Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại bưu điện tỉnh quảng nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.02 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
luôn cạnh tranh nhằm xây dựng và nâng cao vị thế của doanh nghiệp
mình. Mỗi doanh nghiệp đều chú trọng đến việc tìm cho mình một
lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh đó, các
doanh nghiệp cần phải có những hoạch định chiến lược tối ưu, đồng
thời hoàn thiện cách quản lý và tiết kiệm chi phí. Việc hoàn thiện kế
toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là vấn đề hết sức cần
thiết.
Bưu điện tỉnh Quảng Nam là một đơn vị thuộc Tổng công ty
Bưu chính Việt Nam. Việc tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp
lý, phù hợp với mô hình đổi mới quản lý nhằm góp phần tạo ra sự
năng động trong kinh doanh của ngành, đồng thời tạo nên những
phương án giảm chi phí, tăng lợi nhuận là vấn đề luôn được Bưu điện
quan tâm. Việc tổ chức kế toán chi phí, doanh thu như thế nào để
cung cấp những thông tin cần thiết, hữu ích giúp các nhà quản lý có
thể phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, đồng thời qua
đó lựa chọn các phương án kinh doanh, phương án đầu tư hiệu quả
nhất. Tất cả điều đó chỉ có thể dựa vào thông tin do kế toán cung cấp
mới đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy.
Để góp phần vào việc hoàn thiện kế toán chí phí, doanh thu ở
các đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, tác
giả chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả
kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về
kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
kinh doanh Bưu chính. - Phát hiện những mặt tồn tại trong công tác




2

kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các đơn vị trong
cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
- Đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu.
- Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả
kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam như thế nào?
- Lợi ích của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác kế toán chi phí, doanh thu
và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu công tác
kế toán tại các Bưu điện huyện, thành phố, khu vực trực thuộc Bưu
điện tỉnh Quảng Nam và ngay tại Văn phòng Bưu điện tỉnh Quảng
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp
so sánh thống kê, phỏng vấn, điều tra, tổng hợp, phân tích số liệu…
- Đối tượng được phỏng vấn: Giám đốc, kế toán trưởng, các
nhân viên kế toán.
6. Những đóng góp của luận văn.
- Nghiên cứu nhằm làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về kế
toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp
kinh doanh bưu chính.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại
Bưu điện tỉnh Quảng Nam.


3

7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh Bưu chính.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu
và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết
quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số
tài liệu như “Kế toán tài chính áp dụng cho các Doanh nghiệp Việt
Nam” của Võ Văn Nhị, Trần Anh Khoa, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trần
Thị Duyên (2000); “Quy định cụ thể áp dụng chế độ kế toán doanh
nghiệp” của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2007); “Chế độ
kế toán Bưu chính Viễn thông Việt Nam và quy định mới nhất cần biết”
của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông (2007); “công văn số
3015/BCVN-TCKT về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể
chế độ kế toán doanh nghiệp” của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
(2010). Từ những tài liệu đó, luận văn đã kế thừa những lý luận cơ bản
về hệ thống kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp kinh doanh Bưu chính.
Kế thừa những nghiên cứu trước đây của các luận văn, luận

văn này phát triển các nghiên cứu đó đồng thời kết hợp với thực
trạng của Bưu điện tỉnh Quảng Nam nhằm nêu được phương hướng
và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều
khó khăn.


4

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN
CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP KINH DOANH BƯU CHÍNH
1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Bưu
chính.
1.1.1 Vị trí, vai trò của ngành Bưu chính.
1.1.2 Đặc điểm ngành Bưu chính ảnh hưởng đến công tác kế toán.
1.2 Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh Bưu chính.
1.2.1 Phân loại và nhận diện chi phí.
Có nhiều cách phân loại chi phí SXKD hoạt động Bưu chính
với nhiều tiêu thức khác nhau:
Thứ nhất, theo nội dung kinh tế (theo yếu tố chi phí)
Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí thì chi phí
SXKD Bưu chính bao gồm: Nguyên nhiên, vật liệu, động lực; Khấu
hao TSCĐ; Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương;
BHXH, BHYT, KPCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác
bằng tiền.
Thứ hai, theo công dụng cụ thể của chi phí
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí dịch vụ được phân
thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ liên quan trực tiếp

đến việc SXKD một loại dịch vụ, một sản phẩm hoặc một hoạt động,
một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực
tiếp cho sản phẩm, dịch vụ đó.
- Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí có liên quan đến
nhiều sản phẩm, dịch vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập
hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián
tiếp.


5

Thứ ba, phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động. Theo đó,
chi phí kinh doanh dịch vụ Bưu chính bao gồm:
- Chi phí kinh doanh bưu chính
- Chi phí kinh doanh viễn thông
- Chi phí phát hành báo chí
- Chi phí dịch vụ hòa mạng, dịch chuyển máy
- Chi phí dịch vụ tiết kiệm bưu điện
- Chi phí kinh doanh khác trong Bưu chính
Thứ tư, phân loại chi phí theo cách ứng xử.
- Biến phí (chi phí khả biến) là các chi phí có quan hệ tỷ lệ
thuận với biến động của mức đô hoạt động.
- Định phí: Là những khoản chi phí không thay đổi hoặc thay
đổi không đáng kể khi khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
thay đổi.
- Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các
yếu tố biến phí và định phí.
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí.
Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ phải được tập hợp đầy đủ
đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Chi phí phát

sinh trực tiếp của nhóm dịch vụ nào được tập hợp vào tài khoản theo
dõi chi phí của nhóm dịch vụ đó, chi phí phát sinh chung cho tất cả
các nhóm dịch vụ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung.
1.2.2.1 Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp.
Chi phí sản xuất trực tiếp tập hợp trên tài khoản 154 là chi
phí phát sinh từ các tổ sản xuất, từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
trực tiếp hoặc từ các hoạt động diện rộng nhưng phục vụ trực tiếp
cho kinh doanh các dịch vụ, nhóm dịch vụ cụ thể (quảng cáo, khuyến
mãi, hội nghị khách hàng...). Xuất phát từ đặc thù kinh doanh của các
dịch vụ Bưu chính, chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm hai loại: Chi


6

phí phát sinh liên quan đến một nhóm dịch vụ và chi phí phát sinh
liên quan đến hơn một nhóm dịch vụ.
1.2.2.2 Tập hợp chi phí sản xuất chung.
Các chi phí thuộc chi phí sản xuất không phân bổ được trực
tiếp cho các dịch vụ, chi phi quản lý của bộ máy quản lý cấp huyện,
trung tâm trực thuộc các Bưu điện tỉnh, thành phố phát sinh trong kỳ
được tập hợp vào TK 627 - chi phí sản xuất chung - để phân bổ cho
từng nhóm dịch vụ.
Cuối kỳ trước khi xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ cho
từng nhóm dịch vụ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên
tổng chi phí trực tiếp phát sinh của từng nhóm dịch vụ.
1.3 Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh ngành Bưu chính.
1.3.1 Khái niệm và phân loại doanh thu hoạt động Bưu chính.
Vì hạch toán toàn ngành nên doanh thu thực hiện ở một đơn
vị gồm có phần thu của bản thân đơn vị và phần thu của ngành.
Doanh thu của ngành phải thanh toán với Tổng công ty hoặc với đơn

vị khác. Do vậy, trong vấn đề xác định doanh thu dịch vụ Bưu chính,
cần phân biệt:
- Doanh thu phát sinh: Là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ Bưu chính viễn thông được đơn vị ghi
nhận trong kỳ kế toán theo quy định.
- Doanh thu bán hàng nội bộ: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
tiêu dùng nội bộ là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh
xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh,
không bao gồm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá
trình sản xuất kinh doanh của sơ sở.
- Doanh thu cước phải trả, phải thu các đơn vị (gọi chung là
doanh thu Bưu chính viễn thông phân chia).


7

Doanh thu phân chia là doanh thu chia đi, hoặc nhận về phân
chia giữa các đơn vị trong khối hạch toán phụ thuộc Thổng Công ty
Bưu chính Việt Nam từ doanh thu đã được ghi nhận trong doanh thu
phát sinh.
- Doanh thu thuần: Là phần doanh thu phát sinh của Bưu
điện tỉnh sau khi thanh toán các khoản doanh thu BCVT phân chia và
trừ các khoản giảm trừ.
- Doanh thu riêng: Bao gồm: Doanh thu dịch vụ BCVT được
hưởng (DTĐH) và doanh thu kinh doanh khác hạch toán riêng
- Doanh thu được điều tiết, doanh thu phải nộp về Tổng công
ty: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu đơn vị được hưởng và doanh
thu thuần.
1.3.2 Các khoản giảm trừ doanh thu.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương

mại, các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tương ứng với số doanh thu được
xác định trong kỳ báo cáo.
1.3.3 Phương pháp tập hợp doanh thu
1.3.3.1 Doanh thu phát sinh
1.3.3.2 Doanh thu bán hàng nội bộ.
1.3.3.3 Doanh thu phân chia (Bao gồm doanh thu cước phải trả,
phải thu các đơn vị).
1.3.3.4 Doanh thu điều tiết.
1.4 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh ngành Bưu chính.
Kết quả hoạt động SXKD là kết quả hoạt động bán hàng,
cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính mà doanh nghiệp tiến hành
trong kỳ. Kết quả này được xác định bằng cách so sánh giữa một bên
là doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài
chính với một bên là các chi phí liên quan đến sản phẩm, hàng hóa,


8

dịch vụ, kinh doanh bất động sản đầu tư đã tiêu thụ trong kỳ (giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí
kinh doanh bất động sản đầu tư,…).
1.4.1 Nguyên tắc xác định kết quả hoạt động kinh doanh
1.4.1.1 Cơ sở kế toán dồn tích.
1.4.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu.
1.4.1.3 Nguyên tắc phù hợp.
1.4.2 Phương pháp kế toán kết quả hoạt động kinh doanh.
Kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các
hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương I, luận văn đã làm rõ vị trí, vai trò và những đặc
điểm SXKD của ngành BCVT, nêu rõ nội dung của kế toán chi phí,
doanh thu và kết quả kinh doanh như: phân loại và phương pháp tập
hợp chi phí, doanh thu, nguyên tắc xác định và phương pháp kế toán
kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, tạo ra những định hướng cơ
bản cho việc nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh cũng như định hướng cho các giải pháp
hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.


9

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ,
DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN
TỈNH QUẢNG NAM
2.1 Tổng quan về Bưu điện tỉnh Quảng Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện tỉnh Quảng
Nam.
Vào tháng 1/2008, căn cứ vào Quyết định số 674/QĐ-TTg
ngày 01/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án
thành lập Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, Bưu điện tỉnh Quảng
Nam (cũ) thành lập hai đơn vị thành viên là Bưu điện Quảng Nam –
phụ trách lĩnh vực Bưu chính và các dịch vụ công ích, và Viễn thông
Quảng Nam – phụ trách về kinh doanh các dịch vụ Viễn thông.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Bưu điện
tỉnh Quảng Nam.
Bưu điện tỉnh Quảng Nam gồm 4 phòng chức năng giúp việc
cho lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc như: Trung tâm kinh doanh vận
chuyển và 10 đơn vị Bưu điện huyện, thành phố, khu vực.

2.1.3 Tổ chức kế toán tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
Bộ máy kế toán của Bưu điện tỉnh Quảng Nam được tổ chức
tương ứng với 2 cấp quản lý của Bưu điện, đó là: Các đơn vị trực
thuộc Bưu điện tỉnh là đơn vị hạch toán cấp 3; Bưu điện tỉnh là đơn
vị hạch toán cấp 2.
Ở các đơn vị trực thuộc: Nhiệm vụ công tác kế toán bao gồm
tổ chức hạch toán ban đầu, kiểm tra xử lý chứng từ, hạch toán chi tiết
và tổng hợp các phần hành kế toán theo phân cấp, lập các báo cáo kế
toán gửi về Bưu điện tỉnh.
Ở Bưu điện tỉnh: Tổng hợp chi phí, doanh thu ở các đơn vị
trực thuộc và những chi phí phát sinh tại Bưu điện tỉnh, phân bổ
những chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều dịch vụ, nhưng chưa


10

được phân bổ ở đơn vị trực thuộc để tính giá thành sản xuất sản phẩm
dịch vụ; Xác định kết quả toàn Bưu điện tỉnh, hạch toán phân phối
các quỹ, lập báo cáo kế toán toàn Bưu điện tỉnh theo quy định của
Tổng Công ty.
2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả
kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng
Nam
2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.
Theo quy định về chế độ kế toán ban hành kèm theo quyết
định số 4491/QĐ-KTTCTK ngày 15/11/2001 của Tổng Giám đốc
Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, chi phí hoạt động kinh doanh
dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam được chia thành 2
loại: Chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, dịch vụ.
Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Bưu chính, Bưu điện
tỉnh Quảng Nam cũng như các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc
Tổng Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại hoạt
động: bưu chính, viễn thông, phát hành báo chí,… Đối tượng tính giá
thành là từng dịch vụ hoàn thành.
Phương pháp tập hợp chi phí: Trước hết, tập hợp chi phí phát
sinh theo từng loại hoạt động (bưu chính, viễn thông, phát hành báo
chí,…). Đối với những chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng
loại dịch vụ thì sẽ được tập hợp chung theo hoạt sau đó tiến hành
phân bổ cho từng sản phẩm dịch vụ theo tiêu thức thích hợp.
2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.
a – Kế toán tập hợp chi phí tại các đơn vị trực thuộc (Bưu điện
huyện, thành phố, khu vực).


11

a1 – Kế toán tập hợp chi phí trực tiếp.
- Kế toán chi phí vật liệu, vật tư trực tiếp. Hàng ngày, khi
phát sinh nghiệp vụ, kế toán phản ánh chi tiết chi phí nguyên, nhiên,
vật liệu và động lực theo từng dịch vụ Bưu chính, viễn thông,… Đến
cuối quý, kế toán sẽ tổng hợp và lập bảng tổng hợp chi phí vật liệu,
vật tư.
- Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất trực tiếp: Chi phí dụng cụ
sản xuất trực tiếp là giá trị các công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp vào
sản xuất khai thác dịch vụ BCVT. Khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán
phản ánh chi tiết chi phí dụng cụ sản xuất trực tiếp đối với từng loại
hình dịch vụ. Đến cuối quý sẽ tổng hợp chi phí dụng cụ sản xuất trực

tiếp. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn tham
gia từ hai kỳ hạch toán trở lên, đơn vị căn cứ vào thời gian sử dụng
và giá trị công cụ, dụng cụ để phân bổ dần vào các khoản mục chi phí
trong các kỳ kinh doanh theo tiêu thức phù hợp.
- Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất
Tại các đơn vị trực thuộc, mọi TSCĐ được Bưu điện Tỉnh
giao quyền quản lý và sử dụng, Bưu điện Tỉnh sẽ trích khấu hao tập
trung đầy đủ theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty để thu hồi
vốn.
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản phải trả cho công
nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, khai thác nghiệp vụ như: tiền
lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương; chi ăn ca, trích
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân, nhân viên trực tiếp
sản xuất.
Hình thức trả lương cho người lao động ở các khối sản xuất
được Bưu điện tỉnh áp dụng là hình thức trả lương vừa theo hiệu quả
công việc của chức danh – trả lương khoán, vừa theo thời gian. Theo


12

đó, tiền lương phải trả cho người lao động hàng tháng gồm 2 phần:
tiền lương theo chế độ và tiền lương khoán, lương theo chế độ trả
theo mức lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp theo lương theo quy định
của Nhà nước và phụ cấp thâm niên ngành, tiền lương chính sách
được tính theo ngày công làm việc.
Vào cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng chấm điểm
năng suất chất lượng, các chứng từ liên quan, kế toán lập bảng thanh
toán tiền lương cho các tổ, bộ phận sản xuất.

a2 – Kế toán chi phí sản xuất chung
Cuối quý, kế toán tính toán, phân bổ chi phí sản xuất chung
cho từng hoạt động nghiệp vụ theo chi phí trực tiếp.
Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung phân
bổ cho hoạt động i

Tổng chi phí sản
xuất chung

=

Chi phí trực tiếp
X cho hoạt động i

Tổng chi phí trực tiếp
đã tổng hợp

Để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng hoạt động và chi
tiết theo từng yếu tố, kế toán đơn vị trực thuộc tiến hành phân bổ chi
phí sản xuất chung đã xác định theo những tiêu chuẩn phân bổ phù
hợp.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm dịch vụ BCVT
Để tính giá thành sản phẩm dịch vụ BCVT, hiện nay Tổng
công ty quy định các Bưu điện tỉnh áp dụng nguyên tắc phân bổ chi
phí và quy đổi sản lượng.
Phân bổ chi phí: Theo phương pháp này, từng khoản chi phí
sẽ được phân bổ trực tiếp đến từng loại dịch vụ theo 2 cách: Phân bổ
thẳng chi phí cho dịch vụ nếu đã được xác định rõ ràng; Phân bổ
thông qua bộ hệ số phân bổ chi phí.



13

Đối với hoạt động BCVT thì hầu hết các khoản chi phí, nhất
là các khoản chi phí có giá trị lớn đều phải được tiến hành thông qua
bộ hệ số phân bổ chi phí, các khoản chi phí khác nhau phải có các
tiêu thứcphân bổ khác nhau.
b – Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh.
Tại văn phòng Bưu điện tỉnh, chi phí phát sinh cũng được
phân thành 2 loại: Chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí
phát sinh được xác định và tập hợp theo từng loại hoạt động. Chi phí
phát sinh liên quan đến dịch vụ nào thì tập hợp trực tiếp cho loại dịch
vụ đó. Đối với chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại dịch
vụ thì sẽ được tập hợp chung theo hoạt động sau đó tiến hành phân
bổ cho từng sản phẩm dịch vụ.
Cuối quý, sau khi kế toán tại các đơn vị trực thuộc kiểm tra
và khóa sổ chi phí, kế toán trên Bưu điện tỉnh sẽ tập hợp chi phí sản
xuất kinh doanh toàn Bưu điện tỉnh.
2.2.2 Kế toán doanh thu tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
2.2.2.1 Phân loại doanh thu
Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT gồm:
- Tiền thu cước dịch vụ BCVT
- Thu về phí PHBC
- Thu về lặp đặt, dịch chuyển máy thuê bao;
- Doanh thu dịch vụ tiết kiệm Bưu điện;
- Doanh thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ TCBC;
- Thu khác
2.2.2.2 Phương pháp hạch toán doanh thu.
a - Hạch toán doanh thu tại các đơn vị trực thuộc (Bưu điện huyện,

thành phố, khu vực).


14

- Doanh thu phát sinh: Để phản ánh doanh thu sản phẩm,
dịch vụ BCVT, kế toán sử dụng tài khoản cấp 4, được mở chi tiết
theo từng loại dịch vụ và được theo dõi bằng mã dịch vụ:
TK 511311 “Doanh thu dịch vụ Bưu chính”
TK 511312 “Doanh thu dịch vụ Viễn thông – CNTT”
TK 511313 “Doanh thu dịch vụ phát hành báo chí”
TK 511314 “Doanh thu dịch vụ Tài chính Bưu chính”:
TK 511316 “Doanh thu kinh doanh khác trong kinh doanh
Bưu chính”
TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hóa” và TK 5112 “Doanh thu
bán các thành phẩm”
TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”
- Doanh thu nội bộ
- Doanh thu phân chia: Doanh thu phân chia giữa các đơn vị
nội bộ (nhận về hoặc chia đi) được theo dõi trên TK 5115 “xác định
doanh thu được hưởng”.
Cuối quý, kế toán tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện
doanh thu trong quý lên Bưu điện tỉnh.
b - Hạch toán doanh thu tại Bưu điện tỉnh.
Doanh thu phát sinh tại văn phòng Bưu điện tỉnh cũng sẽ
được hạch toán chi tiết theo từng loại dịch vụ và được theo dõi bằng
mã dịch vụ.
Vào cuối quý, sau khi các Bưu điện huyện, thành phố, khu
vực kiểm tra và khóa sổ doanh thu, đồng thời gửi bản báo cáo tình
hình thực hiện doanh thu trong quý lên Bưu điện tỉnh, kế toán Bưu

điện tỉnh sẽ tổng hợp doanh thu của toàn tỉnh bao gồm doanh thu của
các Bưu điện huyện, thành phố, khu vực và doanh thu phát sinh tại
Văn phòng Bưu điện tỉnh.


15

2.2.3 Kế toán kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
Tại các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh Quảng Nam, kế toán
chỉ tổng hợp chi phí và doanh thu phát sinh trong kỳ, không xác định
lãi lỗ tại đơn vị.
Tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam, dựa trên các báo cáo về tổng
chi phí, doanh thu phát sinh trong kỳ của từng đơn vị trực thuộc, Bưu
điện tỉnh tổng hợp và tiến hành xác định chênh lệch thu chi toàn Bưu
điện tỉnh, cụ thể như sau:
Chênh lệch thu chi thực hiện = Doanh thu BCVT thực hiện +
Doanh thu phân chia + Doanh thu hoạt động tài chính thực hiện +
Thu nhập khác thực hiện – Tổng chi phí.
2.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh
thu và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
2.3.1 Ưu điểm.
- Bộ phận kế toán đã tổ chức tốt việc hạch toán ban đầu, tổ
chức tài khoản, mở sổ để ghi chép, xử lý số liệu, đến tổng hợp lập
báo cáo kế toán.Các báo cáo kế toán đã góp phần nhất định trong
việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị.
- Về kế toán chi phí và doanh thu, bưu điện tỉnh và các bưu
điện trực thuộc đã thực hiện kế toán chi phí chi tiết theo khoản mục
chi phí và kế toán doanh thu theo từng loại hình dịch vụ cụ thể phát
sinh theo hướng dẫn của Tổng công ty.
2.3.2 Những hạn chế

- Kế toán chi phí và tính giá thành, hiện tại Tổng công ty
BCVT Việt Nam đang áp dụng nguyên tắc phân bổ chi phí và quy đổi
sản lượng để tính giá thành cho từng loại sản phẩm dịch vụ BCVT.
Tuy nhiên, cách làm này có hạn chế là độ tin cậy của hệ số phân bổ
chi phí giảm dần do ngày càng có nhiều sản phẩm dịch vụ mới ra đời


16

và nhất là quá trình sản xuất có sự đan xen nhau giữa các dịch vụ làm
cho hệ số phân bổ chi phí đến từng dịch vụ chưa được chính xác.
- Hiện tại ở Bưu điện tỉnh Quảng Nam và các bưu điện trực
thuộc chỉ mới lập báo cáo doanh thu của từng bưu điện trực thuộc,
chưa có báo cáo doanh thu cụ thể của từng bộ phận.
- Hiện nay, công tác kế toán ở Bưu điện tỉnh Quảng Nam
chưa có sự phân biệt giữa KTTC và KTQT nhằm phục vụ cho các
đối tượng sử dụng thông tin khác nhau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương này, luận văn đã khái quát quá trình hình thành và
phát triển của Bưu điện tỉnh Quảng Nam, trình bày cơ cấu tổ chức
quản lý hoạt động SXKD và tổ chức bộ máy kế toán; Đánh giá thực
trạng công tác tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.


17

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ,
DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN
TỈNH QUẢNG NAM

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết
quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam
Bưu điện tỉnh Quảng Nam cần chú trọng tới việc hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán. Theo đó hệ thống thông tin kế toán phải có
những thay đổi thích hợp để phục vụ công tác quản lý, cụ thể như
sau:
- Thông tin kế toán phải đáp ứng được yêu cầu của các nhà
quản lý. Nhà quản lý Bưu điện tỉnh Quảng Nam, cần được kế toán
cung cấp thông tin để đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong
quá trình lãnh đạo hoạt động hàng ngày phù hợp với mục tiêu chung.
- Thông tin kế toán cần phải đáp ứng được yêu cầu của công
tác kiểm tra và đánh giá.
Thực tế tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam hiện nay, thông tin qua
các báo cáo kế toán chỉ là những bản tổng hợp số liệu, chưa đi sâu
vào phân tích, đánh giá, từ đó đưa ra những kiến nghị tham mưu cho
các nhà quản lý Bưu điện.
Từ những yêu cầu đặt ra cho hệ thống thông tin kế toán trong
hoạt động kinh doanh BCVT, có thể thấy nhu cầu của việc hoàn thiện
kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh là rất cần thiết ở
Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu
và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
3.2.1 Hoàn thiện nội dung phương pháp kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
3.2.1.1 Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá
thành.


18


Đối với hoạt động kinh doanh bưu chính, phát hành báo chí
thì đối tượng tập hợp chi phí là từng công đoạn sản xuất cụ thể. Đó là
công đoạn giao dịch, khai thác, vận chuyển và đi phát;
Đối với hoà mạng dịch chuyển thuê bao: Để đáp ứng được yêu
cầu đòi hỏi về mức độ chi tiết trong KTQT, cần xác định đối tượng
tập hợp chi phí theo từng dịch vụ cụ thể, như dịch vụ hoà mạng, dịch
chuyển thuê bao cố định, hoà mạng thuê bao Internet,...
Việc xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như đã
nêu thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm dịch vụ hoàn thành ở
từng công đoạn và sản phẩm dịch vụ hoàn thành ở công đoạn cuối
của từng hoạt động kinh doanh.
Từ cách xác định lại đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng
tính giá thành như trên, phương pháp tập hợp chi phí là theo từng
công đoạn. Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến công đoạn nào
thì căn cứ vào chứng từ kế toán tập hợp trực tiếp cho công đoạn đó.
Trường hợp chi phí liên quan đến nhiều công đoạn (nhiều đối tượng
tập hợp chi phí), không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng
được, phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để phân bổ chi phí cho
các đối tượng liên quan.
3.2.1.2 Tổng hợp chi phí và tính giá thành
- Tổng hợp chi phí
Mỗi công đoạn có một tài khoản “sản phẩm dở dang” riêng
để tập hợp chi phí, trên cơ sở đó sẽ tổng hợp được chi phí của từng
công đoạn.
- Xác định sản lượng và tính giá thành công đoạn
Tại công đoạn giao dịch: Việc xác định sản lượng, đối với
các dịch vụ bưu chính như: Thư, ấn phẩm, gói nhỏ gửi thường, những
loại này thường không được theo dõi trên sổ sách. Để xác định được



19

sản lượng của các dịch vụ này, phải xác định gián tiếp qua doanh thu
bán tem. Đối với dịch vụ bưu kiện, phát hành báo chí, thư chuyển
tiền, căn cứ vào bảng thống kê sản lượng trên biểu B02-05/GTKTBC ta biết được sản lượng thực tế của từng dịch vụ. Căn cứ định mức
ban hành theo Quyết định 239/QĐ/ĐMLĐ/HĐQT ngày 14/10/1998
của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
và văn bản sửa đổi định mức số 154/ĐMLĐ-BCVN ngày 15/12/2008
của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam xác định được hệ số quy đổi
sản lượng tại khâu giao dịch. Từ sản lượng thực tế và hệ số quy đổi
sản lượng, sản lượng quy đổi được xác định.
Giá thành công đoạn cho 1 sản phẩm, dịch vụ thực tế được
xác định:
Zigd = Zđvqđgd x Sản lượng quy đổi loại i tại công đoạn giao
dịch. Trong đó:
Zigd : Giá thành dịch vụ i công đoạn giao dịch.
Zđvqđgd : Giá thành đơn vị sản phẩm quy đổi tại công
đoạn giao dịch.
Tại công đoạn khai thác: Dựa vào hệ thống định mức thời
gian cho công đoạn khai thác các dịch vụ bưu chính của Tổng công
ty và sản lượng thực tế đã được xác định, kế toán xác định được sản
lượng quy đổi tại công đoạn khai thác.
Giá thành công đoạn cho 1 sản phẩm, dịch vụ thực tế được
xác định:
Zikt= Zđvqđkt x Sản lượng quy đổi loại i tại công đoạn khai
thác. Trong đó:
Zikt : Giá thành dịch vụ i công đoạn khai thác.
Zđvqđkt : Giá thành đơn vị sản phẩm quy đổi tại công
đoạn khai thác.



20

Tại công đoạn vận chuyển: Hệ số quy đổi sản lượng được
tính toán dựa vào trọng lượng bình quân của từng loại sản phẩm bưu
chính và cự ly vận chuyển bình quân trên “hành trình đường thư” của
từng loại sản phẩm bưu chính đã được Ban giá cước Tổng công ty
xác định.
Từ sản lượng thực tế và hệ số quy đổi sản lượng, kê toán tính
được sản lượng quy đổi tại công đoạn vận chuyển.
Giá thành công đoạn cho 1 sản phẩm, dịch vụ thực tế được
xác định:
Zivc = Zđvqđvc x Sản lượng quy đổi loại i tại công đoạn vận
chuyển.
Trong đó:
Zivc : Giá thành dịch vụ i công đoạn vận chuyển.
Z đvqđvc: Giá thành đơn vị sản phẩm quy đổi tại công đoạn
vận chuyển.
Tại công đoạn đi phát: Hàng ngày, lực lượng thuê phát xã,
bưu tá nhận các loại bưu phẩm, bưu kiện, thư,...tại các điểm bưu cục
và có trách nhiệm chuyển đến đúng địa chỉ người nhận, trọng lượng
và cự ly đi phát từ bưu cục đến địa chỉ người nhận về cơ bản không
ảnh hưởng đến chi phí đi phát từng loại sản phẩm
Trên cơ sở giá thành tại từng công đoạn đã được xác định, kế
toán tính được giá thành dịch vụ hoàn thành như sau:

Zi = Zigd + Zikt + Zivc + Zidp
Trong đó: Zi : Giá thành đơn vị dịch vụ hoàn thành
Zigd : Giá thành đơn vị tại công đoạn giao dịch
Zikt : Giá thành đơn vị tại công đoạn khai thác

Zivc : Giá thành đơn vị tại công đoạn vận chuyển
Zidp : Giá thành đơn vị tại công đoạn đi phát


21

Như vậy, với việc xác định lại đối tượng tập hợp chi phí như
trên sẽ giúp cho việc xác định đối tượng tính giá thành được cụ thể
hơn, từ đó có thể tính được giá thành của từng dịch vụ. Trên cơ sở
đó, nhà quản lý có thể điều chỉnh giá cước dịch vụ sao cho phù hợp
với thị trường. Đồng thời, kế toán cũng sẽ xác định được toàn bộ chi
phí phát sinh tại từng bộ phận, mức độ thực hiện so với kế hoạch đề
ra sẽ tạo cơ sở cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh tại
từng bộ phận, so sánh việc thực hiện chi phí của bộ phận trong kỳ
này với kỳ trước, đánh giá được tình hình thực hiện tăng giảm chi phí
của từng bộ phận, cũng như có thể đề ra những quyết định đúng đắn
về giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông nhằm mục đích phát
triển trong nền kinh tế thị trường.
3.2.2 Hoàn thiện nội dung phương pháp kế toán doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
3.2.2.1 Hoàn thiện kế toán doanh thu.
Đối với kế toán doanh thu tại các Bưu điện trực thuộc Bưu
điện tỉnh Quảng Nam cần phải tách doanh thu của từng bộ phận riêng
biệt, chẳng hạn như doanh thu của bộ phận giao dịch, bộ phận kinh
doanh, bộ phận khai thác...
Việc này nhằm giúp cho các nhà quản lý có thể biết được
mức độ hoạt động kinh doanh của từng bộ phận như thế nào đối với
từng loại hình dịch vụ. Trước đây nhà quản lý chỉ có thể biết được
tình hình thực hiện doanh thu của mỗi Bưu điện huyện, mà chưa đi
sâu vào phân tích việc thực hiện doanh thu của từng bộ phận cụ thể,

bộ phận nào có ưu thế về vệc phát triển dịch vụ nào, nhưng qua bảng
tổng hợp doanh thu của từng bộ phận có thể giúp nhà quản trị tiếp
cận sâu hơn đến việc thực hiện doanh thu tại từng bộ phận. Qua đó,
có thể phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận, từ đó nên


22

ưu tiên phát triển loại hình dịch vụ nào nhằm đem lại kết quả kinh
doanh cao nhất.
3.2.2.2 Hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh.
Trên cơ sở các báo cáo về chi phí, doanh thu từng bộ phận
của Bưu điện huyện, kế toán Bưu điện tỉnh tổng hợp và xác định
chênh lệch doanh thu, chi phí của từng bộ phận. Từ đó, kế toán cung
cấp thông tin cho các nhà quản trị, đánh giá được tình hình hoạt động
kinh doanh, khả năng thực hiện cân bằng thu chi ở từng bộ phận
cụ thể.
3.2.3 Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả
kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
Xuất phát từ thực trạng công tác tổ chức báo cáo kế toán tại
Bưu điện tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đề nghị bổ sung báo cáo kế
toán quản trị gồm các nội dung sau:
- Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ chức năng lập kế hoạch.
- Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ chức năng kiểm soát và
đánh giá kết quả hoạt động.
- Tất cả các báo cáo kiểm soát bao gồm các chỉ tiêu dự toán và
kết quả thực hiện, trong đó vấn đề quan trọng là việc so sánh giữa số
liệu thực tế và dự toán để đánh giá kết quả hoạt động, đồng thời trên
cơ sở các khoản chênh lệch phát sinh, xác định nguyên nhân và có
biện pháp xử lý thích hợp.

- Thực tế, trong các báo cáo thực hiện đang áp dụng tại Bưu
điện tỉnh Quảng Nam chỉ mới trình bày các thông tin thực hiện chưa
đề cập đến những thông tin về dự toán tương ứng nhằm so sánh kết
quả thực tế đạt được với dự toán, giúp các nhà quản trị đánh giá tình
hình thực hiện dự toán.
3.2.3.1 Lập báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành.


23

Các báo cáo kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp cho nhà
quản lý những thông tin về chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập
hợp chi phí và theo từng khoản mục chi phí.
3.2.3.2 Lập báo cáo kế toán quản trị doanh thu
Tại mỗi Bưu điện huyện, nên lập báo cáo tình hình thực hiện
doanh thu. Việc này sẽ giúp cho kế toán và các nhà quản lý thấy được
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi Bưu điện huyện, từ
đó đưa ra quyết định nên tập trung phát triển vào loại hình dịch vụ
nào, và hạn chế những dịch vụ không đem lại doanh thu cho đơn vị.
Ngoài ra, Bưu điện tỉnh Quảng Nam nên lập các báo cáo bộ
phận. Chẳng hạn, ở các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh, báo cáo bộ phận
là một báo cáo so sánh doanh thu và chi phí của từng đơn vị trực thuộc
Bưu điện tỉnh nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực
thuộc trong toàn Bưu điện tỉnh. Báo cáo này phản ánh doanh thu, chi phí,
lợi nhuận của toàn BĐT và từng đơn vị trực thuộc trong một kỳ kinh
doanh. Bưu điện tỉnh Quảng Nam dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh do các đơn vị trực thuộc gởi về Bưu điện tỉnh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ở chương này, luận văn đề cập đến sự cần thiết phải hoàn thiện kế
toán chi phí, doanh thu hoạt động BCVT. Qua đánh giá thực trạng kế

toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng
Nam trong chương 2, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh
doanh. Những giải pháp này nhằm góp phần tăng cường hơn nữa vai trò
của kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong việc quản lý
và cung cấp thông tin cho nhà quản lý.
KẾT LUẬN


24

Nhìn chung, Bưu điện tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt công
tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đáp ứng được
các yêu cầu, phục vụ cho công tác quản lý và tuân thủ theo những
quy định của nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về lý luận
và thực tiễn, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí,
doanh thu và kết quả kinh doanh, làm cơ sở cho việc phân tích và
đánh giá thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam.
Thứ hai, phản ánh thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và
kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam bao gồm: Phân loại
chi phí và doanh thu, phương tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm, phương pháp hạch toán doanh thu và kế toán kết quả kinh
doanh. Từ đó, nêu lên những ưu điểm và hạn chế cần hoàn thiện về
kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh
Quảng Nam.
Thứ ba, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế
toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Bưu điện tỉnh
Quảng Nam, bao gồm: hoàn thiện phương pháp kế toán tập hợp chi

phí và tính giá thành sản phẩm, hoàn thiện phương pháp kế toán
doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, hoàn thiện báo cáo kế toán
quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinhh doanh tại Bưu điện tỉnh
Quảng Nam.
Như vậy, luận văn đã đạt được những yêu cầu đề ra của mục
tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, dù đã cố gắng nghiên cứu để hoàn thiện
song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.



×