Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện KonPLông, tỉnh kontum (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.65 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẶNG VĂN THANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN
KONPLÔNG, TỈNH KONTUM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số : 60.31.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2012


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN MẠNH TOÀN

Phản biện 1: …………………………………………………….
Phản biện 2: …………………………………………………….

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày …...
tháng ……. năm 2012

Có thể tìm hiểu luận văn tại :
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng
vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo điều kiện cho người dân
thoát khỏi tình trạng đói nghèo và có cơ hội để tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trong công cuộc xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân
tộc thiểu số tỉnh Kon Tum nói chung, và đồng bào dân tộc thiểu số
huyện KonPlông nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng cả về: Kinh tế,
chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng. Đây là quá trình thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng, một mặt phát triển kinh tế xã hội nhằm
nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, mặt khác từng bước
thực hiện các nguyên tắc: Bình đẳng, đoàn kết giúp nhau cùng phát
triển giữa các dân tộc trên thế giới. Vì vậy, công tác xóa đói giảm
nghèo là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu thoả đáng cả
về lý luận lẫn thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Một số
giải pháp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở
Huyện KonPLông, tỉnh KonTum” làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu.
Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta là một chủ đề được
Đảng, Nhà nước và nhiều cơ quan ban nghành từ Trung ương đến địa
phương và cán bộ nghiên cứu xóa đói giảm nghèo cho nhân dân đều
quan tâm đặc biệt và thường xuyên theo dõi thực hiện. Bên cạnh hệ
thống các tài liệu, báo cáo của các cơ quan Nhà nước và đoàn thể

quần chúng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục
Thống Kê, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội nông dân, Hội
phụ nữ, Ban xoá đói giảm nghèo các tỉnh, thành phố, nhiều tài liệu
nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo đã được công bố ở nước ta.


2
Có thể khẳng định, các nghiên cứu về nghèo đói và xoá đói
giảm nghèo ở nước ta nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng
là rất phong phú đa dạng, đã thực sự cung cấp những luận cứ khoa
học, thực tiễn cho xây dựng, triển khai các chương trình xoá đói giảm
nghèo cấp toàn quốc và địa phương.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
3.1 Mục tiêu chung:
Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra được những nguyên nhân chính
ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ dân tộc thiểu số và đề xuất mộ số
giải pháp phù hợp nhằm xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Huyện KonPLông, tỉnh Kon Tum .
3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá được lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo.
- Đánh giá được thực trạng nghèo đói của huyện KonPlông.
- Chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của đồng
bào các dân tộc thiểu số ở Huyện KonPLông và đề ra các giải pháp
để khắc phục..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện KonPLông, tỉnh
Kon Tum.
- Nội dung: Tập trung chủ yếu vào việc phân tích thực trạng
nghèo đói và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế để

giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa
bàn huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp lấy từ các tài liệu từ năm 2009 -2011.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn các xã thuộc
huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.


3
+ Chọn 9 xã điều tra.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập các sách báo, các báo cáo tổng
hợp của huyện, tỉnh; các văn bản chính sách của Chính phủ; thông tin
địa phương....
+ Tham khảo các ý kiến của cán bộ Phòng Nông nghiệp, cán
bộ xã, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo.
- Chương 2: Thực trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc
thiểu số của huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum.
- Chương 3: Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng
bào dân tộc thiểu số ở huyện KonPlông, tỉnh KonTum.


4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1. Những vấn đề chung về đói nghèo.
Đói nghèo là một vấn đề xã hội, nó làm hạn chế sự phát triển
mọi mặt của nhân loại, gây nghiêm trọng đến sức khỏe, giống nòi,
ảnh hưởng đến chất xám và trí tuệ của mỗi người và cả cộng đồng,
dân tộc. Là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tiêu cực
và tệ nạn xã hội đó là: Rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm, trộm cắp,
giết người....
Đói nghèo thường đi đôi với thất nghiệp không có việc làm
và không ổn định công việc, dễ bị kẻ xấu lợi dụng gây chia rẽ dân tộc
làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia.
Vì vậy, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của một quốc
gia, mà là vấn đề mang tính toàn cầu cần phải nghiên cứu và giải
quyết, coi đây như đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị
kinh tế của nhân loại”.
1.1.1. Khái niệm, tiêu chí đánh giá đói nghèo.
Khái niệm về đói nghèo được nêu ra tại hội nghị bàn về xoá
đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Băng Cốc tháng 9/1993: Nghèo đói là tình trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản
của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của mỗi
địa phương.
Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới và cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2011-2015 là từ 400 nghìn đồng/người/tháng trở xuống
đối với khu vực nông thôn và từ 500 nghìn đống/người/tháng trở
xuống đối với khu vực thành thị; đối tượng cận nghèo là hộ có thu
nhập từ 401-520 nghìn đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn
và từ 501- 650 nghìn đống/người/tháng đối với khu vực thành thị.



5
1.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo:
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói, các
nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã phân tích khá toàn diện các
nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Còn ở Việt Nam đói nghèo do các
nguyên nhân sau:
1.1.2.1. Nhân tố tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên như: vị trí, địa hình, khí hậu, đất đai, tài nguyên.
1.1.2.2. Nhân tố kinh tế:
+ Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế: Đều ảnh hưởng đến
công tác xóa đói nghèo cho người dân.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế:
Những thay đổi trong môi trường chính sách của qúa trình
hội nhập, sẽ tác động đến sự phát triển của Việt Nam nói chung và
xóa đói giảm nghèo nói riêng.
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội:
Phát triển cơ sở hạ tầng là kết quả từ các chương trình lớn
của Nhà nước đầu tư cho các vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số để
giúp cho người nghèo tiếp cận thông tin nhanh hơn, tiếp cận nhiều
hơn các kiến thức, cũng như học tập tiếp thu kỹ năng sống, kinh
nghiệm làm ăn ở các địa phương khác nhau. Nó ảnh hưởng tích cực
đến cuộc sống của người dân.
1.1.2.3. Nhân tố xã hội.
+ Tốc độ gia tăng dân số, trình độ văn hóa:
+ Thành phần dân tộc:
+ Phong tục tập quán:
+ Yếu tố lịch sử:
+ Chính sách nhà nước có thành công hay thất bại đều ảnh
hưởng đến cuộc sống của người dân:
+ Hình thức sở hữu:



6
1.1.2.4. Nhân tố thuộc bản thân người nghèo:
+ Quy mô hộ lớn, tỷ lệ phụ thuộc cao.
+ Trình độ học vấn thấp.
+ Không có việc làm hoặc việc làm không ổn định.
+ Thiếu vốn hoặc thiếu phương tiện sản xuất.
+ Do ốm yếu, bệnh tật.
+ Các yếu tố rủi ro.
1.1.3. Tác động của sự đói nghèo đến phát triển kinh tế - xã hội
và sự cần thiết phải giảm số hộ đói nghèo.
1.1.3.1. Tác động về kinh tế:
Nghèo đói làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực,
hạn chế sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
1.1.3.2. Tác động về xã hội:
Người nghèo họ không có nhà ở, không có việc làm và thu
nhập không ổn định, không được hưởng dịch vụ y tế, văn hoá...
1.1.3.3. Tác động về chính trị:
Nghèo đói là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng, gây
mất ổn định về chính trị quốc gia.
1.1.3.4. Tác động về an ninh quốc phòng:
Ở nhiều quốc gia, phân hoá giàu nghèo làm tăng bất công xã
hội và chuyển thành đối kháng lợi ích.
1.2. Nội dung Xóa đói giảm nghèo:
1.2.1. Khái niệm.
Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của
nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo,
nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu
nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn

nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực và quốc gia.
1.2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá xóa đói giảm nghèo.


7
Để xóa đói giảm nghèo, làm cho thu nhập của hộ nghèo tăng
lên, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ tái nghèo cần thực hiện thông
qua các nội dung sau:
1.2.2.1. Tạo điều kiện cho người nghèo có điều kiện phát triển sản
xuất, gia tăng thu nhập.
+ Cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo.
+ Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo.
+ Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng.
+ Thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến ngư...
+ Phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với địa phương.
1.2.2.2. Xóa đói giảm nghèo thông qua các chính
sách an sinh xã hội.
+ Hỗ trợ dịch vụ y tế.
+ Hỗ trợ dịch vụ giáo dục.
+ Hỗ trợ hộ nghèo về đất sản xuất, nhà ở, điện, nước sinh hoạt
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo.
Từ thực trạng trên ta thấy các nhân tố ảnh hưởng đến xóa đói
giảm nghèo là hết sức đa dạng, vì nghèo đói là hậu quả của nhiều
nguyên nhân, vì vậy ta có thể chia ra thành nhóm các nhân tố sau:
1.2.3.1. Cơ chế, chính sách và các biện pháp tổ chức thực hiện xóa
đói giảm nghèo.
- Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước:
- Công tác tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo
1.2.3.2. Các nguồn lực thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
Các yếu tố nguồn lực như đất đai, nguồn vốn, năng lực đội

ngũ cán bộ, sự tham gia của các lực lượng giảm nghèo, sự hỗ trợ từ
bên ngoài…cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo.
1.2.3.3. Ý thức vươn lên của bản thân người nghèo.
Nếu người nghèo lười lao động, ăn tiêu lãng phí thì cũng khó
có thể thoát nghèo. Do đó nếu những hộ có ý chí thoát nghèo, nhận


8
thức tốt và chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm làm ăn, áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, chủ động trong chi tiêu, biết tiết kiệm và tính
toán thì việc thoát nghèo là không khó.
1.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
1.3.1. Cách thức và chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và
nhà nước:
Nghiên cứu đường lối và các chủ trương của Đảng và Nhà
nước có thể rút ra các quan điểm cơ bản sau đây của hoạt động xoá
đói giảm nghèo ở nước ta.
a/ Xoá đói giảm nghèo phải được giải quyết trong tổng thể
chiến lược phát triển của nước ta là kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng
kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội trong suốt quá trình phát triển và
ngay trong từng giai đoạn của quá trình phát triển.
b/ Xoá đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội sâu rộng
cho nên mọi lúc, mọi nơi đều phải thống nhất chính sách kinh tế với
chính sách xã hội.
c/ Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo gắn với
khuyến khích làm giàu chính đáng, thường xuyên củng cố thành quả
xoá đói giảm nghèo.
d/ Xoá đói giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế bằng chủ
động, tự lực, vươn lên của người nghèo, cộng đồng, các cấp và Nhà
nước cùng với sự tranh thủ giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

1.3.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của huyện
Đắk Tô - Kon Tum.
1.3.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Thành phố Kon Tum.
1.3.4. Những bài học rút ra về công tác xóa đói giảm nghèo.
Qua hơn 15 năm thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở
nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu, có thể rút ra những bài
học kinh nghiệm chủ yếu sau:


9
a. Trước hết đó là đã có sự chuyển biến lớn lao trong nhận
thức về xoá đói giảm nghèo. Tạo được lòng tin của người nghèo và
các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đây là một trong
những đặc tính ưu việt của chế độ.
b. Có những giải pháp thích hợp để huy động nguồn lực và
tạo cơ chế chính sách cho xoá đói giảm nghèo.
c. Có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, đoàn thể từ Trung
ương đến địa phương, cơ sở và lồng ghép các chương trình xoá đói giảm
nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
d. Phát huy nội lực là chính, cùng với việc không ngừng mở rộng
hợp tác quốc tế nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Đói nghèo đã trở thành
vấn đề mà các quốc gia, khu vực và trên thế giới đặc biệt quan tâm.
e. Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn thể quần chúng
trong triển khai thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo cho
người dân.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KONPLÔNG,
TỈNH KON TUM
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động

đến vấn đề đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu
số huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
KonPlông nằm ở phía đông và là vị trí chiến lược của tỉnh
Kon Tum. Có đường Trường Sơn Đông và Quốc lộ 24 đi qua tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện.
Do có vị trí nằm ở phía đông bắc dọc theo dãy Trường Sơn
bao la hùng vĩ, nên chịu ảnh hưởng khí hậu của 2 vùng Tây nguyên
và Đồng bằng. Lượng mưa trung bình hằng năm đều cao, có năm
mưa kéo dài 8-9 tháng, khí hậu thời tiết thay đổi thất thường. Mùa


10
nắng hạn hán thường xảy ra gây thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất
lúa màu vụ mùa, mùa đông thường gây gió lạnh làm thiệt hại đến gia
súc, gia cầm. Hạn chế trong lao động và sản xuất của nhân dân.
2.1.2. Đặc điểm xã hội:
- Tổng dân số toàn huyện có 21.133 người (niên giám thống
kê năm 2009), thuộc 4.850 hộ. Đồng bào dân tộc thiểu số 4.627 hộ
(19.984 nhân khẩu) chiếm 98,8%. Có 4 dân tộc bản địa chủ yếu là:
Xê Đăng, Ka Dong, Hre và Mơn Nâm.
- Số nhân khẩu nữ là 11. 650 người. Lao động chính co
10.163 người.
- Toàn huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã được phân định
ở 89 thôn; 117 làng. Cả 9 xã đều được hưởng chương trình 135 của
Chính phủ.
2.1.3. Điều kiện kinh tế:
2.1.3.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế:
a. Ngành nông, lâm nghiệp:
* Nông nghiệp:

Tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay trên địa
bàn huyện vẫn còn nhiều yếu kém, tồn tại. Để sản phẩm nông nghiệp
trở thành hàng hóa chưa cao.
* Lâm nghiệp:
Toàn huyện KonPlông có 101.966 ha rừng, chiếm 74,9% diện tích tự
nhiên. Rừng huyện KonPlông là rừng đầu nguồn, bảo vệ các công trình thủy lợi,
thủy điện lớn. Vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng là công tác mang tính xã hội và
kinh tế quan trọng. Công tác giao rừng, khoán rừng gắn với quản lý bảo vệ rừng;
Công tác phủ xanh đồi trọc được thực hiện tốt, tính trạng đốt rừng, cháy rừng làm
nương rẫy giảm đi đàng kể. Từ các vấn đề này đã giảm nhanh được vấn đề đói
nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
b.Ngành công nghiệp - xây dựng:


11
Cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, manh mún, chưa
khơi dậy được các làng nghề truyền thống; chưa xây dựng được các
cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

c. Ngành Thương mại - Dịch vụ:
Chỉ thực hiện được các chính sách thương mại miền núi,
vùng đồng bào dân tộc đạt hiệu quả, cung ứng đủ số lượng, đúng đối
tượng, đúng giá quy định và bảo đảm thời gian. Nhưng các ngành
dịch vụ chưa phát triển.
2.1.3.2. Tình hình phát triển văn hóa – xã hội:
a. Giáo dục:
b. Y tế:
c. Công tác Dân số gia đình và trẻ em:
d. Chính sách Văn hóa - thông tin, truyền hình:
đ. Chính sách an sinh xã hội:

2.1.3.3. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của huyện giai
đoạn 2006-2010:
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện
KonPlông
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2006 – 2010
1 Dân số trung bình
Người
28.000
2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
<1,8
3 Tổng giá trị sản phẩm GDP (hiện hành) Tr. đồng 148.900.0000
3.1 Nông lâm nghiệp
Tr. đồng
59.620.000
3.2 Công nghiệp xây dựng
Tr. đồng
56.500.000
3.3 Thương mại dịch vụ
Tr. đồng
32.800.000
4 Cơ cấu ngành kinh tế (hiện hành)
%
100
4.1 Nông lâm nghiệp
%
40-41

4.2 Công nghiệp xây dựng
%
37-38


12
4.3
5
6
7
8
9
10
10.1
10.2
10.3
11
11.1
11.2
11.3
11.4
12
13
14
15

Thương mại dịch vụ
%
22-23
GDP bình quân đầu người

Tr.đồng
5.000,00
Tốc độ tăng trưởng bình quân
%
20-21
Tổng sản lượng lương thực
tấn
11.500
Bình quân lương thực đầu người
kg
398-420
Thu ngân sách trên địa bàn
Tr.đồng
25.000
Tổng diện tích gieo trồng
ha
7.738
Diện tích cây hằng năm
ha
6.218
Cây lúa lâu năm
ha
3.100
Cây sắn
ha
2.000
Cây ngô
ha
1.018
Diện tích cây lâm nghiệp

ha
950
Diện tích cây lâu năm
ha
570
Gia súc
con
30.000
Trâu
con
7.200

con
5.700
Lợn
con
14.600

con
2.500
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
%
<10
Tỷ lệ định canh định cư vững chắc
%
100
Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch
%
90
Tổng số học sinh

HS
7.500
(Nguồn: Báo cáo thực trạng phát triển KT-XH huyện )
2.2. Thực trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện
KonPlông:
2.2.1. Những đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số huyện
KonPlông.
Người đồng bào dân tộc thiểu số huyện KonPlông họ chủ
yếu ở vùng cao, vùng xa xôi, hẻo lánh, bị cô lập về mặt địa lý, thiếu
điều kiện về phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ điều kiện đi lại giao


13
lưu thương mại khó khăn, khó tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến, thiếu
thông tin cần tiết cho cuộc sống.
Kinh tế thuần nông và diện tích đất canh tác ít, độ dốc lớn,
đất đai dễ bị sói mòn, rửa trôi, bạc màu, điều kiện canh tác rất khó
khăn, lạc hậu, năng suất lao động thấp, khí hậu khắc nghiệt, mùa
màng thì phụ thuộc vào thiên nhiên. Tỷ lệ đói nghèo còn cao, giá trị
tài sản thấp, thiếu vốn, thiếu kiến thức để phát triển sản xuất.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thốn: Giao thông, thuỷ lợi
chậm phát triển, các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho y tế, giáo dục,
văn hoá.... còn thiếu và bất cập, không đủ khả năng thúc đẩy việc
phát triển sản xuất và đời sống.
2.2.2. Kết quả điều tra và thực trạng hộ đói nghèo theo chuẩn
mới giai đoạn 2006-2010 của huyện KonPlông:
2.2.2.1. Hộ nghèo:
Tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là: 3.382 hộ, với 15.444
nhân khẩu, chiếm 87,84% so với tổng số hộ trên toàn huyện.
2.2.2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng thu nhập:

- Thiếu đất sản xuất:
976 hộ, chiếm 30,0%.
- Thiếu lao động:
2.849 hộ, chiếm 87,71%.
- Có đông người ăn theo:
1.247 hộ, chiếm 38,38%.
- Hộ có người đau ốm kinh niên:153 hộ, chiếm 4,67%.
- Thiếu vốn sản xuất:
3.382 hộ, chiếm 100%.
- Tai nạn rủi ro:
59 hộ, chiếm 1,81%.
- Ngoài sản xuất nông nghiệp các hộ chưa có ngành nghề
phụ, thời gian nhàn rổi nhiều. Phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại
ở một số thôn làng.
2.2.2.3. Nguyên nhân đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện:
Nguyên nhân đói nghèo của những hộ này tập trung vào một
số nhuyên nhân chính sau:


14
- Điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt mưa nhiều và kéo
dài, giao thông đi lại thường xuyên bị ách tắc, ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của người dân.
- Huyện KonPlông là một huyện còn nghèo, sự chênh lệch
kinh tế ở từng vùng, từng xã thường không đều.
- Đối với địa bàn huyện KonPlông, đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm trên 90% dân số của toàn huyện, các đối tượng thụ hưởng chính
sách chủ yếu là hộ nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn, nhận thức về
chính sách còn hạn chế.

- Một bộ phận dân cư thuộc diện đói nghèo chuyển biến về
nhận thức chậm, trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, chưa quyết tâm tự
vươn lên xóa đói giảm nghèo.
- Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo ở các xã đồng
bào dân tộc thiểu số, đa phần hộ nghèo dân tộc thiểu số có trình độ
học vấn rất thấp, tư liệu sản xuất còn lạc hậu, thấp kém, trình độ dân
trí thấp, các hộ nghèo rơi vào những hộ không biết chữ hoặc học
chưa hết cấp I, khó tiếp thu khoa học kỹ thuật, thiếu vốn, thiếu lao
động, chi tiêu không có kế hoạch, lười lao động, đông con...
- Các hộ thiếu đất sản xuất, đất sản xuất manh mún, bạc màu
nên năng suất không cao, các hộ đói nghèo dân tộc thiểu số thường
có rất ít đất so với các hộ khác và lại không biết áp dụng khoa học kỹ
thuật trong sản xuất.
Nhìn chung qua điều tra cho thấy có rất nhiều nguyên nhân
gây đói nghèo cho người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: Thiếu lao động,
chiếm tỷ lệ 8%; Đông con và người ăn theo là 20%; Thiếu vốn và
phương tiện sản xuất là 21%; Thiếu đất sản xuất là 28%; Không có
điều kiện tìm kiếm việc làm là 5%; Lười biếng, không chịu lao động
là 6%; Được tập huấn nhưng không biết sản xuất là 12%.


15
2.3. Nội dung công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
thiểu số ở huyện KonPlông.
2.3.1. Các dự án, hoạt động thuộc chương trình xóa đói giảm
nghèo của huyện.
2.3.1.1. Công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông,
khuyến lâm:
2.3.1.2. Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

2.3.1.3. Dự án dạy nghề cho người nghèo.
2.3.1.4. Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông
thôn mới:
2.3.1.5. Chương trình nâng cao năng lực truyền thông giảm nghèo:
2.3.2. Các chính sách, dự án lồng ghép chương trình mục tiêu
Quốc gia về xóa đói giảm nghèo.
2.3.2.1. Chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
2.3.2.2. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo.
2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi.
2.3.2.4. Chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sạch
cho người nghèo dân tộc thiểu số:
2.3.2.5. Chính sách cứu trợ xã hội:
2.3.2.6. Chính sách trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo theo Quyết định
471/QĐ-TTg:
Thực hiện theo quyết định, huyện đã triển khai cấp kinh phí
thực hiện trợ cấp khó khăn cho hộ thuộc diện nghèo đói. Với kết quả
trợ cấp là cho 3.440 hộ, kinh phí 860 triệu đồng ( mỗi hộ được hỗ trợ
250.000 đồng).
2.3.2.7. Chương trình 135/CP:
- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Dự án phát triển sản xuất:
2.3.2.8. Chương trình 168/CP:
- Cấp không thu tiền muối I ốt:


16
- Hỗ trợ tiền điện (thay cấp dầu hỏa):
- Hỗ trợ giống cây trồng:
2.3.2.9. Chương trình Định canh định cư (ĐCĐC) theo Quyết định
33/QĐ-TTg:

2.3.2.10. Dự án Giảm nghèo Miền trung:
2.3.3. Tình hình thực hiện các nội dung chương trình hỗ trợ xóa
đói giảm nghèo của huyện KonPlông theo Nghị quyết 30a/NQ-CP
của Thủ tướng Chính phủ.
2.3.3.1 Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo:
2.3.3.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập:
2.3.3.3. Hỗ trợ khai hoang, phục hóa:
2.3.3.4. Hỗ trợ khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng:
2.3.3.5. Công tác xuất khẩu lao động:
2.3.3.6. Công tác xây dựng cơ bản:
2.3.4. Kết quả giảm hộ đói nghèo của huyện KonPlông giai đoạn
2009-2011:
2.3.4.1. Kết quả giảm hộ nghèo năm 2009:
- Toàn huyện có: 4.585 hộ với 20.769 nhân khẩu. Số hộ
nghèo đầu năm 2009 là 2.627 hộ, với 12.165 khẩu chiếm tỷ lệ
60,02% so với tổng số hộ trên địa bàn huyện. Số hộ thoát nghèo năm
2009 là 459 hộ/500 hộ, đạt 91,8% kế hoạch đề ra. Số hộ phát sinh
nghèo: 55 hộ với 163 nhân khẩu.
- Số hộ nghèo còn lại đến cuối năm 2009 là: 2.223 hộ, với 9.777
nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 48,5% so với tổng số hộ trên địa bàn huyện.
2.3.4.2. Kết quả giảm hộ nghèo năm 2010:
- Kết quả số hộ thoát nghèo năm 2010 là: 481/450 hộ đạt
106,8% so với kế hoạch.
- Số hộ nghèo phát sinh là 18 hộ, 50 khẩu.


17
- Số hộ nghèo còn lại đến cuối năm 2010 là: 1.760 hộ, với
7.709 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 35,82% so với tổng số hộ trên địa bàn
huyện.

2.3.4.3. Kết quả giảm nghèo năm 2011:
- Kết quả giảm nghèo năm 2011 là: 439 hộ với 2.189 khẩu
đạt 87,8% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch giảm 500 hộ).
- Số hộ nghèo phát sinh: 16 hộ với 52 khẩu; Số hộ cận nghèo
giảm: 43 hộ, 154 khẩu; Số hộ cận nghèo phát sinh: 52 hộ, 263 khẩu.
2.3.5. Công tác tổ chức, thực hiện:
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo.
+ Hoạt động truyền thông về giảm nghèo.
2.3.6. Những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng
bào dân tộc thiểu số của huyện và nguyên nhân.
2.3.6.1. Những hạn chế.
2.3.6.2. Nguyên nhân của những hạn chế.
a. Nguyên nhân chủ quan:
b. Nguyên nhân khách quan:
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN KONPLÔNG, TỈNH
KON TUM
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo
cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện KonPlông.
3.1.1. Thuận lợi:
- Là một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng,
địa bàn rộng, có nhiều tiềm năng đất đai, rừng, tài nguyên khoáng
sản..... Trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm các
nguồn vốn và các dự án đã được đầu tư tập trung ưu tiên cho các xã
vùng sâu, vùng xa.
3.1.2. Khó khăn:


18

Toàn huyện có 9 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, giao thông
đi lại cách trở, địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, đời sống của
nhân dân còn ở mức thấp, trình độ dân trí chưa phát triển, lao động
sản xuất đang ở diện thủ công thô sơ, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao.
3.2. Quan điểm, mục tiêu, tiêu chí và định hướng xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện KonPlông.
3.2.1. Quan điểm:
Quan điểm chỉ đạo giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu
số trong thời gian tới là:
- Giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế và giữ vững ổn
định xã hội.
- Giảm nghèo gắn với công bằng xã hội.
- Phát huy các nguồn lực tại chỗ để người nghèo, xã nghèo
dân tộc thiểu số trong huyện tự vươn lên thoát nghèo.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần
kinh tế nhằm tăng việc làm, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số
để giảm nghèo.
3.2.2. Mục tiêu:
Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo đặc biệt là
hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27% năm 2010 xuống còn
11-12% ở năm 2015, mỗi năm giảm trên 3% hộ nghèo.
- Đến năm 2015, thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,5 lần so với
năm 2010
3.2.3. Tiêu chí làm cơ sở xóa đói giảm nghèo ở huyện KonPlông:
3.2.3.1. Về giảm hộ nghèo:
a. Đối với thôn:
- Mỗi năm giảm hộ nghèo từ 3-5 hộ/năm/thôn (giảm nghèo
bền vững).



19
b. Đối với hộ gia đình:
- Mỗi hộ trong thôn đều có nhà ở bán kiên cố diện tích 35-45
m2, xóa hết nhà tạm.
3.2.3.2. Tiêu chí xây dựng thôn, làng vững mạnh:
a. Kinh tế:
- 100% hộ trong thôn ổn định định canh, định cư.
- 60% số hộ trong thôn có đời sống kinh tế ổn định và phát
triển, số hộ nghèo dưới 40%, không có hộ đói.
b. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
c. Có môi trường cảnh quan, sạch đẹp:
3.2.4. Định hướng xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc
thiểu số ở huyện KonPlông:
3.2.4.1. Về phát triển kinh tế:
Xây dựng thôn, làng no đủ, không còn hộ đói, giảm mạnh hộ
nghèo, mỗi năm giảm: 265-365 hộ (từ 8 - 11%). Phấn đấu đạt 60% số
hộ trung bình, khá trở lên, 100% số hộ định canh, định cư vững chắc,
có nhà ở ổn định.
3.2.4.2. Phát triển văn hóa - xã hội:
Đẩy mạnh phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 60%; thôn, làng văn
hóa đạt 50%. Mỗi xã đều có thiết chế văn hóa - thể thao (nhà văn
hóa, tủ sách, sân thể thao, đội văn nghệ quần chúng, tổ, đội thông tin
truyền thông). Tất cả các thôn đều có nhà sinh hoạt văn hóa cộng
đồng. 70% gia đình có phương tiện thông tin nghe nhìn.
3.2.4.3. Xây dựng tổ chức ở thôn, làng vững mạnh:
Tăng cường năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, nhất
là thôn trưởng, thôn phó, già làng, Bí thư chi bộ.... các tổ chức đoàn thể

được củng cố, hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của địa phương.


20
3.2.4.4. Giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa
phường.
- Xây dựng thôn, làng an toàn, trong sạch, ổn định, vững
chắc, không có tội phạm, tệ nạn xã hội, không có khiếu kiện đông
người, những mâu thuẫn, thắc mắc trong nội bộ thôn, làng được giải
quyết kịp thời.
3.3. Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
thiểu số ở huyện KonPlông.
3.3.1. Một số giải pháp tổng quát để khắc phục tình
trạng đói nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở
huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum:
Một là: Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn đầu
tư phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập, góp
phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Hai là: Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực và
việc làm cho vùng đồng bào dân tộc, trên cơ sở thực hiện quy hoạch và
quy hoạch lại nguồn nhân lực cho khu vực các dân tộc thiểu số.
Ba là: Khuyến khích các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và áp
dụng công nghệ mới trong sản xuất - kinh doanh.
Bốn là: Xây dựng quy hoạch phát triển vùng gắn với xóa đói,
giảm nghèo. Cần sớm triển khai hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát
triển ngành, phát triển vùng và các khu vực kinh tế trọng điểm
Năm là: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm cho
người lao động là con em đồng bào dân tộc địa phương.
Sáu là: Làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn và vận

động đồng bào tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo.
Bảy là: Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kon Plông (Kon
Tum), nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở
thành nguồn lực quan trọng trên con đường xóa nghèo, làm giàu. Nên để
tạo mọi điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm


21
nghèo, thì chỉ bằng cách Nhà nước cho vay vốn, hỗ trợ các loại giống cây
trồng - vật nuôi để bà con chủ động phát triển sản xuất.
3.3.2. Các giải pháp cụ thể để thực hiện xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện KonPlông.
3.3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, vận động:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục bà con dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện nâng cao nhận thức, thấy được tầm quan trọng,
cấp thiết của công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN), xây dựng thôn,
làng vững mạnh, no đủ, để từ đó đoàn kết giúp đỡ nhau sản xuất;
khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực của từng gia đình, khai thác các
tiềm năng sẵn có tại địa phương để phát triển kinh tế, XĐGN, xây
dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự thôn, làng, giữ vững
khối đại đoàn kết toàn dân.
3.3.2.2. Giải pháp về kinh tế:
a. Các lĩnh vực nông nghiệp:
- Cần triển khai nhiệm vụ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; kiên
cố hóa hệ thống kênh mương, xây dựng mới các công trình thủy lợi
đảm bảo nước tưới. Xây dựng các cơ sở chế biến thu mua nông sản
làm sản phẩm.
b. Giải pháp hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước
sách tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện:

- Với mục tiêu cơ bản giải quyết đất sản xuất, đất ở và nhà ở cho
hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, nhằm từng bước ổn định đời
sống, phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc, để phát triển kinh tế xã hội cho vùng người đồng bào dân
tộc thiểu số, gắn với giữ vững an ninh quốc phòng.
c. Giải pháp về vốn:


22
- Khuyến khích hộ nghèo đói được vay vốn tín dụng để sản
xuất, chăn nuôi đầu tư phát triển kinh tế một cách hợp lý và bảo toàn
được đồng vốn vay.
d. Giải pháp về thực hiện các dự án Định canh đinh cư,
kinh tế mới, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
- Huyện cần phải quy hoạch từng khu dân cư, sắp xếp ổn định tạo
điều kiện cho bà con dân tộc thiểu số các thôn, làng ổn định định canh, định
cư. Bố trí đủ đất để đưa dân kinh tế mới ở các tỉnh, thành vào các thôn, làng,
xã. Đồng thời giải quyết kịp thời chế độ chính sách, hỗ trợ phương tiện sản
xuất, đưa máy móc thiết bị khoa học kỹ thuật vào sản xuất phù hợp với điều
kiện từng vùng, khả năng hiểu biết của người dân để nhân dân tập trung ổn
định sản xuất, phát triển kinh tế.
đ. Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương:
Trên địa bàn Huyện cần có những chính sách hợp lý để
khuyến khích phát triển sản xuất ở tất cả các địa bàn, các hộ gia đình,
tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, hỗ trợ cho các thôn bản ở xa
trung tâm huyện, xoá dần khoảng cách về chênh lệch mức sống, trình
độ dân trí giữa các dân tộc, giữa khu vực nông thôn và đô thị. Sản
xuất phát triển sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo.
3.3.2.3. Giải pháp về chính sách xã hội:
a. Giải pháp về chính sách y tế, dân số và kế hoạch hóa

gia đình:
- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đặc biệt cho đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đảm bảo đa số được chăm sóc sức khoẻ ban
đầu ngay tại cơ sở. Cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng quá
khó khăn.
b. Giải pháp về chính sách giáo dục, dạy nghề và nâng
cao dân trí:
- Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố
trí đủ giáo viên cho các xã, thôn trên địa bàn huyện; hỗ trợ xây dựng


23
nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho giáo viên ở các thôn, bản; xây
dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông với các
cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng
nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các xã; tăng cường, mở
rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa
chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các chuyên ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo
viên thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
c. Giải pháp về chính sách hỗ trợ thông tin văn hóa cho
người nghèo:
- Xây dựng các phóng sự, mô hình làm kinh tế giỏi, tổ chức chiếu
phim đưa tin các mô hình, cá nhân, hộ gia đình làm kinh tế giỏi để bà
con nhân dân học tập.
d. Giải pháp về chính sách ưu đãi, an sinh xã hội:
- Hàng năm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều phải gánh
chịu các hậu quả của thiên tai, làm thiệt hại về người và tài sản của
nhân dân, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng thì Nhà nước có chính
sách hỗ trợ về đời sống và sản xuất cho nhân dân. Chính sách đơn

giản, nhưng đa dạng về hình thức, với cơ chế thực hiện dân chủ, công
khai, minh bạch và có sự tham gia của người dân nhằm đáp ứng các
nhu cầu bức xúc của các hộ dân khi gặp rủi ro không lường trước
được. Tập trung chủ yếu là lương thực, thuốc men và đồ dùng sinh
hoạt thiết yếu.
3.3.2.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện .
- Lồng ghép các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm để
tập trung các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo để huy động
mọi nguồn lực tham gia chương trình giảm nghèo.
- Phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo.


×