liệu liên quan đến công tác Đoàn ở Quảng Nam.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam (2002), "Chào mừng Đại
hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Quảng Nam lần thứ XV"; Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Nam (2006), "Biên giới trong trái

tim tôi"; Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Quảng Nam (2007), "Báo cáo chính trị tại
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XV, XVI"; Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam (2007), "Chào mừng Đại hội Đại biểu
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Quảng Nam lần thứ XVI"; Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh tỉnh Quảng Nam (2011), “Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh


6
Quảng Nam” được biên soạn công phu, chi tiết qua từng thời kì giúp tác giả
có cái nhìn tương đối xuyên suốt, toàn diện trong quá trình làm luận văn.
Điểm qua tình hình nghiên cứu cho thấy đến thời điểm này chưa có một
công trình nào trùng với hướng nghiên cứu của đề tài luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Đề cập mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả và vận
dụng phương pháp luận của nó vào thực tiễn công tác Đoàn ở Quảng Nam
hiện nay.
Nhiệm vụ
Làm rõ ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả, làm rõ sự vận dụng trong mối quan hệ nguyên nhân
và kết quả qua đó đề xuất một số giải pháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong giới hạn Luận văn Thạc sĩ, đề tài chỉ khái quát mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả trong lịch sử triết học. Và việc vận dụng các phạm trù
đó vào giải quyết các vấn đề lý luận cụ thể trong công tác Đoàn ở Quảng Nam
hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp,

lịch sử cụ thể, diễn dịch, quy nạp và một số phương pháp khác...
6. Đóng góp của luận văn
Trình bày một cách có hệ thống các quan niệm nguyên nhân và kết quả.
Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác Đoàn ở Quảng
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá từ góc độ lí luận.


7
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng, các đoàn viên trong các tổ chức cơ sở Đoàn, người
cán bộ đoàn và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 5 tiết:


8

CHƯƠNG 1
VỀ MỐI LIÊN HỆ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
1.1. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả trong lịch sử
triết học trước Mác.
1.1.1. Trong triết học phương Đông
Quan điểm của Phật giáo về mối quan hệ nguyên nhân và kết quả
Nội dung thuyết nhân quả theo quan điểm của Phật giáo có thể tìm hiểu
dưới nhiều góc độ khác nhau trong đó thuyết nhân quả trong triết học Phật
giáo chủ yếu bàn đến các khía cạnh như:
- Nhân quả có nội dung định hướng giá trị đạo đức
Các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông trong đó có Việt

Nam thì lý thuyết về nhân quả dạy con người lánh xa cái ác và làm các việc
lành nên tự bản thân nó mang ý nghĩa đạo đức, luân lý của đạo Phật đã đóng
góp tích cực cho giá trị đạo đức xã hội. Còn với những người chưa làm các
điều thiện thì cái khuynh hướng tránh xa cái khổ đau của con người khiến họ
tránh xa các tội ác, nếu họ tin nhân quả. Điều này cũng đóng góp vào công
cuộc loại trừ các hiện tượng xã hội xấu, tiêu cực. Trong phạm vi chuẩn mực
của lương tâm thì nhân- quả nghiêm chỉnh đặt ra vấn đề trách nhiệm cá nhân
của con người, bởi con người là chủ nhân của nghiệp, vừa là kẻ thừa tự của
nghiệp, như chính đức Phật đã dạy.
Thiện ác là hai khái niệm thường được nghe nhiều nhất khi nói về kết
quả của phạm trù nhân- quả. Thiện của Phật giáo được hiểu như là những gì
đang đem lại lợi ích cho mình và người trong hiện tại và tương lai, theo
hướng ly tham, ly sân, ly si, không ganh ghét, không đố kỵ, không gây tổn
hại. Trên căn bản thiện này, các yêu cầu xã hội như công bằng, nhân đạo, chí


9
công vô tư, liêm, chánh, kiệm, cần được phát triển tốt đẹp. Các hiện tượng
tham nhũng, trộm cắp,… sẽ bị dập tắt. Con người chịu trách nhiệm đời sống
tâm thức của mình nên tự nguyện lánh xa mọi điều xấu, chứ không phải vì sợ
hình phạt, chỉ trích, hoặc vì khen thưởng….Cơ sở triết lý ly tham, ly sân, ly si,
ly ác, ly hại ở trên vững chắc hơn cơ sở hình phạt của pháp luật, bởi vì con
người nếu muốn thoát khỏi tội lỗi có thể bằng mọi cách để pháp luật không
làm gì được họ nhưng người ta không thẻ chạy trốn lương tâm và nghiệp quả
của mình. Theo quan điểm của Phật thì tòa án pháp luật sẽ không trường cửu
và đủ sức nặng so với lương tâm trong chính bản thân mình.
- Theo quan điểm của Phật thì bản thân con người cũng là một biểu
hiện cụ thể của qui luật nhân quả trong chuỗi biến hóa của tự nhiên.
Con người, theo Phật giáo là một hợp thể của vật chất và tinh thần (năm
uẩn). Nó là kết quả của quá trình vận động nhân quả- nghiệp báo. Con người

cũng vậy, theo Phật giáo thì con người của hiện tại cũng là kết quả của
nguyên nhân quá khứ. Quá trình vẫn động này không đơn thuần là nhân nào
quả nấy mà cả một chuỗi nhân- duyên- quả tương tác qua lại, chi phối và ảnh
hưởng lẫn nhau trùng trùng điệp điệp để hình thành chúng sanh. Trong vấn đề
nhân quả của con người có một vấn đề được đặt ra, đó là Nghiệp. Nghiệp là
hành động tác ý, một hành động không có tác ý thì chỉ là hành động, mà
không gọi là nghiệp. Vì thế, “không thể nào lập được một bản liệt kê đối
chiếu giữa các loại nhân và quả bởi vì nhân và quả đều là duyên sinh mang ý
nghĩa bất định như các pháp hữu vi khác” [46; tr247]
Nhân quả nói đầy đủ là nhân- duyên- quả. Nhân là nguyên nhân chính,
duyên là những nguyên nhân phụ, quả là kết quả. Tiến trình từ nhân đến quả
rất phức tạp: nhân quá khứ sinh quả hiện tại; nhân quá khứ sinh quả tương lai.
Trong đó, duyên (nhân phụ) đóng vai trò rất quan trọng, chi phối mãnh liệt
đến quả, có khả năng làm lệch hướng kết quả so với nhân ban đầu. Do vậy,


10
nhận thức nhân quả phải dựa trên nền tảng, tương quan duyên khởi, mỗi hiện
tượng vừa là kết quả vừa là nguyên nhân, luôn chi phối lẫn nhau vô cùng tận.
- Cùng với con người thì thế giới tự nhiên luôn trôi chảy theo một qui
luật gọi là nhân quả. Ví dụ như mưa là kết quả, mây là nguyên nhân; mây là
kết quả, hơi nước là nguyên nhân…
Trong thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi một sự vật đều có
nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của sự có mặt đó gọi là nhân, và hiện hữu
gọi là quả. Tương quan nhân quả của sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên
là tương quan vòng tròn hay vòng xoáy ốc. Tức là mỗi một sự vật vừa là kết
quả vừa là nguyên nhân. Sự tồn tại của mỗi một sự vật đó có một nguyên
nhân chính và các nguyên nhân phụ. Nguyên nhân chính gọi là nhân, nguyên
nhân phụ gọi là duyên. Do đó theo Phật giáo thì nhân quả nói đủ hơn là nhânduyên- quả. Từ nhân đến quả còn có các yếu tố duyên ảnh hưởng.
Trong tương quan nhân quả này, một nhân không thể đưa đến quả hay

một quả không thể chỉ có một nhân; và nhân, quả thường thì ở trong cùng một
loại mà không có sự lẫn lộn giữa các loại khác. Ví dụ như con gà chỉ có thể đẻ
ra trứng gà chứ không thể đẻ ra trứng ngông. Hay trứng gà thì chỉ có thể nở ra
con gà chứ không thể trứng gà nở ra con ngông.
Trong triết học Trung Hoa cổ đại, nhiều trường phái triết học có tư
tưởng về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả nhưng với việc ưu tiên
cho vấn đề chính trị xã hội nên phạm trù này dường như chỉ được bàn một
cách gián tiếp, thậm chí là mờ nhạt thông qua các quan hệ xã hội. Khác với
triết học Ấn Độ, triết học Trung Hoa chủ yếu bàn về hành động của con người
sao cho phù hợp với mệnh trời, mệnh trời trong triết học Trung Hoa tựa giống
như trong triết học ở Ấn Độ là đấng sáng tạo tối cao là Brahman. Dưới cái
vòm là mệnh trời người Trung Hoa cổ bàn đến nhiều khía cạnh khác nhau,
trong đó có thể nói rằng cả một giai đoạn dài từ khi lập quốc cho đến khi kết


11
thúc chế độ phong kiến Trung Hoa, họ chủ yếu xoay quanh vấn đề đạo đức
chính trị. Nguyên nhân vì sao như vậy? và bức tranh của nền triết học này
được vẻ nên bởi rất nhiều đại biểu đại diện cho nhiều tầng lớp ở xã hội đó.
Thời kì mà được gọi là “trăm nhà trăm thầy”, điều đó nói lên rằng sự phân rã
của cấu trúc xã hội, nhà nước trung ương không còn giữ được trật tự kỉ
cương, mà thay vào đó là cuộc tranh giành sự ảnh hưởng của nhau giữa các
thế lực quí tộc, các địa phương với nhau. Người phương Tây trong giai đoạn
mới hình thành chủ yếu bàn đến các yếu tố bản thể luận, khám phá thế giới
bên ngoài, ngược lại người Trung Hoa cổ lại đặt vấn đề kỉ cương phép nước,
đạo đức gia tộc với mong mỏi mọi cái đều thanh bình, không mong có một
cách mạng làm thay đổi tự nhiên, họ chú tâm vào quan hệ khía cạnh đạo đức.
Trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại còn có một đặc trưng mà có thể khác
nhiều so với triết học phương Tây đó là: nếu triết học phương Tây chỉ có giai
cấp thống trị, đại diện cho tầng lớp chủ nô mới có hệ tư tưởng của mình. Dù

duy vật hay duy tâm thì đó cũng là giai cấp chủ nô quí tộc. Một bộ phận dân
cư rất nhỏ trong xã hội nhưng lại nắm phần lớn mọi mặt đời sống xã hội. Ở
triết học phương Tây hầu như không có một hệ tư tưởng lớn nào là đại diện
cho tầng lớp người lao động, hay bình dân như trong triết học phương Đông.
Hơn ở đâu hết Trung Hoa cổ là mảnh đất của sự phong phú các dòng tư tưởng
mà người ta thường hay gọi là các nhà triết học xuất hiện giống như nấm mọc
lên sau một đêm mưa rào. Nét đặc trưng của nền triết học Trung Hoa cổ là dù
lập trường triết học khác nhau nhưng cốt lõi của các trường phái này đều
nhằm bàn đến vấn đề luân lí, đạo đức trong xã hội. Đồng thời dù không cùng
giai cấp, địa vị nhưng trường phái triết học ra đời sau không phủ nhận hoặc
bác bỏ các quan điểm của đại biểu trước đó mà chủ yếu là kế thừa và tìm cách
mở rộng phát triển thêm nó. Đó là những hình ảnh chung nhất của triết học
Trung Hoa cổ.


12
Đi tìm lời giải thích các nguyên nhân của nền triết học Trung Hoa cổ
chúng ta có thể có nhiều sự cân nhắc, lựa chọn để từ đó có thể có những nhận
định ban đầu riêng cho mình. Thiết nghĩ đấy cũng là một vấn đề khó. Nhưng
bản thân tác giả cho rằng nó bắt nguồn từ văn hóa cội nguồn của dân tộc đó.
Xuất phát là một nền nông nghiệp lúa nước ven theo các dòng sông lớn,
người Trung Hoa cổ sống chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nước. Nhưng chính
cuộc sống đó lại mang đến cho họ một hảm họa đó là thiên tai, lũ lụt do đó
dân cư cần phải sống thành một cộng đồng để giúp đỡ nhau. Đó là mầm mống
của xã hội nông nghiệp nông thôn. Như thế có nghĩa là việc nhìn nhận và
khám phá ra bên ngoài là hạn chế, đổi lại vấn đề cần phải bàn đến và nó gần
như đời sống của mọi tầng lớp là làm sao điều chỉnh cho các quan hệ đạo đức,
hành vi ứng xử giữa con người với nhau để đảm bảo tính bền vững của cộng
đồng. Một cộng đồng nhỏ ở xã hội Trung Hoa cổ cũng bao gồm đầy đủ các
thành phần, địa vị. Nó như là một xã hội thu nhỏ. Vì vậy không gì có thể

thường trực hơn là làm sao cho cộng đồng tồn tại bền vững, lâu dài. Đó chỉ là
một câu giải thích cho việc việc vì sao triết học Trung Hoa cổ chủ yếu bàn
đến khía cạnh đạo đức cá nhân. Một sự khác biệt so với phương Tây.
Vấn đề khác nữa là nhà nước ở xã hội Trung Hoa cổ đại không chỉ có
một nhà nước trung ương đủ mạnh để trấn áp, thống trị một cách chặt chẽ có
hệ thống, trái lại xã hội Trung Hoa cổ đại là sự tranh giành, chia cắt sự cai trị,
phân chia sự ảnh hưởng của các thế lực làm cho xã hội trở nên phức tạp,
không kiểm soát nổi từ đó bùng phát sự đấu tranh của các bộ phận, thế lực
của từng vùng, miền làm cho vai trò của nhà nước trung ương bị lu mờ. Trong
lịch sử tồn tại của xã hội cổ Trung Hoa không có một nhà nước phong kiến
nào mà lại không đối mặt với các cuộc khởi nghĩa của nông dân hay các thế
lực quí tộc địa phương. Các cuộc đấu tranh này tất yếu dẫn đến sự phân chia
quyền lực trong xã hội và sự sụp đổ liên tục của các triều đại phong kiến. Mỗi


13
một triều đại lên nắm quyền đều chịu sự chi phối của các thế lực tạo dựng nên
do đó có thể nói rằng kiến trúc thượng tầng trong xã hội Trung Hoa cổ thường
xuyên được thay đổi liên tục tạo nên sự hỗn loạn, mỗi một đại biểu nói lên
quan điểm của giai cấp mình. Chính hoàn cảnh chi phối là nền kinh tế nông
nghiệp cộng đồng nên vấn đề mà các đại biểu nêu lên là làm sao cho xã hội
được trật tự, mong mỏi một đất nước thanh bình, xã hội không loạn lạc luôn
là nổi khắc cầu của người dân.
Vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức luận của các trường phái triết
học chủ yếu ở Trung Hoa cổ đều thấm đượm ý thức đạo đức. Chuẩn mực đạo
đức trở thành đặc điểm cốt cán của tư tưởng triết học cổ đại, vì vậy họ tranh
luận nhiều vấn đề xung quanh phạm trù thiện- ác. Họ liên hệ việc nhận thức
thế giới khách quan với việc tu thân, dưỡng tính cá nhân là cơ sở của việc
nhận thức thế giới khách quan: người tận tâm thì biết được tính mình, biết
được tính mình thì biết được tính trời. Vì vậy trong mấy ngàn năm lịch sử, các

triết học đều theo đuổi cái vương quốc luân lí đạo đức, họ xem đạo đức như là
cái “trời phú”, bởi thế họ xem việc thực hành đạo đức như là hoạt động thực
tiễn căn bản nhất của một đời người đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã
hội. Ngược lại triết học phương Tây coi tri thức luận là phạm trù trung tâm,
coi đối tượng nghiên cứu như là vật đối lập với con người, coi việc nghiên
cứu thế giới khách quan không có quan hệ với tu dưỡng đạo đức cá nhân. Có
thể nói nếu lấy kết quả vì sao sự kém phát triển về nhận thức luận; sự lạc hậu
về khoa học thực chứng của Trung Quốc thì các nguyên nhân như đã nói ở
trên là lời giải thích căn bản nhất.
1.1.2 Quan niệm về quan hệ nhân - quả trong triết học phương Tây
Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả có liên hệ chặt chẽ với vấn đề cơ
bản triết học, nó luôn là chủ đề tranh cãi, đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm. Lênin nhận xét rằng vấn đề tính nhân quả có một tầm quan


14
trọng hết sức đặc biệt để định nghĩa đường lối triết học của những loại “chủ
nghĩa” mới nhất. “Đường lối chủ quan trong vấn đề tính nhân quả là Chủ nghĩa
duy tâm triết học". Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận tính khách quan của
mối liên hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội.
Còn với chủ nghĩa duy tâm khách quan tiêu biểu là sự khởi đầu với nhà
triết học Platon và đỉnh cao là Hegel coi “lý trí phổ biến”, “ý niệm tuyệt đối”,
“tinh thần thế giới” nào đó tồn tại trước và độc lập với con người và thế giới
là nguyên nhân đầu tiên sinh ra thế giới vật chất. Lực lượng siêu tự nhiên đó
theo Lênin thì chẳng qua là tên gọi khác của Chúa, thần thánh, Thượng đế.
Việc thừa nhận điều đó tức là chủ nghĩa duy tâm khách quan đã truyền bá chủ
nghĩa tín ngưỡng và chứng minh, biện hộ cho tôn giáo bằng cách này hay
cách khác. Chẳng hạn, chủ nghĩa Tômát mới cho rằng “tất cả đều bắt nguồn
từ Chúa”. Trường phái này cố chứng minh cho thế giới quan tôn giáo, cho
thần học bằng triết học. Với lập trường, quan niệm đó, chủ nghĩa duy tâm

khách quan, trong khi thừa nhận tính chất độc lập của quan hệ nhân quả đối
với con người, nhưng lại quy nó về sự biểu hiện của tinh thần, của ý niệm như
là cơ sở của thế giới vật chất. Các nhà duy tâm khách quan tìm cách chứng
minh cho sự tồn tại của “nguyên nhân đầu tiên”, của “điểm xuất phát”, “khâu
bắt đầu” trong mắc xích dài nhân quả. Bằng cách đó họ cố đi tìm một lực
lượng siêu tự nhiên, thần linh… nào đó coi như là nguyên nhân đầu tiên sinh
ra thế giới. Với lập trường đó nên sự giải thích về tính nhân quả của chủ nghĩa
duy tâm khách quan đã dẫn đến thần học, tôn giáo.
Tuy vậy song song với các nhà triết học duy tâm, trong lịch sử triết học
phương Tây vẫn có những nhà triết học giải thích sự hiện diện của tự nhiên với
lập trường duy vật. Nhà triết học duy vật Hà Lan là Xpinôda (1632-1677) là
một trong số nhà bác học cận đại đã giải thích thế giới không phải bằng nguyên


15
nhân bên ngoài mà bằng nguyên nhân bên trong của bản thân nó. Ăngghen
nhận xét rằng kể từ Xpinôda đến các nhà duy vật vĩ đại Pháp đã “kiên trì xuất
phát từ bản thân thế giới để giải thích thế giới”[15;tr20]. Giải thích thế giới từ
bản thân nó là yêu cầu đầu tiên của chủ nghĩa duy vật Xpinôda.
Xuất phát điểm triết học Xpinôda là học thuyết về thực thể. Thực thể là
khái niệm trung tâm trong triết học Xpinôda, biểu hiện quan niệm duy vật của
ông về sự thống nhất và tính quy luật của toàn bộ giới tự nhiên. Thực thể là cơ sở
vật chất thống nhất của toàn bộ tồn tại, là cơ sở của toàn bộ tính đa dạng và sự
phong phú vô tận của tồn tại. Xpinôda gọi thực thể là giới tự nhiên. Theo ông,
thực thể chứa đựng nguyên nhân tồn tại của mình trong bản thân mình. Thực thể
là cái tồn tại trong mình và thông qua mình. Vì thế, Xpinôda định nghĩa thực thể
là causa sui, tức nguyên nhân của bản thân mình, nguyên nhân tự nó.
Trong khái niệm causa sui làm toát lên quan điểm duy vật của Xpinôda
về tính nhân quả, ông giải thích giới tự nhiên từ những nguyên nhân của bản
thân nó mà không cần đến “đấng tạo hóa”. Là người theo thuyết định luận,

Xpinôda đã chống lại lối giải thích tự nhiên theo mục đích luận của Arixtốt.
Nghĩa là phải giải thích giới tự nhiên từ bản thân nó, ông gạt ra khỏi giới tự
nhiên mọi mục đích và hoạt động đặt mục đích. Xpinôda cho rằng “tự nhiên
không hoạt động theo mục đích”, theo đó giới tự nhiên tồn tại và hoạt động
không phải vì mục đích nào cả mà tác động trên cơ sở tính tất yếu của bản
thân nội tại.
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, khi bàn về các hình thức vận
động của vật chất, Ăngghen có nêu lên nhận xét của mình rằng: “Công thức
của Xpinôda: thực thể là causa sui thể hiện một cách rõ rệt sự tác dụng lẫn
nhau”. Ăngghen đã nắm lấy những yếu tố biện chứng đặc sắc nhất trong học
thuyết của Xpinôda. Bởi vì theo công thức “thực thể là causa sui” (nguyên
nhân của bản thân nó) đã đi gần tới tư tưởng về sự tác động lẫn nhau phổ


16
biến, về mối liên hệ phổ biến và sự ràng buộc lẫn nhau giữa các hiện tượng tự
nhiên. Chỉ có xuất phát từ vật chất như là nguyên nhân tự thân mới có thể giải
thích thế giới từ bản thân nó, mà không cần đến “cái đẩy từ bên ngoài”. Mà để
có thể trở thành nguyên nhân của bản thân mình, thì các bộ phận của vật chất
phải có sự tác động qua lại với nhau, phải có tác dụng lẫn nhau. Như vậy quan
niệm về causa sui (nguyên nhân của bản thân nó) đã giả định sự tác động qua
lại của vật chất. Thiếu sự tác động qua lại thì không thể nói gì đến nguyên
nhân bên trong, nguyên nhân tự thân của vật chất. Cho nên, việc Xpinôda
xem xét vật chất như là nguyên nhân của bản thân mình, việc ông khác với
các nhà tự nhiên thần luận, đã bác bỏ cái “thúc đẩy từ bên ngoài” như là
nguyên nhân của sự vận động vật chất đã đánh dấu một bước tiến trong sự
phát triển của thế giới quan duy vật. Thực thể của Xpinôda như là nguyên
nhân tự thân là tiền đề cần thiết để hiểu vật chất như là “tự thân vận động”, để
chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm tôn giáo.
Mặt khác, quan niệm của Xpinôda về causa sui (“nguyên nhân của bản

thân mình”) vẫn chưa đủ để khắc phục quan niệm siêu hình về tính nhân quả.
Bởi vì, theo ý kiến Xpinôda, chỉ có thế giới nói chung, giới tự nhiên tuyệt đối
vô tận mới có thể chứa đựng trong mình nguyên nhân tồn tại của mình. Còn
các sự vật có hạn thì nguyên nhân tồn tại của chúng không phải nằm trong
bản thân chúng, mà nằm bên ngoài, trong các sự vật có hạn khác. Đây là nét
thiếu sót trong thế giới quan của nhà triết học Hà Lan.
Cái thiếu sót nêu trên của Xpinoda nói riêng và nhiều đại biểu khác đã
được khắc phục một cách sâu sắc triệt để khoa học trong triết học duy vật
biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định thế giới vật chất tự
thân vận động do những nguyên nhân bản thân nó, tức là do sự tác động lẫn
nhau giữa các bộ phận, các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất. “Vật chất
và phương thức tồn tại của nó là nguyên nhân cuối cùng của bản thân chúng”.


17
Còn đối với từng sự vật cụ thể, có hạn thì nguyên nhân tồn tại của chúng là
nằm trong bản thân chúng. Điều đó gắn liền với quan niệm duy vật biện
chứng về nguyên nhân, mà quan niệm này không thể có được nếu không tính
đến sự tác động qua lại của các sự vật hoặc các mặt của sự vật. Hoặc như
Hêghen đã nhận xét có lý là “tác động qua lại, hiển nhiên, là chân lý gần nhất
của quan hệ nguyên nhân và kết quả”. Cho nên nhận thức nguyên nhân cũng
là nhận thức sự tác động qua lại. Chẳng hạn, nguyên nhân xuất hiện và tồn tại
của phân tử nước là sự tác động qua lại của các nguyên tố tạo thành nó, cụ thể
là sự tác động qua lại của một nguyên tử ôxy và hai nguyên tử hyđrô, trong
khi tác động lẫn nhau, các nguyên tử ôxy và hyđrô trao đổi điện tử và tạo
thành một hệ thống vận động tương đối ổn định, cấu thành phân tử nước.
Hoặc nguyên nhân của cách mạng xã hội là sự tác động qua lại của lực lượng
sản xuất đã phát triển với quan hệ sản xuất đã lỗi thời.
Tuy vậy chúng ta không nên đồng nhất sự tác động qua lại và nguyên
nhân. Sự tác động qua lại cung cấp chìa khóa để hiểu cơ chế của liên hệ nhân

quả, nhưng tác động qua lại không phải là trường hợp riêng của sự phụ thuộc
nhân quả của các hiện tượng, mà trái lại, tính nhân quả là trường hợp riêng
của tác động qua lại, là một yếu tố trong sự tác động qua lại phổ biến. Mỗi
một quan hệ nhân quả là một vòng khâu trong sợi dây chuyền vô tận của mối
liên hệ và sự ràng buộc lẫn nhau của các hiện tượng. Lênin viết: Nguyên nhân
và kết quả, ergo, chỉ là những vòng khâu của sự phụ thuộc lẫn nhau phổ biến,
của liên hệ (phổ biến), của sự liên kết lẫn nhau của những sự biến, chỉ là
những mắt khâu trong sợi dây chuyền phát triển của vật chất.
Thực chất của nguyên tắc nhân quả là là thừa nhận sự ràng buộc nhân
quả của bất cứ hiện tượng nào và mối liên hệ tất yếu của nguyên nhân và kết
quả. Còn vấn đề tính nhân quả biểu hiện như thế nào trong từng trường hợp
cụ thể thì lại là vấn đề khác, nó tùy thuộc vào đặc tính cụ thể của đối tượng
trong lĩnh vực của nó.


18
Trong thế giới quan triết học khi nêu ra chân lí của giới tự nhiên có sự
khác nhau cơ bản giữa triết học duy vật và triết học duy tâm.
Chủ nghĩa duy tâm đã gán cho tính hợp lý của giới tự nhiên một lực
lượng siêu tự nhiên, một mục đích định sẵn. Quan điểm duy tâm trong vấn đề
này được thể hiện ở mục đích luận. Mục đích luận là học thuyết triết học duy
tâm thừa nhận tính có mục đích phổ biến của giới tự nhiên. Những người theo
mục đích luận cho rằng các sự vật, hiện tượng đều có mục đích nội tại của
mình, mục đích đó quyết định trước sự phát triển của chúng, mục đích đó về
bản chất là tinh thần, là do tinh thần quy định. Nhà mục đích luận Vônphơ
cho rằng các sự vật được tạo ra bởi để mang lại lợi ích cho con người. Đứng
trên quan điểm đó thì lá cây có màu xanh vì màu xanh có ích đối với mắt, mũi
được tạo ra để đeo kính, lợn được tạo ra để cho con người ăn….Ph. Ăng ghen
viết: “theo mục đích luận này thì mèo sinh ra để ăn chuột, chuột sinh ra để bị
mèo ăn và toàn bộ giới tự nhiên được sáng tạo để chứng minh trí tuệ của đấng

tạo hóa” [15;tr20]. Quan điểm của mục đích luận đã bị sự phát triển của khoa
học bác bỏ.
1.2. Quan điểm triết học Mác - Lênin về mối quan
hệ nguyên nhân - kết quả
1.2.1 Khái niệm về nguyên nhân, kết quả
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác thì nguyên nhân là phạm trù dùng để
chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động
lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Có rất nhiều ví dụ để cho người ta quán triệt được nhận thức sâu sắc
này. Ví dụ bản thân cái nhân chứa ở trong hạt không phải là nguyên nhân của
cái mầm, mà những quá trình sinh học và hóa học (quá trình sinh học, hóa học


19
này mới chính là nguyên nhân làm nảy sinh nên mầm chứ không phải bản
thân cái nhân). Do đó trong trường hợp này có thể liên hệ sang lĩnh vực khác,
một cặp phạm trù khác đó là khả năng và hiện thực. Trong trường hợp này, cái
nhân ở trong hạt mới chỉ là khả năng mà thôi, chỉ bao giờ nó hóa thành hiện
thực là những quá trình sinh hóa ở trong cái hạt, bấy giờ nó mới là sự tác
động và nó mới làm nảy sinh mầm.
Tóm lại, cái mầm là kết quả sinh ra từ những quá trình sinh học, hóa học ở
trong cái nhân chứ không phải bản thân cái nhân là nguyên nhân của nó.
Vấn đề thứ hai là trong thế giới luôn luôn có sự tác động qua lại của các
sự vật hiện tượng với nhau. Suy cho cùng, mỗi một sự tác động đều đưa lại
những hệ quả nào đó, một kết quả nào đó, nhưng như vậy mọi tác động của
bản thân nó đều chưa được xem xét như là những nguyên nhân. Nguyên nhân
chỉ là nguyên nhân trong mối quan hệ với kết quả. Nếu không có kết quả thì
cũng không gọi sự tác động đó là nguyên nhân. Hay nói cách khác, nếu không

quy kết quả như là hậu quả của một quá trình tác động thì tác động đó cũng
không được gọi là nguyên nhân.
Kết quả vốn là sự xuất hiện của một sự vật hiện tượng nào đó. Như vậy,
sự xuất hiện đó chỉ được xem là kết quả nếu xem xét nó sinh ra từ những nhân
tố nào. Các nguyên nhân là sự tác động thì kết quả có thể là sự vật hiện tượng.
1.2.2 Tính chất của mối liên hệ nhân - quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính
khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.
Tính khách quan của mối liên hệ nhân - quả thể hiện ở chỗ, mối liên
hệ nhân - quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó không phụ thuộc vào ý
thức của con người. Chúng ta biết rằng, mọi sự vật trong thế giới là luôn
luôn vận động, tác động lẫn nhau, và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một


20
sự biến đổi nhất định. Do đó có thể nói mối liên hệ nhân - quả luôn mang
tính khách quan.
Còn tính phổ biến của mối quan hệ này thì điều đầu tiên chúng ta có thể
thấy là mối liên hệ phổ biến có tính phổ biến như thế nào thì mối liên hệ nhân
quả cũng có tính phổ biến như thế. Chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ
nhân quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy
của con người. Không có một hiện tượng nào không có nguyên nhân, nhưng
vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.
Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau,
trong những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như
nhau. Ta có thể lấy một ví dụ là tất cả những cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm
lược ở trong lịch sử nhân loại dù sớm hay dù muộn đều có kết thúc giống
nhau. Kẻ đi xâm lược nhất định sẽ bị thất bại. Nói riêng về quan hệ nhân quả
ở trong trường hợp này thì chúng ta sẽ thấy được sự thất bại của chiến tranh
xâm lược với tư cách là một kết quả bắt nguồn từ những tác động của những

điều kiện kinh tế - xã hội, do tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh đó đem lại.
Cuộc chiến tranh phi nghĩa đó và sự tác động của tính chất đó làm cho nhân
dân ở trong bản thân các nước đi xâm lược đều là chán ghét cuộc chiến tranh,
đứng lên phản đối cuộc chiến tranh dẫn đến quân lính ở trong một đội quân
xâm lược cũng như vậy, sớm muộn họ cũng nhận ra tính chất phi nghĩa của
cuộc chiến, và tinh thần của họ sẽ bị giảm sút. Đó là một trong những lý do
làm cho quân xâm lược bị thất bại.
Ở trên chúng ta đã nói rằng, với cùng một nguyên nhân và với cùng
những điều kiện giống nhau, những kết quả sinh ra sẽ giống nhau. Điều này
cũng là một nguyên tắc để chúng ta rút ra một kết luận khác đó là, ở trong thế
giới vật chất không bao giờ có những tác động hoàn toàn giống nhau, cũng
không bao giờ có những điều kiện hoàn toàn giống nhau. Cho nên, thực tế là


21
mỗi một sự vật hiện tượng với tư cách là kết quả đều được sinh ra từ những
nguyên nhân khác biệt, ngay cả khi nguyên nhân đó có thể giống nhau về mặt
chủng loại. Mặt khác, những điều kiện cũng không bao giờ có thể được lặp lại
hoàn toàn, do đó kết quả bao giờ cũng rất độc đáo. Ví dụ, trong chiến tranh,
bộ đội ta có một kết luận rất thực tế là, rất ít khi hai quả bom rơi vào cùng một
chỗ. Vì vậy, các chiến sĩ ta hay tránh bom địch ở chính những hố bom mà quả
bom trước đã đào lên.
1.2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khái quát mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả thành năm vấn đề sau đây.
Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Ở
đây vấn đề là tự bản thân nó đã rõ ràng, không cần phải luận chứng gì thêm,
chỉ cần phải phân biệt không phải một sự vật nào đó có trước sự vật thứ hai,
thì tác động của nó đã được coi là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai. Ví dụ,

người cán bộ Đoàn tốt thì nếu được tạo môi trường và điều kiện tốt thì sẽ
mang lại kết quả tốt. Như vậy trong quan hệ này thì người cán bộ Đoàn là
nguyên nhân của kết quả tốt đó, phong trào Đoàn là kết quả, là hình hình ảnh
của người cán bộ Đoàn. “Cây nào quả ấy” nhìn sản phẩm đoán được tính cách
con người. Người làm công tác Đoàn được hiểu theo nghĩa này.
Vấn đề thứ hai cần chú ý là sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả
trong mối quan hệ nhân quả không có nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi
thì kết quả mới nảy sinh. Trái lại, nguyên nhân vừa tác động thì sự hình thành
của kết quả đã có thể được coi như là bắt đầu, cho đến khi kết quả hình thành
như một sự vật, hiện tượng nó vẫn còn nhận tác động của nguyên nhân, và
như vậy nó vẫn còn đang tiếp tục biến đổi do tác động của nguyên nhân.


22
Tóm lại, người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt đoạn
mà là trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng.
Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố nữa, đó là điều
kiện. Không phải cứ có sự tác động là có ngay kết quả, phải ở trong những
điều kiện nhất định thì có thể mới có kết quả. Ví dụ, trở lại các quá trình sinh
- hóa ở trong hạt cây nảy mầm chúng ta thấy rằng, nếu một hạt tốt có đầy đủ
khả năng để sinh ra một cái mầm tốt, nhưng nếu có được độ ẩm, ánh sáng,
nhiệt độ đầy đủ thì cũng không bao giờ có cái mầm xuất hiện. Điều kiện có
vai trò rất quan trọng, làm cho nguyên nhân nào sinh ra kết quả nào. Có thể
cùng một nguyên nhân, cùng một khả năng tác động như nhau, nhưng ở trong
những điều kiện khác nhau thì nó đưa lại những hậu quả khác nhau. Ví dụ, hai
cái nhân tốt như nhau, nhưng với những điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng khác nhau thì hai cái mầm mọc ra cũng có chất lượng khác nhau.
Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nguyên nhân cùng tác
động một lúc, khi đó thì kết quả ra sao còn tùy thuộc ở việc mối quan hệ giữa

các nguyên nhân với nhau là như thế nào. Ví dụ, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của chúng ta sẽ hoàn thành trong tương lai, chắc chắn phải chịu
sự tác động của các nguyên nhân như quá trình phát triển kinh tế bên trong,
đồng thời là nguyên nhân của thị trường thế giới nói chung, tức là nhịp độ
phát triển của kinh tế thế giới, những điều kiện thuận lợi mà kinh tế thế giới
đem lại cho chúng ta, những thách thức mà chúng ta phải vượt qua để xây
dựng nền kinh tế tự chủ trong hòa nhập. Vì vậy, xem xét kết quả này chúng ta
vừa phải xem xét trước hết là sự tác động qua lại giữa hai nguyên nhân là sự
phát triển, vận động của nền kinh tế ở trong nước và diễn biến của nền kinh tế
toàn cầu, mỗi bên có những vai trò riêng biệt. Và đương nhiên chúng ta khẳng
định rằng, nguyên nhân ở bên trong, những tác động nội tại của nền kinh tế


23
nước ta, tinh thần độc lập tự chủ và những kết quả do bản thân nỗ lực của nền
kinh tế Việt Nam đem lại mới là những nguyên nhân chủ yếu, đóng góp vào
sự phát triển của đất nước, sự hoàn thành quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa của đất nước ta. Xét nền kinh tế trong nước, chúng ta lại còn có thể tiếp
tục phân chia nguyên nhân đó thành những nguyên nhân như là: sự tác động,
vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới và trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hiện nay, năm thành phần kinh tế cơ bản của chúng
ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, trong đó gồm
cả tư bản nước ngoài, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ và kinh tế tự cung tự cấp
ở những vùng còn chưa phát triển được kinh tế hàng hóa, tất cả những thành
phần kinh tế này đều có những vai trò nhất định trong sự phát triển của kinh tế
Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, nền kinh tế quốc doanh bao giờ cũng
nắm vai trò chủ yếu do chỗ chúng ta định hướng phát triển kinh tế và định
hướng xã hội chủ nghĩa, những ngành kinh tế chủ chốt có vai trò cơ bản tác
động đến nền kinh tế quốc dân đều thuộc khu vực quốc doanh, do đó hiển
nhiên thành phần kinh tế này luôn đóng vai trò chủ đạo, phát huy những tác
dụng của nó làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên hiện đại.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động,
nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân. Cần chú ý là tác động này là
hai nghĩa, cả tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực. Ví dụ, trình độ dân trí
thấp là do nền kinh tế kém phát triển gây ra, nếu không đủ đầu tư cho việc
nâng cao dân trí của nhân dân, đầu tư giáo dục không đầy đủ. Đến lượt mình,
dân trí thấp với tư cách là kết quả lại tác động trở lại với quá trình phát triển
kinh tế và xã hội của đất nước, làm cho kinh tế kém phát triển và dân trí sẽ lại
tiếp tục thấp xuống. Ngược lại, trình độ dân trí cao vốn là kết quả của sự phát
triển xã hội cả về chính trị, kinh tế, văn hóa… làm cho nền giáo dục quốc dân
cũng phát triển đầy đủ, khi đó nó sẽ đem lại một kết quả là tầng lớp trí thức và


24
một đội ngũ lao động với trình độ cao, tay nghề vững và điều đó chắc chắn
làm cho kinh tế quốc dân càng phát triển tốt hơn.
Vấn đề tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có một ý nghĩa
thực tiễn rất quan trọng. Nó làm cho người ta phải dự kiến rất đầy đủ những
hậu quả của một chính sách xã hội chẳng hạn, đặc biệt trong vấn đề đầu tư,
một trong những yếu tố tạo ra nguyên nhân phát triển nền kinh tế đất nước.
Việc đầu tư rất có thể mang lại những hậu quả lớn, làm cho kinh tế phát triển
rất cao nếu đúng đắn. Ví dụ, người ta đầu tư vào những ngành mũi nhọn có
tác dụng làm thay đổi căn bản nền kinh tế, vì chỉ một thời gian ngắn sau, nền
kinh tế quốc dân đã có một động lực lớn như là công nghệ thông tin, bưu
chính viễn thông, công nghệ tin học… Những kết quả do sự đầu tư đúng đắn
đó làm cho các ngành kinh tế như công nghiệp, thủy sản, nông nghiệp… có
những sự phát triển vượt bậc, khi đó nó lại tạo điều kiện cho việc tái đầu tư
ngày càng tốt hơn với lực lượng tài chính, lực lượng vật chất ngày càng to lớn
hơn. Rồi khi đó, trong một chu kỳ khác, sự đầu tư đúng đắn lại làm cho các
ngành khoa học mới ra đời, cứ như thế một chu trình đầu tư mang lại một kết
quả và bản thân kết quả đó làm cho quá trình đầu tư ngày càng có ý nghĩa

kinh tế xã hội sâu sắc hơn. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã có những
hiện tượng đầu tư bất hợp lý. Sự đầu tư bất hợp lý như vào một nhà máy mía
ở vùng không có nguyên liệu, những nhà máy xi măng lò đứng với hàng chục
triệu đôla đã gây ra những hậu quả tai hại. Những hậu quả này lại làm cho bản
thân những ngành đó không phát triển hoặc phát triển rất chậm, thậm chí có
những bước thụt lùi. Ngày nay toàn bộ chiến lược xi măng đang phải tính
toán lại cơ cấu đầu tư. Nhà máy mía cũng phải lựa chọn những vùng có
nguyên liệu lâu bền, vừa làm thay đổi bộ mặt của một vùng nông thôn, vừa
đem lại những bước tiến vững chắc cho ngành mía đường toàn quốc.
Nguyên nhân - kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Vấn đề này
được thể hiện ở hai góc độ dưới đây:


×