Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn Xây dựng hệ thống câu hỏibài tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình Sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.12 KB, 20 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”; “Đổi
mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội
và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả
đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của
người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh
giá của gia đình và của xã hội”.
Muốn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo thì “mắt xích” cần
phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất
chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng
ta phải hiểu kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy
học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định
rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức
quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người
giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó
điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều
chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể
tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để
1



thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là
động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý…. Nếu thực hiện
được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển
năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất
nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú
học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng
học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”…
Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh
trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra
đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm qua, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo
ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong các trường trung học.
Là một người phụ trách công tác chuyên môn Trung học cơ sở của
Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Phổ, để góp phần hỗ trợ và thúc đẩy giáo
viên trong huyện nói chung, giáo viên bộ môn Sinh học nói riêng nâng cao
nhận thức và kỹ thuật biên soạn câu hỏi/bài tập để kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo định hướng năng lực, bản thân tôi đã cố gắng
nghiên cứu các loại tài liệu tập huấn và các trang mạng chính thống của Bộ
Giáo dục và Đào tạo phục vụ công tác đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực người học để viết nên sáng kiến kinh
nghiệm: “Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong chương trình Sinh học 8”.

2


PHẦN 2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Thế nào là đánh giá năng lực
Đánh giá năng lực là đánh giá các kỹ năng nhận thức và xã hội, kỹ năng
hợp tác và các năng lực sáng tạo, các phong cách tư duy khác nhau... Điều
này có nghĩa là đánh giá theo chiều rộng.
Đánh giá năng lực không chỉ là yêu cầu sự nhắc lại (kỹ năng tư duy bậc
thấp), mà là các kỹ năng học tập, kỹ năng xây dựng kiến thức và kỹ năng ứng
dụng (kỹ năng tư duy bậc cao). Điều này có nghĩa là đánh giá theo chiều sâu.
Đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm của hoạt động học và quá
trình học.
Chú ý đến tiềm năng của học sinh như: Cách học sinh quan sát, nhận
biết sự việc, nhận thức về một vấn đề như thế nào? Khả năng trực giác thế
nào? Phong cách tư duy của học sinh là gì? Học sinh nhận xét thế nào? Học
sinh có ưu điểm gì trong hoạt động học? Trong việc hợp tác với các học sinh
khác?
2.1.2. Những đặc điểm của câu hỏi/bài tập định hướng năng lực
Về cấu trúc, câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực gồm 2 phần:
- Phần I. Thông tin: phần này có thể là một đoạn thông tin (sách, báo,
mạng), mô tả một thí nghiệm, đưa một kết quả điều tra… (Lưu ý: cần có trích
dẫn nguồn thông tin, ảnh chụp…)
- Phần II. Hệ thống câu hỏi: phần này có thể có 1 hay nhiều câu hỏi,
có thể là câu tự luận hoặc trắc nghiệm, có thể sắp xếp theo nhiều mức độ tư
duy khác nhau từ nhận biết đến phân tích, tổng hợp, đánh giá…
Các thành tố quan trọng để đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là:
sự đa dạng của bài tập, chất lượng bài tập, sự lồng ghép bài tập vào giờ học và
sự liên kết với nhau của các bài tập. Những đặc điểm của bài tập định hướng
năng lực:
3



2.1.2.1. Yêu cầu của bài tập
- Có mức độ khó khác nhau.
- Mô tả tri thức và kỹ năng yêu cầu.
- Định hướng theo kết quả.
2.1.2.2. Hỗ trợ học tích lũy
- Liên kết các nội dung qua suốt các năm học.
- Làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực.
- Vận dụng thường xuyên cái đã học.
2.1.2.3. Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập
- Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân.
- Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân.
- Sử dụng sai lầm như là cơ hội.
2.1.2.4. Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn
- Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở.
- Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây
dựng tri thức thông minh).
- Thử các hình thức luyện tập khác nhau.
2.1.2.5. Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp
- Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm.
- Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức.
2.1.2.6. Tích cực hóa hoạt động nhận thức
- Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng.
- Kết nối với kinh nghiệm đời sống.
- Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề.
2.1.2.7. Có những con đường và giải pháp khác nhau
- Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp.
- Đặt vấn đề mở.
- Độc lập tìm hiểu.
- Không gian cho các ý tưởng khác thường.

- Diễn biến mở của giờ học.
4


2.1.2.8. Phân hóa nội tại
- Con đường tiếp cận khác nhau.
- Phân hóa bên trong.
- Gắn với các tình huống và bối cảnh.
2.1.3. Các dạng bài tập định hướng năng lực:
- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài
tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực.
- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong
các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn
luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.
- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích,
tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải
quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận
dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực
tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp
cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau.
2.3.4. Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo
định hướng năng lực
Việc biên soạn các câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng
năng lực có thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1. Xác định các chủ đề dạy học trong bộ môn để xây dựng câu
hỏi, bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh .
Bước 2. Căn cứ nội dung chủ đề, xác định các năng lực có thể hình
thành/rèn luyện cho HS thông qua chủ đề (mỗi năng lực được thể hiện bởi
nhiều kĩ năng thành phần).

Bước 3. So sánh với chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của mỗi chủ đề
trong chương trình hiện hành; bổ sung, điều chỉnh chuẩn trên quan điểm định
hướng phát triển năng lực học sinh.

5


Bước 4. Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu
hỏi/bài tập đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng, thái độ) của học sinh trong
chủ đề theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng thực hiện của học sinh (Thiết
kế ma trận thể hiện các tiêu chí đánh giá kĩ năng).
2.2. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO
ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ HIỆN NAY:
2.2.1. Thuận lợi
- Sự chỉ đạo mạnh mẽ của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi, Phòng
Giáo dục và Đào tạo Đức Phổ về tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong trường
phổ thông ở năm học 2014-2015.
- Các cấp quản lý như Sở, Phòng, Ban Giám hiệu, tổ bộ môn hỗ trợ tối
đa về thời gian, kinh phí để giáo viên tham gia các lớp tập huấn về đổi mới
dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực.
- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhất là sự thay đổi trong các
triển khai hoạt động chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua hệ thống
Trường học kết nối tại trang web đã thay đổi
cách tiếp cận và tăng cường cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm cho giáo
viên trong việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
2.2.2. Khó khăn
Thực tế việc triển khai ứng dụng đổi mới kiểm tra đánh giá ở các trường
phổ thông còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do tính ỳ của

giáo viên.
Từ trước đến nay, giáo viên thường kiểm tra đánh giá dựa trên những
kinh nghiệm; họ soạn câu hỏi kiểm tra miệng, hay bài kiểm tra 15 phút, bài
kiểm tra 1 tiết hoặc học kỳ phần lớn dựa trên theo lối mòn (kinh nghiệm, thói
quen…) mà ít khi để ý đến cơ sở khoa học, tính quy chuẩn của việc thiết kế
đề thi hay đề kiểm tra. Các đề thi/kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ,
hiểu kiến thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh
6


vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, ít
chú ý đến việc đánh giá năng lực người học theo chuẩn mong đợi.
Giáo viên chọn kiểu câu hỏi, cách thức ra đề thi đánh giá học sinh chủ
yếu do bắt chước những đề mẫu, theo “sách”… mà ít khi để ý đến mục tiêu đo
lường, đánh giá, ít khi suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc ra đề thi hay đề
kiểm tra là nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng gì, đặc biệt là kiểm tra năng lực
gì trong đó, họ không định hình rõ ràng. Chính vậy họ sưu tầm một số đề họ
thấy “hay” trong sách GK hay sách tham khảo, trên cơ sở đó bắt chước cách
làm. Còn các kiến thức được tập huấn về thiết kế bảng mô tả, xây dựng câu
hỏi/bài tập định hướng năng lực, … nhiều lúc còn mới lạ với họ.
2.3. THIẾT KẾ CÂU HỎI - BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN SINH HỌC LỚP 8
2.3.1. Câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực “Quan sát”
Bài tập 1. Trong lớp học An là một HS học rất giỏi, bạn dành rất nhiều
thời gian cho việc nghiên cứu các tài liệu và làm bài tập. Nhưng bạn lại có
một tư thế ngồi học rất khác với các bạn trong lớp (ảnh minh họa)

1. Nếu tư thế ngồi học như bạn An kéo dài sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến sự phát triển của xương?
2. Ở lứa tuổi các em cần làm gì để cho bộ xương phát triển tốt? Giải

thích cơ sơ khoa học của các biện pháp đó?
7


Bài tập 2: Tìm hiểu về các bệnh ngoài da, bạn Yến Ly tìm được các hình
ảnh sau đây từ công cụ tìm kiếm Google.

Em hãy giúp bạn xác định tên của các bệnh trong hình, cho biết nguyên
nhân và các phòng ngừa những bệnh đó.
2.3.2. Câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực “Đo đạc”
Bài tập: Các Bác sỹ ở Trung tâm nghiên cứu phát triển thể trạng người
Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra bảng so sánh tốc độ phát triển của xương ở
các lứa tuổi như sau:
STT
1
2
3
4

Độ tuổi

Tốc độ phát triển của xương
5cm / năm
6 – 7 cm/ năm
1 – 2 cm/ năm
0

1 – 10 tuổi
11 – 16 tuổi
17 – 25 tuổi

Từ 25 tuổi trở lên
Hãy cho biết:

1. Để đo được độ phát triển của xương ở các lứa tuổi, theo em, các Bác
sỹ đã làm như thế nào?
2. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tốc độ phát triển của xương ở
lứa tuổi nào là nhanh nhất? Em có thể đưa ra một số lí do để dự đoán tại sao?
3. Theo em cần làm gì để tăng chiều cao của người Việt Nam?
8


2.3.3. Câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực “Xử lý số liệu”
Bài tập 1: Một nhà điều tra xã hội học sau khi nghiên cứu về tình trạng
lây nhiễm bệnh HIV/AIDS ở một địa phương đã thu được kết quả được thể
hiện trong bảng sau:

Căn cứ và bảng số liệu, em hãy trả lời một số câu hỏi sau:
1. Năm nào có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất? Hãy đưa một số dự đoán tại sao
lại có tình trạng như vậy?
2. Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc loại bệnh đó?
3. Đưa ra một số biện pháp giúp làm giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh ở địa
phương trên?
Bài tập 2. Theo bác sỹ Tô Tấn Do (Trung tâm Y tế dự phòng Đức Phổ)
Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi
do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung
thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi. Các bệnh này chiếm khoảng 80% số
các bệnh lý hô hấp, bên cạnh đó, còn nhiều bệnh hô hấp khác, tuy nhiên chỉ
chiếm tỷ lệ ít hơn, như: giãn phế quản, viêm phổi kẽ, bụi phổi, các biểu hiện
phổi trong các bệnh hệ thống, nội tiết, cơ xương khớp, thận…
Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, do vậy, bệnh hô

hấp ngày càng phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 1990 bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 với 2,2
triệu người chết. Tính đến năm 1997 có khoảng 300 triệu người mắc bệnh
9


phổi tắc nghẽn mạn tính và là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4. Theo dự
đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra
2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
sẽ là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 3.
Ở nước ta, theo các nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gần
đây cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng vùng, nhìn chung vào khoảng
2 - 5,7%. Những thống kê về tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cho thấy,
cứ 4 bệnh nhân nhập viện tại các khoa bệnh phổi thì có 1 bệnh nhân mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các cơ quan y tế khuyến cáo tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ được
xem là ưu tiên trong điều trị với nhiều bệnh hô hấp, đặc biệt các bệnh như hen
phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các yếu tố nguy cơ cần tránh bao
gồm: khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp (đặc biệt là khói bếp than), bụi, tránh
các mùi hắc, các thức ăn đã từng gây dị ứng... không nuôi chó, mèo, chim và
các súc vật khác, môi trường trong nhà cần luôn được giữ khô, sạch và
thoáng.
Qua nghiên cứu đoạn thông tin trên, em hãy cho biết:
1. Có những bệnh nào liên quan đến đường hô hấp?
2. Kể tên một số tác nhân gây ra hại về đường hô hấp? Giải thích tác
hại, cơ chế gây bệnh của các tác nhân?
3. Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, tránh các tác nhân gây
bệnh? Cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
4. Vì sao tỉ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp trên thế giới ngày
càng tăng? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Bài tập 3: Thống kê tỷ lệ nam : nữ tại trường THCS Phổ Vinh (Đức Phổ
- Quảng Ngãi) có tỷ lệ như sau:
Khối lớp
6
7
8
9

Tổng số HS
95
114
102
127

Số HS nam
60
70
62
71
10

Số HS nữ
35
44
40
56


1. Em hãy nhận xét tỷ lệ nam: nữ ở trường này và so sánh với tỷ lệ nam
: nữ trong cấu trúc dân số tự nhiên.

2. Theo em tại sao tỷ lệ nam : nữ ở trường này không đúng với cấu trúc
dân số tự nhiên
3. Em có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế sự mất cân bằng tỷ lệ
nam: nữ ở nhiều địa phương trên nước ta hiện nay.
2.3.4. Câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực “Đưa ra tiên đoán”
Bài tập 1: Ông Nam (năm nay đã 55 tuổi) hiện đang là thợ may tại
nhà. Do đặc thù trong công việc ông Nam rất ít khi vận động. Mặt khác do sở
thích về ăn uống ông rất thích ăn các loại thịt đặc biệt là thịt mỡ. Nhưng trong
khoảng 2 tuần gần đây ông luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp xương, khiến
cho ông luôn cảm thấy khó khăn trong vận động.
1. Theo em với đặc thù công việc và chế độ ăn uống như vậy thì ông
Nam có thể mắc những bệnh gì về xương?
2. Em hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh đó?
3. Với tư cách là một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng em sẽ tư vấn cho
ông Nam về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như thế nào để cải thiện tình hình
hiện tại?
Bài tập 2: Thời gian vừa qua, mẹ của bạn Thanh An có những biểu hiện
đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn. Cơn đau này có thể lan
đến vùng bụng dưới và háng. Cơn đau kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau
khi vận động mạnh. Bác ấy hay đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục, có màu hồng.
Và kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn và nôn, tăng số lần đi
tiểu, sốt và ớn lạnh. Và bác quyết định đi khám ở bệnh viện.
1. Em hãy dự đoán căn bệnh mà mẹ của bạn Thanh An đang mắc phải?
Cơ sở khoa học nào để em xác định điều đó?
2. Theo em có những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh trên?
3. Nếu em là bác sĩ, em sẽ đưa ra những lời khuyên nào về cách điều trị
cho mẹ của bạn Thanh An về căn bệnh trên?
11



4. Nếu không được chữa trị kịp thời thì em hãy dự đoán xem căn bệnh sẽ
tiến triển như thế nào?
2.3.5. Câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực “Tìm mối quan hệ”
Bài tập 1: Mẹ bạn Hoa năm nay 40 tuổi và là nhân viên của Đội vệ sinh
môi trường Đức Phổ. Thời gian gần đây mẹ bạn Hoa thường có biểu hiện hay
đau đầu, chóng mặt, … Bác hàng xóm của nhà Hoa cho rằng mẹ bạn có thể
mắc bệnh về huyết áp. Nhân dịp Đội vệ sinh môi trường tổ chức khám chữa
bệnh định kì cho nhân viên, mẹ bạn Hoa đã đăng kí khám tổng quát về tim
mạch. Trong phiếu khám chữa bệnh có ghi rất nhiều các thông số khác nhau
liên quan đến tim mạch và huyết áp của mẹ đo được là: 50- 80 mmHg.
1. Theo em huyết áp là gì? Làm thế nào bác sĩ đo được huyết áp của mẹ
bạn Hoa?
2. Dải huyết áp thông thường ở người bình thường là bao nhiêu. Em hãy
trả lời cho bác bằng cách khoanh vào chữ cái tương ứng với chỉ số huyết áp
đúng nhất ở người bình thường trong các gợi ý sau:
A.
B.
C.
D.

50 – 80 mmHg.
60 – 90 mmHg.
70 – 120 mmHg.
90- 150 mmHg.

3. Em hãy giải thích các thông số trong kết quả đo huyết áp của mẹ bạn
Hoa? Với chỉ số huyết áp như trên thì mẹ bạn Hoa mắc bệnh gì?
4. Bác sĩ xác nhận mẹ Hoa mắc bệnh huyết áp thấp. Vậy bệnh của mẹ
bạn Hoa có thể gây ra do những tác nhân nào trong các tác nhân sau. Em hãy
giúp bác chỉ ra các tác nhân gây bệnh bằng cách gạch chân vào Có/Không

tương ứng với mỗi tác nhân.

Những tác nhân nào gây ra bệnh huyết áp thấp?

Có hay Không

1. Do tiêu chảy, ngộ độc kéo dài.

Có/ Không

12


2. Do rối loạn của hoạt động của hệ thần kinh sinh dưỡng.

Có/ Không

3. Do lao động nặng, thường xuyên; ăn uống thiếu chất.

Có/ Không

4. Do vết thương gây mất máu nhiều.

Có/ Không

5. Theo em, mẹ bạn Hoa cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng
này?
Bài tập 2: Ngày 19-11-2014, do trời quá lạnh, một gia đình (ở Thanh
Hóa) đã đốt than hoa để sưởi ấm khiến 3 người bị chết, 2 người bị hôn mê
trong tình trạng nguy kịch vì bị ngạt khí.

(Theo Báo điện tử VnExerpres)
a. Em hãy cho biết nguyên nhân nào đã dẫn tới sự việc đáng tiếc trên?
b. Em hãy tư vấn cho mọi người cách sưởi ấm an toàn bằng than hoa.
2.3.6. Câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực “Thí nghiệm”
Bài tập: Trong thí nghiệm xác định độ bền của xương (như hình vẽ)

Một xương đùi ếch đặt ở vị trí nằm ngang, để lên đĩa treo ở giữa xương
các quả cân, bắt đầu là quả nặng 2kg rồi lần lượt thêm vào các quả cân nhỏ
hơn cho tới 3,5kg, xương vẫn chưa gẫy.
1. Dựa vào cấu tạo và tính chất của xương hãy giải thích thí nghiệm
trên?
2. Nếu tiếp tục treo thêm quả cân nặng 3,5kg lên đĩa treo em hãy dự
đoán điều gì sẽ xảy ra với xương đùi ếch trên?
13


2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi thực hiện nghiên cứu về thiết kế câu hỏi/bài tập đánh giá năng
lực học sinh và triển khai nội dung này đến giáo viên qua các khóa tập huấn,
các đợt sinh hoạt cụm chuyên môn (chủ yếu là ở các môn Hóa, Sinh và Công
nghệ), ý thức và kỹ năng thiết kế câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực học sinh
của giáo viên có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể:
- Trong đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2014-2015 ở
môn Hóa và Sinh đã có nhiều bài tập tình huống, theo hướng phát huy các
năng lực sáng tạo của học sinh. Kết quả chấm cho thấy, học sinh dự thi đã tiếp
cận tốt với dạng bài tập này và làm bài đạt kết quả cao.
- Trong Bộ đề kiểm tra học kỳ I vừa qua, theo định hướng của hội đồng
chuyên môn huyện, tất cả các đề kiểm tra môn Hóa, Sinh và Công nghệ của
15 trường THCS trên địa bàn huyện đều có sử dụng các dạng câu hỏi/bài tập
đánh giá năng lực học sinh.

- Giáo viên tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn trên diễn đàn
“Trường học kết nối”, nhiều giáo viên, nhóm bộ môn đã đăng ký tham gia
sinh hoạt chuyên môn và gửi bài thu hoạch theo đúng chỉ đạo của Sở, Phòng
Giáo dục và Đào tạo.

PHẦN 3
KẾT LUẬN
14


3.1. KẾT LUẬN:
Xu hướng chung của thế giới hiện nay là chuyển từ dạy học tập trung
vào mục tiêu, nội dung chương trình sang tập trung vào việc tổ chức quá trình
dạy và học nhằm hình thành năng lực cho học sinh.
Xu hướng không quá coi trọng nội dung kiến thức trong quá trình dạy
và học mà chuyển trọng tâm sang quá trình tổ chức hoạt động dạy và học,
đánh giá học sinh. Vậy điều quan trọng nhất trong quá trình dạy học trên lớp
chính là các phương pháp và các kỹ thuật/nghệ thuật giảng dạy, phương pháp
đánh giá của người thầy giáo, làm sao tích cực hóa được học sinh, không phải
là giúp các em học thuộc mà là tư duy (suy nghĩ, nghĩ về cách suy nghĩ, tư
duy phản biện, tư duy sáng tạo…giải quyết vấn đề). Để đánh giá được các
năng lực của học sinh thì việc thiết kế bộ công cụ kiểm tra, đánh giá (câu
hỏi/bài tập) là một khâu then chốt.
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục – đào tạo đang chuẩn bị cho quá
trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015,
sáng kiến này sẽ còn tiếp tục được cập nhật, bổ sung và hoàn thiện
3.2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
3.3.1. Đối với các cấp quản lý:
- Tăng cường công tác tập huấn chuyên môn về đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học; tạo

điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia đầy đủ.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác sinh hoạt chuyên môn qua mạng; tổ
chức cấp tài khoản và tập huấn kỹ năng khai thác diễn đàn “Trường học kết
nối” cho giáo viên và học sinh.

3.3.2. Đối với giáo viên:
- Thường xuyên cập nhật thông tin về xu hướng đổi mới giáo dục và
đào tạo trong thời gian sắp tới, chủ động đón đầu việc thay đổi chương trình
và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
15


- Tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng để trao dồi, học
hỏi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh
Trong khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong
phạm vi 3 nhóm bộ môn Hóa, Sinh và Công nghệ của huyện Đức Phổ, chắc
chắn tôi chưa thể thấy hết được những ưu điểm và hạn chế của nó. Rất mong
sự đóng góp chân thành của quí đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Người viết sáng kiến

NGUYỄN VĂN TƯƠI

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh – Môn Sinh học cấp THCS (Vụ Giáo
dục Trung học)
16



2. Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn dành cho cán bộ
quản lý, giáo viên THCS, THPT và GDTX (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý
cơ sở giáo dục)
3. Tài liệu tập huấn triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn qua
mạng thông tin trực tuyến (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
4. Website (Trường học kết nối)

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Loại câu

Nhận biết

Thông hiểu
17

Vận dụng

Vận dụng cao


hỏi/bài

(mô tả mức

(mô tả mức độ

thấp


(mô tả mức độ

tập

độ cần đạt)

cần đạt)

(mô tả mức

cần đạt)

Câu

độ cần đạt)
HS xác định HS sử dụng một HS xác định HS xác định và

hỏi/bài

được một đơn đơn vị kiến thức và vận dụng vận dụng được

tập định vị kiến thức và để giải thích về được

kiến kiến thức tổng

tính

tái hiện được một khái niệm, thức tổng hợp hợp


(trắc

nội dung của quan điểm, nhận để giải quyết quyết

nghiệm,

đơn vị kiến định… liên quan vấn đề trong trong

tự luận)

thức đó

Câu

kiến thức đó
quen thuộc.
Học sinh xác Học sinh xác HS xác định HS

xác

định

hỏi/bài

định được mối định được các được các mối được các

mối

trực


tiếp

đến tình

để
vấn

giải
đề
tình

huống huống mới.

tập định liên hệ trực mối liên hệ liên liên hệ giữa liên hệ giữa các
lượng

tiếp giữa các quan đến các đại các đại lượng đại lượng liên

(trắc

đại lượng và lượng cần tìm và liên quan để quan

nghiệm,

tính được các tính được các đại giải quyết một quyết một vấn

tự luận)

đại lượng cần lượng cần tìm vấn
tìm


để

đề/bài đề/bài

toán

(không thông qua một số toán trong tình trong

cần suy luận bước suy luận huống

giải

tình

quen huống mới.

trung gian)
trung gian.
thuộc.
Mô tả được - Giải thích được Giải thích và

- Phát

TN, nhận biết các hiện tượng phân tích được được

hiện
một

số


Câu

được các hiện thí nghiệm.

kết quả TN để hiện tượng trong

hỏi/bài

tượng TN.

rút ra kết luận. thực tiễn và sử

tập

gắn

dụng kiến thức

với thực

sinh học để giải

hành thí

thích; đề xuất

nghiệm

được phương án

thí nghiệm để
giải quyết các
18


tình huống thực
tiễn.

Phụ lục 2: BẢNG ĐỘNG TỪ THEO BLOOM
(Dùng để xây dựng câu hỏi/bài tập)
Mức độ nhận thức
Các động từ tương ứng
BIẾT: Nhớ lại những kiến thức đã xác định, phân loại, mô tả, phác thảo,
học một cách máy móc và nhắc lại.

lấy ví dụ, liệt kê, gọi tên, giới thiệu/chỉ
ra, nhận biết, nhớ lại, đối chiếu.
19


HIỂU: Khả năng diễn dịch, diễn tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh,
giải, giải thích hoặc suy diễn. Dự chuyển đổi, ước lượng, diễn giải, phân
đoán được kết quả hoặc hậu quả.

biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại,

lấy ví dụ.
VẬN DỤNG MỨC ĐỘ THẤP: giải quyết, minh họa, tính toán, diễn
Vận dụng những gì đã học vào một dịch, dự đoán, áp dụng, phân loại, sửa
tình huống quen thuộc đã học hay đổi, đưa vào thực tế , chứng minh

tình huống mới do GV gợi ý.
VẬN DỤNG MỨC ĐỘ CAO: Sử vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân biệt hoặc
dụng những kiến thức đã học vào chia nhỏ các thành phần, thiết kế, đặt
tình huống mới trong thực tiễn kế hoạch, tạo hoặc sáng tác, biện minh,
cuộc sống.

phê bình hoặc rút ra kết luận.

20



×