Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xi măng hải vân (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.1 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế thị trường càng phát triển, hoạt động kinh doanh
càng mang tính đa dạng, nhu cầu thông tin cho quá trình đưa ra các
quyết định kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng.
Kế toán quản trị với chức năng cung cấp các thông tin mang tính
tham mưu cho các nhà quản lý bất kỳ lúc nào – khi nhà quản lý có
nhu cầu nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh, sẽ là công cụ hỗ trợ
tốt cho nhà quản lý trong việc điều hành doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu mang tính khách quan cả về lý luận và thực tiễn
nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Kế toán quản trị chi phí tại
Công ty cổ phần Xi măng Hải Vân” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa bản chất, vai trò và đặc điểm của kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.
Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty
cổ phần ximăng Hải Vân, qua đó đề xuất một số giải pháp phù hợp
nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu kế toán quản trị chi phí tại Công
ty cổ phần xi măng Hải Vân, tập trung chủ yếu vào công tác lập dự
toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo
phục vụ công tác kiểm soát chi phí.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần xi măng Hải Vân.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả vận dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nghiên cứu các vấn đề
lý luận cũng như thực tiễn liên quan một cách logic và đảm bảo tính
hệ thống.


Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nhiều phương pháp cụ thể
trong quá trình nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phân tích, so


2
sánh, các phương pháp kế toán,… nhằm phục vụ công tác nghiên cứu
đạt kết quả tốt.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.
- Về thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ thấy rõ hơn thực
trạng vận dụng công tác kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp sản
xuất mà điển hình ở đây là Công ty cổ phần xi măng Hải Vân.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục và phụ lục, luận văn
được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí
trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công
ty cổ phần Xi măng Hải Vân.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị
chi phí tại Công ty cổ phần Xi măng Hải Vân.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KTQT CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Tổng quan về kế toán quản trị chi phí
1.1.1. Khái niệm, bản chất kế toán quản trị chi phí
1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một khoa học thu thập, xử lý và cung
cấp những thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách

cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định liên
quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát
và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
1.1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
- Kế toán quản trị chi phí là công việc của từng doanh
nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn.


3
- Kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp các thông tin về hoạt
động nội bộ của doanh nghiệp.
- Đối tượng nhận thông tin kế toán quản trị chi phí là Ban
lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đơn vị tính sử dụng trong Kế toán quản trị chi phí, gồm:
Đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật, thời gian lao động hoặc các đơn vị
tính khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp được sử dụng mọi thông tin, số liệu của phần
kế toán tài chính để phối hợp và phục vụ cho kế toán quản trị.
1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong quản trị
doanh nghiệp
1.1.2.1. Kế toán quản trị với các chức năng quản lý
Vai trò của kế toán quản trị thể hiện trong các khâu của quá
trình quản lý của nhà quản trị.
1.1.2.2 Sự cần thiết của Kế toán quản trị ở Việt Nam
- Quá trình tự động hoá trong sản xuất ngày càng phát triển
nhanh chóng.
- Các mô hình quản lý và mô hình ra quyết định cũng thay
đổi nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và các công cụ phân
tích định lượng.

- Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã được giao quyền
tự chủ sản xuất kinh doanh.
- Hệ thống kế toán Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể
để phù hợp với các thông lệ kế toán quốc tế. Đây là cơ sở để từng
bước xây dựng kế toán quản trị độc lập với kế toán tài chính.
1.2. Khái niệm và phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.1. Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.1.1. Khái niệm chi phí theo quan điểm kế toán tài chính
Theo chuẩn mực kế toán số 01 Việt Nam, chi phí được định
nghĩa: “Chi phí là tổng giá trị giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ


4
tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu,
không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
1.2.1.2. Khái niệm chi phí theo quan điểm kế toán quản trị
Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao
phí bỏ ra nhằm tạo ra các loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ.
1.2.2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
- Chi phí sản xuất
* Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
* Chi phí nhân công trực tiếp
* Chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất
* Chi phí bán hàng
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
- Chi phí khả biến (biến phí)

- Chi phí bất biến (định phí)
- Chi phí hỗn hợp
1.2.2.3. Theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác
định từng kỳ
- Chi phí sản phẩm
- Chi phí thời kỳ
1.2.2.4. Các cách phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra
và ra quyết định
- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí lặn
- Chi phí chênh lệch
- Chi phí cơ hội
1.3. Nội dung của KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.3.1. Lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của dự toán


5
- Khái niệm dự toán
Dự toán là những tính toán dự kiến một cách toàn diện và
phối hợp làm căn cứ để huy động kinh doanh của doanh nghiệp, được
xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về sản lượng và giá trị cho
một khoản thời gian xác định trong tương lai.
- Ý nghĩa của dự toán
+ Dự toán là cơ sơ để triển khai hoạt động, giám sát hoạt
động và đánh giá chất lượng quản lý tại doanh nghiệp trong từng thời
kỳ nhất định.
+ Dự toán giúp doanh nghiệp phối hợp sử dụng khai thác tốt
hơn các nguồn lực, các hoạt động, các bộ phận để đảm bảo hơn cho

mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Dự toán còn là cơ sở giúp doanh nghiệp phát hiện ngăn
ngừa, hạn chế những rủi ro trong hoạt động.
1.3.1.2. Lập dự toán chi phí sản xuất
- Dự toán sản lượng sản xuất
+ Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp
+ Lập dự toán chi phí sản xuất chung
 Dự toán biến phí sản xuất chung
 Dự toán định phí sản xuất chung
1.3.1.3. Lập dự toán chi phí ngoài sản xuất
- Lập dự toán chi phí bán hàng
+ Dự toán biến phí bán hàng
+ Dự toán định phí bán hàng
- Lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.3.2 Lập dự toán giá thành sản phẩm
1.3.2.1. Lập dự toán giá thành theo phương pháp toàn bộ
Áp dụng phương pháp tính giá toàn bộ có thể vận dụng theo
các trường hợp:
- Tính giá thành giản đơn
- Tính giá thành theo công việc


6
- Tính giá thành theo quá trình sản xuất
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính theo
công thức:
Giá thành sản
Chi phí
Chi phí

Chi phí
=
+
+
phẩm hoàn thành
NVLTT
NCTT
SCX
1.3.2.2. Lập dự toán giá thành theo phương pháp trực tiếp
Giá thành sản
Chi phí
Chi phí
Biến phí
=
+
+
phẩm hoàn thành
NVLTT
NCTT
SCX
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất khi phát sinh cần
phân loại theo cách ứng xử chi phí. Các chi phí sản xuất biến đổi sẽ
tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, phần định phí sản xuất
chung sẽ tập hợp riêng.
1.3.3. Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định
1.3.3.1. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
- Phân tích điểm hòa vốn
- Phân tích mức sản lượng cần thiết để đạt mức lãi mong muốn.
- Phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi chi phí đối với lợi nhuận.
- Phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến sự thay

đổi của lợi nhuận
- Phân tích ảnh hưởng của giá bán, biến phí, định phí đến lợi nhuận.
1.3.3.2. Phân tích thông tin chi phí thích hợp cho việc ra
quyết định
Thông tin thích hợp sẽ khác nhau khi so sánh lựa chọn các
phương án kinh doanh khác nhau ở những điều kiện và môi trường
kinh doanh khác nhau.
1.3.4. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí
Mục tiêu kiểm tra phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Công tác lập dự toán của đơn vị được thực hiện như thế nào.
- Cơ sở lập dự toán có đáng tin cậy không, có sát thực tế không.
- Số liệu dự toán có bám sát mục tiêu doanh nghiệp đặt ra không.
- Các giải trình để thực hiện được những số liệu đã dự toán


7
- Số liệu thực tế phải được theo dõi, ghi chép, phản ảnh lên
các báo cáo.
- So sánh số liệu thực tế với dự toán để xem xét xem doanh
nghiệp có đạt được dự toán đã đặt ra hay không.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự biến động các khoản
mục chi phí.
Từ đó, giúp kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh tại
các phân xưởng, đội trại, phòng ban – là các trung tâm chi phí, xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí thực tế so với dự
toán nhằm xác định trách nhiệm của cá bộ phận, cá nhân có liên quan.
1.4. Kinh nghiệm vận dụng KTQTCP ở một số nước trên thế giới
1.4.1. Kinh nghiệm vận dụng KTQTCP phí ở Mỹ
Kế toán quản trị xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu
của thế kỉ XIX.

1.4.2. Kinh nghiệm vận dụng KTQTCP ở Nhật Bản
Kinh tế thị trường, xuất hiện từ lâu ở Nhật, nhưng chỉ thực sự
đúng nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ II, kế toán quản trị cũng hình
thành, phát triển nhanh từ đó.
1.4.3. Kinh nghiệm vận dụng KTQTCP ở các nước châu Âu
Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở các nước châu
Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha có đặc trưng gắn kết chặt chẽ với
kế toán tài chính, đề cao thông tin kiểm soát nội bộ và có sự ảnh
hưởng đáng kể của Nhà nước.
1.4.4. Kinh nghiệm vận dụng KTQTCP tại các nước Đông
Nam Á
Kế toán quản trị ở một số nước khu vực Đông Nam Á còn non
trẻ, manh mún, lệ thuộc và hỗn hợp các khuynh hướng khác nhau.
1.4.5. Kinh nghiệm vận dụng KTQTCP tại Việt Nam
Tại Việt Nam, KTQT chỉ thực sự được tìm hiểu vào những
năm 90 và được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999. Thuật ngữ “Kế
toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán
ban hành vào ngày 17/06/2003. Hiện nay, KTQT cũng bắt đầu sử dụng


8
trong các tập đoàn và công ty có quy mô vừa trở lên để thu thập, xử lý
thông tin về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp
cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 chứa đựng những tiền đề lý luận cơ sở cho việc
nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ
phần xi măng Hải Vân, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn
thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty nói riêng và cho công

tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HẢI VÂN
2.1. Giới thiệu khái quát về CTCP xi măng Hải Vân
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
2.1.1.1. Quá trình hình thành Công ty
Công ty cổ phần Xi măng Hải Vân tiền thân là xí nghiệp liên
doanh Hoàng Thạch.
2.1.1.2. Quá trình phát triển
Tháng 3 năm 2001 Công ty chính thức là đơn vị thành viên của
Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Công ty xi măng Hải Vân là doanh nghiệp được thực hiện cổ
phần hóa trong năm 2007.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của CTCP xi măng Hải Vân
2.1.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường
Công ty cổ phần xi măng Hải Vân hiện đang sản xuất các
loại sản phẩm xi măng.
Do đặc trưng của lĩnh vực hoạt động là sản xuất và kinh
doanh xi măng (vật liệu xây dựng) nên thị trường của công ty cổ
phần xi măng Hải Vân là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.


9
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại CTCP xi măng Hải Vân
Xi măng Hải Vân được sản xuất trên dây chuyền công nghệ
đồng bộ hoàn toàn tự động, thiết bị công nghệ do hãng
Krupp_Polysius CHLB Đức chế tạo và cung cấp. Đây là một trong
ba hãng chế tạo thiết bị sản xuất xi măng nổi tiếng và đứng đầu thế
giới hiện nay.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
2.1.4.2. Nhiệm vụ của từng kế toán viên trong bộ máy kế
toán của công ty
2.1.4.3. Hình thức ghi sổ kế toán
- Hình thức ghi sổ: Nhật ký chứng từ
2.1.4.4 Quy trình ghi chép sổ kế toán
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán từ các bộ phận gửi
lên, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào các nhật ký chứng từ, các bảng kê của
phần mềm máy tính. Chương trình kế toán máy sẽ tự thực hiện việc
tính toán và kết chuyển sang các sổ.
- Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành đối chiếu số liệu giữa các bộ
phận có liên quan.
- Cuối quý sau khi đã tổng hợp số liệu của cả quý, kế toán
tổng hợp sẽ tiến hành kết chuyển và lập báo cáo cho quý.
- Cuối năm sau khi đã đối chiếu tổng hợp số liệu của cả năm,
kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo tài chính cho cả năm tài chính
và khóa sổ.
2.2. Thực trạng công tác KTQT chi phí tại CTCP
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại CTCP xi
măng Hải Vân
Công ty cổ phần xi măng Hải Vân phân loại chi phí theo
chức năng hoạt động, theo đó, chi phí sản xuất kinh doanh tại Công


10
ty bao gồm:

2.2.1.1 Chi phí sản xuất
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính
của sản phẩm bao gồm: clinker, thạch cao, phụ gia, chất trợ nghiền.
- Nhiên liệu, nguyên vật liệu phụ gồm: điện, nhớt, mỡ, dầu
diezen, xăng, bi đạn, vỏ bao.
b. Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương, tiền ăn ca và phụ cấp độc hại phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất ximăng, cho quản lý ở các phân xưởng sản xuất.
c. Chi phí sản xuất chung
2.2.1.2. Chi phí ngoài sản xuất
a. Chi phí bán hàng
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nhìn chung, việc phân loại chi phí như trên chủ yếu phục vụ
cho công tác báo cáo tài chính, chưa quan tâm đến phân loại chi phí
phục vụ cho công tác quản trị Công ty, công tác phân tích chi phí.
2.2.2. Công tác lập dự toán chi phí tại CTCP xi măng Hải Vân
2.2.2.1. Lập dự toán chi phí sản xuất
Bảng 2.1: BẢNG DỰ TOÁN SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT NĂM 2011
Đvt: Tấn
Thực hiện
Ngân sách
năm 2010
năm 2011
Stt Sản lượng sản phẩm sản xuất
555.134
650.000
300.880
1

Xi măng Hải vân
400.000

2

Xi măng PCB 30 Hải Vân

74.259

100.000

Xi măng PCB 40 Hải Vân

226.621

300.000

Xi măng gia công

254.254

250.000

Xi măng PCB 40 gia công

254.254

250.000

(Nguồn dữ liệu: Công ty cổ phần ximăng Hải Vân)



11
Dựa vào công suất sản xuất của mỗi phân xưởng, Công ty
tiến hành phân bổ dự toán sản lượng sản xuất cho từng phân xưởng
sản xuất.
Căn cứ vào dự toán xác định số lượng ximăng sản xuất trong
năm đến, kế toán tiến hành lập dự toán các khoản chi phí liên quan:
a. Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán lượng
Dự toán số tấn xi
Định mức tiêu
=
x
nguyên vật liệu i
măng sản xuất năm
hao NVL
Bảng 2.4:

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT SẢN XUẤT XIMĂNG
(Theo QĐ số 01338/QĐ – XMHV - KT ngày 23 tháng 8 năm 2010)

TT

TẤN VẬT TƯ SẢN
PHẨM

I
1
2

3
4
II
1
2
3
4
III
1
IV
1
2
3
4
5
6

Xi măng PCB30HV
Clinker
Thạch cao
Phụ gia
Chất trơ nghiền
Xi măng PCB40HV
Clinker
Thạch cao
Phụ gia
Chất trơ nghiền
Xi măng PCB40GC
Phụ gia
Chung cho xi măng

Điện năng
Dầu bôi trơn
Mỡ
Dầu
Bi đạn + tấm lót
Vỏ bao

Định mức của
Vicem
PX1
PX2

Ngân sách
2011
PX1
PX2

t/t xi măng
t/t xi măng
t/t xi măng
Kg/t xi măng

0,752
0,052
0,180
0,55

0,752
0,042
0,220

0,546

t/t xi măng
t/t xi măng
t/t xi măng
Kg/t xm

0,842
0,055
0,110

0,830
0,055
0,120
0,58

t/t xi măng

0,090

0,090

Kwh/t xi măng
lít/t xi măng
kg/t xi măng
lít/t xi măng
kg/t xi măng
Cái/t xi măng

41

0,005
0,005
0,150
0,400
20,04

40
0,023
0,001
0,140
0,200
20,058

ĐVT

0,83
0,055
0,120
0,600

40,7
0,057
0,005
0,150
0,400
20

40
0,015
0,001

0,2
0,2
20

(Nguồn dữ liệu: Công ty cổ phần ximăng Hải Vân)
Từ đó, kế toán xác định nhu cầu sản lượng NVL dự kiến năm đến.


12
Kế toán lên kế hoạch mua vật liệu chính với đơn giá mua dự
kiến và các nguồn cung ứng dự kiến, số lượng Clinker dùng cho sản
xuất xi măng nhận gia công bên giao gia công sẽ chuyển đến cho Công
ty, Công ty chỉ dự toán lượng Clinker cho xi măng sản xuất là
PCB30HV và PCB40HV, đơn giá mua dự kiến năm đến chủ yếu dựa
vào giá thực tế của quý IV năm liền trước.
Bảng 2.6:
DỰ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP NĂM 2011
Loại xi măng: PCB30HV
Ngân sách năm 2011
Số
TT

Khoản mục

ĐVT

Định
mức

ĐM

ngân
sách

Đơn giá

SL SX
I
1

2

Thành tiền
100.000

CP NVL Trực tiếp

86.559.900.818

Nguyên liệu chính

69.993.300.818

Clinker

0,775

0,761

825.454


62.817.090.909

Thạch cao

0,052

0,044

766.666

3.373.333.333

Phụ gia

0,180

0,200

146.600

2.932.006.575

Chất trợ nghiền

0,600

0,546

15.950


870.870.000

Nhiên liệu, NVL phụ

16.566.600.000

Điện

KWh

40,7

970,91

3.951.600.000

Nhớt

Lít

0,057

40.000

228.000.000

Mỡ

Kg


0,005

50.000

25.000.000

Dầu Diezen

Lít

0,150

14.000

210.000.000

Bi đạn+tấm lót

Kg

0,400

28.800

1.152.000.000

Vỏ bao

Cái


20

5.500

11.000.000.000

b. Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp
- Lập dự toán về chi phí tiền lương


13
lp c d toỏn v tin lng cho cụng nhõn trc tip sn
xut, trc ht Cụng ty d toỏn tng doanh thu thun ca cỏc sn phm.
Bng 2.7:

BNG D TON DOANH THU TIấU TH NM 2011

Loi sp

S lng

PCB30HV
PCB40HV
PCB40GC
Tng

100.000
300.000
250.000
650.000


n giỏ khụng
VAT b/quõn
1.041.666
1.125.000
203.077

Doanh thu d toỏn
104.166.666.000
337.500.000.000
50.769.230.770
492.435.897.400

(Ngun d liu: Cụng ty c phn ximng Hi Võn)
Tng qu lng = x% * Tng doanh thu thun
T l x% ny l do Tng Cụng ty quy nh mi nm, thng
dao ng t 5% n 7%.
Bng 2.8:

T
T

I

BNG D TON TNG NGUN LNG CễNG TY NM 2011
Ngân sách năm 2011
Tỷ lệ

Loại sản phẩm / dịch vụ


Xi măng Hải vân

Chỉ tiêu
tính lng

tính
ln
g

26.500.000.

441.666.666.000

000

1

PCB 30

104.166.666.000

6,0%

2

PCB 40

337.500.000.000

6,0%


II

Xi măng gia công

50.769.230.770

1

PCB 40

50.769.230.770

III

Tổng cộng nguồn lng

492.435.897.400

Tin lng

6.250.000.00
0
20.250.000.0
00
3.300.000.0
00

6,5%


3.300.000.00
0
29.800.000.
000


14
Sè lao ®éng b×nh qu©n

IV

330

(người)
Thu nhËp b×nh qu©n

V

7.525.252

(®ång/ngưêi/th¸ng)

(Nguồn dữ liệu: Công ty cổ phần ximăng Hải Vân)
Khi đã tính được quỹ lương theo từng sản phẩm, kế toán tiến
hành phân bổ tổng nguồn lương cho từng bộ phận theo hệ số lương bình
quân từng bộ phận.
Tiền lương phân
bổ cho khâu j

=


Tổng quỹ
lương

x

Tổng HSL khâu j
Tổng HSL

- Lập dự toán về các khoản trích theo lương
BHX
H
khâu j

=

HSL bình
quân khâu j

BHXH sp i

=

x 830.000

x

BHXH khâu j

16% x


x

∑số CN

X

khâu j

Số sp i sản
xuất

/

12

∑ SPSX

Tương tự cho BHYT, BHTN.
KPCĐ khâu j = ∑quỹ lương khâu j x 2%
KPCĐ sp i = ∑quỹ lương spi x 2%
Định mức chi phí tiền ăn ca cho mỗi công nhân là
450.000đ/tháng/CN
Tổng chi phí tiền ăn ca cho khâu j = 450.000 x ∑số CN khâu j x 12
Tổng chi phí độc hại trong năm là 360.000.000đ phân bổ cho
từng khâu theo số lượng lao động mỗi khâu và mức độ độc hại của
mỗi khâu. Hệ số độc hại các khâu lần lượt là: Khâu sản xuất 1,4;
khâu quản lý 0,6 và khâu tiêu thụ 0,3.



15
Sau khi lập dự toán các khoản trích theo lương, kế toán lấy
tổng quỹ lương phân bổ cho khâu sản xuất trừ đi tổng các khoản trích
theo lương khâu sản xuất, số còn lại là tiền lương của công nhân trực
tiếp sản xuất, số lương này được phân bổ cho từng sản phẩm theo sản
lượng sản phẩm sản xuất.

Sản phẩm

PCB30HV
PCB40HV

ĐVT

SLSX

Lương

Tấn

100.00

2.054.097.70

Tấn

0

2


Tấn

300.00

6.162.293.10

0

6

250.00

5.135.244.25

0

5

650.0

13.351.635.

2.529.562.64

00

064

6


PCB40GC

Tæng

Các khoản trích

Tổng

389.163.484

2.443.261.18

1.167.490.451

6

972.908.711

7.329.783.55
7
6.108.152.96
6
15.881.197.
710

c. Lập dự toán chi phí sản xuất chung
Để lập được dự toán về chi phí sản suất chung, căn cứ vào số
liệu chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh năm trước, Công ty lập
dự toán theo từng khoản mục chi phí sản xuất chung các phân xưởng
rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lượng sản phẩm sản xuất.

Từ các dự toán trên, ta có Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và
giá thành dự toán cho từng loại ximăng:
Bảng 2.12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

ĐVT: Đồng
Stt

Diễn giải

PCB30HV

PCB40HV

PCB40GC

SLSPSX

100.000

300.000

250.000

1.

Chi phí NVLTT

86.559.900.818

2.


Chi phí NCTT

2.443.261.186

268.794.376.081 24.038.851.476
7.329.783.557

6.108.152.966

Tổng

378.393.128.375
15.881.197.710


16
3.

Chi phí SXC

4.572.900.000

13.718.700.000 11.432.250.000

29.723.851.102

Tổng giá thành

93.582.162.004


289.842.859.638 41.579.254.442

425.004.276.186

Zsx đơn vị

935.821

966.142

166.317

2.2.2.2. Lập dự toán chi phí ngoài sản xuất
a. Lập dự toán chi phí bán hàng
Căn cứ vào dự toán chi phí bán hàng thực tế phát sinh vào
năm trước và chênh lệch phát sinh (nếu có) thì phải giải trình chi tiết
lý do và các khoản mục chi phí phát sinh.
Doanh nghiệp tập hợp chi phí bán hàng theo từng khoản mục và
theo từng loại sản phẩm. Đối với xi măng gia công PCB 40, do gia công
theo hợp đồng nên chi phí bán hàng của sản phẩm này bằng không.
b. Lập dự toán chi phí quản lý doanh ngiệp
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, Công ty tập hợp theo
từng bộ phận, phòng ban trên cơ sở định mức chi tiêu của từng khoản
mục. Sau đó, tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo số lượng sản
phẩm sản xuất.
Qua nghiên cứu về công tác lập dự toán của Công ty, ta thấy
công tác này thể hiện một số hạn chế:
- Phương pháp lập kế hoạch giá thành mà Công ty đang sử
dụng là phương pháp toán bộ, các yếu tố chi phí đơn vị sản phẩm như

chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được phân bổ
đồng đều theo mức sản lượng dự kiến sản xuất cả năm nên khi sản
lượng thực tế thay đổi thì định phí sản xuất chung tính cho đơn vị sản
phẩm sẽ thay đổi; tiền lương tính cho sản phẩm gia công cũng khác
với tiền lương tính cho sản phẩm đơn vị sản xuất ra dẫn đến chi phí
đơn vị dự kiến sẽ thiếu chính xác, chênh lệch nhiều so với thực tế.
- Các loại xi măng khác nhau có giá trị khác nhau, chi phí sản
xuất đơn vị sản phẩm cũng khác nhau, trong khi đó các chi phí chung


17
dự kiến được tập hợp chung cho các phân xưởng phân bổ đồng đều
cho các sản phẩm là không hợp lý. Sản phẩm xi măng gia công sẽ
phải gánh chịu phần chi phí chung ngang bằng với sản phẩm sản xuất
của Công ty, điều này làm lợi cho Công ty, làm cho giá thành đơn vị
sản phẩm của Công ty sản xuất được giảm đi, tăng khả năng cạnh
tranh về giá cho Công ty, nhưng gây thiệt hại cho đối tác giao gia
công xi măng.
2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành
2.2.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính
giá thành
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí theo phân xưởng đối với
chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung, theo từng loại xi măng
đối với chi phí NVLTT.
Đối tượng tính giá thành là từng loại ximăng.
2.2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Kế toán chi phí sản xuất chung
2.2.3.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm
Công ty vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính
giá thành thành phẩm hoàn thành.
2.2.4 Tổ chức thu thập và phân tích thông tin phục vụ công tác
kiểm soát chi phí
Việc thu thập, hệ thống hoá thông tin, xử lý và cung cấp
thông tin kế toán được Công ty cổ phần ximăng Hải Vân tổ chức vận
dụng và phản ảnh đúng theo chế độ quy định trong kế toán.


18
Đối với công tác thu thập số liệu, phân tích, so sánh thông tin
thực hiện và thông tin dự toán, Công ty có tiến hành nhưng chỉ mang
tính hình thức là chính.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác KTQTCP tại Công ty
Công ty chưa xây dựng được mô hình tổ chức kế toán quản trị
chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh của Công ty.
Công ty chỉ phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, chưa
quan tâm đến việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
nhằm phục vụ cho kế toán quản trị chi phí.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí chưa chi tiết theo đối
tượng chịu chi phí.
Phản ánh chưa đúng các khoản mục chi phí phát sinh.
Công tác phân tích chi phí chưa được quan tâm.
Giá thành thành phẩm của Công ty được xác định theo
phương pháp toàn bộ nên công tác kế toán quản trị chưa khai thác
được số liệu phục vụ cho công tác phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng - lợi nhuận nhằm cung cấp cho nhà quản trị những thông
tin hữu ích, linh hoạt trong quá trình ra quyết định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Công tác kế toán quản trị chi phí ở Công ty được thể hiện

qua việc nhận diện và phân loại chi phí, xây dựng định mức chi phí;
công tác lập dự toán các khoản mục chi phí, dự toán giá thành sản
xuất sản phẩm; lập báo cáo về việc thực hiện chi phí. Đồng thời qua
đây, tác giả đã đưa ra những ý kiến nhận xét về những ưu điểm và
hạn chế trong công tác kế toán quản trị chi phí của Công ty. Phần
nghiên cứu này là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp khoa học
và hợp lý nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí kế toán
quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xi măng Hải Vân ở chương 3.


19

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KTQTCP TẠI CTCP XI MĂNG HẢI VÂN
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện KTQTCP tại CTCP xi măng Hải
Vân
Thông tin về chi phí rất quan trọng đối với các nhà quản lý
doanh nghiệp. Bên cạnh kế toán tài chính, kế toán quản trị ngày càng
khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc cung cấp
thông tin cho các nhà quản quản trị doanh nghiệp.
Công tác kế toán quản trị chi phí bước đầu đã hình thành nhưng
chưa có sự phân công một cách cụ thể. Công ty nên có một hệ thống
chuyên trách công tác kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin kế toán
một cách linh hoạt, kịp thời nói chung và thông tin về chi phí, phục vụ
cho việc kiểm soát chi phí của Công ty nói riêng được tốt hơn.
3.2. Những yêu cầu của KTQTCP tại CTCP xi măng Hải Vân
Thứ nhất, thông tin kế toán quản trị cần phải đáp ứng yêu cầu
của công tác lập kế hoạch và dự toán chi phí, làm cơ sở cho công tác
kiểm soát, đánh giá và nâng cao tính chủ động trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty.
Thứ hai, thông tin kế toán quản trị cung cấp cần phải đáp ứng
yêu cầu của công tác tổ chức thực hiện.
Thứ ba, thông tin kế toán quản trị chi phí cần đáp ứng yêu cầu
kiểm tra và đánh giá.
Thứ tư, thông tin kế toán quản trị chi phí phải đáp ứng yêu cầu
ra quyết định.
Chính những vấn đề nêu trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải
hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần ximăng Hải Vân.


20
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện KTQTCP tại CTCP xi
măng Hải Vân
3.3.1. Quan điểm hoàn thiện
Cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế toán tài chính và
kế toán quản trị khi tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ
phần ximăng Hải Vân.
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện
3.3.2.1. Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty nên tổ chức hệ thống kế toán quản trị kết hợp cùng
với kế toán tài chính trong một bộ máy sẽ hợp lý cũng như tiết kiệm
được chi phí và tạo được hiệu quả cao.
Sự kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng
một bộ máy kế toán tạo ra sự thuận lợi cho các kế toán viên vừa có thể
theo dõi và có thể kiểm soát được chi phí phát sinh trong Công ty.
3.3.2.2. Hoàn thiện về công tác lập dự toán chi phí sản xuất
Lập dự toán là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá
trình sản xuất kinh doanh, nó là cơ sở để xác định việc đơn vị có sử dụng
hiệu quả các nguồn lực hạn chế hay không. Chính vì thế mà việc hoàn

thiện hệ thống dự toán nói chung và dự toán các khoản mục chi phí sản
xuất nói riêng cần phải được thực hiện một cách cụ thể và chi tiết để có
thể năng cao được hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí.
3.3.2.3. Hoàn thiện công tác phân loại chi phí
Vận dụng phương pháp phân loại chi phí theo cách ứng xử
của chi phí để kiểm soát chi phí, ra các quyết định kinh doanh.
3.3.2.4. Lập dự toán chi phí linh hoạt
Trên cơ sở phân loại chi phí theo cách ứng xử, Công ty có thể
lập được dự toán chi phí linh hoạt. Dự toán chi phí linh hoạt là dự
toán chi phí được lập cho các quy mô hoạt động khác nhau, giúp nhà
quản trị có thể so sánh được chi phí đơn vị sản phẩm tương ứng với


21
các mức sản lượng khác nhau để từ đó có các quyết định về giá bán
sản phẩm nhằm đảm bảo Công ty có lãi đồng thời đáp ứng được các
đơn đặt hàng gia tăng đột biến của khách hàng mới.
Bảng 3.3:
TT Loại xi măng

BẢNG DỰ TOÁN BIẾN PHÍ SẢN XUẤT ĐƠN VỊ

SLdự toán

CPNVL

CPNC

BPSXC


BPSX đơn vị

1 PCB30HV

100.000

865.559

24.432,6

1.033,7

891.025,3

2 PCB40HV

300.000

895.981

24.432,6

1.033,7

921.447,3

3 PCB40GC

250.000


96.155,4

24.432,6

1.033,7

121.621,7

Tổng

650.000

Trên cơ sở biến phí sản xuất cho từng loại xi măng, ta tiến
hành lập bảng dự toán chi phí linh hoạt.


22
Bảng 3.4:

BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ LINH HOẠT
Loại xi măng

TT

Chỉ tiêu

Tổng
PCB30HV

PCB40HV


PCB40GC

1 BPSX đơn vị

891,025.3

921,447.3

121,621.7

2 BP tiêu thụ

12,717.4

12,717.4

-

3 BP quản lý

16,577.3

16,577.3

16,577.3

4 Định phí

62.276.136.139


- ĐP SXC + QL

37.588.347.842

- ĐP bán hàng + Lvay

24.687.788.297

Sản lượng dự toán

100,000

300,000

250,000

650,000 tấn

5
Chi phí đơn vị (đ/tấn) 1.039.867,7 1.070.289,7
Sản lượng tăng 10%

110,000

330,000

196.027,2
275,000


715,000 tấn

6
Chi phí đơn vị (đ/tấn) 1.028.999,7 1.059.421,7

190,770.1

3.3.2.5. Xác định điểm hòa vốn
Xác định được điểm hoà vốn giúp cho nhà quản trị Công ty
chủ động đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh để không thua lỗ.
Chỉ tiêu

PCB30HV

PCB40HV

PCB40GC

Tổng

100.000

300.000

250.000

650.000

Giá bán đơn vị (đ/tấn)


1.041.666

1.125.000

203.077

Biến phí đơn vị (đ/tấn)

920.320

950.742

138.199

SL tiêu thụ dự kiến

Doanh thu (DT)
Biến phí (BP)

104.166.666.000

337.500.000.000

50.769.230.770

492.435.897.770

92.032.000.000

285.222.600.000


34.549.750.000

411.804.350.000

Lãi trên biến phí (LB)

80.631.547.400

Định phí

62.276.136.139


23
Lợi nhuận

18.355.411.261

Tỷ lệ kết cấu spi

22.3%

69.2%

8.5%

100%

LB% bình quân


16.3%

DT hòa vốn chung

382.062.184.811

DT hòa vốn spi
Sản lượng hòa vốn spi (tấn)

85.199.867.220

264.387.031.192

81.792

235.011

32.475.285.715
159.916

3.3.2.6. Hoàn thiện công tác lập báo cáo phục vụ công tác
kiểm soát chi phí
Công ty cần soạn thảo các báo cáo thực hiện. Trong báo cáo
thực hiện phải thể hiện được các thông tin thực hiện, các thông tin kế
hoạch tương ứng để so sánh kết quả thực tế với số liệu dự toán, liệt
kê sự khác biệt giữa thực hiện và dự toán nhằm giúp nhà quản lý
đánh giá tình hình thực hiện dự toán.
- Báo cáo thực hiện kế hoạch giá thành
- Báo cáo tình hình thực hiện chi phí

PHÂN TÍCH CHI PHÍ NVL TRỰC TIÊP
Sản phẩm: Xi măng PCB30HV
NVL

ĐVT

Dự toán 2011
Lượng

Đơn giá

NVL chính

Biến động,

Thực tế 2011
TT

Lượng

Đơn giá

69.993

tăng (+), giảm (-)
TT

Lượng

Đơn giá


61.898

TT
-11.709

Clinker

tấn

0,761 825.455 628.171

0,772 796.817 615.143

0,011

-28.638

-13.028

Thạch cao

tấn

0,044 766.667

33.733

0,052 765.638


39.813

0,008

-1.029

6.080

Phụ gia

tấn

0,200 146.600

29.320

0,182 134.487

24.477

-0,018

12.113

-4.843

kg

0,546


8.791

0,003

62

82

Chất trợ
ngiền

15.950

NVL phụ
Điện

8.709

0,549

16.012

16.566
kwh

40,7

971

39.516


14.737
39,7

1.057

41.963

-199
-1

86

2.447


24
Nhớt

Lít

0,057

40.000

2.280

0,066

53.193


3.511

0,009

13.193

1.231

Mỡ

kg

0,005

50.000

250

0,001

94.415

94

-0,004

44.415

-156


Dầu Diezen Lít

0,150

14.000

2.100

0,114

17.813

2.031

-0,036

3.813

-69

Bi đạn + TL kg

0,400

28.800

11.520

0,514


19.199

9.868

0,114

-9.601

-1.652

5.500 110.000

20

5.400 108.000

0

-100

-2.000

Vỏ bao
Cộng

Cái

20


865.599

853.690

-11.908

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này, tác giả đã đưa ra mô hình kế toán quản trị lồng
ghép với kế toán tài chính trong cùng một bộ máy kế toán để phân
công công tác kế toán quản trị chi phí để khắc phục tình hình hiện tại
của Công ty là kế toán quản trị chỉ do một nhân viên kế toán đảm
nhận và không chú trọng đến khâu phân tích, lập báo cáo kế toán
quản trị một cách chi tiết, cụ thể. Đồng thời đưa ra một số giải pháp
cụ thể nhằm thể hiện sự liên kết, mối liên hệ cung cấp thông tin cho
nhau của kế toán tài chính và kế toán quản trị của Công ty, tạo cơ sở
cho công tác so sánh, đánh giá, kiểm soát các khoản mục chi phí.


25
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần xi măng Hải Vân là một doanh nghiệp lớn
và đã được cổ phần hóa. Mục tiêu của Công ty sau cổ phần hóa là
nhà cung cấp xi măng chủ yếu cho khu vực Miền Trung Tây Nguyên.
Để làm được điều đó thì công tác lập dự toán chi phí là một phần
không thể thiếu nhằm phục vụ công tác kiểm soát chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm, giúp các nhà quản trị có hướng đi đúng trong
định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhìn chung Công ty đã xây dựng được công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của mình, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho

công tác quản lý và tuân thủ theo những quy định của Chế độ kế
toán. Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế cần
phải điều chỉnh và sửa đổi để kế toán quản trị chi phí ngày càng
chính xác, kịp thời hơn, phục vụ ngày càng đắc lực hơn trong công
tác quản lý.
Chuyên đề với đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ
phần xi măng Hải Vân” đã cho ta thấy tổng quan và thực trạng công
tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty, trên cơ sở đó đưa ra một số
đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi
phí của Công ty.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn khó tránh khỏi
những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô nhằm hoàn thiện hơn nữa luận văn.
Xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn
cùng toàn thể cán bộ lãnh đạo Công ty cổ phần xi măng Hải Vân
cũng như các cán bộ nhân viên Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành
luận văn này.


×