Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh quảng nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.53 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đang là xu thế của nhiều nước hiện nay. Việt Nam
nói chung và Quảng Nam nói riêng đang trong xu thế hội nhập với
các nước nên cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Đặc biệt, Quảng
Nam là tỉnh nằm trong khu vực duyên hải Trung Bộ cùng nhiều tiềm
năng du lịch phong phú: hai di sản văn hoá thế giới phố cổ Hội An và
Thánh địa Mỹ Sơn cùng các di tích lịch sử, các quần thể kiến
trúc;....thì đây thực sự là một vùng đất đầy hứa hẹn cho phát triển du
lịch. Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm
năng, do nhiều nguyên nhân: kinh tế tăng trưởng chưa cao, kết cấu hạ
tầng chưa đồng bộ, trình độ lao động còn thấp, cơ chế chính sách
chưa thuận lợi,...đã làm hạn chế môi trường thu hút vốn đầu tư phát
triển du lịch. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp
để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước giai đoạn
hiện nay và trong tương lai trở nên hết sức cấp thiết đối với phát triển
ngành du lịch. Đó là lí do tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Thu hút
vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam ”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất là: Khái quát lí luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư
phát triển du lịch
Thứ hai là: Đánh giá thực trạng và chỉ ra được kết quả cũng
như những tồn tại trong vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch
Quảng Nam.
Thứ ba là: Chỉ ra tầm chiến lược của việc phát triển ngành
du lịch tỉnh Quảng Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



2

Đối tượng nghiên cứu : Các nguồn vốn thuộc tất cả các thành
phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ngành du
lịch tỉnh Quảng Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thu hút các
nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Nam 2001-2011 và
định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Nam đến
năm 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp điều tra, phân tích,
thống kê số liệu từ những báo cáo, đề án từ các Sở ban ngành của
tỉnh; các công trình nghiên cứu trước đó; và lấy thông tin qua các tạp
chí, báo chí, internet,…để làm rõ công tác thu hút vốn đầu tư vào
ngành du lịch Quảng Nam
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua nghiên cứu này, đề tài làm rõ về vấn đề vốn đầu
tư phát triển du lịch về mặt lí luận và thực tiễn thu hút vốn đầu tư tỉnh
Quảng Nam (đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài) trong hơn 10
năm qua. Trên cơ sở lí luận đã trình bày, đề tài sẽ nghiên cứu sâu hơn
nữa để có cái nhìn tổng quan về nhu cầu vốn đầu tư và những giải
pháp mang tính thực tiễn nhất, cụ thể nhất nhằm phát triển du lịch
tỉnh Quảng Nam
Kết quả của luận văn sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo
cho công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Nam
6. Kết cấu nghiên cứu của đề tài
Gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận về thu hút vốn đầu tư
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào du lịch tỉnh

Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du
lịch Quảng Nam


3

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ
1.1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong một thời gian tương đối dài
nhằm thu được lợi nhuận (hoặc các lợi ích KT-XH). Vốn đó từ nhiều
nguồn khác nhau như quỹ tích luỹ của tái sản xuất xã hội hoặc thu
hút từ nước ngoài dưới nhiều hình thức.
1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở kinh
doanh, dịch vụ, tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn
khác đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm duy trì và tạo
năng lực mới cho kinh tế xã hội. Đối với ngành du lịch, đề tài xem
xét ở khía cạnh vốn đầu tư là vốn tài chính tạo ra cơ sở vật chất để
phát triển ngành du lịch.
1.1.3 Các nguồn vốn đầu tư có thể thu hút
1.1.3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước
Vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn được hình thành từ tiền
tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ, là
tiền tiết kiệm của người dân và vốn huy động từ các nguồn khác
trong một quốc gia được sử dụng.
1.1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

1.2 DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2.1 Khái niệm du lịch
Khái niệm du lịch bao giờ cũng phản ánh hai mặt của hoạt
động du lịch, đó là ý nghĩa về mặt tinh thần cho đời sống con người,
đồng thời cũng là hoạt động gắn với kết quả kinh tế mà nó đem lại.


4

Khái niệm phát triển du lịch
Phát triển du lịch là sự vận động đi lên theo chiều hướng tiến
bộ của hoạt động du lịch cả về lượng và chất, thể hiện qua sự tăng lên
về số lượng, chất lượng và quy mô các cơ sở lưu trú, số lượng khách
nội địa và quốc tế đến tham quan, doanh thu và thu nhập xã hội từ du
lịch ngày càng tăng lên, số lao động trong ngành du lịch...
1.2.2 Vai trò thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tạo cơ hội nắm bắt các công nghệ khoa học hiện đại, trình độ
quản lí của các doanh nghiệp đầu tư
Đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước
Tạo việc làm, nâng cao mức sống cho cư dân địa phương
1.2.3 Các điều kiện để thu hút vốn đầu tư phát triển
du lịch
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.3.2 Điều kiện kinh tế
1.2.3.3 Điều kiện xã hội
1.3 NỘI DUNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
Thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch là việc chính quyền địa

phương đề ra các chính sách nhằm kêu gọi, xúc tiến và tạo điều kiện
để các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án trong ngành du lịch
nhằm đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế-xã hội cho
địa phương. Đối với ngành du lịch thì nội dung cơ bản để thu hút vốn
đầu tư, đó là :
1.3.1 Quy hoạch phát triển du lịch
1.3.2 Xây dựng danh mục các dự án đầu tư phát triển du
lịch
1.3.3 Hệ thống các chính sách thu hút vốn đầu tư phát
triển du lịch


5

1.3.3.1 Chính sách cải thiện môi trường đầu tư
- Chính sách cải cách thủ tục hành chính
- Chính sách nâng cao nguồn lao động ngành du lịch
- Chính sách về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch
1.3.3.2 Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển
DL
1.3.3.3 Chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch
1.3.3.4 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
1.4 CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
- Số lượng và quy mô dự án đầu tư phát triển du lịch
- Số lượng vốn thực hiện trong ngành du lịch
- Số lượng các khu du lịch cao cấp
- Số lượng khách du lịch
- Doanh thu và thu nhập xã hội từ du lịch
- Số lao động trong ngành du lịch

1.5 KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1.5.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào du lịch Đà
Nẵng
1.5.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào du lịch Khánh
Hoà
1.5.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của các địa
phương cho công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng
Nam
Thứ nhất, Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch
bằng nhiều hình thức khác nhau về tiềm năng du lịch của địa phương.
Thứ hai, Cải thiện tốt môi trường đầu tư du lịch: đổi mới thủ
tục hành chính nhanh gọn theo hướng thuận lợi cho nhà đầu tư;


6

Chính quyền địa phương thường xuyên đổi mới cơ chế, chính sách
ưu đãi, khuyến khích đầu tư.
Thứ ba, ngành cần khai thác hiệu quả lợi thế về tài nguyên
thiên nhiên, tận dụng đó để khai thác nhiều loại hình du lịch tạo sự
phong phú trong đầu tư phát triển du lịch.
Thứ tư, phát triển đồng bộ kinh tế địa phương, các cơ sở y tế,
sân bay, trung tâm thương mại,...để làm phong phú hoạt động du lịch
của du khách
Chương 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM
2.1 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Cù Lao Chàm, bờ biển dài 125km với nhiều bãi tắm đẹp, các
suối khoáng và suối nước nóng, du lịch sông nước, các điểm du lịch
sinh thái,...
2.1.1.2 Tài nguyên nhân văn
- Các di tích lịch sử, các di tích cách mạng, các làng nghề;
các lễ hội, văn hóa - Nghệ thuật, đặc sản ẩm thực Quảng Nam
2.1.2 Điều kiện về kinh tế
2.1.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế
Quảng Nam có mức tăng trưởng ổn định, liên tục qua các
năm, tính trong giai đoạn 2005-2010 tăng khoảng 12,8% (cao hơn
mức bình quân giai đoạn 2001 – 2005), năm 2009 GDP bình quân
đầu người đạt 14,66 triệu đồng/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy
còn chậm nhưng đã theo hướng tích cực. Trong lĩnh vực dịch vụ thì
hoạt động du lịch có nhiều cố gắng, duy trì nhịp độ tăng trưởng, tổng
doanh thu du lịch thuần tuý năm 2011 lên đến 1070 tỷ đồng (gấp 24
lần so với những năm đầu tách tỉnh).


7

2.1.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
 Hệ thống giao thông đường bộ
 Giao thông đường sông
 Giao thông đường biển
 Giao thông đường hàng không
 Giao thông đường sắt
2.1.3 Điều kiện xã hội
Môi trường chính trị xã hội ở Quảng Nam hiện nay được
đánh giá là điểm đến an toàn đối với hoạt động đầu tư. Trên cơ sở

ngày càng đảm bảo về an ninh quốc phòng ; trình độ văn hoá và nhận
thức của cư dân địa phương ; giảm đói nghèo...càng đảm bảo cho môi
trường đầu tư an toàn, hiệu quả.
2.2 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NAM THỜI GIAN
QUA
2.2.1 Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Nam
Tổ chức quy hoạch phát triển du lịch trên địa tỉnh như sau:
- Khu vực ưu tiên phát triển du lịch các di sản Văn hoá Lịch sử: với các dự án ưu tiên đầu tư: nghiên cứu khôi phục các giá
trị văn hoá phi vật thể phục vụ du lịch; Khu du lịch sinh thái Cù Lao
Chàm và ven sông Cổ Cò với hướng phát triển của khu vực này chủ
yếu là các dự án lớn, các resort, sân golf, khu giải trí cao cấp, các
khách sạn từ 3 sao trở lên, trong đó ưu tiên thu hút một số nhà đầu tư
nước ngoài có dự án lớn, có năng lực tài chính, tạo điểm nhấn trong
phát triển du lịch.
- Khu vực ưu tiên phát triển DL biển, du lịch cộng đồng:
Các dự án ưu tiên đầu tư: Các cơ sở vui chơi giải trí; Hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, đặc biệt là tuyến giao thông ven biển nối khu vực Cửa
Đại đến các khu kinh tế mở Chu Lai; Các khu lưu trú dạng nhà nghỉ


8

nhỏ, nhà nghỉ tại gia đình; Các làng nghề thủ công nghiệp; Các trang
trại kết hợp du lịch sinh thái
- Khu vực ưu tiên phát triển du lịch thương mại, giải trí cao
cấp: với các dự án ưu tiên Các khu hội nghị, hội thảo, các khu vui
chơi giải trí; Trung tâm mua sắm khu vực phi thuế quan tại khu kinh
tế mở Chu Lai
- Khu vực ưu tiên phát triển du lịch sinh thái: Dự án ưu

tiên đầu tư: cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du
khách, xây dựng các thiết chế văn hoá, làng văn hoá.
2.2.2 Danh mục dự án đầu tư phát triển DL Quảng Nam
Uỷ Ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã nhanh chóng ban hành
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và
danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Trong đó, có 27 dự án đã triển
khai và đi vào hoạt động, số dự án còn lại đang tiếp tục đẩy mạnh thu
hút đầu tư. Tuy nhiên, một số dự án ven biển thuộc Hội An quá thời
hạn, 1số DA do công tác điều tra khí hậu, khoan thăm dò địa chất
chưa đảm bảo chính xác, dẫn đến bị nước biển xâm thực gây xói lở
đất, phải điều chỉnh quy mô hoặc phải dừng thi công cơ sở hạ tầng.
Và có rất nhiều các dự án du lịch thuộc Cẩm An, Hội An đang vướng
mắc đền bù tái định cư, chưa thể triển khai xây dựng và đi vào hoạt
động.
2.2.3 Hệ thống các chính sách nhằm thúc đẩy thu hút vốn
đầu tư phát triển du lịch Quảng Nam
2.2.3.1 Chính sách cải thiện môi trường đầu tư
 Chính sách cải cách thủ tục hành chính
Để giải toả khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư về thủ tục
hành chính: Từ năm 2007 tỉnh đã chính thức đưa vào vận hành hoạt
động của bộ phận một cửa; tất cả các cơ quan chức năng phải thực
hiện niêm yết, công khai quy hoạch, hồ sơ, thủ tục, điều kiện liên
quan hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện


9

liên thông cả lĩnh vực đăng ký kinh doanh và đầu tư. Thay vì phải
đến từng cơ quan để được hướng dẫn, giải quyết từng loại thủ tục,
giấy tờ khi có một cửa liên thông toàn bộ dự án được hướng dẫn, tiếp

nhận xử lý và nhận kết quả tại đây (được hướng dẫn 1 lần tại 1 nơi từ
khi tiến hành đầu tư đến khi hoàn thành các thủ tục đầu tư, xây dựng,
môi trường, đất đai). Đặc biệt với việc liên thông trong lĩnh vực đăng
ký kinh doanh, đăng ký dấu và mã số thuế giữa 3 cơ quan (Kế hoạch
và Đầu tư, Thuế, Công an) thành một quy trình cụ thể, nhanh gọn và
đơn giản hoá đã rút ngắn thời gian giải quyết một cách đáng kể.
Thêm vào đó, tỉnh sẽ không ngừng nâng cao tinh thần, thái
độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư.
 Chính sách đào tạo nguồn lao động du lịch Quảng Nam
Nguồn lao động trong ngành du lịch hiện nay vẫn còn nhiều
bất cập: lao động có trình độ chuyên môn cao rất thiếu, các cơ sở đào
tạo nghề của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài nên việc đào tạo lại và đào tạo tại chỗ là phương
pháp doanh nghiệp áp dụng hiện nay.
Trình độ đào tạo chuyên ngành của lực lượng lao động ngành
du lịch tỉnh Quảng Nam phân hóa như sau: trình độ đào tạo sau đại
học có 35 người chiếm 1,43%, đại học 474 người, chiếm 19,41%;
cao đẳng 258 người, chiếm 10,56%; trung cấp 836 người, chiếm
34,42%; sơ cấp 836 người, chiếm 34,42%. Như vậy, lực lượng lao
động trong các doanh nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu ở trình độ
trung cấp và sơ cấp (hai trình độ này chiếm 68,84%), trong khi đó,
trình độ sau học có tỉ trọng thấp nhất, trình độ đại học, cao đẳng
chiếm ở mức trong bình
Trước bất cập đó, để góp phần thúc đẩy công tác thu hút vốn
đầu tư phát triển du lịch, Quảng Nam đã xây dựng một số cơ sở đào
tạo chuyên ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng và phục vụ phát


10


triển du lịch tỉnh nhà: trường Đại học Quảng Nam, trường Đại học
Phan Châu Trinh, trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc miền
núi tỉnh, trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, trường Cao đẳng
nghề Quảng Nam, trường Cao đẳng Phương Đông, trường Công Kỹ
nghệ Đông Á,…tham gia đào tạo các chuyên ngành: Việt Nam học,
quản trị du lịch, ngoại ngữ, nghiệp vụ lễ tân, nhà hàng, hướng dẫn
viên du lịch, nghiệp vụ buồng, pha chế,.. Ngoài ra, có các khoá đào
tạo ngắn hạn hoặc khoá bồi dưỡng nghiệp vụ do mỗi cơ sở tự tổ chức
 Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Nhìn chung tỉnh Quảng Nam đã có những đầu tư cơ sở hạ
tầng đáng kể cho phát triển du lịch. Nguồn vốn hỗ trợ của Tổng cục
du lịch đối với các dự án tại Quảng Nam đã phát huy hiệu quả, được
sử dụng đúng mục đích, giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ, nhất là
dự án đường Nam Phước–Trà Kiệu–Mỹ Sơn,..Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện các dự án cũng gặp phải một số khó khăn nhất định,
chẳng hạn: hiện nay một số công trình đã hỗ trợ vốn nhưng vẫn thiếu
vốn để triển khai nên ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ xây dựng và
hoàn thiện đưa vào sử dụng ; đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí tái
định cư còn chậm dẫn đến tiến độ thi công công trình chậm,.. ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư đối với các dự án du lịch dọc ven biển.
2.2.3.2 Chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án
đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Quảng Nam
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang áp dụng nhiều chính sách ưu
đãi, khuyến khích để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát
triển du lịch. Cụ thể:
 Về lĩnh vực ưu đãi đầu tư: tỉnh đang áp dụng ưu đãi đối
với các doanh nghiệp:
- Đầu tư xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống
- Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm văn hoá



11

- Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, cảng hàng không, sân bay,
bến cảng, nhà ga, bến xe, nơi đỗ xe; và với các doanh nghiệp đầu tư
mở thêm các tuyến đường sắt.
- Thành lập nhà văn hoá dân tộc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc;
rạp hát, trường quay, cơ sở in tráng phim, rạp chiếu phim; sản xuất,
chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; trùng tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn
hoá dân tộc và các trường văn hóa nghệ thuật.
- Đầu tư xây dựng: khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái
- Khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi,
giải trí.
- Phát triển vận tải công cộng bao gồm: phát triển tàu biển,
máy bay, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải hành
khách đường bộ bằng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiện thủy
nội địa chở khách hiện đại, tốc độ cao
- Dịch vụ cứu hộ trên biển.
 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về quản lý:
Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” về thủ tục hành chính
cho các hoạt động đầu tư. Các cơ quan liên quan tiếp nhận các yêu
cầu, giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư trong thời hạn từ 01-05
ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các loại hồ sơ, giấy tờ hợp lệ.
Nhà đầu tư được hỗ trợ từ 20-30% chi phí đào tạo lao động
đạt tiêu chuẩn bậc 2; được tạo điều kiện trong việc xin thị thực nhập
cảnh nhiều lần, được cấp thẻ lưu trú có thời hạn đến 03 năm và được
thuê nhà dài hạn tại Quảng Nam trong thời gian triển khai thực hiện
dự án.
 Ưu đãi về mặt bằng:Được miễn tiền thuê đất thô trong suốt

thời gian hoạt động của dự án (đối với các doanh nghiệp trong nước),
21 năm (đối với các doanh nghiệp nước ngoài).
 Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: tỉnh Quảng Nam hỗ
trợ cho miễn thêm 01 năm và giảm 50% trong 01 năm tiếp theo đối


12

với doanh nghiệp kinh doanh- dịch vụ (áp dụng cho cả doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
2.2.3.3 Chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong những năm qua đã
được quan tâm đáng kể với nhiều nội dung đa dạng phong phú, có
tính hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao.
- Trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện nhiều
trang chuyên đề trên các nhật báo. Thường xuyên phối hợp chặc chẽ
với VTV, DVTV, HTV, DRT, QRT để tổ chức tuyền hình trực tiếp và
thông tin đầy đủ các sự kiện trên đến với du khách và nhà đầu tư
- Quảng bá nhân các sự kiện văn hóa, du lịch: Sự kiện lễ hội
Quảng Nam - Hành trình Di sản qua các năm 2003, 2005, 2007,
2009; chương trình “Tháng du lịch Hội An - cảm xúc mùa Hè”, “Mùa
du lịch biển Quảng Nam”, lễ hội văn hoá Việt - Nhật được tổ chức
hàng năm. Đặc biệt là sự kiện “Năm du lịch quốc gia 2006” đã góp
phần giới thiệu điểm đến Quảng Nam ra với bạn bè trong nước, quốc
tế.
15 năm qua, ngành đã tham gia và tổ chức cho các doanh
nghiệp tham gia trên 40 hội chợ, triễn lãm du lịch tại các địa phương
trong cả nước như : thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa thiên
Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nghệ An và tham gia các hội chợ,
triễn lãm du lịch mang tầm quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như

hội chợ ITE tại thành phố Hồ Chí Minh, VNTPO 2008.. Hội nghị Bộ
trưởng du lịch, hội nghị SOM III trong khuôn khổ Hội nghị APEC
được tổ chức tại Hội An năm 2006 đã mang lại hiệu quả nhiều mặt,
qua đó thế giới biết đến Quảng Nam với hình ảnh một điểm đến an
toàn, thân thiện và hấp dẫn.
- Tổ chức các đợt xúc tiến ra thị trường nước ngoài như:
Singgapore-Malayxia (2005), Thái Lan (2005 và 2006), Nga (2008),
Hồng Kông (2009), Nhật Bản (2011)...Trong khuôn khổ hợp tác phát


13

triển du lịch 3 nước Đông Dương, Quảng Nam đã xây dựng được
cụm pano quảng bá du lịch Quảng Nam tại di sản VHTG Luang
Prabang (Lào) và di sản VHTG Xiêm Riệp (Campuchia).
- Tổ chức đón các đoàn fam trip, press trip: Giai đoạn 2003 2011, mỗi năm Quảng Nam đón từ 3 - 4 đoàn fam trip, press trip
quốc tế là đại diện các hãng lữ hành quốc tế từ các nước như Nga,
Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Pháp, Nhật...
- Xây dựng các loại sản phẩm quảng bá du lịch
Ngành đã xúc tiến du lịch qua ấn phẩm du lịch, phim quảng
bá và các sản phẩm nghe nhìn khác, qua công nghệ tin học và thực
hiện 6 bảng quảng cáo tấm lớn trên quốc lộ 1A và các trục giao thông
chính của tỉnh, dọc tuyến đường du lịch ven biển Điện Ngọc - Cửa
Đại và một số tuyến giao thông khác
2.2.3.4 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
Thời gian vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cuộc
đối thoại với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang thực hiện
đầu tư ở Quảng Nam để nắm bắt và giải toả kịp thời các vướng mắc
của nhà đầu tư khi họ đang trong giai đoạn tìm hiểu thị trường. Đặc
biệt, đối với công tác hỗ trợ nghiên cứu thị trường, tỉnh đã tổ chức

các đợt khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch Quảng Nam
một cách quy mô, chỉ ra tiềm năng để các nhà đầu tư lựa chọn
Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng thường xuyên hướng
dẫn, hỗ trợ giải quyết các thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư vào
du lịch Quảng Nam theo đúng trình tự, thời gian từ lúc chuẩn bị đầu
tư, triển khai cho đến khi hoàn thành đi vào hoạt động; tư vấn các
doanh nghiệp đầu tư trong công tác tuyển dụng lao động đáp ứng
được yêu cầu của nhà đầu tư hay tổ chức và hỗ trợ mặt bằng để các
doanh nghiệp tổ chức các hội chợ triễn lãm du lịch quảng bá sản
phẩm của doanh nghiệp mình,…


14

2.3 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NAM
2.3.1 Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
2.3.1.1 Mạng lưới hạ tầng du lịch
 Hệ thống cơ sở lưu trú
- Số khách sạn đặc biệt tăng hơn so với các loại hình lưu trú
khác (nhà nghỉ,…). Nếu năm 1997, trên địa bàn tỉnh chỉ có 13 khách
sạn với hơn 500 phòng. Giai đoạn 1997-2011 tăng thêm 95 khách sạn
với 3510 phòng, nâng tổng số khách sạn lên 108 cơ sở, trong đó: 03
khách sạn 5 sao với 530 phòng, 11 khách sạn 4 sao với 1034 phòng,
11 khách sạn 3 sao với 657 phòng, 22 khách sạn 2 sao với 688 phòng,
17 khách sạn 1 sao với 413 phòng, 29 khách sạn đạt tiêu chuẩn với
467 phòng, 15 khách sạn chưa xếp hạng với 538 phòng.
 Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống
Các cơ sở ăn uống rất phong phú, đa dạng về loại hình bao

gồm Restaurant, coffee-shop, Bar, quán ăn nhanh... Ngoài ra các cửa
hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam
bình dân.
2.3.1.2 Kết quả kinh doanh du lịch
 Lượng khách quốc tế và nội địa đến Quảng Nam
- Trong những năm qua, du lịch Quảng Nam đã có bước tăng
trưởng khá nhanh và ổn định, sau 15 năm tái lập tỉnh (1997- 2011),
lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng 11,1 lần, từ 227 ngàn lượt
khách năm 1997 lên 2,53 triệu lượt khách năm 2011, tốc độ tăng
trưởng bình quân về tổng lượt khách tham quan và lưu trú là
18,80%/năm; trong đó khách quốc tế trung bình chiếm khoảng 50%.
Đáng chú là lượng khách quốc tế vượt trội so với lượng khách nội địa
cho thấy sự hấp dẫn của mảnh đất này và đây sẽ là một lợi thế trong
phát triển ngành du lịch Quảng Nam


15

 Doanh thu du lịch và thu nhập du lịch Quảng Nam
Doanh thu và thu nhập xã hội có sự gia tăng liên tục về tuyệt
đối, năm sau tăng hơn năm trước và giữ vững được tốc độ tăng
trưởng ở mức độ khá cao. Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam tăng 53
lần, từ 20 tỷ đồng năm 1997 lên tỷ đồng 1070 tỷ đồng năm 2011, tốc
độ tăng bình quân về doanh thu du lịch là 32,74%/năm.
2.3.2 Tình hình vốn đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn
Quảng Nam
Bảng 2.6 : Tổng hợp các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn Quảng Nam

TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Năm

Số
dự án

Vốn đầu tư
(Tỷ VNĐ)

1991
1
30
1994

2
1,65
1995
7
43,625
1997
2
6,675
1999
7
4,45
2000
3
6,954
2001
9
30,335
2002
12
161,5
2003
33
409,485
2004
24
1236,8
2005
10
1414,7
2006

11
1345,8
2007
8
2157,1
2008
19
2740,2
2009
15
423,2
2010
19
3830,93
2011
21
3443,567
2012
6
706,729
(Nguồn: Sở Thể thao – Văn hoá và Du lịch Quảng Nam)
Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam sau nhiều năm có những bước tăng đáng kể. Số dự
án tăng liên tục qua các năm, tính đến tháng 2/2010, trên địa bàn toàn
tỉnh có tất cả 209 dự án cả trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư


16

17.993,7 tỷ VNĐ tương đương 546,23 tỷ USD và đã có 113 dự án đi

vào hoạt động, 25 dự án đang xây dựng, 49 dự án đang làm thủ tục
đất đai và xây dựng cơ bản, 22 dự án đăng kí đầu tư.
2.3.2.1 Nguồn vốn trong nước đầu tư vào DL Quảng Nam
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 176 dự án với
10.991 tỷ đồng (bao gồm các dự án: đã hoạt động, đã khởi công xây
dựng, đang thủ tục đất đai xây dựng và các dự án đăng kí kinh doanh.
Hầu hết các dự án đầu tư trong nước chủ yếu tập trung xây dựng
khách sạn nhất là trên địa bàn Tam Kỳ. Và không thể không kể đến
các dự án khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, nghỉ mát; khu thể thao,…của
một số các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn Hội An, Điện Bàn,
Núi Thành. Đáng kể nhất là vốn đầu tư của công ty TNHH Vĩnh
Hưng Hội An lên đến 5.872 tỷ đồng và doanh nghiệp tư nhân Hoa
Sen với tổng vốn đầu tư là 6.765 tỷ đồng,….
2.3.2.2 Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào DL Quảng Nam
 Nguồn vốn FDI vào du lịch Quảng Nam
- Hằng năm, lượng FDI đáng kể vào ngành du lịch ở các địa
phương. Tính đến năm 2010, số lượng dự án đã và đang hoạt động là
77 dự án với tổng vốn đầu tư là 5.196.044.469 USD, trong đó: ngành
dịch vụ chiếm lượng vốn FDI lớn nhất trong cơ cấu 3 ngành gồm 37
dự án với tổng vốn đầu tư là 4.618.643.968 USD, ngành công nghiệp
38 dự án với USD nhưng tổng vốn đầu tư ít hơn rất nhiều, chỉ
535.280.501 USD, ngành nông nghiệp ít thu hút được các nhà đầu tư,
chỉ có 02 dự án FDI đang hoạt động chiếm 2,65% vốn đầu tư cả 3
ngành. Đáng quan tâm là trong số 37 dự án lĩnh vực dịch vụ đã và
đang hoạt động có đến 33 dự án đầu tư phát triển du lịch, chiếm tỷ
trọng 48,05% số dự án và 88,8% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch
vụ. Điều đó cho thấy ngành du lịch đang là tâm điểm thu hút vốn FDI
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay
 Vốn ODA vào ngành du lịch Quảng Nam



17

Vốn ODA vào ngành du lịch Quảng Nam hiện nay đa phần là
chương trình dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi,
chủ yếu tập trung trùng tu, cải tạo các di tích, các điểm du lịch: Mỹ
Sơn, Hội An, đảo Cù Lao Chàm,…
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NAM THỜI
GIAN QUA
2.4.1 Những kết quả đạt được
- Việc thu hút vốn đầu tư đã giải quyết được nhu cầu về vốn
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Nam.
- Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển ngành du lịch cũng
đã có hướng chuyển biến tích cực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài
chiếm tỷ trọng đáng kể.
- Sự thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch đã làm nguồn thu
cho ngân sách Tỉnh. Nhờ đó, tăng chi cho đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng, giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội.
- Hoạt động thu hút vốn đầu tư góp phần tạo ra những năng
lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới,
phương thức sản xuất mới, làm cho nền kinh tế tỉnh nhà từng bước
chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại.
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân
- Môi trường đầu tư đã được cải thiện, chỉ số cạnh tranh cấp
tỉnh tuy ở mức tốt nhưng giảm dần qua các năm.
- Năng lực của cán bộ xúc tiến đầu tư cũng như công tác
quản lý triển khai dự án còn nhiều khó khăn dẫn đến sức thu hút vốn
chưa cao.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư du lịch tại tỉnh Quảng Nam

có tỷ lệ rủi ro cao vì Quảng Nam là địa bàn thường xuyên gặp nhiều
thiên tai, kĩ thuật công nghệ còn lạc hậu, đội ngũ lao động chưa có
trình độ chuyên môn cao,...


18

- Việc giải quyết các vấn đề miễn giảm thuế, tiền thuê đất,
mua đất thì ngành thuế chưa linh động, công tác qui hoạch giải tỏa
đền bù tiến hành còn chậm và nhiều vướng mắc.
- Thủ tục hành chính tuy đã thay đổi nhanh chóng và đơn
giản nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Nguyên nhân do đội ngũ
cán bộ có tác phong làm việc chưa nhạy bén, linh hoạt; chưa kể đến
các hành động gian lận thương mại, trốn thuế... đã gây ảnh hưởng
đến môi trường đầu tư.
- Sản phẩm ngành du lịch còn kém phong phú: sản phẩm cũ
lặp lại ở nhiều tỉnh duyên hải miền Trung, sản phẩm mới như du lịch
sinh thái khai thác gần đây chưa được phát huy hết tiềm năng…gây
cản trở cho sự phát triển ngành du lịch, giảm sức hấp dẫn nhà đầu tư.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU
HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH
QUẢNG NAM
3.1 CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1.1 Quan điểm phát triển ngành du lịch Quảng Nam
đến năm 2015
Phát triển du lịch phải trên quan điểm toàn diện nhằm khai
thác hiệu quả tiềm năng du lịch
Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi
nguồn lực trong và ngoài nước

Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các
ngành
Phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo đạt
hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội


19

Phát triển du lịch phải gắn với bảo đảm an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội.
3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Quảng Nam
- Mục tiêu cụ thể (Nguồn:Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
- Khách du lịch: Đón 4,6 triệu lượt khách du lịch (2015) và
6,2 triệu lượt khách (2020)
- Thu nhập du lịch: đạt 422,2 triệu USD (2015) và 1.152,5
triệu USD (2020)
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 598 triệu USD
(2015) và 1.779 triệu USD (2020)
- Lao động và việc làm: Sử dụng 25.720 lao động trực tiếp,
51.440 lao động gián tiếp (2015) và 52.490 lao động trực tiếp,
104.970 lao động gián tiếp
3.1.3 Dự báo chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư
cho du lịch Quảng Nam thời kỳ 2015-2020
3.1.4 Định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch
Quảng Nam thời gian đến
- Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tập trung ở các địa
phương có tiềm năng: Điện Bàn, Hội An, Núi Thành,…
- Phát triển tập trung vùng đông Quảng Nam nhằm đầu tư
khai thác tiềm năng du lịch. Hội An kết nối với các vùng phụ cận

hình thành trung tâm du lịch của tỉnh. Mở rộng phát triển du lịch
bằng đường sông.
- Ven biển từ giáp Đà Nẵng đến phía Bắc sông Thu Bồn và
ven sông Cổ Cò: ưu tiên các dự án đầu tư resort tiêu chuẩn từ 3 sao
trở lên, các khu giải trí cao cấp, sân golf, trung tâm hội nghị
- Các dự án ưu tiên đầu tư khác: nghiên cứu khôi phục các
giá trị văn hoá phi vật thể phục vụ du lịch, khu du lịch Mỹ Sơn –


20

Thạch Bàn, khu di tích Mỹ Sơn; Xây dựng Cù Lao Chàm thành khu
nghỉ dưỡng biển cao cấp…
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM ĐẨY MẠNH
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG
NAM THỜI GIAN ĐẾN
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch Quảng Nam
Cần cụ thể hoá quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ, đặc
biệt với các vùng ưu tiên, chú trọng phát triển du lịch như:
Quy hoạch bổ sung vùng biển và ven biển Điện Ngọc, Điện
Bàn - Thăng Bình – Núi Thành phát triển du lịch gắn với quy hoạch
các dịch vụ hậu cần phục vụ du lịch Hội An, Cù Lao Chàm và phía
Nam Cửa Đại từ Duy Xuyên đến Thăng Bình (như : Cảng du lịch
Cửa Đại và Cù Lao Chàm gắn với các khu nghỉ mát, khu vui chơi
giải trí phục vụ du khách..)
Quy hoạch cụ thể phát triển khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm
nhằm bảo tồn đa dạng sịnh học hệ thực vật và động vật nhằm bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản, tài nguyên môi trường làm cơ sở cho phát triển
du lịch Quảng Nam
Quy hoạch cụ thể khu du lịch với khu dân cư ở những khu

vực chịu tác động trực tiếp của thiên tai như: vùng biển Tam Thanh
(Tam Kỳ), Tam Quang (Núi Thành), Bình Minh (Thăng Bình).
Ngoài ra còn cần các quy hoạch cụ thể khác: Quy hoạch sử
dụng đất, cát ven biển, mặt biển của tỉnh theo sự phân cấp quản lí;
Quy hoạch và nâng cấp cảng Kỳ Hà phục vụ phát triển du lịch trong
tương lai; Quy hoạch vùng dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng – an
ninh, xây dựng phát triển du lịch ven biển phải gắn với nhiệm vụ đảm
bảo an ninh quốc phòng.
3.2.2 Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư
3.2.2.1 Tăng cường quản lí Nhà nước và cải cách thủ tục
hành chính


21

Thứ nhất, rà soát lại các dự án đăng ký đầu tư hiện nay theo
hướng thúc đẩy các dự án đầu tư nước ngoài
Thứ hai, hoàn thiện việc cải cách thủ tục hành chính
Thứ ba, tăng cường quản lí của Nhà nước trong thu hút vốn
đầu tư phát triển du lịch gắn với yêu cầu đảm bảo về môi trường
3.2.2.2 Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Cần ưu tiên việc đầu tư hạ tầng du lịch một cách đồng bộ ở
các khu du lịch. Đặc biệt, các tuyến giao thông đường bộ đến điểm
du lịch mới ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, tuyến giao thông đường
thuỷ phục vụ an toàn cho du lịch sang Cù lao Chàm,...
Cần tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung Ương để đẩy
nhanh tiến độ hoàn chỉnh hệ thống giao thông nối liền các tỉnh khu
vực miền Trung Tây Nguyên với nhau, đặc biệt mở rộng tuyến du
lịch quốc tế thông qua đường Hồ Chí Minh qua cửa khẩu Đắk Ốc đến
các di sản thế giới khác: đền WatPhu, Luang Phabang của Lào và

quần thể Angkor Wat của CampuChia gọi là “Con đường di sản Đông
Dương”
Đầu tư bảo tồn và tôn tạo chống xuống cấp các di sản văn
hoá: các tường rào, đường sá quanh khu vực Mỹ Sơn, trùng tu các
khu tháp,..
Bên cạnh đó, nâng cấp sân bay, bến cảng: sân bay Chu Lai,
cảng Kỳ Hà,... nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển du lịch theo hướng
hiện đại
3.2.2.3 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại
nguồn nhân lực hiện có, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ, tức
là trước mắt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực hiện có, sau đó mới
hướng ra đào tạo ở diện rộng. Có kế hoạch cử cán bộ trẻ đi đào tạo ở
trình độ đại học và sau đại học. Nâng cao số lượng hướng dẫn viên
du lịch có chuyên môn. Xây dựng đội ngũ những người làm du lịch


22

có phẩm chất tốt, có hiểu biết về đất nước và tỉnh nhà, biết bảo vệ lợi
ích quốc gia về kinh tế và chính trị, hiểu biết về văn hoá và ứng xử,
có nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp
làm du lịch đi đôi với giáo dục về du lịch cho cộng đồng dân cư
Phối hợp với các trường đại học mở lớp chuyên ngành du
lịch tại tỉnh, mở lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch. Phải xây dựng
được các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch ngay trên địa bàn tỉnh
(không chỉ là trường học mà có thể là doanh nghiệp đào tạo), chú ý
bên cạnh quy mô thì cần có chất lượng, đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt đào
tạo ở khâu thực hành, do đó có thể xây dựng mô hình gắn kết trường
học - doanh nghiệp, trường học - nhà hàng, khách sạn,...Tranh thủ

nguồn hỗ trợ của Tổng cục du lịch mở các lớp ngoại ngữ nhất là tiếng
Nhật, Trung Quốc, tiếng Thái, đào tạo các thuyết minh địa phương.
Cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm xúc tiến du lịch tại Singapo,
Malaysia, Nhật,…
Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia,
nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của tỉnh.
3.2.2.4 Nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư
Để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, cần:
Cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ.
Tổ chức các hội thi chuyên ngành, hội thi về hướng dẫn viên du lịch,
về lễ tân, về ẩm thực,…để chọn ra sản phẩm du lịch đặc trưng. Điều
quan trọng nữa là ngành du lịch Quảng Nam phải xây dựng được
những sản phẩm du lịch đặc sắc dựa trên thế mạnh, tiềm năng của
từng địa phương, nhằm tạo hình ảnh Quảng Nam là một điểm đến
hấp dẫn, an toàn và thân thiện.
3.2.3 Tăng cường các chính sách ưu đãi, khuyến khích
đầu tư
Có thể mở rộng các ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư
thông qua hỗ trợ về tài chính như:


23

- Áp dụng giá và thuế trong hoạt động kinh doanh du lịch
như là ngành công nghiệp, xuất khẩu tại chỗ; thuế suất thu nhập
doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế với các hoạt
động kinh doanh tại các điểm du lịch gắn với di tích lịch sử văn hoá
quan trọng.
- Hỗ trợ đầu tư trong điều kiện thực hiện dự án kinh doanh
phát triển du lịch theo lĩnh vực, địa bàn được hưởng ưu đãi:

+ Hỗ trợ về thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Cho thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá nhà
nước quy định.
+ Đảm bảo tiến độ trong công tác đền bù giải phóng mặt
bằng. Đối với các dự án phát triển du lịch ở các khu vực miền núi,
vùng đặc biệt khó khăn miền Tây tỉnh được hỗ trợ kinh phí đền bù
giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuê đất.
+ Được hỗ trợ tuyển dụng lao động và hỗ trợ kinh phí đào tạo
nghề cho lao động đối với trường hợp các dự án sử dụng lao động tại
địa phương.
3.2.4 Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và
hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
- Trước hết, tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở
UBND tỉnh; công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư
chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tỉnh khác, các tập
đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư cụ thể hơn
- Đưa vào hoạt động thường xuyên trang Website, trên các
trang thông tin của mạng lưới xúc tiến đầu tư quốc tế, đa dạng hoá
các ấn phẩm bằng nhiều thứ tiếng. Thêm vào đó, là những thông tin
cần thiết cho du khách: các điểm tư vấn, điểm lưu trú, hệ thống các
điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá
cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống…


24

Chú trọng tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch bằng việc
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du
lịch bằng các chương trình: khảo sát mức độ hài lòng của khách
hàng, ..từ đó tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Quảng Nam.

Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du
lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch
mới đang được khai thác làng Bờ Hôồng, Zara gắn với thác Grăng...
kích thích nhu cầu đầu tư du lịch trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, để tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư,
có thể đa dạng hoá các loại hình tài chính và hệ thống bảo hiểm tin
cậy nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của các doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch thời gian qua
đã đạt được những kết quả nhất định: Môi trường đầu tư được cải
thiện. Nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, du lịch lớn được tổ chức
trên địa bàn tỉnh, nhiều sản phẩm du lịch mới được đầu tư đưa vào
khai thác ngày càng trở thành thế mạnh để thu hút đầu tư. Lực lượng
lao động ngành du lịch cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua
các sự kiện, hoạt động văn hóa du lịch tại địa phương. Tuy nhiên vẫn
còn một số tồn tại nhất định: Những vướng mắc thường gặp phải của
nhà đầu tư trong giải phóng mặt bằng, triển khai dự án...làm ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của nhà đầu tư; Nguồn ngân sách có
hạn ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư cũng như xây dựng mạng
lưới giao thông tiếp cận một số tài nguyên du lịch, ảnh hưởng đến
nâng cao trình độ lao động và những người làm công tác xúc tiến.
Thêm vào đó, thiên tai, dịch bệnh diễn ra thường xuyên, tác động
nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh du lịch.
Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch thì
cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như đã nêu trên



×