1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công ty Cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng từ một doanh
nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần phải tự chủ trong kinh
doanh và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.Hơn nữa,
trong những năm qua, ngành dệt may gặp nhiều khó khăn như các nhà
chuyên gia nhận định: tình hình suy thoái kinh tế thế giới đang tác động
trực tiếp đến ngành dệt-may, đặt các doanh nghiệp trước những khó
khăn thách thức. Phần lớn các doanh nghiệp đều khẳng định thời gian
qua họ gặp rất nhiều khó khăn và mục tiêu trước mắt không phải là tăng
trưởng doanh số hay lợi nhuận mà là làm sao tồn tại. Tại Công ty Cổ
phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng chung của ngành
dệt may.Vì vậy, các nhà quản trị của Công ty phải quan tâm nhiều đến
tình hình hoạt động của Công ty, phải đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt
động để giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Từ thực trạng trên tại CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng, tôi
chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Dệt Hoà
Khánh – Đà Nẵng ” để làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn đóng
góp ý kiến của mình nhằm nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ cho
các nhà quản trị của Công ty và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư
với công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Tổng hợp các lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động trong
Doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả hoạt động của CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà
Nẵng trong giai đoạn năm 2004 - 2008.
2
- Định hướng tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp tại Công ty CP Dệt Hòa khánh khi công ty thực sự chuyển
đổi hình thức sở hữu
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại
Công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty trong thời gian đến
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: trong ngành dệt tại CTCP Dệt Hoà Khánh
– Đà Nẵng, dựa trên số liệu báo cáo tài chính trong thời gian 5 năm:
2004 - 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể của phân tích hoạt
động kinh doanh như: Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ,
phương pháp chi tiết, phương pháp dẫn giải quy nạp để phát họa bức
tranh chung về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phân tích
hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp.
Luận văn đã phân tích một cách có hệ thống hiệu quả hoạt động,
qua đó đã chỉ ra những ưu, nhược điểm về hiệu quả hoạt động của CTCP
Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng.
Định hướng tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại
Công ty và đưa ra các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tại Công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty trong thời gian đến
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và phục lục, luận văn gồm 3
chương:
3
Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả hoạt động trong
Doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần
Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tại Công ty cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP
Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của
mọi người là “Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” [Từ
điển Tiếng Việt, trang 440 - Viện ngôn ngữ học 2002]
Xét gốc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh
tế nó là “Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra
hàng hoá và dịch vụ, có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả
kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là hiệu quả kinh tế. Khái niệm
hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài
nguyên được thị trường phân phối như thế nào” [Từ điển thuật ngữ Kinh
tế học, trang 224-NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội 2001]
Về mặt định lượng: bản chất của hiệu quả là kết quả thu được so
với chi phí bỏ ra.
Về mặt định tính: bản chất của hiệu quả thể hiện ở trình độ và
năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý thông qua việc nổ lực thực
hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội gắn liền với nhiệm vụ chính trị.
1.2. PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền
4
vốn nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong hoạt động
SXKD.
Hiệu quả xã hội phản ánh những lợi ích mà xã hội đạt được từ
quá trình hoạt động kinh doanh, đó chính là việc cung ứng hàng hóa,
dịch vụ ngày càng tốt hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa tinh
thần cho xã hội.
Hiệu quả của doanh nghiệp được nghiên cứu trong phần này
được xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt động. Một doanh
nghiệp có thể có hiệu quả kinh doanh cao nhưng hiệu quả tài chính thấp
vì các chính sách tài trợ không thích hợp.
Hiệu quả kinh doanh được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của
quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy hiệu quả kinh doanh của một
doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được
nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá
biệt.
- Hiệu quả cá biệt: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt gồm:
hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng lao động
của doanh nghiệp và hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Hiệu quả tổng hợp: là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các
nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các chỉ
tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đó là khả năng sinh
lời từ các hoạt động của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của tài sản.
Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm, đó là
thái độ giữ gìn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu.
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.3.1.Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.1.Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
5
Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt như: hiệu suất sử dụng tài
sản của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng tài sản cố định cuả doanh
nghiệp, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh
nghiệp, cụ thể là phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh
nghiệp như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và phân tích khả năng sinh
lời của tài sản như tỷ suất sinh lời tài sản ( ROA), tỷ suất sinh lời kinh tế
của tài sản (RE).
1.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Sự tồn tại hiệu quả tài chính sẽ đảm bảo an toàn trong một môi
trường tài chính, nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng
trưởng của tài sản doanh nghiệp so với tổng số vốn mà doanh nghiệp
thực có, đó là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu thể hiện qua chỉ tiêu tỷ
suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Nhưng đối với công ty cổ phần hệ
số ROE cao thì đó là thành tích hoạt động tài chính của nhà quản lý
nhưng nó không đồng nghĩa với sức sinh lời cho vốn đầu tư của các cổ
đông cao. Vì thế các nhà đầu tư cần sử dụng chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ
phiếu (EPS) và tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả.
Theo quan điểm của Bied – charreton (1920) các nhân tố tác
động đến hiệu quả tài chính gồm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
và hiệu suất sử dụng tài sản, độ lớn đồn bẩy tài chính.
1.4. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHÂN TÍCH HIỆU QỦA HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Được tiến hành qua các giai đoạn như: lập kế hoạch phân tích,
tiến hành phân tích và viết báo cáo phân tích và công bố kết quả phân
tích.
6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu
quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài chính.Do đó, đòi hỏi
các nhà quản lý phải sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp làm sao cho
có hiệu quả cao nhất, hiệu quả này được thể hiện ở khả năng sinh lời của
công ty, đây cũng là vấn đề mà các nhà đầu tư và các cổ đông đặc biệt
quan tâm. Vì thế, phân tích hiệu quả hoạt động tại các công ty mà đặc
biệt là CTCP càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa bởi nó đáp ứng được
yêu cầu của các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính công ty.
Chương 1 đã trình bày một cách khái quát cơ sở lý luận về phân
tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp như: các quan điểm về hiệu
quả và phân tích hiệu quả, các chỉ tiêu cơ bản về phân tích hiệu quả hoạt
động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp;
các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng cho phân tích hiệu quả
hoạt động .
Trên cơ sở chương 1 để chương 2 tiến hành thu thập số liệu và
đánh giá thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty
Cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng.
Chương 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT HOÀ KHÁNH – ĐÀ NẴNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HOÀ KHÁNH –
ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng với tổng số vốn
điều lệ là : 3.517.570.000đ tương ứng với 351.757 cổ phần (mệnh giá
mỗi cổ phần là 10.000 đồng) và hoạt động chính thức kể từ ngày 01
tháng 4 năm 2006 . Gồm có 368 cổ đông, giá trị và tỷ lệ vốn góp của các
cổ đông như sau:
7
STT
Tên thành viên
01
CBCNV trong công ty
02
03
Giá trị vốn góp
Tỷ lệ vốn góp
3.231.300.000
91,87%
Cổ đông ngoài Công ty
131.690.000
3,74%
Công ty CP
154.580.000
4,39%
3.517.570.000
100%
Cộng
Đến cuối năm 2008 thì thành viên là toàn bộ CBCNV trong
công ty với giá trị vốn góp là 3.600.025.658 đồng chiếm tỷ lệ là 100%.
Công ty tổ chức kinh doanh theo đúng ngành nghề quy định:
Sản xuất vải các loại và vải màn tuyn, kinh doanh các mặt hàng thuộc
trong ngành dệt may
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính của Công ty
Cơ chế quản lý tài chính được quy định trong điều lệ công ty mà
CTCP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng ban hành vừa tuân thủ các nguyên tắc
quản lý tài chính của Nhà nước vừa phù hợp với đặc thù của Công ty.
2.1.4. Đặc điểm môi trường kinh doanh của công ty.
Thị trường tiêu thụ:
Sản phẩm chính của Công ty là vải các loại và màn tuyn các
loại, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước (miền Nam, miền
Bắc, miền Trung) thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ. Thị phần bình
quân : Miền Nam: 60,75% - Miền bắc 31,61% - Miền trung 7,64% .
2.2. TỔ CHỨC DỮ LIỆU ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HOÀ KHÁNH – ĐÀ
NẴNG.
Dữ liệu để phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty chủ yếu là
dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau:
- Dựa vào các thông tin về đặc điểm hoạt động của Công ty: như
thông tin về ngành dệt may, thông tin về sản xuất và kinh doanh sản
8
phẩm, thông tin về lĩnh vực kinh doanh thương mại hàng dệt may, thông
tin về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may …
- Dựa vào thông tin từ các báo cáo kế toán của Công ty: Bảng
cấn đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh
báo cáo tài chính từ các năm 2004-2008.
- Ngoài ra còn sử dụng thông tin từ các báo cáo khác như báo
cáo giá thành, doanh thu, lợi nhuận của từng loại sản phẩm, bảng kê
đánh giá về khối lượng sản phẩm dở dang…
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT HOÀ KHÁNH – ĐÀ NẴNG
2.3.1.
Đánh giá kết quả hoạt động của công ty trong 5 năm gần đây
Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế và
lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh năm 2006 tăng cao, nhưng đến
năm 2008 thì tốc độ tăng cuả doanh thu vẫn cao hơn so với năm trước đó
nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh và lợi
nhuận trước thuế giảm. Chứng tỏ công ty đã chưa quản lý tốt các khoản
chi phí đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3.2.
Phân tích hiệu quả kinh doanh của CTCP Dệt Hòa Khánh –
Đà Nẵng.
2.3.2.1.Phân tích hiệu quả cá biệt
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản qua các năm có sự biến động, hiệu
suất sử dụng tài sản có xu hướng giảm dần.Năm 2004 hiệu suất sử dụng
tài sản là 0,7 và giảm dần đến năm
2008 tăng là 0,8. Nguyên nhân
là trong thời gian từ năm 2005 – 2006 là khoảng thời gian Công ty di dời
từ địa chỉ Ngô Thị Nhậm lên khu công nghiệp Hoà Khánh nên các máy
móc thiết bị phải di chuyển, không huy động hết được các thiết bị vào
sản xuất.Nhưng đến năm 2008 thì hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên 0,8
đây là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp đang chịu sự ảnh hưởng
9
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng doanh thu của Công ty tăng dẫn
đến hiệu suất sử dụng tài sản tăng chứng tỏ sau khi cổ phần hoá Công ty
đã sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Từ bảng phân tích cho thấy doanh thu trong giai đoạn sau CPH
tăng lên đồng thời tỷ lệ TSCĐ giảm làm cho hiệu quả sử dụng TSCĐ
của Công ty tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện sau năm 2006 tức là sau
cổ phần hóa Công ty đã chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh có thế
mạnh,Công ty đã đầu tư các TSCĐ cần thiết phục vụ cho chiến lược
kinh doanh đã đề ra; đồng thời cũng tiến hành thanh lý, nhượng bán các
TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật, hay không phù hợp với chiến lược kinh
doanh mới của công ty sau cổ phần hóa.Đặc biệt năm 2008 là năm mà
các Công ty đã rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế chung của toàn
cầu nhưng Công ty đã có những chính sách kinh doanh phù hợp nên
doanh thu trong năm này đạt cao nhất trong cả giai đoạn nên hiệu qủ sử
dụng TSCĐ cao nhất.
Bảng 2.3 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
ĐVT: triệu đồng
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Số TB
các
năm
1. Doanh thu
thuần HĐKD
81.337
59.498
52.991
70.496
90.580
70.980
2. NG bq TSCĐ
83.491
62.524
58.331
56.528
54.282
63.031
0,97
0,95
0,91
1,25
1,67
1,13
Chỉ tiêu
3. Hiệu suất sử
dụng TSCĐ
Nguồn: CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng
10
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.4: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
ĐVT: triệu đồng
2007
Năm
2008
Số TB
các
năm
52.991
70.496
90.580
70.980
48.910
53.448
55.389
58.333
52.373
1,78
1,22
0,99
1,27
1,55
1,36
202
296
363
283
232
266
Năm
Năm
Năm
Năm
2004
2005
006
1. Doanh thu thuần
81.337
59.498
2. VLĐ bình quân
45.784
3. Số vòng quay
VLĐ (Vòng)
4. Số ngày 1 vòng
quay VLĐ
Chỉ tiêu
Nguồn: CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng
Số vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm dần qua các năm
mặc dù năm 2008 số vòng quay vốn có tăng so với năm 2007. Sở dĩ như
vậy là do doanh thu thuần giảm qua các năm trong khi đó vốn lưu động
qua các năm tăng lên một cách đáng kể, so với năm 2004 vốn lưu động
năm 2008 tăng gần 6,6 tỷ đồng tương ứng 14%. Để hiểu rõ hơn ta đi
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ lưu chuyển vốn lưu động:
Năm 2005,2006 số vòng quay vốn lưu động giảm là do doanh
thu giảm và việc quản lý vốn lưu động không hiệu quả. Tuy nhiên năm
2007, 2008 số vòng quay vốn lưu động có tăng lên nhưng so vơi năm
2004 vẫn giảm. Chính vì vậy, Công ty cần xem xét các vấn đề về đọng
nợ phải thu khách hàng, về dự trữ hàng tồn kho có hợp lý không để có
những biện pháp thích hợp góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn
và tiết kiệm vốn. Từ kết quả phân tích trên cho ta thấy số vòng quay của
VLĐ tăng lên và doanh nghiệp tiết kiệm được VLĐ một phần là nhờ sự
11
tăng lên của doanh thu. Muốn vậy ta có thể đi vào xem xét chi tiết việc
phân bổ vốn trong khâu thanh toán và dự trữ thông qua số vòng quay
phải thu khách hàng và số vòng quay hàng tồn kho của Công ty.
Đối với hàng tồn kho:
Bảng 2.6: Phân tích tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
ĐVT: triệu đồng
Năm
Năm
2007
2008
73.308
49.842
42.443
60.341 79.600
1. Gía vốn hàng bán
2. Gía trị hàng tồn kho
27.409
26.508
27.791
31.921 36.952
bình quân
3. Hệ số vòng quay
2,67
1,88
1,53
1,89
2,15
hàng tồn kho
4. Số ngày chu
134,60
191,47
235,72
190,44 167,12
chuyển hàng tồn kho
5.Số vòng quay HTK
2,03
bq cả giai đoạn
Nguồn: CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng
Số vòng quay HTK có biến động giảm qua các năm, mặc dù
năm 2008 tăng so với năm 2007. Sở dĩ có tỷ lệ này là do doanh nghiệp
giảm một lượng lớn hàng tồn kho vào năm 2008 đó là 1 lượng lớn thành
phẩm tồn kho đã được tiêu thụ trong năm, ngược lại năm 2006 mặc dù
lượng hàng tồn kho không tăng nhiều so với các năm nhưng phần lớn
sản phẩm không được tiêu thụ nên vòng quay hàng tồn kho thấp nhất
trong các năm.Bên cạnh đó còn phải chú ý đến đặc thù của ngành dệt,
lượng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất lớn nên lượng dự trữ trong
kho cũng lớn, đây cũng là yếu tố làm cho hệ số vòng quay của hàng tồn
kho giảm.
Bảng 2.7: Phân tích tình hình quản lý công nợ phải thu khách hàng
12
ĐVT: triệu đồng
Năm
Năm
2007
2008
Năm Năm Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
1. Doanh thu bán hàng
81.337 59.498 52.991 70.496
thuần
2. SD nợ bình quân các
7.851
13.025 10.821 10.564
khoản PTKH
3. Số vòng quay các
10,36
4,57
4,90
6,67
khoản phải thu
4. Kỳ thu tiền bình quân 34,75 78,81 73,51 53,95
5. Kỳ thu tiền bq cả giai
60,36
đoạn
Nguồn: CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng
90.580
15.290
5,92
60,77
Đối với khoản nợ phải thu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong VLĐ,
tuy nhiên với chính sách quản lý thu nợ không hiệu quả lắm như hiện
nay của Công ty thì các khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng quá lớn
trong một thời gian dài làm mất đi chi phí cơ hội rất lớn, với chính sách
bán tín dụng hạn chế như hiện nay, Công ty đã không thể cạnh tranh nổi
với các công ty khác trên thị trường, chưa góp phần nâng cao vị thế cạnh
tranh, gia tăng thị phần và các chính sách thường ít hấp dẫn hơn và làm
cho việc sử dụng VLĐ chưa thật sự hiệu quả.Ngoài ra còn phải kể đến
việc sử dụng không hiệu quả của VLĐ là do Công ty đã cho các doanh
nghiệp ứng trước một khoản tiền để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản
chiếm tỷ trọng rất lớn trong nợ phải thu, đặc biệt vào năm 2005,2006 là
những năm mà Công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều.
2.3.2.2.Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanh của
Công ty:
Về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu thuần HĐKD : Từ kết quả phân tích trên cho thấy, tỷ suất
LN/doanh thu và tỷ suất LN/doanh thu thuần có dự biến động tăng giảm
13
qua các năm một phần là do doanh thu có tăng qua các năm sau cổ phần
hoá nhưng tăng không đáng kể trong khi đó các khoản chi phí tăng với
tốc độ cao hơn sự tăng của doanh thu làm cho các loại tỷ suất này giảm
qua các năm mặc dù doanh thu có tăng lên. Để hiểu rõ được vấn đề này
ta đi sâu phân tích kết cấu chi phí trong quan hệ với doanh thu – khả
năng sinh lời
Bảng 2.8: Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Tỷ suất LN/DT (%)
2. Tỷ suất LN/DT cả giai
đoạn (%)
3. Tỷ suất lợi nhuận /doanh
thu thuần HĐKD (%)
4. Tỷ suất LN/DTT HĐKD
cả giai đoạn(%)
5. Tỷ suất sinh lời tài sản
(ROA) (%)
6. ROA cả giai đoạn(%)
7. Tỷ suất sinh lời kinh tế
của tài sản (RE) (%)
8. RE cả giai đoạn (%)
Năm
2004
-1,52
Năm
2005
-2,75
Năm
2006
0,69
Năm
2007
1,06
Năm
2008
0,38
0,85
0,41
0,66
0,30
6,56
5,89
-0,43
-2,53
-4,96
0,96
-1,05
-1,08
-1,45
0,32
-0,25
4,83
5,50
6,52
5,86
Nguồn: CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng
Qua bảng phân tích 2.9 ta thấy rằng chi phí tạo ra doanh thu giai
đoạn năm 2004,2005 (giai đoạn trước cổ phần hoá) rất cao, và giảm dần
vào các năm sau (giai đoạn sau cổ phần hoá).Việc biến động này chủ yếu
vẫn là do giảm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp và chi phí lãi vay.
Đối với giá vốn hàng bán: Năm 2008 tăng lên 87,88 đồng so với
năm 2007 tăng 2% nguyên nhân chủ yếu là do giá các yếu tố đầu vào
14
tăng lên theo sự biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Còn các
loại chi phí còn lại có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ Công ty đã có
những chính sách hợp lý để tiết kiệm các loại chi phí trên.
Bảng 2.9 : Bảng phân tích kết cấu chi phí trong quan hệ
với doanh thu – khả năng sinh lời.
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Gía vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí lãi vay
TỔNG
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
số
trung
bình
90,13
1,30
83,77
2,15
80,09
2,33
85,60
1,90
87,88
1,61
86,09
1,79
2,71
5,63
3,18
2,14
3,13
3,26
8,39
102,53
13,42
104,96
13,44
99,04
9,52
99,15
6,97
99,59
9,85
100,99
Nguồn: CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng
Phân tích khả năng sinh lời tài sản của Công ty
Về tỷ suất sinh lợi của tài sản ( ROA): Mặc dù có sự tăng lên
đáng kể của tỷ suất này trong hai năm 2006,2007 nhưng tỷ suất này vẫn
còn thấp.Như vậy chỉ tiêu này thấp là do sự tác động của chỉ tiêu lợi
nhuận, mà nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu các năm chưa cao và
Công ty chưa đưa ra những biện pháp để quản lý chi phí hiệu quả làm
cho chi phí tăng quá .
Phân tích tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) tăng lên qua các năm
trừ năm 2008, tuy nhiên mặc dù năm 2008 doanh thu tăng nhưng chi phí
cũng tăng lên một lượng rất lớn làm cho chỉ tiêu này giảm xuống. Chỉ
tiêu này tăng lên qua các năm, điều này chứng tỏ rằng trong giai đoạn
15
này Công ty đã bố trí sắp xếp lại sản xuất, quản lý tốt khâu bán hàng nên
làm cho chi phí giảm và điều này góp phần vào nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản tại doanh nghiệp. Đồng thời dựa vào chỉ tiêu này giúp Công
ty so sánh với lãi suất vay ngân hàng để quyết định nên huy đông vốn từ
vốn chủ sở hữu hay từ vốn vay để tạo ra phần tích luỹ cho người chủ sở
hữu, nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn lãi suất vay thì Công
ty nên huy động vốn vay.
2.3.3.
Phân tích hiệu quả tài chính
2.3.3.1. Phân tích tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Từ bảng phân tích cho thấy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tăng
lên trong các năm sau cổ phần hóa. Chứng tỏ Công ty đã có những chính
sách kinh doanh thích hợp và sử dụng vốn hợp lý hơn trong những năm
gần đây làm cho tỷ suất này tăng lên.
Bảng 2.11 : Bảng phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính tại công ty
Chỉ tiêu
1. Tỷ suất sinh lời vốn
chủ sở hữu (ROE)
2. ROE cả giai đoạn (%)
3. Khả năng thanh toán
lãi vay
4. Tỷ suất sinh lời kinh tế
tài sản (RE) (%)
5. Tỷ suất tự tài trợ (%)
6. Tỷ suất sinh lời tài sản
(ROA) (%)
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
-13,26
-21,59
6,35
11,48
5,17
-2,33
0,82
0,79
1,05
1,11
1,18
4,83
5,50
6,52
6,56
6,59
10,19
3,20
4,03
4,50
3,96
-1,08
-1,45
0,32
0,66
0,30
Nguồn: CTCP Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng
2.3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
16
Theo cách tiếp cận qua phương trình Dupont ta đi tập trung
phân tích bốn nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROE của Công ty đó là:
Hiệu suất sử dụng tài sản, khả năng sinh lời từ doanh thu, cấu trúc nguồn
vốn và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với thuế thu nhập
doanh nghiệp đã được loại trừ ảnh hưởng do đưa về cùng mức thuế suất
28% cho cả giai đoạn phân tích trên.
Đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy rằng tỷ suất
tự tài trợ qua các năm giảm rõ rệt trong khi hiệu quả kinh doanh lại tăng
không đáng kể qua các năm, riêng năm 2008 giảm so với năm 2007 thể
hiện qua chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất sinh lời kinh tế
của tài sản tăng một cách tương đối, bên cạnh đó khả năng thanh toán lãi
vay cũng có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy rằng hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp giảm xuống là do hiệu quả kinh doanh của
Công ty tăng không đáng kể và doanh nghiệp sử dụng một đòn cân nợ
chưa hợp lý. Khả năng thanh toán lãi vay có khuynh hướng tăng lên, đặc
biệt năm 2006,2007 tăng lên hơn 1 lần. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn trong giai đoạn này chưa cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để
trả nợ vay là chủ yếu.
2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA
CÁC NĂM 2004-2008.
Điểm mạnh:
Qua kết quả phân tích trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản và
hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng lên qua các năm, đặc biệt là các năm sau
cổ phần hoá. Điều này chứng tỏ công tác quản lý tài sản của Công ty có
hiệu quả hơn.Hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty qua các năm cũng có
những biến động tăng lên. Đây cũng là điểm mạnh mà doanh nghiệp cần
phát huy để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của mình ngày càng cao hơn.
17
Điểm hạn chế:
Chưa sử dụng tối đa công suất của thiết bị sản xuất, chưa có kế
hoạch vận hành và sửa chữa thiết bị, chưa tận dụng tối đa thời gian
không hữu ích trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu suất sử dụng tài
sản.
Vẫn tồn tại lượng lớn hàng tồn kho không tiêu thụ được do sản
phẩm đã lỗi thời, kém chất lượng mà Công ty chưa thanh lý hết.
Doanh thu của Công ty cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của
doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí và thị trường tiêu thụ của
Công ty chưa khai thác tốt được thị phần tiêu thụ ở miền Trung và chưa
xuất khẩu trực tiếp sang các nước trên thế giới.
Do cơ cấu vốn của Công ty chưa hợp lý, chi phí lãi vay quá lớn
làm cho hiệu quả tài chính của Công ty không cao.
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của tài sản
vẫn thấp hơn so với ngành dệt trong thành phố Đà Nẵng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Công ty cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng là loại hình doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt là chủ yếu. Năm 2006 nhờ sự cải tổ
bộ máy quản lý, cơ cấu lại Công ty cùng với các chính sách quản lý hiệu
quả, Công ty đã gặt hái nhiều thành công, hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh được nâng lên.Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh
doanh còn nhiều mặt vẫn chưa được hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao.
Để có thể hướng tới mục tiêu là một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt
may trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt thì cần có những
giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, tạo một vị thế vững chắc trong nền kinh tế hội
nhập như hiện nay.
Chương 3:
18
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HOÀ KHÁNH – ĐÀ NẴNG
3.1.ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY.
3.1.1. Lập kế hoạch phân tích
Việc lập kế hoạch phân tích là bộ phận rất quan trọng, nếu
không đặt ra kế hoạch phân tích thì việc phân tích sẽ diễn ra không đảm
bảo dúng mục tiêu.
Qua thực tế tại công ty CP Dệt Hòa khánh, các kế hoạch phân tích chính
như sau:
Đối tượng quan tâm
Cổ đông
Mục tiêu
Tối đa hóa lợi ích
Chỉ tiêu phân tích
ROE, EPS
đồng vốn đầu tư
Kỳ phân tích
Tại Đại hội
đồng cổ đông
Nhà quản lý các cấp/
Nâng cao lợi nhuận
- Các chỉ tiêu hiệu
hàng năm
Phân tích hàng
Ban điều hành hoạt
kinh doanh
suất sử dụng tài
tháng để nhận
động
Mở rộng thị trường
sản
diện các nguy
Tăng hiệu quả hoạt
- Các chỉ tiêu khả
cơ, điều chỉnh
động nguồn lực
năng sinh lời
kịp thời
3.1.2. Tiến hành phân tích.
Giai đoạn này bao gồm các công việc như: thu thập thông tin,
tính toán các chỉ tiêu, tổng hợp kết quả phân tích và từ đó đưa ra các
đánh giá nhận xét.Đối với đối tượng là cổ đông thì chỉ tiêu phân tích là
ROE và EPS. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 lãi cơ bản trên
cổ phiếu (EPS) của Công ty tương ứng là 750 đồng năm 2006, 1.520
đồng năm 2007 và 680 đồng năm 2008.
3.1.3. Hoàn thành phân tích.
Giai đoạn này bao gồm các công việc :
19
- Lập báo cáo phân tích: báo cáo phân tích phải là một văn bản
phản ánh kết quả phân tích.
- Tổ chức phân tích: nhằm công bố kết quả phân tích, lấy ý kiến
đóng góp của các thành viên tham dự nhằm tăng cường tính chính xác,
phù hợp và làm cơ sở hoàn thiện báo cáo phân tích.
- Hoàn chỉnh, lưu trữ hồ sơ phân tích: sau khi ghi nhận những ý
kiến đóng góp của hội nghị phân tích, báo cáo phân tích được hoàn
chỉnh để phục vụ cho đại hội đồng cổ đông, yêu cầu của Ban giám đốc
và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HOÀ KHÁNH– ĐÀ NẴNG.
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ngắn hạn
thông qua việc quản lý vốn lưu động một cách hiệu quả.
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ,xây dựng hệ thống quản lý nợ,
theo dõi và quản lý công nợ một cách khoa học và chính xác nhằm hạn
chế vốn bị chiếm dụng, sử dụng phương thức mua bán nợ.
Công ty cần đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con
người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.
Về chính sách: Công ty phải quy đinh về điều kiện khách hàng đủ tiêu
chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá
cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch
sử thanh toán, cơ sở vật chất... của từng khách hàng.
Về con người: Công ty nên có một bộ phận chuyên trách ở phòng kinh
doanh để quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh
doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ.
20
Về công cụ: Công ty nên đầu tư phần mềm kế toán có phần hành hỗ trợ
quản lý công nợ.
Về quy trình thu nợ: Khi ký hợp đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận
quản lý công nợ để chắc chắn rằng khách hàng không có lịch sử về nợ
xấu, nợ khó đòi đã bị đóng hợp đồng.
- Công tác quản lý hàng tồn kho: Công ty nên tìm nguồn
nguyên liệu trực tiếp nhập khẩu thì giá cả rẻ hơn so với mua lại
nguyên vật liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
- Công tác quản lý tài sản cố định:Nâng cao hiệu suất sử dụng
của những TSCĐ đang sử dụng đồng thời kiểm kê để tìm ra những
TSCĐ không cần dùng, cần thanh lý để tiến hành thanh lý, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ trong Công ty. Xây dựng chế độ
quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, thực hiện tốt việc bảo
dưỡng, sửa chữa thường xuyên để tránh tình trạng TSCĐ bị hư hỏng
trước thời hạn và để kéo dài tuổi thọ của TSCĐ. Phải có kế hoạch sửa
chữa lớn TSCĐ phù hợp để tránh được việc ngừng sản xuất của máy
móc thiết bị ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của Công ty vừa nâng cao
được công suất sử dụng máy móc thiết bị.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty.
- Thực hiện biện pháp khoán, tinh giảm bộ máy quản lý:
- Biện pháp tăng doanh thu, quản lý tốt chi phí:
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm đẩy nhanh số lượng sản
phẩm tiêu thụ và đặc biệt là thị trường Miền Trung,.
+ Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu DANATEX .
+ Xây dựng được kế hoạch kinh doanh có chiều sâu để có thể
xuất khẩu gián tiếp và trực tiếp sản phẩm của Công ty.
21
+ Tổ chức tốt công tác kiểm tra, tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu
mặt hàng kinh doanh, đa dạng hóa hình thức thanh toán, thực hiên chính
sách khuyến mãi cho khách hàng để thúc đẩy doanh thu tăng lên.
+ Giảm chi phí cố định bằng cách tăng công suất khai thác, sử
dụng hiệu quả các thiết bị, duy tu sửa chữa các trang thiết bị bảo đảm
chống xuống cấp, chống vận hành sai quy trình kỹ thuật, kéo dài tuổi thọ
của tài sản.
+ Giảm chi phí giá vốn bằng cách tìm các nguồn nguyên liệu có
chất lượng cao, giá cả phù hợp, tính toán chính xác mức tồn kho hợp
lý… bảo đảm sử dụng đồng vốn có hiệu quả.
+ Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: tiết
kiệm các chi phí điện, điện thoại và chi phí nhân viên.
3.2.3. Chính sách huy động vốn đa dạng hơn.
Về lâu dài để đáp ứng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, Công ty có thể xem xét các nguồn huy động sau:
- Tiếp tục vay vốn trung hạn, dài hạn của ngân hàng và các tổ
chức tín dụng trong nước và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam.
- Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (bằng cách
phát hành cổ phiếu). Hướng phấn đấu của Công ty từ nay đến năm
20012 sẽ đua cổ phiếu lên thị trường chứng khoán.
- Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Về mặt dài hạn thì cả 3 kênh huy động này rất thuận lợi cho
Công ty nâng nguồn vốn của mình lên, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhưng xét trong ngắn hạn thì Công ty nên dừng lại việc huy động vốn
thông qua các kênh này mà nên tăng cường việc thu hồi nợ, hạn chế đến
mức thấp nhất các khoản ứng trước cho người bán … để thay đổi cơ cấu
nguồn vốn .Ngoài các nguồn tài trợ ở trên, Công ty có thể xem xét tới
các nguồn tài trợ khác hoặc có thể gọi vốn đầu tư thông qua việc thực
hiện liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Xây
22
dựng mô hình lựa chọn phương án huy động vốn để khi xem xét và
quyết định đầu tư vào một dự án nào đó thì các CTCP có ba phương án
huy động vốn được đưa ra đó là: phát hành CP phổ thông; phát hành CP
ưu đãi; vay dài hạn bằng việc vay của các tổ chức tín dụng hoặc phát
hành trái phiếu công ty.
Để có thể lựa chọn phương án tài trợ nào thì công ty cần phân
tích quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) với lãi cơ bản
trên CP (EPS). Phân tích quan hệ EBIT - EPS là phân tích sự ảnh hưởng
của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần.
Từ sự phân tích này để tìm ra một điểm bàng quan, là điểm của EBIT
mà ở đó các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. EPS được
xác định theo công thức sau:
Lãi cơ bản trên
CP (EPS)
Trong đó:
(EBIT – I)(1 – t) – PD
=
NS
+ I: Lãi suất phải trả hàng năm
+ t: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp
+ PD: Cổ tức phải trả hàng năm
+ NS: Số lượng cổ phần phổ thông.
Sau khi xác định được EPS của từng phương án, kết hợp với
mối quan hệ giữa EPS và EBIT ở công thức trên để tìm ra điểm bàng
quan thông qua phương pháp đại số. Khi đã có điểm bàng quan của các
phương án tài trợ ta tiến hành so sánh điểm bàng quan với EBIT kỳ vọng
để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn như sau:
+ Đối với mô hình sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay nợ dài
hạn: Nếu điểm bàng quan lớn hơn EBIT kỳ vọng thì chọn phương án tài
trợ bằng vốn cổ phần phổ thông, ngược lại điểm bàng quan nhỏ hơn
EBIT kỳ vọng chọn phương án tài trợ bằng nợ dài hạn.
23
+ Đối với mô hình sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay vốn cổ
phần ưu đãi: Nếu điểm bàng quan lớn hơn EBIT kỳ vọng thì chọn
phương án tài trợ bằng vốn cổ phần phổ thông, ngược lại chọn tài trợ
bằng vốn cổ phần ưu đãi.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC.
Các doanh nghiệp vẫn chưa nhận được ưu đãi của Chính phủ
ngoài hỗ trợ lãi suất vay vốn và Chính phủ đã có cơ chế cho giãn nợ,
giãn thơi hạn thuế và miễn thuế… nhưng việc triển khai thực hiện rất
chậm và khúc mắc, cần những quyết định cụ thể, tháo gỡ cụ thể từ các
bộ, ngành liên quan. Chính phủ cần quan tâm đến đề nghị về ba gói kích
cầu của hiệp hội dệt may để các doanh nghiệp có thể đứng vững và giải
quyết được việc làm cho người lao động.
Nhà nước cần có chính sách hữu hiệu để bảo hộ thị trường tiêu
thụ nội địa cho các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua phần phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của
Công ty ở chương 2, tác giá đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động tại Công ty .Những biện pháp đó là:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc quản lý vốn lưu
động hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế với các chủ trương như thực hiện biện
pháp khoán, tinh giảm bộ máy quản lý, biện pháp tăng doanh thu, quản
lý tốt chi phí.
- Chính sách huy động vốn đa dạng hơn.
- Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
KẾT LUẬN
24
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày
càng phát triển và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế càng mạnh mẽ thì đòi
hỏi các công ty muốn tồn tại và phát triển phải hoạt động có hiệu quả. Qua
nghiên cứu lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động và tìm hiểu thực tế công
tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh – Đà
Nẵng, tác giả đã hoàhn thành luận văn cao học với đề tài “Phân tích hiệu
quả hoạt động tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng ”. Với sự nổ lực
của bản thân trong nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như đi sâu tìm
hiểu thực tế, cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Trần
Đình Khôi Nguyên luận văn cơ bản đã giải quyết được một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày những vấn đề cơ bản về phân tích hiệu quả
hoạt động trong các doanh nghiệp một cách có hệ thống.
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng hiệu quả hoạt động tại Công ty và đưa
ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động tại công ty.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn về phân
tích hiệu quả hoạt động tại Công ty, luận văn đã đưa ra được phương hướng
và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được áp dụng để
nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty. Đồng thời, có thể nghiên cứu vận
dụng trong thực tế tại các doanh nghiệp có điều kiện tương tự.