Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho các hộ tái định cư trên địa bàn khu kinh tế dung quất (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.64 KB, 25 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất được thành lập trên cơ sở Khu
Công nghiệp (KCN) Dung Quất. Từ kinh nghiệm những việc đã làm
được và chưa được trong những năm qua, vấn đề làm cho người dân
phải di dời để đến những khu tái định cư (TĐC) có được đời sống tốt
hơn trước vẫn là vấn đề vô cùng bức thiết, nhất là vấn đề tạo việc làm
cho bản thân và gia đình của những hộ dân này.
Với lý do trên, chúng tôi chọn: "Giải pháp tạo việc làm cho
các hộ tái định cư trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất" làm đề
tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, có một số tác giả đề cập đến khía
cạnh mà đề tại nghiên cứu quan tâm.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá đúng thực trạng đời sống và việc làm của người dân
tái định cư trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án tái định
cư của Khu Kinh tế Dung Quất nói chung, ở các điểm điều tra sâu
nói riêng nhằm đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho các hộ tái định
cư trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến
giải quyết việc làm cho những hộ tái định cư, bao gồm việc xây dựng
và triển khai các dự án tái định cư và các dự án phát triển kinh tế xã
hội khác có liên quan trực tiếp đến việc làm và thu nhập của các hộ
tái định cư trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu chung


Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi dùng
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận,


2
phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đây
cũng là cơ sở của phương pháp luận để vận dụng các phương pháp
chuyên môn được chính xác trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
5.2. Các phương pháp cụ thể
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và trao đổi với các
chuyên gia về vấn đề việc làm và tạo việc làm.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tổng hợp, đánh giá trên
cơ sở thông tin định lượng, dựa thu thập từ điều tra khảo sát một nhóm
hộ TĐC(chọn mẫu).
- Điều tra xã hội học:
+ Lựa chon địa bàn điều tra: Chọn ngẫu nhiên 200 hộ tái định
cư ở 3/8 điểm tái định cư tại Khu Kinh tế Dung Quất.
+ Xác định đối tượng điều tra: Các hộ điều tra thuộc nhóm hộ
phải di dời tái định cư đến nơi ở mới trên địa bàn Khu Kinh tế Dung
Quất thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Kích thước mẫu điều tra: 200 hộ, là những hộ tái định cư
thuộc các dự án trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn bằng phiếu điều tra.
+ Phương pháp phân tích kết quả điều tra: Số liệu sau khi thu thập
được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm tính toán Microsoft Excel.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu
tham khảo, Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về tạo việc làm .
Chương 2: Thực trạng về việc làm và tạo việc làm cho các hộ

tái định cư trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
Chương 3:Những giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho
các hộ tái định cư trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.


3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO VIỆC LÀM
1.1. Lao động và đặc điểm của lao động
1.1.1. Lao động
Có nhiều quan niệm khác nhau về lực lượng lao động, song
nhìn chung đều thống nhất với quan niệm của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) như sau : Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong
độ tuổi và có khả năng lao động được pháp luật quy định, thực tế
đang làm việc và những người thất nghiệp.
Ở nước ta, độ tuổi lao động được pháp luật quy định là đủ từ
15 dến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
1.1.2. Đặc điểm của nguồn lực lao động nước ta
- Chất lượng nguồn lao động thấp.
- Một bộ phận khá lớn lực lượng lao động chưa có việc làm
hoặc có việc làm chưa thường xuyên.
- Hầu hết lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông
nghiệp lại không phân bố đồng đều giữa các vùng.
- Thu nhập và đời sống của người lao động còn thấp.
- Nguồn lao động tăng nhanh.
1.1.3. Đặc điểm của lao động tái định cư
TĐC là quá trình di dời, giải tỏa và bố trí nơi ở mới cho một
cộng đồng dân cư. Do đó, điều thay đổi đầu tiên đào tạo đối với các
đối tượng tái định cư là sự thay đổi về chỗ ở.
Việc thay đổi chỗ ở dẫn đến hàng loạt những thay đổi khác

trong cuộc sống của người dân TĐC như : thay đổi về kinh tế (công
việc làm ăn, thu nhập), thay đổi về giáo dục và đào tạo đối với con


4
em họ, thay đổi về các quan hệ xã hội.
1.2. Nội dung cơ bản về tạo việc làm cho người lao động
1.2.1. Những vấn đề chung về tạo việc làm
1.2.1.1. Việc làm
Khái niệm việc làm mà Bộ luật lao động Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra bao gồm các nội dung sau:
- Thứ nhất là hoạt động đó có ích và tạo ra thu nhập cho
người lao động và gia đình họ.
- Thứ hai là hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
1.2.1.2. Một số lý thuyết về tạo việc làm
a) Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes
J.M. Keynes (1883- 1946) là nhà kinh tế người Anh, tác giả đã
xem xét việc làm trong mối quan hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu
dùng - đầu tư - tiết kiệm- việc làm.
b) Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa
hai khu vực của nền kinh tế
Lý thuyết này do Athur Lewis - nhà kinh tế học Jamaica được
giải thưởng Nobel 1979- đưa ra. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là
chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các
nước lạc hậu.
c) Lý thuyết của Harry Toshima
Theo Harry Toshima, lý thuyết của Athur Lewis không có ý
nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở các
nước châu Á gió mùa. Bởi vì, nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao



5
động lúc đỉnh cao của thời vụ và chỉ dư thừa lao động trong mùa
nhàn rỗi.
d) Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của
Todaro
Lý thuyết của Todaro nghiên cứu sự di chuyển lao động trên cơ
sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế
khác nhau.
1.2.1.3. Tạo việc làm, chính sách tạo việc làm và sự cần thiết
phải tạo việc làm cho người lao động
Tạo việc làm, theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề liên
quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực.
Quá trình đó diễn ra từ việc giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề
nghiệp, chuẩn bị cho người lao động đến tuổi lao động, tự do lao động
và hưởng thụ xứng đáng với giá trị lao động mà họ đã tạo ra.
Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu hướng vào đối tượng thất
nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm chỗ làm
cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.
Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các
mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động
(LLLĐ) và tạo việc làm cho LLLĐ đó.
Vấn đề tạo việc làm cho người lao động nói chung, cho người
lao động tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực
hiện công cuộc phát triển kinh tế nói riêng là vô cùng cần thiết vì nó
không chỉ làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, mà còn góp
phần làm ổn định xã hội, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.



6
1.2.2. Nội dung tạo việc làm cho lao động
Từ những phân tích trên có thể rút ra nhũng nội dung cơ bản
tạo việc làm cho lao động.
1.2.2.1. Dạy nghề và học nghề cho người lao động
Dạy nghề cho lao động là quá trình trang bị kiến thức và kỹ
năng mới cho người lao động ngoài những gì họ đang có để họ có
thể đảm nhiệm được những công việc mới và tham gia vào quá trình
sản xuất. Hay nói cách khác, đào tạo nghề tạo ra sự thích ứng và phù
hợp cho lao động với các nhân tố sản xuất khác.
1.2.2.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Đây là các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi giúp cho lao
động có khả năng di chuyển, thay đổi từ nghề nghiệp này tới nghề
nghiệp khác.
1.2.2.3. Xuất khẩu lao động
Đây là hình thức tạo việc làm từ thị trường lao động nước
ngoài. Do đó để thực hiện được điều này người lao động được xuất
khẩu phải thỏa mãn những điều kiện nhất định phù hợp với nhu cầu
công việc của thị trường lao động nhập khẩu.
Ở đây cần phải giải quyết vấn đề kinh phí đào tạo và thủ tục xuất
khẩu…vì người dân tái định cư vốn nghèo khó khăn sau khi tái định
cư sẽ khó trang trải cho các chi phí này. Thông thường thì quy hỗ trợ
xuất khẩu lao động, một ngân hàng hay công ty xuất khẩu lao động
sẽ cung cấp khoản tài trợ này và sẽ thu lại sau khi người lao động làm
việc và có thu nhập.
1.2.2.4. Xúc tiến tạo việc làm từ các doanh nghiệp
Đây là quá trình mà chính quyền tạo ra sự kết nối giữa lao
động TĐC có nhu cầu việc làm và doanh nghiệp người thuê lao động.



7
Chính quyền và các đoàn thể có thể thực hiện xúc tiến tạo
việc làm từ các doanh nghiệp. Trước hết cần nắm bắt nhu cầu lao
động của doanh nghiệp và cung cấp thông tin về lao động cho các
doanh nghiệp. Đồng thời cung cấp thông tin việc làm cho lao động
tái định cư. Trên cơ sở đó tổ chức các hội chợ việc làm để kết nối.
1.2.2.5. Có chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư hợp lý
Chính sách bồi thường,, hỗ trợ tài định cư cho người dân là
tổng thể các biện pháp và điều kiện để đưa dân cư từ nơi sinh sống cũ
tới nơi sinh sống mới trong quá trình phân bố sản xuất mới. Những
chính sách này phải bảo đảm điều kiện người dân tới nơi ở mới bằng
và tốt hơn nơi ở cũ.
Các chính sách này phải bắt đầu từ khảo sát thực tế điều kiện
sinh sống hiện tại của dân cư trên cơ sở quy hoạch để chuẩn bị
không gian sống và sản xuất cho người dân.
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh tạo việc làm
- Số lao động được chuyển đồi nghề và tìm được việc làm
- Số lao động được đào tạo nghề
- Số lao động được xuất khẩu
- Số lao động được tạo việc làm nhờ công tác bồi thường
- Số vốn hỗ trợ cho lao động tái định cư để tạo việc làm
1.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tạo việc làm
1.3.1. Trình độ tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang làm thay
đổi tính chất và nội dung nghề nghiệp của người lao động. Cách mạng


8
công nghệ đã dẫn đến việc sử dụng công cụ, phương tiện hiện đại,
phức tạp nên lao động trí óc dần dần đã thay thế lao động chân tay.

1.3.2. Cơ cấu kinh tế
Sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường làm cho
mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt. Việc tổ chức
lại lao động trên phạm vi toàn xã hội, điều chỉnh cơ cấu lao động xã
hội cho phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tất sẽ dẫn đến dư thừa lao động. Tạo việc làm cho
người lao động phải lấy mục tiêu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
để xác định hướng phát triển. 1.3.3.Thị trường lao động
Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác
lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động. Giải quyết việc làm trong cơ
chế thị trường về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cung và
cầu về lao động trên thị trường lao động.
1.3.4. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có vai trò to lớn trong việc
tạo việc làm, đồng thời điều chỉnh việc làm phù hợp với mục tiêu,
trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Tóm lại, Chương 1 của Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về
việc làm và tạo việc làm cho người lao động. Các nội dung trình bày
ở Chương 1 là cơ sở cần thiết để tác giả đi sâu phân tích thực trạng về
việc làm và tạo việc làm cho người dân TĐC trên địa bàn KKT Dung
Quất ở Chương 2.


9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO
CÁC HỘ TÁI ĐINH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ
DUNG QUẤT
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển KKT
Dung Quất

2.1.1. Điều kiện tự nhiên tại Khu kinh tế Dung Quất
2.1.1.1. Vị trí địa lý Khu kinh tế Dung Quất
Khu kinh tế Dung Quất có phạm vi diện tích khoảng 10.300
ha thuộc địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm các xã:
Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình
Hải và một phần diện tích đất của các xã: Bình Phước, Bình Hòa và
Bình Phú.
2.1.1.2. Tiềm năng và lợi thế phát triển
KKT Dung Quất có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội đủ các
yếu tố phát triển của một Khu kinh tế tổng hợp
2.1.2 Tình hình phát triển KKT Dung Quất
2.1.2.1. Về quy hoạch phát triển: Đã hoàn thành quy hoạch
chi tiết tất cả các khu chức năng: Khu công nghiệp phía Đông; Khu
công nghiệp phía tây; Hệ thống cảng Dung Quất và Thành phố Vạn
Tường.
2.1.2.2. Về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội: Đến cuối năm
2011 , tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đạt hơn
3.500 tỷ đồng, trong đó có 150 tỷ đồng hỗ trợ từ Nhà máy Lọc dầu,
vốn Trái phiếu chính phủ 300 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách Nhà
nước, và đã hoàn thành cơ bản hệ thống hạ tầng giai đoạn I.


10
2.1.2.3. Tình hình thu hút đầu tư: Tính đến năm 2011, đã cấp
phép đầu tư cho 116 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 128.817 tỷ
đồng (tương đương 8 tỷ USD); trong đó, vốn FDI chiếm khoảng
47%; có 60/116 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội: Tạo ra giá trị sản lượng
công nghiệp tương đối lớn, góp phần quan trọng tăng nguồn thu cho
ngân sách địa phương; làm thay đổi cơ cấu GDP của tỉnh theo hướng

tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp; đồng thời khai thác tốt lợi thế về địa
lý cũng như nguồn tài nguyên về đất đai của tỉnh phục vụ cho sự phát
triển kinh tế - xã hội nói chung; giải quyết được công ăn việc làm cho
lao động ở địa phương.
2.2. Thực trạng việc làm và hoạt động tạo việc làm cho
các hộ TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất
2.2.1. Tình hình lao động và thực trạng việc làm của các
hộ TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất
2.2.1.1. Phạm vi dân cư bị ảnh hưởng bởi quá trình xây dựng
KKT Dung Quất
20.698 hộ với số dân là: 73.176 người, số dân đã thực hiện
tái định cư: 1.785 hộ với 6.318 người.
2.2.1.2. Thực trạng về việc làm cho các hộ tái định cư trên
địa bàn KKT Dung Quất
Với 200 hộ điều tra có tổng số người là 712 người, trong đó:
số người trong độ tuổi lao động 18 – 55(60) là 408 người chiếm
57,3%, nam: 57,42%, nữ: 57,19% cho thấy:
* Thực trạng về lao động trong các hộ TĐC
- Về trình độ văn hóa: Theo kết quả điều tra, số người trong
độ tuổi lao động vẫn còn 34,31% chưa tốt nghiệp THCS; số người đã


11
tốt nghiệp THCS chiếm 33,09%, tốt nghiệp THPT chiếm 32,6%.
Điều này cho thấy, trình độ văn hóa của các hộ gia đình TĐC chưa
cao. Đây là vấn đề khó khăn trong việc đào tạo chuyển đổi nghề để
tuyển dụng vào các doanh nghiệp đầu tư vào KKT Dung Quất.
- Về trình độ chuyên môn: Theo kết quả điều tra, tỷ lệ lao
động trong độ tuổi chưa qua đào tạo là 40,44%, đã qua đào tạo là
59,56%; trong đó, trình độ đại học trở lên là rất thấp. Điều này thể hiện

chất lượng lao động rất thấp, số lượng lao động được đào tạo tại
Trường Cao đẳng Nghề Dung Quất cũng chưa cao. Nghĩa là, sự kết
hợp trong quá trình thực hiện đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao
động giữa chính quyền, doanh nghiệp với Trường Cao đẳng Nghề
Dung Quất chưa chặt chẽ và chưa hiệu quả.
Ngoài ra, khi được hỏi về tình hình sử dụng số tiền đền bù hỗ
trợ giải quyết việc làm khi thực hiện TĐC, hầu hết các hộ được hỏi
trả lời: sử dụng tiền để làm nhà, sửa nhà (78,50%), một số ít sử dụng
đầu tư kinh doanh (17,50%) và một số rất ít sử dụng để học nghề
(4,00%). Điều này cho thây người dân TĐC sử dụng số tiền đền bù
không hiệu quả, không đúng mục đích.
* Thực trạng việc làm của người lao động TĐC trên địa bàn
KKT Dung Quất
Do đặc điểm ở KKT Dung Quất, hầu hết người dân sống
bằng nghề nông, trồng trọt và chăn nuôi là chính, một số ít người
tham gia vào chính quyền thôn, xã, huyện, nhưng nguồn thu nhập
chính của các hộ gia đình là từ nông nghiệp; một số người, sau khi
hình thành KKT Dung Quất được vào làm công nhân tại các doanh
nghiệp đầu tư vào KKT Dung Quất. Tổng hợp từ kết quả điều tra
cũng cho thấy, phần lớn lao động của 200 hộ điều tra tại 3 khu TĐC


12
cũng tiếp tục sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, một số ít chuyển
sang buôn bán nhỏ và làm dịch vu và một số làm công nhân trong các
doanh nghiệp tại KKT Dung Quất.
- Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Trước khi TĐC, đất đai là nguồn tạo ra thu nhập chính, sau
khi TĐC, bị mất phần lớn đất sản xuất là họ mất đi việc làm và thu
nhập. Do diện tích đất dành cho nông nghiệp có hạn, hơn 90% số hộ

được hỏi cho biết có diện tích đất sản xuất được sử dụng ít hơn trước
đây.
Việc thu hẹp đất sản xuất khiến người dân gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống. Trên diện tích đất canh tác tại nơi tái định cư,
người dân vẫn tiếp tục trồng các loại cây truyền thống mà họ vẫn
gieo trồng từ trước khi tái định cư như: lúa nước, ngô, sắn, khoai
lang…
Bảng 2.14: So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau TĐC
So sánh diện tích đất
nông nghiệp

Số hộ

Cơ cấu (%)

- Diện tích đươc sử dụng lớn
hơn

0

0,00

- Diện tích đươc sử dụng bằng

19

9,50

- Diện tích đươc sử dụng ít hơn


181

90,50

Tổng

200

100

Nguồn: Điều tra hộ tái định cư trên địa bàn KKT Dung Quất, 2011
- Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động TĐC
> Về việc làm: Thực trạng về việc làm và thu nhập của người
lao động TĐC có nhiều thay đổi so với trước khi TĐC, số liệu điều
tra cụ thể như sau:


13
Bảng 2.16: Tình trạng việc làm của lao động TĐC
Tình trạng
việc làm

Trước TĐC

Sau TĐC

Số lượng

Tỷ lệ %


Số lượng

Tỷ lệ %

Có việc làm ổn định

183

91,50

105

52,50

Có việc làm không
thường xuyên

16

8,50

63

31,50

Không có việc làm

0

0,00


32

16

200

100

200

100

Tổng

Nguồn: Điều tra hộ TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất, 2011
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ có việc làm ổn định giảm xuống
đáng kể , tỷ lệ có việc làm không thường xuyên lại tăng lên, tình trạng
không có việc làm phát sinh (sau TĐC là 16%,). Điều này là do người
dân trước TĐC là nông dân quanh năm cày cấy để sinh sống, nay
phải bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng chưa chuyển đổi nghề kịp thời
nên không có việc làm hoặc có việc làm không thường xuyên.
Số lao động được làm việc tại các doanh nghiệp là 133
người, chiếm 32,60% số lao động trong độ tuổi lao động từ 200 hộ
được điều tra. Trong đó, đã được đào tạo là 92 người, chiếm 69,17%,
đào tạo tại Trường Đào tạo Nghề Dung Quất là 73 người, chiếm
79,35% tổng số được đào tạo. Số lao động đã qua đào tạo nhưng
chưa tìm kiếm được việc làm cũng khá lớn (46 người, chiếm
33,33%), trong đó, đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Dung Quất là
25 người (chiếm 54,35%), số người đã qua đào tạo nhưng chưa có

việc và chiếm 25,51% số lao động đã được đào tạo tại Trường Cao
đẳng Nghề Dung
Cũng theo kết quả điều tra, việc làm của lao động có sự dịch
chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Cụ
thể: tỷ trọng làm việc trong nông nghiệp giảm từ 85,50% trước TĐC


14
xuống còn 54,17% sau TĐC; tỷ trọng lao động trong công nghiệp
tăng lên từ 0% trước TĐC lên 18,87% sau TĐC. Tỷ trọng lao động
trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng từ 15,5% trước TĐCl ên
26,96%. Điều này cho thấy sau TĐC, một bộ phận lao động từ nông
nghiệp chuyển sang làm công nhân trong các doanh nghiệp trên địa
bàn KKT Dung Quất, một bộ phận khác chuyển sang làm thương mại
dịch vụ phục vụ cho đội ngũ công nhân của các nhà máy, doanh
nghiệp trong KKT Dung Quất.
> Về thu nhập: Có thể nói chỉ tiêu thu nhập của các hộ gia
đình TĐC là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành
của công tác bồi thường hỗ trợ TĐC và giải quyết việc làm cho người
dân TĐC. Có nguồn thu nhập ổn định cũng có thể nói là người dân
TĐC đã có công việc làm ổn định.
Bảng 2.19: So sánh thu nhập bình quân tháng của hộ gia
đinh trước và sau TĐC
Trước TĐC
Nguồn thu nhập

Số tiền
(nghìn đồng)

Cơ cấu

(%)

2.620

85,09

1.543

Thu nhập từ lương công nhân

253

8,22

471

Thu nhập từ buôn bán, dịch
vụ…

206

6,69

973

Tổng

3.079

100


2.987

Thu nhập từ sản xuất nông
nghiệp

Nguồn: Điều tra hộ TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất, 2011
Qua số liệu trên cho thấy sau TĐC một số lao động được
vào làm việc tại các doanh nghiệp trong KKT Dung Quất, một số
khác chuyển hoặc làm thêm dịch vụ hoặc buôn bán nhỏ, tuy nhiên

Số tiề
(nghìn đồ


15
quy mô thu nhập không tăng thêm mà có giảm đi (tuy không
nhiều:3.079 ngàn đồng – 2.987 ngàn đồng = 92 ngàn đồng, 00,3%).
Điều này cho thấy đời sống và việc làm của người dân TĐC chưa
được cải thiện.
2.2.2. Thực trạng về hoạt động giải quyết việc làm cho các
hộ TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất
2.2.2.1.Thực trạng về dạy nghề và học nghề
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người được tham gia đào tạo
chuyển đổi nghề rất thấp, hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề được thực
hiện bằng tiền mà hình thức này không đem lại hiệu quả do nhận
thức chưa thấu đáo, người lao động sẽ không sử dụng đúng mục đích
số tiền này cho việc chuyển đổi nghề.
2.2.2.2. Thực trạng về hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ lao động được tư vấn sử dụng

tiền hỗ trợ để tìm việc và định hướng nghề nghiệp là rất thấp.
2.2.2.3. Xuất khẩu lao động
Công tác XKLĐ ở Quảng Ngãi đã có bước phát triển góp
phần không nhỏ vào giải quyết việc làm. Tuy nhiên, tại KKT Dung
Quất số lượng lao động được XKLĐ rất thấp(2%).
2.2.2.4. Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm
Qua khảo sát điều tra, thực trạng nhu cầu cần vay vốn hỗ trợ
của các hộ tai định cư là rất lớn ( 100%) nhưng thực tế được vay vốn
hỗ trợ rất thấp, với 200 hộ được điều tra tại KKT Dung Quất thì chưa
có hộ nào xúc tiến được với nguồn vốn vay này.


16
2.2.2.5. Xúc tiến tạo việc làm từ các doanh nghiệp
Chưa kết hợp đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, chưa tổ
chức xúc tiến với các nhà đầu tư về nhu cầu việc làm ngay từ khi nhà
đầu tư đặt vấn đề đầu tư vào KKT Dung Quất.
2.2.2.6. Thực trạng áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng
không chỉ bị chi phối bởi chính sách riêng về bồi thường, hỗ trợ và TĐC
mà còn bị chi phối bởi nhiều quy định pháp luật liên quan khác.
2.3. Ưu điểm, tồn tại và những vấn đề đặt ra nhằm đề ra giải
pháp tạo việc làm cho các hộ TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất
2.3.1. Ưu điểm
- Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện
- Chuyển dịch cơ cấu lao động: So sánh cơ cấu việc làm
(Bảng 2.18) ta thấy có sự dịch chuyển rất lớn lao động nông nghiệp
sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt trong giai đoạn đầu
sau khi bị thu hồi đất, người lao động nghĩ ngay đến việc làm dịch vụ
để kiếm thu nhập nuôi sống gia đình và bản thân.

2.3.2. Tồn tại và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực
hiện công tác TĐC và hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm cho các
TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất
* Về công tác đào tạo chuyển đổi nghề: Chất lượng đào tạo
chưa cao, chưa kết hợp được việc đào tạo và tuyển dụng, chưa tổ
chức cho học viên được thực hành tại các doanh nghiệp nhằm tạo
điều kiện cho học viên thích nghi với máy móc thiết bị và công nghệ
mới để sau khi được đào tạo là học viên có thể làm việc được ngay.
* Về các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm: Chưa tổ chức
thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giải quyết việc làm


17
đến cho các hộ TĐC: Chính sách vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm,
chính sách về xuất khẩu lao động, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề…
Một chương trình vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm thích
hợp, thủ tục đơn giản, dễ tiếp cận là người dân TĐC có thể dễ dàng
tìm kiếm một cơ hội có việc làm như: buôn bán nhỏ, sửa chữa xe
máy, xe đạp, dịch vụ gội đầu… góp phần giải quyết việc làm cho
người dân TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất.
* Về thực hiện chính sách bồi thường: Việc thực thi chính
sách bồi thường, hỗ trợ TĐC chưa có chiến lược lâu dài và hiệu quả
trong vấn đề hỗ trợ chuyển đổi nghề khi người lao động bị thu hồi
đất; chưa thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền hướng dẫn sâu
rộng tới người dân bị ảnh hưởng những chính sách chế độ của Nhà
nước đối với người lao động mất đất.
* Về công tác quy hoạch: Chưa gắn với quy hoạch tái định
canh hoặc bố trí khu dân cư gần các KCN, dịch vụ để tạo điều kiện
cho người lao động chuyển sang buôn bán hoặc làm dịch vụ. Chính
điều này không được quan tâm đúng mức sẽ nảy sinh tình trạng thất

nghiệp đối với lứa tuổi không còn thích hợp với việc đào tạo chuyển
đổi nghề.
Tóm lại, Chương 2 của Luận văn đi sâu phân tích thực trạng về
việc làm và hoạt động tạo việc làm cho các hộ TĐC trên địa bàn
KKT Dung Quất, rút ra những ưu điểm, tồn tại và những vấn đề đặt
ra để trên cơ sở đó đề xuất ra những giải pháp nhằm tạo việc làm cho
các hộ TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất


18
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO CÁC HỘ TÁI ĐỊNH CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN KKT DUNG QUẤT
3.1. Quan điểm và mục tiêu về tạo việc làm cho người lao
động TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ rõ: “
Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao
động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo
bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo
an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân…”
3.2. Các giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động
TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất
3.2.1. Nhóm giải pháp chủ yếu
3.2.1.1. Hỗ trợ đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải
quyết việc làm
Đây là giải pháp mà khả năng thực hiện rất cao bởi vì KKT
Dung Quất có Trường Cao đẳng Nghề Dung Quất. Đề xuất tổ chức
thực hiện giải pháp này theo thứ tự sau: (1) Tổ chức nắm bắt nguyện

vọng của người dân về hình thức nhận hỗ trợ đào tạo chuyển đổi
nghề (2) Khảo sát nhu cầu tuyển dụng từ các nhà đầu tư đã, đang và
sẽ đầu tư vào KKT Dung Quất, phân loại ngành nghề tuyển dụng
theo nhu cầu để xây dựng được kế hoạch dài hạn và ngắn hạn đào tạo
lực lượng lao động đủ cung ứng cho các nhà đầu tư theo nhu cầu. (3)


19
Tổng hợp từ danh sách lao động đã thực hiện tái định cư nằm trong
độ tuổi lao động; từ các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng
thuộc diện tái định cư và không TĐC. Trên cơ sở đó kết hợp đào tạo
gắn với giải quyết việc làm cho người dân TĐC.
3.2.1.2. Giải pháp về quy hoạch bố trí sử dụng đất
Việc quy hoạch một phần diện tích đất để đầu tư xây dựng
khu công nghiệp nông thôn, làng nghề; khu nông nghiệp công nghệ
cao để tạo việc làm cho những lao động không còn ở độ tuổi đào tạo
chuyển đổi nghề là rất cần thiết.
3.2.1.3. Chính sách tín dụng - vốn vay
Là chính sách nhằm cung cấp nguồn vốn ưu đãi với lãi suất
thấp cho phát triển sản xuất, tạo điều kiện giúp người nông dân khắc
phục tình trạng khan hiếm vốn. Chính sách tín dụng - vốn vay nhằm
tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa, gia tăng việc làm cho người
lao động, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân bị thu
hồi đất.
3.2.1.4. Xúc tiến việc làm từ phía doanh nghiệp
a- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động
TĐC dựa trên quy hoạch tổng thể KKT Dung Quất
b- Hướng đào tạo nghề cho người lao động TĐC trên địa bàn
KKT Dung Quất
3.2.1.5. Xuất khẩu lao động

Đưa công tác đào tạo lao động xuất khẩu vào kế hoạch của
các trường đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề. Khuyến khích các
cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiêp và người lao động cùng đầu tư
đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động
theo nhu cầu của thị trường.


20

3.2.1.6. Nâng cao nhận thức của người lao động
Cần phải tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của
Nhà nước về vấn đề thu hồi đất để xây dựng KCN, KKT, đô thi, cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội…; giải đáp thắc mắc của người dân một
cách thấu đáo để họ hiểu hết ý nghĩa của việc họ hy sinh nhường đất
để xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
3.2.2. Nhóm giải pháp bổ trợ
3.2.2.1. Thực thi chính sách liên quan đến đền bù và bồi
thường thiệt hại cho người dân khi thu hồi đất và buộc phải TĐC
Các cấp có thẩm quyền khi xây dựng chính sách liên quan
tới thu hồi đất cần thống nhất quan điểm: người có đất bị thu hồi
không phải là nạn nhân của sự phát triển kinh tế mà hãy xem họ là
người có công đóng góp vào sự phát triển của đất nước nói chung và
quê hương Quảng Ngãi của họ nói riêng nên họ cần được hưởng lợi
ích xứng đáng từ sự phát triển đó.
3.2.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề
Chất lượng của độ ngũ giao viên dạy nghề ảnh hưởng rất lớn
đên chất lượng đào tạo nghề, do đó cần có giải pháp nâng cao chất
lượng độ ngũ giáo viên dạy nghề.
3.2.2.3. Xây dựng quy hoạch chiến lược tạo việc làm cho
người lao động TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất

Đây là tiền đề hết sức quan trọng, định hướng cho chiến lược
tạo việc làm cho người dân tái định cư trên địa bàn KKT Dung Quất,
cần xây chiến lược cho từng giai đoạn.


21
3.2.2.4. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền
các cấp trong việc thu hồi đất, tạo việc làm cho người lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp
Chính quyền cùng các Sở, ngành chức năng cần có trách
nhiệm thực hiện tốt cam kết với người dân trong quá trình thực hiện
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và TĐC, từng bước tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc cho người dân mất đất.
3.3. Kiến nghị
Thực hiện tốt hỗ trợ tạo việc làm đối với nguồn lao động
TĐC tại KKT Dung Quất mang lại nhiều lợi ích cho cả Nhà nước,
doanh nghiệp và người lao động:
Về phía Nhà nước: Người dân TĐC có việc làm và thu nhập
ổn định họ sẽ an tâm sinh sống ở nơi mới, hạn chế được các tệ nạn xã
hội như: trộm cắp, rượu chè.. ảnh hưởng tới an ninh trật tự KKT
Dung Quất.
Về phía doanh nghiệp: Sử dụng nguồn lao động tại chỗ sẽ
mang lại nhiều lợi ích như: không cần nơi ăn, ở, giá cả lao động
thấp. Đồng thời cũng an tâm đầu tư vì an ninh trật tự ổn định.
Về phía người lao động: Được hưởng đầy đủ chính sách hỗ
trợ tái định cư, được hưởng chính sách an sinh xã hội
Trên cơ sở những giải pháp đã xây dựng, xin kiến nghị các
cấp, các ngành liên quan đến sự phát triển KKT Dung Quất một số
vấn đề như sau:
3.3.1. Đối với Nhà nước

- Cần có cơ chế thông thoáng và ưu tiên hơn trong chính sách
bồi thường, hỗ trợ TĐC cho khu vực miền Trung, đặc biệt là các


22
KKT, KCN nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế kịp với miền
Bắc và miền Nam của đất nước.
- Khi ban hành chính sách cần có quy định riêng ưu tiên về
kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên, đặc biệt đối với các KKT ở miền Trung trong giai đoạn đầu
hình thành và phát triển .
3.3.2. Đối với các cấp chính quyền và Ban Quản lý KKT
Dung Quất
3.3.2.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi
- Chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết phần mở rộng KKT
Dung Quất theo hướng:
+ Bố trí đất khu tái định cư cạnh các KCN, khu dịch vụ.
+ Bố trí vốn để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng theo quy hoach, tạo quỹ đất sạch, đồng thời thực hiện ngay
công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào khu đất đã
được giải phóng mặt bằng.
- Cần có biện pháp kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và TĐC.
3.3.2.2. Đối với UBND huyện Bình Sơn
Cần tổ chức tuyên truyền đến tận từng hộ gia đình thuộc diện
TĐC về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ cho
người dân thuộc diện TĐC.
3.3.2.3. Đối với Ban Quản lý KKT Dung Quất
Tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng và TĐC theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong đó đặc

biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ TĐC.


23

KẾT LUẬN
CNH, HĐH là một xu thế tất yếu trong thời đại hội nhập của
một nước đang phát triển lại có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời như
Việt Nam. Quá trình CNH, đô thị hóa sẽ dẫn đến sự dịch chuyển toàn
diện về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là vấn đề thu
hồi đất, di dời dân để triển khai các dự án kinh tế, các KCN, xây
dựng đô thị mới… Trong quá trình này, việc làm và thu nhập là nhu
cầu bức thiết của mọi người dân trong xã hội, đặc biệt là đối với
người dân bị thu hồi đất sản xuất và phải thực hiện tái định cư.
Xây dựng và mở rộng KKT Dung Quất tất yếu phải thực hiện
chuyển đổi mục đích sử dụng đất để triển khai các dự án đầu tư vào
KKT. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở đây đặt ra các vấn đề
cần phải giải quyết đồng bộ là: đời sống, việc làm của người bị thu
hồi đất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, ổn định và từng
bước nâng cao thu nhập, trong đó mấu chốt của vấn đề là tạo việc
làm cho người lao động. Do đó, tạo việc làm cho người dân tái định
cư trên địa bàn KKT Dung Quất là nhu cầu bức thiết, có tính thời sự
trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới khi mà KKT Dung
Quất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mở rộng từ
10.300 ha lên 45.332 ha, và như thế, có nghĩa là, hàng ngàn hộ gia
đình nơi đây lại di dời chỗ ở, nhường đất sản xuất và phải tái định cư
ở một vùng đất mới.
Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn KKT
Dung Quất luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Quản lý KKT
Dung Quất đặc biệt quan tâm và cũng đã đạt được một số thành công



24
nhất định. Tuy nhiện, thực tế tình trạng việc làm và thu nhập của
người dân tái định cư còn nhiều bất cập, đa số họ gặp rất nhiều khó
khăn trong vấn đề tìm việc làm mới để ổn định cuộc sống. Vì vậy,
cần có những giải pháp tạo việc làm cho người dân tái định cư trên
địa bàn KKT Dung Quất.
Trên cơ sở lý luận nêu ra ở chương một, từ thực trạng được
trình bày và phân tích ở chương hai, Luận văn đã đề xuất những giải
pháp nhằm góp phần tạo việc làm và giải quyết những khó khăn về
đời sống cho người dân tái định cư trên địa bàn KKT Dung Quất. Để
những giải pháp mang tính khả thi cao, chúng tôi đã đề xuất thành hai
nhóm giải pháp chính. Nhóm giải pháp chủ yếu, gồm 6 giải pháp cho
từng nội dung cụ thể và nhóm giải pháp bổ trợ gồm 4 giải pháp cụ
thể. Tất nhiên, với một luận văn kinh tế, tất cả các giải pháp đề ra
không phải là những đề xuất chủ quan cá nhân mà phải dựa trên cơ
sở pháp lý kinh tế, các chủ trương chung của Đảng và các chính sách
cụ thể của Nhà nước cùng với tình hình thực tiễn của địa phương.
Vấn đề cơ bản mà chúng tôi mong muốn là trên cơ sở những giải
pháp luận văn đề ra, các cơ quan chức năng liên quan có sự phối hợp
đồng bộ để triển khai bằng tất cả tinh thần trách nhiệm và lương tâm
đối với cuộc sống của những người dân đã tự nguyện rời bỏ nơi chôn
nhau cắt rốn của mình vì sự nghiệp chung trong quá trình xây dựng
đất nước.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác
giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm khoa
học của TS Lê Văn Huy, nhận được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp,
các cơ quan, đơn vị ở KKT Dung Quất. Xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của thầy hướng dẫn và các đồng chí, đồng nghiệp.

Mặc dù đã rất cố gắng, song do hạn chế về tài liệu nghiên
cứu và khả năng của bản thân nên luận văn chắc chắn không tránh
khỏi những sai sót nhất định. Các giải pháp đề ra tuy bám chặt vào


25
các chủ trương, chính sách chung, song cũng có những phân tích,
nhận định mang tính chủ quan tất yếu của cá nhân, tác giả thật sự
mong muốn nhận được sự góp ý từ các thầy cô và đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn trong quá trình hoàn thành đề tài này./.
------------------------------------


×