Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tài liệu môn Luật hành chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.58 KB, 45 trang )

MÔN HỌC :
LUẬT HÀNH CHÍNH
***
* TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC
1. Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội.NXB Công an
nhân dân.
2. Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB
Công an nhân dân.
3. Luật tố tụng hành chính 2015
4. Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008
5. Luật xử lí vi phạm hành chính 2012
* Các Website
1.http:www.chinhphu.vn
2.
3.
CHƯƠNG I
LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH
1. Luật hành chính – ngành luật về quản lí hành chính nhà nước
Tiêu chí
1. Khái niệm

Quản lí Nhà nước
Là hoạt động của nhà nước

Quản lí hành chính Nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt

trên các lĩnh vực lập pháp,

động chấp hành – điều hành của nhà


hành pháp và tư pháp để thực

nước. Hay: Hoạt động quản lý nhà nước

hiện các chức năng đối nội và

trong lĩnh vực hành pháp

đối ngoại của nhà nước.
2. Thời điểm

Xuất hiện khi có nhà nước.

Khi có hoạt động chấp hành và điều hành

xuất hiện
3. Chủ thể

cơ quan NN, tổ chức và các

Các cơ quan NN( chủ yếu là cơ quan


cá nhân có thẩm quyền

HCNN) , cán bộ NN có thẩm quyền, các
tổ chức và cá nhân được NN trao quyền
quản lí NN trong một số Th cụ thể.

4. Khách thể


Trật tự quản lí nhà nước

trật tự quản lí hành chính

5. Phương

Pháp luật, quyền lực NN

quy phạm luật hành chính quy định

tiện quản lí
6. Mục đích

Thực hiện chức năng đối nội

Thực hiện hoạt động chấp hành và điều

và đối ngoại của NN

hành

2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
- Là những quan hệ chấp hành – điều hành, hoặc những quan hệ quản lí hành chính
NN.
- Gồm: 3 nhóm :
a. Các quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính NN thực hiện
hoạt động chấp hành- điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.
-> cơ bản, chủ yếu nhất

b. Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cơ quan NN xây dựng và
củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để nhằm
hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
c. Các quan hệ hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được Nhà
nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính trong một số trường
hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Định nghĩa Luật Hành chính
Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy
phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt
động quản lí hành chính của các cơ quan hành chính NN, các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình các cơ quan NN xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ


ca mỡnh, cỏc quan h xó hi phỏt sinh trong quỏ trỡnh cỏc c quan NN, t chc xó
hi v cỏ nhõn thc hin hot ng qun lớ hnh chớnh i vi cỏc vn c th do
phỏp lut quy nh.
3. PHNG PHP IU CHNH CA LUT HNH CHNH
-

c trng ca phng phỏp iu chnh ca ngnh lut hnh chớnh l phng
phỏp mnh lnh n phng c hỡnh thnh t quan h quyn lc- phc
tựng

Phng phỏp iu chnh ny th hin :
- S khụng bỡnh ng v ý chớ ca cỏc bờn tham gia quan h PLHC
Ch th qun lớ cú quyn nhõn danh NN ỏp t ý chớ ca mỡnh lờn i tng qun lớ.
- Mt bờn cú th ỏp dng cỏc bin phỏp cng ch nhm buc i tng qun lớ phi
thc hin mnh lnh ca mỡnh
- S khụng bỡnh ng cũn th hin rừ nột trong tớnh cht n phng v bt buc ca
cỏc quyt nh hnh chớnh.

Đôi khi cũng bắt gặp trong quan hệ pháp luật hành
chính phơng pháp thoả thuận. ở đây tồn tại sự bình đẳng về
ý chí của các bên tham gia quan hệ .
- Trong giao kết các hợp đồng hành chính;
- Trong ban hành các quyết định liên tịch.
4. NGUN CA LUT HNH CHNH
* Khỏi nim:
* Cỏc loi ngun ca lut hnh chớnh
CHNG II
QUY PHM V QUAN H PHP LUT HNH CHNH
I. QUY PHM PHP LUT HNH CHNH
1. Khỏi nim v c im ca quy phm phỏp lut hnh chớnh
Khỏi nim


Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính
theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
Đặc điểm
• Có các đặc điểm chung của một QPPL:
- Là quy tắc xử xự chung thể hiện ý chí của NN; Được nhà nước bảo đảm thực hiện; là
tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.
• Đặc điểm riêng
-

Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
ban hành

-


Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lí khác
nhau.

-

Các quy phạm pháp luật hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lí
nhất định.

2. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính
* Căn cứ vào chủ thể ban hành
- QPPLHC do cơ quan quyền lực NN ban hành
- QPPLHC do chủ tịch nước ban hành
- QPPLHC do cơ quan HC hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN ban hành
- QPPLHC do TANDTC, VKSNDTC ban hành
* Căn cứ vào cách thức ban hành
- QPPLHC do một cơ quan hay người có thẩm quyền độc lập ban hành
- QPPLHC liên tịch
* Căn cứ vào MQH được điều chỉnh
- QP nội dung
- QP thủ tục
* Căn cứ vào hiệu lực pháp lí về thời gian
- QP áp dụng lâu dài ( không ghi thời hạn áp dụng)
- QP áp dụng có thời hạn


- QP tạm thời
* Căn cứ vào hiệu lực pháp lí về không gian
- QP có hiệu lực pháp lí trên phạm vi cả nước
- QP có hiệu lực pháp lí trên phạm vi từng địa phương nhất định
3. Thực hiện quy phạm thủ tục hành chính.

3.1. Khái niệm
Thực hiện QPPL hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân xử sự phù hợp với
các yêu cầu của QPPPLHC khi tham gia vào quản lí hành chính nhà nước
3.2. Các hình thức thực hiện QPPLHC
* Sử dụng QPPLHC : Là hình thức thực hiện PL, trong đó các cơ quan, tổ chức,
cá nhân thực hiện những hành vi được PLHC cho phép.
VD: CD thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện; thực hiện quyền tự do đi lại, cư trú
* Tuân thủ QPPLHC: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan,
tổ chức, cá nhân kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính
ngăn cấm
VD: Công dân không được vi phạm PL
* Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính: là việc tổ chức và cá nhân thực
hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện
Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm trú, tạm vắng, nghĩa vụ lao động công ích
*Áp dụng quy phạm PLHC là hình thức thực hiện QPPL, trong đó cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào các QPPLHC hiện hành để giải quyết các
công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí HCNN.
*.Phân biệt hình thức áp dụng quy phạm pháp luật hành chính với hình thức
chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
Khái niệm

CHẤP HÀNH
là việc tổ chức và cá nhân thực hiện

ÁP DỤNG
là hình thức thực hiện QPPL, trong

những hành vi mà pháp luật hành chính

đó cơ quan, tổ chức, cá nhân có


đòi hỏi họ phải thực hiện

thẩm quyền căn cứ vào các

Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm

QPPLHC hiện hành để giải quyết


trú, tạm vắng, nghĩa vụ lao động công

các công việc cụ thể phát sinh trong

ích

quá trình quản lí HCNN.

Biểu hiện

Thông qua hành vi hành động hoặc ko Luôn bằng hành vi hành động

Chủ thể

hành động
Cơ quan NN, tổ chức, cá nhân

Cơ quan NN, cán bộ, cc và cá nhân, tổ

chức được NN trao quyền

Kết quả pháp Có thể làm phát sinh hoặc ko phát sinh 2 Luôn làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm


QHPLHC

dứt 1 QHPLHC cụ thể

*.Thông qua ví dụ cụ thể về hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
để phân tích các yêu cầu của hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
VD: cảnh sát giao thông áp dụng các quy phạm về pháp luật xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực ATGT để thực hiện việc xử phạt cá nhân vi phạm ATGT
• Yêu cầu của việc áp dụng QPPLHC:
-

Áp dụng phải đúng với nội dung, mục đích của QPPL được áp dụng

-

Áp dụng QPPLHC phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền

-

áp dụng phải được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định

-

Áp dụng phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định

-


Kết quả áp dụng QPPLHC phải trả lời công khai, chính thức cho các đối tượng có
liên quan và phải được thể hiện bằng văn bản ( trừ TH PL quy định khác)

-

Quyết định áp dụng QPPLHC phải được các đối tượng có liên quan tôn trọng và
được bảo đảm thực hiện trên thực tế

*. Phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật hành chính thông qua ví dụ cụ thể
về quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình


Quản lí hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính
giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định
của pháp luật hành chính.
Phân tích được các Yếu tố
- Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật
hành chính mà họ tham gia.
- Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
Trật tự quản lí hành chính Nhà nước
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực phát sinh, các quan hệ pháp luật hành chính sẽ có
những khách thể là trật tự quản lí hành chính nhà nước tuong ứng với lĩnh vực đó.
- Nội dung: quyền và nghĩa vụ 2 bên
- Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

Quản lí hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính
giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy
định của pháp luật hành chính.
*Đặc điểm
- Quan hệ PLHC là một loại quan hệ pháp luật, nó có những đặc điểm chung của quan
hệ pháp luật:
+Quan hệ xã hội mang tính ý chí
+ Do quy phạm PL điều chỉnh
+ Nội dung: Quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ
+ Phát sinh do các sự kiện pháp lí,


* Đặc điểm riêng:
-

Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ
thể quản lí hay đối tượng quản lí hành chính Nhà nước

-

Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lí
hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.

-

Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực
Nhà nước.
Các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính thường được phân thành chủ thể
đặc biệt và chủ thể thường. Trong đó chủ thể đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, cá
nhân được nhân danh và sử dụng quyền lực NN trong quan hệ ấy.


-

Phần lớn các tranh chấp phát sinh quan hệ pháp luật hành chính được giải
quyết theo thủ tục hành chính.
Một số TH có thể kết hợp bằng thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng: Tòa án có
quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính trong
TH người khởi kiện trước đó đã khiếu nại lần đầu nhưng không đồng ý với QĐ giải
quyết, không khiếu nại lần 2.

2. Chủ thê, khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp
luật hành chính mà họ tham gia.
Năng lực chủ thể : là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham
gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
3.2. Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
Trật tự quản lí hành chính Nhà nước
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực phát sinh, các quan hệ pháp luật hành chính sẽ có
những khách thể là trật tự quản lí hành chính nhà nước tuong ứng với lĩnh vực đó.
3. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Chính là quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lí và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan.


Trong đó Quy phạm Pl và năng lực chủ thể của cá cơ quan, tổ chức, cá nhân là điều
kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ PLHC và sự
kiện pháp lí là điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay
chấm dứt các quan hệ đó.
CHƯƠNG III

ĐỊA VỊ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước
1.1. Khái niệm
Trong chương trình lí luận chung ,phân cơ quan Nhà nước thành 3 nhóm, dựa vào chức
năng
- cơ quan quyền lực nhà nước
-

Cơ quan hành chính Nhà nươc

-

Cơ quan tư pháp

ĐN: Cơ quan hành chính Nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy Nhà
nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính Nhà nước.
Bộ máy hành chính thì phức tạp, nhiều; nhưng cơ quan HCNN chỉ giới hạn trong một
số cơ quan
Gồm: 3 loại cơ quan:
-

Chính phủ

-

Bộ, cơ quan ngang bộ

-


ủy ban nhân dân các cấp

1.2. Đặc điểm cơ quan hành chính Nhà nước.
Là một bộ phận của bộ máy NN, có các dấu hiệu chung của cơ quan NN
-

Thành lập một cách hợp pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, trên
cơ sở nhân danh NN, sử dụng quyền lực NN và kinh phí do ngân sách NN cấp


-

Hệ thống cơ quan HCNN có cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn do pháp luật quy định;

-

Nguồn nhân sự chính của cơ quan NN là đội ngũ cán bộ, công chức được hình
thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của pháp lệnh cán bộ,
công chức.
* Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính Nhà nước

- Là cơ quan có chức năng quản lí hành chính Nhà nước
-

Các cơ quan HCNN lê thuộc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực
NN cùng cấp; chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực NN

-


các cơ quan HCNN hợp thành một hệ thống, từ TW đến cấp xã, tổ chức theo hệ
thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động.

-

Các cơ quan hành chính NN có một mạng lưới đơn vi cơ sở trực thuộc
+ Là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội
+ Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lí HCNN đều có các đơn vị cơ sở trực
thuộc
2. Phân loại cơ quan hành chính Nhà nước
* Căn cứ phạm vi lãnh thổ
- Cơ quan hành chính ở trung ương: Bộ, cơ quan ngang bộ
- Cơ quan hành chính ở địa phương: ủy ban nhân dân các cấp
* Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền

-

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung:
Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp: thẩm quyền quản lí các ngành, các lĩnh vực

-

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: Bộ và cơ quan ngang
bộ:Quản lí về 1 số ngành, một số lĩnh vực trong phạm vi cả nướ

II. ĐỊA VỊ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NN
Khái niệm:
Địa vị pháp lí hành chính là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của
các cơ quan hành chính Nhà nươc.



1. CHÍNH PHỦ
-Vị trí: Cơ quan đứng đầu trong hệ thống cơ quan HCNN.
Cơ quan chấp hành của quốc hội
- Vai trò: Quản lí mọi mặt đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước, thực hiện chính sách
đối nội và đối ngoại. Điều 109 Hiến pháp 1992
2. BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
- Điều 22 Luật tổ chức chính phủ 2001: Là cơ quan hành chính NN có thẩm quyền
chuyên môn ở TW có chức năng quản lí hành chính NN về một ngành, đa ngành hoặc
lĩnh vực công tác trên phạm vi toàn quốc.
- Hiện nay gồm 18 Bộ
- Cơ cấu , tổ chức: Bộ , cơ quan ngang bộ chia làm 2 loại:
+ bộ quản lí theo ngành, đa ngành: Là cơ quan HC có thẩm quyền chuyên môn ở TW
quản lí các đơn vị, cơ quan, tổ chức cùng mục đích, cơ cấu kinh tế, kĩ thuật
+ Bộ quản lí lĩnh vực ( chức năng) công tác như kế hoạch, giá cả, tài chính
-

Tổ chức và Hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người, đứng đầu là bộ trưởng hay
chủ nhiệm ủy ban

- Quyền hạn: Nghị định 178/ 2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
3. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
3 cấp:UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
UBND Huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận, thị xã
UBND Xã, phường, thị trấn
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND không phải là cơ quan HCNN mà chỉ là cơ
quan thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành giúp UBND thực hiện chức năng quản
lí NN

- Vị trí, vai trò: Là cơ quan HCNN ở địa phương, cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực NN cùng cấp, thực hiện chức năng quản lí NN trên mọi mặt trong phạm vi
địa giới hành chính nhất định.
- Nhiệm vụ, quyền hạn UBND các cấp:


IV. CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH- NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH
( Tự học)
CHƯƠNG IV
ĐỊA VỊ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC
* Văn bản cần đọc
1. Luật cán bộ, công chức 2008
2.Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức
3. Nghị định số 24/NĐ-CP ngày 16/03/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lí CB,CC
I. KHÁI NIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, CÔNG VỤ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC
CỦA CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ.
1. Khái niệm cán bộ, công chức
• Luật cán bộ công chức 2008
Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc

Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ


quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính
trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
1.2. Dấu hiệu xác định cán bộ, công chức theo Pl hiện hành
Tiêu chí
1. cơ sở pháp lí
2. Khái niệm, phạm vi
3.Nguồn hình thành
4. Nơi làm việc

5. Tích chất công việc

Cán bộ
Khoản 1,3 Điều 4 Luật

Công chức

Khoản 2,3, Điều 4 Luật

Cán bộ, công chức

cán bộ, công chức

Chủ yếu từ bầu cử

Chủ yếu từ tuyển dụng,

Là các cơ quan NN, tổ

bổ nhiệm
trong các cơ quan NN, tổ

chức chính trị, tổ chức

chức chính trị, tổ chức

chính trị xã hội từ TW-

CT-XH,đơn vị sự nghiệp

Cơ sở

công lập, đơn vị quân

Đảm nhiệm một nhiệm

đội ND, công an ND

- Đảm nhiệm một công

vụ, nhiệm vụ theo

vụ, chức vụ, chức danh

nhiệm kì, không mang

ổn định

tích chất thường xuyên

- Gắn với yếu tố chuyên


- gắn với yếu tố chính

môn, nghiệp vụ

trị, lợi ích dân tộc, giai
6. Nguồn lương

cấp
Ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước
- Nguồn lương của đơn

7. Trách nhiệm kỉ luật


4 Hình thức

vị sự nghiệp công lập
6 hình thức

+ Khiển trách

+Khiển trách

+ Cảnh cáo

+ Cảnh cáo:

+ Cách chức

+ Hạ bậc lương

+ Bãi nhiệm

+ Giáng chức
+ Cách chức
+ Buộc thôi việc

1.3. Đặc điểm cán bộ, công chức nói chung
- Cán bộ , công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu cử
- Cán bô, công chức được đảm nhận một chức vụ, nhiệm vụ, công vụ hoặc một chức
danh cụ thể theo quy định của pháp luật
- Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan NN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập ( chỉ có bộ máy lãnh đạo)
- Họ thiết lập quan hệ pháp luật hành chính giữa NN và một bên là cán bộ, công chức

- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ( Do NN quy định chứ không phải thỏa thuận
như trong các quan hệ lao động khác)
2. Công vụ và những nguyên tắc của chế độ công vụ
Khái niệm:
Công vụ là hoạt động mang tính Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà
nước vì lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân
-Đặc điểm:
+ Có tính tổ chức cao,


+ Được tiến hành thường xuyên, liên tục theo trật tự do pháp luật quy định
+ Thực hiện trên cơ sở sử dụng quyền lực NN và được đảm bảo bằng
quyền lực NN.
+ Hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp thực hiện
II. QUY CHẾ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Khái niệm:
Quy chế pháp lí hành chính của cán bộ công chức là tổng thể những quy định
pháp luật về trình tự và điều kiện hình thành, bổ sung và quản lí đội ngũ cán bộ,
công chức; nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức; các hình thức khen
thưởng đối với cán bộ, công chức có thành tích và các biện pháp xử lí cán bộ,
công chức vi phạm pháp luật.
1. Cách hình thành, bổ sung cán bộ, công chức
a. Bầu cử
- Khái niệm: Là hình thức hình thành nên đội ngũ cán bộ, thông qua đó cơ quan NN
có thẩm quyền giao cho cá nhân, công dân đảm nhiệm một chức vụ theo nhiệm kì
trong các cơ quan NN, tổ chức chính trị, chính trị -xã hội.
- Bầu cử áp dụng trong trường hợp cần trao cho công dân đảm nhiệm một chức vụ
nhất định trong một thời gian nhất định ( theo nhiệm kì)
- Việc bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND và các chức danh khac trong hệ thống
các cơ quan NN được thực hiện theo quy định Hiến pháp, Luật bầu cử đại biểu QH,

Luật bầu cử đại biểu HĐND, Luật tổ chức QH, Luật tổ chức chính chủ, luật tổ chức
HĐND và UBND các cấp và các văn bản Pl khác
b. Tuyển dụng: Nghị định số 24 của chính phủ
-Khái niệm: Là hình thức hình thành đội ngũ cán bộ- công chức thông qua đó cơ
quan NN có thẩm quyền giao cho cá nhân, công dân một chức danh cụ thể theo quy
định của PL
- 2 phương thức: thi tuyển, xét tuyển
c. Bổ nhiệm


- Khái niệm: Là hình thức hình thành,bổ sung đội ngũ cán bộ-cc hiện nay, thông
qua đó cơ quan có thẩm quyền giao cho cá nhân, công dân đảm nhận một chức vụ,
một chức danh cụ thể theo quy định của PL
- 2 phương thức bổ nhiệm: Bổ nhiệm chức vụ quản lí, lãnh đạo và bổ nhiệm giao
chức danh
d. Điều động, biệt phái
4. Xử lí vi phạm
4.1. Khái niệm
-Trách nhiệm kỉ luật( TNKL) là trách nhiệm pháp lí do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ,
công chức, vi phạm những việc cán bộ, công chức không được làm và vi phạm Pl bị tòa
án tuyên là có tội hoặc bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi
vi phạm PL
- Xử lí kỉ luật: Là việc cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lí kỉ luật
đối với cán bộ-cc vi phạm PL, vi phạm kỉ luật theo một trình tự thủ tục nhất định do Pl
quy định.
4.2. Các hình thức xử lí kỉ luật
* Cán bộ
+ Khiển trách: Vi phạm kỉ luật lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ
+ Cảnh cáo:

+ Cách chức
+ Bãi nhiệm
*Công chức
+ Khiển trách: Vi phạm kỉ luật lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ
+ Cảnh cáo:
+ Hạ bậc lương
+ Giáng chức, cách chức
+ Buộc thôi việc
4.3. Cơ sở xử lí


- Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Vi phạm nội quy, quy chế cơ quan
- Vi phạm kỉ luật NN
- Vi phạm nghĩa vụ cán bộ- công chức
CHƯƠNG V : THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. KHÁI NIỆM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
1. Khái niệm thủ tục hành chính
1.1. Khái niệm
Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lí hành chính
Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình
tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể
Ví dụ:
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính: Phạt tiền trên 200.000 đồng
1.Lập biên bản
2.Xem xét, ra quyết định xử phạt
3.Thi hành quyết định xử phạt
4.Khiếu nại, giải quyết khiếu nại
*Đặc điểm

-Thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lí nhà nước hay thủ tục
hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính NN
- Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định
- Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt
2. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
( Tự học)
1. Nguyên tắc pháp chế
2. Nguyên tắc khách quan


3. Nguyên tắc công khai, minh bạch
4. Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời
5. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên tham gia thủ tục hành chính.
II. CHỦ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
*Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực: Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham
gia thủ tục hành chính.
Nhưng việc phân chia này chỉ có tính chất tương đối, xác định một chủ thể thuộc loại
nào phải xem xét tư cách chủ thể đó trong một thủ tục hành chính cụ thể.
1. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính
- ĐN: Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể sử dụng quyền lực
Nhân danh NN tiến hành các thủ tục HC, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức NN,
tổ chức XH, cá nhân được NN trao quyền quản lí trong TH cụ thể do PL quy định.
2. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính
ĐN: Là chủ thể phục tùng quyền lực NN khi tham gia thủ tục hành chính, bao gồm
các cơ quan, cán bộ, công chức NN, các tổ chức và cá nhân.
IV. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Gồm các giai đoạn:
-

Khởi xướng vụ việc


-

Ra quyết định giải quyết vụ việc

-

Thi hành quyết định

-

Khiếu nại, giải quyết khiếu nại và xem xét lại quyết định đã ban hành
1.Khởi xướng vụ việc
- Là giai đoạn khởi đầu của thủ tục hành chính
- Được thực hiện bởi các cơ quan NN có thẩm quyền khi có căn cứ phát sinh thủ tục
hành chính
VD: Cơ quan có thẩm quyền thụ lí đơn khiếu nại,


Cơ quan có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính
-

Căn cứ phát sinh thủ tục hành chính có thể là một sự kiện thực tế được PL quy định

Vd: Hành vi vi phạm hành chính, khiếu nại của cá nhân; nhu cầu nảy sinh trong quản lí,
vd: nhu cầu tuyển dụng cán bộ, công chức.
-

Căn cứ làm phát sinh chưa phải là điều kiện cần và đủ, cơ quan có thẩm quyền phải
căn cứ vào thời hiệu, thời hạn, xem xét tất cả các điều kiện, căn cứ làm đình chỉ

hoặc chấm dứt thủ tục
 Trong giai đoạn khởi xướng cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành một số hoạt
động như lập biên bản, thu thập chứng cứ, gặp gỡ các bên liên quan.
2. Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc

-

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của thủ tục hành chính

-

Chủ thể thực hiện thủ tục phải tiến hành các hoạt động như thu thập, nghiên cứu,
đánh giá các thông tin liên quan đến vụ việc cần giải quyết, lựa chọn, áp dụng các
quy phạm pháp luật.

-

Giai đoạn này có những thời hạn nghiêm ngặt mà các chủ thể của thủ tục phải tuân
theo

-

Giai đoạn này thường kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết
định giải quyết vụ việc, hoặc ban hành những loại giấy tờ tương ứng: Giấy khai
sinh, giấy đăng kí kết hôn…
3. Thi hành quyết định
- Đây là giai đoạn hiện thực hóa nội dung quyết định.
- Trong giai đoạn này các đối tượng có liên quan phải tổ chức thực hiện, thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được nêu trong quyết định.
- Trong Th cần thiết, chủ thể có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng

chế do PL quy định buộc đối tượng tác động của quyết định thi hành quyết
định.VD: áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành QĐ
4. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành


- Các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới QĐ đã ban hành có quyền
khiếu nại ngay khi quyết định mới được ban hành hoặc ngay sau khi thi hành quyết
định nhằm yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền xem xét lai QĐ.
-Các cơ quan ban hành QĐ có trách nhiệm xem xét, sữa chữa, khắc phục.
- Khi có khiếu nại, việc khiếu nại làm phát sinh một thủ tục hành chính mới.
V. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
( tự học)
CHƯƠNG VI
QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm về quyết định hành chính
 Định nghĩa:
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, là hình thức chủ
thể quản lí hành chính NN sử dụng quyền lực NN nhằm tổ chức thực hiện
những nhiệm vụ hay giải quyết các công việc trong quản lí hành chính NN có
tính chất bắt buộc phải thực hiện đối với các đối tượng liên quan.
* Đặc điểm của quyết định hành chính
Là một dạng của QĐPL, có những đặc điểm chung:
-

Tính quyền lực Nhà nước:

-

Tính pháp lí

* Đặc điểm riêng của QĐHC

-

Tính dưới luật: xuất phát từ đặc tính điển hình của quản lí HCNN là chấp hành
quyền lực NN, cơ quan HC là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực NN, nên
các quyết định HC do các chủ thể này ban hành là những văn bản dưới luật nhằm
thi hành Luật.

-

Quyết định hành chính có nội dung và mục đích phong phú, xuất phát từ đặc
điểm của hoạt động quản lí HCNN
+ Mục đích: Nhằm thực hiện các công việc trong quản lí hành chính NN


+ Nội dung: Có thể là các quy phạm pháp luật hoặc các mệnh lệnh PL cụ thể.
-

Các QĐHC được ban hành theo thủ tục hành chính với những hình thức , tên
goi khác nhau do pháp luật hành chính quy định: Nghị quyết, Nghị định, chỉ thị,
quyết định, thông tư..
II. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
( Tự học)
1. Căn cứ vào tính chất pháp lí
- Quyết định chủ đạo
- Quyết định quy phạm
- Quyết định cá biệt
2. Căn cứ vào chủ thể ban hành
- Quyết định HC của chính phủ, thủ tướng chính phủ

- Quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ
- Quyết định hành chính của UBND
- QĐHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
- QĐHC liên tịch
III. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
( Tự học)

-

Sáng kiến ban hành quyết định

-

Dự thảo quyết định

-

Trình dự thảo

-

Truyền đạt quyết định

IV. PHÂN BIỆT QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỚI CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH
PHÁP LUẬT KHÁC
Tiêu chí phân biệt
1. Khái niệm

Quyết định hành
chinh

Quyết định hành
chính là một dạng
của quyết định
pháp luật, là hình
thức chủ thể quản

Quyết định lập
pháp

Quyết định tư pháp


lí hành chính NN
sử dụng quyền lực
NN nhằm tổ chức
thực hiện những
nhiệm vụ hay giải
quyết các công
việc trong quản lí
hành chính NN có
tính chất bắt buộc
phải thực hiện đối
với các đối tượng
liên quan.
2. chủ thể ban hành
Chủ thể quản lí
hành chính NN
3. Thủ tục ban hành

4. Mục đích ban hành


5. Nội dung

6. Hình thức

7.Giá trị pháp lí

4 bước: Sáng kiến
ban hành quyết
định
Dự thảo quyết
định
Trình dự thảo
Truyền đạt quyết
định

Chủ thể lập pháp
( Quốc hội,
UBRVQH)
-Thành lập ban
soạn thảo
-Thông qua dự
thảo
- Thẩm tra dự án
Luật
-Thông qua dự án
Luật
- Công bố
Dùng để quy định
những vấn đề cơ

bản, quan trọng

Giải quyết các
công việc trong
quá trình quản lí
HCNN

Các quy phạm
pháp luật

Quy phạm pháp
luật hành chính

-Luật, nghị
quyết,pháp lệnh

Chủ thể tư pháp
( Tòa án, VKS)
Trình tự, thủ tục tố
tụng (Luật tố tụng quy
định

Giải quyết những vụ
án cụ thể trong lĩnh
vực tư pháp
Những mệnh lệnh cá
biệt

-Quyết định, nghị
quyết, nghị định,

- Văn bản luật
thông tư, chỉ thị…
- Là những quyết
định dưới luật

-bản án, quyết định
của TA, quyết định
của VKS
-Tính chất dưới luật

V. TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÍ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH


1. Yêu cầu về tính hợp pháp của Quyết định hành chính
- Thẩm quyền: QĐHC phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo
quy định của PL
- Phù hợp với Luật về nội dung cũng như mục đích: Vì đây là các quyết định dưới
luật, không được trái với các QĐ của Quốc hội, HĐND và QĐ của cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên.
- Trình tự, thủ tục: phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
2. Yêu cầu về tính hợp lí của Quyết định hành chính
- QĐHC phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng của nhân
dân, không được tách rời lợi ích của NN và nguyện vọng của nhân dân.
-

QĐHC phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lí
HCNN.

-


Ngôn ngữ của QĐ phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, các thuật ngữ chính xác, không
được đa nghĩa

-

Quyết định hành chính phải có tính dự báo

-

Quyết định hành chính phải có tính khả thi

CHƯƠNG VII
QUY CHẾ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có
chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận
nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí Nhà
nước, quản lí xã hội.
-Cơ sở pháp lí: Điều 69 Hiến Pháp 1992 : “ Công dân Vn có quyền lập hội theo quy
định của Pl..”


- Vai trò: Có ý nghĩa to lớn đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; là
chỗ dựa của chính quyền nhân dân, hội tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân, tăng cường sự
nhất trí về chính trị, ổn định chính trị tạo điều kiện NN thực hiện quản lí xã hội;
+ có ý nghĩa trong việc tăng cường khả năng hoạt động kinh tế- xã hội của công dân;
+góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vê đất nước, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân lao động
2. Đặc điểm

- Các tổ chức xã hội hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của các thành viên cùng
chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích…
-Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những người cùng có chung dầu hiệu đặc điểm:
- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lí Nhà
nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động
nhân danh Nhà nước.
- Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của Pháp luật và theo điều lệ do
các thành viên trong tổ chức xây dựng
- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
II . CÁC LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI
( Tự học)
1. Tổ chức chính trị
Đảng cộng sản Việt Nam
2. Các tổ chức chính trị xã hôi
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Công đoàn
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
- Hội nông dân Việt Nam
- Hội cựu chiến binh Việt Nam


3. Các tổ chức xã hội- nghề nghiệp
- Trung tâm trọng tài
- Đoàn luật sư
4. Các tổ chức tự quản
VD: Tổ dân phố, tổ chức thanh tra nhân dân, tổ dân phòng..
5. Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu
khác

VD: Nghề nghiệp: Hội làm vườn, Hội nhà văn, Hội nghệ sĩ múa VN..
III. QUY CHẾ PHÁP LÍ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI
* Khái niệm
Quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của
pháp luật về tổ chức xã hội trong quản lí hành chính Nhà nước. Quyền và nghĩa
vụ pháp lí của các tổ chức xã hội là phần quan trọng trong quy chế pháp lí hành
chính của tổ chức xã hội.
1. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan
Nhà nước
- Mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và phát
triển.
- Cơ quan NN với tổ chức xã hội:
+ Cơ quan NN có thẩm quyền cho phép hay bác bỏ đề nghị xin thành lập, đồng thời
có quyền chấm dứt hoạt động của các tổ chức xã hội trong những TH do PL quy
định
+ Tổ chức xã hội chịu sự quản lí của các cơ quan NN có thẩm quyền trong suốt quá
trình hình thành, tồn tại và phát triển
-

Tổ chức xã hội với các cơ quan Nhà nước
+ Được các cơ quan NN đảm bảo về pháp lí cho sự tồn tại và phát triển, nhận được
sự giúp đỡ về tài chính cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mình
+ Được đề cử thành viên của tổ chức xã hội tham gia vào các vị trí trong cơ quan
Nhà nước.


×