Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại công ty sợi thuộc tổng công ty cổ phần dệt may hòa thọ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.12 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi phí và giá thành ảnh hưởng đến lợi nhuận, sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán sao
cho xác định chi phí và giá thành sản phẩm được chính xác là vấn đề
rất quan trọng trong quản lý.
Công ty Sợi thuộc Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ, sản
phẩm chủ yếu là sợi với nhiều đặc điểm và quy cách khác nhau. Việc
quyết định sản xuất loại sợi nào, đồng ý, từ chối sản xuất đơn đặt
hàng nào, giá bán từng loại sợi là bao nhiêu?…..ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, mà thông tin làm cơ sở cho
việc ra quyết định này chính là giá thành được xác định cho mỗi loại
sản phẩm sợi.
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận cũng như thực tiễn, đề
tài đã đi sâu nghiên cứu phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở
hoạt động và qua đó nghiên cứu vận dụng phương pháp này tại Công
ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác tính giá thành tại Công ty
Sợi. Qua đó, đề xuất vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên
cơ sở hoạt động vào Công ty nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
tác kế toán chi phí và tính giá thành, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác giả chỉ trình bày kế toán tập hợp
chi phí và tính giá thành thông qua các bảng biểu cũng như cách lựa
chọn tiêu thức phân bổ chi phí tại Công ty, tập trung nghiên cứu các
báo cáo kế toán, bảng biểu, quy trình sản xuất tại Công ty Sợi.



2
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Sợi thuộc Tổng công ty CP
Dệt may Hòa Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp cụ thể
như: Phương pháp điều tra, quan sát quá trình sản xuất tại các nhà
máy, phương pháp khai thác số liệu thứ.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đi sâu nghiên cứu và phần nào làm rõ hơn cơ sở lý
luận về phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động. Nghiên
cứu vận dụng phương pháp ABC vào Công ty Sợi. Qua đó, đề xuất
một phương pháp tính giá thành mới có thể vận dụng thành công vào
các doanh nghiệp sợi.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài nghiên cứu vận dụng một phương ABC tại Công ty
Sợi nhằm đảm bảo công tác tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá
thành từng loại sản phẩm tại Công ty được chính xác và hợp lý hơn.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp tính giá thành dựa
trên cơ sở hoạt động
Chương 2: Thực trạng công tác tính giá thành tại Công ty Sợi
thuộc Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ
Chương 3: Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ
sở hoạt động vào Công ty Sợi thuộc Tổng công ty Cổ phần Dệt may
Hòa Thọ.



3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tác giả tập trung thu thập, tìm kiếm thông tin, tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau như: các giáo trình, luận văn, các bài báo, tạp chí kế
toán, các tài liệu tiếng anh, trên các phương tiện tìm kiếm hiện đại
như google…viết về phương pháp ABC nhằm cung cấp một lượng
thông tin cần thiết, giúp tác giả hiểu rõ hơn về phương pháp ABC,
nắm rõ được cơ sở lý luận làm cơ sở cho việc đánh giá phương pháp
tính giá thành đang áp dụng tại Công ty Sợi, từ đó phân tích những
thuận lợi, khó khăn của Công ty khi áp dụng phương pháp ABC và đề
xuất vận dụng phương pháp này nhằm hoàn thiện công tác tính giá
thành tại Công ty.
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp ABC
nói chung và nghiên cứu vận dụng phương pháp này vào trong các
lĩnh vực khác nhau như: sản xuất, dịch vụ…nói riêng, tuy nhiên, đến
nay, hầu như chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu vận dụng
phương pháp ABC tại các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất sợi,
mặc dù, đã có một cơ sở lý luận tương đối hoàn chỉnh về phương
pháp ABC và số lượng doanh nghiệp sản xuất sợi ngày càng gia tăng
trên thị trường. Qua quá trình tham khảo các tài liệu viết về phương
pháp ABC từ cơ sở lý luận đến những nghiên cứu vận dụng phương
pháp này vào những công ty, những lĩnh vực cụ thể, đề tài đã nghiên
cứu phát triển vận dụng phương pháp ABC vào trong doanh nghiệp
kinh doanh và sản xuất sợi mà cụ thể Công ty Sợi thuộc Tổng công ty
cổ phần Dệt may Hòa Thọ.


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH

DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
1.1. Sự hình thành và vai trò của phương pháp tính giá thành
dựa trên cơ sở hoạt động (phương pháp ABC)
1.1.1. Sự hình thành phương pháp ABC
1.1.2. Vai trò của phương pháp ABC
1.2. Nội dung phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt
động
1.2.1. Phân tích hoạt động và xác định các nguồn lực sử
dụng:
Bước đầu tiên cũng là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình
tính giá ABC là tiến hành phân tích các hoạt động để xác định các
nguồn lực sử dụng cho từng hoạt động
1.2.2. Phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động
Chi phí nguồn lực có thể được phân bổ trực tiếp hoặc ước
lượng. Phân bổ trực tiếp đòi hỏi việc đo lường mức độ sử dụng thực
tế các nguồn lực của các hoạt động.
Trường hợp không thể đo lường được mức độ sử dụng thực tế
các nguồn lực, có thể cần phải ước đoán để tính ra các tỷ lệ.
1.2.3. Chọn lựa nguồn sinh phí phát sinh:
Nguồn phát sinh chi phí (nguồn sinh phí) là những nhân tố có
mối quan hệ nhân quả trực tiếp với chi phí
Nguồn sinh phí là liên kết, mỗi hoạt động có thể có một hoặc
nhiều nguồn sinh phí liên quan, nhưng chỉ chọn một nguồn sinh phí
để tính ra tiêu thức phân bổ nguồn lực cho các hoạt động liên quan.
1.2.4. Xác định chi phí hoạt động cho từng sản phẩm:
Sau khi các chi phí đã được tập hợp cho các hoạt động, bây giờ


5
các hoạt động trở thành những điểm tích lũy chi phí. Và kế toán sẽ

tiến hành phân bổ chi phí của các hoạt động cho các đối tượng tính
giá (các sản phẩm đang sử dụng các hoạt động) thông qua việc thiết
lập ma trận Hoạt động – Sản phẩm (APD), thể hiện mối quan hệ giữa
hoạt động và sản phẩm.
1.2.5. Tính giá thành sản phẩm:
Trên cơ sở phân bổ chi phí sản xuất chung tập hợp theo các
hoạt động cho các sản phẩm và cùng với việc tính toán, hạch toán các
chi phí trực tiếp cho các sản phẩm, giá thành sản phẩm được tính như
sau:
Giá thành sản
phẩm i

=

Chi phí trực tiếp
của sản phẩm i

Chi phí sản xuất
+

chung phân bổ cho
sản phẩm i

1.3. Kinh nghiệm vận dụng phương pháp tính giá thành dựa
trên cơ sở hoạt động ở các nước. Sự vận dụng ở Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp sợi nói riêng.
1.3.1. Kinh nghiệm vận dụng phương pháp ABC ở các nước
- Mô hình ABC tại Công ty Elgin Sweeper của Bắc Mỹ:
- Mô hình ABC tại Công ty Mason & Cox ở Australia:
1.3.2. Vận dụng phương pháp tính ABC ở Việt Nam nói

chung và ở doanh nghiệp Sợi nói riêng
1.3.2.1. Vận dụng phương pháp ABC ở Việt Nam
Tại Việt Nam phương pháp ABC chưa được triển khai rộng
rãi do các lý do như sau:
- Cơ sở lý luận về phương pháp ABC phải dùng đến các tài
tiệu tiếng nước ngoài, do đó cũng gây khó khăn cho việc nghiên cứu
và tìm hiểu của các doanh nghiệp.


6
- Chế độ kế toán dành cho phương pháp tính giá ABC chưa
có. Các quy định của Bộ Tài Chính về phản ánh báo cáo chi phí theo
phương pháp này chưa có.
- Nếu triển khai áp dụng phương pháp ABC sẽ ảnh hưởng
đến khối lượng công việc của các bộ phận khác, và do vậy chắc chắn
khi triển khai sẽ gây ra những phản ứng khác nhau.
1.3.2.2. Vận dụng phương pháp ABC ở các doanh nghiệp
Sợi
với đặc điểm sản xuất và tổ chức sản xuất tại các doanh
nghiệp sợi như hiện nay, thì để áp dụng và duy trì được hệ thống tính
giá thành theo phương pháp ABC sẽ phải tốn một khoản chi phí
tương đối lớn và đôi khi, có thể vượt quá lợi ích mà nó mang lại. Mặt
khác, các doanh nghiệp Sợi tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên vấn đề thiếu dữ liệu, thiếu nguồn lực
kỹ thuật, tài chính và thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của máy tính …là một
trong các yếu tố cản trở việc thực hiện phương pháp ABC đối với các
doanh nghiệp sợi. Vì vậy, việc tiếp cận và vận dụng một phương
pháp kế toán mới như phương pháp ABC còn hạn chế. Hiện nay,
trong ngành sản xuất Sợi tại Việt Nam có Tổng công ty Dệt May Gia
Định đang áp dụng phương pháp tính giá thành này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Qua chương I, đề tài đã nêu lên được sự hình thành, vai trò, các
bước thực hiện trong phương pháp ABC, cũng như trình bày được
kinh nghiệm vận dụng phương pháp ABC tại các nước trên thế giới
nói chung và sự vận dụng phương pháp ABC tại Việt Nam nói riêng.


7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG
TY SỢI THUỘC TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ.
2.1. Tổng quan về Công ty Sợi thuộc Tổng công ty CP Dệt
may Hòa Thọ
2.1.1. Công ty Sợi - Đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP Dệt
may Hòa Thọ.
2.1.1.1. Khái quát về Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa
Thọ:
2.1.1.2. Sự hình thành Công ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ
phần Dệt may Hòa Thọ:
Công ty Sợi thuộc Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ
được thành lập từ năm 1962. Khi mới thành lập, Công ty Sợi được
lấy tên là Nhà máy sợi. Đến ngày 28/12/2007 Nhà máy sợi chính
thức chuyển đổi tên thành Công ty Sợi theo Quyết định số 2164
QĐ/HĐQT-HT của Hội đồng quản trị về Phê duyệt phương án
chuyển đổi Nhà máy Sợi thành Công ty Sợi.
Công ty Sợi

Nhà máy sản
xuất sợi 1


Phân xưởng 1

Phân xưởng 2

Nhà máy sản
xuất sợi 2

Phân xưởng 3

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty Sợi


8
2.1.1.3. Mối quan hệ giữa Công ty Sợi và Tổng công ty CP
Dệt may Hòa Thọ.
Công ty chỉ được giao quản lý và được quyền sử dụng tài
sản vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tổng công ty có quyền điều
chuyển tài sản giữa các Công ty và chịu trách nhiệm về sự điều
chuyển đó.
Đối với tài sản cố định: Công ty được Tổng công ty giao
tài sản cố định để khai thác, sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Công ty thực hiện việc trích khấu hao và theo dõi tài sản cố
định.
Đối với tài sản lưu động: khi phát sinh nhu cầu nguyên vật
liệu chính để phục vụ cho quá trình sản xuất, thì Công ty sẽ lập và
trình lên Phòng kế toán, Ban lãnh đạo Tổng công ty để duyệt phương
án mua mới hay nhập khẩu đối với trường hợp cần mua mới hay nhập
khẩu.
Công ty được quyền bố trí nhân sự, phân cấp và định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các nhân viên trong công ty,

được chủ động điều hành mọi hoạt động sản xuất, máy móc, thiết bị,
tìm kiếm đối tác, khách hàng.
Công ty Sợi có tổ chức bộ máy kế toán riêng và thực hiện
toàn bộ công việc kế toán ở Công ty.


9
2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty
Sợi
Bông thiên
nhiên, xơ

Máy đánh
bông xơ
Máy chải
kỹ

Máy ghép
đợt 2

Máy chải
thô

Máy ghép Máy kéo sợi
đợt 1
thô

Máy cuộn
cùi


Máy đánh
Máy kéocuộn
sợi con

Sợi cotton chải thô
Sợi cotton chải kỹ

Máy sợi con
hoàn thành

Sợi pha cotton + polyester
Sợi polyester (100% PE)
Sơ đồ 2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sợi

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty Sợi:
Bộ máy quản lý tại Công ty Sợi là một bộ phận quản lý của
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ, chịu sự giám sát và quản lý
trực tiếp từ Tổng Công ty, được tổ chức theo hình thức trực tuyến
chức năng.
2.1.4. Tổ chức kế toán ở Công ty Sợi thuộc Tổng công ty CP
Dệt may Hòa Thọ.
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ áp dụng hình thức kế
toán chứng từ ghi sổ và mô hình kế toán hỗn hợp.
Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trên máy tính thông
qua phần mềm Bravo, chính vì vậy, công tác kế toán được thực hiện
khá nhanh chóng.


10
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá

thành tại Công ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa
Thọ:
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và
phương pháp tính giá thành ở Công ty:
- Đối tượng tập hợp chi phí: Công ty tổ chức kế toán tập hợp
chi phí sản xuất theo phân xưởng.
- Đối tượng tính giá thành:
Ở Công ty, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn
thành hoặc từng đơn đặt hàng (nếu đơn đặt hàng lớn cho 1 khách
hàng cụ thể).
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Kỳ tính giá thành là tháng.
- Phương pháp tính giá thành: Phương pháp hệ số.
2.2.2 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở
Công ty Sợi
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Đối với nguyên vật liệu chính:
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm sợi là bông thiên
nhiên (CT) và xơ hóa học (PE). Việc tính chi phí nguyên vật liệu
chính dựa trên chi phí nguyên vật liệu định mức.
- Đối với nguyên vật liệu phụ:
Nguyên vật liệu phụ phát sinh tại Công ty Sợi là: côn giấy và
bao bì PP. Đối với nguyên vật liệu phụ thì việc phân bổ chi phí
nguyên vật liệu phụ cho từng sản phẩm dựa vào số lượng sản phẩm
hoàn thành nhập kho.


11
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty bao gồm tiền lương, bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN), kinh phí công đoàn (KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản
xuất.
Chi phí tiền lương trực tiếp đưa vào giá thành gồm lương cơ
bản và các khoản lương phụ khác. Công ty sử dụng hình thức trả
lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tương ứng
với từng loại sản phẩm sợi sẽ có đơn giá lương cho sản phẩm sợi đó.
Công ty có nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau, nên cách tính sản
lượng tại từng phân xưởng cũng khác nhau. Vì vậy, số lượng sản
phẩm sợi làm căn cứ tính tiền lương là số lượng sản phẩm sợi hoàn
thành quy về chi số quy định, đó là chi số NE30.
2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
- Kế toán chi phí khấu hao:
Sau khi tập hợp được chi phí khấu hao theo từng phân xưởng
sản xuất, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao cho từng sản
phẩm. Việc phân bổ chi phí khấu hao cho từng sản phẩm dựa vào tiêu
thức phân bổ là sản lượng hoàn thành quy về chi số NE30.
- Kế toán chi phí động lực
Đối với công ty Sợi, chi phí động lực chính là chi phí điện.
Cuối tháng, căn cứ vào giấy báo điện và hóa đơn tiền điện ở từng
phân xưởng chuyển lên, kế toán tiến hành phân bổ chi phí động lực
cho từng sản phẩm được sản xuất tại từng phân xưởng theo tiêu thức
phân bổ là số lượng sản phẩm hoàn thành quy về chi số NE30.
- Kế toán chi phí vật liệu:
Vật liệu phụ phát sinh tại Công ty rất đa dạng và phức tạp, vì
máy móc thiết bị kéo sợi được nhập từ nhiều nước khác nhau. Chi phí


12

vật liệu tại công ty Sợi chính là chi phí phụ tùng, vật tư thay thế, như:
vòng bi, bánh răng, dây đai…
Chi phí vật liệu cũng được phân bổ đến từng sản phẩm sợi theo
tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm hoàn thành quy về chi số
NE30.
- Kế toán chi phí khác:
Chi phí khác bao gồm các chi phí như: lương, cơm ca của bộ
phận quản lý phân xưởng, tiền đồng phục, bảo hiểm tai nạn, gia công,
sửa chữa nhỏ.
Tiêu thức phân bổ được Công ty áp dụng đối với khoản mục
chi phí khác này cũng là số lượng sản phẩm hoàn thành quy về chi số
NE30.
2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản
phẩm ở Công ty Sợi
2.2.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD)
Sản phẩm dở dang tại Công ty Sợi là các sản phẩm đang trên
các công đoạn sản xuất chưa hoàn thành. Việc đánh giá sản phẩm dở
dang được thực hiện vào cuối tháng. Giá trị sản phẩm dở dang của
Công ty được xác định theo công thức:
Giá trị
SPDD
cuối kỳ

Số

Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ
=

*
Số lượng SPDD đầu kỳ + Số lượng sản xuất trong kỳ


lượng
SPDD
cuối kỳ

- Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi
phí nguyên liệu chính.


13
2.2.3.2. Tính giá thành sản phẩm
CPSX phát

CPSXDD

Giá thành công
xưởng cho khoản

đầu kỳ của

=

khoản mục

mục chi phí j

sinh trong
+


CPSXDD

=

các sản phẩm sợi

đầu kỳ

-

khoản mục

chi phí j

Tổng giá thành cho

kỳ của

CPSXDD cuối
kỳ của khoản
mục chi phí j

chi phí j
CPSX phát
+

sinh trong

-


CPSXDD cuối
kỳ

kỳ

Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm sợi được xác định theo
công thức:
Giá thành đơn
vị sản phẩm i

=

∑ chi phí sản xuất theo mỗi khoản mục
j của sản phẩm i

Trong đó:
Chi phí NVL trực
tiếp (NVL chính)

Tổng chi phí NVL trực tiếp
=

của sản phẩm i

* định mức sản
Tổng chi phí NVL định mức

Chi phí NVL trực tiếp

phẩm i


Tổng chi phí NVL trực tiếp

(NVL phụ) của sản =
phẩm i

Chi phí NVL

*
Tổng sản lượng hoàn thành

Sản lượng
sản phẩm i

Còn những khoản mục chi phí sản xuất khác sẽ được tính theo
công thức sau:
Chi phí sản xuất
theo mỗi khoản
mục j của sản
phẩm i

Tổng chi phí sản xuất theo khoản mục
=

Tổng sản lượng hoàn thành quy đổi

Sản lượng
*

sản phẩm i

quy đổi


14
2.2.4. Đánh giá công tác tính giá thành ở Công ty Sợi thuộc
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp tính giá hiện tại mà công
ty đang áp dụng là đơn giản trong việc tập hợp và phân bổ chi phí sản
xuất chung, tiết kiệm thời gian trong công tác kế toán. Bên cạnh ưu
điểm của phương pháp tính giá đơn giản, dễ thực hiện thì phương
pháp tính giá này cũng bộc lộ những tồn tại sau:
- Mục tiêu của việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
chung nhằm xác định giá thành cho từng sản phẩm từ đó làm cơ sở
để xác định giá bán chính xác hơn và giúp cho nhà trị xác định được
mức đóng góp của các hoạt động vào giá trị sản phẩm tại Công ty Sợi
chưa được chú trọng.
- Có thể kết luận rằng mục đích phân bổ chi phí sản xuất
chung tại Công ty chỉ nhằm để tính giá thành các sản phẩm, cung cấp
thông tin cho việc lập báo cáo tài chính.
Tóm lại, qua công tác tính giá thành ở Công ty thể hiện, các
nhà quản trị ở Công ty chưa coi trọng kế toán chi phí với tư cách là
một công cụ phục vụ cho quản trị nội bộ. Với cách tập hợp chi phí và
phương pháp phân bổ chi phí như hiện nay tại Công ty Sợi không
đảm bảo được các tiêu chuẩn về độ chính xác của giá thành từng loại
sản phẩm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua chương II, tác giả đã nêu những nghiên cứu thực tế của
mình tại Công ty Sợi. Tác giả đã nghiên cứu quy trình, cơ cấu tổ chức
sản xuất, tổ chức kế toán tại Công ty, nghiên cứu kỹ về công tác kế
toán tập hợp và phân bổ chi phí và việc tính giá thành đang được thực

hiện tại Công ty nhằm rút ra những nhận xét làm cơ sở cho việc trình
bày phần kiến nghị về vận dụng phương pháp ABC ở Công ty.


15
CHƯƠNG 3
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH DỰA TRÊN
CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY SỢI THUỘC TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
3.1. Cơ sở vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ
sở hoạt động tại Công ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may
Hòa Thọ
Đối với Công ty có thể phân tích những điều kiện thuộc về
cơ sở vận dụng phương pháp ABC như sau:
- Hiện nay, tại Công ty đang sở hữu đội ngũ lao động lành
nghề, có kinh nghiệm quản lý, có trình độ nghiệp vụ cao và có khả
năng tiếp nhận những tiến bộ khoa học công nghệ.
- Công tác kế toán tại Công ty được thực hiện trên hệ thống
máy tính, do đó, khả năng tổng hợp, báo cáo, kiểm soát sẽ kịp thời,
chính xác và nhanh chóng hơn.
- Đặc điểm sản xuất tại Công ty Sợi là quá trình sản xuất
được thực hiện qua nhiều công đoạn nối tiếp nhau, do đó, thuận lợi
cho việc phân định chi phí cho từng hoạt động và kiểm soát được
luồng chi phí.
Ngoài những điều kiện thuận lợi được nêu trên, để áp dụng
được phương pháp ABC đòi hỏi Công ty Sợi phải hoàn thiện thêm
một số điều kiện khác, cụ thể như sau:
- Với phần mềm Bravo đang sử dụng cần phải được nâng cấp
hoặc thay thế chương trình phần mềm có cài hỗ trợ trong việc phân
bổ chi phí sản xuất chung vào sản phẩm.

- Để có thể phân chia và theo dõi các nguồn lực cho các hoạt
động thì cần phải tổ chức được bộ phận thống kê phân xưởng. Thống


16
kê phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi những vấn đề phát sinh tại nơi
sản xuất
3.2. Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở
hoạt động tại Công ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may
Hòa Thọ.
3.2.1. Phân tích các hoạt động và xác định các nguồn lực:
a. Phân tích các hoạt động
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích quy trình công nghệ tại Công
ty, cũng như việc tiến hành thu thập và phân tích số liệu, phỏng vấn
những người có liên quan thì tại Công ty Sợi có thể phân thành các
hoạt động sau:
- Hoạt động chuẩn bị sản xuất
- Hoạt động sản xuất sợi thô
- Hoạt động sản xuất sợi con
- Hoạt động hoàn thành
- Hoạt động KCS
- Hoạt động bảo trì máy móc
- Hoạt động phục vụ sản xuất
b. Xác định các nguồn lực trong Công ty Sợi:
Các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động sản
xuất ở các hoạt động tại Công ty Sợi gồm: vật tư, lao động, tài sản cố
định, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
3.2.2. Phân bổ chi phí theo từng hoạt động và tính giá các
hoạt động:
Quá trình thực hiện các hoạt động làm phát sinh chi phí hay

nguồn lực được sử dụng. Theo lý thuyết đã trình bày ở Chương I, để
mô tả mối quan hệ giữa chi phí và hoạt động, ta thiết lập ma trận Chi
phí – Hoạt động (EAD).


17
Bảng 3.2. Bảng ma trận Chi phí – hoạt động
Yếu tố CP
Hoạt động

Tài
Vật

Lao

sản



động

cố
định

Các

Chi

dịch


phí

vụ

khác

mua

bằng

ngoài

tiền

-Chuẩn bị sản xuất

X

X

X

-Hoạt động sản xuất sợi thô

X

X

X


X

X

-Hoạt động sản xuất sợi con

X

X

X

X

X

-Hoạt động hoàn thành

X

X

X

X

X

-Hoạt động KCS
-Hoạt động bảo trì máy


X

X

-Hoạt động phục vụ sản xuất

X

X

X

X

3.2.3. Chọn lựa nguồn phát sinh chi phí:
Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ và phân bổ chi phí của các
hoạt động cho các sản phẩm là khâu then chốt ảnh hưởng đến sự
chính xác của giá thành sản phẩm. Nguồn phát sinh chi phí là những
nhân tố có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với chi phí. Qua đặc điểm
sản xuất của Công ty việc lựa chọn các tiêu thức phân bổ có thể thực
hiện như sau:


18
Bảng 3.5. Một số hoạt động, nguồn sinh phí và tiêu thức
phân bổ được lựa chọn tại Công ty Sợi
Tiêu thức phân bổ được
Hoạt động
Nguồn sinh phí

lựa chọn
Hoạt động chuẩn bị - Số lượng sản phẩm sợi
- Sản phẩm sợi hoàn chỉnh
sản xuất
Hoạt động sản xuất - Số lượng sản phẩm sợi
- Sản phẩm sợi hoàn chỉnh
sợi con
Hoạt động sản xuất - Số lượng sản phẩm sợi
- Sản phẩm sợi hoàn chỉnh
sợi thô
Hoạt động hoàn thành - Số lượng sản phẩm sợi
- Sản phẩm sợi hoàn chỉnh
Hoạt động KCS
- Số lượng sản phẩm sợi
- Sản phẩm sợi hoàn chỉnh
Hoạt động bảo trì
- Số ngày sản xuất sản - Số ngày sản xuất sản
phẩm
phẩm
Hoạt động phục vụ - Số ngày sản xuất sản - Số ngày sản xuất sản
sản xuất
phẩm
phẩm
3.2.4. Phân bổ chi phí của các hoạt động cho các sản phẩm
để tính giá thành:
Cuối cùng, ta tính toán chi phí của các sản phẩm, theo công
thức:
n
OCP (i) = ∑TCA (j) * APD(i,j)
j=1

Với:
OCP (i) = Chi phí chung của sản phẩm i
TCA (i) = Giá trị bằng tiền của hoạt động i
n = Số hoạt động
APD (i,j) = Tỉ lệ ở ô i, j của ma trận APD
Như trình bày ở Chương I, thì việc phân bổ chi phí của các hoạt động
cho các đối tượng tính giá thành thông qua việc thiết lập ma trận hoạt
động – sản phẩm (APD), thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động và


19
sản phẩm. Tại Công ty Sợi, vì các sản phẩm đều trải qua các hoạt
động nêu trên và tiêu thức phân bổ chi phí được tập hợp cho các hoạt
động chuẩn bị sản xuất, hoạt động sản xuất sợi thô, hoạt động sản
xuất sợi con, hoạt động hoàn thành, hoạt động KCS đến từng sản
phẩm sợi là số lượng sản phẩm sợi hoàn chỉnh và tiêu thức phân bổ
chi phí được tập hợp cho các hoạt động bảo trì, hoạt động phục vụ
sản xuất cho từng sản phẩm sợi là số ngày sản xuất. Căn cứ vào số
liệu về số lượng từng loại sản phẩm sợi hoàn chỉnh và số ngày tương
ứng để sản xuất ra sản phẩm sợi đó của từng phân xưởng thuộc từng
nhà máy gửi lên cho bộ phận kế toán của Công ty, ta có thể tính được
tỷ lệ phân bổ của từng hoạt động cho từng sản phẩm sợi
3.3. Tác dụng của phương ABC trong quản trị chi phí ở Công
ty Sợi thuộc Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ.
3.3.1. Làm cơ sở cho việc xác định giá bán từng loại sản
phẩm.
Với phương pháp ABC, chi phí sản xuất chung tại Công ty
phân bổ đến từng sản phẩm sợi được thực hiện bởi nhiều tiêu thức
khác nhau, trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa
chi phí phát sinh cho từng hoạt động với mức độ tham gia của từng

hoạt động vào quá trình sản xuất sản phẩm, thay vì chỉ sử dụng một
tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm hoàn thành quy về chi số
NE30 mà Công ty đang áp dụng. Các tiêu thức phân bổ do đó phản
ánh chính xác hơn mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng sản
phẩm. Theo đó, phương pháp ABC sẽ giúp cho nhà quản lý tại Công
ty tránh được những quyết định sai lầm do sử dụng thông tin không
chính xác về giá thành. Ngoài ra, bên cạnh việc cung cấp thông tin
chính xác về giá thành, phương pháp ABC còn cung cấp thông tin chi
tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm được đúng hơn. Từ đó, giúp


20
cho nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân
sách cũng như điều chỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm của
Công ty trong điều kiện thị trường luôn biến động.
Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp ABC còn góp phần hỗ
trợ Công ty trong việc xác định giá bán được tối ưu, có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, cũng giúp cho Công ty có
thể chủ động xây dựng chiến lược marketing để định hướng nhu cầu
khách hàng vào các mặt hàng có lợi nhuận cao, thay thế cho các mặt
hàng mà Công ty không có lợi thế.
3.3.2. Xác định mức đóng góp của các hoạt động vào giá trị
sản phẩm, làm cơ sở cho việc quản trị chi phí sản xuất
Khi áp dụng phương pháp ABC vào công tác tính giá thành
sản phẩm tại Công ty, giúp cho nhà quản trị Công ty xác định được
mức đóng góp của từng hoạt động vào giá trị sản phẩm. Nhà quản trị
có thể phân loại được các hoạt động trong Công ty theo các nhóm
hoạt động: nhóm hoạt động có mức đóng góp cao vào giá trị sản
phẩm, các hoạt động có mức đóng góp thấp, và nhóm hoạt động
không đóng góp, thậm chí là nhân tố cản trở quá trình sản xuất kinh

doanh. Trên cơ sở hiểu rõ tầm quan trọng của các hoạt động, nhà
quản trị tại Công ty có thể đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của Công ty bằng cách loại bỏ những hoạt động không có
đóng góp vào giá trị sản phẩm, tổ chức lại các hoạt động có mức
đóng góp thấp nhằm nâng cao hơn mức đóng góp của các hoạt động
này. Ngay đối với các hoạt động có mức đóng góp cao, phương pháp
ABC cũng cung cấp thông tin về quá trình phát sinh chi phí, nguyên
nhân phát sinh chi phí cho các hoạt động, qua đó tạo cơ hội cắt giảm
các chi phí không thật cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.


21
Tóm lại, việc áp dụng phương pháp ABC có tính ưu việt hơn
so với phương pháp mà Công ty đang áp dụng ở chỗ, phương pháp
ABC không chỉ cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm chính xác
hơn, mà còn cung cấp thông tin hữu ích cho công tác quản trị nội bộ.
Các thông tin do phương pháp ABC cung cấp giúp Công ty có thể
quản lý tốt hơn chi phí sản xuất kinh doanh, những loại chi phí nào
trong chi phí sản xuất chung được sử dụng trong hoạt động nào,
những hoạt động nào có mức đóng góp cao trong tổng chi phí của
từng sản phẩm, từ đó, có thể giúp Công ty loại bỏ, tăng thêm hay
giảm đi sự đóng góp của các hoạt động đó trong giá thành sản phẩm,
giúp Công ty xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý nhân sự phù
hợp, hỗ trợ xây dựng chính sách giá, xác định cơ cấu sản phẩm, chiến
lược marketing.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã trình bày và phân tích những
điều kiện về lao động, tổ chức quản lý, về quy trình công nghệ và tổ
chức sản xuất cũng như tổ chức công tác kế toán tại Công ty Sợi để

làm cơ sở áp dụng phương pháp ABC.
Để áp dụng được phương pháp ABC, tác giả đã nghiên cứu
toàn bộ quá trình sản xuất tại Công ty, tiến hành phân thành 07 hoạt
động gồm: hoạt động chuẩn bị sản xuất, hoạt động sản xuất sợi thô,
hoạt động sản xuất sợi con, hoạt động hoàn thành, hoạt động KCS,
hoạt động bảo trì máy và hoạt động phục vụ sản xuất; xác định các
nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động đó gồm: vật tư,
lao động, tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng
tiền; xác định được các nguồn sinh phí ứng với từng hoạt động và từ
đó, tiến hành phân bổ chi phí theo từng hoạt động và phân bổ chi phí
của các hoạt động cho từng sản phẩm để tính giá thành.


22
Trên cơ sở giá thành tính được theo phương pháp ABC, tác
giả so sánh với giá thành theo phương pháp hiện tại mà Công ty đang
áp dụng, từ đó nêu lên được tác dụng của phương pháp tính giá thành
dựa trên cơ sở hoạt động trong quản trị chi phí ở Công ty Sợi thuộc
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ.


23
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hội nhập như ngày nay, khi mà Việt Nam đã
là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì
yêu cầu về nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là
điều kiện hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng phải không ngừng hoàn
thiện việc tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của mình, đặc biệt là

công tác kế toán chi phí và tính giá thành để nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường. Bởi công tác kế toán chi phí và tính giá thành
được coi là một công tác rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong bất
kỳ doanh nghiệp nào. Nó cung cấp các thông tin về chi phí một cách
đầy đủ, trung thực, kịp thời và nâng cao chất lượng thông tin về giá
thành sản phẩm. Vì vậy, vận dụng phương pháp tính giá thành dựa
trên cơ sở hoạt động là thật sự cần thiết trong điều kiện hiện nay. Bởi
việc áp dụng phương pháp ABC sẽ giúp cung cấp những thông tin chi
phí một cách chính xác và kịp thời hơn.
Qua thời gian tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành tại Công ty Sợi, cũng như trên cơ sở nghiên cứu lý luận về
phương pháp ABC, đề tài đã hoàn thành các nội dung sau:
Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận về giá thành và phương
pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động.
Thứ hai, nghiên cứu về thực trạng công tác tính giá thành tại
công ty Sợi thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ. Qua đó,
đưa ra ý kiến để đánh giá công tác tính giá thành tại Công ty.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác tính giá
thành tại Công ty Sợi, đề tài đã đưa ra một số vấn đề nhằm vận dụng
phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại Công ty Sợi


24
thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ.
Qua đó, giúp tác giả hiểu kỹ hơn về phương pháp ABC về
mặt cơ sở lý luận cũng như vận dụng vào thực tế tại Công ty Sợi,
đồng thời cũng góp phần hoàn thiện công tác tính giá thành tại Công
ty. Tuy nhiên, đề tài còn có một số hạn chế nhất định sau:
Thứ nhất, hầu hết các tài liệu liên quan đến phương pháp tính
giá ABC đều là các tài liệu nước ngoài nên quá trình nghiên cứu về

phương pháp này chưa được thông suốt, mạch lạc.
Thứ hai, một số thông tin phi tài chính tại Công ty chưa được
thu thập hay tổ chức cho phù hợp với phương pháp ABC. Điều này
chưa cho phép tác giả phân tích kỹ hơn một số quy trình hoạt
động,nguồn phát sinh chi phí để có thể phân bổ chi phí một cách
chính xác hơn. Vì vậy, để tăng độ chính xác cho thông tin về giá
thành, cần thiết phải tổ chức thu thập những thông tin này trong thời
gian tới, khi đó, có thể phân chia các hoạt động một cách chi tiết hơn
và chính xác hơn.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan, phương pháp
ABC chưa được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng một điều chắc chắn rằng, với những ưu điểm vượt trội của
phương pháp ABC, trong tương lai phương pháp này sẽ được áp
dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp và sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn
nữa trong công tác quản lý.



×